1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen văn học

22 340 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Song ngôn ngữ không phải là cái bẩmsinh mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình đứa trẻ sống và giaolưu với những người xung quanh, và tiếng “mẹ đẻ” là cơ sở phát triển trí t

Trang 1

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người nó là một nhân tốquan trọng trong sự phát triển nhân cách Song ngôn ngữ không phải là cái bẩmsinh mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình đứa trẻ sống và giaolưu với những người xung quanh, và tiếng “mẹ đẻ” là cơ sở phát triển trí tuệ, làvốn quý của mọi tri thức Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt mạch lạc chotrẻ là trang bị cho trẻ nhận thức về thế giới xung quanh và mở rộng quan hệ vớimọi người Mặt khác, ở lứa tuổi mẫu giáo yêu cầu khả năng diễn đạt, ngôn ngữmạch lạc, đọc kể diễn cảm theo mẫu, cấu trúc câu, đúng ngữ pháp, rõ ràng, biểucảm âm thanh ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ là vô cùng quan trọng

Đối với trẻ mẫu giáo, muốn diễn đạt những suy nghĩ của mình, trẻ phảidùng ngôn ngữ để trao đổi và cũng nhờ ngôn ngữ đó mà người lớn giúp trẻ cónhận thức đúng đắn, phân biệt được cái tốt, cái xấu, có tình yêu đối với conngười và thiên nhiên Trẻ em là người trực tiếp được giáo dục, là những chủnhân tương lai của đất nước Do đó, sự nghiệp giáo dục đã và đang được Đảng

và nước ta quan tâm, coi trọng hàng đầu Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiêntrong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng cho sự hình thành và phát triểnnhân cách con người Hơn ai hết, bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôihiểu vai trò, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là giúp trẻphát triển hài hòa, cân đối về mọi mặt “ Đức - Trí - Thể - Mỹ…”

Hoạt động cho trẻ làm quen văn học đã đóng góp một phần không nhỏ vàoviệc thực hiện mục tiêu giáo dục Cho trẻ tham gia vào hoạt động văn học làchúng ta đã giúp cho trẻ hình thành, phát triển nhân cách toàn diện về trí tuệ,đạo đức, thẩm mỹ, đặc biệt là chúng ta đã giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.Vậy phát triển ngôn ngữ mạch lạc là gì? Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là pháttriển khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày lôgíc, trình tự, chínhxác, đúng ngữ pháp cho trẻ Làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạchlạc? Đó là điều tôi phải băn khoăn, suy nghĩ tìm ra những giải pháp, cách làm đểgiúp trẻ phát triển ngôn ngữ của mình Hoạt động cho trẻ làm quen văn học làmột lĩnh vực mà qua đó tôi có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc là mộtcách tốt nhất, có hiệu quả nhất, đó cũng là lí do tôi chọn đề tài “Một số biệnpháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làmquen với văn học”

Trang 2

- Trẻ trong lớp đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thích hoạt động vui chơi.

- Nhiều phụ huynh trong lớp quan tâm ủng hộ học liệu và nguyên vật liệulàm đồ dùng, đồ chơi

- Các giáo viên trong lớp đều có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ Các

cô đều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức nhiều hìnhthức trò chơi phong phú, tổ chức cho trẻ chơi hàng ngày

- Được tham gia các lớp tập huấn xây dựng chương trình, tự chọn nhữngbài dạy phù hợp với nhận thức của trẻ, được dự giờ các tiết mẫu về chuyên đềlàm quen văn học như : Kể chuyện, đọc thơ…ở các trường bạn trong Quận, nênbản thân đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.Hơn nữa chuyên đề “ Làm quen văn học” đã được triển khai nhiều năm nên phụhuynh cũng có một phần nào nhận thức được tầm quan trọng của môn học và cóquan tâm đến việc học tập của con

- Mặt khác, bản thân tôi được sống trong tập thể chị em đoàn kết, yêuthương, quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc, cùngnhau học hỏi trao đổi kinh nghiệm…hơn nữa bản thân tôi cũng có thế mạnh làham tìm tòi học hỏi, thích khám phá những cái hay, cái lạ, say sưa nghiên cứubài soạn, linh hoạt sáng tạo nhiều cái mới trong giảng dạy, có ý thức phấn đấuvươn lên

Trang 3

b Về phía trẻ

- Một số phụ huynh bận công việc đồng ruộng nên ít chăm lo, trò chuyệnvới trẻ và nghe trẻ nói để uốn nắn cho trẻ về ngôn ngữ

- Trong lớp có trẻ kém ngôn ngữ, cảm xúc kém

- Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều Một số

bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thểchất như bé: Bảo Anh, Phương Vy, Tiến Trung, Một số trẻ lại quá hiếu độnghay đánh bạn như cháu Quang Tiến, Xuân Phúc, Thanh Tùng nên cũng ảnhhưởng tới việc cung cấp kiến thức trong quá trình học

- Tâm lý trẻ chưa ổn định, ở lứa tuổi này trẻ đang trải qua “Thời kì khủnghoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ, nhu cầu muốn khẳngđịnh mình là rất lớn, trẻ muốn cái gì cũng dành về mình, do đó tính ích kỉ càng

Kết quả khảo sát đầu năm : 41 trẻ :

Số trẻ không

Ghi chú

Trang 4

2.3 Mặt hạn chế và nguyên nhân:

Trường chúng tôi nằm ở khu vực nông thôn, đa số là con em gia đình nôngnghiệp nên đời sống của nhân dân cũng gặp nhiều khó khăn, một số gia đìnhchưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con cái vì thế việc phối hợp giữagiáo viên và phụ huynh có phần hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy vàhọc

Mặc dù nhà trường đã mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi nhưng vẫnchưa đầy đủ số lượng theo quy định, có những loại đồ dùng mới được đủ vềdanh mục nhưng chưa đủ về số lượng

Một số trẻ đi học không học qua độ tuổi 24-36 tháng khả năng hoà nhậpvới các bạn còn rụt rè, nhút nhát, chưa thuộc các bài thơ, câu chuyện và các hoạtđộng cũng chưa được mạnh dạn, sử dụng tiếng địa phương nhiều, nói đớt, nóingọng, nói lặp, nói không đủ câu, nhiều câu nói không có nghĩa, nên rất khókhăn trong quá trình dạy trẻ Vì thế dẫn đến các tiết học trầm, chưa sôi nổi, rờirạc trẻ chưa hoạt bát, tư duy sáng tạo của trẻ cũng yếu, phát âm chưa hết câu,không trọn vẹn câu, phát âm cũng lặp

3 Thời gian nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 8/2018 đến cuối tháng 2/2019

4 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông quahoạt động làm quen văn học

5 Phạm vi nghiên cứu

Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi lớp C2

Trang 5

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.

1.1 Cơ sở lý luận:

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giaiđoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ Trẻ ở lứatuổi mầm non sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tíchcực hoá vốn từ, ngôn ngữ cũa trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn,mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngônngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển Bằng các hình tượng văn học

mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại củacon người Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xáccủa từ ngữ trong tác phẩm văn học Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với

từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là biết dùngngôn ngữ của mình để kể chuyện sáng tạo Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp,yêu cầu khi kể chuyện sáng tạo trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện, tạo

ra cấu trúc lôgic được thể hiện trong hình nói tương ứng (lời nói kết hợp với sửdụng đồ dùng trực quan) Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các

kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tậptrung chú ý và nói biểu cảm Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quátrình nhận thức có hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hàng ngày

Từ những cơ sở lý luận trên tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Một số biện phápgiúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quenvăn học” nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ mầm non hiện nay

1.2 Cơ sở thực tiễn

Đối với trẻ ở mầm non thì ngôn ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng.Nhưng điều kiện để trẻ được thực hành, trải nghiệm và phát triển ngôn ngữ chưaphong phú chủ yếu là trên lớp chưa có điều kiện để cho trẻ tham quan, dã ngoại,

để thu thập thêm các thông tin, hình ảnh để trẻ hiểu, ghi nhớ và sáng tác ra cácbài thơ, câu chuyện nên chưa phát triển hết khả năng của trẻ Đặc biệt một số trẻphát âm chưa rõ ràng còn nói lắp, nói ngọng, vốn từ còn nghèo nàn chủ yếu làphát âm theo cô, sự sáng tạo ra các tác phẩm chưa có Do vậy để bồi dưỡng vàphát triển ngôn ngữ của trẻ chúng ta cần tạo môi trường, cơ hội cho trẻ được trigiác tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh, rèn luyện phát âm chuẩn, chínhxác, khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ Để tạo được sự linh hoạt trong quá trình

đó cần tăng cường cho trẻ luyện tập các kỹ năng nói, phát âm, giọng đọc kể rõ

Trang 6

ràng, cử chỉ, điệu bộ phù hợp Tập cho trẻ biết tự điều chỉnh nhịp độ, cường độ,giọng đọc, kể phù hợp với nhân vật, hoàn cảnh.

Trong những năm tháng dạy trẻ và được tiếp xúc với trẻ ở nhiều độtuổi.Tôi nhận thấy phạm vi tiếp xúc của trẻ còn hạn chế dẫn đến sự hiểu biết củatrẻ còn nghèo nàn, cuộc sống của trẻ còn nhiều điều mới lạ mà việc giúp cho trẻ

kể lại chuyện cung cấp cho trẻ những nội dung kiến thức đơn giản trong trườngmầm non việc dạy trẻ đọc thơ, kể lại chuyện đã được thực hiện nhưng chưa sâusắc Vì trẻ mới đọc, kể lại như thuộc một bài thơ, câu truyện mà chưa có sự sángtạo trong khi kể Vậy nó đòi hỏi sự nỗ lực hoạt động sáng tạo của cô giáo Trướchết cô phải là người kể sáng tạo dựa trên những cơ sở khoa học, những biệnpháp cụ thể để dạy trẻ kể lại truyện một cách sáng tạo

Ngoài ra trong các giờ hoạt động tôi sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau

để gây hứng thú giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung chuyện, nhớ chuyện, thuộcchuyện và đọc kể diễn cảm kể chuyện sáng tạo, đóng kịch trong hoạt động nàyhình thức sử dụng đồ dùng trực quan rất có hiệu quả Đồ dùng trực quan có thể

là tranh ảnh, mô hình, rối que, rối bóng, trang phục, sân khấu…

Vậy để nâng cao chất lượng giáo dục trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻmột cách toàn diện Tôi muốn đưa ra một số biện pháp để dạy trẻ: “Một số biệnpháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làmquen văn học” đạt kết quả cao

2 Các phương pháp nghiên cứu và tác dụng của các phương pháp

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp đánh giá kết quả

Trang 7

* Đặc điểm vốn từ : Vốn trẻ của trẻ vẫn còn ít, nghèo nàn

* Kinh nghiệm trẻ và vốn hiểu biết của trẻ còn hạn chế

Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thì trước hết giáo viênphải nắm vững đặc điểm tâm, sinh lý và hoàn cảnh của trẻ Vào đầm năm họctôi đã tổ chức nhiều cuộc trò chuyện với trẻ, kể cho trẻ nghe vài câu chuyệnngắn tương đối dễ, sau đó đặt ra các câu hỏi như: Cô vừa kể cho các con nghecâu chuyện gì? Trong câu chuyện có những ai? Hoặc cho trẻ kể về gia đình củatrẻ…Trong quá trình đó toi luôn chú ý, quan sát, đàm thoại với trẻ và tiến hànhkhảo sát khả năng cảm thụ cũng như khảo sát đặc điểm ngôn ngữ ngôn ngữ củatrẻ, từ đó đề ra phương hướng giáo dục cho từng các cá nhân và cho cả lớp mộtcách thích hợp Mặt khác gia đình là một yếu tố rất quan trọng giúp trẻ phát triểnngôn ngữ Từ những lời ru của bà, câu chuyện của của ông, lời trò chuyện củacha mẹ, anh chị là những bài học hiệu quả nhất để giáo dục trẻ, giúp trẻ pháttriển hơn về ngôn ngữ tiếng Việt Đa số trẻ ở đây có hoàn cảnh khác nhaunhưng cùng có chung đặc đểm là ít được sự quan tâm chăm sóc vì bố mẹ cònbận với nông nghiệp… nên khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, đặc biệt là sựphát triển ngôn ngữ của các cháu còn hạn chế Từ hoàn cảnh và đặc điểm tìnhhình nhận thức của trẻ, qua đó giáo viên có kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡngthích hợp cho trẻ

3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch

Dựa vào tình hình của lớp, trên có sở kế hoạch năm, tháng của nhà trường.Tôi đã xây dựng kế hoạch năm, tháng phù hợp phù hợp với nhóm lớp Được sựphê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường, tôi phân công nội dung, công việc chogiáo viên cùng lớp và triển khai cụ thể kế hoạch trong từng chủ điểm, kết thúcchủ đề, chủ điểm tôi đánh giá lại những việc làm được và chưa làm được, từ đórút kinh nghiệm cho chủ đề sau

Ví dụ : Khi thực hiện chủ điểm “Bản thân”

- Tuần 1: Cơ thể bé

+ Thứ 2: Trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể bé

Trang 8

Sinh hoạt chiều : Cho trẻ làm quen với câu chuyện : Cậu bé mũi dài

+ Thứ 3 : Hoạt động ngoài trời “ Tôi cho trẻ tìm hiểu nội dung câu chuyện+ Thứ 4 : Hoạt động chung: Dạy trẻ tập kể chuyện “ Cậu bé mũi dài”

Hoạt động góc: Cho trẻ tập đóng kịch “Cậu bé mũi dài”

Sinh họat chiều : Cho bé tập kể truyện theo tranh “Cậu bé mũi dài” và bồidưỡng trẻ yếu

Giờ đón trả trẻ : Tôi trò chuyện với trẻ về nội dung câu truyện, trò chuyệnvới phụ huynh để trao đổi về tình hình học tập của các cháu

- Tháng 9-10 bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác, âm

vị ( Cho trẻ nghe những bài hát, câu chuyện, ca dao ) tôi tạo điều kiện cho trẻtập trung chú ý luyện khả năng thính giác thông qua các bài tập trò chơi: (Tai aithính, ai đoán giỏi) sửa sai cho trẻ về lỗi phát âm

- Tháng 11-12 tôi tập trung vào tăng vốn từ nói diễn cảm, rõ rang, giải thíchnghĩa của từ khó, cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp: Bà bảo

bé, bé búp bê, bé hồng, bé bé, búp bê ngoan nào Phát triển vốn từ cho trẻ thôngqua trò chơi: đố con gì kêu, đố ai kể được nhiều nhất, đố ai nhanh, đố ai đoángiỏi, đố ai nói ngược

- Tháng 1 tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ thông qua các bài thơ, đồng dao,đặc biệt về những câu chuyện kể nôi cuốn và hấp dẫn gợi cho trẻ sử dụng câuđơn giản, đủ nghĩa

Tháng 2 tôi xây dựng những trò chơi giúp cho trẻ nói đúng ngữ pháp, nóimạch lạc, ví dụ: Nói theo mẫu câu như câu truyện “ Qua đường” Đèn đỏ phảidừng lại, đèn xanh mới được đi, khi qua đường phải có người lớn dắt Ví dụ

“Câu truyện xe lu và xe ca” Xe ca đã hiểu đi lại dễ dàng cô lưu ý thay đổimẫu câu khác nhau từ câu đơn giản đến câu phức tạp, từ câu phức tạp đến câuđơn giản, đặt câu từ kết nối tuyện để trẻ có khả năng nói đúng ngữ pháp, pháttriển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ

Trong quá trình xây dựng kế hoạch, tôi chú ý đến việc giáo dục trẻ về ngônngữ tiếng Việt và bồi dưỡng thêm cho trẻ kể chuyện theo tranh, kể truyện sángtạo vào các buổi chiều hoặc mọi lúc mọi nơi Lên kế hoạch kể chuyện với trẻhàng ngày, chú ý quan tâm nội dung của các buổi trò chuyện Khi thực hiện kếhoạch tôi luôn bám sát chuơng trình dạy, nhằm theo dõi, rèn luyện những trẻ cábiệt

3.3 Biện pháp 3: Chuẩn bị các dụng cụ trực quan đầy đủ, sáng tạo và có tính thẩm mỹ cao

Trang 9

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tư duy trực quan hình tượng, trẻ thường bịhấp dẫn bởi đồ chơi, hành động chơi, màu sắc, hình dạng , kích thước, âm thanhcủa đồ chơi…đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi Khi cho trẻ làm quen với một câu chuyệnhay bài thơ thì việc sử dụng giáo cụ trực quan để lôi cuốn trẻ, hấp dẫn trẻ và gâychú ý của trẻ vào vấn đề, nhằm giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc bài thơ, dễ nắm bắt câuchuyện một cách thoải mái, đem lại hiệu quả cao.

Ví dụ bài thơ: “Thăm nhà bà” tôi đã dùng rơm, tấm foocs mít, xốp, bìacứng…để dựng mô hình cảnh nhà bà

Bài thơ: Thăm nhà bà (Tác giả: Như Mao)

Trang 10

Khi trẻ đã nhớ câu chuyện, nhớ bài thơ thì khả năng diễn đạt ngôn ngữmạch lạc hơn, diễn cảm hơn Trong các tiết dạy tôi đã đưa ra các bức tranh cónhân vật, những đồ dùng trực quan gần gũi với trẻ để thể hiện được nội dungchủ đề Tôi hướng dẫn trẻ quan sát một cách chi tiết những nội dung thể hiệntrong tranh, trẻ rất hứng thú quan sát và từ đó hình thành kỹ năng cho trẻ Trẻkhông chỉ nhắc lời nói của cô giáo mà trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình qua lờinói cuả trẻ Những giờ trả trẻ tôi thường đọc sách, truyện có tranh minh họa, trẻrất thích thú và luôn miệng hỏi về những nhân vật trẻ nhìn thấy trong tranh.Khi trẻ chơi với các đồ dùng trực quan còn giúp trẻ phát triển tính tưởngtượng Ngoài việc thúc đẩy nhanh sự phát triển các nơ-ron thần kinh của trẻ,việc chơi với đồ dung trực quan này còn giúp trẻ phát triển sự khéo léo và đặcbiệt là lòng tự tin, ham học hỏi của trẻ, chống lại sức ì thường thấy khi bé chơinhững loại đồ dùng “không có chiều sâu” Điều này có nghĩa là trong những giaiđoạn đầu đời của trẻ, nếu trí tuệ chúng càng được kích thích (một cách tích cực)thì trí thông minh của chúng sẽ càng được phát triển Còn ngược lại, sự pháttriển này sẽ dần chậm lại, bị mai một và kết quả là trí thông minh của trẻ bị sẽ bịảnh hưởng nghiêm trọng sau này “SỬ DỤNG HOẶC LÀ MẤT”, cơ cấu hoạtđộng của các hệ thống thần kinh trẻ em là như vậy đó.

3.4 Biện pháp 4: Dạy trẻ ngôn ngữ đối thoại

Ngôn ngữ đối thoại là sản phẩm của cuộc đối thoại có ít nhất 02 ngườitham gia Trẻ tham gia đối thoại là tham gia vào quá trình xây dựng nội dungdiễn biến cuộc thoại Trẻ luôn được thay đổi từ vai nói sang vai nghe hoặc từ vainghe sang vai nói Đối thoại đòi hỏi sự thích ứng nhanh, khi đối thoại các yếu tốphi ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười được sử dụng nhiều Vì vậybản thân tôi khi dạy trẻ đối thoại là dạy trẻ biết nghe, biết nói trong giao tiếp,biết sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ một cách tự nhiên Dạy trẻ ngôn ngữ đốithoại được tôi tổ chức ở các hình thức dưới đây:

* Trò truyện với trẻ:

Trò chuyện với trẻ để trao đổi thông tin, nhận biết ý nghĩ của trẻ Tròchuyện với trẻ được tôi thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi và thường xuyên trong hoạtđộng, mọi hoàn cảnh, có khi tôi trò chuyện với từng trẻ từng nhóm Khi tròchuyện tôi chú ý đến ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của trẻ, nhắc trẻ nói tròn câu,mạch lạc, không ngắt quãng, không nói lắp và không nói ngọng

Để trò chuyện với bé, tôi đã sử dụng rất nhiều âm thanh, từ ngữ Khi trẻtiếp thu được, trẻ dần dần sẽ cải thiện và gia tăng vốn từ của mình, tăng khảnăng hiểu và sử dụng từ sao cho hợp lý

Trang 11

Không chỉ hỗ trợ về mặt kỹ năng ngôn ngữ – giao tiếp, trò chuyện với bécòn giúp não bộ phát triển, trẻ sẽ học tập tốt hơn ở trường khi lớn lên.

Ví dụ: Tôi hỏi trẻ : Cô vừa kể cho con nghe câu chuyện gì? Trong câuchuyện có những nhân vật nào? Câu chuyện nói về điều gì? Khi trò chuyện vớitrẻ tôi đặc biệt chú ý đến những trẻ rụt rè, trẻ yếu…Luôn có thái độ gần gũi vớitrẻ, yêu thương trẻ, động viên khuyến khích trẻ, tạo cho trẻ sự tự tin Trong quátrình trò chuyện, tôi tìm cách để đưa trẻ vào cuộc trò chuyện một cách tự nhiên ,không gò bó, không áp đặt trẻ, để trẻ tự do suy nghĩ, tự do nói theo cách của trẻ

Ví dụ : Tôi cho trẻ xem củ cải trắng và hỏi trẻ: Củ cải trắng có trong câuchuyện gì mà cô đã kể cho lớp chúng mình nghe? Trong câu chuyện ai đã tìmthấy củ cải trắng? Dê con có ăn hết củ cải trắng không và nó đã làm gì nhỉ?Trò chuyện với trẻ sẽ đánh thức và tác động đến những synape quan trọngtrong não bộ với chức năng ngôn ngữ Do đó, trẻ càng nghe nhiều thì những kếtnối thần kinh càng trở nên vững chắc

* Đàm thoại: Đây là hình thức phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ mà tôithường sử dụng dựa trên những hiểu biết của trẻ và các phương tiện trực quan,một mặt để củng cố khắc sâu kiến thức, mặt khác giúp trẻ phát triển ngôn ngữmạch lạc Câu hỏi đàm thoại được tôi xây dựng có hệ thống, từ cụ thể đến kháiquát hoặc từ khái quát đến cụ thể nhằm giúp trẻ trình bày sự hiểu biết của mình

và trẻ biết định hướng khi trả lời

Ví dụ: Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ : “Thỏ Bông bị ốm” tôi hỏi trẻ: các convừa nghe cô đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về Thỏ Bông như thế nào? (Bài thơ nói

về Thỏ Bông bị ốm) Vì sao Thỏ Bông bị ốm nhỉ? (Vì Thỏ bông ăn bậy bị ốm)

Ngày đăng: 05/06/2020, 06:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1-Văn học và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Khác
2- Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp Khác
7- Tạp chí Giáo dục Mầm non Khác
8- Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động Giáo dục Mầm non theo chủ đề (trẻ 3-4 tuổi ) Khác
9- Trang web.thư viện giáo án điện tử Mầm non Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w