Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
126 KB
Nội dung
PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động Thể dục thể thao là một hoạt động không thể hiếu được trong đời sống của mỗi con người, sự hoàn thiện về thể chất lẫn tinh thần giúp con người phát triển một cách toàn diện. Nhận thức được vai trò to lớn của Thể dục thể thao, tháng 3 năm 1946 Bác Hồ đã viết lời kêu gọi " Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Vậy nên rèn luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước'' . Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng vận mệnh của đất nước gắn liền với sức khỏe của từng người dân. '' Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là làm cho nước khỏe mạnh ". Thấm nhuần tư tưởng Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đặc biệt là sự nghiệp trồng người, thế hệ tương lai của đất nước. Giáo dục thể chất cho học sinh là một trong những nội dung cơ bản giáo dục toàn diện: “ Trí lực và Thể lực” góp phần giáo dục tố chất vận động, nhân cách, đạo đức lối sống, tác phong làm việc. Việc gì cũng cần có sức khỏe thì mới có thể làm, có sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn thì làm việc gì kết qủa đạt được cũng luôn luôn cao. Do vậy bồi bổ sức khỏe cho học sinh hiện nay, để làm nền tảng sau này đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, giáo viên chuyên ngành, các em học sinh. Như chúng ta đã biết trong bài phát biểu kêu gọi toàn dân tham gia luyện tập Thể dục Bác Hồ có khuyên chúng ta hãy tham gia luyện tập TDTT thường xuyên giúp cho máu huyết lưu thông, tinh thần minh mẫn, làm cho cơ thể cường tráng, khỏe mạnh điều đó chứng tỏ làm cho nước nhà thêm phần mạnh khoẻ. Điều này không khó khăn tốn kém gì, ai ai cũng có thể tham gia và luyện tập. Dân có giàu thì nước mới mạnh Bác mong ai cũng cố công luyện tập, tự Bác ngày nào cũng tập. Ở học sinh phổ thông nói chung và tuổi học sinh THCS nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn. Mặt khác, trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em tật bẩm sinh.v.v. Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn buồn tủi. Phải như thế nào? Phải dùng những biện pháp nào? Một câu hỏi đang được đặt ra. Vậy trên nền tảng GDTC đặt ra, với những phương pháp được sử dụng hợp lý có tác dụng quan trọng đến đối tượng tập luyện kích thích, hay động viên. Nhiều phương pháp khác để cho các em có thể tập 1 SỐ PHÁCHSỐ PHÁCH luyện nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho việc học tập. Trong những năm qua Bộ Giáo dục & Đào tạo đã không ngừng cải tiến phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy. Thế nhưng một bộ phận giáo viên dạy bộ môn Thể dục vẫn hay chủ quan, xem thường, không chịu khó nghiên cứa tài liệu, các chuyên đề, các đợt tập huấn, các hội thảo chuyên môn v.v Dẫn đến quá trình dạy học nội dung chạy bền học sinh không hứng thú trong tiết học, học sinh thường chạy giữa chừng rồi bỏ cuộc hoặc là đi bộ cho hết đoạn đường qua định. Giáo viên không kiểm tra xem xét tình trạng sức khỏe và tâm sinh lý của học sinh nên hay cáu gắt, phạt các em không thực hiện đủ nội dung mà giáo viên đề ra, làm cho các em xem nội dung chạy bền là cơn ác mộng, không muốn học nội dung chạy bền. Môn chạy bền được giảng dạy xuyên suốt chương trình từ lớp 6 đến lớp 9 của bậc THCS. Tập chạy bền để phát triển sức bền với cự ly chạy thường 300m trở lên, học sinh phần lớn ngán, ngại tập luyện vì chạy bền là nội dung tập luyện tương đối đơn điệu, đòi hỏi năng lực, sức chịu đựng của người tập rất cao, vì phải hoạt động trên một đoạn đường dài, khả năng chống chịu mệt mỏi của cơ thể cao, qúa trình tập luyện nhất thiết bản thân phải nỗ lực và cần cù, tính kiên nhẫn, bền bỉ, dẻo dai. Khi tổ chức các trò chơi giáo viên cho học sinh chơi đi chơi lại một trò chơi quá nhiều lần gây ra hiện tượng học sinh nhàm chán, không có hứng thú trong học tập, không có sự ganh đua giữa tổ này với tổ khác, đội này với đội kia. Không đưa các trò chơi ưa thích của địa phương vào nội dung chơi, giải thích và hướng dẫn luật chơi không cụ thể nên tính tổ chức kỷ luật không cao. Khi hướng dẫn trò chơi giáo viên không hướng dẫn một cách chi tiết, thường giao cho cán sự lớp tổ chức, giáo viên không quan sát xem học sinh có tích cực tự giác hay không. Nội dung chạy bền xuyên suốt cả quá trình học nên cần nâng dần lượng vận động một cách hợp lý. Trong quá trình dạy học chạy bền giáo viên thường cho học sinh chạy khi nào thấy mồ hôi ra nhiều thì mới cho dừng lại, nhiều em có sức khỏe yếu thường thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Bên cạch đó một số giáo viên không chú trọng công tác chuyên môn dẫn đến chất lượng dạy học Thể dục đặc biệt là nội dung chạy bền ngày càng đi xuống, chưa áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Giáo viên còn lúng túng trong khâu tổ chức tập luyện, chưa khuyến khích được học sinh trong các giờ học, mà đặc điểm tân lý của lứa tuổi này là thích được khen. Bên cạnh đó sự đầu tư của cấp trên chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh, gây không ít khó khăn cho giáo viên, đa số giáo viên thiếu sáng tạo trong tổ chức dạy học vì thế nên học sinh chưa đạt yêu cầu về định lượng, giáo viên chia nhóm, đội chơi không đồng đều nên có sự không cân sức. Mà yêu cầu hàng đầu của giáo dục thể chất hiện nay là nâng cao thể lực cho học sinh. Ngoài nội dung chính bắt buộc trong phân phối chương trình giáo viên thường ít chú ý biên soạn ( ở phần trò chơi do GV chọn) , chưa tìm tòi những trò chơi mới lạ 2 hấp dẫn để đưa vào phục vụ mục đích giảng dạy, hoặc nếu có thì còn đơn giản kém phong phú và hấp dẫn, chưa đưa ra hình thức thưởng phạt thích đáng. Chính vì vậy tôi đi sâu nghiên cứu và mạnh dạn chọn đề tài này nhằm nâng cao chất lượng dạy học thể dục nói chung và dạy nội dung chạy bền nói riêng góp một phần nhỏ công sức hoàn thành mục tiêu mà ngành giáo dục đề ra. Qua đề tài này mục đích của bản thân nhằm phát huy tối đa khả năng vận động của các em, giúp các em tích cực tự giác luyện tập nhằm nâng cao sức khỏe thông qua các trò chơi đa dạng, phong phú bởi trò chơi tôi đưa vào được sử dụng như một nội dung học tập, vừa là phương tiện rèn luyện sức khỏe, thể lực và giáo dục đạo đức cho học sinh. Các trò chơi này mang đầy đủ các đặc điểm, tính chất hấp dẫn, lôi cuốn học sinh nhất, thu hút các em vào luyện tập tạo sự hứng thú trong học tập.Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: '' Lựa chọn một số trò chơi vận động phù hợp với học sinh khối 6 nhằm tạo hứng thú trong học nội dung Chạy bền " 3 PHẦN II. NỘI DUNG Với sáng kiến này mục đích của tôi là tìm hiểu lựa chọn một số trò chơi vận động phù hợp với học sinh khối 6 nhằm tạo hứng thú trong học nội dung chạy bền, cũng như nâng cao sức khỏe cho học sinh. I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1, Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học. 2, Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập. 3, Sử dụng một số trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn. II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Với sáng kiến này tôi xác định hai nhiệm vụ trọng tâm sau: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về cơ sở lý luận trong dạy học chạy bền. Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu lựa chọn trò chơi vận động phù hợp vào các tiết dạy cụ thể theo phân phối chương trình nhằm tạo sự hứng thú và phát triển sức bền cho học sinh khối 6. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Dựa vào dạy thực nghiệm khối 6 năm học 2010 – 2011 2. Phương pháp thống kê : Nghiên cứu qua kết quả học tập năm học 2009 – 2010 và việc thăm dò cũng như kết quả kiểm tra nội dung Chạy bền đối với học sinh khối 6 năm học 2010 – 2011. 3. Phương pháp bổ trợ: - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp tham khảo tài liệu. IV. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU : 1.Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2010 đến tháng 4/2011. Quá trình nghiên cứu chúng tôi chia làm 4 giai đoạn: ∗ Giai đoạn 1: Từ tháng 9/2010 đến tháng 11/2010. Đọc tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, xác định nhiệm vụ xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu. ∗ Giai đoạn 2: Từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2010. Tiến hành điều tra số liệu để thực hiện giải quyết nhiệm vụ. 4 ∗ Giai đoạn 3: Từ tháng 1/2011 đến tháng 2/2011. Tiến hành xử lý thông tin số liệu hoàn thành đề tài. ∗ Giai đoạn 4: Từ tháng 3/2011 đến tháng 4/2011. Tiến hành xử lý bổ sung thêm thông tin, số liệu hoàn thiện đề tài. 2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các khối 6 năm học 2010 – 2011 3. Địa điểm nghiên cứu: Trường trung học cơ sở Thạch Ngàn - Con Cuông 4. Dụng cụ nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng một số dụng cụ đo đạc để xác định thành tích: - 1 bộ thước dây - 1 đồng hồ bấm giờ VI. THỰC TRẠNG: * Qua thực tế giảng dạy gần 10 năm tại trường THCS Thạch Ngàn bản thân tôi nhận thấy muốn tổ chức tốt một tiết học không phải là đơn giản. Ở chương trình lớp 6 nội dung chạy bền trong phân phối có nhiều tiết sử dụng trò chơi ( do GV chọn) nhưng hầu hết giáo viên chưa chú trọng quan tâm lựa chọn trò chơi, các trò chơi thường lặp lại nhiều lần gây sự nhàm chán. Vì vậy nó đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực rất nhiều, phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn. Phải tăng cường dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Hơn nữa điều kiện về sân bãi tập luyện, trang thiết bị dụng cụ còn thiếu rất nhiều nên rất khó khăn cho việc đưa trò chơi vào các tiết học. Trong quá trình lên lớp, vẫn còn giáo viên thực hiện các bước lên lớp một cách cứng nhắc, tuần tự đi từ bước này sang bước khác, làm cho giờ học nhàm chán, nặng nề. Chưa kết hợp và giải quyết hài hòa giữa các bước lên lớp. Khâu tổ chức chưa linh hoạt, nên trong giờ học mất nhiều thời gian tập hợp cũng như luân chuyển đội hình làm ảnh hưỏng không nhỏ đến thời gian luyện tập của học sinh. Hơn nữa một bộ phận nhỏ học sinh chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc học môn thể dục ( nội dung Chạy bền). Với những hiện trạng trên, làm cho chất lượng giờ dạy chưa thật đạt yêu cầu. Thực tế và mục tiêu còn có một khoảng cách cần được khắc phục nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu rèn luyện sức bền và rèn luyện thể lực, góp phần nâng cao sức khỏe cho học sinh. Tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát việc tập luyện chạy bền của nhà trường để thu 5 thập các thông tin và đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu các em học sinh khối 6. Câu hỏi 1: Theo em có cần thiết phải tập luyện thể dục nói chung và luyện tập chạy bền nói riêng hay không? - ý kiến trả lời không cần thiết chiếm tỷ lệ 68,18%. - ý kiến trả lời cần thiết chiếm tỷ lệ 31,82%. Như vậy, đại đa số học sinh đều nhận thức không đúng về tác dụng của tập luyện thể dục nói chung và tập luyện Chạy bền nói riêng. Tuy nhiên, cũng có một số học sinh có nhận thức đầy đủ, cho rằng việc tập luyện thể dục nói chung và luyện tập chạy bền nói riêng là cần thiết bởi vì nó nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai và sức chống chịu tốt hơn. Câu hỏi 2: Theo em có cần thiết phải thay đổi trò chơi phù hợp, lôi cuốn, hấp dẫn hay không hay chỉ cần một vài trò chơi, chơi đi chơi lại là đủ? Ý kiến trả lời như sau: Số em học sinh cho rằng cần thiết phải thay đổi trò chơi phù hợp, lôi cuốn, hấp dẫn chiếm tỷ lệ 92,37%. Số em học sinh cho rằng không cần thiết phải thay đổi trò chơi chỉ cần một vài trò chơi, chơi đi chơi lại là đủ chiếm tỷ lệ 8,63%. Như vậy, có thể bước đầu kết luận được rằng số ý kiến cho rằng cần thiết phải thay đổi trò chơi phù hợp, lôi cuốn, hấp dẫn` chiếm tỷ lệ rất cao. Điều đó chứng tỏ hướng đi của đề tài này là hợp lý. Vì vậy bản thân tôi cũng như các giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi nhiều trò chơi phù hợp với thực trạng hiện nay ở trường học của mình. Câu hỏi 3: Vì sao em không thích học nội dung Chạy bền? Đối với câu hỏi này tôi đã chuẩn bị trước bốn phương án trả lời, để các em có thể khoanh tròn vào những ý kiến phù hợp với suy nghĩ của mình. 1, Do phải hoạt động trên một đoạn đường dài, khả năng chống chịu mệt mỏi của cơ thể cao, lượng vận động quá lớn. 2, Do giáo viên không kiểm tra xem xét tình trạng sức khỏe các em cũng như tâm sinh lý của học sinh nên hay cáu gắt, phạt các em không thực hiện đủ nội dung mà giáo viên đề ra. 3, Các em ngại tập luyện chạy bền vì chạy bền là nội dung tập luyện tương đối đơn điệu, qúa trình tập luyện nhất thiết bản thân phải nỗ lực và cần cù, tính kiên nhẫn, bền bỉ, dẻo dai. 4. Do sân tập không đảm bảo Kết quả thu được như sau: Số em chọn cả bốn ý trên chiếm tỷ lệ 86,55%. 6 Ý kiến như vậy là hoàn toàn đúng đắn, bởi vì nội dung Chạy bền được áp dụng thời gian dài. Về mặt tâm lý học, việc tập luyện bài tập đơn điệu, ít đổi mới sẽ tạo nên tâm lý xấu, làm học sinh thiếu hứng thú tập luyện và dẫn đến thiếu tập luyện tích cực. Việc tập luyện không tích cực chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới việc phát triển thể chất, làm giảm sút ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức đối với việc rèn luyện thân thể. Bên cạnh đó có 24,15% cho rằng ở trường còn thiếu những điều kiện đảm bảo cho việc tập luyện, chủ yếu là thiếu khoảng không gian, cơ sở vật chất, sân tập, ý kiến trả lời trên đây cũng hết sức khách quan, bởi vì hiện tại diện tích sân trường không đủ đảm bảo để học sinh luyện tập Chạy bền, các dụng cụ phục vụ dạy và tổ chức trò chơi hầu như không có. Từ kết quả phỏng vấn, có thể rút ra một số nhận định sơ bộ như sau: Quá trình dạy học nội dung Chạy bền trước đây là chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em, chưa tạo được sự hứng thú trong luyện tập do giáo viên chưa thật sự quan tâm tới tâm sinh lý của các em, chưa thật sự gần gũi tâm sự trò chuyện cởi mở. Nguyên nhân của việc tập luyện chạy bền chưa tốt, chủ yếu là do bài tập, trò chơi còn đơn điệu, ít được thay đổi. Nhận thức của học sinh đối với việc tập luyện chạy bền cũng chưa đầy đủ. Còn thiếu những điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết bảo đảm thực hiện nội dung chạy bền có chất lượng. VII. CÁC GIẢI PHÁP: Nghiên cứu lựa chọn trò chơi vận động phù hợp nhằm phát triển sức bền cho học sinh. Trước hết ta cần phải hiểu sức bền là gì ? Nó có tác dụng như thế nào đối với người học?. Sức bền: là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi học tập, lao động hay tập luyện thể dục thể thao kéo dài. + Có hai loại sức bền: Sức bền chung và sức bền chuyên môn. - Sức bền chung là khả năng của cơ thể khi thực hiện các công việc nói chung trong một thời gian dài. - Sức bền chuyên môn là khả năng cơ thể thực hiện chuyên sâu một hoạt động lao động hay bài tập thể thao trong một thời gian dài. * Tác dụng của tập luyện sức bền nói riêng hay tập luyện thể dục thể thao nói chung. - Tập luyện Thể dục thể thao thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho cơ phát triển thể hiện ở sức nhanh, sức mạnh, sức bền. độ đàn hồi và linh hoạt của cơ tăng lên. - Tập luyện Thể dục thể thao làm cho xương tiếp thu máu được đầy đủ hơn, các tế 7 bào xương phát triển nhanh và trẻ lâu, xương dày lên cứng và dai hơn, khả năng chống đỡ tăng lên. - Tập luyện Thể dục thể thao làm cho cơ xương phát triển tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khỏe mạnh của con người. - Tập luyện Thể dục thể thao sẽ làm cho tim khỏe lên, sự vận chuyển máu của hệ mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài được thực hiện nhanh hơn. Nhờ vậy khí huyết được lưu thông, người tập ăn ngon, ngủ ngon, học tập đạt hiệu quả cao hơn. - Nhờ tập luyện Thể dục thể thao thường xuyên lồng ngực và phổi nở ra, các cơ làm chức năng hô hấp được khỏe và độ đàn hồi tăng. Muốn tạo sự hứng thú cho học sinh học tập tích cực nội dung Chạy bền thì mỗi giáo viên cần xác định được tâm lý lứa tuổi của các em. Các phương pháp dạy học môn Thể dục cũng như các môn học khác bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, phương pháp trò chơi phù hợp lứa tuổi này vì các em thích được vui đùa, thích được khen trước bạn bè. Vì vậy việc sử dụng trò chơi vận động vào các giờ học chạy bền là rất phù hợp vấn đề ở đây là chọn trò chơi nào và phương pháp tổ chức ra sao. Thực tế cho thấy nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm vấn đề đưa trò chơi phù hợp vào tiết dạy. Quan điểm như vậy là sai lầm vì như vậy không tạo được sự sôi động trong giờ học, chưa phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh dẫn đến học sinh chán nản mệt mỏi, học chiếu lệ, đối phó. Từ lâu con người đã biết sử dụng trò chơi như là một trong những phương tiện, phương pháp giáo dục thể chất. Trong giáo dục thể chất, phương pháp trò chơi là sử dụng các trò chơi vận động hoặc những bài tập được soạn dưới dạng trò chơi để dạy cho học sinh. Luật lệ chơi, nhiều tình tiết của trò chơi được các em rất ưa thích. Ví dụ trò chơi “ Mèo đuổi chuột và chồn đuổi gà” thực chất là một bài tập về chạy được soạn dưới dạng hai con vật chạy đuổi nhau, hay trò chơi “Chạy tiếp sức chuyển vật” cũng là những bài tập về chạy nhưng được soạn dưới hình thức trò chơi có luật lệ. Nếu chỉ tập chạy không, học sinh sẽ không có sự cố gắng cao nhưng khi được học dưới hình thức trò chơi thì em nào cũng tích cực, năng động lên nhiều. Ngoài ra khi tham gia học sinh thường bộc lộ những ưu và nhược điểm cũng như khả năng của mỗi cá nhân về mức độ tính thật thà, tính trung thực, tính kỹ luật, tính đồng đội, khả năng sự tháo vát nhanh nhẹn, sự sáng tạo…. Đó là những điều rất cần thiết đối với các thầy cô giáo trong giáo dục nói chung và giáo viên Thể dục nói riêng. Phương pháp trò chơi khai thác được tính tích cực, sự sáng tạo, mức độ tự giác tham gia vào công việc của mỗi thành viên rất cao, do đó dạy và học rất có hiệu quả. Sau đây tôi xin nêu ra quy trình tổ chức trò chơi. Bước 1: Giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu bài dạy để lựa chọn trò chơi. 8 Bước 2: Nêu tên, mục đích trò chơi, phổ biến luật chơi và cách chơi. Bước 3: Phân chia đội chơi và cho học sinh chơi thử. Bước 4: Tổ chức cho học sinh chơi, công bố kết quả sau mỗi hiệp chơi. Bước 5: Nhận xét và kết luận đội thắng cuộc. • Các trò chơi được tôi đưa vào các tiết dạy cụ thể như sau: Tiết 6 : Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Mèo đuổi chuột" Tiết 7 : Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Người thừa thứ 3" Tiết 8 : Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Chạy tiếp sức chuyển vật" Tiết 14 : Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Ù" Tiết 23 : Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Gánh nước" Tiết 24 : Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Tàu hỏa chạy" Tiết 27 : Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Rồng rắn" Tiết 31 : Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Bóng chuyền 6" Tiết 39 : Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Truyền tin thắng trận" Tiết 41 : Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Đuổi bắt thám báo" Tiết 43 : Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Hai người ba chân" Tiết 45 : Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Cứu thương" Tiết 57 : Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Chồn đuổi gà" Các trò chơi này được tôi tìm tòi, lựa chọn, cải biên nhằm tạo ra các tình huống mới mẻ mà không mất đi mục đích cơ bản là phát triển sức bền cho học sinh lớp 6. Những kết quả bước đầu: So sánh kết quả kiểm tra ở tiết 59 với kết quả năm học trước tôi nhận thấy rằng: Khi vận dụng linh hoạt các trò chơi vận động vào các tiết học chạy bền, chất lượng dạy học nội dung chạy bền bộ môn Thể dục ở trường THCS Thạch Ngàn được nâng cao rõ rệt, học sinh đam mê, có hứng thú học chạy bền hơn. Bảng so sánh kết quả: Năm học 2009 – 2010 và Năm học 2010 – 2011 Năm học 2009 – 2010 (112 em) Năm học 2010 – 2011( 103 em) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 9 - 10 điểm 12 10,7 % 20 19,4 % 7 - 8 điểm 57 50,9 % 73 70,9 % 5 - 6 điểm 34 30,4 % 8 7,8 % 9 Dưới 5 điểm 9 8,0 % 2 1,9 % Qua bảng thống kê cũng như quá trình dạy Thể dục ở trường THCS Thạch Ngàn và qua trao đổi và thảo luận với giáo viên bộ môn và các em học sinh trong nhà trường tôi đã đi đến thống nhất và đi đến kết luận áp việc áp dụng đề tài này là rất phù hợp và mang lại hiệu quả. 10 [...]... và phù hợp với lứa tuổi các em lớp 6 Với mục đích đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học thì việc sử dụng trò chơi vận động mang đầy đủ các đặc điểm, tính chất giúp các em phát huy hết khả năng vận động trong học chạy bền Chúng ta có thể sử dụng trò chơi vào các tiết học chạy bền Qua giảng dạy bộ môn và đi sâu nghiên cứu đề tài ''lựa chọn một số trò chơi vận động phù hợp với học. .. dục tham khảo, góp ý để cùng nhau xây dựng, lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp nhằm tạo hứng thú trong học nội dung chạy bền để giảng dạy nội dung chạy bền ngày một tốt hơn Và đặc biệt là đưa vào áp dụng rộng rãi trong các trường THCS 12 • Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: Đề tài này có tác dụng rất lớn trong việc giảng dạy nội dung Chạy bền cho học sinh khối 6 do đó để đề tài được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi tôi... lựa chọn một số trò chơi vận động phù hợp với học sinh khối 6 nhằm tạo hứng thú trong học nội dung chạy bền để các giáo viên khác tham khảo và áp dụng Trên đây chỉ là những ý kiến chủ quan của bản thân tôi, nên đề tài chắc chắc chắn còn nhiều thiếu sót hoặc có nhiều vấn đề chưa đề cập đến do vậy tôi kính mong các đồng nghiệp, các cấp quản lí giáo dục tham khảo, góp ý để cùng nhau xây dựng, lựa chọn. .. học sinh khối 6 nhằm tạo hứng thú trong học nội dung chạy bền' ' tôi xin nêu lên những kinh nghiệm sau: + Để đề tài này thật sự có hiệu quả và đi sâu vào các trường học thì các giáo viên cần phải tìm tòi thêm các trò chơi mới lạ phù hợp với cơ sở vật chất của trường mình và cần phải chuẩn bị phương tiện phục vụ trò chơi chu đáo có như vậy mới hấp dẫn lôi cuốn các em học sinh tham gia chơi Không nên chơi. .. III KẾT LUẬN Với việc sử dụng trò chơi vận động vào phục vụ giảng dạy nội dung chạy bền trong chương trình môn Thể dục 6, nhằm mục đích phát triển sức bền cho các em đã đem lại hiệu quả rõ rệt Bản thân nhận thấy học sinh có sự tiến bộ đáng kể về mặt thể lực Thông qua nội dung kiểm tra chạy bền ở tiết 59 có thể thấy răng các em đa số luôn đạt điểm 7 trở lên, hơn nữa qua thăm dò các em học sinh có thể... dạy học của mình, nghiêm túc và gần gủi với học sinh + Để đạt được kết quả cao trong nội dung trò chơi phát triển sức bền người giáo viên cần tìm tòi, sưu tầm nhiều trò chơi mới là hấp dẫn lôi cuốn học sinh + Cần phát huy tác dụng của các “hạt nhân” trong mỗi lớp học, giúp cho các em có thói quen luyện tập theo nhóm – đội chơi + Tạo ra không khí vui tươi trong giờ học, làm thay đổi trạng thái lao động, ... phục vụ cho việc dạy học môn Thể dục nói chung và trò chơi phát triển sức bền nói riêng Thể dục là một bộ môn đặc thù, nó vừa rèn luyện thể lực tăng cường sức khỏe vừa trau dồi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, nhằm tạo những lớp người mới phù hợp với sự phát triển của xã hội Vì thế trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần vận dụng một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Thể dục Qua... tính sáng tạo, chủ động, tự giác và ý chí luôn rèn luyện thân thể khỏe mạnh Trong giảng dạy người thầy, người cô phải là người yêu nghề, mếm trẻ Phải có năng lực sáng tạo luôn có ý thức đổi mới các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, tạo một giờ học hứng thú, thuận lợi có lượng vận động thích hợp, hiệu quả Những suy nghĩ trên đây của bản thân tôi chỉ là một khía cạnh và ở mức độ nhất định với mong... giác sợ học chạy bền nữa, các em có hứng thú học môn thể dục hơn, các em có ý thức cao, tiết học vui tươi, sinh động Trong giờ học thể dục đã có nhiều em tích cực tham gia, khi tổ chức trò chơi các em đoàn kết hơn, quyết tâm hơn để dành chiến thắng cho đội mình, các em hồ hởi động viên nhau, cổ vũ, hò reo làm cho tiết học vui tươi hơn hẳn Điều đó chứng tỏ quá trình đi sâu nghiên cứu đề tài này là hợp lý... đi chơi lại một trò chơi hoặc đưa các trò chơi không hấp dẫn mà cần chú trọng tìm tòi trò chơi mới lạ hấp dẫn + Muốn giảng dạy có hiệu quả, chất lượng giảng dạy Thể dục cơ bản cho học sinh THCS nói riêng ở các nội dung khác nhau và các đối tượng khác nói chung, giáo viên phải không ngừng đầu tư trí tuệ, công sức vào việc đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, . trong học nội dung Chạy bền " 3 PHẦN II. NỘI DUNG Với sáng kiến này mục đích của tôi là tìm hiểu lựa chọn một số trò chơi vận động phù hợp với học sinh khối 6 nhằm tạo hứng thú trong học. trò chơi vào các tiết học chạy bền. Qua giảng dạy bộ môn và đi sâu nghiên cứu đề tài ''lựa chọn một số trò chơi vận động phù hợp với học sinh khối 6 nhằm tạo hứng thú trong học nội. tập tạo sự hứng thú trong học tập .Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: '' Lựa chọn một số trò chơi vận động phù hợp với học sinh khối 6 nhằm tạo hứng thú