Chính vì vậy giáo viên là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.Vì thế giáo viên mầm non có vai trò rất
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU
NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN:
1 Tên sáng kiến: “ Một số kinh nghiệm tạo môi trường chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ”.
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển ngôn ngữ.
3 Họ và tên tác giả: Lê Thị Huế
- Ngày tháng năm sinh: 15/04/1973.
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Tân Dân- Thị xã Chí
Linh- Hải Dương
- Điện thoại: 01223346851.
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Tân Dân- Thị Xã Chí Linh
- Điện thoại : 03203.888.720
5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Được sự quan tâm đầu tư của nhà trường
+ Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của lớp mẫu giáo.
+ Sự phối kết hợp của các bậc phu huynh với giáo viên chủ nhiệm
+ Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ
+ Tất cả các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non đều có thể áp dụng sáng kiến này
6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Trong năm 2013-2014 tôi đã áp
dụng thưc tế tại lớp tôi, với đề tài này mang lại thành công và tiếp tục áp dụng trong năm học 2014-2015
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Lê Thị Huế
Trang 2TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Đất nước ta ngày nay đang trên đà phát triển, trong xã hội con người
cũng đòi hỏi phải có sự linh hoạt, sáng tạo, nâng cao trình độ mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội Chính vì vậy giáo viên là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.Vì thế giáo viên mầm non có vai trò rất quan trọng, là nhân tố quyết định chất lượng mầm non vì vậy đòi hỏi sự sáng tạo của cô trong tiết dạy giúp trẻ dễ nhớ, khắc sâu kiến thức của các môn học đặc biệt môn học cho trẻ làm quen chữ viết, trong việc chuẩn bị hành trang cho trẻ đi học lớp một, tôi càng thấy rõ hơn hoạt động cho trẻ làm quen chữ viết có vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, đây là một việc làm cần thiết Làm quen chữ viết thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ là một trong những môn học quan trọng đối với trẻ Bởi thông qua hoạt động học, nó đem lại cho trẻ những hiểu biết, sự vui sướng hòa mình trong các trò chơi Vậy làm thế nào để có thể truyền thụ kiến thức cho trẻ một cách nhẹ nhàng thoải mái hấp dẫn trẻ mà lại đạt được kết quả chất lượng cao nhất Với lòng nhiệt tình sáng tạo của một cô giáo mầm non trực tiếp giảng dạy tôi mong muốn làm góp phần chung tay chăm sóc nuôi dạy trẻ phát triển một cách toàn diện vì vậy tôi đã quyết tâm suy nghĩ tìm tòi nghiên cứu và tích lũy được một vài kinh nghiệm và đây cũng chính là hoàn cảnh khiến tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu :“
Một số kinh nghiệm tạo môi trường chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ”.
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng:
- Điều kiện: Được sự quan tâm đầu tư trang thiết bị của nhà trường các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học của lớp mẫu giáo Sự phối kết hợp của các bậc phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm
- Thời gian: Sáng kiến đã được áp dụng thực tế trong năm học 2013-2014 và tiếp tục được áp dụng trong năm học 2014- 2015 tại lớp mẫu giáo 5 tuổi
Trang 3- Đối tượng áp dụng sáng kiến: Lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non
3 Nội dung sáng kiến:
- Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến: Với đề tài sáng kiến: “ Một số kinh nghiệm tạo môi trường chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” tôi đã tiến hành
việc điều tra thực trạng về chất lượng của học sinh, đồ dùng đồ chơi, để từ đó đưa ra một số biện pháp như: “Thiết kế đồ dùng đồ chơi tự tạo.” “Tạo môi trường cho trẻ làm quen chữ viết ở một số góc” “Xây dựng một số trò chơi giúp trẻ củng cố sự nhận biết chữ cái cách phát âm, cấu tạo và nét chữ” Tính mới
và sáng tạo của sáng kiến được thể hiện ở chỗ đã lựa chọn các biện pháp mới
và phù hợp với tình hình thực tế của nhóm lớp nên khi áp dụng sáng kiến này trên trẻ kết quả đạt được rất hiệu quả
- Khả năng áp dụng của sáng kiến (cách áp dụng sáng kiến): Đề tài này tôi đã
áp dụng thành công biện pháp trong đề tài vào lớp 5- 6 tuổi của tôi và có khả năng áp dụng rộng cho trẻ mẫu giáo các lớp 5- 6 tuổi trong trường mầm non
Để áp dụng đề tài có hiệu quả giáo viên cần nắm vững phương pháp dạy học, cần có sự linh hoạt trong dạy học, có sự sáng tạo trong việc thiết kế đồ dùng đồ chơi, xây dựng các trò chơi mới lạ, thường xuyên củng cố thay đổi sưu tầm tranh ảnh cho các góc
- Với những biện pháp của đề tài đã mang lại ích lợi thiết thực cho cô và trẻ về phát triển mọi mặt, có khả năng khơi tính tò mò ham tìm hiểu của trẻ được đến trường, được biết những điều mới lạ, từ đó tạo cho trẻ niềm vui khi đi học Bên cạnh đó giáo viên nắm vững được phương pháp đổi mới giảng dạy, mang lại nhiều kinh nghiệm kiến thức tích lũy cho bản thân
4.Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến: Sáng kiến này có ý
nghĩa rất lớn trong việc cho trẻ làm quen với chữ viết, và tôi cũng tin và chắc chắn rằng những biện pháp áp dụng của đề tài đã giúp trẻ phát âm đúng, rõ ràng và việc nhận biết 29 chữ cái ghi âm tiếng việt theo kiểu chữ in hoa, in thường, viết thường hứng thú học bài, hăng hái phát biểu, lĩnh hội được kiến thức cơ bản cô truyền thụ cho trẻ, bên cạnh đó còn mang lại ích lợi to lớn cho
Trang 4giáo viên cho rút ra được bài học kinh nghiệm, nắm vững kiến thức, có kinh nghiệm nhiều hơn trong giảng dạy
5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng: Thông qua những biện pháp thực
tế đã áp dụng của đề tài, việc đề xuất và kiến nghị cho đề tài áp dụng, tôi xin
đề nghị ban giám hiệu trường, cùng tổ chuyên môn xây dựng và tổ chức các buổi chuyên đề chuyên sâu để nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên được áp dụng đề tài được rộng hơn nữa
Trang 5MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Như chúng ta đã biết với khẩu hiệu “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ” trẻ em là tương lai của đất nước, là hạnh phúc lớn nhất của gia đình đã được xã hội quan tâm, đặc biệt giáo dục mầm non là giáo dục chăm sóc trẻ phát triển toàn diện, trong đó hình thức dạy học của trẻ mầm non là “học mà chơi, chơi
mà học” chính vì vậy, việc hình thành cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới là sự dẫn dắt và mở cửa cho trẻ ngay từ những bước đầu tiên Sự cần thiết
và quan trọng hơn đó là mục tiêu, nhiệm vụ của ngành giáo dục đề ra, là một giáo viên mầm non tôi nghĩ làm thế nào để giúp trẻ tiếp thu kiến thức cơ bản,
cần thiết tạo cho trẻ tham gia “tắm” mình trong các hoạt động của chương trình
giáo dục mầm non nhẹ nhàng, thoải mái mà có hiệu quả cao Chính vì lý do
trên mà tôi để tôi quyết tâm lựa chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm tạo môi trường chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ”.
2 Cơ sở lý luận của vấn đề:
Hiện nay có một số quan niệm cho rằng việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một chủ yếu là do chúng biết đọc, biết viết, vì thế họ bắt trẻ học trước chương trình lớp một Việc làm đó là không phù hợp với quy luật phát triển của trẻ dưới 6 tuổi vượt quá khả năng của trẻ, trẻ chưa đủ chín muồi để tập viết sẽ có hại cho
sự phát triển Buộc trẻ học sớm khác gì hái quả còn xanh mà đem dấm, qủa xanh đem dấm cũng chín nhưng không ngon, không có mùi thơm Nói tóm lại không nên dạy trước những gì mà sau này trẻ được học ở phổ thông, phải bảo đảm cho trẻ sống đúng lứa tuổi của mình Để giúp trẻ thích ứng vứi môi trường hoạt động mới học có kết quả ở trường phổ thông, việc chuẩn bị cho trẻ phải được tiến hành một cách toàn diện và có cơ sở và khoa học
Thực tế mà nói, mỗi môn học đều có tầm quan trọng riêng Vì vậy đòi hỏi
sự sáng tạo của cô giáo trong tiết dạy, giúp trẻ dễ nhớ, khắc sâu kiến thức, đặc biệt để chuẩn bị cho trẻ đi học lớp một đối với trẻ 5-6 tuổi tôi càng thấy rõ hoạt động làm quen chữ viết có vị trí quan trọng là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ có kỹ năng tiền biết đọc, biết viết, nhận biêt 29 chữ cái ghi âm, theo kiểu
Trang 6chữ in thường và chữ viết thường, trẻ làm quen và nhận dạng qua các giác quan, thính giác, thị giác dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ tìm ra các chữ cái trong các từ tương ứng có gắn bên dưới đồ dùng trực quan tranh ảnh, vật thật…hay các trò chơi nhận chữ, tìm chữ, ghép chữ…Dạy trẻ nhớ được tên âm chữ cái thông qua thẻ chữ, trò chơi, cô giáo giúp trẻ nhớ được tên chữ cái, đây là cơ sở ban đầu giúp trẻ chuẩn bị ghép các âm thành vần, thành tiếng ở lớp một, dạy trẻ chữ cái theo kiểu in thường, chữ viết thường và nhớ được tên âm chữ cái Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn làm quen với chữ viết đối với trẻ mầm non 5- 6 tuổi, với lòng nhiệt tình sáng tạo và trách nhiệm của một
cô giáo mầm non, tôi mong muốn làm điều gì đó để môn học trở lên gần gũi với trẻ hơn, hấp dẫn trẻ hơn, và giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái mà hiệu quả lại cao
Đối tượng nghiên cứu: “ Một số kinh nghiệm tạo môi trường chữ viết cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi tại lớp tôi ”
Phạm vi nghiên cứu: Tôi tập trung nghiên cứu cho việc tạo môi trường cho
trẻ làm quen chữ viết và áp dụng cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi ở tại lớp tôi
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu đề tài, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, nhằm đánh giá chất lượng học của trẻ, để từ đó cô có hướng điều chỉnh biện pháp hữu hiệu cho đề tài
Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ viết
Những phương pháp và tài liệu nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp điều tra thực trạng
+ Phương pháp dùng đồ dùng trực quan
+ Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp luyện tập thực hành, tích hợp vào các môn học khác
Trang 7Trong các phương pháp trên tôi nghĩ rằng phương pháp nào cũng quan trọng, các phương pháp này liên quan chặt che đến nhau không tách rời nhau được ,nhưng tôi chọn phương pháp lấy trẻ làm trung tâm làm trọng tâm Tuy nhiên những phương pháp khác tôi vẫn sử dụng
3 Thực trạng của vấn đề:
3.1- Thuận lợi
- Lớp nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo giúp đỡ đầu tư cơ sở vật chất , trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, chỉ đạo giúp đỡ nâng cao năng lực chuyên môn trong giảng dạy của giáo viên
- Nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh của lớp đã kết hợp chặt chẽ với
cô giáo để cùng giáo dục dạy dỗ trẻ
- Giáo viên có lòng nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi kinh nghiệm
3.2- Khó khăn
Bên cạnh những điểm thuận lợi trên, khi thực hiện tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục và thực hiện chuyên đề làm quen với chữ viết còn gặp một
số khó khăn sau:
- Nhận thức của trẻ trong lớp là không đồng đều
- Một số trẻ còn ngọng, chưa mạnh dạn
- Đồ dùng đồ chơi còn chưa phong phú, chưa hấp dẫn và lôi cuốn trẻ
- Có một số trẻ chưa có nề nếp, chưa có kiến thức về làm quen chữ viết
- Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học của con mình
3.3 Điều tra thực trạng:
Vào đầu năm học, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5-6 tuổi,
là một giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy lớp mẫu giáo nhiều năm, với những kinh nghiệm tích lũy cho bản thân tôi đã khảo sát đầu năm với thực trạng ban đầu tôi đã xác định được để có hướng điều chỉnh và kết quả như sau:
• Kết quả chất lượng của trẻ:
Trang 8yêu cầu yêu cầu 2013- 2014
* Kết quả khảo sát đồ dùng:
- Đồ dùng , đồ chơi tự tạo phục vụ cho tiết học còn ít
- Tranh mảng tường một số góc chơi chưa thu hút được trẻ
Qua khảo sát, tôi thấy chất lượng của trẻ đạt còn cao, số trẻ tốt, khá thấp, hầu như trẻ trong lớp chưa nắm chắc kiến thức về làm quen chữ viết và đồ dùng dạy học của cô và trẻ lại không nhiều Vậy làm thế nào để có thể tạo cho trẻ một môi trường làm quen với chữ viết một cách nhanh, chính xác hiệu quả, thoải mái, mà kết quả lại cao Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo
5 -6 tuổi, tôi luôn suy nghĩ tìm tòi để có nhiều hình thức giúp trẻ làm quen với chữ viêt một cách nhanh nhất Vì thế tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp vào trong việc tạo môi trường giúp trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi được thường xuyên làm quen với chữ viết
4 Các biện pháp thực hiện:
4.1 Biện pháp 1: Thiết kế đồ dùng, đồ chơi tự tạo:
Với bộ môn làm quen với chữ viết là bộ môn rất quan trọng vì nó sẽ trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết để trẻ chuẩn bị bước vào lớp một được dễ dàng hơn, tôi tìm tòi sáng tạo để thiết kế ra các đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu sẵn có ở địa phương để tạo ra các đồ chơi phục vụ cho môn học cho trẻ và tạo
cơ hội để trẻ tham gia trực tiếp vào những việc làm đồ dùng đồ chơi cùng cô
Muốn có được nhiều đồ chơi tạo phải nói đến nguồn nguyên liệu phong phú để làm đồ dùng tự tạo Vì vậy tôi đã tuyên truyền các bậc phụ huynh học sinh trong lớp thu gom các nguyên liệu đã qua sử dụng để làm đồ dùng cho trẻ như que kem, vải vụn, vỏ chai nhựa vi na, vỏ chai nước tranh muối, hộp bánh, hộp kem, sỏi nói tóm lại là những nguồn nguyên liệu sẵn có từ phía phụ huynh mang đến cho tôi, với những nghuyên vật liệu như vậy tôi nghiên cứu, suy nghĩ nguyên liệu này làm được đồ dùng gì, làm như thế nào? làm được đồ
Trang 9dùng đồ chơi gì và đồ chơi đó làm ra để nhằm mục đích gì? Sau đó tôi lên kế hoạch của từng chủ đề để làm đồ dùng cho phù hợp
* Ví dụ:
+ Với chủ đề “thực vật ”: Tôi đã cát bìa cứng ra thành các nét chữ( nét sổ
thẳng, cong tròn) để thêm phần hấp dẫn và đảm bảo thẩm mỹ tôi đã cùng với trẻ tô màu cho những nét chữ đó và để giúp trẻ biết được cấu tạo của chữ cái
thông qua trò chơi “ghép nét chữ” và so sánh điểm giống và khác nhau Hoặc
tôi đã tạo ra: Những bông hoa, lá, cây bằng bìa, xốp hay một số loại quả được bồi từ giấy đã qua sử dụng được gắn chữ cái ở quả, nhị hoa, cây, lá để
giúp trẻ học thông qua các trò chơi như: “tìm quả cho cây, tìm lá cho cây, tìm hoa cho cây, cây nào quả ấy ”
+ Cùng với trẻ tôi làm những chiếc xô, chiếc làn, lá cờ dán chữ cái, bát hoa bằng hộp kem, tôi cắt xốp màu làm quai xô, quai làn dùng giập ghim hướng dẫn trẻ bấm hai bên miệng của hộp kem tạo thành chiếc xô, tôi viết chữ cái nên quai xô để trẻ nhận biết và đọc chữ cái hoặc tôi cắt xốp màu làm vòng đeo tay
cho trẻ, trên chiếc vòng tôi viết chữ cái trong khi làm cô hỏi “chiếc vòng của con mang những chữ cái gì?” cho trẻ đeo vào tay và trẻ thích thú với sản phẩm
của trẻ đã làm ra
Tôi tạo ra ngôi nhà, làm xúc xắc bằng hộp bìa cứng được quét màu và dán chữ cái ở các mặt của xúc xắc và không thể thiếu đồ dùng như bảng gài chữ
cho góc học tập Với những tờ giấy bọc hoa bọc quà xốp màu tưởng chừng
bỏ đi, tôi đã tạo ra được những đồ dùng trang phục mùa hè của bé, váy, mũ, ngôi nhà để đảm bảo thẩm mỹ cho đẹp mắt thu hút trẻ, tôi trang trí thêm chiếc nơ, bông hoa, đường diềm các màu vào trang phục quần áo, với những
đồ chơi tự tạo này đã khơi gợi ở trẻ sự mong muốn sẽ được học được chơi những đồ dùng do chính tay mình tạo ra, và đến giờ học đã thật sự hấp dẫn và thu hút trẻ với những sản phẩm này tôi trang trí xắp sếp ở các góc chơi sao cho phù hợp
Trang 104.2 Biện pháp 2 : Tạo môi trường cho trẻ làm quen chữ viết ở các góc.
Để giúp cho trẻ học tốt hơn môn học làm quen chữ viết ở các góc chơi, tôi
đã xây dựng các góc ở trong và ngoài lớp học, với những hình ảnh và những bài sưu tầm sách báo, bài thơ, bài hát có nội dung chương trình làm quen chữ viết làm bằng những nguyên liệu dễ tìm, có màu sắc hấp dẫn phong phú, giúp trẻ trong việc ôn luyện, củng cố cũng như truyền đạt kiến thức mới về làm quen chữ viết, hơn nữa với trẻ mẫu giáo, trẻ thường tri giác bằng hình ảnh là chủ yếu, vì vậy việc trang trí lớp tạo môi trường cho trẻ học toán góp phần quan trọng trong việc dạy trẻ làm quen với chữ viết Vì thế tôi đã chú trọng đến việc trang trí trên các mảng tường xung quanh lớp và sắp xếp các nhóm, góc phù hợp với chủ đề chủ điểm
* Ví dụ: Góc học tập: Ngoài đồ dùng như sách, vở, bút, phấn Tôi thường
xuyên trang trí, bổ xung đồ dùng, đồ chơi tự tạo, sưu tầm tranh ảnh, con vật, đồ vật, làm bảng gài chữ cho trẻ ghép chữ cái, làm bộ sưu tập về chủ điểm để đưa vào góc, để cuốn hút trẻ trẻ chơi không bị nhàm chán, tôi thường xuyên thay đổi tranh ảnh theo chủ điểm, với tranh mảng tường ở góc học tập tôi viết dòng
chữ “Bé làm quen với chữ cái” trong tranh tôi dán các hình ảnh đồ vật, con vật dưới hình ảnh tôi viết các từ tương ứng Ví dụ: Viết từ cái ô, con khỉ, con voi, và dưới hình ảnh tôi viết mười hai nhóm chữ, khi trẻ chơi góc chơi này
tôi định hướng cho trẻ đọc các từ dưới tranh cùng cô, phát âm chữ cái trong từ,