Nội dung sáng kiến Với sáng kiến này, tôi đã chỉ ra được thực trạng còn hạn chế ở lớp, trường mầm non tôi đang công tác trên cơ sở đó tôi đưa ra sáu biện pháp sau: Biện pháp 1: Lập kế h
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện của trẻ mẫu giáo 3 –
4 tuổi
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển ngôn ngữ
3 Tác giả:
Họ và tên: Lê Thị Kim Ngân Nam (nữ): Nữ
Ngày/ tháng/năm sinh: 06/10/ 1984
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
Chức vụ: Giáo viên trường mầm non Cộng Hòa 1
Điện thoại: 0979967391
4 Đơn vị áp dụng sáng kiến :
Tên đơn vị:Trường mầm non Cộng Hòa 1
Địa chỉ: Phường Cộng Hòa - Chí Linh - Hải Dương
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)
Lê Thị Kim Ngân
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trang 2TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Làm quen với văn học thể loại truyện được đưa vào chương trình nhằm phát triển ngôn ngữ, bao gồm việc làm giàu vốn từ, tập cho trẻ phát âm chính xác, diễn đạt rõ ràng có ngữ điệu, đúng ngữ pháp, tạo điều kiện cho trẻ có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và học tập Truyện giúp trẻ làm quen hình tượng văn học có những phẩm chất tốt đẹp từ đó giúp trẻ phát triển mạnh mẽ những tình cảm đạo đức và tính thẩm mĩ Góp phần làm phong phú hiểu biết của trẻ và phát triển các năng lực trí tuệ
Tuy nhiên qua trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy đối với lứa tuổi mẫu giáo3- 4 tuổi trẻ chưa hứng thú với truyện, chưa hiểu nội dung truyện, chưa biết cácnhân vật tốt và chưa tốt Do đó tôi đã lựa chọn các biện pháp để gúp trẻ học tốtmôm LQVH thể loại truyện
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
+ Sáng kiến của tôi được áp dụng từ tháng 9/ 2014 đến tháng 2/ 2015 tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi do tôi phụ trách
+ Để áp dụng sáng kiến cần những điều kiện sau:
Có đầy đủ cơ sở vật chất: Phòng học rộng có đủ ánh sáng, thoáng mát Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho môn học đầy đủ
Giáo viên có năng lực, trình độ chuyên môn, biết sử dụng máy vi tính, kiếnthức đạt chuẩn trở lên
Trẻ cùng một độ tuổi phát triển bình thường về thể chất và tinh thần
3 Nội dung sáng kiến
Với sáng kiến này, tôi đã chỉ ra được thực trạng còn hạn chế ở lớp, trường mầm non tôi đang công tác trên cơ sở đó tôi đưa ra sáu biện pháp sau:
Biện pháp 1: Lập kế hoạch chương trình
Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng để dạy học
Biện pháp 3: Dạy trẻ kể chuyện trên tiết học
Biện pháp 4: Dạy trẻ đóng kịch
Biện pháp 5: Cho trẻ làm quen với truyện thông qua hoạt động khác
Trang 3Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh cho trẻ làm quen với truyện
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
Các biện pháp tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới tính sáng tạo lần đầu được
áp dụng như: Lập kế hoạch chương trình, làm và chuẩn bị đồ dùng phục vụ chotiết học, Dạy trẻ cảm nhận được những nét đẹp về nội dung, ngôn ngữ truyện
kể gần gũi với ngôn ngữ đời sống, nó giản dị, sinh động mang tính hình tượng
và trẻ có thể đóng kịch những truyện đơn giản ít nhân vật, ít tình tiết Đồng thờinâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của truyện với trẻ
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến
Năm 2014 – 2015 tôi đã đi sâu vào nghiên cứu “Một số biện pháp dạy trẻ
kể chuyện của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ” Những biện pháp tôi đưa ra có khả
năng áp dụng ở tất cả các nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi Song tùy thuộc vào điều kiện nhà trường và khả năng của giáo viên, trẻ, mức độ áp dụng sáng kiến cho phù hợp tại nhóm lớp mình chủ nhiệm
+ Lợi ích thiết thực của sáng kiến
Khi áp dụng sáng kiến sẽ mang lại những lợi ích sau:
Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về lập kế hoạch chương trình có khoa học, có hiệu quả Biết làm, chuẩn bị đồ dùng Tổ chức tiết học linh hoạt, sáng tạo, phong phú Trẻ có kỹ năng đóng kịch, linh hoạt tổ chức thông qua hoạt động khác
Giúp trẻ yêu thích, trẻ hiểu các nội dung câu truyện, biết nhận xét các nhânvật tốt, chưa tốt, biết bắt chước giọng kể của nhân vật Trẻ mạnh dạn giao tiếp.Giúp trẻ phát triển tình cảm đạo đức biết yêu thương cái đẹp, cái thiện, ghét cáixấu, cái ác tình yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
Phụ huynh nhận thức được sâu sắc về truyện từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên giáo dục trẻ tốt hơn
4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Áp dụng sáng kiến” Một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện của trẻ mẫu giáo
3 – 4 tuổi ” có hiệu quả đáng kể Tôi có linh hoạt sáng tạo hơn trong việc xây
dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động có tích hợp nội dung giáo dục trẻ làm quen
Trang 4với truyện một cách hiệu quả Đa số trẻ có kiến thức, kỹ năng ( Biết tên truyện, hiểu nội dung truyện, biết tên nhân vật trong truyện, biết đóng kịch) Phụ huynh đã quan tâm, tích cực kết hợp với giáo viên để rèn cho trẻ kỹ năng, thái
độ đúng đắn về vấn đề này
5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Để có điều kiện thực hiên tốt hơn nữa về nội dung giáo dục làm quen với truyện, tôi xin được mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau;
+ Đối với trường: Mua sắm thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy
học như vi tính, máy chiếu….Xây dựng các tiết hoạt động mẫu có lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục làm quen với truyện Chọn lọc và làm bộ đĩa, bài giảng điện tử, bộ tranh truyện có tính thẩm mĩ, phù hợp với từng lứa tuổi
+ Đối với cấp phòng, sở giáo dục
,Thường xuyên tổ chức chuyên đề văn học, mở các lớp tập huấn bồi dưỡng
về chuyên môn như dạy vẽ, sử dụng máy tính làm giáo án điện tử Microsoft Office PowerPoin, tài liệu, tập san về môn LQVH để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Trang 5MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trẻ em là tương lai của đất nước và cũng là mối quan tâm lớn của toàn xãhội Muốn vậy phải chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ em ngay từ khi còn nhỏ Hìnhthành những nhân cách đầu tiên của con người mới Con người có đầy đủ phẩmchất đạo đức, trí tuệ, năng lực để trở thành những chủ nhân tương lai của đấtnước sau này Đem khả năng của mình góp phần xây dựng đất nước Việt Namgiàu đẹp hùng mạnh
Như chúng ta đều biết các môn học đến cho trẻ hầu hết đều bắt đầu bằng từ
" làm quen" như làm quen với toán, làm quen chữ viết, làm quen văn học Do
đó khi dạy trẻ không nặng về truyền thụ kiến thức mà chỉ dạy những gì gần gũi,
dễ hiểu dễ nhớ với trẻ
Môn làm quen văn học có hai thể loại thơ và truyện và tôi thấy có tầm quantrọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ " làm quen văn học" khôngnhững chỉ được người lớn cảm nhận yêu thích mà văn học còn rất hấp dẫn vớitrẻ nhỏ đặc biệt với trẻ mầm non Đặc biệt là truyện, đối với trẻ mẫu giáo 3 - 4tuổi, truyện có vai trò rất quan trọng, thông qua các câu chuyện phát triển chotrẻ khả năng cảm thụ văn học Hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên đất nước,yêu cuộc sống, yêu con người Trẻ biết yêu cái đẹp, cái tốt, hướng tới cái thiện,căm ghét cái xấu, cái ác ngoài ra “truyện” giúp trẻ hình thành những khảnăng như: khả năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định, phát triển trí tưởngtượng sáng tạo.Đồng thời còn luyện cho trẻ cách phát âm, phát triển ngôn ngữgiúp trẻ tự tin khi giao tiếp với mọi người
Qua trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy đối với lứa tuổi mẫu giáo 3- 4 tuổi trẻchưa yêu thích môn văn học, chưa hiểu nội dung truyện, chưa nhận xét cácnhân vật tốt, chưa tốt, bắt chước giọng kể các nhân vật, ngôn ngữ trẻ chưa lưuloát, trẻ còn ngọng, nói lắp rất nhiều, câu nói thường cộc lốc, giao tiếp rụt rè,chưa diễn đạt được suy nghĩ của mình
Mặc dù đào tạo chuẩn nhưng khi dạy các tiết học còn khô khan, ít sáng tạo,tiết học còn gò bó đồ dùng đồ chơi đẹp, chưa hấp dẫn đối với trẻ,
Trang 6Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của các cháu Chính vì vậy tôi hiểu được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với truyện trong trường mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng Nên tôi mạnh dạn lựa
chọn đề tài “ Một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi”
để nghiên cứu và áp dụng cho lớp tôi đang chủ nhiệm
1.1 Phạm vi nghiên cứu – đối tượng nghiên cứu
1.2.1 Đối với giáo viên
Tôi luôn nghiên cứu tài liệu trong các tập san và các thông tin đại chúng đểnắm chắc mục tiêu, có phương pháp giải quyết những hạn chế để nâng cao chấtlượng cho trẻ và chuyên môn của mình
1.2.2 Đối với trẻ
Giúp trẻ yêu thích, trẻ hiểu các nội dung câu chuyện, biết nhận xét cácnhân vật tốt, chưa tốt, biết bắt chước giọng kể của nhân vật Trẻ mạnh dạn giaotiếp, không nói lắp, nói ngọng, tự tin diễn đạt suy nghĩ của mình Giúp trẻ pháttriển tình cảm đạo đức biết yêu thương cái đẹp, cái thiện, ghét cái xấu, cái ác tình yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
1.2.3 Đối với phụ huynh
Nhằm giúp các phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của truyện,thống nhất phương pháp dạy trẻ và ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồdùng, đồ chơi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
*1 3 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp thực hành trải nghiệm
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê
Trang 7Phương pháp so sánh, đối chứng
Phương pháp khái quát hóa
2 Cơ sở lý luận của vấn đề
Tác phẩm văn học trong đó có truyện là khâu quan trọng nhất giúp trẻ cảm nhận sự độc đáo của phong cách nghệ thuật và vẻ đẹp riêng của nội dung truyện Với đối tượng là trẻ mầm non ( 3 – 4 tuổi) cho trẻ làm quen với truyện.Theo tài liệu phương pháp cho trẻ làm quen môn văn học: Truyện trước hết
là sự miêu tả hiện thực cuộc sống xung quanh với những màu sắc đa dạng phong phú Bằng cảm quan, tài năng của mình, người nghệ sĩ đã làm đẹp thêm bức tranh cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật Qua các câu chuyện, trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn,tình cô cháu Truyện có thể đề cập đến những lực lượng siêu nhiên như thần linh, ông bụt, cô tiên, phù thủy, quỷ sứ và cả những phép màu làm lên sự phongphú, hấp dẫn của đời sống tinh thần Thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diễn tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình thức độc đáo Truyện nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên, những gì gần gũi với trẻ như làng quê, cánh đồng, dòngsông, phiên chợ, lớp học, khu phố
Làm quen với truyện chỉ ra mức độ giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với truyện qua nghệ thuật kể chuyện của cô giáo Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với truyện, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như
kể chuyện, trò chơi đóng kịch, cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những câu
chuyện, trò chơi đóng kịch, cao hơn và tiến tới sáng tạo ra những câu chuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ
Truyện có khả năng mô tả cuộc sống xung quanh phong phú, hấp dẫn bằng những dạng thức khác nhau Bước đầu trẻ sẽ nhận biết được sự khác nhau về
Trang 8nội dung và hình thức giữa các thể loại truyện Không những giúp trẻ em cảm nhận được cái đặc sắc, cách diễn đạt hình tượng nghệ thuật với hiện thực, hình thành một số khái niệm văn học như: truyện, nhận vật, hình ảnh , giúp trẻ emtrao đổi những điều đã được nghe và bộc lộ nhưng suy nghĩ của mình về tác phẩm, nhằm phát triển đời sống tinh thần của trẻ
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái tình huống và nhân vật, giữ không khí, âm sắc, giọng điệu trung của truyện và hành động truyện Chưa yêu cầu trẻ em phải nhớ hết mối quan hệ phức tạp, chưa đòi hỏi trẻ em phân biệt quan hệ chính phụ trong truyện mà chỉ nhằm giúp nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong các mối quan hệ liên quan đến nhận vật trung tâm của tác phẩm Với truyện kể, giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường truyện chỉ bằng con đường gián tiếp ( vì trẻ em chưa đọc được và chỉ nghe người lớn đọc, kể) cần phải dạy trẻ biết lắng mình với truyện, hòa vào cõi mộng mơ, trau rồi thói quen đón nhận được các hòa âm tinh tế thoáng qua, bất ngờ đến từ các nguồn sống khác, nghĩa là dạy trẻ em tập trung rung động, cái rung động của các em chứ không phải của người khác Lắng mình, an tĩnh đến mức quên tát cả xung quanh và thậm chí quên tất cả bản thân mình thì khả năng sáng tạo trong sức nghe sẽ biểu lộ Trẻ mẫu giáo tiếp thu, cảm nhận thế giới cái đẹp được xây dựng trong truyện nghệ thuật thì không ai lợi thế bằng trẻ
em, nhưng con người sống lặng về cảm xúc, hồn nhiên, trực giác, dễ cảm
thông, hòa đồng vào ngoại vật Vẻ đẹp của tính người trong cá nhân đơn nhất ở truyện trẻ em có thể nhận ra cách cư sử tế nhị, nhân hậu giữa đồng loại ( bác gấu đen và 2 chú thỏ) đôi khi lại bộc lộ trong sự thành thực đối với bản thân và người khác
Trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm, bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật kể chuyện văn học cô giáo ở trường mầm non sẽ hướng trẻ vào những vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ
về hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc Cô giáo khơi
Trang 9gợi ở trẻ hứng thú bước vào hoạt động nghệ thuật một cách tự nhiên như kể lạitruyện một cách sáng tạo, hóa thân vào vai diễn trong trò chơi đóng kịch Nhà
sư phạm cần ý thức rõ ràng vấn đề này, để tổ chức cho trẻ trở thành chủ thể hoạt động văn học một cách tích cực sáng tạo
Việc cho trẻ làm quen với truyện tuy mới chỉ là như vậy nhưng đó là việc làm cao cả, có ý nghĩa lớn trong việc hình thành ở trẻ em những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của con người đặc biệt tình yêu đối với ngôn nhữ nghệ thuật Các
em sẽ mang tình yêu đó bước đến trường phổ thông mà mai sau sẽ yêu văn học nước nhà
Truyện nằm trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ được quy định trong
chương trình khung và được thực hiện theo chương trình quy định
3 Thực trạng của vấn đề
3 1 Đặc điểm tình hình lớp
Về phía trẻ: Lớp tôi có tổng số trẻ 25 – trong đó nữ là 11, nam là 14 cháu
11 trẻ không học qua lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng , nên đầu năm trẻ còn khóc, chưa có nề nếp học tập ( nói tự do, nói ngọng, đi lại tự do trong giờ học)
3.2 Thuận lợi
Trường mầm non của chúng tôi là trường có phong trào và chất lượng giáo dục khá tốt, Liên tục trong nhiều năm được công nhận danh hiệu trường tiên tiến Bản thân giáo viên có trình độ sư phạm, năng lực chuyên môn vững vàng
và luôn được sự tin tưởng tín nhiệm của các bậc phụ huynh
3.3 Khó khăn
Về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho môn văn học: Đồ dùng văn học còn ít, nhiều câu chuyện không có tranh minh họa, tranh vẽ còn hạn chế, do vậy khi tổ chức hoạt động còn gặp nhiều khó khăn
Tôi đã nắm được phương pháp, song dạy trẻ giọng kể không được chuẩn, chưa truyền cảm đối với trẻ, chưa sáng tạo, tích hợp, lồng ghép truyện vào các hoạt động khác
Trẻ chưa chú ý trong giờ học, chưa hứng thú say mê kể chuyện Trẻ nói chưa đủ câu, còn e dè, chưa tự tin, câu nói ngược so với suy nghĩ, khi kể còn ấp
Trang 10úng, ê a, nhát ngừng kéo dài câu, không đúng giọng điệu câu chuyện, chưa thuộc truyện.
Kết quả khảo sát trên trẻ đầu năm học tháng 9/ 2014 như sau:
*4 Một số biện pháp hay công việc thực tế đã làm
4.1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch chương trình
Ngay đầu năm học bản thân tôi đã tham khảo ý kiến của chuyên môn Lập
kể hoạch năm học theo chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới mộtcách khoa học và hiệu quả, chọn nội dung phù hợp với độ tuổi, phù hợp vớichủ đề Để lập ra kế hoạch năm học, kế hoạch tuần ( Cho trẻ làm quen vớitruyện qua hoạt động khác) cho lớp mình, đặc biệt là những câu chuyện có nộidung ca ngợi vẻ đẹp, chứa đựng tính nhân đạo, đi sâu vào thế giới tình cảm củatrẻ, phản ánh được những hứng thú của trẻ.:
Trang 114.2 Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng để dạy học
Đồ dùng đồ chơi, không thể thiếu đối với tiết truyện Việc sử dụng đồ dùngnày không những gây hứng thú cho trẻ mà còn giúp trẻ củng cố lại những điều
đã được nghe từ đó khắc sâu những ấn tượng nghệ thuật cho trẻ.Chính vì vậy tôi đã làm các đồ dùng phục vụ dạy truyện cho trẻ
* Mô hình sân khấu biểu diễn
- Tôi dùng xốp cắt thành hình tròn, vuông, lấy mầu nước tô, vẽ làm khung cảnh rừng núi, hang đá, kết hợp với phụ huynh làm nghề mộc lấy gỗ vụn dài
Trang 12đóng thành sân khấu, tôi dùng xốp, cắt chữ, hoa làm trang trí cho sân khấu thêm sinh động.
* Rối
- Rối tay :
Dùng quả bóng vẽ làm mặt
rối, xốp mềm vẽ, cắt, khâu làm
thân rối ( chổi rơm làm thân rối,
lấy vải hoặc len móc làm váy
thân tay, đĩa nhựa đồ chơi làm
mũ rối…)
Ví dụ: truyện ba chú lợn nhỏ
- Rối que:
Dùng bìa cứng vẽ lên những
con vật, nhân vật trong truyện tô
màu và cắt lấy hình sau đó dùng
thanh tre gắn vào con vật hoặc nhân
vật trong truyện
Ví dụ: truyện ba ba chú lợn nhỏ
- Rối dẹt :
Dùng xốp cắt thành quả bóng
lấy vải vụ trắng buộc lại làm mặt sau
đó lấy nhiều vải vụn khâu lại làm cổ,
tay , thân rối khi diễn rối đưa ngón
tay trỏ giữ đầu rối,ngón cái và ngón
giữa làm cử động của tay rối
Ví dụ: Truyện chú thỏ tinh khôn
*Tranh truyện: Tranh vẽ tóm tắt, khái quát, tình tiết, hình ảnh màu sắc
gợi cảm xúc, hứng thú, cuốn hút trẻ để trẻ tưởng tượng ra được nội dung của truyện
Tranh dùng trong tiết học có kích
thước tranh 45cm X 60cm, giấy Ao
cắt, dán vào bìa cát tông sao cho đúng
kích thước, vẽ, tô màu nước ( sáp màu)
các nhân vật, cảnh vật trong truyện làm
Ví dụ: Truyện ba chú lợn nhỏ
Trang 13tranh truyện
* Ứng dụng công nghệ thông tin
Sưu tầm băng đĩa có nội dung
câu chuyện trong các chủ đề
Trên vi tính: vẽ, cắt, dán, làm
hiệu ứng chạy PowerPoin
presentation trên máy
Ví dụ: đĩa truyện theo chủ đề
Ví dụ: Truyện ba chú lợn nhỏ
Biện pháp 2: Dạy trẻ kể chuyện trên tiết học
Có 2 hình thức dạy truyện cho trẻ, tùy vào khả năng của trẻ mà tôi lực chọnmột trong 2 hình thức cho phù hợp
Hình thức 1: hình thức đa số trẻ chưa biết
* HĐ1: Gây hứng thú.
Trẻ em rất ngây thơ ngộ nghĩnh, những điều trẻ nhìn thấy mới lạ sẽ gây tò
mò cho trẻ Để tiết học kể truyện trẻ được hoạt động sôi nổi là một vấn đề không đơn giản chút nào Làm thế nào để trẻ tập chung chú ý và thu hút trẻ thì hình thức vào bài phải sinh động và sáng tạo Tôi chọn hình thức xem băng hình hoặc trò chơi
Trang 14Ví dụ 1: Câu chuyện chú thỏ tinh khôn
Xin đón mừng những khán giả tý hon đã đến với
Cô dẫn dắt đến nội dung câu chuyện
Ví dụ 2: Câu chuyện : Nhổ củ cải
Cho trẻ xem tranh cây củ cải, nói chuyện về cây củ cải
và gợi hứng thú cho trẻ nghe kể chuyện về một cây cải
khổng lồ, to chưa từng thấy
* HĐ2: Kể mẫu
- Lần 1: Kể diễn cảm kết hợp điệu bộ, cử chỉ, nét mặt Và tôi thường khôngkết hợp với đồ dùng trực quan mục đíc là trẻ tập trung chú ý vào giọng kể để tre biết nội dung diễn biễn câu chuyện Khi kể tôi sử dụng ngữ diệu phù hợp với từng nhân vật
Ví dụ: Câu chuyện : Nhổ củ cải
Trang 15Tôi sử dụng giọng điệu thể hiện các câu gọi của: ông già, bà già, cô cháu gái, con chó, con mèo, chuột nhắt, lớn nhanh như thổi, Nhấn mạnh các từ , khổng lồ to chưa từng thấy ( hai tay đưa ra trước,lên cao), nhổ mãi, nhổ mãi
- Lần 2: Tôi luôn sử dụng với đồ dùng trực quan để tạo hứng thú cho trẻ và
để trẻ hiểu nội dung câu chuyện, tính cách của nhân vật qua hình ảnh minh học.Tôi thường sử dụng nhiều đồ dùng trực quan khác nhau như tranh minh họa, rối, phim hoạt hình
Ví dụ 1: Chuyện Nhổ củ cải Tôi kể bằng tranh minh họa
Ví dụ 2 : truyện chú thỏ tinh khôn Tôi kể bằng sân khấu , rối
Trang 16* HĐ3: Đàm thoại
Trong mỗi câu truyện tôi thường nghiên cứu kỹ và tìm hiểu những nội dung chính cần truyền đạt, giảng giải tới trẻ một cách ngắn gọn dễ hiểu
Ví dụ: Truyện Nhổ củ cải
- Cô vừa Kể cho các con nghe chuyện gì?
- Truyện có những nhân vật nào?
- Ông già mang về cây gì?
- Cây cải như thế nào?
- Ông già đã gọi ai ra nhổ cùng?
- Bà gọi ai ra nhổ cùng?Cô cháu gái gọi ai? chó con gọi ai, mèo con gọi ai
- Tất cả có nhổ được củ cải lên không?
- Mọi người nhổ được củ cải thì như thế nào?
- Qua câu chuyện giáo dục các con điều gì?
Cô chốt lại và giáo dục trẻ phải biết đoàn kết thì sẽ làm được việc lớn, giáodục trẻ biết giúp đỡ ông, bà và mọi người trong gia đình
Ngoài việc chuyền đạt nội dung chính, giảng giải một cách ngắn gọn, dễ hiểu Muốn trẻ nắm trắc bài, khắc sâu nội dung truyện, tôi lựa chọn những câu hỏi cho phù hợp với độ tuổi cho trẻ dễ trả lời
Ví dụ: Từ khổng lồ tức là kích thước lớn gấp nhiều lần so với bình thường
“Không hề nhúc nhích “ không di chuyển một tí nào
Từ những câu hỏi gợi mở như vậy giúp trẻ mở rộng vốn từ, bằng cách nhắclời đối thoại ngắn gọn dễ nhớ, đồng thời trẻ hiểu được ý nghĩa của một số từ:
Trang 17yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau đều là tốt Muốn trẻ có những tình cảm đạo đức thẩm mĩ
Ví dụ: Truyện Nhổ của cải
Ông già gọi bà già như thế nào? ( Bà già ơi, ra giúp tôi nhổ cải nào)
Trẻ suy nghĩ tư duy và tìm ra nhân vật, mà trẻ cho là tốt nhất “
Qua những câu hỏi trao đổi đàm thoại cùng trẻ, giúp trẻ nhớ kỹ, nhớ lâu về nội dung câu chuyện, từ đó trẻ luôn có ý nghĩ, tình cảm trong sáng tốt đẹp với mọi người xung quanh
* HĐ4: kể lần 3
Sau khi đàm thoại tôi kể lại truyện cho trẻ nghe, kể thật diễn cảm, kết hợp ngữ điệu và biểu hiện nét mặt, dùng tranh minh họa hoặc powerpoint, video phim hoạt hình Nhằm khắc sâu nội dung truyện vào trong trẻ
Tiết 2: Hình thức đa số trẻ đã biết
Hình thức này áp dụng dạy trẻ những câu truyện mà trẻ đã được làm quen trẻ Trẻ biết tên truyện và hiểu nội dung, diễn biến câu truyện nên tôi sử dụng hình thức sau