Tuy nhiên trong thực tế, đa số trẻ khi tham gia hoạt động gócvẫn chưa hứng thú, chưa phát huy hết khả năng của mình, nhiều khi còn thụ động,chưa có sáng kiến khi chơi, thể hiện vai chơi
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tích cựctham gia hoạt động góc”
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội, Pháttriển ngôn ngữ, phát triển nhận thức…
3 Tác giả:
Họ và tên: Vũ Thị Hiền Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 14/ 06/ 1985
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Hà Nội 2, Chuyên ngành: Giaó dục màm nonChức vụ: Giaó viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Sao MaiĐiện thoại: 0904157268
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Sao Mai, số 9 Chu VănAn- Nguyễn Trãi 2- Sao Đỏ- Chí Linh- Hải Dương
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Sao Mai, số 9 ChuVăn An- Nguyễn Trãi 2- Sao Đỏ- Chí Linh- Hải Dương
6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Trường, lớp, đồ dùng đồchơi, địa điểm hoạt động góc, không gian cho trẻ hoạt động …
7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ 9/2014-> 2/2015
TÁC GIẢ
(ký, ghi rõ họ tên)
Vũ Thị Hiền
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trang 2TÓM TẮT SÁNG KIẾN
“ Một số biện pháp giúp trẻ mâuc giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động
góc trong trường mầm non”
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Vui chơi là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mầm non Đặc biệt là ở lứa tuổimẫu giáo lớn Hoạt động vui chơi không chỉ giúp thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ
mà nó còn giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng linh hoạt Trọng tâmcủa hoạt động vui chơi đó là hoạt động góc Qúa trình tổ chức hoạt động góc tốt sẽgiúp trẻ được trải nghiệm, khám phá, và tái hiện lại những hoạt động thu nhỏ của
xã hội, giúp trẻ thích ứng nhanh với các quan hệ xã hội Qua đó giúp phát triểntoàn diện ở trẻ trên cả 5 lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tìnhcảm- kỹ năng xã hội Tuy nhiên trong thực tế, đa số trẻ khi tham gia hoạt động gócvẫn chưa hứng thú, chưa phát huy hết khả năng của mình, nhiều khi còn thụ động,chưa có sáng kiến khi chơi, thể hiện vai chơi chưa tốt…Cũng do nhiều lý do: Cóthể trẻ chỉ thích chơi một góc, một vai chơi trẻ thích, Đồ dùng, đồ chơi tự tạo còn
ít, chưa có nguyên liệu mở cho trẻ hoạt động, do đó không hấp dẫn trẻ Hoặc dogiáo viên còn áp đặt trẻ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ Vậy làmthế nào để cho trẻ có thể tích cực hơn trong hoạt động góc giúp trẻ phát triển mộtcách tốt nhất toàn diện nhất khi chơi? Từ đó tôi đã mạnh dạn ngiên cứu đề tài:
“Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động góctrong trường mầm non”, để tìm ra những biện pháp tốt nhất phát huy tối đa tínhtích cực của trẻ trong hoạt động góc, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
- Những điều kiện cần thiết để áp dụng hiệu quả sáng kiến trên đó là: Lóphọc, không gian hoạt động của trẻ, đồ dùng, đồ chơi, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổitrong trường mầm non
- Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ 9/2014 đến 2/2015
Trang 3- Đối tượng áp dụng sáng kiến:Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non nơi tôi công tác.
3 Nội dung sáng kiến:
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
- Với sáng kiến này tôi đã đưa ra được 5 biện pháp mới hơn, sáng tạo hơnhơn so với giải pháp cũ, giúp phát huy tối đa tính tích cực của trẻ 5 – 6 tuổi khitham gia hoạt động góc
+ Khả năng áp dụng của SK:
Sáng kiến kinh nghiêmn mà tôi đưa ra rất phù hợp với trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi
và có khả năng áp dụng đối với mọi trẻ trong trường nơi tôi nghiên cứu cũng nhưvới trẻ 5-6 tuổi trong các trường mầm non khác trong tỉnh nhà
+ Chỉ ra lợi ích thiết thực của SK:
Với các biện pháp mà tôi đưa ra không những giúp trẻ hứng thú, tích cựctham gia hoạt động góc, góp phần phát triển toàn diện trẻ, chuẩn bị tốt tâm thế chotrẻ bước vào lớp 1 mà nó còn mang lại những hiệu quả thiết thực về kinh tế giúptiết kiệm chi phí trong mua sắm đồ dùng đồ chơi cũng nhữ giúp hình thành ở trẻ ýthức bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ cho trẻ
4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Sáng kiến này của tôi khi áp dụng sẽ mang lại kết quả cao, nó gúp trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi phát huy tối đa tính tích cực trong khi chơi, giúp trẻ tự tin, chủ độngsáng tạo hơn và phát triển nhận thức cũng như nhân cách một cách hoàn thiện hơn
5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Rất mong ban giám hiệu nhà trường, cấp lãnh đạo và ban hướng dẫn
nghiệp vụ của phòng xây dựng, đóng góp ý kiến để cho bản sáng kiến của tôi được
Trang 4hoàn thiện hơn và cố thể được áp dụng rộng rãi trong trường cũng như tại cáctrường mầm non trong thị xã.
tình cảm, kỹ năng xã hội Nhận thức được tầm quan trong đó là một giáo viên
mầm non nhiều năm được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi bảnthân tôi cũng như nhiều giáo viên khác trong trường vẫn thường xuyên quan tâmchú trọng đến các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non nhằm phát triển toàn diệncho trẻ về các mặt trí-thể- mỹ… Thông qua hoạt động góc giúp trẻ lĩnh hội kinhnghiệm và những kỹ năng xã hội của loài người, các chuẩn mực đạo đức, cũngnhư giúp trẻ phát triển một cách hài hoà, toàn diện về thể chất, thẩm mĩ, trí tuệ,tình cảm, ý chí và ngôn ngữ, Đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi hoạt động góc còn làphương tiện kích thích hữu hiệu sự phát triển tính tích cực nhận thức của trẻ giúptrẻ vững tin chuẩn bị bước vào lớp 1 Tuy nhiên trong thực tế, đa số trẻ khi thamgia hoạt động góc vẫn chưa thực sự hoạt động tích cực, chưa phát huy hết khảnăng của mình, nhiều khi còn thụ động, chỉ chơi nhiều 1 góc và 1 vai chơi trẻthích… Giaó viên nhận thức chưa đúng đắn về hoạt động góc, những lo lắng củagiáo viên khi trẻ đổi vai chơi, nên đôi khi còn áp đặt trẻ, chưa thực sự lấy trẻ làmtrung tâm, Nội dung chơi, môi trường cho trẻ hoạt động chưa đảm bảo, đồ dùng đồchơi tự tạo còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu khám phá của trẻ Điều đó
đã đi ngược lại với mục tiêu đổi mới toàn diện của hệ thống giáo dục Vậy làm thếnào để cho trẻ có thể tích cực hơn trong hoạt động góc giúp trẻ phát triển một cáchtốt nhất, toàn diện nhất khi chơi? Câu hỏi ấy cũng chính là nỗi lo lắng, băn khoăn,
Trang 5trăn trở của tôi cũng như bao giáo viên mầm non khác Chính vì vậy mà tôi đãmạnh dạn ngiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cựctham gia hoạt động góc trong trường mầm non”, với mong muốn sẽ tìm ra đượcnhững biện pháp tốt nhất để phát huy tối đa tính tích cực của trẻ trong hoạt độnggóc, giúp phát triển toàn diện cho trẻ về nhân cách, thể chất, ngôn ngữ, nhận thức,thẩm mỹ và tình cảm-kỹ năng xã hội.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu nhằm tìm ra được những biện pháp tốt nhất để phát huy tối đatính tích cực của trẻ trong hoạt động góc, giúp phát triển toàn diện hơn về nhâncách, ngôn ngữ cũng như kỹ năng xã hội cho trẻ
- Lấy trẻ làm trung tâm và tạo hứng thú, hướng hoạt động tích cực của trẻ,phát huy tối đa tính tích cực nhận thức ở trẻ trong hoạt động góc
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thống kê, xử lý dữ liệu toán học
- Nghiên cứu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi vầ cáctài liệu có liên quan
2 Cơ sở lý luận của vấn đề
Nhà tâm lý học Lêônchiep khẳng định: Hoạt động vui chơi mà trọng tâm làhoạt động góc, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo Thông qua hoạt động gócgiúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ Đối vớitrẻ 5-6 tuổi ngôn ngữ trở thành phương tiện chủ yếu để trẻ giao tiếp với nhữngngười xung quanh và là cơ sở để cải tổ các quá trình tâm lý, giúp cho đời sống tinh
Trang 6thần của trẻ có một chất lượng mới phong phú, sâu sắc hơn và hoà nhập với xã hộitốt hơn, là phương tiện làm cho tư duy của trẻ nâng lên một trình độ mới so với độtuổi trước Thông qua hoạt động vui chơi mà trọng tâm là hoạt động góc của trẻtrong trường mầm non Nó được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày,thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năngphân biệt, so sánh, … nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dungbài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện Thông qua hoạt động góc còngiúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ,giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hìnhthành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người vàlao động, giữa trẻ và gia đình Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm,cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng Khi chơi xong trẻ tích cực học tậpmang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ Khi chơi trẻ được thực hiệnnhững động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở cácgóc.
Tuy nhiện việc tổ chức các hoạt động góc sao cho phù hợp và tạo tính tích cựchoạt động của trẻ, giúp cho trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách nhẹ nhàng hiệu quảvẫn gặp nhiều bất cập cần được quan tâm và giải quyết
3 Thực trạng của vấn đề
Trong năm học 2014-2015 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5tuổi Tổng số học sinh lớp tôi là 45 trẻ Từ những điều kiện và hoàn cảnh thực tếtrên tôi nhận thấy một số những thuận lợi và khó khăn sau:
3.1 Thuận lợi:
- Trường mầm non nơi tôi dạy là một trường có bề dày về thành tích cũngnhư kinh nghiêm về giáo dục mầm non của thị xã, đội ngũ cán bộ giáo viên cótrình độ chuẩn và trên chuẩn có kinh nghiệm trong giảng dạy
Trang 7- Cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp đảm bảo cho quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
- 100% các lớp 5 tuổi được trang bị máy tính nối mạng thuận lợi cho quá trình học và giảng dạy
- Ban giám hiệu nhà trường đã giám sát kịp thời nhằm nâng cao chất lượngcác giờ dạy nói chung và hoạt động góc nói riêng
- Nhiều phụ huynh đã ủng hộ quyên góp nhiệt tình các nguyên vật liệu chocác hoạt động, đặc biệt là hoạt động góc
- 100% học sinh đến lớp được tham gia đầy đủ các hoạt động
3.2 Khó khăn:
- Lớp tôi có 45 cháu trẻ ra lớp đông, số cô tính theo đầu cháu còn chưa đảmbảo nên việc chăm sóc giáo dục trẻ đôi khi còn gặp nhiều khó khăn
- Đa số phụ huynh chỉ quan tâm đến vấn đề học chữ, học toán… để chuẩn
bị cho con vào lớp 1 nên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động vui chơinói chung và tầm quan trọng của hoạt động góc nói riêng đối với trẻ Do đó nhiềukhi chưa tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình Sự phối kết hợp giữa giáo viênvới phụ huynh chưa thật sự hiệu quả
- Trường không có vườn cây riêng để phục vụ cho quá trình chơi góc củatrẻ, diện tích lớp học chưa đảm bảo nên nhiều khi không gian chơi và hoạt độngcủa trẻ bị hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ Nội dung chơi, Môi trườngcho trẻ chơi chưa phong phú Đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động còn hạnchế Chủ yếu là đồ dùng đồ chơi mua sẳn Các góc chơi trong lớp hầu như ít thayđổi Qua trình chơi của trẻ chưa được giáo viên sát sao và quan tâm đúng mức
Chính vì vậy mà dù hoạt động góc là hoạt động được tổ chức thường xuyênhàng ngày cho trẻ trong trường mầm non nhưng trên thực tế vẫn chưa thực sự phát
Trang 8huy được tính tích cực của trẻ Tôi đã khảo sát và đánh giá mức độ hoạt động củatrẻ dựa trên 5 tiêu chí :
+ Tiêu chí 1: Trẻ chủ động, tự nguyện tham gia vào các trò chơi
+ Tiêu chí 2: Trẻ có kỹ năng “đóng vai” thành thạo
+ Tiêu chí 3: Trẻ chơi độc lập, hứng thú, say mê
+ Tiêu chí 4: Trẻ thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo khi chơi
+ Tiêu chí 5: Trẻ chủ động hợp tác, chia sẻ với bạn, biết khắc phục nhữngmâu thuẫn nảy sinh trong quá trình chơi
Và tôi xử lý, đánh giá 5 tiêu trí trên qua 3 mức độ hoạt động: Rất tích cực,tích cực, và chưa tích cực
Qua khảo sát trên trẻ đầu năm học, ở các góc chơi đã cho kết quả như sau:
Qua bảng kết quả chứng tỏ rằng mức độ rất tích cực và tích cực hoạt động
của trẻ chưa cao Tuy phần lớn trẻ tỏ ra thích thú với hoạt động góc nhưng vẫn cònnhiều trẻ tham gia vào hoạt động một cách thụ động trẻ dễ bị phân tán bởi các tácđộng bên ngoài, ít có sáng kiến trong quá trình chơi, chưa linh hoạt, chưa tạo sựliên kết giữa các góc khi chơi
4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động góc đối với trẻ mầm non,cùng với những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã mạnh dạn đề ra một số biện phápsau để giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động góc trong trườngmầm non :
Trang 94.1 Trú trọng tạo môi trường hấp dẫn, thân thiện nhằm lôi cuốn, thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc.
Môi trường lớp học và các góc chơi của trẻ, cũng như đồ dùng, đồ chơi vôcùng quan trọng trong việc tạo hứng thú cho trẻ hoạt động cũng như tham gia hoạtđộng góc một cách tích cực Đây chính là điều kiện cần có để lôi cuốn, thu hút trẻtích cực tham gia vào hoạt động góc, bởi nó đáp ứng được nhu cầu và phươngchâm "Học mà chơi - Chơi mà học" của trẻ
*Tạo môi trường lớp học đẹp mắt, thân thiện
Lớp học được trang trí hấp dẫn đẹp mắt, có nhiều đồ dùng, đồ chơi khôngchỉ thu hút trẻ thích đến lớp mà còn khơi gợi niềm say mê hoạt động và đây cũng
là cơ sở để giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng có hiệu quả, phát huydược tính tích cực, trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ Để có một môi trường họcthân thiện đó là vấn đề lớn đặt ra với tôi Vậy mội trường học an toàn là như thếnào?
Chuẩn bị lớp học sạch sẽ, thoáng mát, các góc chơi được trang trí đẹp mắt,
đồ dùng đồ chơi được sắp xếp khoa học, hợp lý đảm bảo an toàn và thẩm mỹ chotrẻ, những vật dụng có thể dẫn đến tai nạn cho trẻ như : Dao, kéo… được cất caocẩn thận Ổ cắm điện cần bố trí gọn gàng kha học, bàn ghế để gọn gàng để tạokhông gian thoáng rộng rãi cho trẻ hoạt động, quy định trẻ bỏ giác đúng nợi quyđịnh
Đồ chơi phải đảm bảo không ảnh hưởng đến trẻ: Khi thu gòn phế liệu như :ống gội đầu, ống sữa, chai nước rửa bát, chai nước ngọt… phải được rửa sạch sẽ,sau mới đưa vào sử dụng
Môi trường học thân thiện an toàn sẽ giúp cho trẻ dễ hòa nhập, cùng nhau tổ chứctrò chơi, cùng tạo ra sản phẩm Thông qua hoạt động góc là hoạt động dễ tạo ramôi trường thận thiện Cô và trẻ gần gũi, trẻ có thể dễ dàng nêu lên ý kiến của
Trang 10mình, lựa chọn góc chơi cho mình, lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động Đó cũng làtiền đề tốt để phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ.
Như vậy khi tạo ra được môi trường thân thiện sẽ xóa đi khoảng cách giũa
cô và trẻ tạo được sự gần gũi giao lưu tình cảm giữa cô và trẻ, giúp giáo viên hiểuđược trẻ từ đó có cách giáo dục khác nhau, phát huy tính tích cực khác nhau đốivới từng trẻ
* Tạo môi trường trong các góc chơi của trẻ.
Góc hoạt động là khu vực riêng biệt trong lớp nơi trẻ có thể tự làm việc, vuichơi một mình hay theo nhóm theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ để xem xéttìm hiểu và khám phá các trò chơi mới, việc bố trí góc hoạt động khuyến khích trẻtích cực tham gia vào các góc hoạt động
+ Bố trí các góc hoạt động phải phù hợp đảm bảo nguyên tắc:
Vị trí các góc trong lớp phải hợp lý thuận tiện cho trẻ hoạt động dựa trênnguyên tắc bố trí góc tĩnh, động cho phù hợp Các góc nên có khoảng rộng phùhợp để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ tạo ranh giới giữa các hoạt động đểgiúp trẻ nhận dạng được phạm trù từng góc một cách rõ ràng, ranh giới góc khôngche tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát của trẻ và của giáo viên phảisắp xếp đồ chơi dễ thấy và dễ lấy
Ví Dụ: Với nhóm lớp của mình tôi đã thực hiện như sau;
Ở góc nghệ thuật có hai mảng (Âm nhạc và Tạo hình) Mảng tạo hình bố trí gầngóc học tập, còn mảng âm nhạc bố trí gần góc phân vai…
Số lượng góc phù hợp với số trẻ và diện tích phòng học: Ở lớp tôi với số trẻ
45 cháu, có 2 phòng đảm bảo về diện tích, góc chơi được bố trí như sau: Số lượnggóc ( 5 góc) Góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc học tập, riêng gócthiên nhiên được bố trí ngoài hiên.Góc học tập, thư viện của bé được bbố trí ởphòng trong thoáng mát và đủ ánh sáng đảm bảo cho trẻ hoạt động các góc khác
Trang 11tôi bố trí ở phòng ngoài, không gian rộng hơn riêng góc xây dưung tôi bố trí ở 1khoảng rộng ít có sự đi lại của trẻ.
Qua việc bố trí sắp xếp các góc chơi hợp lý tôi nhận thấy đây cũng là yếu tố tạonên sự thành công trong các buổi hoạt động tạo điều kiện cho trẻ tích cực tham giahoạt động
+ Xây dựng các góc mở cho trẻ hoạt động.
Góc mở là góc mới mà trẻ đang dần làm quen và hoạt động Việc xây dựnggóc mở sẽ giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động, kích thích tư duy, sáng tạo từ đó
sẽ phát triển trí tuệ cho trẻ
VD : Với góc học tập cô đã đính sẵn trên góc phần mở là các chữ số trẻ đãhọc và trẻ sẽ gắn hình ảnh theo số lượng cô đã đính Hay ở góc nghệ thuật ngoàiphần cô trang trí cho góc, có một phần mở trống để trẻ tham gia hoạt động Khi trẻtham gia hoạt động ở góc này trẻ sẽ tạo ra sản phẩm của trẻ, sau đó trẻ tự tay trangtrí trưng bày sản phẩm đó trên góc chơi của mình, tạo hứng thú và tính tích cựctrong hoạt động cho trẻ
+ Tạo cơ hội cho trẻ được trang trí góc chơi
Việc trang trí góc chơi sẽ góp phần tạo nên sự thành công tổ chức hoạt động Trang trí các góc cần linh hoạt, cô và trẻ cùng tạo biểu tượng và trang trí góc khi thay đổi chủ đề, chủ điểm bằng cách: Cứ đến chủ đề mới tôi cho trẻ tròchuyện về chủ đề và về các góc, qua đó tôi gợi ý để trẻ được nêu lên ý tưởng củatrẻ Sau đó tôi gợi ý cách làm và cho trẻ làm biểu tượng các góc và thay đổi theotừng chủ đề Điều này giúp cho trẻ hứng thú hơn và giúp cho trẻ chuẩn bị tâm thếtốt nhất trước khi được tham gia hoạt động góc ở chủ đề mới
VD: Ở chủ đề Trường mầm non ngay tại góc phân vai trẻ chơi “Bé làm côcấp dưỡng” Tôi cho trẻ thảo luận: Theo các con thì chúng mình cần chuẩn bị gì ởgóc này?Trẻ nêu ý kiến Sau đó tôi gợi mở cho trẻ cách để trang trí Khi thảoluận xong tôi hướng dẩn trẻ trang trí thực đơn ở góc này và dán xù phía sau các
Trang 12món ăn mà cô và trẻ sưu tầm được theo từng thứ để trẻ chọn Nhưng sang chủ đềgiao thông, cũng tại góc này trẻ chơi “ Nhà ăn của bến xe” tôi và trẻ lại cùng thảoluận và thay đổi biểu tượng, trò chơi ở góc, tôi cho trẻ chuẩn bị thực đơn và có cảgiá để các món ăn để hành khách tự chọn
Qua việc cho trẻ cùng cô trang trí góc chơi không những tạo hứng thí chotrẻ, khai thác được tính tích cực của trẻ mà còn tạo cơ hội cho trẻ được trực tiếptham gia xây dựng môi trường tại góc chơi trẻ thích, giúp cho trẻ định hình trướcđược hướng chơi và cách chơi ở những góc đó, giúp cho việc phát huy tối đa khảnăng của trẻ khi được tham gia chơi Từ đó trẻ sẽ tự tin hơn và mạnh dạn tham giavào hoạt động
4.2 Sử dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ năng sư phạm để tạo hứng thú cho trẻ khi vào hoạt động góc.
Gây hứng thú cho trẻ là phột trong những phần quan trọng của hoạt độnggóc Bởi nếu tạo hứng thú tốt cho trẻ khi vào đầu hoạt động chính là chìa khóa để
mở ra tính tích cực nhận thực ở trẻ Ngoài những phương pháp và kỹ năng sưphạm đã có giáo viên cần chủ động học hỏi, áp dũng những kỹ năng mới để có thểthu hút tạo hứng thú và tính tích cực nhận thức cho trẻ
+ Sử dụng câu đố, thơ ca, hò vè một cách linh hoạt trong tạo hứng thú cho trẻ
Ngoài những kỹ năng sư phạm và các phương pháp sư phạm cần có của ngườigiáo viên thì việc sử dụng các câu đố, thơ ca, hò vè một cách linh hoạt cũng là mộttrong những biện pháp tạp hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ tích cực tham gia vàohoạt động
VD: Để vào hoạt động góc tôi có thể sử dụng câu đố:
Giờ nào bé thỏa sức chơi?
Đóng vai đầu bếp nấu ăn cả ngày
Bé vui làm chú thợ hồ