Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Với lứa tuổi học sinh tiểu học, tổ chức trò chơi vui chơi là một hoạt động hấpdẫn, thu hút đông đảo học sinh tham gia, qua vui chơi các em phát tr
Trang 1PHẦN 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số phương pháp tổ chức “Trò chơi Dân gian” trong giờ ra
chơi
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đội trường Tiểu học
3 Tác giả: Nguyễn Thị Chuyền.
Sinh ngày: 20 - 10 -1986 Giới tính: Nữ
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Mĩ thuật – Công tác Đội
Chức vụ: Giáo viên Mĩ thuật – Tổng phụ trách Đội
Đơn vị: Trường Tiểu học Bến Tắm
Điện thoại : 0976 359.786
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Bến Tắm
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Bến Tắm
6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh khối 1, 2, 3, 4, 5
7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm 2013 - 2014
Trang 2TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Như chúng ta đã biết, Công tác Đội là môn giáo dục thanh thiếu niên, nhiđồng thực hiện theo mục tiêu giáo dục của Đảng CSVN và lý tưởng của Bác Hồ
Đó là làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dântốt, phấn đấu trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh Công tác Đội hoạt độngnhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục và phát triển toàn diện nhân cáchcho đội viên và nhi đồng
Ngày nay với xu thế hội nhập quốc tế hóa, con người cũng phát triển hộinhập với nhiều các phong trào, trào lưu hiện đại nhưng cũng không kém phần gâynên những tác hại khó lường và đặc biệt với lớp thanh niên và thiếu niên nhi đồngkhi tham gia vào các trò chơi điện tử trên mạng với đa dạng các trò chơi Game như:Bắn súng, đấu kiếm, chơi bài, bóng đá, bắn hép lai gây tốn rất nhiều thời gian vàtiền của của gia đình Không những ảnh hưởng đến thời gian học tập mà còn gâyảnh hưởng đến tinh thần và ý thức của các em Ví dụ như: Mất nhiều thời gian cóthể tạo cho các em lười học dẫn tới học hành sa sút; không có tiền chơi thì có thểdẫn đến các em đi ăn cắp, ăn trộm; xem bắn nhau, đấu kiếm có thể gây cho các em
có cá tính ngang ngược hung hãn và ứng xử như trong mạng , từ đó gây ra rấtnhiều tác hại khôn lường cho gia đình và xã hội
Trước điều kiện như vậy, trong khi ngày nay môn Công tác Đội là môn họcđược đưa vào các nhà trường nhằm mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất trong việc giáodục và phát triển toàn diện nhân cách cho đội viên và nhi đồng Thì đây cũng là lý
do tốt nhất chúng ta có thể lựa chọn môn Công tác Đội để tổ chức ra rất nhiều hoạtđộng bổ ích, rất nhiều trò chơi bổ ích nhằm lôi cuốn các em vào các phong tràogiáo dục mang tính lành mạnh Từ đó có thể định hướng cho các em có lối đi đúngđắn ngay từ khi còn học bậc Tiểu học
Trong năm học 2013- 2014 vừa qua môn Công tác Đội có rất nhiều hoạtđộng, trò chơi lôi cuốn các em tham gia Song tôi thấy hoạt động khiến các em hamthích tham gia nhất đó là tổ chức chơi trò chơi Dân gian Vì vậy trong năm học
2014 - 2015 tôi bạo dạn xây dựng sáng kiến Một số phương pháp tổ chức “Trò chơi Dân gian” trong giờ ra chơi cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Trong năm học 2013 - 2014 Liên đội tổ chức cho học sinh tham gia chơi cáctrò chơi 1 buổi/tuần, áp dụng với học sinh lớp 3,4,5 Năm học 2014 – 2015 Liên đội
tổ chức cho học sinh tham gia chơi các trò chơi 3 buổi/tuần vào các giờ ra chơi
Trang 3Ngoài ra còn áp dụng tổ chức trong các ngày lễ lớn, khai giảng năm học mới, lồngghép vào các giờ học trên lớp, các giờ thể dục , áp dụng cho tất cả học sinh từkhối 1 đến khối 5 của nhà trường
3 Nội dung sáng kiến:
3.1 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
Với lứa tuổi học sinh tiểu học, tổ chức trò chơi vui chơi là một hoạt động hấpdẫn, thu hút đông đảo học sinh tham gia, qua vui chơi các em phát triển toàn diện
về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, kỹ năng giao tiếp, hình thành các phẩm chất đạo đức
xã hội Trong đó trò chơi Dân gian có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy học tập,giáo dục đạo đức và giáo dục giá trị truyền thống văn hóa dân tộc
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế có sự du nhập văn hóa
từ nước ngoài, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệthông tin đã xuất hiện của một số loại hình trò chơi hiện đại, phục
vụ nhu cầu vui chơi giải trí của thanh thiếu niên, đồng thời thựchiện chức năng phát triển nhận thức, phát triển trí tuệ cho họcsinh Tuy nhiên, trong số những trò chơi đó, có không ít những tròchơi đã gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lý, ý thứccủa học sinh, trong đó có học sinh tiểu học, dẫn tới những ảnhhưởng không nhỏ tới quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nốitiếp truyền thống văn hóa dân tộc Những trò chơi này đang dầndần lấn át, khiến cho trò chơi Dân gian trở nên mờ nhạt trong xãhội hiện đại Ngay cả học sinh ở khu vực nông thôn, miền núi cũng
bị ảnh hưởng, một số học sinh nghiện trò chơi điện tử dẫn đếntrốn học, chơi bời lêu lổng, thậm chí sa vào tệ nạn xã hội Một yêucầu cấp thiết được đặt ra là nhà trường phải trang bị cho học sinh
kĩ năng sống, kỹ năng học tập và rèn luyện cho phù hợp vớitruyền thống văn hóa dân tộc để các em không bị “cuốn” theomột cách vô thức trước những tác động đa chiều, đa kênh của thờiđại Trước thực trạng gia tăng đáng kể các trò chơi điện tử, gameonline, tổ chức chơi trò chơi dân gian đã thu hút sự quan tâm củanhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực: Tâm lí học, Văn hóa học,Giáo dục học, nhằm sử dụng chúng vào việc giáo dục học sinh vàphát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong điều kiện xã hội hiệnnay
Trang 4Việc đưa trò chơi Dân gian vào trong các nhà trường không những làm duytrì nét đẹp giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc mà còn tạo cho các emmôi trường lành mạnh để vui chơi học tập tiến bộ, tránh xa các tệ nạn xã hội đangdiễn ra phổ biến bên ngoài xã hội Vì hiện nay trong nhà trường, một bộ phậnkhông nhỏ học sinh có những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức, thái độ và hành viđạo đức trong cuộc sống, giao tiếp và học tập hàng ngày, đó là những thách thứcđối với công tác giáo dục, định hướng giá trị cho thế hệ trẻ hướng tới tương lai
Trong khi đó, việc tổ chức trò chơi Dân gian trong các giờ ra chơi được tổchức ở Liên đội tôi, tôi thấy có rất hiệu quả: vừa thu hút các em học sinh, vừa cótác dụng rất lớn trong học tập và rèn luyện đạo đức Không những giúp các em họctập tốt hơn và mang tính vừa sức đối với đối tượng học sinh Tiểu học; mà còn kết
hợp được giữa việc “Học mà chơi - chơi mà học” và còn tạo hứng thú cho các em
sau các giờ học căng thẳng để đón nhận giờ học tiếp theo trong không khí đầy hứng
khởi khi tham gia chơi trò chơi Dân gian trong các giờ ra chơi.
3.2 Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Tất cả các em học sinh từ lớp 1 trở lên đều có thể tham gia các trò chơi Dângian dưới sự hướng dẫn của các anh chị phụ trách lớp hoặc anh chị phụ trách Saonhi đồng Đặc biệt là các em học sinh khối 3, 4, 5 thì các em có thể tự chia nhóm,
tự tổ chức tham gia các trò chơi, các em có thể tự nhận nhóm, giao nhiệm vụ chomỗi thành viên khi tham gia chơi một trò chơi Dân gian cụ thể mà mình thích Biểuhiện rõ rệt đó là các em thấy ham thích tham gia vào trò chơi Dân gian, các em cảmthấy vui vẻ, hăng say cuốn theo các trò chơi Các em tự giác, tự tin, chia sẻ và bạodạn hòa nhập trong giao tiếp cũng như trong các hoạt động tập trung, tập thể củaLiên đội
4 Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến:
Sau 1 năm thực hiện tổ chức trò chơi Dân gian trong các gời ra chơi, chothấy các em học sinh từ khối 1 đến khối 5 đều thích tham gia vào các trò chơi Dângian, các em đã tổ chức chơi và biết nhiều trò chơi khác nhau Vì Liên đội trườngthực hiện giảng dạy theo mô hình VNEN nên các em có thể tự chỉ đạo, hướng dẫnnhóm lớp của mình tự tham gia chơi các trò chơi trong các giờ ra chơi theo lịchsinh hoạt trong tuần mà Liên đội đã sắp xếp
Ngoài các giờ ra chơi Liên đội sinh hoạt các nội dung khác nhau như múahát tập thể, tập thể dục, sinh hoạt Đội – Sao, thì học sinh không quên và rất thíchtham gia chơi các trò chơi Dân gian Vì khi chơi các trò chơi các em có thể dichuyển, chạy nhảy xung quanh vị trí lớp mình Điều đó tạo cho học sinh cảm thấy
Trang 5không gò bó, được tự do, được vui đùa thích thú và hòa mình vào các trò chơi Dângian.
5 Đề xuất, kiến nghị:
Khi tham gia chơi trò chơi Dân gian, các em học sinh cảm thấy tự do, thoảimái, được chơi các trò chơi Dân gian vui nhộn như lúc các em tự do vui chơi vớinhau ngoài các giờ sinh hoạt theo lịch của Liên đội Học sinh cảm thấy khôngnhàm chán hay gò bó trong một khuôn khổ nào đó Nên các Liên đội rất cần thiếtnhân rộng, kết hợp tổ chức các trò chơi Dân gian bằng nhiều hình thức phù hợp vớiđiều kiện của từng liên đội, nhằm tạo hứng thú cho học sinh được giao lưu và họctập tốt hơn
Mặt khác nhiều năm liền trong các dịp Khai giảng đầu năm học của các Liênđội, Bộ giáo dục, Sở giáo dục và Phòng giáo dục đã chỉ đạo các Trường tổ chứccho học sinh tham gia chơi các trò chơi Dân gian nhằm mục đích tạo cho học sinh
có tinh thần vui vẻ, không khí hào hứng phấn khởi đón chào năm học mới Và giáodục học sinh biết quý trọng phát huy và gìn giữ giá trị văn hóa Dân gian đặc sắccủa dân tộc Việt Nam Chính vì vậy nên các Liên đội cần đưa các trò chơi Dân gianvào kế hoạch hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, trong các giờ ra chơi để các
em có điều kiện tham gia chơi các trò chơi này, để các trò chơi này được lưuchuyền mãi trong dân gian và được coi là một nét đẹp văn hóa có giá trị truyềnthống
Trang 6là đối với các em đội viên, nhi đồng – một nhân tố vô cùng quan trọng, bảo đảm đất
nước phát triển nhanh, bền vững Vì Đảng ta từng nhấn mạnh “ Tiền đồ rạng rỡ của Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng” Đảng ta đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng luôn mong
muốn trong tâm hồn các em trong sáng, hồn nhiên có được những ảnh hưởng, tácđộng ngoại cảnh tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện
Trong nhà trường, Đội là tổ chức nòng cốt các phong trào thiếu nhi, là lựcluợng giáo dục của nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh
Đội TNTP có vai trò rất quan trọng và đặc biệt ở trường Tiểu học, khi nói đếnhoạt động Đội phải kể đến hoạt động của thiếu niên nhi đồng Trong trường Tiểuhọc các em còn trong độ tuổi rất nhỏ, xong các em lại rất thích được tham gia sinhhoạt trong mọi hoạt động Đội Các em đến trường không chỉ để học tập mà còn để
vui chơi bằng rất nhiều hình thức "Học mà chơi, chơi mà học", các hình thức sinh
hoạt sinh động, đầy cuốn hút cũng như đầy hấp dẫn đã tạo cho các em một sân chơi
lý thú, bổ ích theo khẩu hiệu “Mỗi ngày tới trường, náo nức một ngày vui” Đồng
thời giúp các em hình thành nhân cách một cách toàn diện và giúp các em tiếp thukiến thức một cách nhẹ nhàng Rèn luyện cho các em không những giỏi về kiếnthức văn hoá, mà còn tăng thêm tinh thần đoàn kết có lối sống lành mạnh, tác
Trang 7phong nhanh nhẹn, khỏe khoắn và hoạt bát, biết tự chủ, tự tin, sáng tạo và làm chủ
được cuộc sống Đáp ứng đúng và đủ yêu cầu về: “Đức - Trí - Thể - Mĩ”
Nhưng để thực hiện được tất cả những nhu cầu trên thì trẻ em phải đươc chămsóc sức khỏe, được tồn tại và phát triển để từng bước, từng bước thực hiện nó Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh,trong những năm qua, các trường phổ thông đã đặc biệt quan tâmđến việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục học sinh vớinhiều hình thức đa dạng, thông qua quá trình dạy học, tổ chức cáchoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể
Với lứa tuổi học sinh tiểu học, vui chơi là một hoạt động hấpdẫn, thu hút đông đảo học sinh tham gia, qua vui chơi các emphát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, kỹ năng giaotiếp, hình thành các phẩm chất đạo đức xã hội Các loại trò chơi có
ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục học sinh và gìn giữ các giá trịtruyền thống văn hóa dân tộc
Hiện nay trong nhà trường, một bộ phận không nhỏ học sinh
có những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức, thái độ và hành viđạo đức trong cuộc sống, giao tiếp và học tập hàng ngày, đó lànhững thách thức đối với công tác giáo dục, định hướng giá trị chothế hệ trẻ hướng tới tương lai Có nhiều nguyên nhân của nhữnglệch lạc về đạo đức, trong đó có những tác động từ xã hội, ý thứcbản thân học sinh còn yếu và cả nguyên nhân từ sự định hướnggiáo dục của nhà trường
Từ những lí do trên, với chức trách là một giáo viên Tổng phụ trách Đội
đã được gần 5 năm, được tiếp xúc và hoà mình trong các phong trào và hoạt độngcủa trẻ thơ, tôi càng thêm yêu quý các em và dường như mọi mệt mỏi tiêu tan tôicàng thấy yêu nghề của mình hơn, muốn được tổ chức thêm nhiều hoạt động vuichơi để các em tham gia có hứng thú Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn việc
Trang 8vận dụng một số phương pháp tổ chức: “Trò chơi Dân gian” trong
các giờ ra chơi cho các em học sinh trường Tiểu học làm sáng kiến
Tổ chức trò chơi trong các giờ ra chơi được xem như là một hình thức giáodục đơn giản, nhiều trò chơi còn thể hiện một nét đẹp văn hóa, do nhân dân sángtạo trong quá trình lao động sản xuất và được lưu truyền tự nhiên rộng rãi trongcộng đồng Đưa trò chơi vào tổ chức trong trường học mang một ý nghĩa thiết thực
Nó góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trongcuộc sống và còn giúp các em tự rèn khả năng ứng xử văn hóa
Trong trường học, sau những giờ học căng thẳng, các em được chơi nhữngtrò chơi dân gian bổ ích nó sẽ tạo nên những hứng thú cho những giờ học tiếp theo
Vì vậy đưa trò chơi vào các giờ ra chơi trong trường học là phù hợp và cần thiết vì
nó góp phần vào việc giáo dục hiệu quả, giúp học sinh tăng cường sức khỏe, pháttriển giao tiếp hình thành nhân cách con người, xuất phát từ nhận thức trên cũngnhư việc thực tế tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi trong các hoạt độngngoài giờ lên lớp tại trường, bản thân tôi đã tập trung nghiên cứu và rút ra kinh
nghiệm một số phương pháp trong việc tổ chức trò chơi Dân gian trong giờ ra chơi cho các em học sinh tại trường mình Hi vọng nó sẽ góp phần vào việc giáo
dục học sinh một cách toàn diện và đạt hiệu quả cao nhất
Trang 92 Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành conngoan trò giỏi, đội viên tốt, lực lượng kế cận cho tổ chức Đoàn Thanh niên cộngsản Hồ Chí Minh Góp phần xây dựng tổ chức Đội ngày một vững mạnh vì hoạtđộng Đội có tốt cũng chính là động lực thúc đẩy việc học tập của các em đạt kếtquả cao hơn
Sử dụng các trò chơi Dân gian và khảo sát thực trạng sửdụng trò chơi Dân gian nhằm góp phần giáo dục giá trị truyềnthống văn hóa của dân tộc cho học sinh tiểu học
Thực hiện có kết quả các hướng dẫn, tổ chức hoạt Đội và phong trào thiếunhi năm học 2014 - 2015 của Thị Đoàn, Phòng giáo dục, Hội đồng Đội Thị xã ChíLinh, Liên đội
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5 tham gia chơi trò chơi Dân gian
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các công văn, văn
bản hướng dẫn, tài liệu hướng dẫn tổ chức trò chơi
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Tìm hiểu, khảo sát, thu thập các dữ liệu thực tiễn có liên quan
+ Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu
+ Phương pháp trò chơi và vui chơi
+ Phương pháp tập luyện, tuyên truyền
+ Phương pháp điều tra, kết hợp giữ quan sát và phỏng vấn để thu thậpthông tin, phân tích thực trạng và tìm hiểu sự hứng thú của học sinh với các trò chơi
+ Phương pháp giao nhiệm vụ cho Đội viên, tập thể Đội
+ Phương pháp thi đua
Ngoài ra còn áp dụng phương pháp khen thưởng và khiển trách
5 Nội dung, biện pháp thực hiện.
Trang 105.1 Điểm mới của phương pháp tổ chức chơi trò chơi:
Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo trong nhiệm vụ nămhọc 2014-2015 về việc đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống vào nhàtrường, hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động như trò chơi dângian phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương Hướng dẫn họcsinh tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo mô hình trường tiểu học mới
Chúng ta biết rằn các trò chơi Dân gian được ví như nguồn sữa nuôi dưỡngthế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xãhội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em Tổ chức chocác em chơi các trò chơi Dân gian không chỉ là phương tiện giúp các em phát triểnngôn ngữ, phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêuthiên nhiên, yêu quê hương đất nước mà còn giúp cho các em học tập tốt hơn.Trong những năm qua ngoài những nội dung được triển khai để nâng cao chấtlượng dạy, học, tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp; một nội dung được coi làđiểm nhấn của phong trào trong những năm học gần đây là đưa trò chơi Dân gianvào trường học, xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học
Mục tiêu tổ chức trò chơi Dân gian trong các giờ ra chơi cho học sinh nhằmtạo sân chơi bổ ích, lí thú và tạo hứng thú cho học sinh học tập tiến bộ hơn, giáodục ý thức đạo đức cho học sinh không sa vào những trò chơi bạo lực vô bổ đangtràn lan Mặt khác nhằm giáo gục giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Đặc điểm chung của trò chơi Dân gian được triển khai trong trường học làđơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập Nhiều trường có thể chỉ cho học sinh làm quen vớitrò chơi Dân gian hoặc tổ chức trong các giờ ra chơi là rất hạn chế Tuy nhiên vớiLiên đội tôi, ngoài việc cho học sinh làm quen với trò chơi Dân gian và tổ chứctrong các giờ ra chơi thì chúng tôi còn chỉ đạo chung các lớp tổ chức trong giờ học,
Trang 11giờ thể dục, giờ ngoại khóa, các dịp liên hoan, các ngày kỷ niệm, khai giảng nămhọc mới
Trong các buổi tổ chức trò chơi thực sự đã lôi cuốn các em bởi những tiếng
hò reo, tiếng cười nói khi các em học sinh tham gia các trò chơi Dân gian rất quenthuộc gần với suy nghĩ và truyền thống của dân tộc Trò chơi Dân gian thực sự gópphần giáo dục học sinh về truyền thống văn hóa của cộng đồng các dân tộc ViệtNam
Với sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, Đoànthanh niên và các cấp, các em học sinh trong Liên đội tôi đã được làm quen, thamgia và trải nghiệm các trò chơi Dân gian một cách đa dạng và phong phú đã tạo chocác em cảm thấy tinh thần vui vẻ hơn trước, ham thích chơi các trò chơi Dân gian,giúp các em có sự tiến bộ, tự tin trong giao tiếp cũng như trong học tập Đồng thờicác em phát huy khả năng tự quản, tự lãnh đạo hoạt động vui chơi
Nhờ có phương pháp tổ chức chơi trò chơi Dân gian nên giáo viên không còn
lo lắng học sinh của mình tham gia các trò chơi nguy hiểm không lường trong cácgiờ ra chơi, ngoài giờ học như trò chơi điện tử, chơi bài ăn tiền, đánh nhau , cũngnhư học sinh không còn tâm lí lo sợ, căng thẳng trong các giờ học với những kiếnthức khó ở trên lớp
5 2 Thực trạng phương pháp tổ chức “Trò chơi Dân gian”trong giờ ra chơi.
5.2.1 Thực trạng của việc áp dụng phương pháp tổ chức “Trò chơi Dân gian” hiện nay:
Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm đã có công văn chỉ đạo về việc đưa các
nội dung giáo dục văn hóa truyền thống vào nhà trường, hướng đến mục tiêu “Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Tổ chức các hoạt động vui chơi,giải trí tích cực, các hoạt động nhưvăn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dângian phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương Trò chơi Dângian được tổ chức phổ biến trong các giờ ra chơi, trong giờ học, giờ thể dục, giờ
Trang 12ngoại khóa, các dịp liên hoan, các ngày kỷ niệm, khai giảng năm học mới Tuynhiên nhiều trường còn nặng nề về kiến thức các môn học như Toán, Tiếng việt nênchưa thực sự bố trí, sắp xếp, tổ chức trò chơi Dân gian lồng ghép vào trong các tiếttheo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục Mà chỉ dừng lại ở mức độ tổ chức trong một vàibuổi như lễ khai giảng năm học mới hay khi có đoàn kiểm tra về thanh, kiểm tratrường.
Vì vậy chưa phát huy được vai trò và hiệu quả của việc áp dụng tổ chức tròchơi Dân gian trong trường học, chưa có đủ thời gian và điều kiện tạo cho học sinhsân chơi thú vị, chưa thu hút được học sinh tham gia
Sau các giờ học kiến thứ chính khóa trên lớp với nhiều bài tập, với nhiềumức độ kiến thức khó đòi hỏi trình độ năng lực của học sinh, đã tạo cho học sinhmột không khí có phần nặng nề, áp lực, vì vậy nhu cầu vui chơi của học sinh là rấtlớn nhằm làm giảm bớt những căng thẳng trong giờ học trên lớp Do đó cần thiết tổchức các trò chơi Dân gian cho các em, vì khi tham gia trò chơi Dân gian các emđược hòa nhập, tự do di chuyển, được cười đùa thoải mái
5.2.2 Thực trạng về nhà trường:
Trường là một đơn vị trường thuộc khu vực miền núi nông thôn nên điềukiện của các em được vui chơi là hạn chế, cá tính học sinh còn nhút nhát, chưa tựtin trong hoạt động, không có người lớn hướng dẫn cách chơi Diện tích sân trườngcòn chật hẹp
Tuy nhiên với sự nhiệt tình, yêu mến trẻ, khi nhận được sự chỉ đạo về việc tổchức các hoạt động vui chơi, trò chơi Dân gian trong nhà trường với mục đích tạocho học sinh sân chơi bổ ích, lí thú và có hiệu quả sau các giờ học và để chuẩn bịcho giờ học tiếp theo, mục đích giáo dục học sinh biết quý trọng và gìn giữ nét đẹpvăn hóa truyền thống của dân tộc ta Thì tôi đã cố gắng vận động giáo viên phụtrách lớp cũng như tự mình tìm tòi thêm các trò chơi Dân gian mới, sắp xếp lịchsinh hoạt cụ thể để tổ chức cho các em chơi trò chơi Dân gian một cách đều đặncuốn hút học sinh các lớp tham gia, kể cả những khối lớp còn nhỏ như lớp 1
Trang 135.2.3 Thực trạng việc áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi Dân gian:
Việc áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi Dân gian trong các giờ ra chơi sẽgiúp cho các em học sinh có sân chơi lành mạnh, giúp các em hòa nhập, tránh xacác tệ nạn xã hội, gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc Song không tránh khỏinhững thuận lợi cũng như khó khăn đặt ra:
Trò chơi Dân gian là một trò chơi thu hút sự tham gia của học sinh hơn cáctrò chơi khác
5 2 3 2* Khó khăn:
- Thực tế ở trường tôi đang công tác những năm trước đây, việc tổ chức các
hoạt động vui chơi, trò chơi vẫn còn mang tình hình thức chưa thu hút được đôngđảo số lượng học sinh tham gia Trong quá trình giáo dục học sinh, giáo viên đôikhi còn chú trọng vào các hoạt động học tập, còn việc tổ chức các hoạt động ngoạikhoá chưa được coi trọng Vì vậy chưa thu hút được sự tham gia ủng hộ của cáckhối lớp Nguyên nhân chủ yếu do:
+ Đối với Tổng phụ trách
- Chưa xác định được mục đích, tác dụng của các trò chơi nên thời gian sắpxếp lịch tổ chức trò chơi còn ít
- Nhận thức của Tổng phụ trách chưa triệt để, sâu sắc
- Công tác tổ chức trò chơi Dân gian chưa chi tiết, chưa khoa học và phong phú
Trang 14- Chưa có sự đổi mới về nội dung và hình thức tổ chức
- Chưa động viên, khuyến khích kịp thời, chưa tạo sự hứng thú cho thiếu nhitham gia hoạt động
+ Đối với học sinh
- Do nhận thức của người tổng phụ trách chưa đầy đủ, sâu sắc nên khi tổchức trò chơi Dân gian chưa đảm bảo nguyên tắc tự quản, chưa phân công rõ nhiệm
vụ dẫn đến việc tạo cảm giác hứng thú cho các em còn gò bó, áp đặt chưa phù hợp
Do vậy trong quá trình tham gia trò chơi Dân gian chưa đạt được kết quả cao + Về phía phụ huynh
- Coi là môn phụ, là phong trào nên sợ ảnh hưởng đến học các môn khác + Về cơ sở vật chất
- Sân chơi, bãi tập diện tích còn hẹp
* Trong quá trình nghiên cứu, trước khi vận dụng một số phương pháp tổchức trò chơi Dân gian vào trong Liên đội của mình, tôi đã đưa ra khảo sát điều trathực trạng sự hứng thú tham gia các trò chơi Dân gian bằng cách phát phiếu điềutra vào đầu năm học trên 3 khối 3, 4, 5 và kết quả thu được như sau:
Như vậy, phần lớn các em chưa có hứng thú tham gia các trò chơi Dân gian
mà chỉ thích tự mình vui chơi tự do và ngồi chơi một chỗ
Do vậy, tôi nghĩ rằng việc áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi Dân giankhông phải là không thiết thực hữu ích, mà nguyên nhân chính là do chúng ta chưatuyên truyền, giáo dục và định hướng cho học sinh hiểu được hết ý nghĩa, cái hay
và tầm quan trọng của nét đẹp giá trị văn hóa trong các trò chơi Dân gian Đây là
Trang 15điều tôi luôn trăn trở và tôi quyết định tập trung nghiên cứu và áp dụng một số
phương pháp tổ chức: “Trò chơi Dân gian ” trong giờ ra chơi cho các em học
sinh để đạt hiệu quả cao nhất về yêu cầu và mục đích tôi đã nêu trên
6 Xây dựng kế hoạch áp dụng một số phương pháp tổ chức: “Trò chơi Dân gian trong giờ ra chơi”.
6 1 Mục đích :
- Thực hiện chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2008 về việc
phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Căn cứ hướng dẫn tổ chức hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi năm học2014- 2015 của Tỉnh Đoàn, Phòng giáo dục, Hội đồng Đội Thị xã Chí Linh
- Thực hiện kế hoạch năm học của Trường Tiểu học Thị xã Chí Linh,tỉnh Hải Dương
Phát huy tính tích cực, năng động thông qua các hoạt động học tập và vuichơi lành mạnh góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, lối sống đẹp Tuyêntruyền và giáo dục cho các em ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trịbản sắc văn hóa của địa phương, quê hương, đất nước Thông qua các hoạt động cụthể, thiết thực, dấy lên phong trào thi đua sôi nổi trong học sinh; khơi gợi tính chủđộng, niềm tự hào, làm cho học sinh yêu trường mến lớp, hình thành thái độ họctập tích cực
Liên đội trường Tiểu học ……… xây dựng kế hoạch và quy trình một sốphương pháp tổ chức trò chơi Dân gian trong trường tiểu học, nhằm thực hiện tốt
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học
2014 - 2015
6 2 Yêu cầu :
Trò chơi Dân gian phải đảm bảo tính khoa học, nhân văn, phù hợp với lứatuổi học sinh tiểu học tạo được những giây phút thư giãn, hứng thú học tập Trò
Trang 16chơi Dân gian tổ chức cần đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra gắn liền với điều kiệnthực tế nhà trường.
6 3 Quy mô tổ chức
6.3.1 Cấp Liên đội :
- Thời gian tổ chức: Buổi lễ khai giảng, tết trung thu, 20/10, 20/11, 22/12,
26/3, 15/5, 19/5, trong giờ ra chơi tham tổ chức 3 buổi/ tuần
- Địa điểm: Trên sân trường Tiểu học Thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương
- Thành phần tham gia: Học sinh khối 1, 2, 3, 4, 5
6.3.2 Cấp Chi đội - lớp Sao:
- Các ngày lễ theo cấp Liên đội
- Lồng ghép vào một số tiết học có nội dung vui chơi, trong tiết thể dục,trong tiết sinh hoạt Đội - Sao
6.4 Phân công thực hiện.
6.4.1 Nội dung:
- Xây dựng thiết kế tổng thể
- Xây dựng kịch bản chi tiết
- Giáo dục tuyên truyền ý nghĩa tác dụng của các trò chơi
- Phân công vị trí lớp tổ chức chơi trò chơi trên sân trường
- Chuẩn bị một số đồ dùng trong khi than gia các trò chơi
- Chuẩn bị trò chơi
6.4.2 Cơ sở vật chất:
- Chuẩn bị đạo cụ, trò chơi
- Máy chiếu, loa máy, đàn nhạc
- Chuẩn bị vị trí để tổ chức chơi trò chơi
6 5 Các bước thực hiện tổ chức trò chơi Dân gian.
Trò chơi có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh Song muốnphát huy được vai trò đó chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc nhất định trongviệc sưu tầm, lựa chọn và tổ chức trò chơi
Trang 176.5.1 Sưu tầm và lựa chọn trò chơi:
Làm thế nào để tổ chức cho học sinh nhiều trò chơi Dân gian thật sinh độngvào các giờ ra chơi, cần thu hút các em học sinh tham gia chơi các trò chơi phù hợpvới lứa tuổi, phù hợp với thời gian hoạt động Người quản trò cần nắm vững một sốtrò chơi đã được người chơi hưởng ứng và được tổ chức thành công để khởi đầu chonhững trò chơi tập thể tiếp theo Muốn vậy người giáo viên cần phải tự sưu tầm, tìmhiểu các trò chơi Dân gian và phải sưu tầm nhiều loại trò chơi Dân gian
* Các trò chơi Dân gian cần:
Đảm bảo tính chất, nội dung, phù hợp lứa tuổi, phù hợp với mọi địa hình vịtrí chơi, để từ đó có thể sử dụng cho bất kỳ cuộc chơi nào, ở đâu và đối tượng nào
Đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với chủ đề giáo dục của buổi sinh hoạt.Đảm bảo tính hấp dẫn đối với học sinh, thu hút được nhiều học sinh thamgia, tạo không khí thi đua sôi nổi, vui vẻ, hào hứng trong các giờ ra chơi
Đảm bảo phù hợp với năng lực và trình độ học sinh, phù hợp với điều kiệnsức khỏe của các em Vì nếu như trò chơi quá khó thì học sinh không chơi được vànếu trò chơi quá đơn giản thì học sinh cảm thấy nhàm chán không muốn chơi Cầnlựa chọn trò chơi Dân gian dễ kiếm, dễ tìm, dễ làm, khi chơi cần có sự tham gia của
cả tập thể
Đảm bảo an toàn không gây nguy hiểm cho học sinh
Tóm lại kho tàng trò chơi Dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạngnhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với học sinh tiểu học Vì thế, giáoviên nên có sự cân nhắc lựa chọn các trò chơi dễ nhớ, dễ hiểu Trò chơi không quáđơn giản, nhưng không quá phức tạp Đồ dùng phục vụ trò chơi dễ kiếm dễ tìm,gây được sự hứng thú cho học sinh Chẳng hạn như những trò chơi: thả đỉa ba ba, ô
ăn quan, trốn tìm, đếm sao, rồng rắn lên mây, trồng nụ trồng hoa, cướp cờ
Trang 18Đối với học sinh lớp 1 lớp 2: Lứa tuổi các em còn nhỏ, trí nhớ và thời gianchơi còn có hạn Vì vậy, trong quá trình chơi có thể tổ chức cho các em chơi các tròchơi có lời đồng dao dễ nhớ, đễ thuộc Chẳng hạn trò chơi: đếm sao, kéo cưa lừa
xẻ, trốn tìm, tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, rồng rắn lên mây làm nhà
Đối với học sinh lớp 3, 4, 5: Tổ chức các trò chơi lời đồng dao có thể dàihơn, mang tính chất rèn kỹ năng chơi và phát triển trí thông minh, sự nhanh nhẹnđồng thời đòi hỏi sự dẻo dai trong khi chơi Như trò chơi: Cờ vua, ô ăn quan, cướp
cờ, bịt mắt bắt dê, tùm nụ tùm nịu, chơi chuyền, nhảy dây
Đối với những em học sinh trai hay chơi: cờ vua, cướp cờ
Đối với những em học sinh gái thường chơi các trò chơi: chơi chuyền, tùm
nụ tùm nịu, làm nhà, nấu ăn,
Những trò chơi cả học sinh trai và học sinh gái thường hay chơi: nhảy dây,bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, trỉa hột trỉa hạt,
* Khi lựa chọn các trò chơi Dân gian cần phân biệt các yêu cầu về đồ dùng
để chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp với luật chơi và cách chơi của từng trò chơi Vídụ:
- Trò chơi yêu cầu không có đồ dùng như: Chi chi chành chành, Rồng rắn
lên mây, Đi chợ, Kéo cưa lừa xẻ…
- Trò chơi yêu cầu có 1 đồ dùng như: Kéo co (cần một cái dây); Bịt mắt
bắt dê (cần một cái khăn)…
- Trò chơi yêu cầu có nhiều đồ dùng như: Nhảy sạp (cần hai cây mét, và
mười cây nứa để gõ), Ô ăn quan (nhiều hòn sỏi nhỏ), Nhảy bao (cần ít nhất hai cáibao)
Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng màthiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được Ví dụ như trò: “ Chơi chuyền” đòihỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởinon…Trò chơi “ Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn - đồ chơi truyềnthống của trò chơi đó Hay đơn giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” cũng không thể