1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại huế

188 2,5K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 3,25 MB

Nội dung

DẪN NHẬP Huế là thành phố du lịch, có nguồn tài nguyên du lịch rất đa dạng, hấp dẫn thuộc nhiều thể loại khác nhau về tự nhiên, văn hóa lịch sử… Với hệ thống quần thể kiến trúc cố đố Huế

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG HÙNG SƠN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI

TẠI HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi - Đặng Hùng Sơn, học viên cao học khóa 2012 - 2014, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Học viên

Đặng Hùng Sơn

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục 1

Bảng danh mục nội dung phụ lục 4

Danh mục các bảng và biểu đồ 5

Dẫn nhập 6

MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9

3 Mục đích nghiên cứu 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

5 Phương pháp nghiên cứu 13

6 Đóng góp mới của luận văn 15

7 Bố cục luận văn 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LỄ HỘI VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ 18

1.1 Tổng quan về du lịch lễ hội 18

1.1.1 Lễ hội và du lịch lễ hội 18

1.1.1.1 Lễ hội 18

1.1.1.2 Du lịch Lễ hội 25

1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội 26

1.1.2.1 Thời gian và địa điểm tổ chức 26

1.1.2.2 Hình thức tổ chức 27

1.1.2.3 Nội dung lễ hội 27

1.1.2.4 Sự tham gia của cộng đồng địa phương 28

Trang 5

1.1.2.5 Nhu cầu của khách du lịch 28

1.1.3 Những nguyên tắc phát triển du lịch lễ hội 29

1.1.4 Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch lễ hội 29

1.1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế 29

1.1.4.2 Kinh nghiệm trong nước 31

1.2 Các điều kiện phát triển du lịch lễ hội ở thành phố Huế 34

1.2.1 Giới thiệu chung về thành phố Huế 34

1.2.2 Tài nguyên du lịch lễ hội ở Huế 36

1.2.3 Các điều kiện hỗ trợ cho du lịch lễ hội tại Huế 39

1.2.3.1 Vị trí địa lý 39

1.2.3.2 Nhân lực 39

1.2.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở 39

1.2.3.4 Thị trường khách 40

1.2.3.5 Khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách 41

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 42

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ 44

2.1 Thị trường khách du lịch lễ hội ở Huế 44

2.2.1 Khách nội địa 44

2.2.2 Khách quốc tế 46

2.2 Các sản phẩm du lịch lễ hội tại Huế 47

2.2.1 Khái quát về các lễ hội tại Huế 47

2.2.2 Hoạt động lễ hội hiện nay 49

2.2.3 Thực trạng một số lễ hội tiêu biểu ở thành phố Huế 55

2.2.3.1 Lễ hội truyền thống dân gian 55

2.2.3.2 Lễ hội truyền thống cung đình 63

2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch lễ hội ở Huế 68

2.4 Nhân lực du lịch lễ hội ở Huế 68

Trang 6

2.5 Tổ chức, quản lý du lịch lễ hội ở Huế 69

2.5.1 Các cơ quan quản lý chính quyền 69

2.5.2 Dân cư địa phương 71

2.6 Tuyên truyền quảng bá du lịch lễ hội ở Huế 71

2.7 Bảo tồn văn hóa trong du lịch lễ hội ở Huế 73

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 74

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ 75 3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 75

3.1.1 Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Huế 75

3.1.2 Quy hoạch du lịch Huế 76

3.1.3 Thực tiễn du lịch lễ hội tại Huế 76

3.1.3.1 Về hình thức tổ chức 76

3.1.3.2 Về nội dung lễ hội 77

3.2 Các nhóm giải pháp cụ thể 79

3.2.1 Giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý lễ hội 79

3.2.2 Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lễ hội 82

3.2.3 Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường du lịch lễ hội 84

3.2.4 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội 85

3.2.5 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch lễ hội 86

3.2.6 Giải pháp bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội 87

3.3 Một số kiến nghị 88

3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 88

3.3.2 Đối với các doanh nghiệp du lịch 89

3.3.3 Đối với chính quyền và cư dân địa phương 91

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 93

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 1

Trang 7

BẢNG DANH MỤC NỘI DUNG PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Giới thiệu tổng quan về thành phố Huế 1

Phụ lục 2 Định hướng không gian tuyến điểm du lịch ở Thừa Thiên Huế 6

Phụ lục 3 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030 8

Phụ lục 4 Bảng hỏi điều tra vai trò của lễ hội tại Huế (lần 1) 16

Phụ lục 5 Bảng hỏi điều tra vai trò của lễ hội tại Huế (lần 2) 19

Phụ lục 6 Giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu tại Huế 22

Phụ lục 7 Lễ hội và văn hóa tâm linh thu hút đông khách du lịch đến Huế 46

Phụ lục 8 Lễ hội và du lịch 49

Phụ lục 9 Các nhận xét, đánh giá vai trò lễ hội đối với du lịch 52

Phụ lục 10 Một số lưu ý qua phỏng vấn, điều tra, thống kê, ý kiến cho du lịch lễ hội 56

Phụ lục 11 Thống kê lễ hội tại Huế theo các tháng trong năm 58

Phụ lục 12 Bảng thống kê các lễ hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 61

Phụ lục 13 Hình ảnh minh họa 77

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Thống kê lượt khách nội địa tham quan Thừa Thiên Huế năm 2014 45

Bảng 2.2 Thống kê lượt khách nội địa tham quan Thừa Thiên Huế năm 2015 45

Bảng 2.3 05 thị trường khách Quốc tế dẫn đầu tham quan Huế năm 2014 46

Bảng 2.4 Thống kê lượt khách Quốc tế tham quan Thừa Thiên Huế năm 2014 47

Bảng 2.5 Thống kê lượt khách Quốc tế tham quan Thừa Thiên Huế năm 2015 47

Trang 9

DẪN NHẬP

Huế là thành phố du lịch, có nguồn tài nguyên du lịch rất đa dạng, hấp dẫn thuộc nhiều thể loại khác nhau về tự nhiên, văn hóa lịch sử… Với hệ thống quần thể kiến trúc cố đố Huế đã được tổ chức UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới vật thể năm 1993 và Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại có giá trị và sức hấp dẫn du khách đã tạo nên được sự thu hút du khách, bên cạnh đó những giá trị văn hóa Huế khác cũng có rất nhiều tiềm năng phù hợp cho việc phát triển loại hình du

lịch văn hóa “du lịch lễ hội”

Du lịch văn hóa đang là lựa chọn đúng đắn cho phát triển các sản phẩm du lịch ở Huế đặc biệt là các chương trình du lịch lễ hội Dựa vào sự hấp dẫn của lễ hội về hình thức tổ chức, không gian lễ hội, ý nghĩa lễ hội, giá trị văn hóa của lễ hội nếu biết cách khai thác tổ chức thì các lễ hội tại Huế sẽ là tiềm năng để phát triển tạo thành sản phẩm du lịch đầy hấp dẫn

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa phổ biến, là một bộ phận quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Trong tiến trình lịch sử, dần dần nhiều yếu tố văn hóa trong lễ hội bị hiểu sai, ý nghĩa của lễ hội chưa được thể hiện đầy

đủ rõ ràng Cần có sự đầu tư nghiên cứu để bảo tồn những nét đặc sắc của lễ hội nhằm thỏa mãn đời sống vật chất tinh thần của đông đảo tầng lớp nhân dân lao động đồng thời thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc

Lễ hội là dịp cộng đồng cư dân thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống, tài năng, sự nhanh nhẹn, dũng cảm, sự kiên trì, nghệ thuật, hạnh phúc, sự yêu chuộng hòa bình, sự đoàn kết cộng đồng, niềm tự hào dân tộc và trên hết là lòng yêu nước cũng như ý thức bảo vệ đất nước, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ dân tộc

Trang 10

Huế được xác định là trung tâm văn hóa của cả nước, có thời kỳ từng là kinh đô của nước Việt Nam với đời sống vật chất và tinh thần phong phú đa dạng Trong đó đời sống tinh thần có những đặc trưng riêng thể hiện được sự khác biệt “lạ” của vùng đất kinh đô Lễ hội tại Huế là một trong những hình thức thể hiện hoạt động của đời sống tinh thần, là linh hồn của vùng đất cố đô Trải qua thời gian lễ hội đã thể hiện được sức sống trong cộng đồng dân cư địa phương Ngày nay, nhận thức rõ vai trò của lễ hội đối với đời sống người dân địa phương, đối với ngành công nghiệp du lịch hơn thế nữa bảo tồn phát triển lễ hội góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chính vì vậy, lễ hội đã dược sự quan tâm của các cấp, các ngành, từ đó có những hoạt động không ngừng đưa lễ hội trở thành một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn của vùng đất cố đô, rõ nét nhất là qua các kỳ tổ chức Festival tại Huế, lễ hội tại Huế đã cho thấy sức hấp dẫn với những giá trị văn hóa đặc sắc trong hình thức tổ chức, nội dung lễ hội đã thu hút du khách đến với vùng đất cố đô, Vì vậy nghiên cứu để hoàn thiện và

phát triển sản phẩm du lịch lễ hội tại Huế là vấn đề cần quan tâm

Trong khuôn khổ luận văn nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế, với thời gian hạn chế, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chân thành cảm ơn sự nhận xét góp ý của hội đồng khoa học để rút kinh nghiệm cho những lần sau góp phần làm sáng tỏ những giá trị của du lịch Lễ hội tại Huế khi nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 11

đã qua 8 lần tổ chức và đạt được những kết quả nhất định Sự kết hợp giữa lễ hội

và du lịch sẽ tạo thành một thế mạnh nâng cánh cho du lịch văn hóa phát triển

Trên thực tế, bảo tồn phát triển loại hình du lịch lễ hội sẽ rất có ý nghĩa, góp

phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân, phát triển du lịch cộng đồng, gìn giữ nét riêng trong bản sắc văn hóa Huế, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác thế mạnh yếu tố văn hóa ẩn chứa trong hoạt động lễ hội để phục

vụ du lịch

Du lịch văn hóa đang là lựa chọn đúng đắn cho phát triển các sản phẩm du lịch ở Huế Đặc biệt, các chương trình du lịch lễ hội ẩn chứa sức hấp dẫn, độc đáo mang đặc trưng dấu ấn văn hóa địa phương, văn hóa cố đô

Du lịch lễ hội là loại hình du lịch văn hóa góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, khai thác thế mạnh yếu tố văn hóa Huế trong lễ hội

để phát triển du lịch

Huế là thành phố Festival - lễ hội văn hóa, Du lịch lễ hội là một trong những sản phẩm văn hóa đặc trưng của Huế, phù hợp định hướng phát triển các sản phẩm du lịch tại thành phố Huế Thông qua du lịch lễ hội, khách du lịch sẽ cảm nhận được nền văn hóa của một vùng đất, một phần nào đời sống tinh thần của người dân cố đô, làm sáng tỏ các quan niệm về lối sống, sinh hoạt truyền

Trang 12

thống xóm làng Du khách có dịp để tìm hiểu về đạo lý, tâm hồn cốt cách con người xứ kinh kỳ đồng thời đáp ứng được các nhu cầu của du khách như nghiên cứu, khám phá, thưởng ngoạn…

Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế góp phần đảm bảo mục tiêu nhà

nước đề ra là phải “Gắn các sinh hoạt văn hóa lễ hội với du lịch, tạo bước tiến

mới có tính ổn định cho những năm tiếp theo”

Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng cho văn hóa Huế, du lịch lễ hội là một trong những sản phẩm đặc trưng của Huế, phù hợp định hướng phát triển các sản phẩm du lịch ở thành phố Huế, song hoạt động và hiệu quả khai thác du lịch lễ hội tại Huế vẫn còn một số hạn chế, chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hơn nữa càng ngày lớp bụi thời gian che phủ đi những nét đặc trưng văn hóa Huế ẩn chứa trong lễ hội

Từ tình hình thực tế tại thành phố Huế - vùng đất văn hóa với các lễ hội rất phong phú, chúng tôi cho rằng cần phải tập trung nghiên cứu quan tâm khai thác

để đưa các lễ hội của địa phương gắn với du lịch tạo ra sản phẩm đặc trưng của Huế, góp phần tạo nền móng vững chắc để du lịch Huế phát triển trên nền tảng

của văn hóa cố đô Do vậy, việc “Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế”

tìm ra các giải pháp cho việc khai thác loại hình du lịch lễ hội là vấn đề cấp thiết

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Huế là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời Những giá trị đó đã lắng đọng lại hình thành nên một di sản văn hóa phi vật thể hết sức quý giá Trong những năm vừa qua nhận thức được tầm quan trọng của lễ hội trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc đồng thời khai thác giá trị của lễ hội để phát triển du lịch, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội trên những góc độ khác nhau Có những công trình chuyên đi sâu mô tả, giới thiệu về lễ hội tại Huế như “Huế lễ hội dân gian” của

Trang 13

tác giả Tôn Thất Bình, “Tục thờ thần ở Huế” của tác giả Huỳnh Đình Kết, các bài báo, các tham luận đăng trên các tạp chí, các kỷ yếu hội thảo khoa học…

Ngoài ra để phát triển du lịch tại Huế, đã có nhiều đề tài nghiên cứu riêng biệt về sản phẩm du lịch cũng như chuyên sâu vào các lễ hội cụ thể tại Huế của nhiều tác giả đề cập đến các sản phẩm du lịch địa phương, giới thiệu về hình thức tổ chức, nội dung của các lễ hội, đánh giá vai trò của du lịch và lễ hội tại Huế của một số tác giả như “Du lịch Thừa Thiên Huế, tiềm năng và triển vọng”, “Những tác động tích cực của festival Huế - xét ở góc độ du lịch” của Tiến sĩ Trần Thị Mai (2002); “Khai thác thị trường du lịch lễ hội và sự kiện” của Ông Phan Thế Kháng (2004), nghiên cứu lễ hội festival Huế … Ngành du lịch Thừa Thiên Huế cũng đã xác định “Du lịch là ngành kinh

tế mũi nhọn của tỉnh nhà, du lịch gắn liền với văn hóa” Nhận thức được giá trị của lễ hội đối với du lịch đã có những hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề kết nối giữa du lịch và lễ hội như năm 2004 đã có hội thảo quốc tế “du lịch lễ hội

và sự kiện” tập trung chủ yếu vào chủ đề du lịch lễ hội và sự kiện, làm thế nào

để phát triển ngành du lịch nói chung trên một cơ sở bền vững Năm 2008, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh dưới sự chủ nhiệm của Tiến sĩ Trần Thị Mai cũng đã “nghiên cứu tác động của Festival Huế đối với kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế” và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy các tác động của Festival Huế Năm 2012 hội thảo khoa học về “tiềm năng và hướng phát triển

du lịch Bắc Trung Bộ” tổ chức năm 2012 với rất nhiều bản tham luận đề cập đến hướng phát triển cho lễ hội tại Huế

Nhằm nâng cao hiệu quả cho việc tổ chức lễ hội cũng như định hướng cho

sự kết nối giữa lễ hội và du lịch, chúng tôi đã xác định việc nghiên cứu phát triển

du lịch lễ hội là vấn đề cấp thiết, cần nghiên cứu mọi khía cạnh của lễ hội về

Trang 14

hình thức, nội dung, giá trị văn hóa… đồng thời phải tìm hiểu bản chất của du lịch để tạo nên cầu nối giữa du lịch và lễ hội góp phần xây dựng nên các chương trình du lịch lễ hội hấp dẫn, có sức thuyết phục cao

3 Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi mong muốn qua đề tài “nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội

tại Huế” sẽ làm rõ các vấn đề sau:

- Mối liên quan giữa lễ hội với hoạt động du lịch để góp phần khai thác các

lễ hội, tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương

- Giới thiệu các yếu tố tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng của lễ hội tại Huế thông qua khảo sát các lễ hội ở thành phố Huế

- Góp phần bảo tồn và phát triển di sản lễ hội và khai thác giá trị lễ hội để phát triển du lịch

- Kết hợp được giữa lễ hội và du lịch sẽ tạo thành thế mạnh cho du lịch văn hóa tại Huế phát triển, cụ thể phát triển loại hình du lịch lễ hội tại Huế

* Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu về sức hấp dẫn của giá trị văn hóa trong các lễ hội tại Huế

- Tìm hiểu về hình thức tổ chức, nội dung hoạt động, ý nghĩa của lễ hội tại Huế, thực trạng, các điều kiện để phát triển du lịch lễ hội tại Huế, qua đó phát huy giá trị của lễ hội phục vụ cho hoạt động du lịch

- Đưa ra các giải pháp, đề xuất để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn

du khách góp phần làm phong phú cho sản phẩm du lịch địa phương

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của văn hóa, du lịch, lễ hội

- Giới thiệu lễ hội, thống kê khảo sát các lễ hội tại Huế

Trang 15

- Nghiên cứu ý nghĩa, các giá trị văn hóa trong lễ hội, các yếu tố tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng của lễ hội tại Huế thông qua phân tích các nhân tố góp phần làm cho lễ hội hấp dẫn thu hút du khách

- Tìm hiểu điều kiện phát triển du lịch lễ hội tại Huế thông qua xem xét thực trạng, đánh giá khả năng khai thác phục vụ du lịch của lễ hội tại Huế để đưa vào phục vụ cho hoạt động du lịch góp phần làm phong phú và đa dạng cho sản phẩm du lịch tại Thừa Thiên Huế

- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch lễ hội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các lễ hội tiêu biểu tại thành phố Huế xét trường hợp lễ hội điện Hòn Chén, lễ hội Cầu ngư, lễ hội vật làng Sình, lễ tết, lễ hội truyền thống cung đình (lễ tế Đàn Nam Giao), Lễ tôn giáo (Phật đản)

- Khách du lịch, cư dân địa phương, các đơn vị kinh doanh lữ hành, các cơ quan quản lý về du lịch

4.2 Phạm vi nghiên cứu

 Về nội dung

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của các khái niệm Văn hóa, du lịch, lễ hội

- Giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu tại Huế (qua các lễ hội tiêu biểu nêu trên) Đặc điểm của lễ hội về không gian, hình thức tổ chức, nội dung, ý nghĩa và đặc điểm nổi bật của lễ hội

- Tìm hiểu vai trò của lễ hội trong hoạt động du lịch, các yếu tố tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng của lễ hội tại Huế thông qua phân tích các nhân tố góp phần làm cho lễ hội hấp dẫn thu hút du khách

Trang 16

- Tìm hiểu thực trạng, đánh giá khả năng khai thác phục vụ du lịch của lễ hội tại Huế để đưa vào phục vụ cho hoạt động du lịch góp phần làm phong phú, tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch tại Huế

- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch lễ hội

 Về không gian, thời gian

Căn cứ vào bản điều chỉnh quy hoạch tổng thể du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, theo bản đồ định hướng tổ chức không gian tuyến điểm du lịch tại Thừa Thiên Huế, trong phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu các lễ hội tại thành phố Huế

Chuyên đề lễ hội đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm trên góc độ văn hóa và cũng đã được khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch Tuy nhiên chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu, phân tích cụ thể giá trị văn hóa và không gian lễ hội tại Huế để tạo nên sản phẩm khác biệt của du lịch Huế, góp phần làm phong phú, đa dạng cho sản phẩm du lịch văn hóa Huế

Thông tin thu thập phục vụ cho việc viết đề tài trên cơ sở dữ liệu thu thập được cho đến năm 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp

- Phương pháp phân tích tài liệu: Thu thập thông tin, nghiên cứu tổng quan

lý luận, tài liệu thông qua việc tìm hiểu các sách báo, giáo trình bài giảng, các tạp chí du lịch, truy cập các trang thông tin điện tử của tổng cục du lịch, các trang thông tin điện tử có giá trị khoa học để sưu tầm các tài liệu liên quan đên

đề tài và các đề tài nghiên cứu có liên quan

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Để xử lý thông tin sưu tầm, thống kê nhận định về các lễ hội

Trang 17

- Phương pháp so sánh: Lễ hội trong tổng thể các yếu tố làm nên sản phẩm

du lịch và hoạt động của lễ hội Tìm hiểu nhu cầu, khả năng thu hút khách của lễ hội Giá trị văn hóa lễ hội thể hiện qua hình thức, nội dung lễ hội

- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến, tài liệu qua sự cung cấp của các nhà nghiên cứu Thực hiện điều tra xã hội qua bảng hỏi

- Phương khảo sát thực địa: Quan sát trong quá trình thực tế diễn ra lễ hội

để thấy rõ được thực trạng khai thác và phát triển du lịch lễ hội

- Phương pháp liên ngành: Sử dụng kiến thức của các ngành khác như văn hóa học, du lịch học, triết học…

- Phương pháp quan sát: Tìm hiểu số lượng, khả năng thu hút khách Giá trị văn hóa lễ hội, ý nghĩa lễ hội, không gian tổ chức lễ hội Các đối tượng liên quan đến lễ hội như công trình kiến trúc, hoạt động của cư dân địa phương, thái độ khách

du lịch Quan sát tại các địa điểm diễn ra lễ hội, hoạt động diễn ra trong lễ hội

- Phương pháp giải mã văn hóa: Các yếu tố văn hóa trong lễ hội thu hút khách du lịch

- Phương pháp phỏng vấn (hỏi trực tiếp): Tiếp cận các lễ hội, trao đổi ghi nhận ý kiến trực tiếp của cư dân khi tham gia vào lễ hội các cơ quan quản lý nhà nước, các hãng lữ hành, khách du lịch để biết được nhu cầu mong muốn cuả khách, vai trò, tác dụng của lễ hội đối với du lịch

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích hình ảnh, tổng kết thực tiễn để bài viết có tính khách quan

Nguồn tư liệu sử dụng gồm có sách, báo, các báo cáo chuyên đề, những bài nghiên cứu của những đối tượng quan tâm về lĩnh vực văn hóa, lễ hội và du lịch Tham khảo các bài giới thiệu về lễ hội trên các trang báo điện tử, trang thông tin điện tử chính thống của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Trang 18

5.2 Quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm tổng hợp: Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này chúng tôi dựa trên quan điểm kết hợp tất cả các yếu tố địa lí, xã hội, con người… Các yếu tố này có mối quan hệ lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất trong phát triển du lịch văn hóa tại Huế Tổng hợp đặc điểm từng đối tượng, kết hợp chúng với nhau, tạo thành một thể thống nhất trong nghiên cứu

- Quan điểm kinh tế: Quan tâm đến hiệu quả kinh tế, không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với chính cư dân địa phương Đặt ra mục tiêu làm thế nào để thu lại được hiệu quả cao nhất cho chính doanh nghiệp cũng như lợi ích cho cộng đồng cư dân

- Quan điểm phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch cộng đồng: Khai thác cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ và trùng tu, giữ gìn môi trường để đảm bảo phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch phải bảo đảm sự cân đối giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường Đảm bảo có sự tham gia của tất cả 4 thành phần: Các nhà quản lý du lịch và khu bảo tồn tương lai; cộng đồng dân cư địa phương; các nhà kinh doanh du lịch và khách du lịch

6 Đóng góp mới của luận văn

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định đóng góp mới của luận văn đó

là làm nổi bật được các giá trị văn hóa của lễ hội Làm sáng tỏ khái niệm, sản phẩm gọi là du lịch lễ hội Đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hội hiện nay để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch lễ hội tại Huế

Chúng tôi cũng làm rõ đặc điểm nổi bật của các lễ hội tại thành phố Huế, tiến hành thống kê các lễ hội tại thành phố Huế được diễn ra theo từng tháng trong năm để thuận lợi cho việc tổ chức loại hình du lịch lễ hội

Trang 19

Chương 1 Tổng quan lý luận về du lịch lễ hội và điều kiện phát triển du

lịch lễ hội tại thành phố Huế

Nội dung chương này đề cập đến cơ sở lý luận đề tài nghiên cứu bao gồm các khái niệm về Lễ hội, du lịch, du lịch lễ hội Vai trò, mối quan hệ của văn hóa, lễ hội và du lịch Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội Những nguyên tắc phát triển du lịch lễ hội Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch lễ hội Đồng thời xem xét điều kiện phát triển du lịch lễ hội ở thành phố Huế trên

cơ sở xem xét các yếu tố chung ở thành phố Huế, tài nguyên du lịch lễ hội ở Huế, các điều kiện hỗ trợ cho du lịch lễ hội (nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, thị trường khách, vị trí địa lý )

Chương 2 Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Nội dung chương này khảo sát và đánh giá thực trạng lễ hội tại thành phố Huế Phân tích thị trường khách du lịch, các sản phẩm du lịch lễ hội, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch lễ hội, nhân lực du lịch lễ hội, hoạt động tổ chức quản

lý du lịch lễ hội và công tác tuyên truyền quảng bá, bảo tồn văn hóa trong du lịch

lễ hội ở Huế Đồng thời khái quát về các lễ hội tiêu biểu tại thành phố Huế, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế Thống kê phân tích một số lễ hội tiêu biểu để định hướng cho phát triển du lịch lễ hội ở Huế

Chương 3 Một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Trang 20

Nội dung chương này đề cập đến mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Huế Trên cơ sở quy hoạch du lịch Huế, thực tiễn du lịch lễ hội Huế sẽ nghiên cứu lễ hội khai thác giá trị của lễ hội phục vụ cho hoạt động du lịch qua các đề xuất giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý lễ hội; Về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lễ hội; Về phát triển sản phẩm, thị trường du lịch lễ hội; Về phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội; Về tuyên truyền, quảng

bá du lịch lễ hội và bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội

Đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, với các doanh nghiệp du lịch và với chính quyền và cư dân địa phương để khai thác giá trị văn hóa của lễ hội góp phần khai thác có hiệu quả lễ hội, phát triển sản phẩm du lịch lễ hội tại thành phố Huế

Trang 21

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LỄ HỘI VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT

TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ

1.1 Tổng quan về du lịch lễ hội

1.1.1 Lễ hội và du lịch lễ hội

1.1.1.1 Lễ hội

 Khái niệm chung về Lễ hội

Lễ hội: “Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và

phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thồng, hoặc là giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống hiện tại chưa giải quyết được” [29 trang 67]

“Lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng”

Lễ hội là nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đồng thời là sự kiện có thể thu hút đông đảo khách du lịch Khi bàn về khái niệm, mối tương quan giữa lễ hội và sự kiện, các chuyên gia có cho rằng “Lễ hội là thuật ngữ dùng để chỉ một loại hình sinh hoạt văn hóa phổ biến, có thể tổng hợp nhiều loại hình văn hóa khác nhau (văn học nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán ) qua hình thức sân khấu hóa hoặc cảnh diễn hóa tại một địa điểm, một không gian - thời gian nhất định bằng những nghi thức, nghi vật, nghi trượng Lễ hội sản sinh

từ nhu cầu tất yếu của lịch sử Lễ hội không đặt nặng vấn đề kinh tế trong khi du lịch thì ngược lại

Lễ hội truyền thống: GS.TS Nguyễn Duy Qúy có định nghĩa về lễ hội truyền

thống như sau “Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa tổng hợp bao gồm các

Trang 22

mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường Đó còn là một sinh hoạt có qui mô lớn về tầm vóc và có sức cuốn hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội ”

- Lễ hội truyền thống bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu nội tại của con người, hướng tới một đối tượng cụ thể để suy tôn và được chú trọng về không gian lễ hội

- Bản sắc văn hóa Việt Nam mang đậm chất văn hóa làng Lễ hội truyền thống là điển hình của sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống

- Bản chất và nội dung của “lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa

cộng đồng Dù bất cứ nơi đâu vào bất cứ thời gian nào, lễ hội cũng do chính nhân dân tiến hành Không bao giờ lễ hội chỉ thuộc về một nhóm người nào

du lịch, là yếu tố thúc đẩy hoạt động “du lịch lễ hội” phát triển

*Lễ hội du lịch: Đây là một loại “lễ hội hiện đại (lễ hội mới) do ngành du lịch chủ động phối hợp với các ngành xã hội khác nhau đứng ra tổ chức, nhằm tạo ra sản phẩm hoặc tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch”

Huế từng tổ chức “lễ hội bếp Việt”, “lễ hội làng nghề truyền thống”, “lễ hội

áo dài”, đặc biệt “lễ hội Festival” định kỳ 2 năm tổ chức một lần

Trang 23

 Đặc điểm lễ hội

- Tổ chức định kỳ hoặc một thời điểm duy nhất, có tính lặp lại thường xuyên

- Mang đậm tính chất lễ hội nông nghiệp nhưng không phải nông nghiệp thuần túy

- Chịu ảnh hưởng của văn hóa, lịch pháp Trung Hoa nhưng đã có những chuyển dịch thay đổi về thời gian và nội dung, hình thức thể hiện

 Phân loại lễ hội

Lễ hội là một bộ phận của nền văn hóa dân gian được sáng tạo và bảo tồn, lưu truyền lâu đời trong lòng xã hội từ xưa đến nay Việt Nam là quốc gia

đa sắc tộc và đa lễ hội, tùy theo mỗi góc độ, mục đích, quan điểm nghiên cứu

mà có sự phân loại lễ hội khác nhau và trong các loại lễ hội được phân ra cũng

sẽ có những cấp độ lễ hội khác nhau Các hình thức phổ biến của lễ hội và sự kiện trong lịch sử:

 Căn cứ vào nơi tổ chức: Hội chùa, Hội đình Tất cả dều ảnh hưởng, mang tính chất lễ hội nông nghiệp Nguồn gốc lễ hội: Hình thành và phát triển cùng với lịch sử dân tộc, đất nước, phản ánh đời sống của cư dân nông nghiệp lúa nước “Tháng Giêng ăn tết ở nhà, tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè”

 Căn cứ vào nội dung phản ánh: Lễ hội nông nghiệp Lễ hội danh nhân, anh hùng lịch sử Lễ hội tôn giáo tín ngưỡng

Căn cứ vào hoạt động tổ chức trong lễ hội: Có lễ hội truyền thống, lễ hội

hiện đại hoặc lễ hội cung đình, lễ hội dân gian (thực ra lễ hội cung đình và lễ hội

dân gian thuộc về lễ hội truyền thống)

- Lễ hội truyền thống: Có lễ hội truyền thống dân gian, lễ hội truyền thống

cung đình

Trang 24

- Lễ hội truyền thống dân gian là một loại hình sinh hoạt văn hóa, xã hội

của quần chúng nhân dân lao động ở một cộng đồng, địa phương nhất định mang đậm tính chất tổng hợp các hình thái tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục tập quán… của cộng đồng địa phương đó

Nhìn chung Lễ hội truyền thống dân gian có sự lặp đi lặp lại một cách ổn định về thời gian, không gian hội, sự định kỳ ngày hội Ngày nay với chủ trương phát triển văn hóa kết hợp với du lịch Lễ hội truyền thống dân gian ngày càng được quan tâm chú trọng để phát triển và gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương, Lễ hội được đông vui hơn… nhằm mục đính chuyển tải truyền thống và nội dung giáo dục của ngày hội đến các thế hệ nối tiếp, đồng thời giới thiệu, gìn giữ, phát triển những tinh hoa của lễ hội truyền thống dân gian

- Lễ hội cung đình: Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều

Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về “lễ” hơn “hội”

“Lễ hội cung đình diễn ra trong cung đình dưới triều Nguyễn (1802 - 1945) Hầu hết là những đại lễ của triều đình như lễ tế Nam Giao, lễ tế Văn Miếu, lễ tế

Xã Tắc, lễ tế Thái Miếu, lễ tế Thế Miếu, lễ Tịch Điền, lễ tế Kỳ Đạo, lễ khai trạo của thủy quân, lễ đăng quang, lễ mừng thọ tứ tuần, ngũ tuần của hoàng đế, hoàng hậu, và lễ Hưng quốc Khánh niệm (mồng 2 tháng 5 âm lịch) ”

(Nguồn: thuathienhue.gov.vn)

- Lễ hội dân gian: là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt: Tôn giáo tín

ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tinh thần và cả vật chất, linh thiêng và đời thường

Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở Điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Pônagar theo tín ngưỡng của người Chăm Pa sau này được Việt hóa Thiên y A na, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai

Trang 25

canh thành lập làng Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật còn được tổ chức và thu hút đông người xem

Căn cứ vào không gian (phạm vi) của lễ hội: Có lễ hội quốc gia (cả nước),

Lễ hội vùng, lễ hội làng

- Lễ hội quốc gia: như Giỗ tổ Hùng Vương, các ngày lễ kỷ niệm chiến

thắng

- Lễ hội vùng: Là loại hội lễ có tầm thu hút ảnh hưởng rộng lớn, mang tính

chất tiêu biểu, sự tham gia của cả vùng

- Lễ hội làng: Đa số gắn với tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp Diễn ra tại

+ Lễ hội thờ các nhân vật lịch sử: Đa số diễn ra ở các Lăng, Đền thờ các vị

có công với nước

+ Lễ hội thờ cúng Cá Voi: Diễn ra tại các làng ven biển

+ Lễ - Hội Tết: Đây là sinh hoạt mang tính cộng đồng cao Là một loại hội

mùa gắn với các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian hoặc tôn giáo dựa theo âm lịch như lễ tết Nguyên Đán

+ Lễ hội tôn giáo: Gắn liền với những cộng đồng tín đồ tôn giáo đồng thời

cũng là dịp hội họp, sinh hoạt văn hóa quần chúng của nhân dân sở tại Các loại hình lễ hội tông giáo đó là: Lễ hội rằm tháng bảy hay còn gọi lễ vu lan; Lễ hội Phật đản; Lễ thiên chúa giáo (Lễ Noel, lễ Phục sinh )

Trang 26

+ Lễ hội các dân tộc ít người: Mang màu sắc nghiêng về tâm lý, tín

ngưỡng, phong tục tập quán…của các cộng đồng người dân tộc

+ Lễ hội Vùng

+ Lễ hội gia đình (cưới, tang, giỗ…)

Căn cứ vào thời gian tổ chức Lễ hội: Có Lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa Thu

 Căn cứ vào mục đích, tính chất của lễ hội:

- Lễ hội thờ Tổ nghiệp truyền thống (Kim hoàn, Sân khấu, nghề may…)

- Lễ hội thờ cá voi (ngư dân miền biển)

- Lễ hội tôn giáo (Phật Đản, Noel, lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần )

Ngoài ra tùy theo hoạt động của lễ hội, mục đích lễ hội và tùy từng địa phương mà có cách gọi tên khác nhau về lễ hội như: Lễ hội tôn vinh các vị thần;

Lễ hội làng nghề; Lễ hội văn hóa (ví dụ như lễ hội văn hóa các dân tộc ít người )

 Chức năng của lễ hội

- Gắn kết cộng đồng, nơi thể hiện đời sống tinh thần của cộng đồng

- Không gian thể hiện sự sáng tạo của cá nhân cộng đồng

 Vai trò, vị trí của lễ hội trong đời sống văn hóa cộng đồng

Lễ hội là nơi thể hiện những giá trị văn hóa của cộng đồng, đề cao nhân vật được tôn thờ, hành lễ Thể hiện tính chất xã hội hóa và sức sống của cộng đồng (Nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng ) Lễ hội là linh hồn của các kiến trúc văn hóa, đời sống của cộng đồng

Lễ hội là hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống của quần chúng nhân dân Văn hóa người Việt có rất nhiều loại hình, trong đó lễ hội truyền thống dân gian là loại hình tiêu biểu đậm đà bản sắc của từng cộng đồng địa phương

Lễ hội truyền thống dân gian là một dạng sinh hoạt ngoài trời xuất phát từ những nhu cầu của đời sống con người Nó không những có phần lễ mà còn có

Trang 27

phần hội để thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh mang tính cộng đồng Thông qua lễ hội con người thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, cộng cảm với cộng đồng được rộng rãi Đó cũng là lúc con người được phổ cập và cảm nhận những giá trị văn hóa địa phương là dịp tập hợp để đua tài, đua sức thể hiện truyền thống

“Uống nước nhớ nguồn” Lễ hội truyền thống dân gian giúp con người cảm nhận được những giá trị thẩm mỹ mà nó chứa đựng, một yếu tố tác động tích cực đến thế giới tâm hồn con người Thông qua lễ hội để giáo dục truyền thống, giáo dục

tư tưởng, tình cảm cho cộng đồng, giúp con người hiểu nhau hơn từ đó có sự điều chỉnh hành vi ứng xử có văn hóa

Lễ hội truyền thống dân gian là hình thức trình diễn tổng hợp: Đó là sự kết hợp của người dân địa phương với đông đảo các thành phàn khách đến từ các địa phương khác Lá sự kết hợp nhuần nhuyễn của không gian và thời gian Sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật, phong tục tập quán khác nhau tạo nên sự

đa dạng và phong phú cho một thể loại sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền

Tóm lại lễ hội là một yếu tố rất quan trọng có thể đáp ứng được các nhu cầu

về tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, giao tiếp, tìm hiểu lẫn nhau… là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của một cộng đồng

 Vai trò lễ hội trong du lịch

Lễ hội truyền thống dân gian là một sản phẩm du lịch đặc thù Với sự góp mặt của Lễ hội, các công trình kiến trúc nghệ thuật, chùa miếu trầm lặng trở nên

có hồn, linh thiêng, sinh động Nó đã tạo nên điểm du lịch hấp dẫn, làm phong phú cho sản phẩm du lịch của từng địa phương

Hoạt động lễ hội làm phong phú, đa dạng cho nền văn hóa địa phương, lôi cuốn khách giao lưu, tìm hiểu, thưởng thức và để lại ấn tượng đặc thù sau mỗi

Trang 28

chuyến du lịch Làm cho loại hình du lịch văn hóa có cả “Chất” và “Lượng” Trong lễ hội khách du lịch có thể trở thành chủ thể của lễ hội cùng tham gia vào hoạt động của lễ hội Đây là điểm mạnh Yếu tố tích cực mà đối với các loại hình

du lịch khác khó mà thực hiện được

Qua thực tế Lễ hội truyền thống dân gian là nguồn hấp dẫn lôi cuốn khách

du lịch Thông qua hoạt động du lịch các lễ hội được tỏa sáng và thăng hoa Tóm lại, lễ hội truyền thống dân gian luôn có sức hấp dẫn và lôi cuốn du khách bởi những đặc điểm độc đáo và phong phú của mình và hơn thế nữa đó là thế giới tâm linh của mỗi con người, mỗi cộng đồng Việc khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội để kết hợp với các hoạt động du lịch là mối quan tâm cần sự

nghiên cứu của các ban ngành chức năng

1.1.1.2 Du lịch Lễ hội

 Khái niệm du lịch lễ hội

Du lịch lễ hội tức lấy lễ hội làm điểm tựa, hoạt động du lịch lễ hội góp phần tôn vinh, bảo vệ bản sắc văn hóa của lễ hội, gìn giữ và phát triển lễ hội

Theo Trịnh Lê Anh và Nguyễn Thu Thủy thuộc khoa du lịch học, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội: “Du lịch lễ hội là loại hình du

lịch trong đó du khách thực hiện chuyến đi vì mục đích tham quan, tham gia vào các lễ hội tại điểm đến Ở đây, lễ hội là yếu tố hấp dẫn đặc biệt lôi kéo du khách

từ phương xa đến” Du lịch lễ hội nghĩa là lấy các sự kiện (bao gồm và chủ yếu

là lễ hội) làm sức hút du khách, làm chất xúc tác phát triển không chỉ cho ngành

du lịch trong cơ cấu kinh tế địa phương và quốc gia tổ chức, làm công cụ xây dựng hình ảnh cho điểm đến

Du lịch lễ hội là một loại hình du lịch, mục tiêu là đi du lịch đến với các lễ hội của địa phương, tham gia vào các lễ hội được tổ chức ở một địa danh nổi tiếng nào

đó Qua đó nâng cao hiểu biết về văn hóa, tăng cường mở rộng quan hệ giao tiếp

Trang 29

Mối quan hệ và tác động qua lại giữa văn hóa, lễ hội và du lịch

Văn hóa, lễ hội và du lịch luôn tương tác lẫn nhau:

- Văn hóa nuôi dưỡng du lịch một cách bền vững Không thể phát triển du lịch bền vững khi không đặt văn hóa vào trong hoạt động du lịch

- Trong cuộc sống văn hóa là thực thể sống động luôn tồn tại hài hòa tạo nên mối quan hệ mắt xích giữa các phạm trù khác nhau trong du lịch văn hóa

- Trong xu hướng phát triển du lịch hiện nay, văn hóa là bộ phận nền tảng

để phát triển du lịch Có nhiều hoạt động văn hóa lấy du lịch làm điểm đến và

là mục đích

- Văn hóa làm động lực cho du lịch vừa mang yếu tố truyền thống vừa có sự tiếp nhận yếu tố văn hóa mới

- Xem xét dưới góc độ nhu cầu của du khách và yêu cầu của sản phẩm du lịch

- Tóm lại trong cuộc sống hiện đại không thể thiếu hoạt động du lịch và cần phải trân trọng các giá trị văn hóa Đến nay văn hóa trở thành thế mạnh của du lịch Việt nam Đảng và nhà nước đã có những chủ trương để phát triển du lịch một cách đúng hướng và bền vững và lấy văn hóa làm cơ sở để phát triển du lịch

1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội

1.1.2.1 Thời gian và địa điểm tổ chức

Du lịch lễ hội lấy lễ hội làm đối tượng chính trong mục đích đi du lịch Tuy nhiên hoạt động lễ hội lại xảy ra trong thời gian và không gian nhất định Mỗi lễ hội xảy ra tại một thời điểm khác nhau gắn với cộng đồng địa phương tại điểm

đó Lễ hội xuất phát từ nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương, được tổ chức trong các không gian nhất định Ngược lại du lịch lại xuất phát từ nhu cầu, điều kiện của khách du lịch Thời gian lễ hội diễn ra ngắn không phụ thuộc vào khách du lịch Khách đi du lịch khi họ có thời gian nhàn rỗi và

Trang 30

diễn ra quanh năm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như dịp nghỉ lễ, phương tiện vận chuyển… vì vậy yếu tố thời gian và địa điểm cuả lễ hội cũng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch lễ hội

1.1.2.2 Hình thức tổ chức

Hoạt động du lịch chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ, của hình thức tổ chức theo khách đoàn, khách lẻ Việc tổ chức các chương trình du lịch phụ thuộc theo từng đoàn khách khác nhau, theo quốc tịch, tôn giáo, đối tượng khách theo độ tuổi, theo nghề nghiệp… Nói chung hình thức tổ chức các loại hình du lịch phong phú đa dạng theo nhu cầu của từng đoàn khách khác nhau luôn có sự thay đổi Trong khi đó về hình thức tổ chức các lễ hội lại bắt buộc phải tuân theo các qui định, các tập tục truyền thống khó có sự thay đổi Lễ hội ở Việt Nam nói chung, đặc biệt tại Huế nói riêng nghiêng nặng về phần lễ, rườm rà, thời gian dành cho lễ nghi kéo dài và hạn chế sự tham gia về số lượng và đối tượng dự lễ nên cũng tác động đến việc tổ chức du lịch lễ hội

1.1.2.3 Nội dung lễ hội

Lễ hội truyền thống Việt nam có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước, đa phần là lễ hội nông nghiệp (Không chỉ gắn trực tiếp mà nó còn bao hàm cả nghi thức và lễ nghi nông nghiệp)

Việt Nam đa sắc tộc và đa lễ hội do vậy lễ hội có các nội dung khác nhau:

- Lễ hội mùa Xuân

- Lễ Tết nguyên đán

- Lễ hội tôn vinh các vị thần

- Lễ hội làng nghề

- Lễ hội tôn giáo:

+Lễ hội rằm tháng bảy hay còn gọi lễ vu lan

Trang 31

1.1.2.4 Sự tham gia của cộng đồng địa phương

Bản chất lễ hội là sản phẩm được hình thành phục vụ cho đời sống cộng đồng địa phương Sự tham gia tích cực vào hoạt động lễ hội của cộng đồng địa phương không những làm cho chất lượng lễ hội được nâng cao đồng thời tạo nên

sự hấp dẫn lôi cuốn du khách cùng tham gia vào hoạt động của lễ hội Lễ hội càng có đông cộng đồng địa phương tham gia càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của lễ hội Là tác nhân làm cho du lịch lễ hội phát triển

1.1.2.5 Nhu cầu của khách du lịch

Ngày nay đời sống của con người ngày càng được nâng cao, đi du lịch đã trở thành hiện tượng phổ biển trong sự phát triển với tốc độ cao của hoạt động du lịch Xu hướng đi du lịch có sự thay đổi, khách du lịch không chỉ đến với các loại hình du lịch truyền thống như thể thao, nghỉ dưỡng hay tham quan đơn thuần mà yêu cầu tìm hiểu sâu hơn về văn hóa hay tự nhiên của điểm đến Nhu cầu của khách du lịch trước đây chú trọng đến lưu trú, mua sắm… thì nay khi đi

du lịch khách không chỉ có tham quan đơn thuần các di tích lịch sử văn hóa tự nhiên mà còn muốn khám phá sâu về đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, các

lễ hội của địa phương Đến với lễ hội du khách sẽ được đắm chìm trong bản sắc văn hóa dị biệt của mỗi vùng đất mà lễ hội diễn ra Du lịch lễ hội đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch khi đến với mỗi quốc gia, mỗi địa phương

Trang 32

Đi du lịch là để khám phá điều mới lạ, điều mới lạ mang sắc thái riêng của mỗi vùng miền đó là sinh hoạt văn hóa Du lịch văn hóa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch là được giao lưu với người dân địa phương Du lịch lễ hội là môi trường tốt nhất để đáp ứng được nhu cầu của du khách

1.1.3 Những nguyên tắc phát triển du lịch lễ hội

Để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch, các yếu tố cần chú ý đó là: Thời gian, không gian diễn ra lễ hội Vị trí, mục đích, ý nghĩa, chủ đề, giá trị của lễ hội Khi chọn lọc đầu tư lễ hội tiêu biểu cần lưu ý:

- Xác lập tiêu chí chọn lựa lễ hội tạo nên sản phẩm du lịch

- Định hướng hình thức, nội dung hoạt động của lễ hội cụ thể

- Thiết lập chiến lược phát triển du lịch lễ hội Phát triển du lịch lễ hội nhưng không làm mất đi bẳn sắc của lễ hội

- Điều kiện khai thác, đầu tư và phát triển của lễ hội

- Phát triển lễ hội phải phù hợp các nguyên tắc chung, dựa trên nhu cầu phát triển du lịch, hiệu lực của cơ chế quản lý đầu tư và khai thác, thời gian không gian lễ hội, điều kiện giao thông, dịch vụ, yếu tố con người )

- Hoạt động du lịch lễ hội còn phải là hoạt động kinh doanh trên nền tảng văn hóa và phải có đạo đức

1.1.4 Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch lễ hội

1.1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế

Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia làm tốt công tác du lịch lễ hội trong

nỗ lực nâng cao hình ảnh đất nước mình Sự thành công thể hiện ở việc khi nhắc đến tên lễ hội thì sự náo nức và say mê đã được khơi dậy trong mỗi một du khách và tên của quốc gia đó đã được liên tưởng đến trong suy nghĩ của mỗi người Ví dụ tuần lễ hội hóa trang carnaval tại Brazil, lễ hội bò tót ở Tây Ban Nha, lễ té nước mùa xuân Song-kran tại Thái Lan…

Trang 33

- Lễ hội đường phố Rio de Janeiro - Brazil:

Đây là lễ hội có qui mô nhất toàn cầu với những bộ trang phục lộng lẫy và các vũ điệu samba bất tận Các nhà tổ chức đã tận dụng thế mạnh của địa phương, tâm lý con người muốn phô trương những bộ trang phục của mình, kết hợp với văn hóa bản địa, quê hương của những vũ điệu sôi động say đắm lòng người tạo nên sự rộn ràng vui vẻ Nhìn lại thành phố Huế có nhã nhạc cung đình cung đình cũng không kém hấp dẫn Trang phục ở Huế đa dạng, nơi phát sinh nguồn gốc của chiếc áo dài, trang phục quan lại triều Nguyễn Hàng năm lễ hội

áo dài tổ chức tại Huế cũng thu hút khách tham gia chiêm ngưỡng

- Lễ hội đêm trắng ở Saint Peterburg - Nga:

Tận dụng điểm đặc biệt về vị trí địa lý tạo nên những đêm hè không tắt ánh sáng mặt trời, người dân ở thành phố phương Bắc Saint Peterburg Nga đã tổ chức lễ hội tưng bừng dựa trên đặc điểm tự nhiên của địa phương

- Ngoài ra từ lễ hội khinh khí cầu quốc tế New Mexico - Mỹ, lễ hội đèn trời Bình Khê - Đài Loan, lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan, lễ hội chọi Cam Ivrea

ở Ý đều để lại những bài học đó là việc tổ chức lễ hội phải dựa trên nét đặc trưng của địa phương, phù hợp với nền văn hóa của địa phương đó Việc tổ chức lễ hội cần chú ý đến yếu tố cộng đồng, sinh hoạt của người dân địa phương và đặc biệt

là sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương Không gian tổ chức của lễ hội cung là yếu tố quan trọng trong thành công của lễ hội

- Thông qua việc tổ chức du lịch lễ hội tại các nước trên thế giới, trước khi xây dựng chương trình du lịch lễ hội phải xem xét các yếu tố như Lễ hội nào phục vụ cho du lịch, được diễn ra ở đâu, sẽ diễn ra khi nào, tại sao lại khai thác

lễ hội đó phục vụ cho du lịch, mục tiêu tổ chức loại hình du lịch lễ hội để đạt được những mục đích gì trong hoạt động du lịch Vai trò để cho du lịch lễ hội

Trang 34

hấp dẫn và thành công đó là sự kết hợp của các cơ quan chính quyền, người dân địa phương và đặc biệt các cơ quan du lịch luôn đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng chương trình, cổ động tích cực cho du lịch lễ hội

1.1.4.2 Kinh nghiệm trong nước

Chúng tôi lấy điển hình một thành phố cách Huế gần 130 km - Hội An cho việc tổ chức mô hình du lịch lễ hội

Hội An đô thị cổ nằm ven bờ sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam, một di sản văn hóa Thế giới cũng đã tận dụng lễ hội như một sản phẩm du lịch Theo như khảo sát, Hội An có 53 lễ hội trải dài từ đầu năm đến cuối năm bao gồm các loại như lễ hội Thành Hoàng Làng, lễ hội tưởng niệm tổ sư ngành nghề, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo…

Khai thác lễ hội thành một sản phẩm du lịch, người dân Hội An đã có những bước cải tiến phần lễ cho phù hợp như giảm thời lượng phần lễ, lễ nghi cũng đơn giản hóa nhưng vẫn giữ tính chất trang nghiêm, kính cẩn Phần hội được bổ sung lựa chọn những yếu tố “mới” “lạ” trên nguyên tắc tương ứng thính nghi với hoạt động du lịch nhưng vẫn phù hợp với truyền thống đã được vận dụng để phát huy các giá trị nhân văn của lễ hội Khi tổ chức lễ hội phục vụ du lịch, Hội An đã tận dụng tính đồng cảm, cộng cảm của cộng đồng dân cư địa phương Việc tổ chức đêm phố cổ lồng ghép với các hoạt động như chơi bài chòi, hát hò khoan đối đáp… đã tạo được sự kết nối của quần chúng với lễ hội và khách du lịch Chính người dân địa phương - chủ nhân của lễ hội đã mang đến cho lễ hội sâu lắng, gần gũi và có một sắc thái riêng, một nét hấp dẫn của lễ hội Sản phẩm du lịch lễ hội đã được sự quan tâm của chính quyền, các ngành hữu quan, nhất là sự tham gia của cộng đồng dân cư bằng ý thức, trách nhiệm và sự đồng tình chia sẻ

Trang 35

Trong việc tổ chức các lễ hội, đội ngũ cán bộ hành chính và chuyên môn được được đào tạo chuyên môn chuyên sâu đồng thời được huy động tối đa để vận động tuyên truyền động viên công chúng tham gia và trực tiếp hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về nội dung, hình thức lễ hội Việc tổ chức du lịch lễ hội được triển khai đồng đều, cả từ phía cơ quan quản lý nhà nước cũng trực tiếp nằm trong ban tổ chức lễ hội, việc phối kết hợp giữa các cấp chính quyền, các bộ phận hoạt động của ngành văn hóa, các đoàn thể quần chúng đã trở thành chủ thể của hoạt động

Hội An đã thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ hội với nhiều cấp độ, qui

mô, hình thức và nội dung khác nhau đã tạo nên sức hấp dẫn thu hút của du lịch

lễ hội đồng thời tạo nên bề dày kinh nghiệm, củng cố cơ sở vật chất nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động lễ hội Qua nhiều năm triển khai, tổ chức các hoạt động lễ hội, theo Ông Nguyễn Sự chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hội An cho biết Hội An đã đúc rút được một số kinh nghiệm tổ chức lễ hội như sau:

- Tổ chức lễ hội nhưng không làm phá vỡ cảnh quan Phải giữ gìn, không ngừng tôn tạo tôn vinh giá trị của di tích, di sản Lễ hội, du lịch lễ hội luôn gắn liền với khoảng không gian nhất định và thướng gắn liền với các điểm di sản, di tích văn hóa lịch sử nên muốn khai thác du lịch lễ hội, chính quyền và người dân Hội An đã đầu tư giữ gìn và tu bổ các di tích đồng thời với việc thường xuyên tổ chức các hoạt động tôn vinh di sản đô thị cổ Hội An Tập trung đầu tư cho văn hóa để làm nền tảng cho hoạt động lễ hội thành công nhằm phục vụ cho loại hình du lịch lễ hội

- Muốn hoạt động lễ hội thành công thì phải đầu tư cho văn hóa Sự đầu tư này phải mang tính chiến lược dài hạn cho công tác nghiên cứu sưu tầm, đầu tư cho cơ sở vật chất, nguồn nhân lực điều hành hoạt động lễ hội Việc đầu tư này

Trang 36

bao gồm đầu tư cả cho chính người dân địa phương trong việc định hướng thị hiếu, đầu tư cho việc phát triển các loại hình văn hóa văn nghệ dân gian ở tận cơ

sở Chăm lo đầu tư đào tạo, tạo điều kiện sống, nghiên cứu, hoạt động của đội ngũ làm công tác tác tổ chức và điều hành lễ hội

- Du lịch lễ hội đã là sản phẩm du lịch thì cần có sự chọn lọc, bỏ bớt các nghi thức phức tạp, kéo dài thời gian, bỏ bớt những nghi lễ không còn phù hợp với đời sống mới; giữ lại những nghi thức mang tính giáo dục cao, các nghi thức mẫu mực răn dạy về tôn ti trật tự, về thái độ tôn trọng các bậc có công với nước, với làng xóm Chú ý đến yêu cầu về kế thừa và phát triển trong lễ hội Kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện đại, giữa cái cũ tốt đẹp với cái mới Cần tạo được sự đồng cảm, đồng tình tự nguyện, tự giác tổ chức hoặc tham gia lễ hội của đông dảo quần chúng nhân dân

- Việc tổ chức lễ hội có sự chọn lựa phù hợp với khả năng, điều kiện và yêu cầu Không tổ chức tràn lan mà chọn những lễ hội có khả năng hấp dẫn được đông đảo công chúng, hấp dẫn được du khách, dễ huy động lực lượng tham gia

để tổ chức trước, sau đó đưa thành định kỳ thực hiện

- Khai thác thế mạnh của địa phương để phát huy yếu tố lạ, tính độc dáo trong lễ hội nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch

- Khuyến khích khách và cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào hoạt động của lễ hội như là một chủ thể sáng tạo trong hoạt động lễ hội đặc biệt là trong các hoạt động thuộc phần hội

- Đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của cộng đồng trong hoạt động lễ hội Phải vận động, huy động được trách nhiệm làm lễ hội của cả cộng đồng

- Sự chuẩn bị kỹ lưỡng trông việc tổ chức du lịch lễ hội Từ khâu thăm dò ý kiến nhân dân, công tác tuyên truyền, thuyết phục, giải thích về lợi ích từ lễ hội đem lại cho cộng đồng đến việc huy động tất cả các ban ngành cùng đồng lòng

Trang 37

chung sức phối hợp thực hiện về các mặt phụ trợ trong lễ hội như an ninh trật tự hậu cần, cơ sở hậu cần…

- Chú trọng đảm bảo tính định kỳ các lễ hội và kết hợp chặt chẽ với các đơn

vị lữ hành du lịch để tăng cường quảng bá, xây dựng các chương trình du lịch lễ hội phong phú và đều đặn phù hợp với mọi đối tượng, nhu cầu du khách khi tham gia du lịch lễ hội có sự chọn lựa đến với lễ hội theo tháng, theo mùa, theo mục đích nghiên cứu tìm hiểu hoặc theo sở thích của mình

- Xác định để tổ chức tốt hoạt động du lịch lễ hội thì công việc nghiên cứu

và tiến hành hoạt động lễ hội là nhiệm vụ thường xuyên của ngành văn hóa và du lịch Cùng với sự đầu tư để thường xuyên làm công tác nghiên cứu sưu tầm các

lễ hội truyền thống; học tập sáng tạo các hình thức mới để làm phong phú các lễ hội đã có, để đáp ứng yêu cầu nội dung cho các lễ hội phục vụ hoạt động du lịch

- Khai thác lễ hội cho du lịch nhưng không tràn lan mà có sự chọn lựa các

lễ hội để tập trung đầu tư bảo tồn và khai thác yếu tố lạ, độc dáo trong sinh hoạt

lễ hội

1.2 Các điều kiện phát triển du lịch lễ hội ở thành phố Huế

1.2.1 Giới thiệu chung về thành phố Huế

Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở dải đất hẹp miền Trung Việt Nam Mảnh đất này vốn dĩ trước đây thuộc vương quốc Chăm Pa có tên gọi

là Indrapura - vùng đất của thánh thần đối với suy nghĩ của người Chăm Pa Sau đám cưới của Huyền Trân công chúa vào năm 1306, vua Chiêm là Chế Mân đã dâng hai Châu Ô, châu Rí cho Đại Việt như là sính lễ từ đó vùng đất Huế ngày nay trực thuộc Đại Việt Lúc đầu có tên là châu Thuận, châu Hóa rồi được đổi tên là Thuận Hóa, kẻ Huế, Huế Qua những lần phân chia ranh giới hành chính ngày nay thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính Gồm 27 phường Tuy nhiên,

Trang 38

danh xưng “Huế” với không gian văn hóa không chỉ giới hạn trong địa giới hành chính mà còn lan tỏa ra các vùng phụ cận

Bước chân các chúa Nguyễn trong việc mở mang xứ đàng trong ghi lại dấu

ấn vào năm 1558, khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm mảnh đất Thuận Hóa, đặt dinh thự tại Ái Tử (Quảng Trị), Bác Vọng, Phước Yên đến Kim Long, Phú Xuân Trải qua các đời chúa Nguyễn, triều đại Tây Sơn và đặc biệt dưới thời 13

vị vua nhà Nguyễn, Huế trở thành kinh đô cả nước từ năm 1802 đến năm 1945 Với bề dày lịch sử như vậy đã để lại cho cố đô Huế khối lượng di sản phong phú

và đa dạng

Thành phố Huế nằm hai bên dòng sông Hương thơ mộng, địa hình đa dạng bao gồm cả đồng bằng, đồi núi, đầm phá Vùng đất mặc dù có khí hậu khắc nghiệt lắm mưa nhiều nắng, Thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít Khí hậu ở Huế là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động du lịch Tuy nhiên thiên nhiên ưu ái cho Huế có cảnh vật thơ mộng, khoảng không gian tự nhiên lớn cho những hoạt động cộng đồng Giới hạn hành chính thành phố Huế chỉ khoảng 71,68 km 2 nhưng sông núi, cây cỏ, ao hồ hòa quyện, tạo nên sự đa dạng về mặt địa hình rất thuận lợi để phát triển du lịch

Dân số thành phố Huế ước tính 344.581 người (năm 2012), vốn ảnh hưởng của hệ tư tưởng phông kiến lại ở trên địa bàn tập trung các trường Đại học cao đẳng nên trình độ dân trí, nhận thức về văn hóa khá đồng đều, có nghiệp vụ chuyên môn ý thức trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa Trong quá trình phát triển của vùng đất cố đô, sinh hoạt người dân Huế đã chịu sự ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau Văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm Pa, văn hóa Thăng Long…

Trang 39

Trong xu hướng hội nhập, phấn đấu xây dựng Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương, bộ mặt thành phố Huế ngày càng chỉnh trang, hoàn thiện vị trí thuận lợi, nằm trên trục giao thông đường bộ, đường sắt Cảng biển không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện đảm bảo đón các đoàn du khách tàu biển cập cảng Chân May Giao thông thuận lợi, mặt bằng cơ sở hạ tầng thông thoáng Mạng lưới điện đầy đủ từ nguồn điện Bắc Nam, nguồn điện từ nhà máy thủy điện tại địa phương Hai nhà máy nước Quảng Tế, Giã viên cung cấp nguồn nước sạch đến mọi nơi trong thành phố…

Một thời kỳ Huế là kinh đô, đặc biệt là dưới vương triều nhà Nguyễn đã để lại cho Huế một khối lượng lớn các công trình kiến trúc, các di tích danh thắng

và sự qui hoạch tổng thể về mặt không gian cho thành phố Huế, các qui tắc ứng

xử, đời sống sinh hoạt tinh thần của người dân cố đô là tiền đề để Huế có điều kiện để phát triển loại hình du lịch lễ hội

Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến một quần thể di tích kiến trúc cố đô bao gồm các cung điện, thành quách, đền đài, lăng tẩm không chỉ có vậy, sức hấp dẫn lớn của Huế là trải qua bao biến thiên lịch sử huế vẫn bảo tồn được chân dung của một cố đô với hàng trăm công trình kiến trúc nghệ thuật tinh vi tuyệt

mỹ, phong phú và đa dạng về mỹ thuật, trang trí, kiến trúc, lối sống sinh hoạt đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc, hòa quyện với cảnh quan kỳ diệu của thiên nhiên, có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa nghệ thuật Các đình làng, các phong tục tập quán lễ hội… tất cả hòa quyện tạo nên giá trị văn hóa riêng biệt của vùng đất cố đô Tất cả thành phần đó là nhân tố chủ yếu cấu thành đặc thù riêng của Huế, là nền tảng để Huế trở thành trung tâm văn hóa du lịch của cả nước

1.2.2 Tài nguyên du lịch lễ hội ở Huế

Thành phố Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306) Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn

Trang 40

600 năm, với hai châu Ô, Rí đến Thuận Hóa - Phú Xuân - thị xã Huế năm 1889 dưới thời vua Thành Thái, thành phố Huế sau năm 1945, từng là kinh đô dưới hai triều đại Tây Sơn (1788 - 1801) và các vị vua nhà Nguyễn (1802 - 1945) với khoảng thời gian ấy đã hình thành nên bề sâu văn hóa Huế với sức lan tỏa rộng,

đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnh tạo nên nền văn hóa Việt - Chăm Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội,

lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống

Tài nguyên du lịch lễ hội tại Huế phong phú đa dạng từ sự góp phần làm nên những giá trị vật chất như các công trình kiến trúc, không gian, địa điểm diễn ra lễ hội cho đến cả một kho tàng văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú

đó là những câu ca, lời hò, điệu múa, lễ hội, trò chơi, sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật ẩm thực, các ngành nghề truyền thống… được người dân Huế sáng tạo trong quá trình phát triển Những giá trị này ẩn chứa trong tâm thức của mỗi người dân xứ Huế đó chính là hệ thống các quan niệm, tính cách Huế được biểu hiện qua tập quán, ứng xử, cách thờ phụng, cúng tế…

Cư dân Huế chịu ảnh hưởng hưởng của lối sống suy nghĩ văn hóa làng xã, mọi sinh hoạt gắn liền với ngôi làng, nơi tổ tiên sinh ra đồng thời cũng chịu sự ràng

Ngày đăng: 22/07/2016, 10:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Thuận An (1997), Huế đẹp Huế thơ, Nxb Thuận hóa Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huế đẹp Huế thơ
Tác giả: Phan Thuận An
Nhà XB: Nxb Thuận hóa Huế
Năm: 1997
2. Trần Thúy Anh (chủ biên) và nhóm tác giả, Giáo trình du lịch văn hóa - Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình du lịch văn hóa - Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
3. Tôn Thất Bình (1997), Huế lễ hội dân gian, Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huế lễ hội dân gian
Tác giả: Tôn Thất Bình
Năm: 1997
4. Tôn Thất Bình (tháng 4/2000), Sức hấp dẫn của lễ hội dân gian Thừa Thiên Huế, Tạp chí xưa và nay Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức hấp dẫn của lễ hội dân gian Thừa Thiên Huế
5. Bộ Văn hóa Thể thao Và Du lịch - Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Kỷ yểu hội thảo khoa học “Tiềm năng và hướng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ”, Huế, tháng 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yểu hội thảo khoa học “Tiềm năng và hướng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ”
Tác giả: Bộ Văn hóa Thể thao Và Du lịch - Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm: 2012
6. Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hóa và Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Văn nghệ TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề văn hóa và Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Văn nghệ TP.HCM
Năm: 2004
7. Minh Đường (2012), 100 điều cần biết về phong tục thờ cúng của người Việt, Nxb Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 điều cần biết về phong tục thờ cúng của người Việt
Tác giả: Minh Đường
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2012
8. Đại học Huế (chủ trì) (2004), Kỷ yếu hội thảo “Du lịch lễ hội và sự kiện”, Huế tháng 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo “Du lịch lễ hội và sự kiện”
Tác giả: Đại học Huế (chủ trì)
Năm: 2004
10. G.S Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hóa dân gian người Việt (Lễ hội và trò chơi dân gian), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian người Việt (Lễ hội và trò chơi dân gian)
Tác giả: G.S Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2007
11. Phan Khanh (1992), Bảo tàng di tích lễ hội, Nxb Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tàng di tích lễ hội
Tác giả: Phan Khanh
Nhà XB: Nxb Thông tin
Năm: 1992
12. Đinh Gia Khánh, Địa chí văn hóa dân gian Thăng long Đông đô Hà Nội, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí văn hóa dân gian Thăng long Đông đô Hà Nội
Nhà XB: Nxb Hà Nội
13. Leopold Cadiere (Đỗ Trinh Huệ dịch) (1997), Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt
Tác giả: Leopold Cadiere (Đỗ Trinh Huệ dịch)
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội
Năm: 1997
14. PGS.TS. Hoàng Lương, Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam (các tỉnh phía bắc), Nxb Thông tin và Truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam (các tỉnh phía bắc)
Nhà XB: Nxb Thông tin và Truyền thông
15. TS. Trần Thị Mai và nhóm tác giả (2008), Nghiên cứu tác động của Festival Huế đối với kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác động của Festival Huế đối với kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: TS. Trần Thị Mai và nhóm tác giả
Năm: 2008
16. TS. Trần Thị Mai (chủ biên) (2008), Giáo trình tổng quan du lịch, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tổng quan du lịch
Tác giả: TS. Trần Thị Mai (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2008
17. Hoàng Nghĩa (2002), Lễ hội bốn phương, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội bốn phương
Tác giả: Hoàng Nghĩa
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2002
18. Hoàng Phê và Nhóm tác giả (Trung tâm từ điển học), Từ điển tiếng việt 2008, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng việt 2008
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
19. Thanh Phương và Lê Trung Vũ (1995), 60 Lễ hội truyền thống, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 60 Lễ hội truyền thống
Tác giả: Thanh Phương và Lê Trung Vũ
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1995
20. Tập thể tác giả (1997), Những người bạn cố đô Huế, Nxb Thuận Hóa Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những người bạn cố đô Huế
Tác giả: Tập thể tác giả
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa Huế
Năm: 1997
21. Tập thể tác giả, Lịch lễ hội Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch lễ hội Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w