Đến đại hội X vẫn tiếp tục nhấn mạnh “ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Đổi mới tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và hoc…” Quán triệt nhiệm vụ đó, bản thân tôi là một giáo viên,
Trang 1Chuyên đề: Ưu thế của phương pháp trực quan trong giảng dạy mơn lịch sử
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG SƠNG RAY
Mã số: …………
Chuyên đề:
ƯU THẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
TRONG GIẢNG DẠY MƠN LỊCH SỬ
Người thực hiện: Trần Thị Thuộc
Lĩnh vực nghiên cứu:
Phương pháp dạy học bộ mơn:
Mơ hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật
Năm học: 2011 - 2012
x
Trang 2Chuyên đề: Ưu thế của phương pháp trực quan trong giảng dạy môn lịch sử
Chuyên đề
ƯU THẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra cho ngành
giáo dục và đào tạo môt vai trò to lớn trong việc trực tiếp tham gia bồi dưỡng
nguồn lực con người Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực và mục tiêu của công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta
Vì vậy Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh
“Giáo dục và đào tạo phải xác định rõ mục tiêu thiết kế nội dung , chương trình đổi
mới phương pháp giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước chủ nghã Mác - lê
Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản
sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thânvà tiền đồ của đất
nước Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình đào
tạo…” Đến đại hội X vẫn tiếp tục nhấn mạnh “ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện; Đổi mới tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và hoc…”
Quán triệt nhiệm vụ đó, bản thân tôi là một giáo viên, tôi luôn tìm tòi,
nghiên cứu, sáng tạo để làm thế nào cho học sinh có hứng thú trong học tập nhất là
với bộ môn lịch sử
Đối với bộ môn lịch sử là một môn khoa học xã hội, đối tượng nghiên cứu
và để nhận thức là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, những nghị quyết,
đường lối của Đảng…, đối tượng nhận thức không có trước mắt Hơn nữa, chúng
ta không thể tái hiên lại các sự kiện lịch sử Vì vậy việc nhân thức lịch sử bao giờ
cũng trừu tượng, phức tạp khó hiểu, khó nhớ nên gây cho học sinh sự mơ hồ,
không năm được sâu kiến thức dẫn đến sự nhàm chán thậm chí buồn ngủ, không
hứng thú với môn học Hơn nữa, lượng kiến thức của sách giáo khoa thì nhiều nội
dung dàn trải và thời gian dành cho tiết học chỉ 45 phút nên ở mỗi tiết dạy và học,
giáo viên chỉ thuyết trình về mặt sự kiện lịch sử và đặt những câu hỏi phát vấn cho
kịp chương trính và thời lượng Việc học và dạy môn lịch sử còn theo cách “dạy
chay” và học sinh tự “tưởng tượng” Vì vậy, học sinh sẽ không nắm được sâu kiến
thức, không nhớ lâu được các nội dung, sự kiện nên không hứng thú với giờ học và
môn học
Vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử trong Trường THPT, nhằm
khắc phục mặt hạn chế, tăng cường tính thực tiễn, khả năng thực hành, năng lực tự
học, phát huy sự chủ động và coi trọng kiến thức khoa học xã hội – nhân văn thì
theo tôi cần có phương pháp dạy học phù hợp
Trang 3Chuyên đề: Ưu thế của phương pháp trực quan trong giảng dạy mơn lịch sử
Qua thực tiễn đã áp dụng từ lúc về trường cơng tác đến nay, tơi thấy để tiết dạy cĩ
hiệu quả cao giáo viên cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: phát vấn, sử
dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, thảo luận nhĩm…,nhằm tạo ra sự tác động
trực tiếp đến các cơ quan cảm giác của học sinh Theo tơi sử dụng phương pháp
trực quan trong giảng dạy mơn lịch sử là rất quan trọng, cần thiết và cĩ hiệu quả
cao Phương pháp này giúp học sinh dể hiểu, nhớ lâu, tạo ra sự thoải mái , hứng
thú, phát triển ĩc tư duy, sáng tạo của học sinh, liên hệ giữa lí thuyết với thực tế
giúp cho bài giảng trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của người học Đĩ là lí do
tơi chọn đề tài này
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lí luận
* Thế nào là phương pháp trực quan?
Trực quan là một phương pháp giảng dạy mà giáo viên sử dụng các phương
tiện dạy học tác động trực tiếp đến các cơ quan cảm giác của học sinh nhằm đạt
hiệu quả cao trong dạy học
- Các phương tiện trực quan bao gồm:
+ Các vật tượng trưng như: bản đồ, sơ đồ, bảng biểu…
+ Các vật tạo hình như: Tranh ảnh, phim, tivi, máy tính
Tùy theo nội dung và những kiến thứ cụ thể mà giáo viên vận dụng phương
pháp này sao cho phù hợp với đối tượng nhận thức
- Các phương pháp trực quan bao gồm:
+ Quan sát trực quan: là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực
+ Trình bày trực quan: khi trình bày trực quan, học sinh quan sát dưới sự hướng
dẫn của giáo viên
* Xuất phát điểm của phương pháp trực quan:
- Mục đích của việc đổi mới dạy học là nhằm nâng cao hiệu hiệu quả của mơn
học Từ thực tế cho thấy rằng việc ghi nhớ các sự kiện, lịch sử sẽ khơng bền
vững, khơng hiểu được các sự kiện
- Cĩ thể nĩi chất lượng học tập mơn lịch sử phải thể hiện trong các mặt sau
+ Nắm chính xác các sự kiện lịch sử cơ bản, cĩ biểu tượng về quá khứ
+ Hiểu đúng các sự kiện để rút ra những kết luận khoa học, nắm được các khái
niệm, nêu quy luật, rút ra bài học lịch sử…
+ Vận dụng vào cuộc sống, học tập và hoạt động thực tiễn, cĩ tính cảm, quan
niệm và lối sống đúng
+ Làm thế nào để giáo viên lơi cuốn được sự chú ý của học sinh, động cơ học
tập và sự chủ độngcủa học sinh
- Phương pháp trực quan trong dạy học khơng chỉ là phương pháp để hình thành
nên khái niệm lí luận, quy luật và các sự kiện lịch sử mà cịn tạo được sự hứng
thú, phat huy tính chủ đơng, tích cực trong tư duy của học sinh
Trang 4Chuyên đề: Ưu thế của phương pháp trực quan trong giảng dạy môn lịch sử
- Ở bậc trung học phổ thông, trình độ nhận thức tư duy, khái quát của học sinh
đã phát triển nhưng chưa cao Do đó phương pháp này đóng vai trò quan trọng
trong việc dạy và học Nó tác động rất tích cực đến trí nhớ và khả năng nhận
thức của học sinh, giúp cho giờ học trở nên sinh động và thu hút sự chú ý của
người học
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
* Phương pháp trực quan có thể áp dụng cho tất cả các bài học dựa vào nội
dung của từng bài, từng mục và đặc điểm tình hình cụ thể giáo viên có thể áp
dụng cho phù hợp
* Một số hình thức trực quan trong giảng dạy môn lịch sử:
2.1 Sử dụng đồ dùng trực quan như tranh ảnh, phim…giúp học sinh nắm vững
kiến thức lịch sử cơ bản
+ Tranh ảnh: Tranh ảnh về công cụ lao động, về sinh hoạt, lao động, sản xuất,
về các chiến dịch, về các hội nghị… là rất cần thiết để phục vụ cho bài dạy
+ Ví dụ: Khi day bài sự xuất hiện của loài người và những tiến bộ trong kỹ
thuật chế tác công cụ lao động (lớp 10), giáo viên cho học sinh quan sát những
hình ảnh về sự cải tiến trong chế tác công cụ lao động, hình ảnh về sự thay đổi
vóc dáng, cấu tạo cơ thể từ loài vượn người đến người hiện đại Từ những hình
ảnh đó kết hợp với nội dung sách giáo khoa,giáo viên hướng dẫn học sinh khai
thác nội dung cơ bản, từ đó nắm và hiểu được các sự kiện lịch sử
Khi dạy bài: Tình hình nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau cách mạng tháng
tám năm 1945 Giáo viên sử dụng hình ảnh các hoạt động của Bác Hồ và nhân
dân để giải quyết những khó khăn như “hủ gạo cứu đói”, “nhường cơm xẻ áo”,
“lớp học xóa mù chữ”… qua các hình ảnh học sinh khai thác thêm nội dung
sách giáo khoa và dưới sự hướng dẫn của giáo viên, từ đó học sinh nắm rõ và
hiểu sâu về nội dung bài học
2.2 Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với thảo luận nhóm:
Bằng bản đồ, sơ đồ, bảng biểu, niên biểu: giúp học sinh nhận thức được một
cách khách quan và hiệu quả về các sự kiện và vấn đề lịch sử
* Bảng biểu giúp hệ thống hóa các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian,
các hoạt động kinh tế xã hội, văn hóa của một nước hay nhiều giai đoạn lịch sử
* Kết hợp với lập bảng biểu, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm
nhằm phát huy tính chủ động và tích cực của học sinh
Thông thường có thể cho học sinh thảo luận nhóm theo hai hình thức
- Thảo luận theo nhóm lớn: Một lớp học có 2 dãy bàn được chia làm 4 tổ, chia
thành 4 nhóm, như vậy có 4 nhóm thảo luận trong lớp học
Thảo luận theo nhóm lớn chỉ nên áp dụng ở những lớp có sĩ số học sinh ít (40
học sinh trở xuống)
Trang 5Chuyên đề: Ưu thế của phương pháp trực quan trong giảng dạy môn lịch sử
Hình học sinh lớp 12A5
- Thảo luận theo nhóm nhỏ: Giáo viên có thể chia 2 bàn làm một quay lại với
nhau, việc các em di chuyển sẽ tốn ít thời gian hơn Có thể áp dụng ở những lớp có
sĩ số học sinh đông
* Bảng biểu tổng hợp:
Là liệt kê những nội dung lớn, sự kiện lớn diễn ra trong một thời gian dài
Loại niên biểu này giúp học sinh không chỉ ghi nhớ các sự kiện chính, những
nội dung cơ bản mà còn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của
các sự kiện, nội dung quan trọng Loại bảng biểu này được dùng trong bài tổng
kết hoặc ôn tập
Đối với loại bảng biểu này giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ để tìm
hiểu và sơ kết các nội dung về chính trị, kinh tế văn hóa xã hội của từng giai đoạn
Sau đó cho các đại diện từng nhóm lên trình bày, giáo viên nhận xét và bổ sung nội
dung cơ bản
Trang 6Chuyên đề: Ưu thế của phương pháp trực quan trong giảng dạy môn lịch sử
Ví dụ: Sơ kết tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội nước ta từ thời dựng
nước đến thế kỷ XIX
Nội dung
Các thời kỳ
Chính trị Kinh tế Văn hóa- Giáo dục Xã hội
Thời kì dựng nước
TK VII TCN- II
TCN
TK VII TCN- II TCN nhà nước Văn Lang- Âu Lạc được thành lập ở Bắc Bộ
- Nông nghiệp lúa nước
- TCN: gốm, dệt…Đời sống vật chất đạm bạc, giản dị
- Tín ngưỡng đa thần, thờ cúng tổ tiên
- Đời sống tinh thần phong phú, đa dạng
Quan hệ xã hội gần gũi, hòa dịu, chưa xuất hiện mâu thuẫn đối kháng
Giai đoạn đầu
nước Đại Việt
phong kiến độc
lập TK X-XV
TK X nhà nước phong kiến ra đời đến TK XV hoàn chỉnh từ TƯ- địa phương
- Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển
- Nhà nước quan tâm phát triển kinh tế
- Giaó dục được tôn vinh và phát triển ngày càng hoàn thiện
- Phật giáo, Nho giáo phát triển thịnh đạt
- Văn hóa phát triển rực rỡ
Quan hệ xã hội còn hòa dịu, chưa xuất hiện mâu thuẫn đối kháng
Thời kì đất nước
bị chia cắt TK
XVI- XVIII
Chiến tranh phong kiến làm cho đất nước bị chia cắt thành 2 Đàng
TK XVII, kinh
tế được phục hồi, Nông nghiệp, TCN, Thương nghiệp phát triển phồn thịnh
Giáo dục tiếp tục phát triển
Nho giáo suy giảm Phật giáo, đạo giáo phát triển
Thiên chúa giáo được du nhập
Mâu thuẩn đối kháng → bùng
nổ các phong trào đấu tranh
Thời kỳ nửa đầu
TK XIX
Nhà Nguyễn thành lập, duy trì
bộ máy quân chủ biên chế → chế
độ phong kiến lâm vào khủng hoảng
Chính sách đóng cửa làm hạn chế kinh tế phát triển
→ kinh tế lạc hậu, kém phát triển
Nho giáo được độc tôn
Văn hóa giáo dục phát triển có những đóng góp đáng kể
Mâu thuẩn xã hội ngày càng cao → bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh
* Niên biểu chuyên đề:
Trang 7Chuyên đề: Ưu thế của phương pháp trực quan trong giảng dạy môn lịch sử
Đi sâu trình bày một vấn đề quan trọng, nổi bật nào đó của một thời kỳ lịch sử nhất
định Nhờ đó mà học sinh hiểu được bản chất sự kiện một cách toàn diện và đầy đủ
Ví du: Niên biểu “các giai đoạn chính trong Cách mạng Tư sản Pháp cuối TK
XVIII” giúp học sinh thấy rõ được hướng phát triển đi lên cua cách mạng, vai trò
của quần chúng nhân dân và sự ngã dần về phía phản cách mạng của giai cấp tư
sản
Các giai đoạn Tầng lớp nắm chính quyền Những sự kiện quan trọng
Từ 14-7-1789
đến 10-8-1792:
Cách mạng
bùng nổ và
phát triển
Đại tư sản tài chính Thiết lập nền quân chủ lập hiến
- Khởi nghĩa của nhân dân Pari → phá ngục Ba-xti → lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế
- Tháng 8-1789 thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Cách mạng lan rộng khắp cả nước
Từ 8-1792 đến
02-6-1793 cách
mạng tiếp tục
phát triển
Tư sản công – thương Thiết lập chế độ công hòa
Khởi nghĩa của nhân dân lật đổ nền quân chủ lập hiến → Thiết lập nền công hòa
Tiếp tục chiến tranh bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cách mạng
Từ 02-6-1793
đến 27-7-1794,
đỉnh cao của
cách mạng
Tư sản vừa và nhỏ Thiết lập nền chuyên chính dân chủ Gia cô - banh
Nhân dân Pari khởi nghĩa lật đổ phaí Ghi-rong-danh, xóa bỏ độc quyền của phong kiến
Thực hiện các biện pháp cách mạng → Đẩy lùi giặc ngoại xâm, đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao
Từ 27-7-1794
đến 11-1799:
Thoái trào cách
mạng
Tư sản mới Thiêt lập chế độ đốc chính
- Đảo chính ngày 27-7-1794 lật đổ phái Gia-co-banh, thiết lập chế độ đốc chính
- Tháng 11-1799 đảo chính của Napoleong → lập chế độ độc tài quân sự
2.3 Sử dụng phương pháp trực quan giúp học sinh làm bài tập lịch sử như lập bảng
biểu so sánh:
Dùng để đối chiếu so sánh các sư kiện, các nội dung lịch sử nhằm làm nổi bật bản
chất, đăc trưng của các sự kiện để rút ra kết luận, khái quát có tính chất nguyên lí
Ví dụ: bảng so sánh thời kỳ cách mạng 1930-1931 và 1936-1939 về mục tiêu
nhiệm vụ, kẻ thù, hình thức đấu tranh, lực lượng, địa bàn, hình thức tập hợp lực
lượng
Trang 8Chuyên đề: Ưu thế của phương pháp trực quan trong giảng dạy môn lịch sử
Mục tiêu nhiệm vụ Độc lập dân tộc, người
cày có ruộng
Tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình
Kẻ thù Đế quốc và phong kiến Thực dân pháp phản động và tay sai
Hình thức đấu tranh Bạo lực cách mạng, vũ
trang, bí mật, bất hợp pháp, bải công, biểu tình
Đấu tranh chính trị, hòa bình, công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp
Lực lượng Chủ yếu là công nhân,
nông dân
Đông đảo tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo
Địa bàn Nông thôn, các trung tâm
công nghiệp
Chủ yếu ở thành thị
Hình thức tập hợp
lực lượng
Liên minh Công-Nông Mặt trân dân chủ Đông Dương, tập hợp
mọi lực lượng dân chủ yêu nước
2.4 Sử dụng phương pháp trực quan giúp hình thành biểu tượng lịch sử cho học
sinh
Nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những mô hình hình học đơn giản diển tả
một tổ chức, một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị
Ví dụ: Sơ đồ ba đẳng cấp trong xã hội Pháp trước CMTS, học sinh sẽ hiểu tường
tận vấn đề, bên cạnh đó còn nắm được tại sao Đẳng cấp thứ III lại mâu thuẫn với
đẳng cấp Quý tộc, Tăng lữ
2.5 Sử dụng máy vi tính
Hai Đẳng cấp có nhiều đặc quyền, không phải nộp thuế Đẳng cấp thứ ba
Nông dân
Dân nghèo thành thị
Tư sản
Đẳng cấp không có đặc quyền, đóng mọi thứ thuế
Trang 9Chuyên đề: Ưu thế của phương pháp trực quan trong giảng dạy môn lịch sử
- Ngày nay ở nhiều nước trên thế giới đã sử dụng máy vi tính vào việc giản dạy
như một công cụ của giáo viên Ở nước ta các trường phổ thông đã trang bị máy vi
tính, máy trình chiếu nhưng việc sử dụng còn hạn chế
- Do đặc điểm có thể ghi nhớ và lưu trữ hàng loạt chương trình khác nhau, máy vi
tính giúp giáo viên có thể xử lí tư liệu nhanh, chuẩn bị trước các hình thức trực
quan cần sử dụng trong bài giảng
- Máy vi tính có tác dụng trong việc rèn luyện tư duy, tạo hứng thú trong học tập
- Phần mềm dạy học tạo điều kiện để học sinh tìm kiếm thông tin, tư liệu, giúp học
sinh tự học, tự đánh giá, thực hiện nhiệm vụ học tập môt cách tích cực, chủ động
2.6 Tổ chức tham quan
- Trong môn lịch sử để phục vụ tốt việc giảng dạy, thực hiện nguyên lí lí thuyết
gắn liền với thực tế, theo phương châm “ tai nghe không băng mắt thấy”, giáo viên
có thể tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử, các viện bảo tàng…
- Trong điều kiện các trường học còn nhiều khó khăn để mua sắm, tạo ra các đồ
dùng giảng dạy cho bộ môn này thì tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích
lịch sử, bảo tàng cách mạng… là rất cần thiết Nó có tác dụng cũng cố tri thức phát
triển óc suy luận, giáo dục ý thức chính trị, truyền thống cách mạng, giáo dục đạo
đức và thẩm mỹ cho học sinh là rất cần thiết và có thể làm được
- Để tham quan đạt kết quả tốt, giáo viên cần vạch ra kế hoạch cụ thể rõ ràng về
thời gian, địa điểm, mục đích yêu cầu, nội dung Sau khi tham quan nên tổ chức
cho học sinh thảo luận, đánh giá kết quả hoặc viết bài thu hoạch
3 Một số điểm cần chú ý khi sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy
3.1 Ưu điểm và hạn chế của phương tiện trực quan
* Ưu điểm: Phương tiện trực quan có những ưu điểm là huy động được các giác
quan tham gia quá trình nhận thức, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, tạo
ra sự thoải mái phát triển óc tư duy, sáng tạo, liên hệ giữa lí thuyết với thực tế
* Hạn chế: phương tiện trực quan cũng có những hạn chế nhất định:
- Chỉ phản ánh một bộ phận nào đó của một vấn đề, nó kích thích sự tò mò của học
sinh nên học sinh chỉ nhìn nhận một bộ phận, một mặt của vấn đề
Ví dụ: Tranh ảnh chỉ thể hiện một vấn đề nào đó mà thôi
- Giáo viên chuẩn bị rất công phu, mất nhiều thời gian
3.2 Những điểm lưu ý khi sử dụng phương pháp trực quan:
- Giáo viên phải đầu tư, suy nghĩ, lựa chọn một cách kỹ lưỡng các phương tiện và
phương pháp trực quan, phục vụ cho nội dung bài giảng
- Tài liệu phải điển hình, đưa ra đúng lúc phù hợp với từng vấn đề bài giảng
- Cần đảm bảo tính chính xác, chân thật rõ ràng, khi đưa ra các tài liệu trực quan
giáo viên cần phải phân tích kỹ, kết luận đúng đắn, như vậy các tài liệu đưa ra mới
có tính thuyết phục Giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh phân tích, tổng hợp
khái quát thành những vấn đề lí luận, nhằm phát triển nhận thức cho học sinh
Trang 10Chuyên đề: Ưu thế của phương pháp trực quan trong giảng dạy mơn lịch sử
- Khi sử dụng tranh ảnh cần lựa chọn đối với tranh ảnh châm biếm, giáo viên cần
nắm bắt chủ đề tư tưởng, tránh nhầm lẫn nhất là tranh cĩ nhiều biểu tượng
Khi sử dụng sơ đồ, bảng biểu phải đảm bảo tính chính xác, tính chân thật của nội
dung được tái hiện
- Khi tham quan di tích lịch sử, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, cĩ kế hoạch, mục
đích rõ ràng, tránh biến hình thức này thành buổi du lịch hay vui chơi giải trí
- Các hình thức trực quan khơng chỉ cĩ tác dụng minh họa cho bài giảng mà cịn cĩ
tác dụng quan trọng trong việc hình thành, phát triển và củng cố tri thức cho học
sinh Vì vậy, giáo viên cần đề phịng học sinh chú ý vào những vấn đề, những khía
cạnh khơng chủ yếu
- Khi sử dụng tài liệu trực quan cần tránh xu hướng tư duy máy mĩc siêu hình xem
xét sự vật, nội dung một cách phiến diện
- Trong suốt giờ học, giáo viên cĩ thể sử dụng các phương tiện trực quan để phục
vụ giảng dạy Tuy vây giáo viên nên:
+ Sử dụng vào đầu giờ học thường để giới thiệu bài
+ Sử dụng trong giờ học nhằm mục đích giảng dạy, minh họa cho bài giảng
+ Sử dụng vào cuối giờ nhằm củng cố bài giảng
- Phương pháp này địi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất cơng phu, tốn kém mà
khơng phải bài nào cũng sử dụng nĩ một cách hiệu quả Vì vậy, giáo viên cần
kết hợp nĩ với các phương pháp khác một cách nhuần nhuyễn
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua việc áp dụng phương pháp trực quan vào bộ môn Lịch sử, tôi thấy
hiệu quả khi áp dụng đề tài thể hiện như sau:
* Về nhận thức của học sinh:
- Học sinh nhận thức tích cực hơn về mơn lịch sử,tiếp thu bài tốt hơn, tiếp thu bài
một cách chủ động hơn
- Học sinh biết chọn lọc và mở rộng được kiến thức dẫn đến khối lượng kiến thức
mà các em nhận thức được là của chính bản thân mình khai thác
- Học sinh biết sử dụng kiến thức cĩ ý nghĩa từ đĩ giúp các em nhớ lâu kiến thức
đã học
* Về thái độ:
Học sinh chủ động học tập, thái độ học tập sôi nổi, nhiệt tình hơn, tích
cực hơn
* Về kỹ năng:
Qua phương pháp trực quan đã hình thành cho học sinh những kỹ năng như: phân
tích vấn đề một cách logic, kỹ năng so sánh, tổng hợp, phát biểu trước đám đơng,
hiểu biết rộng hơn, sâu hơn về kiến thức lịch sử
* Về giáo viên: tránh được tình trạng thuyết trình, ôm dồn kiến thức.