1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi là người dân tộc thiểu số phát triển ngôn ngưc giao tiếp thông qua dạy trẻ kể chuyện

21 609 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 499,5 KB

Nội dung

Tăng cường các biện pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu sốđảm bảo tất cả trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vàolớp 1 đây là một trong những

Trang 1

1 Mở đầu.

1.1 Lý do chọn đề tài

Tăng cường các biện pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu sốđảm bảo tất cả trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vàolớp 1 đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của trường mầm non có học sinh

là người dân tộc thiểu số, Chính phủ đã ra quyết định số 1008/ QĐ-TTg ngày02/6/2016 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “ Tăng cường tiếng Việt cho trẻMầm non học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 định hướng

đến năm 2025”, trong những năm học gần đây, chuyên đề giáo dục “Dạy tiếng việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số” được xác định là chuyên đề trọng tâm trong các trường

Mầm non vùng dân tộc thiểu số, với mong muốn để thực hiện có hiệu quả ngày mộtnâng cao chất lượng sử dụng tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất củagiáo dục mầm non nhất là ngôn ngữ giao tiếp Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp,học tập và vui chơi Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ

em Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diệnbao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và chuẩn mực hành vi văn hóa

Cẩm Châu là một xã vùng 135 đặc biệt khó khăn của chính phủ nằm ở phíatây nam huyện Cẩm Thủy, cuộc sống của bà con nhân dân trong xã chủ yếu làmnghề nông nghiệp với trên 90% dân số là người dân tộc thiểu số dân tộc mường vàdân tộc Dao Khi trẻ mẫu giáo ở nhà với ông bà, bố, mẹ, chủ yếu là giao tiếp bằng

“Tiếng dân tộc Dao, Tiếng dân tộc Mường” vì vậy khi trẻ đến trường trẻ việc nói

được tiếng phổ thông chưa thành thạo, một số ít đã hiểu tiếng phổ thông nhưng sửdụng trong giao tiếp còn hạn chế, trẻ thường nói trống không nói chưa đủ thànhphần ngữ pháp không đủ từ trong câu, hay nói còn lẫn tiếng dân tộc, nhất là trongquá trình đặt câu hỏi sắp xếp từ trong câu lộn xộn không đúng nghĩa, nên gặp rấtnhiều khó khăn trong việc giao tiếp và tiếp thu kiến thức của trẻ

Đối với trẻ em mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảmvới nghệ thuật ngôn từ Âm điệu, hình tượng của các bài thơ Những câu chuyện cổtích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học là chotrẻ tiếp xúc với ngôn ngữ chất lượng cao vì ngôn ngữ trong tác phẩm văn học đượcchọn lọc các từ ngữ đẹp rất tinh tế sẽ đến gần với trẻ dần trở thành vốn từ cho trẻtrong quá trình sử dụng và giao tiếp của trẻ hàng ngày

Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, trước hết phải giúp trẻ tạođiều kiện cơ bản để các hoạt động hàng ngày trong trường mầm non được tổ chứcđạt hiệu quả cao nhất là hoạt động giao tiếp thường xuyên giữa cô và trẻ cũng nhưhoạt động trẻ khám phá khoa học và trải nghiệm cùng bạn bè, nhất là việc giúp trẻ

sử dụng thành thạo tiếng phổ thông trong giáo tiếp, đặc biệt và việc giúp trẻ nói rõ

Trang 2

khi giao tiếp, hay sử dụng tiếng dân tộc của trẻ đây là điều kiện cần thiết giúp trẻtrong việc giao tiếp với mọi người xung quanh mạnh dạn tự tin chuẩn bị tốt cácđiều kiện vào lớp 1 sau này

Vậy làm như thế nào để học sinh khi đến trường có thể giao tiếp với cô vớibạn và với những người xung quanh các cô trong trường bằng tiếng phổ thông mộtcách thành thạo, đủ từ trong câu, khắc phục được việc nói trống, nói tiếng dân tộcđặc biệt là giúp trẻ biết sử dụng tiếng việt bằng những từ ngữ đẹp mang tính giáo

dục văn hóa cao từ suy nghĩ đó tôi đã chọn đề tài " Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi là người dân tộc thiểu số phát triển ngôn ngữ giao tiếp thông qua dạy trẻ kể truyện " để thực hiện trong năm học tìm ra các biện pháp tổ chức hoạt

động có hiệu quả khắc phục các tồn tại trong quá trình tổ chức hoạt động dạy trẻmẫu giáo 4-5 tuổi là người dân tộc thiểu số biết sử dụng tiếng việt rõ ràng mạch lạctrong giao tiếp

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Với đề tài này mục đích nghiên cứu nhằm để tìm ra các biện pháp tổ chứcphát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số lớp mẫu giáo 4-5 tuổi trườngmâm non Cẩm Châu đạt hiệu quả

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu tổng hợp một số biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo 4- 5 tuổi người dântộc thiểu số phát triển ngôn ngữ giao tiếp thông qua dạy trẻ kể chuyện

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu tài liệu chuyên đề liên quan đến dạy tiếng Việt cho trẻ ngườidân tộc thiểu số, nghiên cứu tài liệu cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học

và các tài liệu liên quan đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non

Phương pháp điều tra khảo sát thực tế của lớp

Vận dụng các phương pháp qua nghiên cứu tài liệu sát với tình hình thực tếcủa trẻ trong lớp

Khảo sát thống kê chất lượng của trẻ trước - trong và sau một thời gian thựchiện Để so sánh kết quả

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Ở lứa tuổi mầm non đây là lứa tuổi trẻ học nói, chính vì vậy việc cung cấpvốn từ tiếng Việt cho trẻ, đặc biệt là các trẻ dân tộc thiểu số hay sử dụng tiếng mẹ

đẻ của trẻ nên việc cho trẻ tiếp nhận tiếng phổ thông là vô cùng quan trọng Vì vậyviệc cung cấp vốn từ tiếng phổ thông cần được quan tâm, nhằm hình thành pháttriển những kỹ năng cần thiết cho trẻ sau này

Trang 3

Qua quá trình nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ dân tộc thiểu số, cho thấy việclàm quen tiếng Việt và chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số có tác động rấtlớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ sau này.

Quá trình học tiếng Việt của trẻ dân tộc thiểu số phụ thuộc rất nhiều vào giáoviên, vì trong mỗi chủ đề chủ điểm giáo viên sẽ dạy trẻ cái gì và cần dạy như thếnào để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, hứng thú tham gia vào các hoạt động, phát huy đượctính tích cực chủ động sáng tạo ở trẻ

Ngôn ngữ cho trẻ giao tiếp là một chủ thể tích cực, là tiền đề để trẻ tích cựcgiao tiếp với bạn bè và chủ động giao tiếp Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sửdụng lời nói để trò chuyện, đàm thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suynghĩ, giải thích một vấn đề nào đó trong cuộc sống như: Kể lại được sự việc, câuchuyện đã được nghe, được chứng kiến, hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra Trẻ cầntập nghe, hiểu lời nói của cô của những người xung quanh Sau đó tập trình bày suynghĩ và sự hiểu biết của mình theo ngôn ngữ tiếng Việt

Muốn phát triển ở trẻ kỹ năng, hiểu và nói được ngôn ngữ tiếng Việt, trước hếtphải cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động phát triển ngôn ngữ qua trò chuyện, đàmthoại, đọc cho trẻ nghe và đặc biệt hơn để phát tiển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu

số cho trẻ học thông qua kể chuyện trong tác phẩm văn học là vô cùng quan trọngnhưng hình thành như thế nào đây mới thật là điều không phải dễ

Trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số bắt đầu học tiếng Việt trên cơ sở kinhnghiệm tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Việt Môi trường giao tiếp tiếng Việt củatrẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số thu hẹp cả về mặt không gian lẫn thời gian (trongphạm vi trường lớp mầm non).Việc học tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu sốchịu ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất và sự giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng mẹ đẻvới tiếng Việt

Sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc, trong đó có khía cạnh ngôn ngữ cũngảnh hưởng tới việc học tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số Sự khác biệt vềđiều kiện sống của các dân tộc thiểu số có tác động nhất định đối với việc học tiếngViệt của trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số

Một số dân tộc sống ở khu vực gần nơi có nhiều người Kinh sinh sống, tiếngViệt trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc trong cộng đồng đó nênviệc học tiếng Việt của trẻ có nhiều thuận lợi Một số dân tộc sống ở vùng sâu, điềukiện sống tách biệt, hoặc khu vực chỉ có một dân tộc thuần túy, không có nhu cầugiao tiếp giữa các dân tộc với nhau và tiếng Việt không phải là ngôn ngữ giao tiếpchung trong cộng đồng, chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp nên trẻ em ở môitrường này chỉ có duy nhất kinh nghiệm ngôn ngữ trong phạm vi tiếng mẹ đẻ

Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiênnhiên các mối quan hệ xã hội qua lại của con người những hình tượng đó giúp trẻnhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học

Trang 4

Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cáchđọc kể chuyện diễn cảm, kể lại các tác phẩm văn học mà cô giáo đã mang đến chotrẻ cao hơn nữa là cho trẻ đóng kịch trẻ thể hiện tái tạo lại các tác phẩm văn học Chính vì vậy để chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông thì ngay từ khi còn ởtrường mầm non phải trang bị cho trẻ một vốn hiểu biết về tiếng phổ thông phảigiúp trẻ hiểu và nói được tiếng phổ thông đặc biệt là ngôn ngữ giao tiếp

2.2 Thực trạng vấn đề.

2.2.1 Thuận lợi.

Bản thân là giáo viên là người dân tộc thiểu số lại là người dân tộc dao hiểuđược ngôn ngữ của trẻ vì ngôn ngữ của trẻ trong lớp toàn bộ là trẻ dân tộc dao vàdân tộc mường nên cô hiểu rất rõ về trẻ, đó cùng là một thuận tiện rất lớn cho côkhi trẻ nói tiếng dân tộc trong những giờ học, giờ chơi thì cô có thể sữa sai cho trẻkịp thời, bản thân cô cũng có trình độ trên chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêunghề mến trẻ, ở lớp trẻ có cùng một độ tuổi

Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ cho lớp

Được sự quan tâm tín nhiệm và tin cậy sự phối hợp tích cực của phụ huynh.Được sự quan tâm của phòng giáo dục tổ chức lớp tập huấn chuyên đề

“Hướng dẫn chuẩn bị tiếng việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số trong thựchiện chương trình giáo dục mầm non.” Chính phủ đã ra quyết định số 1008/ QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “ Tăng cường tiếngViệt cho trẻ Mầm non học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020định hướng đến năm 2025”

2.2.2 Khó khăn.

Năm học 2016 - 2017 được sự phân công chủ nhiệm lớp 4-5 tuổi với 41% trẻ

là người dân tộc Dao, 59% trẻ là người dân tộc Mường thường xuyên sử dụng tiếngmẹ đẻ khi ở nhà, khi đến lớp số rất ít biết tiếng phổ thông, khi giao tiếp trẻ thườngnói trống không nói thiếu thành phần ngữ pháp, trẻ nói tiếng Việt không rõ ràngcòn lẫn lộn giữa tiếng việt với tiếng dân tộc mình nhất là tiếng Mường, dẫn đến sựhòa đồng số trẻ trong lớp của hai dân tộc gặp khó khăn

Khi ở lớp trẻ chưa tự tin khi giao tiếp với cô giáo và các bạn

Đồ dùng trực quan còn ít chưa đa dạng phong phú, thẩm mỹ chưa đạt, giá trị

sử dụng chưa cao Đặc biệt là đồ dùng cho trẻ hoạt động còn ít

Phụ huynh phần lớn là làm nông nghiệp, nên gặp rất nhiều khó khăn về việc

hỗ trợ đóng góp kinh phí để tạo góc hoạt động văn học cho trẻ

Trang 5

Khi dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, trẻ chưa hứng thú trả lới câuhỏi của cô trong đàm thoại chuyện nên việc dạy trẻ kể lại chuyện sử dụng ngôn ngữvăn học còn hạn chế

2.2.3 Kết quả khảo sát thực trạng đầu năm

3 Biết thể hiện ngôn ngữ tiếng việt

để kể chuyện thể hiện khi đóng

kịch

4 Thể hiện được sự giao tiếp bằng

tiếng việt thường xuyên rõ ràng

Hiện nay, nếu cô tạo được môi trường hoạt động cho trẻ hoạt động tốt thì sẽkích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt rấtcao Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưahình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góc trong

và ngoài lớp học, thể hiện trên các mảng tường vẽ và sưu tầm một số bộ truyệntranh ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy, vận động phụ huynh đóng góptruyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày, đây là một việcrất cần thiết bởi vì khi cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh chúng ta đã làmtăng thêm vốn hiểu biết của trẻ, làm cho kiến thức của trẻ ngày càng phong phú

Trang 6

Đối với Mẫu giáo nhỡ tôi thường sử dụng hình thức khó hơn Mẫu giáo bé Cụthể như khi trẻ đã thuộc chuyện, tôi thường cho trẻ đóng kịch theo nội dung câuchuyện Tôi biết phương pháp dạy trẻ đóng kịch là phương pháp khó Nhưng khihướng dẫn trẻ đóng kịch tôi đã rèn cho trẻ kể diễn cảm, rèn cho trẻ tinh thần họctập, tập thể, trí nhớ tưởng tượng, óc sáng tạo và tính độc lập giúp cho trẻ kết hợphài hoà giữa ngôn ngữ với bộc lộ trạng thái tâm lý tình cảm cùng với hành động đểthể hiện tính cách của nhân vật

Ngoài việc dạy trẻ đóng kịch, tôi thường xuyên xây dựng kế hoạch cho trẻ “Kểchuyện sáng tạo” theo từng chủ đề

Tôi luôn xác định môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tinphong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ Đây là môitrường giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trongcuộc sống, các kiến thức, kĩ năng của trẻ được củng cố và bổ sung

Môi trường phù hợp, đa dạng phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ trong học tập

và xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ

Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường trong không gian củalớp học trong các góc nhất là góc làm quen với tác phẩm văn học, góc học tập haygóc âm nhạc, một số bức tranh hình ảnh to đã giúp trẻ tri giác, trẻ được thảo luận,bàn bạc về câu chuyện đó, khi trẻ trao đổi với nhau, trò chuyện và kể những gì màtrẻ đang tranh luận về các bức tranh của các câu chuyện

Hình ảnh cô và trẻ cùng nhau trò truyện trong góc truyện

Trang 7

Khi trẻ vào các góc có tranh và đồ dùng cô đều gợi cho trẻ kể lại câu chuyện

trong các bức tranh, trong quá trình trẻ kể cô phải sửa sai cho trẻ ngay Từ đó trẻbiết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện diễn cảm hay giúp trẻ đóng kịchtrong những câu chuyện trẻ được học

Ví dụ: Khi trẻ xem tranh chuyện " Tích Chu" trong chủ điểm gia đình trẻ dân

tộc mường hay gọi bà là “ Mú” cô sữa sai ngay cho trẻ đọc từ “mú" thành từ “bà” nhé, hay cô chỉ vào hình ảnh cháu trai thì các trẻ dân tộc dao hay nói đó là “ Tầm nau” nghĩa là “Anh trai” cô sữa được các từ trẻ hay dùng ở nhà để trẻ tránh được

trong khi trẻ kể lại chuyện thể hiện các câu đối thoại trong chuyện không bị giánđoạn, tương tự các chủ điểm khác cô cũng có các bức tranh về các câu chuyện đểtrẻ được tiếp xúc hàng ngày các câu đối thoại trong các câu chuyện cô cũng tròtruyện gần gũi trẻ hơn để giúp trẻ sử dụng thường xuyên tiếng phổ thông từ đó sẽcung cấp vốn từ mới cho trẻ trẻ sẽ biết vận dụng vào trong giao tiếp mỗi ngày khi ởlớp hay ở nhà

Hình ảnh cô giúp trẻ xem tranh, con rối trẻ đang xem để kể lại chuyện

Trang 8

Điều đặc biệt hơn nữa tôi đầu tư suy nghĩ và làm ra các loại rối tay cho trẻhoạt động Thực tế tôi nhận thấy đồ dùng làm bằng rối tay hầu như ở các lớp không

có trẻ hoạt động, qua nghiên cứu tìm tòi tôi đã vận dụng làm từ các quả bóng, chổirơm, đĩa nhựa đồ chơi, vải vụn để làm mặt con rối sau đó dùng vải hoặc len móclàm váy, thân tay để khi trẻ sử dụng không bị thô cứng Các khuôn mặt có thể thayđổi tùy theo nội dung, nhân vật của câu chuyện trẻ kể

Ví dụ: Trong bài thơ “ Mèo đi câu cá” cô chỉ vào nhân vật rối về con mèo thì

trẻ sẽ liên tưởng đến bài thơ, nhưng nhiều trẻ hay dùng từ hay gọi tên các nhân vật

chưa đúng với tiếng phổ thông như tiếng dao con mèo được gọi là “Mù lầm” mèo

đi câu cá trẻ lại đọc là “Mù lầm mình bặt beo” từ này có nghĩa là “ Mèo đi câu cá” hay các cháu dân tộc mường thì hay nói “ Cài thau bặt cà’’ nghĩa là “Cái rõ bắt cá’’ khi trẻ nói như vậy thì tôi sửa lại và cho trẻ đọc lại những từ đó 3 lần để trẻ

khắc sâu từ ngữ tiếng việt

Môi trường lớp học phù hợp với trẻ luôn tạo cho trẻ khả năng và thích thú khitham gia vào bài học và đặc biệt là việc tiếp thu và sử dụng tiếng phổ thông của trẻ

có kết quả hơn

Với các chủ điểm khác tôi cũng làm như vậy và đã phát huy được khả năng sửdụng tiếng việt của trẻ đạt kết quả cao góp phần làm cho trẻ em dân tộc thiểu số vàđặc biệt là trẻ em người “Dao” ở quê tôi không còn lạ lẫm với tiếng phổ thông khigiao tiếp với mọi người xung quanh như ông bà, bố mẹ và mọi người xung quanh,

mà trẻ tự tin hơn, mạnh dạn hơn, để trả lời bằng tiếng phổ thông (Tiếng việt)

Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học để giúp trẻ kể chuyện chú ý sửa saicho trẻ khi sử dụng từ tập trung cho trẻ nói, kể chuyện là một việc làm vô cùngquan trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ làm giàu vốn từ giúp trẻ tựtin trong giao tiếp Đòi hỏi cô giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vậtngỗ nghĩnh, đáng yêu, đồng thời cũng phải biết hướng lái, gợi mở cho trẻ có tìnhhuống và sử lý kịp thời khi trẻ phát âm ngọng hay phát âm sai từ đó trẻ mới tíchcực khi tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo Qua nội dung các bức tranh, cácnhân vật, các con rối trẻ được xem và nói lên nhận xét của mình về các nhân vật

đó, như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng hơn

3.2 Biện pháp 2: Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ để trẻ kể lại chuyện rèn luyện trẻ sử dụng tiếng việt

Bên cạnh với một môi trường hoạt động với đầy đủ các loai đồ dùng trực quan

đa dạng phong phú, thu hút hứng thú tham gia kể lại chuyện của trẻ thì chúng tacòn phải dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ để thể hiện lời kể

Trang 9

Hình ảnh cô sử dụng mô hình kể chuyện giúp trẻ hiểu về nhân vật truyện

Khi dạy trẻ kể lại tôi đã chuẩn bị cho trẻ những tập truyện tranh, các bộ môhình sưu tầm bằng cách đọc kể, trò truyện cho trẻ nghe ở các giờ đón trả trẻ và giờchơi hàng ngày

Ví dụ : Cô có mô hình nói về các con côn trùng, có trẻ Dao nói “ con chuồn chuồn” thì trẻ lại đọc là “Nom kèn búng’’, cô cần sữa ngay bằng cách cho trẻ phát

âm lại là đây là “con chuồn chuồn” và sau đấy cho các trẻ khác phát âm lại để

tránh các trẻ khác lại phát âm sai

Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói đúng tiếng phổthông cũng như nói đủ câu đủ từ ngữ tiếng việt, đây là cơ sở cho trẻ có kiến thứcvững chắc khi sử dụng tiếng Việt thực hiện kể lại chuyên Qua cách làm quen nhưvậy trẻ biết thể hiện tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mìnhtrẻ sẽ chú ý đến các từ ngữ tiếng Việt cô đã chuyển từ tiếng dân tộc sang tiếng phổthông

Trang 10

Ví dụ : Bà tiên ông bụt tốt bụng, thì trẻ lại đọc “ Mú tiên” tên địa chủ tham lam độc ác, gà con xinh đẹp đáng yêu thì trẻ đọc “Con kha’’ những từ ngữ này

khi trẻ nói nhiều lần sẽ thành thói quen Tôi tổ chức cho trẻ xem thêm mô hình

hoặc trang trại nuôi gà của bác nông dân Con gì đây? Trẻ trả lời là “ Con kha” có nghĩa là “ Con gà” Khi nghe trẻ trả lời như vậy tôi sẽ cho 1 trẻ khác nói lại bằng

tiếng phổ thông 1-2 lần tôi sẽ củng cố lại sau đó tôi cho cả lớp nhắc lại bằng tiếng

phổ thông “Con gà ạ’’ và trực tiếp cho những trẻ nói sai phát âm lại 3 lần.

Bên cạnh đó tôi còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện, cho trẻxem qua đĩa hình ảnh các câu chuyện Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoạigiữa cô và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác vànói lên ý tưởng của mình qua sự nhận thức của trẻ

Tôi dạy trẻ kể chuyện theo từng nhóm, theo thời gian thực hiện một hoặc haituần kết hợp lồng ghép các môn học khác các trò chơi để củng cố và khắc sâu kiếnthức mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh cho trẻ

Sau đây là môt số cách dạy trẻ sử dụng đồ dùng trực quan

Dạy trẻ sử dụng rối tay dạy trẻ sử dụng từng con vật, kết hợp với lời nói ngônngữ biểu cảm cùng với cách diễn rối qua cử động các con rối đi lại

Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ sử dụng cầm rối kể lại chuyện

Ngày đăng: 09/08/2017, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w