Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “VẬN DỤNG GOOGLE APPS VÀ GOOGLE CLASSROOM VÀO DẠY HỌC TÍCH CỰC TIN HỌC 11 - BÀI TẬP KIỂU XÂU” Người thực hiện: Nguyễn Sa DuyLĩnh vực nghiên cứu
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“VẬN DỤNG GOOGLE APPS VÀ GOOGLE CLASSROOM VÀO DẠY HỌC TÍCH CỰC TIN HỌC 11 - BÀI TẬP KIỂU XÂU”
Người thực hiện: Nguyễn Sa DuyLĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: TIN HỌC
- Lĩnh vực khác:
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2015 - 2016
BM 01-Bia SKKN
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Sa Duy
2. Ngày tháng năm sinh: 17/01/1982
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Kp1 – Tân Hiệp – Biên Hòa – Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0933.482.650
7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên
môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Tổ trưởng tổ Tin học, giảng dạy môn Tin
học khối 12, 11
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2005
- Chuyên ngành đào tạo: Tin học
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
Số năm có kinh nghiệm: 11
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Năm 2014: Sử dụng bảng Active Board kết hợp phần mềm tương tácActivInspire trong giảng dạy Tin học 10
Năm 2015: Tổ chức kiểm tra Trắc nghiệm bằng WONDERSHARE
QUIZCREATOR 4.5 trên lớp học trực tuyến ENGRADE.
BM02-LLKHSKKN
Trang 3Tên SKKN:
VẬN DỤNG GOOGLE APPS VÀ CLASSROOM VÀO DẠY HỌC
TÍCH CỰC TIN HỌC 11 – BÀI TẬP KIỂU XÂU
Từ tháng 5 năm 2014, hệ thống quản lý lớp học Google Classroom ra đời,cho phép Quản trị viên và giáo viên quản lý lớp học theo chương trình Khi sửdụng Google Classroom, người giáo viên có thể sử dụng hoặc tạo ra các công cụ
để giúp làm việc dễ dàng hơn với Lớp học: tạo lớp học có thể mở rộng với giáoviên, đồng bộ hóa với thông tin học sinh, xem tất cả các lớp học của mình…
Ở đơn vị trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh hiện nay, việc sử dụng các công
cụ Google Apps được triển khai mạnh mẽ trong hầu hết các hoạt động của nhàtrường như Hệ thống Email nội bộ, Lịch (làm báo giảng); Speadsheet để báo cáohoạt động chuyên môn, chủ nhiệm; Group để làm việc nhóm…
Với những lí do trên, tôi mạnh dạn triển khai ứng dụng Google Apps vàGoogle Classroom vào công việc giảng dạy của mình
BM03-TMSKKN
Trang 4II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy,đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 –
2012 nêu: “…Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại Cụ thể là: Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục trên Website Bộ ”.
Công văn Số: 2102/SGDĐT-GDTrH của Sở Giáo Dục & Đào Tạo “V/v Hướngdẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học phổ thông năm học 2015-2016” cónêu: “…Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp
"Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác; Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT và Công văn số 2507/SGDĐT- GDTrH ngày 27 tháng10 năm 2014 của Sở GDĐT; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học…”
Trang 52 Cơ sở thực tiễn:
Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm của mọi hoạtđộng, học sinh chủ động khám phá kiến thức dưới sự dẫn dắt của người thầy, nênngười thầy phải hướng dẫn các em cách tự học, tự nghiên cứu Đồng thời, phảiphát huy tối đa tác dụng của các phương tiện, thiết bị vào quá trình dạy học
Việc ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) vào dạy học ở trường THPTNguyễn Hữu Cảnh thông qua máy tính, máy chiếu, Email đã mang lại những hiệuquả nhất định trong công tác giảng dạy
Vậy làm thế nào vừa có thể phát huy tính tích cực của học sinh, vừa pháthuy hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học? Kết hợp giữa ứng dụng Google Apps
và Google Classroom trong quản lý lớp học là một giải pháp cải tiến để giải quyếtvấn đề nêu trên
Trang 6III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1 Triển khai ứng dụng Google Apps:
- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã mua tên miền www.nhc.edu.vn vàđăng kí dịch vụ Google Apps từ năm 2011
- Nhà trường đã cấp tài khoản E-mail cho toàn bộ giáo viên, nhân viên trongtrường và học sinh một số lớp, đến nay có khoảng 500 tài khoản Email đã đượccấp
- Đầu năm học, tổ chức tập huấn những ứng dụng của Google Apps cho tất
cả các lớp được cấp hệ thống E-mail nội bộ trong 1 tuần từ 24/08/2015 đến29/08/2015, gồm những nội dung chính:
+ Tạo, làm việc với các Group – nhóm làm việc thông qua công cụ GoogleGroups để thuận lợi trong việc tổ chức dạy học, ví dụ Group “Lớp 11A1” là cácthành viên trong lớp 11A1 của tôi đang giảng dạy
+ Với Google Groups, người học có thể tham gia thảo luận về một chủ đề,tạo nhóm hỏi đáp hỗ trợ nhau trong quá trình học, đọc bài đăng của nhóm thôngqua giao diện trực tuyến hoặc E-mail
+ Tổ chức thực hiện chia sẽ tài liệu học tập thông qua Google Docs - ứngdụng hỗ trợ soạn thảo văn phòng trực tuyến của Google Apps
Trang 72 Triển khai ứng dụng Google Classroom :
- Giáo viên đăng kí lớp học trên Google Classroom, bằng cách đăng nhậpvào địa chỉ: https://classroom.google.com bằng tài khoản Gmail
- Thêm học sinh vào lớp học của mình:
+ Chọn lớp học giáo viên muốn học sinh tham gia, cung cấp mã lớp cho họcsinh thông qua Google Groups Ở đây, tôi tạo lớp học có tên “Lớp 11A1” để thựchiện quá trình giảng dạy, trao đổi bài học với các em học sinh lớp 11A1
+ Sau đó, học sinh tham gia vào lớp học bằng cách truy cập vào một đườnglink trong Email của mình rồi chọn “Tham Gia”
Trang 8+ Lúc này học sinh đã là 1 thành viên của lớp học với các thông tin: Têngiáo viên của lớp học, các bạn thành viên trong lớp…
Trang 93 Tổ chức dạy học tích cực trên Google Classroom
Sau khi học xong bài “Xâu Kí Tự” trong chương trình Tin học 11, để chuẩn
bị cho tiết bài tập được hiệu quả cao Tôi đưa ra bài toán như sau: “Khi họ tên củahọc sinh được nhập vào từ bàn phím không đúng qui cách: có chứa những kí tựtrắng dư thừa Hãy đưa ra cách xử lý những kí tự trắng dư thừa đó rồi tách lấy phầntên của học sinh?”
Bước 1: Giáo viên đăng bài tập lên cho lớp học
- Giao bài về cho học sinh trong lớp học đã được tạo ở trên, yêu cầu học sinhchú ý tới thời gian hoàn thành
- Tạo phiếu học tập rồi gửi cho học sinh thông qua Google Docs
Trang 10Bước 2: Thực hiện trao đổi bài học trực tuyến - Bước quan trọng của dạy học tích cực.
- Học sinh thực hiện các yêu cầu của giáo viên thông qua tài khoản thànhviên lớp học được gửi tới trong Gmail
+ Đề xuất các phương án để giải quyết bài toán trên phiếu học tập mà giáoviên đã gửi thông qua Google Docs
+ Có thể đưa ra các nhận xét, các câu hỏi ngược lại hoặc có thể trao đổi trựctuyến với giáo viên trên phiếu học tập
- Trong thời gian thực hiện các yêu cầu đối với học sinh, giáo viên đưa ranhững chuỗi câu hỏi gợi mở như:
Câu hỏi 1: Thế nào là kí tự trắng dư thừa?
Yêu cầu học sinh phải trả lời được là những kí tự trắng nằm ở đầu xâu,cuối xâu, 2 kí tự trắng liên tiếp nhau
Câu hỏi 2: Vậy thì xác định những dấu hiệu có kí tự trắng dư thừa và xử lý
chúng như thế nào?
Học sinh phải đưa ra được hàm Pos để xác định vị trí, thủ tục Delete để
xử lý, hàm length lấy độ dài xâu:
+ Ở đầu: If POS(kí tự trắng, xâu họ tên)=1 Then Delete(xâu họ tên,1,1); + Ở cuối: If POS(kí tự trắng, xâu họ tên)=length(xâu họ tên) Then
Delete(xâu họ tên, length(xâu họ tên),1);
Trang 11+ 2 kí tự trắng liên tiếp nhau:
If POS(2 kí tự trắng, xâu họ tên) < >0(khác 0) Then Delete(xâu họ tên, POS(2 kí
+ 2 kí tự trắng liên tiếp nhau:
WHILE POS(2 kí tự trắng, xâu họ tên) < >0 DO Delete(xâu họ tên, POS(2 kí tự
trắng, xâu họ tên),1);
Câu hỏi mở rộng vấn đề: Nếu xâu họ tên đã được xử lý kí tự trắng dư thừa,
làm thế nào để tách phần tên của học sinh đó ra khỏi xâu họ tên ban đầu?
Học sinh:sử dụng hàm COPY (s, pos, num): sao chép trong xâu s, num ký tự tại
vị trí pos
+ Xác định đâu là tên ở trong xâu họ tên?
Lấy từ kí tự cuối cùng ngược về vị trí kí tự trắng đầu tiên +1
+ Cách tìm kí tự trắng đó?
Đặt biến s là biến xâu họ tên
i:=length(s);
While S[i]< > kí tự trắng Do i:=i-1;
Sau khi thực hiện khối lệnh này, vị trí kí tự trắng cần tìm là i
+ Hãy viết lệnh lấy phần tên ra?
COPY(s,i+1,length(s)-i)
Yêu cầu học sinh hoàn thiện bài tập bằng chương trình mô phỏng trênPascal, gợi ý kí tự trắng được viết #32
Trang 12WHILE S[LENGTH(S)]=#32 DO DELETE(S,LENGTH(S),1);
WHILE POS(' ',S)<>0 DO DELETE(S,POS(' ',S),1);
Trang 13- Theo dõi tiến trình thực hiện yêu cầu đối với học sinh, đưa ra những thông báo cho các học sinh chưa thực hiện yêu cầu
Bước 3: Thực hiện chấm điểm và trả bài cho học sinh
Sau khi học sinh hoàn thành bài tập của mình hoặc đến hạn nộp bài, giáo viên thực hiện chấm điểm và trả bài cho học sinh
- Chọn danh sách những học sinh đã nộp bài để chấm điểm và trả bài chohọc sinh
- Mở phiếu học tập của từng học sinh đã nộp bài để sử dụng các tính năng bình luận để nhận xét các phần câu trả lời mà học sinh đã thực hiện
Trang 14IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
3 Trong giảng dạy Tin học
-Thực hiện được tinh thần đổi mới, lấy người học làm trung tâm
- Phát huy tính tích cực của học sinh
- Điện thoại Smartphone hiện nay tương đối thông dụng nên việc áp dụng dễdàng, tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn
Trang 15V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Ứng dụng các công cụ Google Apps vào trong dạy học đã góp phần nângcao hiệu quả giảng dạy, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họcsinh
- Việc triển khai các nhóm ứng dụng này càng trở nên dễ dàng với sự phổbiến của internet, smartphone, laptop…
Tuy nhiên, đề tài này còn tương đối mới với giáo viên, đặc biệt là khâu soạnmột bài giảng có tính tương tác cao, dẫn dắt các em đi tìm hiểu vấn đề còn nhiềukhó khăn
- Đề tài có thể mở rộng áp dụng cho tất cả các bài dạy môn Tin học và cácmôn khác do chính sách của Google đang áp dụng cho giáo dục là miễn phí
Trang 16VI TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Mai Hoàng Phương (2012) Định hướng giáo viên sử dụng máy tính,
Internet trong dạy học Tạp chí Khoa Học ĐHSP TPHCM số 37.
2 Huy Hoàng (2014) Ứng dụng hỗ trợ công việc của Google Tạp chí PC World VN.
3.Quách Tuấn Ngọc (2007) Bài Tập Ngôn Ngữ Lập Trình Pascal Nhà xuấtbản Thống Kê
NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Sa Duy
Trang 17Biên Hòa, ngày 28 tháng 05 năm 2016
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015-2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: VẬN DỤNG GOOGLE APPS VÀ CLASSROOM VÀO DẠT HỌC TÍCH CỰC TIN HỌC 11 – BÀI TẬP KIỂU XÂU.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Sa Duy Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Họ và tên giám khảo 1: Chức vụ: Giáo viên Tin học
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Số điện thoại của giám khảo:
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1 Tính mới
- Đề tài có thể hiện được sự mới mẽ
- Cách tiếp cận hoàn toàn mới trong dạy học
- Đổi mới phương pháp dạy học.
Điểm: 4,5/6,0.
2 Hiệu quả
- Phát huy được tính tích cực của học sinh
- Tạo hứng thú cho học sinh trong môn học tương đối khô khan như Pascal
- Giáo viên có thể phân hóa được học sinh thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt.
Điểm: 5,5/8,0.
3 Khả năng áp dụng
- Có thể áp dụng cho nhiều lớp, một số bộ môn khác.
- Vận dụng vào thực tiễn tương đối dễ dàng với sự phát triển của khoa học và sự bùng nỗ của internet hiện nay.
GIÁM KHẢO 1
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
BM01b-CĐCN
Trang 18Biên Hòa, ngày 28 tháng 05 năm 2016
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015-2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: VẬN DỤNG GOOGLE APPS VÀ CLASSROOM VÀO DẠT HỌC TÍCH CỰC TIN HỌC 11 – BÀI TẬP KIỂU XÂU.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Sa Duy Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Họ và tên giám khảo 1: Chức vụ: Giáo viên Tin học
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Số điện thoại của giám khảo:
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1 Tính mới
- Đề tài có thể hiện được sự mới mẽ, chưa được áp dụng tại đơn vị trước đây.
- Cách tiếp cận hoàn toàn mới trong dạy học
- Đổi mới phương pháp dạy học.
Điểm: 4,5/6,0.
2 Hiệu quả
- Phát huy được tính tích cực của học sinh
- Tạo hứng thú cho học sinh trong môn học tương đối khô khan, khó như Pascal
- Giáo viên có thể phân hóa được học sinh thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt.
- Dễ dàng phát hiện để bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về Tin học.
GIÁM KHẢO 2
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
BM01b-CĐCN
Trang 19Biên Hòa, ngày 28 tháng 05 năm 2016
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015-2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: VẬN DỤNG GOOGLE APPS VÀ CLASSROOM VÀO DẠT HỌC TÍCH CỰC TIN HỌC 11 – BÀI TẬP KIỂU XÂU.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Sa Duy Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn:
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1 Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2 Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
3 Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng khoa học, sáng kiến đơn vị xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại theo quy định.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu của đơn vị)
BM01b-CĐCN