1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm thực nghiệm các trò chơi vận động vào chương trình giảng dạy giáo dục thể chất cho học sinh trường THPT chuyên lương thế vinh

37 414 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THỰC NGHIỆM CÁC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH Người thực hiện: Trần Vũ Phong.. KIN

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị THPT chuyên Lương Thế Vinh

Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THỰC NGHIỆM CÁC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH

Người thực hiện: Trần Vũ Phong

Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo Dục Thể Chất Phương pháp giảng dạy bộ môn: TDQP.AN

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

Trang 3

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ Giáo dục học

- Năm nhận bằng: 2012

- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Bóng chuyền

Số năm có kinh nghiệm: 6

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 6 năm gần đây:

Nghiên cứu và lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh (2011 – 2012}

Trang 4

I

THỰC NGHIỆM CÁC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG VÀO

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY GIÁO DỤC THỂ CHẤT

CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH

II.I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

GDTC là một mặt của giáo dục toàn diện trong trường phổ thông Trong đó, môn Thể

dục có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của học sinh (HS) trong

học tập cũng như phát triển thể lực, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam, chuẩn bị cho

người lao động trong tương lai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước

Việc dạy học môn Thể dục trong trường phổ thông có nhiệm vụ trang bị cho HS

những kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản để rèn luyện nâng cao sức khỏe, thể lực góp

phần giáo dục đạo đức, ý chí, xây dựng lối sống lành mạnh, đồng thời giúp HS giải tỏa

những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên

Mục tiêu của môn Thể dục ở trường trung học phổ thông (THPT):

- Có sự tăng tiến về thể lực, đặc biệt là sức mạnh và sức bền, đạt tiêu chuẩn rèn

luyện thân thể

- Có được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao (TDTT) để rèn

luyện sức khỏe, nâng cao thể lực

- Tiếp tục rèn luyện thói quen tập luyện TDTT thường xuyên, giữ gìn vệ sinh, tác

phong nhanh nhẹn, nếp sống lành mạnh, kỉ luật…

- Góp phần phát hiện, bồi dưỡng những HS có năng khiếu, hướng nghiệp cho những

HS có nguyện vọng vào trường TDTT

- Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn đời sống [17]

Formatted: No bullets or numbering, Tab

stops: Not at 0.63"

Formatted: Top: (No border), Bottom: (No

border), Left: (No border), Right: (No border)

Formatted: Numbered + Level: 1 +

Numbering Style: I, II, III, … + Start at: 1 + Alignment: Left + Aligned at: 0.25" + Indent at: 0.75"

Trang 5

Để thực hiện mục tiêu trên, trong những năm gần đây BGD&ĐT không ngừng nghiên cứu cải tiến đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy ở tất

cả các cấp học Đồng thời tổ chức các khóa tập huấn nhằm nâng cao trình độ giảng dạy cho các giáo viên TDTT Bên cạnh đó quá trình kiểm tra, đánh giá thể lực cho HS cũng phải được tổ chức thường xuyên để phát hiện các HS có thể lực tốt hay thể lực yếu khắc phục vươn lên, thông qua đó sẽ cải tiến điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng nội dung cụ thể

Đặc điểm Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh là nơi đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai của tỉnh nhà Vì thế, công tác tuyển sinh đầu vào của trường được đặc biệt chú trọng Các em được vào học tại trường là những em ưu tú, xuất sắc nhất trong tỉnh Hầu hết các em đã có nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng, có ý thức học tập rất cao, có sự nhạy bén trong khi học và tiếp thu bài do giáo viên truyền thụ Mặt khác, Lương Thế Vinh là trường chuyên nên nhà trường và đa phần các

em HS chỉ quan tâm đến chất lượng kiến thức văn hóa chính vì thế nhà trường và các em

HS chưa thật sự quan tâm đúng mức đến môn Thể dục

Hơn nữa, qua thực trạng tỉ lệ học sinh yếu về thể lực, chưa đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, chưa hiểu được tầm quan trọng của môn Thể dục, ý thức rèn luyện thân thể, chưa đam mê… Mặt khác, là giáo viên giảng dạy môn Thể dục của trường nên biết được áp lực học văn hoá và học chuyên của các em là rất lớn, lịch học rất dày đặc nên các

em không mấy quan tâm đến môn Thể dục Chính vì vậy chúng tôi phải truyền thụ nội dung kiến thức thế nào để các em không phải tăng thêm áp lực học nhưng vẫn bảo đảm kiến thức chuyên môn đồng thời đạt được mục tiêu của môn Thể dục trong nhà trường THPT Từ đó, muốn nâng cao chất lượng GDTC tại trường đòi hỏi phải có một đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm làm cơ sở cho việc cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy cụ thể cho từng đối tượng khác nhau, đặc biệt là đối với trường chuyên Ở năm

học 2011 – 2012 chúng tối đã lựa chọn được 8 Trò chơi vận động: Nhảy cừu, Lò cò tiếp sức, Chong chóng, Nhảy dây cá nhân, Chuyền bóng qua đầu, Tiếp sức chạy - nhảy, Thi phối hợp, Tôm nhảy Với ý nghĩa, tầm quan trọng, hiện trạng trên, kết quả trên để góp

phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và thực hiện được mục tiêu của BGD&ĐT đề ra chúng tôi tiếp tục nghiên cứu ứng dụng thực nghiệm và đánh giá hiệu quả, tác dụng của trò chơi

vận động nên chúng tôi chọn đề tài: Thực nghiệm các trò chơi vận động vào chương

Trang 6

trình giảng dạy Giáo dục thể chất cho học sinh trường THPT chuyên Lương Thế

Vinh

III.II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận

1.1 Quan điểm của đảng và nhà nước về công tác GDTC

“Hỡi đồng bào toàn quốc! Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới,

việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho

cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là làm cho cả nước mạnh

khỏe Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu

nước Việc đó khộng tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng

làm được Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu

thông, tinh thần đầy đủ Như vậy thì khỏe Dân cường thì nước thịnh Tôi mong đồng bào

ai cũng gắng tập thể dục Tự tôi ngày nào cũng tập” Đó là lời kêu gọi tập thể dục của Hồ

Chủ Tịch [1]

Các nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, thứ VII và thứ VIII, IX và X

của Đảng đã xác định những quan điểm cơ bản và chủ trương lớn để chỉ đạo công tác

TDTT trong sự nghiệp đổi mới:

Một là, Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan, một mặt quan trọng của chính

sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, làm phong phú đời

sống văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, phục vụ tích

cực các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nước

Hai là, Phát triển TDTT phải đảm bảo tính dân tộc, tính khoa học và nhân dân

Ba là, Kết hợp phát triển phong trào TDTT quần chúng với xây dựng lực lượng vận

động viên, nâng cao thành tích các môn thể thao là phương châm quan trọng đảm bảo

cho TDTT phát triển nhanh và đúng hướng

Bốn là, Thực hiện xã hội hoá tổ chức, quản lý TDTT, kết hợp chặt chẽ sự quản lý của

nhà nước, của các tổ chức xã hội

Năm là, Kết hợp phát triển TDTT trong nước với mở rộng các quan hệ quốc tế về

TDTT

Văn kiện Đại Hội X đã thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển TDTT

nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đặc

biệt là thế hệ trẻ Việt Nam, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và

đối ngoại của Đảng và Nhà nước [18]

Formatted: Numbered + Level: 1 +

Numbering Style: I, II, III, … + Start at: 1 + Alignment: Left + Aligned at: 0.25" + Indent at: 0.75", Tab stops: Not at 0.63"

Formatted: Indent: Left: 0", Hanging:

0.23", Numbered + Level: 4 + Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: Left + Aligned at: 1.75" + Indent at: 2"

Trang 7

Trong mấy chục năm qua những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT

và GDTC luôn được đề cập nhấn mạnh trong những văn kiện, chỉ thị, lời kêu gọi của Bác

Hồ, Hiến pháp, thông tư, nghị quyết, thông tư của Đảng chính phủ, các bộ ngành, các đoàn thể chính trị xã hội có liên quan Đó là quan điểm coi GDTC là một mặt quan trọng của giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, nhằm đào tạo con người Việt nam có thể lực cường tráng, trí tuệ phát triển cao, có đạo đức trong sáng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam

1.2 Vị trí của công tác TDTT trong nhà trường phổ thông

Bác hồ vĩ đại của chúng ta từ lòng yêu thương quý trọng con người, từ ý chí suốt đời

vì nước, vì dân, đã hết sức quan tâm đến việc tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe Bác đã xác định đó là bổn phận của mỗi người dân yêu nước Bác đã kêu gọi đồng bào ai cũng gắng tập thể dục Để làm gương, ngày nào Bác cũng tập Tuân theo di chúc của Bác:” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho thế hệ sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” Nhà nước chúng ta với mục tiêu đào tạo HS thành người công dân, lao động, cán bộ, chiến sĩ tốt có kiến thức toàn diện, có sức khỏe và đầy đủ phẩm chất năng lực để xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc, càng phải coi trọng thể dục Vì thể dục là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu ở nhà trường phổ thông Thể dục là biện pháp tích cực nhất nhằm bảo vệ

và tăng cường sức khỏe cho HS, cải tạo nòi giống, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất, nâng cao khả năng vận động của các em Thông qua GDTC, bồi dưỡng cho HS những đức tính dũng cảm, ngoan cường, ý thức

tổ chức, kỉ luật, đoàn kết, tương trợ, xây dựng thói quen rèn luyện thân thể, gìn giữ vệ sinh, đồng thời làm cho không khí nhà trường thêm tươi vui, lành mạnh, trẻ trung Việc nâng cao thể lực, nâng cao sự khéo léo, hành động chính xác, phản ứng nhanh, tập trung cao, nâng cao sự bền bỉ cho con người là những yêu cầu cấp thiết cho một nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Những yêu cầu này chỉ có thể giải quyết một phần lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe, tổ chức rèn luyện thể thao một cách hợp lý, thường xuyên, liên tục trước hết trong lứa tuổi trẻ nhà trường là nơi đào luyện người lao động mới cho đất nước [1]

1.3 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THPT

Ở lứa tuổi của HS THPT hoạt động học tập là hoạt động cơ bản thu hút nhiều thời gian và công sức Do nội dung các môn học có nội dung kiến thức ngày càng cao, phương pháp giảng dạy của thầy và trò có nhiều thay đổi, mỗi giáo viên đều có nét riêng

về trình độ chuyên môn và cách xử thế, nên đòi hỏi các em phải nỗ lực tập trung nhiều công sức, thời gian và trí tuệ Thời kì này là thời kì quá độ để trở thành người lớn, các em

Trang 8

rất thích tò mò, trí nhớ có nhiều biến đổi căn bản, năng lực ghi nhớ có chủ định tăng lên

rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu xuất ghi nhớ cũng tăng lên Tính hệ thống trong việc thu lượm tri thức được tăng lên nhờ việc thiết lập những mối liên tưởng ngày càng sâu sắc và phức tạp

Sự phát triển của các em ở giai đoạn này rất phức tạp, đời sống tâm lý có nhiều mâu thẫu, nhiều thay đổi đột ngột khiến cho cha mẹ và thầy cô đôi lúc phải ngạc nhiên và cảm thấy khó xử, vì thế cần phải có thái độ tế nhị và khéo léo Tình cảm của các em sâu sắc và phức tạp, dễ xúc động, dễ bị kích thích nhiều do bị ảnh hưởng của quá trình phát dục và thay đổi 1 số cơ quan nội tạng, nhiều khi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, các quá trình hưng phấn đã khiến các em không tự kiềm chế được Các em rất nhạy cảm với đánh giá của những người xung quanh về bản thân các em Vì vậy, đôi khi chỉ một thành công ngẫu nhiên mà được mọi người chú ý cũng có thể làm cho các em tự đánh giá cao

về mình sinh ra tự kiêu, tự mãn, ngược lại cũng có thể gây cho các em có tính tự ti, nhút nhát

Trong quá trình học tập cũng như trong quá trình tập luyện nếu thầy cô hay cha mẹ có những nhận xét đánh giá không đúng, không công bằng, các em dễ có những phản ứng mãnh liệt Nói chung, sự phát triển của các em trong giai đoạn này có nhiều biến đổi về tâm sinh lý cần hướng dẫn giúp đỡ các em có những nhận xét đúng về bản thân, cần có những biện pháp thích hợp để động viên khuyến khích các em trong học tập cũng như tập luyện TDTT…[3]

1.5 Đặc điểm phát triển tố chất cơ thể của học sinh THPT [1]

Tố chất là năng lực hoạt động cơ bản của cơ thể con người như sức nhanh, sức bền và

sự khéo léo linh hoạt Sự phát triển các tố chất của cơ thể thay đổi tùy theo lứa tuổi

1.5.1 Sức nhanh

Khái niệm về sức nhanh tương đối rộng, như tốc độ phản ứng, tốc độ động tác, tốc độ động tác có chu kì (chạy) Vì vậy trong giảng dạy không những nên phát triển tốc độ chạy, mà còn cần phát triển tốc độ phản ứng (các môn bóng), tốc độ của động tác ( các môn thể dục dụng cụ)

Sức nhanh phát triển tương đối sớm, chủ yếu ở lứa tuổi THCS (10-13 tuổi), nếu không được tập luyện tốt thì đến giai đoạn 16-18 tuổi sẽ rất khó nâng cao thêm Ở lứa tuổi THPT cần tăng cường luyện tập sức nhanh để bổ sung và duy trì sự phát triển đó

1.5.2 Sức mạnh

Trang 9

Sức mạnh lớn hay bé tùy thuộc vào tiết diện sinh lý của cơ và cơ năng chi phối của thần kinh Ở tuổi THCS cơ thể chủ yếu phát triển theo chiều cao, cho nên các cơ dài, bé

Vỏ não chi phối sự hoạt động của cơ thường bị lan tỏa, không tập trung, cho nên các cơ

co và cơ duỗi hoạt động không nhịp điệu, tốn sức chóng mệt Cùng với sự phát triển cơ thể, đến lứa tuổi THPT, tiết diện sinh lý của cơ cũng tăng lên nhanh chóng, thần kinh chi phối các cơ tập trung hơn, cho nên sức mạnh của các cơ ở lứa tuổi này cũng tăng lên rõ rệt Những luyện tập với các dụng cụ có khối lượng trung bình có tác dụng thúc đẩy sức mạnh phát triển nhanh chóng Các động tác nhảy xa, nhảy cao, đẩy tạ, chạy tốc độ cũng

có tác dụng lớn trong việc phát triển sức mạnh cơ thể

Ở lứa tuổi 16-17 sức mạnh của nam tăng lên nhanh chóng vượt xa nữ cùng lứa tuổi Nói chung sức mạnh của nữ chỉ bằng 65-70% nam Trong giảng dạy và huấn luyện cần

có yêu cầu riệng biệt cho nam và nữ Nếu ở lứa tuổi THCS chú trọng phát triển sức nhanh thì ở lứa tuổi THPT cần chú trọng phát triển cả sức nhanh lẫn sức mạnh

1.5.3 Sức bền

Có hai loại sức bền, sức bền tĩnh và sức bền động Sức bền tĩnh thể hiện ở một số động tác như duỗi tay, uốn cầu trong thời gian lâu, sức bền động như chạy băng đồng, chạy trung bình, chạy dài

Sức bền tĩnh khoảng 14 tuổi đã phát triển mạnh, nếu không được tập luyện, tốc độ phát triển của nó bị giảm đi, về sau khó nâng cao Các môn có nhiều luyện tập mang tính sức bền tĩnh như thể dục dụng cụ, cần phải đưa những động tác tĩnh dạy xen kẽ với các động tác động để phát triển sức bền một cách toàn diện

Sức bền động đối với lứa tuổi nhỏ rõ ràng là không thích hợp (dưới 15 tuổi) Những thí nghiệm cho kết quả là sau khi chạy dai sức, huyết áp của các em dưới 15 tuổi trong một thời gian dài không thể hồi phục lại trạng thái bình thường, phân tích điện tâm đồ cho thấy cơ tim ở trạng thái quá sức Nhưng đối với tuổi HS THPT, cơ thể đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, nên có thể luyện tập phát triển sức bền, như chạy cự ly 800-1500m hoặc

cự ly dài hơn Tuy nhiên cần phải tiến hành từng bước, tùy đối tượng và phải thường xuyên quan sát theo dõi, nhất là đối với nữ sinh để chọn cự ly thích hợp và có yêu cầu riêng biệt

1.5.4 Linh hoạt, khéo léo

Là khả năng thực hiện và hoàn thành động tác một cách nhanh chóng chính xác và tiết kiệm sức của cơ thể

Trang 10

Sự linh hoạt, khéo léo của con người không phải sinh ra đã có ngay, mà phải qua một quá trình rèn luyện, học tập mới có được Tố chất này có quan hệ rất mật thiết với hoạt động của khớp xương, sự đàn hồi của dây chằng, với sức mạnh và tính linh hoạt của các

cơ bắp dưới sự chi phối của hệ thống thần kinh

Ở lứa tuổi này nâng cao tố chất này tương đối dễ vì bắp thịt và các tổ chức xung quanh khớp xương có tính đàn hồi tốt, hoạt động dễ linh hoạt, khéo léo và mềm dẻo

Đến tuổi càng lớn, như tuổi HS THPT, các bộ phận đó cứng lại làm giảm tính khéo léo, linh hoạt khi hoạt động Vì vậy chỉ có luyện tập TDTT mới mang lại cho các em tố chất linh hoạt, khéo léo Trong khi huấn luyện phát triển các tố chất: nhanh, mạnh, bền không thể nào bỏ qua huấn luyện phát triển tố chất linh hoạt, khéo léo, đồng thời tố chất này được phát triển đều có ảnh hưởng đến việc hoàn thành chính xác và nhanh chóng các động tác TDTT cũng như các động tác khác trong đời sống

1.6 Trò chơi vận động – một phương tiện, phương pháp GDTC [6], [20], [22], [26],

[29], [31]

Trong lịch sử loài người, có một thời kỳ dài con người phải sống bằng săn bắt và hái lượm Để tồn tại và phát triển, con người còn phải chiến đấu chống lại sự tấn công của muông thú và đấu tranh với các hiện tượng tự nhiên như: bão tố, lũ lụt, nóng, rét, bệnh tật… Trong cuộc sống lao động và đấu tranh để sinh tồn ấy, có những lúc gay go, gian khổ, đôi khi rất khốc liệt mà con người phải trả giá bằng cả sinh mạng mình Nhưng cũng chính trong cuộc sống đó, xã hội loài người đã tồn tại và phát triển cho đến ngày nay

Ngay từ những ngày sơ khai đó, có những lúc sau một ngày lao động vất vả, đôi khi khó khăn và nguy hiểm, con người đã có những thành công nhất định: hái lượm được nhiều rau quả, săn bắt được nhiều muông thú Người ta tụ tập lại với nhau để bày tỏ sự vui mừng của mình Trong những cuộc vui như vậy, những người lập nên chiến công thường

kể lại, đôi khi diễn lại những thao tác quyết định để lập nên những chiến công đó Mọi người lắng nghe và vui mừng đôi khi bắt chước lại thao tác có tính quyết định như: ném

đá, phóng lao, đuổi bắt, nhờ đó bắt hoặc giết được con mồi Cứ như vậy, sự bắt chước biến thành trò chơi, đôi khi được tổ chức bên lửa trại Đó chính là sự ra đời của trò chơi một cách sơ khai, đơn giản nhất, đặc biệt là những trò chơi bắt chước lao động

Lúc đầu các trò chơi mang tính chân thực và đơn điệu, nhưng rồi trong quá trình vui chơi, những người tham gia có sự sáng tạo, thêm hoặc bớt đi một chút, nhất là khi tư duy ngôn ngữ, khả năng trừu tượng phát triển đến mức nhất định, thì những thao tác trong trò chơi dần dần được hình tượng hóa mang tính chất tượng trưng

Trang 11

Cũng nhờ khả năng tư duy, ngôn ngữ phát triển mà con người bắt đầu biết tích lũy những kinh nghiệm trong cuộc sống Nhờ vậy, người ta dần dần nhận thấy được tầm quan trọng của sự chuẩn bị trước về các công cụ lao động, sức khỏe và sự tập luyện những thao tác cơ bản, để nhờ đó mà hiệu quả lao động đạt được cao hơn Lúc đầu, sự chuẩn bị các thao tác đó mang tính chất tự nhiên dưới hình thức vui chơi, giải trí Sau đó, người ta dùng

để dạy cho con cháu, dạy cho lớp trẻ để chuẩn bị cho họ tiếp bước cha anh, tham gia tích cực, có hiệu quả vào cuộc sống lao động, đấu tranh cho sự sinh tồn và phát triển của mình Như vậy, sau khi ra đời, trò chơi đã mang ý nghĩa giáo dục rất cao và có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội loài người

Ngày nay, với xu hướng phát triển mạnh của các phương tiện lao động, học tập, trò chơi ngày càng trở thành một trong những nội dung, phương tiện, phương pháp giáo dục rèn luyện thế hệ trẻ nhanh nhất, có hiệu quả nhất

1.6.1 Một số đặc điểm của trò chơi

- Hầu hết những trò chơi vận động (TCVĐ) được sử dụng trong GDTC đã mang sẵn tính mục đích một cách rõ ràng

- Tổ chức hoạt động trò chơi trên cơ sở chủ đề có hình ảnh hoặc là những quy ước nhất định để đạt mục đích nào đó, trong điều kiện và tình huống luôn thay đổi hoặc thay đổi đột ngột

- Để đạt mục đích (giành chiến thắng) thì có nhiều cách thức (phương pháp) khác nhau

- Trò chơi mang tính tư tưởng rất cao Trong quá trình chơi HS tiếp xúc với nhau, cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ của mình trước tập thể ở mức độ cao, tập thể có trách nhiệm động viên, giúp đỡ cá nhân hoàn thành nhiệm vụ của mình, vì vậy tình bạn, lòng nhân ái, tinh thần tập thể v.v… được hình thành Cũng trong quá trình chơi, đã xây dựng cho HS tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, tính kỷ luật, sự sáng tạo để hoàn thành nhiệm

vụ với chất lượng cao v.v…góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho HS

- TCVĐ mang đặc tính thi đua rất cao:

Trong quá trình tham gia vào trò chơi, các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng, như niềm vui khi thắng lợi và buồn khi thất bại, vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân thấy có lỗi khi không làm tốt phần việc của mình v.v… Vì tập thể mà các em phải khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho đội trong đó có bản thân mình Mỗi trò chơi thường có những qui tắc, luật lệ nhất định, nhưng cách thức để đạt được mục đích lại rất đa dạng, trong khi đó bản thân trò chơi lại mang tính thi đua và sự tự

Trang 12

giác rất cao Vì vậy, khi đã tham gia trò chơi, HS thường vận dụng hết khả năng sức lực, sự tập trung chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình

- Khả năng định mức và điều chỉnh lượng vận động khi thực hiện TCVĐ bị hạn chế Những điều trên là rất tốt, nhưng cũng có một khía cạnh mà các nhà sư phạm phải quan tâm đó là tránh để các em ham chơi quá, chơi đến mức độ quên cả ăn, học, chơi đến mức quá sức dẫn đến mệt mỏi, trong trường hợp như vậy không những không có lợi về mặt sức khoẻ mà ngược lại còn có hại cho sức khoẻ Đây là một đặc điểm quan trọng theo khía cạnh không hay, mà các nhà sư phạm phải rất chú ý khi tổ chức cho các em chơi

1.6.2 Phân loại trò chơi

Có thể chia trò chơi ra làm ba nhóm chính: Trò chơi sáng tạo, TCVĐ và trò chơi thể thao (các môn bóng)

Dưới đây chỉ đi sâu vào nhóm thứ hai: TCVĐ Riêng ở nhóm trò chơi này cũng rất phong phú đa dạng, vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau căn cứ trên những quan điểm khác nhau Dưới đây là một số cách phân loại:

Các loại trò chơi được phân loại theo căn cứ vào những động tác cơ bản của quá trình chơi

Theo cách này, ta có: Trò chơi về chạy, trò chơi về nhảy, ném, leo trèo, mang vác…

và những trò chơi phối hợp hai hay nhiều hoạt động trên với nhau Mục đích của cách phân loại này là để cho người dạy dễ chọn lọc và sử dụng trong việc rèn luyện những kỹ năng vận động cơ bản cho HS

Căn cứ vào sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình chơi

Các loại trò chơi được phân loại theo căn cứ vào khối lượng vận động

· Trò chơi “tĩnh”: Các trò chơi có khối lượng vận động không đáng kể, ví dụ: Trò chơi : “Bịt mắt bắt dê”, “Bỏ khăn”.v.v…

· Trò chơi “động”: Các trò chơi có khối lượng vận động ở mức trung bình và cao, ví dụ: Các trò chơi chạy tiếp sức “Tiếp sức chuyển khăn”, “Chạy đổi chỗ”, “Chạy thoi”

Các loại trò chơi được phân loại theo căn cứ vào yêu cầu về công tác tổ chức thực hiện trò chơi

Ta có: Trò chơi chia thành đội, không chia đội và trò chơi có một nhóm chuyển tiếp

ở giữa

1.6.3 Ý nghĩa và tác dụng của trò chơi vận động

TCVĐ là một trong những phương tiện GDTC nó được sử dụng kết hợp với bài tập thể chất hoặc du lịch và rèn luyện trong tự nhiên góp phần củng cố và nâng cao sức khoẻ

Trang 13

của con người

Thông qua TCVĐ góp phần giáo dục khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh, đức tính thật thà, tính tập thể nhằm giáo dục các mặt đức, trí, thể, mỹ v.v… đào tạo con người phát triển một cách toàn diện

TCVĐ còn là một phương tiện vui chơi giải trí, một hình thức nghỉ ngơi tích cực, một hoạt động có tính văn hoá góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người

Về phương diện sinh lý vận động: TCVĐ giải tỏa tâm lý tạo nên sự lạc quan yêu đời, vui tươi thoải mái góp phần giảm các căng thẳng thần kinh, giảm và chống đỡ được một số bệnh tật

Với tác dụng to lớn của TCVĐ nên đã được nhân dân ta sử dụng phục vụ trong những ngày hội, ngày tết, ngày lễ và đặc biệt trong các dịp trại hè của HS

Trong trường học, trò chơi được sử dụng kết hợp với bài tập thể chất, nó là một trong những nội dung của chương trình thể dục

Căn cứ vào đặc điểm của từng trò chơi được sử dụng vào các phần khởi động, cơ bản hay hồi tĩnh của mỗi tiết học thể dục, hoặc những giờ chính khoá chuyên về TCVĐ Trò chơi có sức lôi cuốn người học, người tham gia chơi thực hiện một cách tự nguyện, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, hào hứng có khi quên cả sự mệt nhọc Tuy nhiên, do khối lượng và cường độ vận động khó định lượng một cách chính xác, nên TCVĐ cũng có những mặt hạn chế nhất định

Q= Chiều cao(g)/ Cân nặng(cm)

2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm

Căn cứ vào quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, Ban hành về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên chúng tôi đưa ra các nội dung đánh giá sau:

 Lực bóp tay thuận(kg)

 Nằm ngửa co gối gập thân( lần/30 giây)

 Chạy 30m xuất phát cao (giây)

Trang 14

 Chạy con thoi 4 x 10m (giây)

 Bật xa tại chỗ (cm)

 Chạy tùy sức 5 phút (m)

2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Đề tài tổ chức thực nghiệm sư phạm theo hình thức so sánh song song trên đối tượng

là nam học sinh khối 10 Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh gồm 2 nhóm: nhóm thực nghiệm gồm 50 HS nam; nhóm đối chứng gồm 50 HS nam

2.6 Phương pháp toán thống kê

n : tổng số đối tượng quan sát

Xi : giá trị từng đối tượng quan sát

+ Cv  10% các số liệu phân bố tập trung quanh số trung bình

+ Cv > 10% các số liệu phân bố phân tán xung quanh số trung bình

- Sai số tương đối của giá trị trung bình (): dùng để kiểm tra tính đại diện của tập hợp mẫu với tổng thể qua giá trị số trung bình

x

tx

 05

Trong đó:

+ t 05 là giá trị giới hạn chỉ số t student ứng với xác suất p = 0.05 và độ tự do n (n30)

+ x: là sai số chuẩn của số trung bình :

n x

 

Trang 15

- Tiêu chuẩn t-student

+ So sánh 2 hai số trung bình quan sát

Trong đó: X A : Giá trị trung bình của nhóm A

X B : Giá trị trung bình của nhóm B

2 2

,

A B

  : Phương sai của A, B

n A , n B : Kích thước mẫu của A, B + So sánh hai số trung bình tự đối chiếu (n30)

 : Trung bình hiệu số

2 2

Trong đó: W%: Nhịp độ tăng trưởng (%)

V 1 : Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

V 2: : Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

- Chỉ số Quetelet= Cân nặng (g)/chiều cao (cm)

2.7 Thời gian nghiên cứu:

Đề tài được tiến hành trong năm học 2011 -2012

* Giai đoạn 1: thu thập và tổng hợp tài liệu có liên quan, viết đề tài nghiên cứu, tiến

hành phỏng vấn, lấy số liêu lần 1

* Giai đoạn 2: thu thập và tổng hợp tài liệu có liên quan, viết đề tài nghiên cứu, ứng

dụng lồng ghép các trò chơi vận động, tiến hành lấy số liệu lần 2

* Giai đoạn 3: thu thập và tổng hợp tài liệu có liên quan, viết đề tài nghiên cứu, hoàn

thành đề tài và nghiệm thu

Trang 16

2.8 Tổ chức nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Các Trò chơi vận động

 Khách thể nghiên cứu: là nam HS khối 10 (100 học sinh) đang học tại Trường

THPT Chuyên Lương Thế Vinh năm học 2011-2012

 Địa điểm tiến hành nghiên cứu: Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh

2.9 Lựa chọn một số nội dung ứng dụng vào chương trình GDTC để phát triển thể lực học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

* Bước 1: Sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu

Trên cơ sở các nội dung GDTC mà BGD&ĐT đã quy định cho khối trường THPT chúng tôi tiến hành phân tích và tổng hợp và các nguồn tài liệu tham khảo chuyên môn, đề tài đã xác định cơ sở lý luận của nội dung và yêu cầu đối với trường THPT Qua đó chúng tôi tiến hành phỏng vấn để lựa chọn nội dung lồng ghép vào chương trình giảng dạy GDTC Nội dung phải dễ thực hiện, phù hợp với lứa tuổi HS, kích thích hứng thú cho HS đặc biệt là trường chuyên, không tạo nên áp lực gánh nặng mà vẫn phát triển đầy đủ các tố chất vận động, nhằm phát triển thể lực cho HS Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

* Bước 2: Tổng hợp kết quả phỏng vấn để lựa chọn nội dung lồng ghép vào chương trình GDTC nhằm phát triển thể lực cho HS Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các huấn luyện viên ( 5 phiếu), giảng viên đại học ( 10 phiếu), giáo viên TDTT THPT ( 25 phiếu), sinh viên chuyên ngành (5 phiếu), tổng cộng là

45 phiếu Dưới đây là tổng hợp kết quả:

Trang 17

Bảng 2.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung lồng ghép vào chương trình

GDTC nhằm phát triển thể lực cho HS Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

(n=45)

Từ bảng 2.1 chúng tôi nhận thấy:

- Về ý nghĩa của việc phát triển thể lực cho HS THPT, kết quả thu được như

sau: mức rất quan trọng có 37/45 ý kiến, chiếm tỉ lệ 82.22%, còn mức quan trọng có

8/45 ý kiến tán thành chiếm tỉ lệ 17.78% Như vậy, các ý kiến đều cho rằng phát triển

tố chất thể lực chung cho HS THPT có 1 vị trí, vai trò rất quan trọng Không có ý

TT Nội dung phỏng vấn Số phiếu Tỉ lệ % Kết quả

1 Ý nghĩa của việc phát triển thể lực cho học sinh THPT

2 Ngoài các nội dung của khung chương trình giảng dạy GDTC

của BGD&ĐT (kèm theo chương trình khung) theo ý kiến

Thầy, Cô nên ưu tiên phát triển thể lực chung cho HS THPT

mà đặc biệt là trường chuyên khi các em xem môn thể dục là

Theo quý Thầy cô ngoài các nội dung GDTC mà BGD&ĐT

quy định cho khối trường THPT thì việc lồng ghép thêm nội

dung TCVĐ vào chương trình giảng dạy hợp lý không?

Formatted

Formatted: Space Before: 0 pt

Formatted: Space Before: 0 pt

Formatted: Space Before: 0 pt Formatted: Space Before: 0 pt Formatted: Space Before: 0 pt Formatted: Space Before: 0 pt Formatted: Space Before: 0 pt Formatted: Space Before: 0 pt Formatted: Space Before: 0 pt

Formatted: Space Before: 0 pt Formatted: Space Before: 0 pt Formatted: Space Before: 0 pt

Trang 18

kiến nào phủ nhận tầm quan trọng của việc phát triển tố chất thể lực chung cho HS THPT

Ngày đăng: 31/07/2016, 10:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Hướng dẫn giảng dạy TDTT ,Trịnh Trung Hiếu, NXB TDTT – 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn giảng dạy TDTT
Nhà XB: NXB TDTT – 1993
[2] Ban bí thư TW Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII 1996, NXB chính trị quốc gia 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII 1996
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia 1996
[3] Nghiên cứu thực trạng thể chất của học sinh lứa tuổi 15-17 trong các trường PTTH tỉnh Đồng Nai, Nguyễn Văn Bình (2005), Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng thể chất của học sinh lứa tuổi 15-17 trong các trường PTTH tỉnh Đồng Nai
Tác giả: Nghiên cứu thực trạng thể chất của học sinh lứa tuổi 15-17 trong các trường PTTH tỉnh Đồng Nai, Nguyễn Văn Bình
Năm: 2005
[4] Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, V/v Quy chế về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên,Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, V/v Quy chế về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên
[5] Dương Nghiệp Chí (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam 6 đến 20 tuổi thời điểm 2001, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng thể chất người Việt Nam 6 đến 20 tuổi thời điểm 2001
Tác giả: Dương Nghiệp Chí
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 2003
[6] Giáo trình trò chơi vận động, NXB TDTT Hà Nội(1999) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình trò chơi vận động
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội(1999)
[7] Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp, Lê Bửu, NXB TDTT(1983) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao
Nhà XB: NXB TDTT(1983)
[8] Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập phát triển sức bền cho nữ sinh trường THPT Phước Long, Nguyễn Văn Hưng, Luận văn thạc sĩ(2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập phát triển sức bền cho nữ sinh trường THPT Phước Long
[10] Nghiên cứu hiệu quả đổi mới giảng dạy GDTC cho học sinh thể lực yếu THPT 15 – 17 tuổi nam nữ TP.Mỹ Tho năm học 2005 – 2006, Huỳnh Hữu Thương Luận văn thạc sĩ (2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hiệu quả đổi mới giảng dạy GDTC cho học sinh thể lực yếu THPT 15 – 17 tuổi nam nữ TP.Mỹ Tho năm học 2005 – 2006
[11] Phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT, Nguyễn Thiệt Tình, NXB TDTT TP.HCM(1995) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT
Nhà XB: NXB TDTT TP.HCM(1995)
[12] Lý luận và phương pháp TDTT, Nguyễn Toán - Phạm DanhTốn, NXB TDTT Hà Nội (1993) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp TDTT
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội (1993)
[13] Thống kê học trong thể dục thể thao, Đỗ Vĩnh, Huỳnh Trọng Khải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê học trong thể dục thể thao
[14] Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của học sinh THPT trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam,Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của học sinh THPT trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam
[16] Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ - tháng 03/1946. Bác Hồ với thể thao, NXB TDTT 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ - tháng 03/1946
Nhà XB: NXB TDTT 1995
[17] Sách giáo viên Thể dục 10, Vũ Đức Thu, Trần Dự, Vũ Bích Huệ, Trần Đồng Lâm, Nguyễn Kim Minh, Hồ Đắc Sơn, Vũ Thị Thư, Trần Văn Minh, NXB GD (2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Thể dục 10
Nhà XB: NXB GD (2006)
[18] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia HN, tr 220- 221(2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia HN
[19] Sinh lý TDTT,Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên, NXB Hà Nội (2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý TDTT
Nhà XB: NXB Hà Nội (2003)
[20] Trò chơi thi đấu giải, Trịnh Trung Hiếu, NXB TDTT(1996) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chơi thi đấu giải
Nhà XB: NXB TDTT(1996)
[21] Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn văn Thành, NXB Hà Nội (1996) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhà XB: NXB Hà Nội (1996)
[22] Nghiên cứu hiệu quả trò chơi vận động với sự phát triển sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 16 -18 các trường THPT tại thành phố Long Xuyên – tỉnh An Giang, Võ Tấn Hùng, Luận văn thạc sĩ (2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hiệu quả trò chơi vận động với sự phát triển sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 16 -18 các trường THPT tại thành phố Long Xuyên – tỉnh An Giang

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w