SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG CẤP KT-KT ĐỒNG NAI LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Ứng dụng mạng xã hội trong công tác chủ nhiệm tại trường Trung
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐỒNG NAI
Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Ứng dụng mạng xã hội trong công tác chủ nhiệm tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai
Người thực hiện: Nguyễn Anh Tuấn Lĩnh vực nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học bộ môn:
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: Công tác chủ nhiệm
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2015 - 2016
BM 01-Bia SKKN
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Anh Tuấn
2. Ngày tháng năm sinh: 03 / 11/ 1984
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Tổ 22, ấp Hương Phước, xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ)/ 0613561252 (NR); ĐTDĐ: 01675 262 837 Fax: E-mail: nguyenanhtuan.dnai@gmail.com
6. Chức vụ: Nhân viên phòng Đào tạo và Công tác học sinh
7. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên
môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Nhân viên quản lý học sinh, chủ nhiệm lớp,
giảng dạy môn vật lý
8. Đơn vị công tác: Phòng Đào tạo và Công tác học sinh trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân vật lý
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: quản lý học sinh
- Số năm có kinh nghiệm: 7 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Tìm hiểu phương pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường Trung cấp Kinh
tế - Kỹ thuật Đồng Nai (năm học 2012 – 2013);
Tìm hiểu phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai (năm học 2013 – 2014);
Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp về vấn đề học sinh nghỉ học tại Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai (năm học 2014 – 2015)
BM02-LLKHSKKN
Trang 3SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG CẤP KT-KT ĐỒNG NAI
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Ứng dụng mạng xã hội trong công tác chủ nhiệm tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai” tôi đã nhận được sự giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường, đồng nghiệp và học sinh Với sự biết ơn sâu sắc, tôi bày tỏ lời cám ơn chân thành tới:
Thầy Đoàn Công Hùng – Hiệu trưởng;
Thầy Hoàng Văn Hợp – Phó trưởng phòng Đào tạo và Công tác học sinh, toàn thể học sinh và đồng nghiệp
Mặc dù bằng năng lực và trách nhiệm của mình tôi đã cố gắng hoàn thiện
đề tài, tuy nhiên nhiều quan điểm cũng như phương pháp tôi đưa ra trong đề tài còn mang tính cá nhân nên chắc chắn có những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và đồng nghiệp./
Nhơn Trạch, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Anh Tuấn
Trang 4Mục lục
1 Lý do chọn đề tài trang 2
2 Cơ sở lý luận và thực tiễn trang 3
3 Tổ chức thực hiện các giải pháp giảm tỉ lệ học sinh nghỉ học trang 5
4 Hiệu quả của đề tài trang 9
5 Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng trang 10
6 Tài liệu tham khảo trang 11
Trang 5ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐỒNG NAI
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, chỉ cần hơn một triệu đồng để mua một smartphone (điện thoại thông minh)
và khoảng 50 nghìn đồng/tháng tiền thuê bao cước kết nối 3G là mỗi người đã có thể truy cập internet, sử dụng mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi Đi đầu trong xu hướng này chính là giới trẻ mà học sinh – sinh viên là một bộ phận trong đó
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng quản lí một lớp học, xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết, đồng thời giáo viên chủ nhiệm còn
là tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp, cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp, giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục Để đáp ứng nhiệm vụ, người giáo viên chủ nhiệm cũng không thể tách rời xu hướng tất yếu đó là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm
Ngoài ra, tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở
để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”
Với những lý do trên, tôi nghiên cứu đề tài “Ứng dụng mạng xã hội trong
công tác chủ nhiệm tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai” với mục
đích đổi mới phương pháp, phương tiện trong công tác giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả công việc, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục
là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thức và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
BM03-TMSKKN
Trang 6II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Mạng xã hội
a) Khái niệm về mạng xã hội
Theo trang Web wikipedia.org, “Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian Những người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như
Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay ”
b) Thực trạng sử dụng mạng xã hội
Theo trang web vtv.vn (đường link: http://vtv.vn/thi-truong/viet-nam-co-hon-30-trieu-nguoi-dung-Facebook-2015061710512952.htm), hiện nay Việt Nam hiện có hơn 30 triệu người dùng Facebook, trung bình mỗi ngày, người dùng bỏ ra khoảng 2,5 giờ để truy cập mạng xã hội này
Qua khảo sát đối với lớp chủ nhiệm, tính đến thời điểm tháng 01/2016, có 19/22 học sinh sử dụng smartphone, trong đó có 19/19 học sinh sử dụng Facebook (chiếm 100% học sinh sử dụng smartphone)
Chính vì vậy, trong đề tài này tôi xin trình bày mạng xã hội được ứng dụng trong công tác chủ nhiệm là mạng Facebook
2 Thực trạng công tác chủ nhiệm tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai
Hiện nay, hầu hết giáo viên chủ nhiệm giao tiếp với học sinh qua 2 hình thức chủ yếu đó là giao tiếp trực tiếp trong giờ sinh hoạt vào sáng thứ 2 hàng tuần và thông qua gọi điện, nhắn tin bằng điện thoại
Tuy nhiên, hiện nay trung bình một giáo viên giảng dạy 4-5 buổi/tuần trong khi đó một tuần có 12 buổi học (từ thứ 2 đến thứ 7, sáng/chiều) Vì vậy việc giáo viên có mặt tại lớp, triển khai công việc trực tiếp đến học sinh chủ yếu vào sáng
Trang 7thứ 2 hàng tuần trong giờ sinh hoạt lớp, còn các buổi còn lại chủ yếu thông qua việc gọi và nhắn tin bằng điện thoại Công việc này tốn khá nhiều thời gian và cả tiền bạc (tiền cước phí điện thoại)
Ngoài ra, để giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh yêu cầu cần phải nắm rõ đặc điểm tâm, sinh lý và các mối quan hệ xã hội của học sinh để có biện pháp tác động, giáo dục phù hợp nhằm đạt kết quả cao nhất Rõ ràng ngoài việc thu thập thông tin theo cách truyền thống thì việc ứng dụng mạng
xã hội (trong đó có tài khoản của học sinh, các thông tin cá nhân) giúp giáo viên có thêm một công cụ hữu ích sẽ đạt kết quả cao hơn
Trang 8III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1 Tạo tài khoản, kết bạn, thu thập thông tin, giáo dục học sinh qua Facebook
a) Tạo tài khoản, kết bạn, thu thập thông tin
Ngày nay, hầu hết mỗi người giáo viên đều có tài khoản Facebook, biết sử dụng Facebook nên trong đề tài này tôi không trình bày cụ thể việc tạo tài khoản, kết bạn trên Facebook Mặt khác, việc này tương đối dễ dàng (hiện nay có trên 1 tỷ người sử dụng Facebook là một minh chứng cụ thể cho việc này) Tuy nhiên, để tìm kiếm bạn bè (ở đây là học sinh, phụ huynh học sinh, gọi tắt là “bạn” để dễ hiểu khi sử dụng Facebook) nhanh chóng, ta có thể sử dụng một số phương pháp sau:
- Cách thứ nhất: Tìm bạn trên Facebook bằng địa chỉ email: Sau khi đăng nhập Facebook, t i ô tìm ki m, ại ô tìm kiếm, ếm, gõ địa chỉ email của người muốn tìm Nếu gõ đúng địa chỉ email, và người c n tìmần tìm đã sử dụng địa chỉ email này để đăng ký
Facebook thì tên của người đó sẽ hiện ra trong kết quả tìm kiếm Ta chỉ cần nhấn vào đó để đến trang cá nhân của họ
- Cách thứ hai: Gõ tên của người bạn mà ta muốn tìm: Cũng tại ô tìm kiếm,
ta có thể gõ tên của người bạn muốn tìm Tuy nhiên cách tìm bạn trên Facebook này thường hiện ra nhiều kết quả và ta cần xác định đúng người bạn của mình thông qua hình đại diện hiện ở kết quả Nếu vẫn chưa tìm thấy bạn của mình trong kết quả hiện ra, ta có thể kéo xuống cho đến khi tìm thấy họ
Trang 9- Cách thứ 3: tìm bạn trên Facebook bằng số điện thoại
Tại ô tìm kiếm, gõ số điện thoại của một người bạn Nếu người đó đã điền số điện thoại trong phần thông tin cá nhân thì trong kết quả tìm kiếm sẽ xuất hiện người bạn đó
Sau khi tìm thấy người “bạn” cần tìm, nhấp chuột vào người bạn đó sẽ có thông tin cá nhân của người đó, bao gồm:
“Dòng thời gian” là các hoạt động của người đó gần đây trên Facebook, “Giới thiệu” là các thông tin về người đó, “bạn bè” là những người bạn trên Facebook của người đó
Với những thông tin có được về học sinh trên Facebook, giúp giáo viên chủ nhiệm biết được mối quan hệ xã hội của học sinh mà cách tìm hiểu thông gia đình, bạn bè (ở đây là bạn bè ngoài đời thực, không phải trên Facebook) gặp nhiều khó khăn vì đôi khi, chính cha mẹ cũng không biết con mình chơi với ai, như thế nào
Kỹ thuật để tìm kiếm thông tin trên Facebook về học sinh không khó, quan trọng là người giáo viên phải sử dụng những thông tin tìm kiếm được để ứng dụng vào công tác giáo dục Ở đây cần lưu ý, việc tìm thu thập thông tin về học sinh trên Facebook không phải là việc làm vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật khi chúng ta tìm hiểu thông tin cá nhân người khác bởi những thông tin trên Facebook là những thông tin hoàn toàn công khai
Sau khi tìm kiếm, gửi lời mời kết bạn và được chấp nhận, giáo viên chủ nhiệm sẽ biết được các hoạt động của học sinh trên Facebook để có phương pháp giáo dục phù hợp, ngăn ngừa một số hoạt động không đúng mực của học sinh Ví
Trang 10dụ như việc học sinh tham gia các diễn đàn kích động biểu tình, chống phá… hoặc hẹn nhau tụ tập đông người, đánh nhau…
2 Tạo nhóm trong Facebook, trao đổi thông tin trong nhóm và tạo diễn đàn để giáo dục học sinh
a) Tạo nhóm trong Facebook
Bước 1: Đăng nhập tài khoản Facebook cá nhân
Bước 2: Tới giao diện chính của tài khoản và chọn mục "Tạo nhóm"
Bước 3: Lúc này sẽ có một hộp thoại xuất hiện, để tạo nhóm trên Facebook
thì bạn cần nhập các thông tin cần thiết như: tên nhóm, thêm các thành viên trong mục "Thành viên" và lựa chọn 1 trong 3 chết độ riêng tư:
- Công khai (Public): ai cũng có thể tìm thấy nhóm và xem được các danh sách bài đăng
- Nội bộ (Closed): ai cũng có thể tìm ra nhóm nhưng chỉ xem được danh sách thành viên mà không xem được các bài đăng
- Nhóm kín (Secret): là chế độ mà chỉ có thành viên trong nhóm mới tìm được ra nhóm
Trang 11Bước 4: Sau khi nhập tên nhóm và các thành viên bạn chỉ cần lựa chọn các
quyền riêng tư ở đây và bắt đầu tạo mới bằng cách click Tạo mới (Create)
Bước 5: Khi tạo mới nhóm Facebook thì một hộp thoại xuất hiện, bạn sẽ
lựa chọn biểu tượng cho nhóm vừa tạo và chọn "OK"
Sau khi hoàn thiện quá trình tạo nhóm trên Facebook bạn sẽ thấy giao diện của nhóm bạn vừa tạo
Trang 12Bây giờ, sau khi đã tạo được nhóm giáo viên chủ nhiệm đã có một công cụ quan trọng trong công tác chủ nhiệm Như đã trình bày ở trên, việc tạo nhóm này cũng hoàn toàn không khó khăn, điều quan trọng là ứng dụng nó vào công việc giáo dục học sinh
Ứng dụng thứ nhất: Trao đổi thông tin về lịch học và các hoạt động khác.
Ví dụ, sau khi vào nhóm đã tạo, tại ô “Hãy viết gì đó”, giáo viên có thể thông báo
“Ngày mai yêu cầu cả lớp đi chào cờ đầu tháng” và nhấn enter, chỉ một thao tác nhanh gọn và không mất tiền Giải pháp này có hiệu quả hơn việc dùng điện thoại gọi điện hoặc nhắn tin Ngoài ra, việc thông báo thời khóa biểu (file định dạng Pdf, Word, excel hoặc hình ảnh) qua Facebook rất dễ dàng, trong khi thông báo bằng cách gọi điện, nhắn tin thông thường là không thể
Ngoài ra, chiếc điện thoại đối với mỗi người có thể nói là “vật bất ly thân”, luôn mang bên mình nên học sinh lưu trữ thời khóa biểu trong điện thoại giúp học sinh có thể xem bất cứ lúc nào, thuận tiện hơn nhiều khi mang theo tờ giấy ghi thời khóa biểu
Ngoài việc tạo nhóm trên Facebook đối với học sinh, giáo viên có thể tạo nhóm đối với phụ huynh và trao đổi thông tin như thời khóa biểu, lịch họp mặt phụ huynh…
Ứng dụng thứ hai: Tạo diễn đàn để trao đổi các vấn đề về học tập, rèn
luyện, tạo hứng thú cho học sinh quan tâm về các vấn đề xã hội, thời sự Ví dụ:
Nhằm tạo cho học sinh hứng thú đối với môn toán, giáo viên chủ nhiệm có thể đăng lên nhóm (trên Facebook) bài toán vui, đơn giản để khơi dậy tính tò mò của học sinh như bài toán sau với lời bình “hàng nghìn người giải sai, còn các em thì sao?”:
Trang 13Nhằm giúp học sinh quan tâm đến các vấn đề thời sự (cũng có thể là thông
tin cho học sinh về vấn đề này), tại mục “hãy viết gì đó” như đã trình bày ở trên, giáo viên chủ nhiệm có thể đăng dòng trạng thái “em nghĩ gì về vấn đề cá chết ở Miền trung” để lắng nghe sự chia sẻ của học sinh
Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm (và cả giáo viên giảng dạy) có thể trao đổi các tài liệu điện tử như giáo trình, tài liệu học tập…
Một số ứng dụng khác: Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể giáo viên có
thể ứng dụng để đáp ứng công việc Ngày nay, việc thay đổi số điện thoại liên lạc
ít xảy ra đối với người đã đi làm nhưng đối với học sinh, sinh viên việc này diễn ra thường xuyên do các em thường sử dụng sim điện thoại khuyến mãi, sau khi hết khuyến mãi thì bỏ đi Việc này khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm (và Nhà trường, đặc biệt đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề) nếu muốn liên lạc với học sinh sau khi các em đã tốt nghiệp để thông báo về việc làm, tuyển dụng, học liên thông, khảo sát về công việc của học sinh sau khi tốt nghiệp theo chương trình kiểm định chất lượng giáo dục…