Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm Tên SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THCS&THPT BÀU HÀM ra những tác động xấu
Trang 1Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm
Tên SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THCS&THPT BÀU HÀM
ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò, mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô và các hoạt động giáo dục của nhà trường Bạo lực học đường hầu như xẩy ra ở các cấp học nhưng tập trung nhất là ở lứa tuổi 14,15,16 là học sinh ở cuối cấp THCS và đầu cấp THPT
Từ những lý do đã phân tích ở trên, việc phòng, chống bạo lực học đường đang là vấn đề bức thiết trong thời điểm hiện tại, chính vì thế tôi thực hiện đề tài:
“Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS & THPT Bàu Hàm”, Trảng Bom, Đồng Nai
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận
Khoản 1, Điều 27 trong Luật giáo dục năm 2005 xác định Mục tiêu của giáo
dục phổ thông: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Khoản c, mục 3 chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/07/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013 ghi rõ: “c) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.”
1.1 Khái niệm về bạo lực học đường:
Theo tự điển Tiếng Việt, bạo lực là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp
Trang 2Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu bạo lực học đường là những hành
vi xâm hại đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ, tinh thần, uy tín, danh dự của người bị hại trong môi trường học đường
Có 3 mức độ tiếp cận khái niệm bạo lực học đường bao gồm:
- Theo nghĩa hẹp: Là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh
trong cùng một trường diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường
- Theo nghĩa rộng: Là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh
hoặc giữa học sinh với giáo viên hoặc giữa giáo viên với giáo viên diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường
- Theo nghĩa lấy học sinh làm trung tâm: Là những hành vi xâm hại mà chủ
thể gây hại là học sinh, người bị hại là bất kỳ ai diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường Đây là cách tiếp cận được nhiền người quan tâm vì ý nghĩa
lý luận và thực tiễn của nó trong công tác giáo dục
Mỗi cách tiếp cận sẽ có cách nhận diện và đưa ra các nguyên nhân, giải pháp ngăn ngừa tương đối khác nhau về bạo lực học đường Cách tiếp cận như trên cũng giúp chúng ta phân biệt đâu là bạo lực học đường, đâu là không Ví dụ một phụ huynh học sinh vì bênh vực con vào trường gây gổ, hành hung thầy cô giáo, một học sinh bị bọn trấn lột hành hung buộc phải chống trả tự vệ thì đó cũng không phải là bạo lực học đường Cần phân biệt bạo lực học đường với bạo lực xã hội, đạo đức xã hội…
1.2 Nhận diện bạo lực học đường: Bạo lực học đường cũng là hành vi lệch chuẩn nhưng thiên về sử dụng bạo lực
* Phân loại hành vi bạo lực học đường:
- Hành vi bạo lực học đường thụ động là hành vi sai lệch do nhận thức sai hoặc nhận thức không đầy đủ chuẩn mực (nội qui, qui tắc) Đây là loại hành vi không đáng ngại
- Hành vi bạo lực học đường chủ động là hành vi mà các cá nhân biết rõ chuẩn mực nhưng vẫn cố ý làm sai, đây là loại hành vi đáng ngại, nguy hiểm
* Nhận diện hành vi bạo lực học đường:
- Hành vi sử dụng bạo lực cơ bắp là hành vi đánh đập, hành hung để cưỡng bức, trấn lột người bị hại, người gây hại có thể sử dụng hung khí ở các mức độ khác nhau làm tổn thương tinh thần, sức khỏe, tính mạng người bị hại
- Hành vi đe doạ, khủng bố là hành vi nhằm gây bất an cho người bị hại, nói xấu, sỉ nhục, bêu rếu làm mất uy tín, danh dự người bị hại
Các hành vi trên có thể do người gây hại thực hiện hay tổ chức thành băng nhóm để thực hiện
* Dấu hiệu bạo lực học đường
Bạo lực học đường thường trải qua ba giai đoạn là trước, trong và sau hành
vi bạo lực và đều để lại dấu vết hoặc dấu hiệu, báo trước bằng các biểu hiện, chứng
cứ nhận biết được gồm có:
Trang 3- Dấu hiệu tiền bạo lực gồm có dấu hiệu xa và cận bạo lực Dấu hiệu xa như học sinh học kém, lêu lỏng, chán học, bất cần đời Dấu hiệu gần (cận bạo lực) như gây gỗ, hăm dọa, kết băng nhóm, mang theo hung khí trong người…
- Dấu hiệu thực hiện hành vi bạo lực: Là các dấu vết bạo lực để lại sau hành
vi bạo lực nói lên mức độ độc ác, nương tay hay chỉ là dằn mặt, cảnh cáo người bị xâm hại Ngoài ra các dấu hiệu còn cho biết kẻ gây hại là nhẫn tâm, vô tình hay cố
ý với người bị hại
- Dấu hiệu hậu bạo lực: chủ yếu là hành vi, thái độ của kẻ gây hại sau khi bị
xử lý đó là thái độ đối với hậu quả xảy ra như ăn năn, hối hận hay hả hê, thỏa mãn của người gây hại
Đối với công tác giáo dục cần xem các dấu hiệu trong một vụ bạo lực học đường nhưng các dấu hiệu tiền bạo lực là vấn đề có ý nghĩa nhất vì nó là chỉ báo
để nhà truờng tiến hành can thiệp, ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường hiệu quả, kịp thời, định hướng cách giải quyết thỏa đáng nhằm ngăn chặn bạo lực xảy
ra Dấu hiệu sau bạo lực cũng cần được xem xét để có thể giáo dục cảm hóa người gây hại, ngăn chặn hành vi tiếp diễn đối với những dấu hiệu ân hận, hối cải sau bạo lực
1.3 Nguyên nhân bạo lực học đuờng
Có nhiều cách phân tích nguyên nhân của bạo lực học đường, nhìn chung có
4 nhóm nguyên nhân chính:
- Nguyên nhân từ giáo dục của gia đình: Nhiều tác giả cho đây là nguồn
nguyên nhân chính của bạo lực học đường
- Nguyên nhân từ giáo dục của nhà trường: Nhiều tác giả cho đây là nguyên
nhân quan trọng do nhà trường chỉ chú trọng dạy chữ không chăm lo đầy đủ cho việc dạy người
- Nguyên nhân từ phía giáo dục xã hội: Do tác động của mặt trái kinh tế
kinh tế thị trường, các mối quan hệ tiêu cực xã hội và truyền thông gây ra
- Nguyên nhân tâm lý từ chính bản thân người chưa thành niên: Do đặc
điểm tâm lý lứa tuổi, do người chưa thành niên không làm chủ bản thân mà ra
2 Thực trạng việc phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm
2.1 Khái quát về trường THCS & THPT Bàu Hàm, Trảng Bom, Đồng Nai
Trường THCS & THPT Bàu Hàm được thành lập theo quyết định số 1812/QĐ – UBND tỉnh Đồng Nai ngày 25 tháng 6 năm 2007 Trụ sở đóng tại ấp Tân Hợp, xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Địa bàn nơi trường đóng là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đa số là người dân tộc Hoa Nùng chiếm 85% Điều kiện kinh tế xã hội rất khó khăn, dân cư trong địa bàn sinh sống bằng nghề làm ruộng, rẫy
2.1.1 Học sinh:
Trang 4Năm học 2015 – 2016, toàn trường có 1297 học sinh cơ cấu thành 35 lớp, THCS 17 lớp (593 HS), THPT 18 lớp (650 HS) Đa phần các em học sinh là con
em người dân tộc gia đình sinh sống trong rẫy xa, điều kiện kinh tế khó khăn, bố
mẹ lo làm ăn sinh sống ít có thời gian chăm sóc và quản lý con cái dẫn đến học sinh lơ là, buông lỏng việc học hành, trốn học đi theo bạn bè, sa ngã vào những tệ nạn xã hội Từ đó, việc quản lý, giáo dục của gia đình đối với các em học sinh còn nhiều hạn chế, coi việc giáo dục các em là trách nhiệm của nhà trường
Chất lượng đầu vào thấp và không đồng đều, phần lớn đều là những em không trúng tuyển vào các trường có thi tuyển hoặc không tham gia thi tuyển mà chỉ xét tuyển Đối tượng học sinh của trường phần đông là các em mất căn bản, không có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, có không ít học sinh được xếp vào dạng học sinh cá biệt
2.1.2 Đội ngũ cán bộ - giáo viên – công nhân viên:
Năm học 2015 – 2016 trường có 87 cán bộ, giáo viên, nhân; trong đó CBQL
03 (01 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng), 80 giáo viên, 04 NV, 03 hợp đồng 68 Về tuổi nghề có tới 70% là giáo viên trẻ công tác trong ghề chưa quá 5 năm Lực lượng giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động nhưng thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục học sinh, công tác chủ nhiệm còn hạn chế
2.1.3 Về cơ sở vật chất:
Trường có 40 phòng học, 10 phòng chức năng, 03 phòng máy vi tính, 01 phòng học ngoại ngữ, khu nhà hiệu bộ đầy đủ cho các phòng ban, sân chơi, bãi tập rộng Trang thiết bị dạy học được trang bị tương đối đầy đủ cho việc dạy và học trong nhà trường
2.2 Phân tích tình hình thực tế các biện pháp phòng chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm năm học 2014– 2015 và những năm trước đó
Thực tế hiện nay tại các trường THPT nói chung, trường THCS & THPT Bàu Hàm nói riêng, vấn đề phòng, chống bạo lực học đường trong trường học còn hạn chế, tập trung chủ yếu vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp ngoài giờ lên lớp (01 buổi/tháng), thông qua một số hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn do Đoàn – Đội tổ chức được triển khai trong thời gian nhất định Cách thức triển khai ở cấp học phổ thông chưa đa dạng chủ yếu là phát triển tài liệu, tập huấn giáo viên, dạy thí điểm, thông qua các hoạt động ngoại khóa, hiệu quả của việc phòng, chống bạo lực học đường thực sự chưa cao
Việc tích hợp phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh trong các giờ dạy trên lớp còn hạn chế, một số giáo viên chưa chú trọng, một số chưa có kinh nghiệm trong việc tích hợp phòng, chống bạo lực cho học sinh thông qua bộ môn Chính vì thế hiệu quả phòng chống bạo lực học đường chưa cao
Nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của việc phòng, chống bạo lực học đường còn hạn chế, chủ yếu tập chung nhiều vào việc dạy chữ
Trang 5Sau khi tìm hiểu và tham khảo tình hình thực tế của trường THCS&THPT Bàu Hàm cũng như các trường trên địa bàn, việc phòng, chống bạo lực học đường trong những năm vừa qua; cũng như qua thăm dò nhu cầu của học sinh về sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp hiệu quả hơn trong việc phòng, chống bạo lực học đường, đồng thời giúp các em học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không sa vào những games trực tuyến bạo lực, và các tệ nạn xã hội Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS & THPT Bàu Hàm”
Bên cạnh các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ngoài giờ lên lớp (01 buổi/tháng), các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động phong trào, còn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống thường xuyên mỗi tuần 01 buổi/lớp/tuần trong xuốt năm học theo từng chủ đề; thường xuyên tổ chức kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh, để từ đó ngăn chặn các em đem theo những
đồ vật nguy hiểm (dao, kéo, ); thành lập tổ tư vấn học đường Đây là một giải pháp hoàn toàn mới đối với trường THCS&THPT Bàu Hàm, các trường PT trên địa bản củng như trong ngành giáo dục
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1 Công tác tuyên truyền
- Nội dung tuyên truyền: Nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của việc phòng, chống bạo lực học đường hướng đến mục tiêu: Mỗi thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường đếu có trách nhiệm trong việc tư vấn, tham vấn tâm lý cho các em, dạy cho các em không chỉ tri thức khoa học mà cả tri thức và cách thức làm người Đội ngũ giáo viên bộ môn, nhất là giáo viên dạy các môn công dân, văn học và nghệ thuật cần trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết để nhận diện các biếu hiện của bạo lực, khợi dậy ở các em tình yêu thương, gắn bó
- Hình thức tuyên truyền: Thông qua các buổi phát thanh học đường, họp hội đồng, sinh hoạt ngoại khóa, băng rôn, khẩu hiệu, …
2 Tập huấn nghiệp vụ công tác phòng, chống bạo lực học đường cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao nhận thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn tâm lý cho học sinh, các hoạt động phòng, chống bạo lực học đường, năm học 2015 – 2016 đã tham mưu với BGH tổ chức 01 lớp tập huấn cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường
3 Thành lập tổ tư vấn học đường
Năm học 2015 – 2016 đã thành lập tổ tư vấn học đường với các thành viên:
Trang 6STT Họ tên Chức vụ Nhiệm vụ Thời gian
- Kịp thời năm bắt, phát hiện các dấu hiệu bạo lực học đường để từ đó đưa ra giải pháp ngăn chặn kịp thời
- 09, 10/2015
- 02, 03/2016
- Thường xuyên
4 BCH các chi đoàn Thành viên
- Kịp thời năm bắt tư tưởng, tâm lý của các thành viên trong lớp từ
đó phản ánh tới các thành viên tư vấn của tổ
tư vấn
- Thường xuyên
Năm học 2015 – 2016 đã tổ chức 05 buổi nói truyện, tư vấn SKSSVTN, rèn luyện kỹ năng đối mặt cho học sinh thu hút trên 4500 học sinh, trong đó có mời các chuyên gia về tâm lý về để trao đổi nói truyện (đặc biệt có sự tham gia của tiến
sỹ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu – ĐHSP TP.HCM)
Năm học vừa qua, tổ cũng tiếp nhận tư vấn tâm lý cho nhiều học sinh trong
đó có những vấn đề về tâm lý lứa tuổi, mâu thuân với bạn bè, gia đình,
4 Tổ chức kiểm tra dụng cụ học sinh
Mục tiêu: Đảm bảo vấn đề học sinh tới trường, tới lớp đều có đầy đủ dụng
cụ học tập; phòng ngừa, kịp thời phát hiện học sinh đem theo những đồ dùng nguy hiểm, vũ khí, …
Hình thức: BCH đoàn trường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên (định kỳ và đột xuất) tổ chức kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh (năm học vừa qua đã tổ chức 20 đợt kiểm tra)
5 Tổ chức câu lạc bộ GDKNS cho học sinh
5.1 Hình thức tổ chức
Đoàn trường tổ chức thành lập CLB GDKNS cho học sinh CLB hoạt động mỗi tuần 01 buổi, sau khi các thành viên tham gia các buổi sinh hoạt tại CLB sẽ kết
Trang 7hợp với giáo viên chủ nhiệm triển khai cho các bạn khác trong lớp khi sinh hoạt 15 phút đầu giờ
* Dách sách các thành viên
1 Lê Văn Dĩnh BT Đoàn TN -
Chủ nhiệm CLB
- Xây dựng nội dung, kế hoạch hoạt động CLB
- Kiểm tra, đánh giá
3 14 thành viên trong
BCH Đoàn trường Thành viên
Hỗ trợ tổ chức các buổi sinh hoạt
Buổi chiều hàng tuần
4 BCH các chi đoàn Thành viên Tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ 5.2 Nội dung triển khai
Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dục KNS ở Việt Nam những năm qua nói chung, tại trường THCS&THPT Bàu Hàm nói riêng,
nội dung giáo dục KNS cho HS bao gồm các KNS cơ bản, cần thiết sau: Kĩ năng
tự nhận thức, Kĩ năng xác định giá trị, Kĩ năng kiểm soát cảm xúc, Kĩ năng ứng phó với căng thẳng, Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, Kĩ năng thể hiện sự tự tin, Kĩ năng giao tiếp, Kĩ năng lắng nghe tích cực, Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, Kĩ năng hợp tác, Kĩ năng ra quyết định, Kĩ năng giải quyết vấn đề, Kĩ năng kiên định,
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, Kĩ năng đạt mục tiêu, Kĩ năng quản lý thời gian,… đặc biệt chú trong nhiều đến kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, Kĩ năng
kiểm soát cảm xúc, Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
5.3 Biện pháp
Giáo dục KNS cho các em học sinh thông qua các buổi nói chuyện trên hội trường, sinh hoạt ngoài trời, giáo viên cần đưa trước nội dụng, yêu cầu học sinh chuẩn bị một số nội dung để buổi sinh hoạt đạt hiệu quả cao nhất Sau đây tôi xin giới thiệu một giáo án áp dụng trong các buổi sinh hoạt GDKNS
5.3.1 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
- Trang bị cho các em những kỹ năng ứng phó với những mâu thuẫn có nguy
cơ gây xung đột
Trang 8- Giúp các em hiểu rõ tác hại của xung đột, những hậu quả của việc thiếu kiềm chế
- Trang bị cho các em kỹ năng, cách giải quyết mâu thuẫn hòa bình
b Giới thiệu về mâu thuẫn
* Sử dụng khảo sát: Hai từ mâu thuẫn gợi cho các em những hành vi không tốt nào?
Khảo sát 200 HS cho kết quả như sau:
Nếu chúng ta không biết kiềm chế, sẽ dẫn tới những hành vi đáng tiếc như đánh nhau, cãi nhau, sỉ nhục,…
c Nguyên nhân gây mâu thuẫn
* Kể cho các em nghe câu chuyện 1: Sự hiểu lầm đáng tiếc
Qua câu chuyện tình huống trên, có 3 câu hỏi được đặt ra cho các em cùng suy nghĩ:
1) Em cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự xung đột trên? Khi em nhìn thấy
sự việc và vội đưa ra ý kiến theo cảm nhận chủ quan của mình như trong trường hợp trên thì nó gây nên những tác hại nào?
Trang 92) Theo em việc bạn Thu phản ứng dữ dội như thế có chấp nhận được không? Có giải quyết được vấn đề gì không?
3) Theo em những người đứng vỗ tay reo hò, cổ vũ, quay phim, thậm chí khoanh tay im lặng làm ngơ… những hành vi như vậy xẽ gây ra hậu quả gì? Có được phép làm như vậy không? Tại sao?
Sau khi các em ý kiến, giáo viên chốt lại các vấn đề:
* Các nguyên nhân gây mâu thuẫn:
- Nguyên nhân 1: Do ý kiến đánh giá, nhận định chủ quan của bạn Yến đã vội vã kết luận và đưa ra những bình phẩm làm sự việc trở nên phức tạp
- Nguyên nhân 2: Do thiếu làm chủ cảm xúc, Thu đã bộc lộ sự thiếu tự chủ qua hành động của mình dẫn đến hậu quả đáng tiếc
Ngày nay các bạn trẻ thường thiếu kìm chế và hay giải quyết các xung đột bằng bạo lực, hiện tượng này đang gia tăng rất nhiều trong đó đối tượng là các em học sinh rất phổ biến Xu hướng các em muốn giải quyết bằng bạo lực hơn là tìm những giải pháp hòa bình
d Giải quyết mâu thuẫn
* Biện pháp 1:
- Mục tiêu: giúp các em tránh những mâu thuẫn, xung đột
- Kể cho các em nghe câu chuyện 2: Nồi cơm khổng tử
Cuối câu chuyện có đoạn: Khổng tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Suýt tí nữa là Khổng tử này trở thành kẻ hồ đồ!”
GV: Thông qua câu chuyện các em có nhận định gì?
Sau khi các em học sinh trả lời, GV rút ra kết luận:
- Câu chuyện trên của Khổng tử cũng là câu chuyện mà ta bắt gập rất nhiều trong cuộc sống, đôi khi chính mắt ta nhìn thấy, nhưng sự việc không thực sự như suy diễn của ta, hậu quả là gây nên những điều thị phi, những hiểu lầm, dẫn đến những xung đột rất đáng tiếc
- Trước mỗi sự việc, ta nên suy xét cẩn trọng, đừng vội xét đoán và cũng đừng vội đưa ra những nhận định thiếu khách quan, dễ có nguy cơ gây xung đột
Bài học cho ta là: Không vội xét đoán
* Biện pháp 2:
- Mục tiêu: Giúp các em làm chủ bản thân khi xây ra mâu thuẫn, xung đột
- Câu chuyện: Mượn sách
Sự việc xẩy ra vào lúc 8h sáng ngày thứ 2 tại trường THCS X, tỉnh Đăk Lawk Nạn nhân là D (15 tuổi học sinh lớp 9)
Trang 10Trong giờ ra chơi D có sang lớp bên mượn người bạn học cùng khối, Nguyễn Thành T quyển sách nhưng T không đồng ý, chính vì vậy giữ T và D đã xẩy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi vã
Trong lúc đang mắng chửi nhau thi T bất ngờ chạy về chỗ ngồi của mình lấy con dao để trong cặp đâm một nhát vào lưng D Vết đâm trúng tim khiến D tử vong trên đường đưa đi cấp cứu
- Kết luận: Các em thân mến, cuộc sống con người luôn tồn tại những mâu thuẫn Để giải quyết hòa bình, chúng ta phải biết bình tĩnh, kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của mình, “Làm chủ cơn giận” của mình Có như thế bạn mới tìm được cho mình cách giải quyết ổn thỏa các mâu thuẫn Nếu để cơn giận bùng phát,
sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, mà khi bình tĩnh lại ta hối hận cũng đã muộn
- Câu chuyện: Hãy thắp lên một que diêm
e Kết luận: Chuyên đề này, xin gửi đến các em ba điều:
- Thứ nhất: Đứng trước một sự việc, “không vội xét đoán”
- Thứ hai: Khi bản thân bị xúc phạm,… ta cần biết “làm chủ cơn giận”
- Thứ ba: Hãy “chung tay hoa giải”, hãy là người xây dựng kiến tạo hòa bình
Kết thúc chuyên đề cùng các em hát vang bài: Trái đất này là của chúng minh – Nhạc Trương Quang Lục, lời Định Hải
6 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, chủ điểm
Tổ chức dưới hình thức các hội thi, phong trào thi đua chào mừng các ngày
lễ lớn, các hoạt động du khảo về nguồn, sinh hoạt câu lạc bộ,…
6.1 Tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn
Nhân kỷ niệm 33 năm ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2015), 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 – 26/03/2016); 66 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên (09/01/1950 - 09/01/2016); 59 năm ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956 - 15/10/2015); Nhà trường đã tổ chức các hoạt động văn nghệ, báo tường, hội thi cắm hoa, TDTT, lễ hội hóa trang, …
Các hoạt động này là các hoạt động tổ chức thường niên hàng năm, thông qua các hoạt động giúp các em có kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, nâng cao thể
Trang 11chất, tinh thần, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời giáo dục tinh thần yêu thương đoàn kết, …
6.2 Tổ chức các hoạt động du khảo “về nguồn”
Năm học 2015 – 2016, nhà trường đã tổ chức 01 lượt du khảo “về nguồn”: Tháng 03/2016 tổ chức cho các em học sinh thăm quan: “Căn cứ tỉnh ủy Biên Hòa U1”, “Khu ủy miền đông” (chiến khu D)
Trước các buổi đi thăm quan giới thiệu cho các em một số tư liệu định hướng để các em khi đến các địa điểm năm bắt, ghi chép lại, trên cơ sở đó các em hoàn thành bài thu hoạch sau mỗi chuyến du khảo
Thông qua các buổi thăm quan học hỏi, giáo dục học sinh về tư tưởng, truyền thống cách mạng của cha ông, giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc…
6.3 Tổ chức học sinh tham gia các câu lạc bộ
Tổ chức các câu lạc bộ (CLB) HS là một biện pháp quan trọng để thực hiện nội dung giáo dục rèn luyện KNS cho HS trong quá trình triển khai phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở các trường phổ thông hiện nay Hoạt động CLB được xem là hình thức phù hợp nhất để tạo sân chơi bổ ích cho HS bởi HS luôn có nhu cầu muốn khẳng định, muốn được thể hiện, luôn mong muốn khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy những năng lực, sở trường của mình về một số lĩnh vực nào đó Các nhu cầu này được hình thành không chỉ trong các hoạt động học tập chính khóa mà chủ yếu lại qua các hoạt động, các sinh hoạt ngoại khóa Từ việc tham gia các CLB giúp các em rèn luyện
kỹ năng, tinh thần đoàn kết, khả năng làm việc nhóm, …
Một số CLB: CLB ngoại khóa vui để học, CLB võ thuật, câu lạc bộ học tập,
…
7 Tích hợp phòng chống bạo lực học đường qua các môn học chính khóa
Tham mưu Ban giám hiệu nhà trường thực hiện các nội dung:
- Triển khai thực hiện tốt việc tích hợp phòng, chống bạo lực học đường qua một số môn học có tiềm năng mà Bộ giáo dục đã quy định
- Thường xuyên kiểm tra việc tích hợp nội dung phòng, chống bạo lực học đường trong các môn học của giáo viên giảng dạy
8 Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội
- Xác định rõ vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đảm bảo song song việc dạy chữ và dạy làm người Nhà trường và thầy cô giáo phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế
để răn đe giáo dục học sinh Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm phải là người cầu nối giữa gia đình và nhà trường để kịp thời đưa ra các định hướng giáo dục học
Trang 12sinh phù hợp
- Nâng cao vai trò, vị trí và trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Tiếp tục thúc đẩy phong trào “ông, bà, cha, mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”; xây dựng gia đình văn hóa Loại bỏ các hành vi bạo lực ra khỏi đời sống gia đình Nâng cao kiến thức bảo vệ chăm sóc trẻ em
và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em tại gia đình
- Toàn xã hội cần phải quan tâm củng cố nâng cao chất lượng môi trường
xã hội, văn minh tiến bộ Quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội, nghiêm cấm các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực
Phối hợp tốt với chính quyền địa phường, đặc biệt lực lượng công an để kịp thời năm bắt, ngăn chặn và sử lý những dấu hiệu bạo lực học đường Đặc biệt ngăn chặn thanh niên bên ngoài đón đánh học sinh của trường khi có mâu thuẫn phát sinh
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Từ cơ sở lý luận đến thực tiễn thực hiện đề tài trong thời gian qua, đã có những chuyển biến tích cực trong việc phòng, chống bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Bàu Hàm
- Những em học sinh biết cách giải quyết mâu thuẩn và các xung đột phát sinh trong và ngoài nhà trường làm cho tình trạng các em gây gổ với nhau giảm đáng kể
- Khả năng diễn đạt trước đám đông của một bộ phận học sinh trước đây rất nhút nhát, rụt rè khi phát biểu trong lớp, trong các buổi sinh hoạt tập thể nay tự tin hơn, dạn dĩ hơn, đã dám phát biểu nhận xét một cách khá đầy đủ, lưu loát suy nghĩ của mình khi được yêu cầu phát biểu ý kiến
- Việc ứng xử giao tiếp có văn hóa, văn minh lịch sự hơn trước Trong giờ chơi, hay trong các hoạt động tập thể rất ít khi nghe các em nói tục, phát biểu linh tinh, các em gọi bạn, xưng tôi khá thân mật
- Tính tời thời điểm này (Năm học 2015 – 2016) học sinh gây gổ dẫn đến sô sát phải đưa ra hội đồng kỷ luật chỉ có 02 học sinh (năm học 2014 – 2105 là 8 hs); không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội Có thể nói học sinh nhà trường đã thực hiện các mặt này rất tốt so với thời gian này năm trước, tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm khá, tốt cao hơn so với năm học trước
- Các em qua tìm hiểu đã có nhiều kỹ năng bảo vệ bản thân, năng lực nhận thức và xử lý tình huống, không để bạn xấu rủ rê trốn học
- Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về việc phòng, chống bạo lực học đường được nâng cao rõ rệt, giáo viên bộ môn đã đẩy mạnh việc tích hợp giáo dục phòng, chống bạo lực học đường trong quá trình giảng dậy
Trang 13Để đánh giá thực tế hiệu quả của đề tài, tôi tổ chức khảo sát thông qua các phiếu định tính, định lượng, qua các buổi kiểm tra:
Tổ chức khảo sát trên 200 học sinh kết quả như sau
* Khảo sát 1: Kiểm tra học sinh thực hành trong giao tiếp, xử lí tình huống giải quyết mâu thuẫn
- Đầu năm học (khi chưa áp dụng giải pháp)