1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế

134 205 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Tuy nhiên, công tác triểnkhai thực hiện BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế vẫn còn khá nhiều hạnchế, thiếu sót và bất cập.Việc nghiên cứu các giải pháp phát triển đối tượng tham

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - -

NGUYỄN THỊ KHÁNH CHI

PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - -

NGUYỄN THỊ KHÁNH CHI

PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHAN KHOA CƯƠNG

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin camđoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thôngtin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc Luận văn không sao chép bất

kỳ một công trình nghiên cứu nào

Tác giả luận văn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bảnthân, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và hướng dẫn tận tình của thầygiáo hướng dẫn

Qua đây tác giả xin gửi lời cám ơn tới tất cả những người đã quan tâm giúp

đỡ trong suốt thời gian qua Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn đến Quý thầy cô ởTrường Đại học Kinh tế Huế đã giảng dạy, trang bị những kiến thức cần thiết chotác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài Đặc biệt hơn, tác giả xin gửilời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn – TS PHAN KHOA CƯƠNG,người đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã luôn luônbên cạnh, quan tâm, ủng hộ, giúp tác giả chuyên tâm nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn một cách tốt nhất

Tác giả luận văn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên:

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Định hướng đào tạo: Ứng dụng

Người hướng dẫn khoa học : TS PHAN KHOA CƯƠNG

Tên đề tài: PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1 Tính cấp thiết đề tài

Trong những năm gần đây, công tác triển khai BHYT hộ gia đình trên địabàn thành phố Huế đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Tuy nhiên, công tác triểnkhai thực hiện BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế vẫn còn khá nhiều hạnchế, thiếu sót và bất cập.Việc nghiên cứu các giải pháp phát triển đối tượng thamgia BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế là rất quan trọng và cấp thiết,nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT cho người dân tham giaBHYT theo hộ gia đình, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 21-NQ/TW của

Bộ Chính trị và thực hiện nghiêm Luật BHYT của Quốc hội, đáp ứng nguyện vọngchính đáng của nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh nhà

2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng mô hình nghiên cứu nhằm đo lường đánh giá của người dânđến công tác phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế Sửdụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thu được 173 bảng hỏi hợp lệ Nghiên cứu

sử dụng các phương pháp phân tích: thu thập số liệu; tổng hợp và xử lý số liệu:thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbah’s Alpha, phương pháp phântích nhân tố EFA, hồi quy tương quan

3 Kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận văn

Luận văn đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn vềcông tác phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế Kết quảnghiên cứu chỉ ra có 5 nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển BHYT hộ gia đình,

đó là: (1) Hiểu biết về BHYT hộ gia đình, (2) Công tác thông tin truyền thông, (3)Chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, (4) Thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻBHYT, (5) Nhận thức về sức khỏe Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế

Tác giả luận văn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BLĐTBXH Bộ Lao động Thương Binh Xã Hội

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ ix

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3

4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu 5

4.3 Phương pháp phân tích 5

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH 8

1.1 Tổng quan về Bảo hiểm y tế 8

1.1.1 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm y tế ở Việt Nam 8

1.1.2 Sự cần thiết và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế 10

1.1.3 Lý luận cơ bản về bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế hộ gia đình 13

1.1.4 Quyền và lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình 16

1.1.5 Nội dung phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình 17

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

1.2 Những nghiên cứu liên quan đến phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình và mô

hình nghiên cứu đề xuất 20

1.2.1 Những nghiên cứu có liên quan đến phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình 20

1.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 24

1.3 Một số kinh nghiệm về phát triển bảo hiểm y tế nói chung và bảo hiểm y tế hộ gia đình nói riêng trong và ngoài nước 24

1.3.1 Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm y tế của Cộng hòa liên bang Đức 25

1.3.2 Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm y tế của Hàn Quốc 26

1.3.3 Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình tại thành phố Hải Phòng, Việt Nam 29

1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Huế trong việc phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, 32

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 32

2.1 Tổng quan về Bảo hiểm xã hội thành phố Huế 32

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội thành phố Huế 32

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội thành phố Huế 32

2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội thành phố Huế 33

2.2 Thực trạng công tác phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế 36 2.2.1 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển BHYT hộ gia đình 36

2.2.2 Tình hình thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình 39

2.2.3 Đánh giá công tác phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình 43

2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình 46

2.3 Ý kiến đánh giá của người dân về công tác phát triển Bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế 50

2.4 Đánh giá về công tác phát triển Bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế thông qua thống kê mô tả giá trị trung bình của các nhân tố ảnh hưởng 70

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

2.5 Đánh giá chung về công tác phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn

thành phố Huế 73

2.5.1 Kết quả đạt được 73

2.5.2 Hạn chế 74

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 76

3.1 Định hướng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế 76

3.2 Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế 77

3.2.1 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của người dân về chính sách bảo hiểm y tế 77

3.2.2 Mở rộng, nâng cao năng lực và hoạt động có hiệu quả của mạng lưới Đại lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại các xã, phường 79

3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông BHYT hộ gia đình 80

3.2.4 Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 81

3.2.5 Cải cách thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế và trong công tác thu, cấp thẻ bảo hiểm y tế 83

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

1 Kết luận 85

2 Kiến nghị 86

2.1 Kiến nghị với BHXH Việt Nam 86

2.2 Kiến nghị với chính quyền địa phương 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 92 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Mức đóng BHYT theo hộ gia đình 18

Bảng 2.1 Tình hình thực hiện BHYT hộ gia đình tại thành phố Huế giai đoạn 2014 – 2016 36

Bảng 2.2 Tình hình tham gia BHYT của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế trong 3 năm từ 2014 - 2016 37

Bảng 2.3 Tình hình tham gia BHYT theo 5 nhóm đối tượng giai đoạn 2014 – 2016 tại thành phố Huế 38

Bảng 2.4 So sánh tình hình thực hiện bao phủ BHYT hộ gia đình Giai đoạn 2014 – 2016 39

Bảng 2.5 Tình hình thu BHYT hộ gia đình giai đoạn 2014 – 2016 39

Bảng 2.6 Số liệu về lượt khám bệnh, chữa bệnh BHYT hộ gia đình tại thành phố Huế giai đoạn 2014 – 2016 40

Bảng 2.7 Tình hình chi BHYT hộ gia đình tại thành phố Huế giai đoạn 2014 -2016 41

Bảng 2.8: Đặc điểm mẫu khảo sát 51

Bảng 2.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo 59

Bảng 2.10: Kiểm định KMO và Bartlett'st 62

Bảng 2.11: Tổng biến động được giải thích 63

Bảng 2.12: Ma trận xoay nhân tố 64

Bảng 2.13: Kết quả phân tích mô hình hồi quy 67

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

Biểu đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 24

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tham gia BHYT của các đối tượng khảo sát 51

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tham gia BHYT phân theo độ tuổi 52

Biểu đồ 2.3: Thu nhập hiện tại mỗi tháng của đối tượng khảo sát 53

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ tham gia và không tham gia BHYT theo mức thu nhập 54

Biểu đồ 2.5: Sự hiểu biết về BHYT của đối tượng phỏng vấn 55

Biểu đồ 2.6: Ai có trách nhiệm tham gia BHYT? 56

Biểu đồ 2.7: Tham gia BHYT theo hộ gia đình 56

Biểu đồ 2.8: Mức đóng BHYT được giảm trừ đối với thành viên thứ 2 trong hộ gia đình so với người thứ nhất 57

Biểu đồ 2.9: Điều người dân quan tâm nhất khi tham gia BHYT 58

Biểu đồ 2.10: Giá trị trung bình về đánh giá của người dân đối với các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế .70

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm y tế là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, được ghi nhậntrong Hiến pháp, trong các Nghị quyết, Văn kiện Đại hội của Đảng và không ngừngđược bổ sung, hoàn thiện nhằm góp phần ổn định đời sống cho người dân tham giaBHYT, góp phần thực hiện an sinh xã hội của đất nước

Góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia; thực hiện mục tiêu BHYTtoàn dân Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối quỹ BHXH trong dài hạn; quản lý, sửdụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối quỹ BHYT Xây dựng hệ thống BHXH,BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập quốc tế theo yêu cầu mà Nghị quyết số 21-NQ/TW của BộChính trị định hướng Tuy nhiên vấn đề này đã đặt ra một yêu cầu rất cấp thiết, dựbáo triển khai sẽ gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, do

đó cần phải có các giải pháp đồng bộ, khoa học để triển khai thực hiện Luật sửa đổi

bổ sung một số điều của Luật BHYT trên địa bàn thành phố Huế, để gia tăng tỷ lệtham gia BHYT của người dân, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình BHYT toàn dânđược Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1584/QĐ-TTg [12]

Bên cạnh đó, công tác thực hiện BHYT cho người dân tham gia theo hình thức

hộ gia đình hiện nay trên địa bàn thành phố, mặc dầu cơ quan BHXH đã chủ độngtham mưu cho thành ủy, Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố ban hành các vănbản, chỉ thị để chỉ đạo tổ chức thực hiện; cùng với sự phối hợp chặt chẽ các cơquan, ban ngành, đoàn thể có liên quan và các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT

đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức triển khai thực hiện Tuy nhiên, vẫn cònnhiều vấn đề chưa đáp ứng yêu cầu cần phải quan tâm, cụ thể như:

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT chưa được thường xuyên,chưa tạo được sức mạnh phổ biến lan tỏa trong xã hội, người dân vẫn chưa thấy hết

ý nghĩa, tầm quan trọng, trách nhiệm tham gia BHYT nên hiệu quả chưa cao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

Một số cấp ủy chính quyền địa phương, đơn vị chưa xác định rõ vai trò, tráchnhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện Luật BHYT tại địa phương, đơn vị mình Sựphối hợp giữa các ban ngành trong công tác triển khai thực hiện Luật BHYT vẫnchưa đồng bộ, chưa đi sâu vào chất lượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHYTcho người dân.

Tình hình nhân lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phụ trách côngtác tuyên truyền, cán bộ chuyên quản thu BHYT hộ gia đình của ngành BHXH vẫnchưa đáp ứng theo yêu cầu đề ra

Hệ thống Đại lý thu BHYT hộ gia đình còn mỏng, hoạt động chưa hiệu quả.Vẫn còn một số nhân viên Đại lý thu chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm và chưa

có kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, nên sự vận động người dân chưa đạthiệu quả cao

Công tác KCB BHYT cho người dân tại một số cơ sở y tế chưa có sự chuyênnghiệp, chưa đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người tham gia BHYT, nên chưa manglại sự tin tưởng, hài lòng của người bệnh Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thamgia BHYT của người dân

Với mô hình triển khai BHYT tự nguyện như trước đây, chưa quy định thamgia BHYT mang tính bắt buộc, tình trạng người dân chỉ tham gia BHYT khi cóbệnh, nên không đảm bảo cân đối quỹ BHYT những năm trước

Đứng trước những thách thức nói trên, việc nghiên cứu các giải pháp pháttriển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế là rất quantrọng và cấp thiết, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT cho ngườidân tham gia BHYT theo hộ gia đình, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và thực hiện nghiêm Luật BHYT của Quốc hội, hoànthành lộ trình BHYT toàn dân đã được Thủ tướng giao cho địa phương, đáp ứngnguyện vọng chính đáng của nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnhnhà Chính vì thế, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ

ngành quản lý kinh tế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT

hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, đề xuất giải phápphát triển đối tượng hộ gia đình tham gia BHYT, đạt mục tiêu tiến tới lộ trìnhBHYT toàn dân, góp phần đảm bảo sự nghiệp an sinh xã hội trên địa bàn thành phố

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHYT và BHYT hộ gia đình;

- Đánh giá thực trạng công tác phát triển BHYT hộ gia đình và phân tíchnhững nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thànhphố Huế

- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phốHuế trong thời gian tới

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn Thànhphố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: nghiên cứu trên địa bàn thành phố Huế

Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn 2014 - 2016 Điều tra, khảosát một số đối tượng đang tham gia và chưa tham gia BHYT từ tháng 12/2017 đếntháng 3/2018

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp:

- Các kế hoạch, các báo cáo kinh tế - xã hội của UBND Thành phố; báo cáo,thống kê của BHXH thành phố Huế và BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế; báo cáo củaPhòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố, Sở Lao động – Thương binh và

Xã hội và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

- Niên giám thống kê Tp.Huế các năm, các đề tài, đề án, tạp chí khoa họcchuyên ngành, bài báo khoa học, các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu đãđược công bố.

- Các nguồn Internet, các website của BHXH Việt Nam, BHXH Thừa ThiênHuế, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế và một số website liên quan khác

Dữ liệu sơ cấp:

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát ý kiến bằng bảng hỏi(phương pháp phỏng vấn trực tiếp) đối với một số đối tượng đang tham gia và chưatham gia BHYT hộ gia đình

- Xác định cỡ mẫu:

Theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” của Hoàng Trọng-ChuNguyễn Mộng Ngọc [15]: số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặcbằng năm lần số biến quan sát Với 33 biến quan sát trong phiếu điều tra, kích cỡmẫu phải đảm bảo điều kiện như sau:

n ≥ 5 * k = 5 * 33 ≥ 165 (quan sát)Như vậy, để đảm bảo độ chính xác cũng như mức độ thu hồi bảng hỏi, tôichọn 200 mẫu để tiến hành điều tra khảo sát Số lượng bảng hỏi hợp lệ để tiến hànhphân tích là 173 bảng hỏi

- Về phương pháp chọn mẫu:

Phương pháp chọn mẫu được lựa chọn nhằm hướng tới đạt được các mục tiêunghiên cứu Trước hết, luận văn tiến hành khảo sát thử ban đầu với 35 đối tượngnhằm thu thập những thông tin cơ bản và hiệu chỉnh bảng hỏi, từ đó hoàn thiệnbảng hỏi cho cuộc điều tra khảo sát chính thức Tiếp đến, nghiên cứu sử dụngphương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thực địa để tiến hành khảo sát các đối tượng.Tác giả đã tiến hành khảo sát 200 đối tượng trên địa bàn 4 phường đại diện đượcchọn khảo sát của thành phố Huế (dựa trên ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vựcBHYT của thành phố Huế), bao gồm 2 phường nội thành và 2 phường ngoại thành,mỗi phường khảo sát ngẫu nhiên 50 đối tượng bằng phiếu khảo sát được thiết kế sẵnnhằm đánh giá công tác phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu

- Sử dụng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa và tổng hợp số liệu theo cáctiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu

- Phân loại dữ liệu, mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu, sau đó tiến

hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS và Excel

4.3 Phương pháp phân tích

Dữ liệu được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 với các bước như sau:

- Phân tích thống kê mô tả

Bảng tần số, biểu đồ, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai…Sử dụng để

xử lý các dữ liệu và thông tin thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó, cóthể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu

- Phân tích hệ số Cronbach Alpha

Trước khi đưa vào phân tích hay kiểm định thì tiến hành kiểm tra độ tin cậycủa thang đo Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết mức độ tươngquan giữa các biến trong bảng hỏi, để tính sự thay đổi của từng biến và mối tươngquan giữa các biến

Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ sốCronbach’s Alpha được đưa ra như sau: Những biến có hệ số tương quan biến tổng(Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn0.6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo Cụ thể là:

Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8: Hệ số tương quan cao

Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8: Chấp nhận được

Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 đến 0.7: Chấp nhận được nếu thang đo mới.Theo đó những biến có hệ số tương quan biến tổng (Item- total correlation) nhỏ hơn0,3 là những biến không phù hợp hay những biến rác sẽ bị loại ra khỏi mô hình(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Trang 17

Phương pháp phân tích nhân tố được chấp nhận khi giá trị hệ số Olkin (KMO) lớn hơn hoặc bằng 0,5 và nhỏ hơn hoặc bằng 1 (Hoàng Trọng và ChuNguyễn Mộng Ngọc, 2008), Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơnhoặc bằng 50% Trong phân tích nhân tố các biến có hệ số tải nhân tố (factorloading) < 0,5 sẽ tiếp tục bị loại (Hair và cộng sự, 1998) Nếu một biến quan sátthuộc 2 nhân tố trở lên thì khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa cácnhân tố phải > 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

Kaiser-Meyer-Nhằm xác định số lượng nhân tố trong nghiên cứu này sử dụng 2 tiêu chuẩn:Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từthang đo Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quantrọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue Giá trị Eigenvalue đại diện cho phầnbiến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố Chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớnhơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích Theo tiêu chuẩn Kaiser thì nhữngnhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu

Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố

là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50% Phương pháp trích

hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Principal Axis Factoring với phép xoayVarimax Phương pháp Principal Axis Factoring sẽ cho ta số lượng nhân tố là ítnhất để giải thích phương sai chung của tập hợp biến quan sát trong sự tác động qualại giữa chúng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

- Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính

Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation Coefficient): Hệ số tươngquan Pearson (ký hiệu r) là loại đo lường tương quan được sử dụng nhiều nhất trongkhoa học xã hội khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến khoảng cách/tỷ lệ Hệ sốtương quan Pearson sẽ nhận giá trị ừ -1 đến +1, hệ số này lớn hơn 0 cho biết có sựtương quan dương giữa hai biến và ngược lại là tương quan âm giữa hai biến nếu hệ

số này bé hơn 0 Giá trị tuyệt đối của hệ số này càng cao thì mức độ tương quan củahai biến càng lớn hoặc dữ liệu càng phù hợp với quan hệ tuyến tính giữa hai biến

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

Giá trị của hệ số bằng -1 hay +1 cho thấy dữ liệu hoàn toàn phù hợp với mô hìnhtuyến tính.

Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy đa biến Mô hình dự đoán có thể là:

Y=B0 + B1X1i + B2X2i + B3X3i + + BkXki + eiTrong đó:

Y là biến phụ thuộc ; Xki là biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ k tại quansát thứ i ; Bk là hệ số hồi quy riêng ; ei là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phốichuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi

Biến phụ thuộc là nhân tố “Sự phát triển BHYT hộ gia đình” và biến độc lập

là các các yếu tố chất lượng dịch vụ rút ra từ quá trình phân tích EFA và có ý nghĩatrong phân tích tương quan Pearson Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng đểxác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mởrộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyếtcác hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu của luận văn được kếtcấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm y tế và y tế hộ gia đìnhChương 2: Thực trạng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn Thànhphố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 3: Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thànhphố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ

BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH

1.1 Tổng quan về Bảo hiểm y tế

1.1.1 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm y tế ở Việt Nam

Từ đầu những năm 80, tình hình chăm sóc y tế cho nhân dân nói chung vàngười lao động nói riêng ở các cơ sở KCB lâm vào tình trạng thiếu kinh phí hoạtđộng, không đủ điều kiện để củng cố và phát triển, các bệnh viện từ Trung ương đếntỉnh, thành phố xuống cấp nhiều Trong khi đó, chi phí cho việc KCB ngày càngtăng do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật y tế, sử dụng các trang thiết bị hiệnđại, đắt tiền trong chẩn đoán và điều trị Mặc dù, đầu tư của Nhà nước cho y tế tăngnhanh nhưng ngân sách chỉ đáp ứng được từ 50-54% nhu cầu chi phí thực tế củangành Y tế Thực hiện chủ trương đổi mới trong lĩnh vực y tế với phương châm

“Nhà nước và nhân dân cùng làm” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng

và để bổ sung nguồn kinh phí, giảm bớt sức ép căng thẳng cho các cơ sở KCB, ngày24/4/1989 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số45/HĐBT cho phép các cơ sở khám chữa bệnh thu một phần viện phí Việc thựchiện Quyết định số 45/HĐBT bước đầu đã giảm bớt khó khăn về kinh phí cho các

cơ sở KCB, nhưng cũng không thể đáp ứng được nhu cầu KCB ngày càng tăng củanhân dân: Đối tượng miễn giảm nhiều, người phải nộp viện phí chủ yếu là dân cưnông thôn, người lao động tự do ở thành thị; số thu từ viện phí không đáng kể đòihỏi phải có phương thức huy động nguồn tài chính phục vụ KCB phù hợp Tronghoàn cảnh đó, một số địa phương đã mạnh dạng tháo gỡ những khó khăn trong côngtác KCB bằng cách vận động, quyên góp trong nhân dân dưới nhiều hình thức khácnhau, để có thêm nguồn tài chính phục vụ nhu cầu KCB của nhân dân: Sông thao(Phú Thọ), Krông Bông (Đắk Lắk) - đây là việc làm tự phát, hướng tới bảo hiểm y

tế sau này

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

Ngay từ đầu năm 1992, khi Quốc hội sửa đổi hiến pháp, mặc dù chính sách vềBHYT chưa được ban hành, nhưng đã được đưa vào quy định tại điều 39: “thựchiện BHYT, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ”, đó là cơ sởhết sức quan trọng để dự thảo pháp lệnh BHYT được triển khai thuận lợi;

Tại phiên họp từ ngày 25 đến 28/5/1992, Hội đồng Nhà nước đã tiến hành xemxét Dự án Pháp lệnh BHYT do Hội đồng Bộ trưởng trình bày Sau khi nghe báo cáothẩm tra của Uỷ ban Y tế và Xã hội, ý kiến của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, hộiđồng Nhà nước đã nhận xét: “Trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế hiệnnay, để đảm bảo công bằng và nhân đạo xã hội trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ nhândân, việc thực hiện bảo hiểm y tế là cần thiết nhằm động viên khả năng đóng gópcủa mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh Tuy nhiên, bảohiểm y tế là hình thức bảo hiểm mới ở nước ta, hội đồng Bộ trưởng và các Uỷ banhữu quan của Quốc hội cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng thí điểm, tiến hành tổng kếtkinh nghiệm và tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân để có cơ sở để tiếp tụchoàn thiện dự án Pháp lệnh này”;

Theo đề xuất của Ban dự thảo Pháp lệnh BHYT, Bộ trưởng Bộ Y tế đã trìnhHội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) để chuyển sang xây dựng Nghị định củaHội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ BHYT;

Hội đồng Bộ trưởng chấp thuận, đến đầu tháng 8 năm 1992 dự thảo Nghị định

đã hoàn chỉnh Ngày 15/8/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký ban hành Nghịđịnh số 299/HĐBT [4]

BHYT là một chính sách xã hội mới ở nước ta, cũng như các quốc gia khác,BHYT ở nước ta nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

- Một là: Tạo nguồn kinh phí để bổ sung cho nguồn ngân sách hạn hẹp cấp cho

hệ thống y tế nhà nước Huy động sự đóng góp của chủ sử dụng và người lao động

để hình thành quỹ tập trung của BHYT, nguồn quỹ này được sử dụng cùng vớinguồn ngân sách cấp cho các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương để nâng caochất lượng KCB cho người tham gia BHYT;

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

- Hai là: Giảm bớt gánh nặng về tài chính cho người lao động khi bị bệnhnặng phải sử dụng các dịch vụ y tế có chi phí cao, thông qua việc chi trả trước quaquỹ BHYT;

- Ba là: Góp phần thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ, thôngqua tái phân phối thu nhập qua mức đóng BHYT theo phần trăm trên thu nhập;Mặc dù bước đầu gặp khó khăn nhưng sau 2 năm tổ chức thực hiện Nghị định

299 về BHYT được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, của các ngành từtrung ương đến địa phương; sự ủng hộ, tham gia của các cơ quan, đoàn thể, tổ chứckinh tế, hoạt động BHYT đã thu được những kết quả đáng khích lệ Hệ thống tổchức BHYT từ Trung ương đến địa phương đã hình thành, bao gồm 59 cơ quanBHYT (53 tỉnh, thành phố, 4 BHYT các ngành Giao thông, Dầu khí, Cao su, Than,BHYT Việt Nam và chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh) Năm 1995 đã pháthành được 7,1 triệu thẻ BHYT, trong đó gần 4,9 triệu thẻ BHYT bắt buộc và trên2,2 triệu thẻ BHYT tự nguyện (chủ yếu là học sinh, sinh viên), với tổng nguồn thukhoảng 400 tỷ đồng, khám chữa bệnh cho 10 triệu lượt người có thẻ BHYT Toànquốc đã có trên 2.100 cơ sở điều trị thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh với cơquan BHYT (trong đó, tuyến Trung ương là 33, tuyến tỉnh là 203, tuyến thành phố

là 540, cơ sở y tế là 79, cơ sở y tế lực lượng vũ trang là 22 và trên 1.200 phòngkhám đa khoa khu vực và phòng khám của cơ quan đơn vị) Việc quản lý BHYT doBHYT Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế; BHYT các địa phương trực thuộc Sở tế vàBHYT ngành quản lý thực hiện Trong giai đoạn này, chính sách BHXH, BHYT đã

có nhiều sửa đổi, bổ sung và cải cách phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước,đảm bảo công bằng và an sinh xã hội

1.1.2 Sự cần thiết và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là chính sách an sinh xã hội ưu việt, mang tính cộng đồng trêntinh thần nhiều người cùng đóng góp để san sẻ cho một số ít người rủi ro, bệnh tật.Đặc biệt, BHYT đang là điểm tựa vững chắc cho nhiều người dân nghèo, còn đốivới những bệnh nhân mắc bệnh nan y như ung thư, chạy thận nhân tạo… BHYT

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

thực sự trở thành mạng sống thứ 2 của người bệnh và là “cứu tinh” của cả gia đìnhngười bệnh.

Để mọi người dân đều được hưởng quyền lợi về BHYT, Chính phủ đã banhành Đề án Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và

2020 [13], trong đó BHYT hộ gia đình được xem là một trong những giải phápquan trọng Được chính thức triển khai từ ngày 1/1/2015, trải qua hơn hai năm,việc thực hiện BHYT đối với nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình đã cóđược những kết quả bước đầu đáng khích lệ BHYT hộ gia đình như là tấm “lướiđỡ” sau cùng cho những người dân chưa thuộc bất kỳ nhóm đối tượng tham giaBHYT nào khác, đảm bảo mọi người dân trong xã hội đều có cơ hội được bảo vệbởi BHYT Trong xu hướng tăng cao của chi phí y tế hiện nay, cá nhân, hộ giađình hơn lúc nào hết cần tham gia BHYT nói chung, BHYT hộ gia đình nói riêng

để hạn chế gánh nặng tài chính khi rủi ro ốm đau, bệnh tật

Để tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia BHYT hộ gia đình, BHXH ViệtNam đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành kịp thời tháo gỡ những vướng mắcphát sinh trong triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, nhất

là các vướng mắc trong việc phát triển đối tượng và việc tham gia BHYT theo hộgia đình, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tham gia BHYT; Đề xuất, thammưu với Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1167/QĐ-TTg về việc điềuchỉnh giao chỉ tiêu phát triển BHYT cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương [14]; báo cáo kịp thời với Chính phủ ban hành văn bản số 1018/TTg-KGVX ngày 10/06/2016 về việc tăng cường phát triển, mở rộng đối tượng thamgia BHYT và tin học hóa công tác giám định, thanh toán chi phí khám, chữa bệnhBHYT; Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn BHXH tỉnh, TP tổchức thực hiện; Phối hợp với các địa phương tổ chức thống kê, thu thập và nhậpthông tin của trên 24,2 triệu hộ gia đình tham gia BHYT…; Đẩy mạnh công táctuyên truyền cả về chính sách BHXH và BHYT nhưng có kế hoạch, lựa chọn theonhóm đối tượng để xây dựng nội dung tuyên truyền, đối thoại phù hợp…; Mởrộng hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT: tính đến ngày 31/12/2016, cơ quan

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

BHXH đã ký hợp đồng với 9.852 tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT, theo đó

có 28.191 điểm thu tới từng khu dân cư cấp thôn, xã và có 33.198 nhân viên đại lýthu được đào tạo và cấp thẻ hoạt động theo quy định; Thường xuyên tổ chức cácHội nghị hoặc làm việc trực tiếp với lãnh đạo HĐND, UBND, các sở, ngành củacác địa phương có tỷ lệ tham gia BHYT thấp để bàn về giải pháp phát triển đốitượng

Với những cố gắng và nỗ lực trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện tuyêntruyền về tầm quan trọng của BHYT, nhất là BHYT hộ gia đình, tính đến ngày31/12/2016, số đối tượng tham gia BHYT đạt 75,59 triệu người (chưa bao gồm lựclượng vũ trang), tăng khoảng 5,62 triệu người (tương đương với 8%) so với năm

2015, đạt tỷ lệ 101,7% so với kế hoạch giao và tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 81,8%,trong đó: số người tham gia BHYT hộ gia đình là 11,3 triệu người, tăng 2,9 triệungười (tương đương với 34,5%) so với năm 2015, tổng số tiền thu BHYT là72.291 tỷ đồng đạt 101,2% kế hoạch giao (tính cả số ngân sách còn phải chuyển là1.751 tỷ đồng), trong đó: Số tiền thu BHYT hộ gia đình là 5.905 tỷ đồng, tăng1.340 tỷ đồng (tương đương với 29,3%) so với năm 2015

Bên cạnh những thành tích đạt được vẫn còn những khó khăn vướng mắctrong công tác phát triển BHYT hộ gia đình, đó là: nhận thức của nhiều người dâncòn hạn chế về chính sách BHYT, chưa chủ động tham gia khi sức khỏe bìnhthường mà chỉ khi phát sinh bệnh tật thì mới nghĩ đến việc tham gia để giảm bớtchi phí y tế trong quá trình khám chữa bệnh, đặc biệt đối với những trường hợpbệnh hiểm nghèo; một số hộ gia đình người dân có điều kiện kinh tế khó khăn,chưa thể tham gia BHYT cho tất cả các thành viên trong gia đình…; Một số đại lýthu BHXH, BHYT chưa nhiệt tình trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, vậnđộng người dân tham gia BHYT; Việc chủ động, phối hợp của cơ quan quản lý đốitượng tại một số địa phương trong công tác rà soát, lập danh sách người tham giaBHYT được Nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng còn rất chậm, còn trùng ảnh hưởngđến quyền lợi của người dân như: đối tượng hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đìnhlàm nông - lâm - ngư - diêm nghiệp có mức sống trung bình

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

1.1.3 Lý luận cơ bản về bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế hộ gia đình

1.1.3.1 Khái niệm bảo hiểm y tế, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

a) Khái niệm bảo hiểm y tế

Theo Khoản 1, Điều 2, Luật BHYT: “BHYT là hình thức bảo hiểm được áp

dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước

tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của LuậtBHYT” [9]

BHYT được thực hiện theo 05 nguyên tắc sau (Điều 3, Luật BHYT):

(1) Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT

(2) Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiềncông, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính.(3) Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm viquyền lợi của người tham gia BHYT

(4) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham giaBHYT cùng chi trả

(5) Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảođảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ

b) Đối tượng tham gia BHYT (theo Điều 12, Luật BHYT)

Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản

lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung

là người lao động);

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định củapháp luật

Nhóm 2: Nhóm do tổ chức BHXH đóng, bao gồm:

Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người

từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hộihằng tháng;

Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp

Nhóm 3: Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ;

sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đangcông tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan,chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếuhưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chínhsách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từngân sách nhà nước;

Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng

từ ngân sách nhà nước;

Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

Trẻ em dưới 6 tuổi;

Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tạivùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo,thành phố đảo;

Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng,con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

Thân nhân của người có công với cách mạng

Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sáchcủa Nhà nước Việt Nam

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

Nhóm 4: Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

Học sinh, sinh viên

Nhóm 5: Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người

thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này

1.1.3.2 Khái niệm về bảo hiểm y tế hộ gia đình, đối tượng tham gia bảo hiểm y

tế hộ gia đình

a) Khái niệm về bảo hiểm y tế hộ gia đình

Được chính thức triển khai từ ngày 01/01/2015, hình thức tham gia BHYTtheo hộ gia đình được luật hóa tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtBHYT Có thể hiểu, tham gia BHYT theo hộ gia đình là việc toàn bộ người cótên trong sổ hộ khẩu (không bao gồm người đã khai báo tạm vắng) hoặc sổ tạmtrú cùng tham gia BHYT, trừ những thành viên trong gia đình thuộc nhóm đốitượng đã tham gia BHYT do người lao động, chủ sử dụng lao động đóng; nhóm

do tổ chức BHXH đóng; các nhóm được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợmức đóng BHYT

b) Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình

Người dân không thuộc các nhóm đối tượng tham gia BHYT có sự hỗ trợ trựctiếp một phần hoặc toàn bộ chi phí tham gia BHYT từ người sử dụng lao động, tổchức BHXH hay Nhà nước thì sẽ tham gia BHYT hộ gia đình bằng cách tự đónggóp phí BHYT

Theo quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻBHYT ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của TổngGiám đốc BHXH Việt Nam [2] thì đối tượng tham gia BHYT theo hình thức hộ giađình có mức đóng hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng vàđược giảm mức đóng như sau:

Trang 27

1.1.4 Quyền và lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình

Tham gia BHYT là cách tốt nhất để mọi người giúp nhau chia sẻ rủi ro khi bị

ốm đau, bệnh tật Do đó đóng tiền mua thẻ BHYT là cách “đóng góp khi lành, đểdành khi ốm” BHYT chi trả phần lớn chi phí khám bệnh, xét nghiệm, thuốc men vàchăm sóc cho người có thẻ khi đi KCB theo đúng nơi đăng ký ghi trên thẻ Thựchiện KCB bằng thẻ BHYT giúp người nghèo và cận nghèo bớt đi gánh nặng chi tiêucho gia đình khi ốm đau

Tất cả trẻ em dưới 6 tuổi, những người trong diện hộ nghèo được Nhà nướccấp thẻ BHYT miễn phí Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng phí BHYT đối với ngườithuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo; những người thuộc hộ gia đình cậnnghèo đang sinh sống tại các thành phố nghèo và các thành phố có tỷ lệ hộ nghèocao Nhà nước hỗ trợ 70% phí BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo

Người có thẻ BHYT khi đi KCB được Quỹ BHYT chi trả tối thiểu 80% chiphí KCB, có nhiều đối tượng được quỹ BHYT chi trả 100% Quỹ BHYT chi trả100% chi phí KCB BHYT tại tuyến xã; KCB có tổng chi phí của một lần KCB thấphơn 15% mức lương cơ sở Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB khi người KCB

có thời gian tham gia BHYT liên tục 5 năm trở lên và đã có số tiền cùng chi trảtrong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở

Từ ngày 01/01/2016, người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y

tế xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến thành phố được quyền KCBBHYT tại trạm y tế xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến thành phốtrong cùng địa bàn tỉnh và có mức hưởng theo quy định như đúng tuyến Đượcthanh toán 60% chi phí điều trị nội trú tại tuyến tỉnh đến ngày 31/12/2020; và100% chi phí điều trị nội trú tại tuyến tỉnh từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cảnước Được thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú tại tuyến trung ương

Để được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của pháp luật khi KCBbằng thẻ BHYT thì người tham gia BHYT cũng phải thực hiện các trách nhiệmcủa mình như: Mua thẻ BHYT cho tất cả thành viên trong hộ gia đình, cứ 3 tháng,

6 tháng hoặc 1 năm một lần, đóng phí mua thẻ trước khi hết hạn thẻ Người cận

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

nghèo đóng phí mua thẻ BHYT cho đại lý thu BHYT với số tiền theo mức quyđịnh đối với người thuộc hộ cận nghèo Người mua BHYT cần kiểm tra tên, tuổighi trên thẻ BHYT khi nhận thẻ Nếu thông tin không đúng thì báo ngay với đại lýthu phí mua thẻ BHYT để chỉnh sửa Không được cho người khác mượn thẻ, phảigiữ gìn thẻ khỏi bị mất, rách, hỏng Khi làm rách, hỏng hoặc mất thẻ thì làm đơn

đề nghị với nơi đóng phí mua thẻ để được đổi hoặc cấp lại

1.1.5 Nội dung phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình

1.1.5.1 Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình

Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình chính là người dân không thuộc cácnhóm đối tượng tham gia BHYT có sự hỗ trợ trực tiếp một phần hoặc toàn bộ chiphí tham gia BHYT từ người sử dụng lao động, tổ chức BHXH hay Nhà nước thì sẽtham gia BHYT hộ gia đình bằng cách tự đóng góp phí BHYT Và bắt buộc phảitham gia toàn bộ thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, trừ các thànhviên đã tham gia theo đối tượng khác Dựa trên phạm vi hành chính quản lý, cơquan BHXH cần xác định số lượng người thuộc diện phải tham gia BHYT hộ giađình Để từ đó, tiếp cận tuyên truyền và hướng dẫn người dân đăng ký kê khai thamgia BHYT theo quy định của luật BHYT Việc nắm bắt được số lượng người thuộcdiện tham gia BHYT hộ gia đình sẽ giúp cho cơ quan BHXH chủ động trong việcquản lý, lên kế hoạch phát triển đối tượng và thu BHYT khoa học, hiệu quả

1.1.5.2 Quản lý mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình

Theo quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻBHYT ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của TổngGiám đốc BHXH Việt Nam [2] thì đối tượng tham gia BHYT theo hình thức hộ giađình có mức đóng hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở Cụ thể như sau:ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

Bảng 1.1 Mức đóng BHYT theo hộ gia đình

Năm Mức lương cơ sở áp

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015)

Để vận động toàn dân tham gia BHYT, Nhà nước đã áp dụng mức hỗ trợ kể từ01/01/2016, mức đóng khi tham gia toàn bộ hộ gia đình được giảm trừ như sau:Người thứ nhất: đóng bằng mức quy định, bằng 4,5% mức lương cơ sở ở thờiđiểm hiện tại

Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóngcủa người thứ nhất

Người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất

Như vậy tính tại thời điểm năm 2017 ở mức đóng BHYT 12 tháng là 702.000đồng, mỗi người chỉ cần bỏ ra từ 770 đồng – 1.900 đồng mỗi ngày là đã có thể thamgia BHYT, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình

1.1.5.3 Quản lý phương thức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình

Đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình được lựa chọn phương thức đóng

3 tháng một lần, 6 tháng một lần hoặc 12 tháng một lần và đóng vào đầu chu kỳ,không được phép đóng lùi cho thời gian về trước

Người tham gia BHYT liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ BHYT có giá trị

sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước

Người mới tham gia BHYT lần đầu hoặc bị gián đoạn quá 3 tháng (trong nămtài chính) thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng tiền BHYTcho tổ chức thu BHYT

1.1.5.4 Tổ chức thu bảo hiểm y tế hộ gia đình

Hiện nay, cơ quan BHXH thành phố Huế tiến hành ký hợp đồng ủy quyềnthu BHYT cho 3 Đại lý thu hoạt động trên địa bàn thành phố Bao gồm: Đại lý thu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

UBND các xã, phường; Đại lý thu Bưu điện tỉnh và Đại lý thu Công ty bảo hiểmPVI Huế Các nhân viên thuộc 3 Đại lý thu này sẽ tiến hành vận động người dântham gia BHYT, thu tiền và viết biên lai chứng nhận đã thu tiền sau đó nộp tiền lạicho cơ quan BHXH, cán bộ thu của cơ quan BHXH sẽ thẩm định hồ sơ và in thẻBHYT cho đối tượng Cơ quan BHXH sẽ chi trả tiền hoa hồng cho các nhân viênĐại lý thu ngay sau mỗi lần nhận tiền nộp của đối tượng từ các nhân viên này.Hàng năm, cơ quan BHXH sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn các chế độ, chínhsách về BHYT cho toàn bộ nhân viên Đại lý thu trên địa bàn nhằm nâng cao trình

độ, sự hiểu biết về BHYT để tuyên truyền, vận động người dân tham gia Kết thúcđợt tập huấn sẽ làm bài thi kiểm tra năng lực, sau đó cấp thẻ nhân viên Đại lý thucho các nhân viên này Chỉ những ai có thẻ nhân viên Đại lý thu thì mới đượcphép thu tiền của đối tượng tham gia BHYT

Nhân viên Đại lý thu có trách nhiệm:

Hàng tháng tuyên truyền, vận động thành viên hộ gia đình tham gia BHYT.Hướng dẫn người tham gia kê khai, thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu thông tin vàtiếp nhận giấy tờ có liên quan đảm bảo đầy đủ, chính xác

Thu tiền đóng, phí cấp lại, đổi thẻ (nếu có) của người tham gia BHYT, viếtbiên lai thu tiền trả cho người tham gia theo quy định Hàng ngày, nộp hồ sơ vàtiền đóng, phí cấp lại, đổi thẻ (nếu có) của người tham gia BHYT cho cơ quanBHXH theo quy định Trường hợp số tiền thu dưới 10 tháng lương cơ sở thì khôngquá 03 ngày làm việc một lần nộp cho cơ quan BHXH

Nhận thẻ BHYT và chuyển trả ngay cho người tham gia theo quy định

Hàng năm, xây dựng kế hoạch thực hiện phát triển đối tượng tham gia BHYT

và gửi cơ quan BHXH

Phản ánh kịp thời cho cơ quan BHXH những khó khăn, vướng mắc trong quátrình triển khai thực hiện và ý kiến, kiến nghị của người tham gia BHYT

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

1.2 Những nghiên cứu liên quan đến phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình và

mô hình nghiên cứu đề xuất

1.2.1 Những nghiên cứu có liên quan đến phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những nghiên cứu về chính sách BHYT,

về thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, về thực trạng và giải pháp mở rộng đối tượngtham gia BHYT diễn ra khá nhiều, đơn cử một số nghiên cứu có tính đột phá như:

Bài viết của tác giả Đình Thắng – Ban Hợp tác quốc tế BHXH Việt Nam vớitiêu đề: “BHYT ở Thái Lan” đăng ngày 21/01/2016 trên website tạp chí BHXH.Hiện nay, hệ thống BHYT toàn dân tại Thái Lan gồm 03 chương trình khác nhau đãbao phủ tới 99,87% dân số: chương trình BHYT dành cho công chức, viên chức;chương trình BHYT dành cho khối doanh nghiệp; chương trình BHYT toàn dân.Tại Thái Lan, mỗi công dân được Bộ Nội vụ cấp một mã định danh duy nhất gồm

13 ký tự ngay từ khi mới sinh ra, đồng thời được sử dụng làm mã BHYT Dữ liệu cánhân được đồng bộ hóa hàng ngày giữa Bộ Nội vụ và cơ quan BHYT, giúp cho việcquản lý, giải quyết, chi trả dễ dàng, thuận lợi, chính xác và minh bạch [11]

Đề tài “Đánh giá biện pháp thực hiện BHYT theo hộ gia đình” của tác giả VũXuân Hiển và Lưu Viết Tĩnh (tháng 11/2006), nghiên cứu đánh giá thí điểm biệnpháp thực hiện BHYT theo hộ gia đình trên địa bàn xã Thịnh Hưng, thành phố YênBình, tỉnh Yên Bái theo chương trình của Tổ chức Y tế thế giới và BHXH ViệtNam Nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị tăng cường giải pháp để nâng cao tínhbền vững của mô hình BHYT theo hộ gia đình, trong đó chú trọng đến nâng caochất lượng KCB tại tuyến y tế cơ sở, nâng cao ý thức trách nhiệm cán bộ y tế phục

vụ người bệnh, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường truyền thông, Nhà nước cần

hỗ trợ kinh phí tham gia BHYT cho người cận nghèo, người già từ 60 tuổi trở lên ởvùng nông thôn không thuộc đối tượng ưu tiên

Tiếp đến, tác giả Đặng Nguyên Anh và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu

“Những yếu tố quyết định khả năng tiếp cận BHYT ở Việt Nam”, đăng tải trên Tạpchí Xã hội học, số 1 năm 2007 Nghiên cứu đã có đóng góp lớn trong việc tìm hiểukhả năng sử dụng dịch vụ KCB và tiếp cận BHYT của người dân trong xã hội, tập

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

trung vào 3 nhóm dân cư chủ chốt là người nghèo ở nông thôn, lao động di cư từnông thôn ra thành thị và cán bộ công chức ở đô thị Nghiên cứu đã cho thấy: (1)Mức độ bao phủ của chương trình BHYT của Việt Nam còn rất thấp (khoảng 20%)

và tỷ lệ người nghèo có BHYT lại càng thấp, đặc biệt ở nông thôn và trong nhómdân tộc, (2) Khả năng tham gia BHYT của người nghèo phụ thuộc nhiều vào địabàn nơi cư trú, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, và tình trạng sứckhỏe của họ, (3) Việc người dân không dễ dàng tiếp cận BHYT (chỉ bán thẻ BHYTtheo phong trào, thí điểm tại một số địa phương nhất định và dành cho một số đốitượng hạn chế) là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng tỷ lệ bao phủBHYT thấp như hiện nay và (4) Đối với cả ba nhóm dân cư được khảo sát thì ảnhhưởng của yếu tố học vấn rất tích cực góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và thamgia BHYT, trực tiếp hoặc gián tiếp [1]

Cũng trong thời gian các năm 2006 - 2007, có một số bài báo khoa học luậnbàn về các vấn đề liên quan đến BHYT tự nguyện, BHYT toàn dân, đăng trên Tạpchí BHXH, như: “Làm gì để thực hiện BHYT toàn dân” của Dương Văn Thắng(tháng 12/2006), “Tính nhân đạo cộng đồng trong BHYT tự nguyện” của Lưu ViếtTĩnh (năm 2007), “Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn đóng góp xây dựng luật BHYT”của Lưu Viết Tĩnh (tháng 6/2007), Đây là các bài báo khoa học có giá trị, bướcđầu cung cấp cơ sở lý luận về BHYT, giúp cho việc nghiên cứu, tham khảo xâydựng chính sách, hoàn thiện pháp luật BHYT ở nước ta Bên cạnh đó, Yamada vàcộng sự (2009) [19], chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT, theo

đó chi phí chăm sóc y tế là yếu tố quyết định quan trọng của mua BHYT Tuổi, bảohiểm bệnh tật và kiến thức về bảo hiểm cũng được tìm thấy là các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định mua BHYT một cách tích cực Đối với số lượng mua BHYT, thunhập đã được tìm thấy có mối quan hệ đáng kể, cụ thể là những người có thu nhậpcao thì mua BHYT nhiều hơn người thu nhập thấp

Trong khi đó, Trương Thị Phượng, Nguyễn Thị Hiền (2012) [8], với nghiêncứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT tự nguyện của người laođộng trong khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên Kết quả nghiên cứu cho thấy,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

có 7 yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT của người lao động tại địa bànnghiên cứu, đó là: truyền thông, thu nhập, ý định tham gia, nhận thức tính an sinh

xã hội, ảnh hưởng của xã hội, hiểu biết về BHYT và thái độ

Tiếp theo, tác giả Vũ Ngọc Huyên và Nguyễn Văn Song đã công bố nghiêncứu “Thực trạng tham gia BHYT tự nguyện của nông dân tỉnh Thái Bình” trên Tạpchí Khoa học và Phát triển (năm 2014) [5] Nghiên cứu tiến hành điều tra 550 nôngdân trên địa bàn tỉnh Thái Bình Kết quả phân tích cho thấy số nông dân tham giaBHYT liên tục tăng trong những năm gần đây, nhưng với tốc độ chậm Hầu hếtnông dân (chiếm 92,18%) cho rằng, đây là chính sách rất cần thiết với họ Mặc dùvậy, tỷ lệ nông dân không có nhu cầu tham gia còn khá cao (dao động từ 7-31%) vìnhiều lý do Tại Thái Bình, nơi có tỷ lệ nông dân không có nhu cầu tham gia BHYT

tự nguyện cao nhất (khoảng 31%), những lý do chính mà nghiên cứu thu thập đượclà: Không có thói quen đi KCB (chiếm 80%); Do thủ tục hành chính rườm rà(chiếm 75%); Do mức đóng BHYT cao (chiếm 65%); Thu nhập thấp (chiếm 55%).Dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích, bốn giải pháp cơ bản đã được đề xuấtnhằm tăng cường sự tham gia BHYT tự nguyện của nông dân: cần thực hiện tốt cáchoạt động tuyên truyền, giới thiệu chính sách; không ngừng hoàn thiện các chínhsách; cải thiện chất lượng KCB ngay từ tuyến cơ sở và đơn giản hóa các thủ tụchành chính khi triển thực hiện chính sách trong thực tế

Cũng trong năm 2014, nghiên cứu của Ngân hàng thế giới “Tiến tới bao phủBHYT toàn dân ở Việt Nam - đánh giá và giải pháp” được thực hiện bởi nhóm tácgiả Aparnaa Somanathan, Ajay Tandon, Đào Lan Hương, Kari L Hurt, và Hernan

L Fuenzalida-Puelma đã có nhiều đóng góp tích cực [18] Nghiên cứu đã đi sâu vàonhiều trở ngại mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình thực hiện mục tiêu bảođảm tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng và chi phí hợp lý cho người dân Nghiêncứu đã đưa ra nhiều khuyến nghị và bài học của các nước trên thế giới để Việt Nam

có thể noi theo như tăng cường độ bao phủ cho các đối tượng thuộc khoảng giữa, lànhóm có thu nhập trung bình hiện còn chưa tham gia nhiều vào hệ thống BHYTquốc gia; nâng cao hiệu quả, công bằng trong chi tiêu y tế nhằm cung cấp các dịch

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

vụ y tế hiệu quả hơn cho các đối tượng đã tham gia; xử lý các vấn đề thể chế đểquản lý hiệu quả hệ thống BHYT.

Ở một khía cạnh khác, Nguyễn Văn Phúc, Cao Việt Cường (2014) [7] lại tiếpcận việc mua và sử dụng BHYT tự nguyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhdưới góc độ của Thông tin bất cân xứng, lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức Quachạy mô hình hồi qui dựa trên cơ sở số liệu điều tra 372 người dân trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy thông tin bất cân xứng gây hai tác động

là lựa chọn ngược (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard) trong việcmua và sử dụng thẻ BHYT tự nguyện Cụ thể là, đối với lựa chọn ngược, đa sốnhững người dân mua BHYT tự nguyện là những người có tình trạng sức khỏekhông tốt; đối với rủi ro đạo đức là người dân có thẻ BHYT tự nguyện đi khámbệnh nhiều hơn so với những người có thẻ BHYT khác hay không có thẻ BHYT

Hệ quả của các vấn đề trên là làm cho quỹ BHYT bội chi, làm cho các bệnh việnquá tải dẫn đến chất lượng của việc khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT chưa cao.Kiến nghị rút ra là cần phân luồng đối tượng tham gia BHYT tự nguyện, từ đó xácđịnh mức phí mua BHYT tự nguyện theo tình trạng sức khỏe để khắc phục tìnhtrạng lựa chọn ngược Để khắc phục tình trạng rủi ro đạo đức, cần tăng mức đồngchi trả trong thanh toán phí khám chữa bệnh của người tham gia BHYT tự nguyện,tránh tình trạng lạm dụng khám chữa bệnh quá mức cần thiết sau khi đã có BHYT

tự nguyện

Gần đây nhất, Lê Cảnh Bích Thơ, Võ Văn Tuấn và Trương Thị Thanh Tâm(2017) [10] đã tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định muaBHYT tự nguyện của người dân thành phố Cần Thơ Theo đó, số liệu sơ cấp đượcthu thập bằng cách phỏng vấn theo bảng hỏi cấu trúc với 207 đáp viên sống tại 3quận của thành phố Cần Thơ là Ninh Kiều, Bình Thùy và Cái Răng Đề tài sử dụng

mô hình Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua HBYT tựnguyện của người dân thành phố Cần Thơ Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạngsức khỏe, giới tính, trình độ học vấn, tuyên truyền và số lần khám chữa bệnh có ảnhhưởng đến quyết định mua BHYT tự nguyện của người dân

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

1.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước về BHYT nói chung và BHYT

hộ gia đình nói riêng, đặc biệt là mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ýđịnh tham gia BHXH tự nguyện của tác giả Trương Thị Phương, Nguyễn Thị Hiển(2013) Bên cạnh đó, do đây là lĩnh vực nghiên cứu khá mới tại địa bàn thành phốHuế, nên tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia lĩnh vực BHYT (ban lãnhđạo BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế, trưởng các phòng ban chức năng, cán bộ BHXH

có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phát triển BHYT) để đề xuất mô hìnhnghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển BHYT hộ gia đình trên địabàn thành phố Huế như sau:

Biểu đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tự đề xuất

1.3 Một số kinh nghiệm về phát triển bảo hiểm y tế nói chung và bảo hiểm y tế

hộ gia đình nói riêng trong và ngoài nước

Thực hiện BHYT toàn dân là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ýnghĩa to lớn trong đời sống cộng đồng Đây cũng chính là chính sách an inh xã hội

Hiểu biết về BHYT hộ gia đình

Thái độ về chăm sóc sức khỏe

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

mang ý nghĩa nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận, nhằm bảo vệ và chăm sóc sứckhỏe người dân một cách tốt nhất Trong đó, phát triển BHYT hộ gia đình cũng làmột phần trong nhiệm vụ phát triển BHYT toàn dân Hay nói cách khác, việc thamkhảo kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến, các địa phương tiêu biểu trong việcphát triển BHYT toàn dân cũng có ý nghĩa nhất định trong việc học tập kinh nghiệmnhằm phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế.

1.3.1 Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm y tế của Cộng hòa liên bang Đức

Cộng hoà liên bang Đức là quốc gia có thành công nhất định trong lĩnh vựcBHYT [6] Ở Đức có hai loại hình BHYT gồm BHYT công và tư nhân đang tồntại và phát triển: (1) BHYT công là hình thức bảo hiểm mang tính chất nghĩa vụbắt buộc, hoạt động theo nguyên tắc tương trợ cộng đồng: Người giàu hỗ trợngười nghèo, người không có con hoặc ít con hỗ trợ cho người có con, nhiềucon; (2) BHYT tư nhân là Bảo hiểm thương mại, bảo hiểm căn cứ vào mức độrủi ro cá nhân

- Về tổ chức, cơ chế hoạt động:

Quỹ BHYT được phân loại theo tiêu chí nghề nghiệp – xã hội Các quỹBHYT được tổ chức theo hình thức các cơ quan tự quản theo luật công LuậtBHYT Đức quy định, nếu quỹ BHYT có kết dư, năm sau quỹ đó giảm mức phíđóng, ngược lại nếu trong năm bội chi, tức thu không đủ chi thì năm sau đó cácquỹ có quyền tăng mức phí cho phù hợp cân đối thu chi Ngoài ra, Luật BHYTcũng cho phép quỹ BHYT được lập quỹ dự phòng, với mức dự phòng quy địnhkhông được vượt quá phạm vi chi trong một tháng và tối thiểu phải đảm bảo đủchi trong một tuần.Tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHYT chỉ được phép gửingân hàng, mua trái phiếu và tuyệt đối không được đầu tư vào các lĩnh vực khác

- Đối tượng và mức đóng BHYT:

Chủ yếu là những người làm công ăn lương và thân nhân của họ; đầu tiên lànhững người làm công ăn lương với thu nhập nhất định (năm 2005 có ngưỡngquy định là 3.900 Euro/ tháng), người có thu nhập trên 3.900 Euro/tháng đượclựa chọn tham gia hoặc không tham gia, thân nhân của họ được đóng miễn phí

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

BHYT Người về hưu là đối tượng thực hiện BHYT công theo luật định, nhữngđối tượng khác tham gia BHYT theo hình thức tự nguyện.

Về mức đóng: Luật BHYT quy định tỷ lệ đóng góp giữa chủ sử dụng laođộng (SDLĐ) và người lao động (NLĐ), không quy định cụ thể mức đóng BHYT,

do vậy mức đóng của các quỹ BHYT có sự chênh lệch khác nhau, dao động từ10,2% đến 15,7% tổng tiền lương Người về hưu đóng phí BHYT từ tiền lươnghưu cửa mình 50% mức phí, Nhà nước đóng 50% mức phí còn lại cho họ; ngườitham gia BHYT tự nguyện có mức đóng tối thiểu bằng ngưỡng quy định (ví dụnăm 2005 là 3.900 Euro/tháng nhân với tỷ lệ mức thu do quỹ BHYT quy định.Những người làm công ăn lương ví dụ: như thẩm phán với thu nhập vượt ngưỡngquy định không có nghĩa vụ tham gia BHYT công được nhà nước đài thọ 50% chiphí khám chữa bệnh, được lựa chọn tham gia loại hình bảo hiểm bổ sung củaBHYT tư nhân để được khám chữa bệnh theo nhu cầu và khả năng của mình

- Quyền lợi và phương thức thanh toán:

Người tham gia BHYT công được hưởng các chế độ dưỡng sức, phòngbệnh và chuẩn đoán bệnh sớm Được sự chăm sóc của bác sỹ trong trường hợpthai sản, sinh con… Người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh phải tuân thủ quyđịnh về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế mới được hưởng quyềnlợi BHYT

1.3.2 Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm y tế của Hàn Quốc

Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ tư ở châu Á và đứng thứ 11trên thế giới theo GDP năm 2016 Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc

đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trởthành một trong những nước phát triển nhất Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là mộttrong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giớihiện đại

Hiện nay Hàn Quốc đang phải đối mặt với sự già hóa dân số, dự đoánchiếm 22% dân số vào năm 2020 và sẽ chiếm đến 63% dân số vào năm 2050, chiphí cho y tế/ GDP chiếm 6,0%

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

Từ tháng 12/1963 Luật BHYT có hiệu lực và bắt đầu được thực thi tại HànQuốc, đến tháng 12/1976 Luật BHYT đã được sửa đổi hoàn toàn, sau khi LuậtBHYT được sửa đổi và áp dụng năm 1976, đối tượng tham gia BHYT được mởrộng nhanh chóng Nếu như năm 1977 chỉ triển khai đến các công ty, hãng lớn

có từ 500 công nhân trở lên, đến năm 1988 đã mở rộng đến các công ty nhỏ vàbước đầu thí điểm đến những người lao động tự do Đầu tiên thí điểm BHYT chonhững người lao động tự do ở khu vực nông thôn, sau đó đến năm 1989 triểnkhai đến tất cả người lao động ở khu vực thành thị Quá trình mở rộng đối tượngtham gia BHYT cũng bị tác động bởi các yếu tố về chính trị và kinh tế Năm

1963, quân đội Hàn Quốc nên nắm chính quyền, Luật BHYT đã nhanh chóngđược xây dựng và đưa vào thực thi ngay trong năm, năm 1987 là năm mở rộngBHYT đến người lao động tự do thì cũng là lúc Hàn Quốc bầu cử Tổng thốngmới Về khía cạnh kinh tế, năm 1977 là năm đầu tiên thực hiện Luật BHYT sửađổi cũng là thời điểm mà kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng thông quachính sách xuất khẩu công nghiệp, lúc này các phúc lợi xã hội là phần thặng dưcủa phát triển kinh tế Từ năm 1986 – 1988 là thời gian mở rộng BHYT đếnngười lao động tự do, tại thời điểm này Hàn Quốc bùng nổ về kinh tế, tăngtrưởng hàng năm đạt đến 12% Bên cạnh đó, các vấn đề về công bằng đã nảysinh Trước khi triển khai BHYT toàn dân, khoảng cách giữa chi phí chăm sóc y

tế theo quy định cho người có BHYT với những người không có BHYT (giá trịthị trường) tăng cao

Trước khi được cải cách năm 2000 tại Hàn Quốc có trên 350 quỹ BHYTdựa theo công việc hoặc khu vực sinh sống vì vậy người tham gia BHYT khôngđược quyền lựa chọn quỹ BHYT mà theo sự chỉ định, nhưng các quyền lợi bắtbuộc cho người có thẻ là như nhau ở các quỹ có các loại quỹ BHYT như sau:Quỹ BHYT cho công nhân công nghiệp, chiếm 36% dân số dựa trên công việc;Quỹ BHYT cho người lao động tự do chiếm 50,1% dân số dựa trên các khu vựcbao gồm cả những người làm trong các hãng, công ty nhỏ (dưới 5 lao động), cuốicùng là các quỹ BHYT cho người làm việc trong khu vực công và giáo viênchiếm 10,4% dân số

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

- Cơ cấu tổ chức của cơ quan BHYT tại Hàn Quốc

Bắt đầu từ năm 2000, BHYT ở Hàn Quốc được cải cách, tập đoàn BHYTquốc gia Hàn Quốc (NHIC) được thành lập trên cơ sở sát nhập các quỹ BHYT.NHIC là cơ quan công, độc lập với Bộ Y tế và phúc lợi (MOHW) Cơ quan giámđịnh BHYT (HIRA) được hình thành sau khi sát nhập các quỹ năm 2000, cónhiệm vụ xem xét các yêu cầu thanh toán, các chi phí BHYT và đánh giá sựthích hợp trong chăm sóc y tế Người dân tham gia BHYT theo hình thức cánhân và BHYT cho toàn dân

- Mức đóng (phí BHYT)

Đóng góp của các công nhân công nghiệp tương ứng với thu nhập, khoảng4,5% năm 2005 (trong đó chủ sử dụng lao động đóng góp 50%, người lao độngđóng 50%) Trong khi đó, đóng góp của người lao động tự do dựa trên tài sản vàthu nhập của từng cá nhân, Chính phủ trợ cấp một phần đến người lao động tự do

đã tham gia để dễ dàng mở rộng đối tượng tham gia Do chính phủ trợ cấp theođầu người mà không quan tâm đến thu nhập của từng cá nhân nên nảy sinh cácvấn đề về công bằng trong việc trợ cấp của Chính phủ vì không phải người laođộng tự do nào cũng có thu nhập giống nhau, từ đó có những quan điểm đề nghịcân nhắc lại mục đích trợ cấp cho những người lao động tự do của Chính phủ

- Về quyền lợi

Vì ưu tiên chính sách mở rộng người tham gia BHYT nên mức phí thấp vàquyền lợi không được mở rộng (tỷ lệ tiền túi mà người có thẻ phải tự trả cho cácdịch vụ y tế cao) Bên cạnh đó còn có mạng lưới an toàn, miễn trừ cho một sốtrường hợp trần thanh toán cho bệnh nhân ngoại trú Lúc này cơ quan BHYTHàn Quốc đang phải lựa chọn giữa 2 hướng hoặc mở rộng quyền lợi BHYT chomột số lượng người dân nhất định với mức phí cao hoặc duy trì mức phí thấp đểnhiều người tham gia, quyền lợi không được mở rộng nhưng thống nhất quyềnlợi cho tất cả mọi người

Chương trình trợ giúp y tế cho người nghèo: Thực hiện chính sách trợ giúp

y tế cho người nghèo, tài chính được cấp từ thu thuế hàng năm của Chính phủ và

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

do cơ quan BHYT quốc gia Hàn Quốc quản lý có sự chia sẻ đóng góp giữa chínhquyền Trung ương và địa phương theo tỷ lệ (80:20) không kể ở Seoul Ngườiđược hưởng lợi không phải đóng tiền Chương trình này BHYT cho khoảng 3 –4% dân số và không áp dụng đồng chi trả hoặc nếu đồng chi trả thì có sự miễngiảm Quỹ trợ giúp y tế nhằm ngăn ngừa sự bần cùng hóa của một số gia đình do

bị ốm đau

Chính sách cải cách tài chính chăm sóc y tế: Việc sát nhập các quỹ BHYTthành cơ quan chi trả duy nhất năm 2000 được thực hiện trong bối cảnh: Khôngcông bằng trong gánh nặng kinh tế, sự đóng góp khác nhau thông qua nhiều quỹBHYT mặc dù gói quyền lợi là như nhau (người tham gia không được quyền lựachọn quỹ để tham gia)

Sự không ổn định kinh niên về tài chính của các quỹ BHYT ở nông thôn,

mà nguyên nhân là do giảm dân số, sức khỏe kém; tỷ lệ người già tăng cao vàcuối cùng là do giảm quy mô kinh tế (quỹ BHYT có quy mô nhỏ) dẫn đến hậuquả là chi phí cho quản lý cao và hạn chế khả năng hòa trộn rủi ro [16]

1.3.3 Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình tại thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Hải Phòng được biết đến là điểm sáng về thí điểm thực hiện BHYT đầu tiêntrong cả nước trước khi Nghị định số 299 ra đời khai sinh ra BHYT ở Việt Nam

Từ cuối năm 1989 Hải Phòng được giao thí điểm triển khai BHYT cùng với một

số địa phương khác, lúc đầu Hải Phòng thực hiện tại huyện Thủy Nguyên với30% số dân mua Bảo hiểm sức khỏe tự nguyện, mỗi xã, phường là một đại lý thu

và chi nhánh huyện được thành lập Trải qua trên 20 năm thực hiện đến nay HảiPhòng đã có hơn 1,2 triệu người tham gia BHYT (chiếm 65% dân số), trong đó,chiếm một lượng lớn không nhỏ là lượng người dân tham gia BHYT hộ gia đình,qua nghiên cứu BHXH Hải Phòng thực hiện chính sách BHYT nói chung vàBHYT hộ gia đình nói riêng có một số điểm nổi bật sau:

- Về chính sách BHYT: Mở rộng đối tượng tham gia BHYT là một trongnhững địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng đề án thực hiện thí điểm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 14/02/2019, 15:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Nguyên Anh và cộng sự (2007), Những yếu tố quyết định khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế ở Việt Nam, Tạp chí xã hội học, số 1, trang 44-55 Khác
2. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2015), Quyết định số 959/QĐ-BHXH về ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Khác
3. Bộ Y tế, Bộ Tài Chính (2015), Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT- BTC quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, Hà Nội Khác
4. Hội Đồng Bộ Trưởng (1992), Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 299- HĐBT ban hành điều lệ bảo hiểm y tế, Hà Nội Khác
5. Vũ Ngọc Huyên, Nguyễn Văn Song (2014), Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân tỉnh Thái Bình, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 6: 853-861 Khác
6. Dương Huy Liệu (2012), Phát triển bảo hiểm y tế ở nước ta nhìn từ kinh nghiệm của cộng hòa Liên bang Đức, Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam Khác
7. Nguyễn Văn Phúc, Cao Việt Cường (2014), Thông tin bất cân xứng, lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức: Nghiên cứu trường hợp mua và sử dụng bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí KT&amp;PT, số 206 tháng 10 năm 2014, trang 9-16 Khác
8. Trương Thị Phượng, Nguyễn Thị Hiền (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy Sản, số 02/2013, 181- 186 Khác
10. Lê Cảnh Bích Thơ, Võ Văn Tuấn và Trương Thị Thanh Tâm (2017), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm y tế tự nguyện của ngườiĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w