* Tên đề tài nghiên cứu, thực hiện: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Cây Gáo A... Mỗi bộ phận trên có chức năng, nhiệm
Trang 1SangKienKinhNghiem.org Tổng Hợp Hơn 1000 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Nguyễn Thụy Ánh Linh
2 Ngày tháng năm sinh: 12/02/1972
3 Nam, nữ: Nữ
4 Địa chỉ: Khu phố 3 – Thị trấn Vĩnh An – Vĩnh Cửu – Đồng Nai
5 Điện thoại: 0613861184 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0936383196
7 Chức vụ: Hiệu trưởng
8 Đơn vị công tác: Trường TH Cây Gáo A
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân giáo dục Tiểu học
- Năm nhận bằng: 2004
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo viên Tiểu học
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác quản lí
Số năm có kinh nghiệm: 6
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
* Tên đề tài nghiên cứu, thực hiện: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Cây Gáo A.
1 BM02-LLKHSKKN
Trang 2MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC CÓ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CÂY GÁO A
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, trước sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế xã hội, đất nước
ta đang đứng trước nhiều thời cơ và thử thách Trong bối cảnh đó, giáo dục đang đổi mới trên quy mô toàn cầu Nhà trường từ chỗ giáo dục khép kín sang mở cửa đối thoại với xã hội Trong thời đại này, giáo dục được xã hội quan tâm hơn bao giờ hết, chất lượng giáo dục không chỉ là mục tiêu phấn đấu của ngành
mà là mối quan tâm của toàn xã hội, giáo dục phải tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu xã hội trong thời kì mới như Nghị quyết Trung ương II khóa 8 đã khẳng định “Giáo dục học sinh trong giai đoạn hiện nay phải giáo dục toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể dục và mĩ dục” Để thực hiện nhiệm vụ đó không có con đường nào khác phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và phải thực hiện ngay từ bậc tiểu học bởi đây là bậc học “nền tảng” rất quan trọng,
có đặc điểm, bản sắc riêng, tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững
để các em tiếp tục ở các bậc cao hơn, đó cũng là những nhân tố cơ bản góp phần tích cực phát triển nhân cách, tài năng của trẻ Hoạt động giáo dục trong trường Tiểu học được chia thành hai bộ phận: Hoạt động giáo dục trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Mỗi bộ phận trên có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu giáo dục trong đó có thể khẳng định hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện, là môi trường
để trẻ phát triển các yếu tố cả trí tuệ cũng như thể lực
Trong trường Tiểu học hiện nay đa số các giáo viên chỉ chú trọng về cung cấp tri thức, đa số giáo viên chỉ quan tâm đến việc dạy xong chương trình thể hiện trong sách giáo khoa Việc dạy học, giáo dục đa số khép kín trong môi trường lớp học, nhà trường, giáo viên thường chú trọng ở 2 phân môn Toán, Tiếng Việt từ phụ đạo cũng như bồi dưỡng, phát triển năng khiếu, mà dường như quên mất các tư chất bẩm sinh của một số học sinh có năng khiếu thiên về các môn nghệ thuật Các hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL) có thực hiện trong chương trình 1 tuần/1 tiết nhưng hình thức đơn điệu, không thu hút được sự tham gia của học sinh cũng như sự quan tâm của PHHS Giáo viên hầu như đã quên đi rằng hoạt động giáo dục NGLL là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục, chẳng những giúp các em học sinh được vui chơi, giải trí sau
Trang 3những giờ học mà còn giúp các em biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề do cuộc sống, thực tiễn đặt ra đồng thời học sinh được phát triển, bộc lộ năng khiếu của mình qua một số hoạt động TDTT, văn nghệ, dã ngoại, hoạt động xã hội
Từ thực trạng trên, qua nhiều năm công tác, tôi cũng như tất cả các anh, chị em đồng nghiệp khác đều nhận thức được vai trò của công tác giáo dục NGLL và mong muốn tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải tạo điều kiện để các em học tập, vui chơi, được bộc lộ và phát triển năng khiếu của bản thân theo như lời dạy của Bác trong thư Bác gởi hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc: "Trong lúc học cũng cần làm cho các cháu vui Trong lúc vui cũng cần làm cho các cháu học Ở trong nhà trường, trong xã hội, các cháu đều vui, đều học." chính vì thế nên tôi chọn đề tài nghiên cứu và tổ chức thực
hiện đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Cây Gáo A”
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lí luận
1.1 Khái niệm
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp: là một hoạt động giáo dục cơ bản của
trường Tiểu học, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình giáo dục nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội
1.2 Nguyên tắc của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Các hoạt động phải mang tính giáo dục, đa dạng và phong phú Học sinh
có năng khiếu, yêu thích môn học, lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó để phát triển năng khiếu, sở trường của bản thân
- Đảm bảo tính tự giác, tự nguyện, không bắt buộc học sinh tham gia mà
do sự tự nguyện của mỗi các em nhưng có sự định hướng của giáo viên chủ nhiệm, theo các mô hình hoạt động của nhà trường
- Nội dung các hoạt động đảm bảo tính vừa sức, hình thức tổ chức khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em
- Đồ dùng phục vụ các hoạt động giáo dục đảm bảo về mặt thẩm mỹ, an toàn, tạo được ấn tượng đối với các em
Thông qua các hoạt động phải tạo được mối quan hệ giữa thầy và trò -giáo viên cùng tham gia sinh hoạt, cùng vui chơi với các em
2 Thực trạng công tác Giáo dục NGLL
2.1 Thuận lợi
3
Trang 4- Trường Tiểu học Cây Gáo A thuộc địa bàn Thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu Trường có tổng số CB - GV - CNV là 63 và 39 lớp với 1350 học
sinh Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, đội ngũ CB-GV có tinh thần trách
nhiệm cao trong công tác; một số giáo viên năng động, sáng tạo, tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động của nhà trường
- Phần lớn phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học của con em, luôn
có sự phối hợp tốt cùng nhà trường trong mọi hoạt động giáo dục học sinh
- Học sinh nhanh nhẹn, hoạt bát, có khả năng sinh hoạt tập thể tốt, ham thích được hoạt động và có năng khiếu trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT
2.2 Khó khăn
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng với yêu cầu của công tác dạy và học hiện nay: do còn thiếu các phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, hội trường
- Một số ít giáo viên chưa nhìn nhận một cách đúng đắn về vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên chưa tích cực trong các hoạt động, việc
tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL còn đơn điệu, chưa tạo được hứng thú cho học sinh tham gia
- Một số phụ huynh học sinh chưa coi trọng và ủng hộ các hoạt động NGLL mà chỉ chú trọng cho con em tập trung học các môn văn hóa nhất là hai môn Toán và Tiếng Việt
- Do sự phân bổ biên chế (Giáo viên môn tự chọn trong biên chế), các giáo viên dạy đủ số tiết theo quy định nên hầu hết các sinh hoạt chuyên đề, chủ điểm hàng tháng chủ yếu do Tổng phụ trách đảm nhiệm dẫn đến áp lực cũng như quá tải đối với người làm công tác đội nên cũng phần nào hạn chế sự sáng tạo trong việc tổ chức linh hoạt các hoạt động
Từ những thực trạng nêu trên, làm thế nào để các hoạt động giáo dục NGLL không phải mang tính hình thức, đối phó mà phải có tác dụng thực sự đối với học sinh, tạo môi trường thuận lợi để các em phát triển tư duy, phát triển năng khiếu, giúp các em thoát khỏi 4 bức tường sau những giờ học và từng bước giúp các em tiếp xúc dần với sự muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống, tôi đã đề ra các biện pháp thực hiện và tổ chức thực hiện trong các năm qua tại đơn vị mình
và bước đầu gặt hái được nhiều kết quả rất khả quan thông qua các biện pháp cụ thể như sau:
3 Nội dung, biện pháp thực hiện
3.1 Thành lập ban chỉ đạo; xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động định kỳ:
Trang 5- Phối hợp cùng với các bộ phận trong nhà trường thành lập ban chỉ đạo; chỉ đạo, điều hành các hoạt động giáo dục NGLL của nhà trường gồm: Hiệu trưởng, đại diện cha mẹ học sinh, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách, tổ khối, Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn phụ trách các câu lạc bộ; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
+ Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, tuyên truyền, vận động
sự hỗ trợ về vật chất từ phía PHHS: làm nhà vòm sinh hoạt, hỗ trợ kinh phí hoạt động, xây dựng các kế hoạch hoạt động
+ Ban đại diện cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động
+ Tổng phụ trách: Chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động học sinh thực hiện tốt phong trào Tổ chức, xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể trên
cơ sở phối hợp với tổ khối
+ Phó Hiệu trưởng phụ trách các hoạt động: Duyệt nội dung chương trình, câu hỏi khi tổ chức các hội thi như rung chuông vàng, đố vui, hái hoa dân chủ , duyệt kế hoạch, giáo án của tổ khối trước khi thực hiện
+ Chủ tịch Công Đoàn Phụ trách công tác tuyên truyền, vận động CB-GV-CNV thực hiện tốt phong trào; chụp ảnh để ghi lại hình ảnh
+ Giáo viên bộ môn: Âm nhạc; mĩ thuật; thể dục chịu trách nhiệm thành lập, chủ nhiệm các câu lạc bộ: Cầu lông, võ thuật, hát, múa, cờ vua, họa sĩ nhí , khéo tay
+ Bí thư đoàn chịu trách nhiệm huy động lực lượng đoàn thanh niên hỗ trợ khi tổ chức các hoạt động giáo dục
+ Các tổ khối trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cụ thể cho tổ khối mình thực hiện theo nội dung từng tháng, tìm tòi phát hiện các hình thức, nội dung để tổ chức các hoạt động, các trò chơi dân gian đa dạng, phong phú, gây được sự cuốn hút từ phía học sinh nhưng phải đảm bảo tính vừa sức
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường trên cơ sở kế hoạch giáo dục là một trong những vấn đề quan trọng nhất của công tác quản lí Nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ càng được cụ thể hóa thì hiệu quả và tính khả thi của các hoạt động giáo dục càng cao Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được xây dựng trên cơ sở nội dung chương trình năm học và thực hiện theo chủ điểm hàng tháng:
Tháng 9: Niềm vui ngày khai trường
Tháng 10: Người học sinh ngoan
Tháng 11: Ngàn hoa dâng tặng thầy cô
5
Trang 6Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
Tháng 1,2: Mừng Đảng, mừng xuân
Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô
Tháng 4: Hòa bình và hữu nghị
Tháng 5: Tự hào truyền thống đội, mừng sinh nhật Bác
Hiệu trưởng cùng với ban chỉ đạo dự kiến nội dung thực hiện năm, tháng, tuần trên cơ sở có sự điều tra cơ bản về thực trạng của nhà trường: Đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, sự tham gia hỗ trợ từ phụ huynh học sinh, từ cộng đồng xã hội,…để xây dựng chương trình hoạt động cụ thể của nhà trường theo các tháng Phân công bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm duyệt kế hoạch khối, giáo viên chủ nhiệm; kiểm tra giáo án, theo dõi, giám sát việc thực hiện của các bộ phận trong nhà trường sao cho thật hiệu quả, đồng bộ
- Trên cơ sở kế hoạch năm, nhà trường xây dựng kế hoạch tháng: Kế hoạch tháng được xây dựng xoay quanh chủ điểm gắn với từng nhiệm vụ đặc thù của tháng cụ thể cho từng khối lớp với các hoạt động, mức độ, yêu cầu khác nhau, sau đó sẽ được triển khai đến toàn thể giáo viên trong các buổi họp Hội đồng, trong đó giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chủ yếu tham gia bàn bạc nội dung, cách thức tổ chức cho học sinh thực hiện
- Tổ chức đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL:
+ Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu
+ Tổ chức các mô hình câu lạc bộ "Môn học em yêu thích" (Tiếng Anh, họa sĩ nhỏ, âm nhạc, khéo tay hay làm )
Trang 7+ Hội thi hiểu biết về các vấn đề mang tính chính trị – xã hội (Giáo dục Quyền trẻ em ; giáo dục môi trường; giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tai nạn, thương tích ở trẻ em, tìm hiểu về quê hương, đất nước, con người Việt Nam) thông qua các hội thi rung chuông vàng, giải ô chữ bí mật, hái hoa dân chủ, đố vui
+ Các loại hình hoạt động Đội và Sao nhi đồng
+ Các câu lạc bộ thể dục thể thao: Cầu lông, đá cầu, cờ vua, võ thuật ) + Tổ chức tham quan, cắm trại, xem phim, lao động công ích (làm sạch trường, đẹp lớp), trang trí lớp học thân thiện
+ Tổ chức các trò chơi dân
gian
- Sắp xếp lại thời khóa biểu
(giảm tiết sinh hoạt ngoại khóa ở các
khối lớp), đưa hẳn các hoạt động
thành một buổi vào ngày thứ bảy
hàng tuần sao cho các hoạt động
7
Tư vấn cộng đồng: Phòng chống tai nạn, thương tích ở trẻ em
Thiết kế thời trang
Khéo tay trang trí cây mai
Trang 8sinh hoạt của giáo viên và học sinh diễn ra nhịp nhàng đảm bảo việc tổ chức các hoạt động cho học sinh cũng như các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của giáo viên Tuần lễ đầu của tháng tổ chức họp Hội đồng, các tuần lễ còn lại tổ chức đan xen các hoạt động theo quy mô trường, khối Khối nào tham gia sinh hoạt ngoài giờ lên lớp thì giáo viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên phụ trách các câu lạc bộ sẽ cùng tham gia với học sinh Các khối còn lại sẽ sinh hoạt chuyên môn khối, sinh hoạt chuyên đề
* Kế hoạch thực hiện hoạt động NGLL của tháng 12
Thời
gian
2/12 Họp Hội đồng
9/12 - Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 3,
4, 5
- Rèn chữ viết cho học sinh năng
khiếu
- Sinh hoạt chuyên môn: Củng cố
chuyên đề ĐĐ 1, LTVC 2, Họp tổ
khối 1
- Khối 4,5 tổ chức sinh hoạt
NGLL nội dung xoáy vào ôn tập
cho học sinh chuẩn bị kiểm tra
HKI, tổ chức cho học sinh tham
gia các trò chơi dân gian
- Tham gia câu lạc bộ cờ vua, cầu
lông
- Tập dợt năng phần thi năng khiếu
cho đội tuyển viết chữ đẹp
- Giáo viên dạy bồi
dưỡng
- Liễu, Ý, Tú Anh, Tươi
GV khối 1, 2, 3
Gv khối 4, 5
Cô Thu, cô Thảo
Cô Huyền, cô Huệ
Học sinh trong đội tuyển của các khối
HS khối 4, 5 (tổ chức theo điểm trường)
Đội tuyển viết chữ đẹp
16/12 - Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 3,
4, 5
- Học sinh tham gia VSCĐ cấp
huyện
- Tham gia câu lạc bộ cờ vua, cầu
lông
- Rèn kĩ năng đội viên
- Khối 2,3 tổ chức hoạt động ngoài
giờ ( hái hoa dân chủ, sinh hoạt tập
- Giáo viên dạy bồi
dưỡng
- Cô Thu Tổng phụ trách đội
GV khối 2,3
HS K 5, 3, 4
Cả đội tuyển
HS đăng kí theo danh sách
HS khối 2,3 (Tổ chức theo
Trang 9thể), hát múa sân trường, tham gia
các trò chơi dân gian)
điểm trường)
23/12 - Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 3,
4, 5
- Khối 1 tổ chức hoạt động ngoài
giờ: các hình thức ôn tập, hệ thống
kiến thức cho học sinh chuẩn bị
kiểm tra HKI, hát múa sân trường,
các hoạt động sinh hoạt tập thể
- Tham gia câu lạc bộ cờ vua, cầu
lông, hát, múa
GV bồi dưỡng
GV Khối 1
Cô Thu, Cô Thảo, Huyền, Huệ
HS giỏi khối
3, 4, 5
HS khối 1 (theo điểm trường)
30/12 - Gv chấm thi HKI
- Sinh hoạt tổ khối chuyên môn:
phân tích đánh giá chất lượng
kiểm tra HKI, Tổng kết, đánh giá
hoạt động chuyên môn học kì I
GV toàn trường
- Hoạt động giáo dục NGLL
ở trường rất đa dạng và diễn ra
trong suốt năm học Để thu hút
học sinh tham gia cần phải có sự
đầu tư trong việc đổi mới nội
dung, chương trình, cách thức tổ
chức Để làm được điều này ngoài
việc chỉ đạo tổ khối, giáo viên chủ
nhiệm linh hoạt, sáng tạo trong
từng nội dụng để không có sự
trùng lắp từ hoạt động giáo dục đến các trò chơi tập thể, trò chơi dân gian Đối với những chủ điểm lớn trong năm: 20/11, 3/2, 26/3 thì tổ chức với quy mô toàn trường cho toàn thể học sinh, cán bộ, giáo viên, công nhân viên và ban đại diện Hội cha mẹ học sinh cùng tham dự: Ngày Hội xuân, ngàn hoa dâng tặng thầy cô với nhiều hoạt động đan xen: văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gian, nói chuyện chuyên đề, trưng bày sản phẩm khéo tay, thông qua các hoạt động này học sinh được tiếp cận với thực tế từ đó hình thành một số kĩ năng sống: kĩ năng hợp tác, ứng xử văn hóa, ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường… qua đó học sinh được thể hiện một số năng khiếu: Mĩ thuật, múa, hát, ngâm thơ bảo
vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường…
* Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tháng 1: Ngày hội xuân
1 Hoạt động 1: Văn nghệ (25 phút)
9
Ngày Hội Xuân
Trang 10- Học sinh đồng diễn thể dục : Múa hát sân trường tất cả học sinh từ khối
1 đến khối 5 (350 HS)
- Học sinh biểu diễn võ thuật, múa, Erobic
2 Học sinh tham gia các hoạt động (40 phút)
2.1 Câu lạc bộ toán học
* Người phụ trách: Thầy Tuấn, Cô Dinh, Cô Hải, Cô Hồng Thúy
* Số lượng học sinh tham gia: 33 học sinh từ khối 1 đến khối 5
* Hình thức tổ chức:
- Học sinh làm việc theo nhóm (5 nhóm, mỗi nhóm 1 khối)
- Học sinh tham gia chơi một số trò chơi để chọn câu hỏi cho nhóm
- Học sinh tham gia giải một số đề toán dạng toán vui theo chương trình
từ lớp 1 đến lớp 5 Nhóm nào hoàn thành các bài toán theo quy định trong thời gian sớm nhất sẽ là nhóm chiến thắng
2.1 Câu lạc bộ "Tiếng thơ"
* Người phụ trách: Cô Bảy, Cô Trương Anh, Cô Hoa
- Đối tượng: học sinh từ khối 3 đến khối 5
- Chủ đề: Viết bài thơ theo thể
thức tự do về chủ đề mùa xuân sau
đó đọc diễn cảm hoặc ngâm lại bài
thơ đó Chọn bài thơ hay và thể hiện
lại ở phần kết thúc
2.3 Họa sĩ nhí:
- Đối tượng: Học sinh từ khối
1 đến khối 5, mỗi lớp 2 học sinh,
cùng hợp tác vẽ một bức tranh theo
chủ đề mùa xuân BGK chấm chọn những bức tranh đẹp nhất HS dùng sản phẩm của mình trang trí lớp học
2.4 Góc khéo tay, sáng tạo:
- Học sinh tham gia các hoạt động:
* Làm thiệp chúc mừng mùa xuân: Mỗi lớp 2 học sinh, GV phụ trách:
Cô Huệ, Cô Tú Anh, Cô Ngọc vân,
cô Thảo, cô Mai