SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMGIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐỒNG NAI Người thực hiện: NGUYỄN THÀNH DANH Lĩnh vực
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐỒNG NAI
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMGIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT TẠI TRƯỜNG
TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐỒNG NAI
Người thực hiện: NGUYỄN THÀNH DANH
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:
- Lĩnh vực khác:
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
(Các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
BM 01-Bia SKKN
Trang 2LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Nhiệt tại trườngTrung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai”tác giả nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp
Lãnh đạo Trường, Khoa; đồng nghiệp và người học Tác giả xin gởi lời cảm ơn sâusắc đến:
- Lãnh đạo trường;
- Lãnh đạo Khoa điện – Điện lạnh;
- Tập thể lớp 1409 Công nghệ kỹ thuật nhiệt;
- Tập thể lớp 1509 Công nghệ kỹ thuật nhiệt;
Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh những thiếu sót, kính mongQuý Giám khảo, quý Thầy cô đóng góp ý kiến để giúp đề tài hoàn thiện hơn
Chân thành cảm ơn !
Trang 4GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT NHIỆT TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, những côngnghệ mới luôn luôn được phát minh và ứng dụng vào sản xuất, để người học sau khi
ra trường có thể tự bước trên đôi chân của mình và tự tìm tòi và phát triển công việccho chính bản thân việc trang bị những kiến thức kỹ năng là một yếu tố quan trọng
Để truyền tải được các kiến thức, kỹ năng thật tốt, đội ngũ giáo viên phải luôn luôntrau dồi kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy họcthu hút được học viên
Trên thực tế ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt tại trường gặp nhiều khó khăntrong việc tuyển sinh Hằng năm số lượng học viên đăng ký học chiếm tỷ lệ thấp sovới các ngành khác trong trường
Để cải thiện số lượng người học, tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề trêntác giả đã thực hiện đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Côngnghệ kỹ thuật nhiệt tại trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai”
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận
Năm 2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) vớinội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế
Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biếncăn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốthơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáodục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khảnăng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt
và làm việc hiệu quả
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lýtốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo
BM03-TMSKKN
Trang 5đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hộihóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hộichủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạttrình độ tiên tiến trong khu vực.
Trong nghị quyết cũng đã nêu các mục tiêu cho từng cấp học, đối với hoạtđộng dạy nghề Nghị quyết nêu rõ:
Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹnăng và trách nhiệm nghề nghiệp Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp vớinhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng,thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường laođộng trong nước và quốc tế
Để đáp ứng được mục tiêu trên việc nâng cao chất lượng đào tạo là một trongnhững yếu tố đóng vai trò then chốt
2 Cơ sở thực tiễn
Hiện nay việc tuyển sinh trung cấp nói chung và trường Trung cấp Kinh tế
-Kỹ thuật Đồng Nai nói riêng gặp nhiều khó khăn, chỉ tiêu tuyển sinh không đạt mụctiêu đề ra Nguyên nhân của hiện tượng này là nhiều trường Đại học và Cao đẳngmọc lên, cơ hội vào đại học, cao đẳng của học sinh rất cao Tâm lý của phụ huynh
và các nhà trường cũng luôn chú trọng bằng cấp, thích con em phải theo học đạihọc
Hơn nữa, cơ hội việc làm của học sinh trung cấp là không cao bởi các địaphương luôn đưa ra các tiêu chí đánh giá tuyển chọn chủ yếu ở trình độ cao hơn
Tỷ lệ học viên ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt đăng ký vào đạt tỉ lệ rất thấpcũng do một số lý do:
Học viên chưa hiểu rõ được ngành nghề mình yêu thích, đăng ký học chỉ là
do đọc qua tên ngành thấy thích
Trong quá trình học, học viên thường không chú tâm, thái độ không thích thúvới môn học, lười biếng và không chú tâm vào việc thực hành Sau khi ra trườngkhông đủ tự tin để làm việc theo đúng ngành nghề
Cơ sở vật chất của trường lỗi thời, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, các
mô hình thiết bị của trường chưa đủ để cập nhật các kiến thức và công nghệ mới chohọc viên
Chương trình đào tạo còn chú trọng nhiều lý thuyết các môn học mang tínhhàn lâm quá nhiều, trong khi đó thời gian thực hành chưa đủ để hình thành kỹ năng
kỹ xảo cho người học Chưa có giáo trình, tài liệu tham khảo chi tiết cho từng họcphần
Với khó khăn chung của trường, ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt của trường
đã gặp không ít khó khăn trong việc tuyển sinh những năm qua Tỷ lệ học viên đăng
ký là rất thấp
Tuy việc tuyển sinh của ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt tại trường gặp nhiềukhó khăn, nhìn lại các ngành khác của trường việc tuyển sinh vào các ngành Cơ khíchế tạo, Bảo trì sửa chữa máy công cụ, Điện công nghiệp và dân dụng lại thu hútđược nhiều học viên
Trang 6Nguyên nhân của sự thành công này chính là nhờ chương trình đào tạo sátthực tế, nắm chắc được nhu cầu nhân lực của xã hội và sự nhanh nhạy khi “bắt tay”với doanh nghiệp trên địa bàn.
Vì vậy nâng cao chất lượng đào tạo là giải pháp then chốt để nâng cao uy tín,
và giúp cải thiện tình hình tuyển sinh của ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Để nâng cao chất lượng đào tạo của ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt tạitrường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố vềđội ngũ đào tạo, tư vấn tuyển sinh, chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy
và học
Dưới đây là một số giải pháp của đề tài
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:
Chất lượng giáo viên đóng vai trò quyết định đảm bảo và nâng cao chất lượngdạy học Do vậy việc nâng cao chất lượng giáo viên là một giải pháp đột phá trongviệc nâng cao chất lượng đào tạo của ngành
Để nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực giảng dạy và nghiên cứu củagiáo viên tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
Đẩy mạnh công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng caonăng lực chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy của giáo viên
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, gắn hoạt động nghiên cứu khoa họcvới công tác giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn
Định kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên.Điều chỉnh lại kế hoạch giảng dạy của từng học phần gắn với mục tiêu theochuẩn đầu ra của học phần đó
Đổi mới chương trình đào tạo
Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo các cơ sở đào tạo phải có chươngtrình đào tạo tiên tiến Xây dựng chương trình đào tạo cần phải trả lời được câu hỏi:
“ Học viên sau khi ra trường phải đạt được các kiến thức, kỹ năng và thái độ gì?”
Để đạt được điều này cần phải rà soát lại chương trình đào tạo của ngành theokhung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điều chỉnh lại mục tiêu, chuẩn đầu
ra cho phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường, cũng như nhu cầu thực
tế của doanh nghiệp và xã hội
Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tích hợp, nghĩa là tìm nhữngphương cách sáng tạo có thể, để thời lượng giảng dạy đảm bảo hai nhiệm vụ:
1 Học viên vừa phát triển sâu về kiến thức chuyên môn
2 Đồng thời học được các kỹ năng cá nhân và giao tiếp
Giảm bớt các môn học mang tính hàn lâm, tăng thời lượng thực hành cho cácmôn học, tăng cường rèn luyện thái độ và kỹ năng của người học
Tối ưu hóa chương trình, sắp xếp và bố trí lại các học phần cho hợp lý trongtừng kỳ học và năm học, theo tiến trình từ dễ đến khó để người học có thể tiếp thumột cách nhanh chóng và hiệu quả nhất
Đề cương chi tiết của các môn học phải được biên soạn lại cho phù hợp, có kếhoạch cụ thể cho từng môn học, sau khi học xong môn học này các kỹ năng cần đạt
Trang 7được là những gì? Để đạt được mục tiêu này cần phải khai thác những cơ hội họctập ngoại khóa, song song với chương trình đào tạo kết hợp thực hành bên ngoài vàphát triển giáo trình giảng dạy mới.
Đội ngủ tư vấn tuyển sinh, phải nắm bắt được nhu cầu của từng ngành học để
tư vấn tuyển sinh
Đổi mới phương pháp dạy học
Khi chương trình đào tạo đã hoàn thiện và phù hợp, quá trình đào tạo cần xemxét đến các vấn đề về mặt phương pháp sư phạm (tức là giáo viên giảng dạy thế nào
và học viên học như thế nào)
Để đạt được mục tiêu kép trong việc học chuyên ngành và học kỹ năng mộtcách tốt hơn việc sắp xếp lại thời gian học của học viên là thông lệ tốt nhất để đạtđược chất lượng đào tạo Đáp ứng được yêu cầu này thì việc kết hợp giữa học tậpchủ động và trải nghiệm, cũng như thiết lập kinh nghiệm học tích hợp dẫn đến nắmvững kiến thức chuyên môn, phát triển kỹ năng cá nhân và giao tiếp
Các kỹ năng học tập chủ động có thể giúp thúc đẩy việc tiếp nhận kiến thứccủa học viên được tốt hơn Việc học chủ động có thể hình thành khi các học viênđược giao các bài tập có sự vận dụng và có sự sáng tạo Học chủ động trong cácmôn học lý thuyết có thể bao gồm những thời gian cho việc thảo luận nhóm và trìnhbày báo cáo Việc học chủ động cũng có thể trở thành kinh nghiệm khi học viênđược giao đảm nhiệm một nhiệm vụ nào đó
Nói chung việc học tập chủ động có nhiều hữu ích cho học viên nhất là trongcác môn học lý thuyết
Trong phạm vi của đề tài tác giả đã chú trọng vào giải pháp xây dựng lạichương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt đáp ứng chuẩn kiến thức kỹnăng và thái độ phù hợp với nhu cầu của địa phương và xã hội
Sau khi đã nghiên cứu các nguyên nhân của việc giảm số lượng tuyển sinhcủa ngành tác giả đã tìm ra giải pháp phải nâng cao chất lượng đào tạo để có thể tiếptục nâng cao số lượng tuyển sinh của ngành
Để làm rõ hơn các giải pháp tác giả đã biên soạn lại chương trình chi tiết cũthành chương trình mới với đầy đủ các mục tiêu, chuẩn đầu ra cho môn học.Chương trình chi tiết biên soạn lại được đính kèm trong phụ lục
Trong chương trình chi tiết được biên soạn này các chương được sắp xếp theonhóm logic bổ trợ lẫn nhau và mỗi chương đều có những mục tiêu để phát triển kỹnăng cá nhân, giao tiếp thông qua các buổi thảo luận và báo cáo:
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Việc biên soạn lại chương trình chi tiết môn học có sự tích hợp giữa lý thuyết
và thực hành giúp cho người học có sự hứng thú trong quá trình học tập
Các môn học theo hướng tích hợp thu hút được học sinh hơn
Các kiến thức trong các môn học lý thuyết sau khi kết hợp với việc thực hànhgiúp học viên dễ hiểu và ghi nhớ một cách dễ dàng
Việc kết hợp hoạt động nhóm trong các bài học giúp cho học viên có thể chia sẻquan điểm, thảo luận với nhau, cùng nhau hoàn thành các bài tập mà giáo viên đãgiao cho
Trang 8Việc đưa ra các bài tập thực hành của mỗi học phần đã thực hiện được mụctiêu nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học Các bài tập về nhà theonhóm, giúp học viên tăng khả năng tự lập kế hoạch, nâng cao kỹ năng hoàn thànhcông việc, kỹ năng hợp tác với nhau
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
Để nâng cao chất lượng đào tạo cần phải có sự kết hợp hài hòa nhiều yếu tố,như phải nâng cao chất lượng của chính cán bộ giáo viên của ngành, hoàn thiệnchương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực, xây dựng chương trình đào tạotiên tiến, cũng như đổi mới phương pháp dạy và học
Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu tác giả đưa ra một số đề xuất như sau:
- Hoàn thiện chương trình khung đào tạo theo hướng tích hợp và tiếp cận nănglực người học
- Xây dựng các chương trình chi tiết học phần, biên soạn giáo trình riêng chophù hợp với cơ sở đào tạo
- Tăng cường công tác đào tạo giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn, traudồi kinh nghiệm thông qua công tác nghiên cứu khoa học và cử đi học các lớpchuyên sâu để giảng dạy đạt hiệu quả hơn
- Bổ sung trang thiết bị để có thể đáp ứng được với nhu cầu của doanh nghiệp
và xã hội
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục – Đào tạo (2013), Đề án “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcđào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.”
[2] Dương Tấn Nghiệp (2010), Đổi mới phương pháp giảng dạy – Giải pháp cấpthiết nâng cao chất lượng đào tạo, tạp chí Phát triển – Hội nhập;
[3] Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (2010), Cải cách và xây dựng chươngtrình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, Nhà xuất bản Đại học quốcgia TP.HCM;
[4] Lê Thị Phương, Hoàng Văn Lợi (2010) Thực trạng và giải pháp nâng caochất lượng đội ngũ giảng viên giai đoạn 2010-2015
Người thực hiện
Nguyễn Thành Danh
VII PHỤ LỤC
Mẫu 3 CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỌC PHẦN
1 Tên học phần: THIẾT BỊ LẠNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
Trang 92 Mã số học phần:
3 Số tiết: 90 tiết
4 Thời điểm thực hiện: Học kỳ thứ 5
5 Thời gian: 8 tiết/tuần, tổng số 12 tuần
- Trình bày được nguyên lý hoạt của hệ thống lạnh dân dụng và công nghiệp
- Trình bày được các thiết bị bảo vệ cho hệ thống lạnh
- Thiết kế được mạch điều khiển cho hệ thống lạnh kho lạnh, máy làm đá cây,
hệ thống water chiller…
- Về kỹ năng:
- Tính toán và chọn được các thiết bị cho hệ thống lạnh dân dụng và côngnghiệp
- Đo kiểm được các thông số kỹ thuật của các hệ thống lạnh
- Vận hành được các hệ thống lạnh dân dụng và công nghiệp đúng yêu cầu vàquy trình
- Phân loại được giữa các thiết bị chính và thiết bị phụ của hệ thống
- Phân biệt được hệ thống lạnh dân dụng và công nghiệp
7 Điều kiện tiên quyết:
- Để tiếp thu được kiến thức học phần này, học sinh phải học xong các họcphần: Kỹ thuật nhiệt, Kỹ thuật lạnh, Kỹ thuật điều hòa không khí
8 Nội dung tóm tắt: Học phần này cung cấp cho học sinh hệ trung cấp
ngành Điện lạnh những kiến thức cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủlạnh, máy lạnh, hệ thống bảo vệ của hệ thống lạnh công nghiệp, mạch điện hệ thốnglạnh công nghiệp và cách vận hành hệ thống lạnh công nghiệp
9 Kế hoạch lên lớp:
Trang 1020 46 20 4 90
10 Phương pháp dạy và học: Thuyết trình, bài tập, thảo luận, trình chiếu.
11 Đánh giá kết thúc học phần: Thi viết, thang điểm 10
12 Đề cương chi tiết học phần:
Chương 1: MÁY NÉN LẠNH DÂN
Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng:
Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các loại máy nén lạnh dândụng
Phân loại được các loại máy nén dân dụng, máy nén piston, máy nén loại gale
Đo kiểm và xác định được cực tính của máy nén
Vận hành được máy nén lạnh dân dụng
2 YÊU CẦU:
Học viên cần đọc trước tài liệu
Tìm hiểu các kiến thức chung về các loại máy nén
3 NỘI DUNG:
1. Phân loại máy nén lạnh
2. Cấu tạo máy nén lạnh
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh
Trình bày được nguyên lý hoạt động của hệ thống xả đá trực tiếp