1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn Một số biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian chotrẻ 5- 6 tuổi

27 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 203 KB

Nội dung

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN1, Tên sáng kiến: Một số biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian cho trẻ 5- 6 tuổi 2, Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ môn Làm quen với toán ở lĩnh vực ph

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1, Tên sáng kiến: Một số biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian cho

trẻ 5- 6 tuổi

2, Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ môn Làm quen với toán ở lĩnh vực pháttriển nhận thức trong chương trình giáo dục mầm non

3, Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Thư Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 20/10/1982

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Nhiệt Điện Phả LạiĐiện thoại: 01287234182

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Nhiệt Điện Phả Lại

Địa chỉ: Phường Phả Lại - Thị xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0320.881.390

5 Các điều kiện để áp dụng sáng kiến:

- Trường, lớp được đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất

- Đồ dùng, đồ chơi đảm bảo đầy đủ theo thông tư 02 của Bộ giáo dục

- Giáo viên nắm chắc phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động trongtrường mầm non

6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Học kì I - Năm học 2014 - 2015

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, định hướng trong không gian là một hoạt động rấtgần gũi với thực tế xung quanh trẻ, đó là những gì trẻ nhìn thấy, quan sát được,

nó vừa phù hợp với hiểu biết của trẻ vừa mang tính ổn định lâu dài trong việchình thành kiến thức toán học sau này của trẻ Song để giúp trẻ xác định nhanh

và chính xác thì giáo viên cần có những biện pháp sáng tạo, phù hợp giúp trẻđịnh hướng đạt kết quả cao hơn Từ đó, giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hoạtđộng ở trường, lớp cũng như giúp trẻ vận dụng để giải quyết các nhiệm vụ khácnhau trong cuộc sống của mình một cách linh hoạt Chính vì vậy mà tôi đã lựa

chọn đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian cho trẻ 5 -6 tuổi” để làm sáng kiến của mình.

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

- Điều kiện để áp dụng sáng kiến: Trường, lớp được đầu tư đầy đủ về cơ sởvật chất Đồ dùng, đồ chơi đảm bảo đầy đủ theo thông tư 02 của Bộ giáo dục.Giáo viên nắm chắc phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động trong trườngmầm non

- Thời gian áp dụng sáng kiến: Học kì I – Năm học 2014 – 2015

- Đối tượng áp dụng sáng kiến: Trẻ 5-6 tuổi

3 Nội dung sáng kiến

- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Dạy trẻ định hướng trong không

gian là một đề tài rất rộng, trừu tượng và khó hiểu, đòi hỏi giáo viên phải cungcấp kiến thức đầy đủ, chính xác Do vậy tiết học luôn khô cứng, chưa sáng tạo

và còn có phần gò bó, trẻ chưa được trải nghiệm và chưa mạnh dạn khi tham giacác hoạt động dẫn đến kết quả xác định vị trí trong không gian của trẻ chưa cao.Chính vì vậy mà những biện pháp trong sáng kiến này đã mang lại những cáimới, sáng tạo hơn trong việc dạy định hướng trong không gian

- Tính khả thi của các giải pháp: Những biện pháp được đưa ra trong đề tài

này như: Dạy trẻ xác định vị trí trong không gian thông qua hoạt động học Dạy

Trang 3

trẻ xác định đồ vật đối với trẻ và đối tượng khác ở mọi lúc, mọi nơi Vận dụnglinh hoạt các phương pháp đồng thời tích hợp nội dung các môn học một cáchphù hợp, hiệu quả Cho trẻ định hướng trong không gian qua việc cho trẻ quansát các hình ảnh sinh động, phong phú trên máy tính, máy chiếu Và cần có sựphối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc dạy trẻ.

- Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Qua việc áp dụng những biện pháp trên

vào trong quá trình dạy trẻ định hướng trong không gian ở lớp mình phụ trách,tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động, trẻ xác định

vị trí trong không gian một cách chính xác, ghi nhớ lâu hơn Bản thân thấy mình

đã có sự linh hoạt, sáng tạo trong các tiết dạy trẻ định hướng trong không gian

4 Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Bằng những kinh nghiệm sáng kiến của mình áp dụng vào quá trình dạytrẻ, qua học kì 1 năm học 2014 – 2015, kết quả khảo sát trên trẻ so với đầu năm

đã tăng lên rõ rệt, tỉ lệ trẻ xếp loại khá, tốt là 70- 80% Các tiết dạy cho trẻ Làmquen với toán ở nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian được chuyênmôn và đồng nghiệp đánh giá, xếp loại tốt Làm được thêm một số đồ dùng, đồchơi tự tạo để phục vụ cho các hoạt động

5 Đề xuất, kiến nghị để thực hiện áp dụng, mở rộng sáng kiến

Đề xuất với chuyên môn nhà trường trong các buổi sinh hoạt chuyên mônhàng tháng tạo điều kiện cho giáo viên được trao đổi chia sẻ kinh nghiệm cùngđồng nghiệp để áp dụng tại các khối lớp trong trường

Đề nghị tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức chuyên đề để cho giáo viênhọc tập, nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với toán

Để sáng kiến có thể được mở rộng áp dụng tại các trường mầm non trongđịa bàn thì bản thân tôi có kiến nghị với Phòng giáo dục thường xuyên tổ chứccác buổi chuyên đề Làm quen với toán ở tất cả các nội dung để giáo viên cáctrường có điều kiện tham gia học hỏi trao đổi kinh nghiệm

Trang 4

“ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”

Câu nói đã góp phần khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục conngười ở lứa tuổi mầm non Bởi thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nướcnhất là trong điều kiện hiện nay, đất nước ta càng đòi hỏi con người phát triểntoàn diện có tri thức khoa học, có khả năng điều khiển những công cụ kỹ thuậthiện đại Vì vậy việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ mầm non là nhiệm vụ chung của toànnhân loại trong đó giáo viên mầm non đóng vai trò chủ đạo

1.2 Lý do về mặt thực tiễn

Trong chương trình giáo dục mầm non thì bộ môn Làm quen với toán là một hoạt động nằm trong lĩnh vực phát triển nhận thức của trẻ Đó là một hoạt động trí tuệ trừu tượng, phong phú và vô cùng quan trọng đối với cuộc sống củacon người Và việc dạy trẻ định hướng trong không gian là một nội dung trong việc hình thành những biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non, góp phần xây dựng mục tiêu giáo dục mầm non

Đối với trẻ 5- 6 tuổi, dạy trẻ định hướng trong không gian là rất gần gũivới thực tế xung quanh trẻ, có vô vàn các đồ vật, con vật, hiện tượng khác nhau

ở xung quanh và đều được sắp xếp, bố trí ở các hướng khác nhau đối với trẻ Đểhình thành cho trẻ các biểu tượng định hướng trong không gian là một nội dungquan trọng, nó vừa phù hợp với thực tiễn, hiểu biết của trẻ vừa mang tính lâu dài

Trang 5

trong việc hình thành kiến thức toán học sau này của trẻ Định hướng trongkhông gian cho trẻ 5- 6 tuổi sẽ giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức khái quát

cơ bản về xác định hướng đối với bản thân trẻ, đối với bạn khác và đối với các

đồ vật, để từ đó trẻ áp dụng vào thực tiễn về trí tuệ và phát triển về nhân cáchcon người mới từ tuổi thơ

Để đạt được những mục đích trên, cần có những biện pháp sáng tạo, phùhợp với thực tiễn, cần phải đổi mới hình thức để hình thành tốt các biểu tượngđịnh hướng trong không gian cho trẻ Và trong quá trình giảng dạy bản thân tôi

đã mạnh dạn nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm để xây dựng đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian cho trẻ 5 -6 tuổi”

1.3 Phạm vi và đối tượng áp dụng.

Phạm vi áp dụng trong các trường mầm non

Đối tượng áp dụng là trẻ 5- 6 tuổi

1.4 Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm giúp giáo viên có thêm những phương pháp, biện pháp, thủ thuậtmới trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với toán ở nội dung dạy trẻ định hướngtrong không gian

Giúp trẻ chú ý, hứng thú hơn khi khi tham gia vào gìơ học Làm quen vớitoán, khắc sâu nội dung bài học và rèn kỹ năng xác định hướng trong khônggian cho trẻ

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm

Trang 6

2.1 Khi nói tới toán học là nói tới những con số, số lượng, kích thước, hìnhdạng không gian…đó cũng chính là những nội dung cần cung cấp cho trẻ mầmnon trong bộ môn Làm quen với toán Việc hình thành ở trẻ những biểu tượng

sơ đẳng ban đầu về toán góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển trítuệ và phát triển toàn diện về nhân cách Trong đó việc cho trẻ làm quen vớitoán ở nội dung định hướng trong không gian như nhận biết, phân biệt trên -dưới, trước - sau, phải - trái có tác dụng phát triển các giác quan, phát triển một

số năng lực trí tuệ như: ghi nhớ, so sánh, phân tích, trừu tượng hoá, khái quáthoá…

2.2 Những vấn đề trên có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuẩn bị kiến thứctoán học làm cơ sở cho trẻ bước vào các bậc học tiếp theo Đặc biệt ở lửa tuổi 5-

6 tuổi, nếu như trẻ có khả năng định hướng tốt trong không gian thì sẽ giúp trẻgiải quyết tốt các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, tham gia và các hoạtđộng một cách nhanh nhẹn và có kỹ năng thuần thục

2.3 Định hướng trong không gian là một hoạt động cần thiết song vô cùngtrừu tượng, khó khăn đòi hỏi giáo viên phải chịu khó tìm tòi, nghiên cứu tìm ranhững cái hay, cái mới trong giảng dạy và phải có kiến thức vững vàng, chínhxác để truyền tải những nội dung đến trẻ sao cho trẻ dễ hiểu, dễ thực hiện

Trang 7

3.2 Khó khăn:

- Kỹ năng xác định vị trí trong không gian của trẻ chưa được thuần thục, trẻnhanh quên và dễ bị phân tán sự chú ý cho nên trẻ còn lúng túng và nhiều trẻxác định chưa chính xác

- Các tiết học dạy trẻ định hướng trong không gian đạt kết quả chưa cao

- Giáo viên chưa có những biện pháp sáng tạo, phù hợp để rèn kĩ năng địnhhướng trong không gian cho trẻ

- Tiết dạy chưa thu hút được sự chú ý, hứng thú tham gia của trẻ

- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc giúp trẻ xác định vị trí trongkhông gian

4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện

4.1 Dạy trẻ xác định vị trí trong không gian thông qua hoạt động học

Đối với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non thì dạy trẻ dưới hình thứccác trò chơi, bài thơ là trẻ hứng thú nhất và kết quả mang lại rất cao Trẻ “ Học

mà chơi - chơi mà học”, thông qua đó, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách thoảimái hơn, sâu sắc hơn Dạy trẻ xác định vị trí trong không gian là một nội dungrất trừu tượng, để trẻ có thể nắm bắt được kiến thức theo yêu cầu của cô đặt ra

Trang 8

một cách tích cực, hứng thú và ghi nhớ được lâu thì cô càng phải linh hoạt trong

tổ chức hoạt động, do vậy tôi đã chú trọng trong khi tổ chức dạy trẻ xác định vịtrí trong không gian trong các tiết học

4.1.1 Sáng tạo trong việc gây hứng thú.

Gây hứng thú vào tiết học đóng vai trò quan trọng vừa để thu hút trẻ tíchcực tham gia vào các hoạt động tiếp theo ngoài ra còn nhằm mục đích để ônluyện kiến thức đã hoc Bên cạnh những thủ thuật đơn giản mà hiệu quả như sửdụng những câu gợi sự chú ý của trẻ: xúm xít, lắng nghe, cô đâu… hay sử dụng

đồ chơi câu đố hay bài hát để thu hút trẻ, tôi còn tích cực sử dụng trò chơi, câuchuyện để gây sự chú ý của trẻ đồng thời cũng để ôn luyện giúp trẻ nhớ lại kiếnthức đã học ở bài trước

Ví dụ: Tiết dạy trẻ “ Xác định trên dưới trước sau của đối tượng khác”, trongphần gây hứng thú, tôi cho trẻ chơi trò chơi “Bàn tay đẹp” để ôn xác định trêndưới, trước sau của bản thân

- Cho trẻ dấu tay ra sau lưng và hỏi: Các con có nhìn thấy tay đẹp của mìnhkhông? Vì sao?

- Cô nói: Tay đẹp đâu và cho trẻ đưa tay ra phía trước

Tay ở phía nào của các con? Vì sao con biết?

- Hãy đưa tay làm bông hoa đẹp ở phía trên nào.Để thấy được bông hoa conphải làm gì?Vì sao phải nhìn lên?

- Muốn có hoa đẹp các con phải làm gì? Khi gieo hạt thì các con gieo ở phíanào?

Ví dụ: Ở đề tài “Xác định phía phải, phía trái của đối tượng khác”, khi gâyhứng thú vào bài tôi cho trẻ xúm xít quanh cô và kể cho trẻ nghe câu chuyện

“Truyện của tay phải, tay trái” cho trẻ nghe để dẫn dắt vào bài

4.1.2 Sử dụng trò chơi vào trọng tâm của tiết học

Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vuichơi, chơi là một cách để trẻ học và là con đường giúp trẻ lớn lên và phát triển

Trang 9

Vì vậy tôi đã tìm ở các tài liệu hướng dẫn các trò chơi hoặc sáng tạo ra các tròchơi mới sinh động hấp dẫn mà vẫn đảm bảo mục đích của tiết học, cung cấpđược kiến thức cần thiết cho trẻ Để trẻ hứng thú, tích cực và thoải mái khi thamgia vào các trò chơi, tôi chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi xen kẽ giữa động

và tĩnh

Ví dụ: Trong tiết học “ Dạy trẻ xác định phía phải, phía trái của đối tượngkhác” tôi sử dụng các trò chơi trong phần trọng tâm như sau:

+ Trò chơi 1: Sắp xếp đồ dùng cho búp bê

Cho trẻ chơi trò sắp xếp đồ dùng, đồ chơi cho búp bê cho đúng phía của búpbê: búp bê cầm bát tay nào? Tay nào cầm thìa? Xếp bàn chải và cốc nước chobúp bê

Trong quá trình chơi cô quan sát và giúp trẻ xác định đúng phía của búp bê.+ Trò chơi 2: Cho trẻ chơi trò chơi “Mõ làng, mõ xóm”, Cô làm người đigiao mõ, vừa gõ mõ vừa đọc:

Lần 1: Lần 2:

Chiềng làng chiềng chạ Mõ làng là tôi

Các bạn tinh tai Mọi người xác định

Nếu là bạn trai Các phía quanh tôi

Đứng ra phía trước Bạn trai phía trái

Nếu là bạn gái Bạn gái phía phải

Đứng ra phía sau Nhanh chân lên nào

Của mõ là tôi

+Trò chơi 3: Thi xem ai nhanh

Chia trẻ thành 3 đội, 1 bạn làm đội trưởng, cho trẻ quan sát các hình ảnhcậu bé và các phía của cậu có bướm, vườn hoa, cây xanh và ngôi nhà Mỗi hìnhảnh hiện ra, cho trẻ quan sát và cô đặt câu hỏi, trẻ thảo luận và đội nào có tín

Trang 10

hiệu trước thì được trả lời, đội nào trả lời đúng sẽ nhận được quà, đội nào nhiềuquà hơn là thắng cuộc.

4.2 Dạy trẻ xác định đồ vật đối với trẻ và với đối tượng khác ở mọi lúc, mọi nơi

Việc dạy trẻ định hướng trong không gian không những chỉ tiến hànhtrên tiết học mà tôi đã áp dụng tổ chức cho trẻ mọi lúc, mọi nơi nhằm thu hútđược sự chú ý của trẻ đem đến giờ học đạt kết quả tốt hơn

Trong tiết học, tôi đã tích hợp các môn học để cho trẻ xác định hướngkhác nhau thông qua bài hát, qua tìm hiểu môi trường xung quanh, thông quacác bài tập thể dục, hoạt động tạo hình và các hoạt động khác

Ví dụ: Tìm hiểu một số con vật sống trong rừng

Tôi cho trẻ quan sát “ Con voi”, vừa cho trẻ đọc bài thơ Con voi và kết hợphỏi trẻ:

+ Chân trước con voi như thế nào?( đi trước)

Trang 11

+ Chân sau con voi như thế nào? (đi sau)

+ Phía sau con voi có gì nào?(cái đuôi)

+ Phía trước con voi có gì?(cái vòi)

Qua đó để cho trẻ xác định được phía trước, phía sau của con voi để trẻnhớ lâu hơn

Ví dụ: Hoạt động ngoài trời: Quan sát chiếc xe máy

Tôi cho trẻ chỉ các bộ phận của xe máy, cho trẻ phát âm và sau mỗi lần chotừng trẻ lên chỉ kết hợp để cho trẻ xác định các hướng cơ bản của trẻ, của bạnkhác và của đồ vật như:

+ Xe máy đứng ở phía nào của con? ( phía trước)

+ Phía sau xe máy là ai?

Hoặc tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời, trẻ được hoà mình vào thế giớixung quanh với những sự vật, hiện tượng thực tế nên ta có thể đưa ra những câuhỏi như: những đám mây ở phía nào của các con? Phía trên còn có gì nữa? Phíatrước con có gì? Cây ở phía nào của các con?

Ở hoạt động vui chơi: ở góc phân vai với trò chơi “ Gia đình”, khi trẻ chơi

bế em cô đến hỏi trẻ:

+ Con cho em bé ăn bằng tay nào?

+ Còn tay trái thì con làm gì?

Cho trẻ chơi trò chơi “ Giơ nhanh đọc đúng” khi phân biệt các hình: Conhãy giơ hình vuông bằng tay trái, giơ hình chữ nhật bằng tay phải

Trang 12

Cho trẻ chơi trò chơi “ Tập tầm vông”, hỏi trẻ: Tay phải có gì? Tay trái cógì?

Khi trẻ chơi trò chơi xây dựng, cô đến chơi cùng trẻ và hỏi con xây nhà ởđâu? Bạn xếp quầy hàng ở đâu?( trên giá)

Ở hoạt động chiều, tôi cho trẻ ôn lại các kiến thức định hướng trong khônggian đã học ở các tiết trước như: đặt câu hỏi để trẻ hệ thống lại kiến thức trên -dưới, phải- trái, trước- sau Hoặc có thể cho trẻ xem tranh về ngôi nhà của bé cócác hình ảnh được bố trí cân đối và chính xác theo các hướng cơ bản để cho trẻxác định:

+ Các con nhìn xem phía trên ngôi nhà có gì?( đám mây, ông mặt trời)

+ Phía dưới ngôi nhà có gì?(có mặt đất)

+ Đàn gà ở bên nào của ngôi nhà?( bên trái)

+ Bên phải của vườn hoa có gì?

Ví dụ: Trẻ chơi xong hoặc khi cho trẻ lau chùi, cất đồ dùng, đồ chơi: tập

cho trẻ biết xếp cất đồ dùng đúng nơi quy định theo yêu cầu ( xếp lên trên giá,

để xuống phía dưới, để ở phía sau, phía trước….)

Ví dụ: Khi ăn cơm cô có thể luyện nhận biết tay phải, tay trái bằng cách hỏi

trẻ: Tay phải cầm gì? Tay trái cầm gì? Bạn nào ngồi ở phía trái, phía phải củacon?

Sau khi cho trẻ được định hướng các đồ vật ở mọi lúc, mọi nơi trẻ sẽ nhớđược lâu hơn và khả năng định hướng của trẻ trong không gian nhanh hơn

4.3 Vận dụng linh hoạt các phương pháp đồng thời tích hợp nội dung các môn học.

Để hình thành các biểu tượng sơ đẳng ban đầu về định hướng trong khônggian cho trẻ, hầu hết được sử dụng các phương pháp: phương pháp thực hành,phương pháp trực quan, phương pháp trò chơi, phương pháp dùng lời nói Mỗiphương pháp đều mang lại những hiệu quả nhất định vì vậy cần vận dụng linhhoạt các phương pháp đó tạo ra sự tác động hỗ trợ lẫn nhau Ngoài ra tôi thường

Trang 13

xuyên thay đổi các hình thức hoạt động để trẻ đỡ nhàm chán bằng việc tích hợpnội dung các môn học vào quá trình giảng dạy một cách nhẹ nhàng, phù hợp.

Ví dụ: Trong giờ học “ Khám phá khoa học” ở chủ đề Thực vật, khi quan

sát trò chuyện với trẻ về vườn cây ăn quả, qua đó tôi cho trẻ định hướng như:bên phải cây na có gì? Bên trái cây có gì? Trên cây có gì? Dưới cây có gì?

Ví dụ: Tiết dạy thể dục: Khi chuyển đội hình, cho trẻ làm theo hiệu lệnh

của cô như: Bên phải quay, bên trái quay, đằng sau quay Bước tiến về trước, lùi

về phía sau

Qua đó trẻ sẽ nhớ lại và xác định đúng hướng của bản thân

Ví dụ: Trong giờ học âm nhạc với bài hát “ Đường em đi”,, hỏi trẻ:

+ Đường em đi bên nào?

+ Đường em không đi là đường bên nào?

Từ đó trẻ định hướng được bên trái, bên phái của mình và giáo dục trẻ vềluật lệ giao thông đơn giản

Ví dụ: Trong giờ học Tạo hình: Vẽ ngôi nhà

Cô có thể sử dụng các câu hỏi gợi mở để giúp trẻ định hướng khi nhận xét

bố cục bức tranh:

+Phía trên ngôi nhà có gì?

+ Đàn gà ở phía nào của ngôi nhà?

+Phía trái ngôi nhà là gì?

+ Ngôi nhà ở phía nào của cái cây? Vì sao con biết?

Với những câu hỏi như vậy vừa giúp trẻ có kĩ năng quan sát, nhận xét, mởrộng vốn từ… vừa củng cố được khả năng định hướng trong không gian, kíchthích khả năng tư duy của trẻ

4.4 Làm đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn, sinh động tạo môi trường cho trẻ định hướng trong không gian.

Đối với bộ môn Làm quen với toán, mà đặc biệt là nội dung định hướng

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w