Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quảng bá hình ảnh ĐBSCL đến các vùng khác trong nước và trên thế giới, góp phần phát triển du lịch trong v
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Bố cục luận văn 6
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ẨM THỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 7
1.1 Khái niệm Văn hóa, Văn hóa ẩm thực và Du lịch 7
1.1.1 Khái niệm văn hóa 7
1.1.2 Khái niệm văn hóa ẩm thực 7
1.1.3 Khái niệm du lịch 8
1.2 Quan điểm về phát triển du lịch dựa vào ẩm thực 8
1.3 Tầm quan trọng của Văn hóa ẩm thực đối với du lịch – du lịch ĐBSCL 9
1.3.1 Tầm quan trọng của Văn hóa ẩm thực đối với du lịch 9
1.3.2 Tầm quan trọng của văn hóa ẩm thực đến việc phát triển du lịch ĐBSCL 10
1.4 Tổng quan về bằng sông Cửu Long 12
1.4.2 Vị trí địa lý 12
1.4.3 Đặc điểm tự nhiên 14
1.4.4 Đặc điểm kinh tế – xã hội 15
1.4.5 Tình hình phát triển du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long 16
TIỂU KẾT 28
Chương 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY 29
Trang 42.1 Đặc trưng văn hóa ẩm thực ĐBSCL 29
2.1.1 Văn hóa ẩm thực chung ĐBSCL 35
2.1.2 Một số món ăn đặc trưng từng dân tộc vùng ĐBSCL 38
2.2 Đánh giá nhu cầu ẩm thực của khách du lịch ĐBSCL 56
2.3 Sản phẩm ẩm thực đặc trưng phục vụ du lịch vùng ĐBSCL 63
2.4 Khảo sát các tuyến du lịch ẩm thực ĐBSCL 90
TIỂU KẾT 94
Chương 3 GIẢI PHÁP KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC ĐBSCL TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 96
3.1 Định hướng chung về phát triển du lịch ở ĐBSCL 96
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch ĐBSCL 99
3.2.1 Các yếu tố thuận lợi 99
3.2.2 Các yếu tố khó khăn 100
3.3 Giải pháp khai thác văn hóa ẩm thực ĐBSCL trong phát triển du lịch 101
3.3.1 Các giải pháp chung 101
3.3.2 Các giải pháp cụ thể 104
TIỂU KẾT 105
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC
Trang 5 VHAT: Văn hóa ẩm thực
VHTT&DL: Văn hóa thể thao và du lịch
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Cơ cấu thu nhập du lịch các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 11 Bảng 2.2 Tổng hợp chi tiết Doanh thu và lượt khách đến các tỉnh thành ĐBSCL từ năm 2011-2012 19
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Bản đồcác tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 13 Hình 2.1 Sơ đồ tuyến khảo sát 90 Hình 2.2 Sơ đồ tuyến khảo sát 92
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Ẩm thực là một bộ phận thiết yếu cấu thành bản sắc văn hóa dân tộc, là một trong những lĩnh vực thể hiện đặc tính của một dân tộc Đại văn hào Pháp Balzac đã từng nói: “Món ăn, xét bề ngoài, chỉ là cái đích của sự thỏa mãn vật dục Nhưng đi sâu, ta vô cùng ngạc nhiên thấy nó biểu hiện trình độ văn hóa vật chất thì rất ít, nhưng biểu hiện trình độ văn hóa tinh thần của dân tộc thì rất nhiều” Món ăn của người Việt đặc sắc, nổi tiếng đến nỗi ông Philip Kotler (cha đẻ của Marketing hiện đại) khuyên là nên lấy “ẩm thực” làm đột phá khẩu trong chiến dịch truyền bá thương hiệu Việt Nam trên toàn thế giới
Hòa cùng với nền văn hóa ẩm thực vô cùng đặc sắc của các vùng miền trong nước, văn hóa ẩm thực tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng là một yếu
tố góp phần cấu thành nên bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam Món ăn của người dân
ở ĐBSCL là sản phẩm độc đáo của miền đất mới, là kết quả của quá trình cộng cư lâu đời và mối giao hữu thắm thiết giữa các dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm, có sự giao tiếp nhiều luồng văn hóa Đông Tây nên yếu tố tiếp biến văn hóa thể hiện rất rõ Cộng với yếu tố môi sinh tại chỗ đã tạo thành sắc thái văn hóa trong việc ăn uống vừa đa dạng, phong phú vừa đặc thù ở vùng đất Nam Bộ Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực cũng
là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quảng bá hình ảnh ĐBSCL đến các vùng khác trong nước và trên thế giới, góp phần phát triển du lịch trong vùng
Theo xu hướng du lịch hiện nay, hầu hết các loại hình du lịch đều chú trọng đến việc khai thác văn hóa ẩm thực như một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn Trong các tour du lịch, ngoài việc tham quan các danh lam thắng cảnh, còn kết hợp với việc tìm hiểu văn hóa ẩm thực của nơi đến thông qua các món ăn đặc sản Tuy ĐBSCL đi vào khai thác các hoạt động du lịch có phần trễ hơn so với các vùng khác trên đất nước nhưng vùng cũng đã xây dựng khá thành công những loại hình du lịch phù hợp và đặc
Trang 8hóa… trong đó, hầu như loại hình du lịch nào cũng đều có sự kết hợp với văn hóa ẩm thực – những món ăn dân dã mang đậm sắc thái địa phương đã thu hút một lượng khá đông du khách đến với nơi đây Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay nguồn tài nguyên du lịch này vẫn chưa được khai thác một cách hợp lý, các món ăn chỉ được đưa vào thực đơn chứ chưa chú trọng đến giá trị văn hóa của nó, ẩm thực ĐBSCL đa phần chỉ là những món ăn gắn liền với đời sống của người dân địa phương hơn là một sản phẩm du lịch đúng nghĩa, chưa thể đáp ứng được các nhu cầu thị hiếu của các du khách trong và ngoài nước đến với ĐBSCL Đứng ở vai trò là học viên ngành Du lịch,
từ những nhận định trên, tôi đã quyết định chọn “Văn hóa ẩm thực ĐBSCL và vấn đề khai thác trong du lịch” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là khai thác văn hóa ẩm thực ĐBSCL nhằm phát triển du lịch, và trọng tâm nghiên cứu là tìm hiểu về các món ăn tiêu biểu của các dân tộc đang cùng nhau sinh sống trên mảnh đất này, từ đó khai thác giá trị và tiềm năng phát triển du lịch ĐBSCL qua tài nguyên văn hóa ẩm thực
Trang 93.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu là ĐBSCL bao gồm Thành phố Cần Thơ và Đồng Tháp,
An Giang, Tiền Giang, Cà Mau và một số nơi tiêu biểu thể hiện sự đa dạng, đặc trưng văn hóa ẩm thực ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay
- Thời gian nghiên cứu: năm 2014 - 2015
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người dân ĐBSCL dựa trên những cơ sở, gốc hình thành và phát triển các món ăn tiêu biểu của các dân tộc anh em Tìm hiểu vai trò và ý nghĩa của văn hóa ẩm thực ĐBSCL đối với khả năng khai thác du lịch của khu vực ĐBSCL Phân tích những mặt ưu điểm cũng như hạn chế của văn hóa ẩm thực trong việc phát triển du lịch tại ĐBSCL Bên cạnh đó, đưa ra những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch ĐBSCL thông qua nguồn tài nguyên văn hóa ẩm thực này trong tương lai
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về ẩm thực, văn hóa ẩm thực, du lịch và quan điểm khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ du lịch
- Đánh giá thực trạng văn hóa du lịch tại vùng ĐBSCL hiện nay và việc khai thác
Trang 10sách “Văn hóa ẩm thực Việt Nam” của tập thể tác giả Vũ Bằng, Băng Sơn, Mai Khôi, Thượng Hồng – Nhà xuất bản Thanh niên (2001); “Bản sắc ẩm thực Việt Nam” – Viện Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam (2009)… trong đó các công trình này đã nêu ra các món ăn đặc trưng của từng vùng nhưng chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu các món ăn
và ý nghĩa của nó đối với văn hóa Việt Nam Ở miền Nam, có một số bài viết nổi tiếng: “Món lạ miền Nam” – Vũ Bằng, “Những món ăn miền Nam được ưa chuộng” – Nguyễn Thị Diệu Thảo, “Thực chất và biến dạng của các món ăn Nam Bộ” – Sơn Nam… nhưng chủ yếu cũng là giới thiệu món ăn như trên Hay cuốn sách về “Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long” (Phan Thị Yến Tuyết, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội – 1993) nói rõ về vấn đề ăn uống trong đời sống, trong các dịp lễ và văn hoá ăn uống trong giao tiếp của từng dân tộc ở ĐBSCL từ cách chế biến đến thưởng thức (người Khmer, người Việt…) Bài nghiên cứu của Huỳnh Phượng Loan là “Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực các dân tộc ĐBSCL” –
2009, trong đó có chú trọng đến ý nghĩa của văn hóa ẩm thực ĐBSCL trong việc phát triển du lịch của vùng, tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đi sâu vào việc phân tích việc khai thác giá trị ẩm thực đối với phát triển du lịch ở vùng này Như vậy, hầu hết các sách, bài viết đều chưa đề cập đến giá trị của văn hóa ẩm thực đối với du lịch Trong một số sách viết về du lịch ĐBSCL thì có đề cập đến các món ăn đặc sản địa phương nhưng chỉ là giới thiệu sơ qua, chủ yếu là nói về các điểm tham quan, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của vùng…
Đối với các luận văn, luận án đã bảo vệ, một số công trình đã xem xét ẩm thực như một sản phẩm phục vụ du lịch Năm 2012, luận văn của Mạc Thị Mận đã bảo vệ
tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về Một số giải pháp phát huy văn hóa ẩm thực Quảng Ninh nhằm phát triển du lịch; Năm 2014, Lê Ngọc Quỳnh Mai bảo vệ luận văn về Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và một số luận văn, khóa luận khác đã cung cấp những kiến thức,
Trang 11các cách nhìn đối với việc khai thác văn hóa ẩm thực để phát triển du lịch ở các địa phương khác nhau
Nhìn chung, hầu hết các bài viết, công trình nghiên cứu trước đây chỉ nêu lên được những nét chung của văn hoá ẩm thực vùng ĐBSCL, một số món ăn có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch, nhưng vấn đề đi sâu vào việc phân tích và khai thác tính thiết thực của văn hóa ẩm thực gắn kết với việc phát triển du lịch vùng đến nay vẫn chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu Tác giả luận văn trân trọng những đóng góp của các công trình đi trước, và sử dụng những tài liệu đã có để phục vụ cho nội dung chính của luận văn
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích văn bản
Tác giả luận văn thu thập thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo, tạp chí, internet… sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp… để phục
vụ cho nghiên cứu của luận văn
6.2 Phương pháp quan sát tham dự
Học viên trực tiếp khảo sát thực tế, quan sát tham dự để nhìn nhận đối tượng cần nghiên cứu một cách trực tiếp, khách quan và chính xác Cụ thể, tác giả đã đi thực tế tại một số điểm như: địa bàn Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Cà Mau nơi có những giá trị ẩm thực đặc trưng của vùng ĐBSCL
6.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Nhằm để đánh giá đúng thực trạng và thực tế, tác giả đã đi đến một số khu du lịch trong vùng để phỏng vấn trực tiếp khách du lịch, lấy thông tin về ẩm thực vùng một cách chính xác nhất Trong đó tác giả đã chia thành nhiều thành phần, đối tượng khách để phỏng vấn (Bắc – Trung – Nam, Nam – Nữ )
Trang 13PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ẨM THỰC Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG 1.1 Khái niệm Văn hóa, Văn hóa ẩm thực và Du lịch
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức
và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin
1.1.2 Khái niệm văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống Văn hóa ẩm thực đi song song với sự phát triển văn minh của loài người, trong thời kỳ sơ khai cổ đại khi con người còn ăn lông ở lỗ, ăn tươi nuốt sống cho đến khi biết lấy lá che thân, biết tìm vào nơi hang động để cư trú, biết dùng đá để đánh lửa sưởi ấm, biết chế tác các dụng cụ để săn bắt, đun nấu nền văn hóa ẩm thực của loài người đã có một bước tiến dài từ hái lượm, thô sơ, đơn giản đến biết cách trồng trọt gieo cấy, tích trữ lương thực, thực phẩm đến việc chế biến lương thực thành các món ăn từ đơn giản cho đến thật cầu kỳ
Văn hóa ẩm thực là những gì liên quan đến ăn, uống nhưng mang nét đặc trưng của mỗi cộng đồng cư dân khác nhau, thể hiện cách chế biến và thưởng thức các món
ăn, uống khác nhau, phản ảnh đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội của tộc người đó Trải nghiệm ẩm thực có thể trở thành tiềm năng phát triển du lịch
Trang 141.1.3 Khái niệm du lịch
Du lịch là đi để vui chơi, giải trí hoặc nhằm mục đích kinh doanh; là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có lưu trú qua đêm và có sự trở về Mục đích của chuyến đi là giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, công tác, hội nghị khách hàng hay du lịch khen thưởng, hoặc nhằm mục đích kinh doanh Các Tổ chức Du lịch
Thế giới định nghĩa khách du lịch như những người "đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong hơn 24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên đến những nhân viên hướng dẫn viên du lịch của tổ chức thực hiện việc du lịch đó."
1.2 Quan điểm về phát triển du lịch dựa vào ẩm thực
Đối với tất cả các loại hình du lịch, ăn uống lúc nào cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động tới cảm nhận của du khách về toàn bộ chuyến đi, là nhân tố
để du khách quyết định lựa chọn chương trình du lịch, các điểm đến Chính vì vậy, điểm đến có nền văn hóa ẩm thực càng phong phú, độc đáo bao nhiêu thì càng hấp dẫn với du khách bấy nhiêu Mức độ phong phú của một nền ẩm thực có thể là do sự hội tụ của nhiều tộc người khác nhau với những sắc thái ẩm thực khác nhau trên cùng một vùng, miền hoặc cũng có thể đó là nơi tập trung của nhiều làng nghề ẩm thực… Sự phong phú của nền văn hóa ẩm thực sẽ mang đến cho du khách nhiều cơ hội khám phá, học hỏi Còn tính độc đáo được tạo nên bởi những đặc trưng của một nền ẩm thực, nó tạo ra sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực khác Sự độc đáo có thể thể hiện ở cách thức chế biến món ăn, mùi vị đặc trưng, lợi ích của món ăn hay ở kiến trúc nhà hàng, quán ăn…Tuy nhiên, khi đưa vào để phát triển du lịch thì phải có sự tìm tòi, học hỏi, sáng tạo nhưng không làm mất đi bản sắc riêng là yêu cầu không thể thiếu trong việc phát triển du lịch nói chung, và phát triển du lịch dựa trên văn hóa ẩm thực nói riêng Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh ăn uống phải được đầu tư, sửa chữa phù hợp và đủ điều
Trang 15kiện phục vụ khách du lịch Những nhà hàng ,quán ăn mang đậm phong cách truyền thống địa phương, dân tộc thì càng có sức thu hút cao đối với du khách
Việc nghiên cứu, xây dựng nhiều sản phẩm về du lịch ẩm thực là rất cần thiết, cần có sự kết hợp của cộng đồng địa phương, khai thác văn hóa ẩm thực phải đi đôi với việc bảo vệ những nét đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương, đảm bảo được quyền lợi và mang về giá trị gia tăng cả về giá trị văn hóa và giá trị vật chất đối với địa phương và toàn xã hội
1.3 Tầm quan trọng của Văn hóa ẩm thực đối với du lịch – du lịch ĐBSCL
1.3.1 Tầm quan trọng của Văn hóa ẩm thực đối với du lịch
* Về kinh tế: Các nước phát triển du lịch đều tập trung cho việc tạo hình ảnh của đất nước mình thông qua thương hiệu của doanh nghiệp và các món ăn và đồ uống Không phải ngẫu nhiên ở các nước châu Âu, châu Mỹ, Châu Úc… lại có rất nhiều nhà hàng của Trung Quốc (Chinese Foods), nhà hàng Thái Lan (Thai Foods), nhà hàng Nhật Bản (Japanese Foods), nhà hàng Hàn Quốc (Koeran Foods)… Đó chưa kể những nhà hàng nổi tiếng của châu Âu và châu Mỹ đã và đang thâm nhập vào các thị trường mới mẻ Một doanh nhân nổi tiếng người Mỹ đã khuyên con cháu mình “chỉ nên tập trung kinh doanh hai ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống và xăng dầu không bao giờ thất nghiệp và bao giờ cũng thu được lợi nhuận cao” Điều quan trọng, các dịch vụ này là nơi “xuất khẩu tại chỗ” và làm gia tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ hải sản và công nghiệp chế biến thực phẩm
* Về du lịch: Vai trò quan trọng nhất của văn hóa ẩm thực trong du lịch chính là giao tiếp Nếu giao tiếp là thường xuyên ở bất cứ thời gian nào và thường trực trong bất cứ một không gian lịch sử và xã hội nào thì văn hóa giao tiếp lại là sản phẩm của từng lúc, từng nơi Văn hóa giao tiếp phụ thuộc đồng thời cũng phản ánh và thậm chí tác động trở lại với rất nhiều điều kiện và hoàn cảnh xã hội, kinh tế, tự nhiên cũng như từng cá nhân và năm tháng Dù chỉ là một khía cạnh của văn hóa nói chung song văn
Trang 16hóa giao tiếp cũng là cả một lĩnh vực tổ hợp của nhiều yếu tố: ăn, mặc, nói năng, ứng xử… và ẩm thực được sử dụng như là một phương tiện để giao tiếp Thông qua ẩm thực, người ta có thể hiểu biết về cả một nền văn hóa, một lối sống cách ứng xử, ẩm thực lúc đó không chỉ dừng lại ở nghệ thuật trình diễn các món ăn mà còn là nơi để hội ngộ, giao lưu, là nơi để cộng cảm với nhau Giao tiếp trong các bữa ăn có những đặc trưng riêng khác với giao tiếp trong các buổi đón tiếp xã giao hay giao tiếp trong quá trình tham quan hay giao tiếp ở những khung cảnh khác Giao tiếp và ẩm thực có một mối quan hệ ngầm, kín hơn Người ta mượn ẩm thực để giao tiếp với nhau Trong các bữa ăn, ngôn ngữ và cử chỉ trong giao tiếp không còn đóng vai trò quan trọng nhất mà lại là không khí của bữa ăn, cách sử dụng và thưởng thức các món ăn Người ta không cần dùng quá nhiều lời nói hay động tác mà chủ yếu du khách tự cảm nhận theo cách riêng của mình Cảm nhận theo cách nào lại phụ thuộc vào văn hóa của từng nơi và tâm lý của từng đối tượng khách khác nhau Trong du lịch, ăn uống là một hợp phần không thể thiếu bên cạnh tham quan và giải trí Cách ứng xử, phục vụ, văn hóa giao tiếp tại điểm du lịch, đặc biệt là trong các bữa ăn tổ chức cho khách du lịch có thể tạo
ấn tượng tốt đẹp cho khách du lịch và thúc đẩy mong muốn của họ tiêu dùng thêm các dịch vụ Và ẩm thực chính là một hoạt động quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch
1.3.2 Tầm quan trọng của văn hóa ẩm thực đến việc phát triển du lịch ĐBSCL
Trong những năm gần đây, với sự quan tâm của Chính quyền các cấp, nỗ lực của các doanh nghiệp và người dân, du lịch ĐBSCL đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua Đặc biệt, theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh (Bảng 2), tính đến cuối năm 2014, tổng doanh thu đạt được từ nguồn du lịch là gần 2 tỷ đồng, trong đó tổng thu nhập từ dịch vụ “ăn uống” là gần 700 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng doanh số, trong khi lưu trú chỉ khoảng 25%, mua sắm khoảng 10% Điều này cho thấy, trong số các dịch vụ phục vụ trong du lịch tại ĐBSCL như: lưu trú,
Trang 17vận chuyển, mua sắm, giải trí… thì dịch vụ ăn uống vẫn chiếm một vai trò khá lớn và gần như chiếm lượng doanh thu cao nhất trong tất cả các dịch vụ
Bảng 1.1 Cơ cấu thu nhập du lịch các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương
Đây là một tỉ lệ không riêng gì ở vùng ĐBSCL mà ở hầu hết các nước trên thế giới điều đã được thống kê kiểm chứng Sự thật, ăn uống ngoài là nhu cầu thiết yếu của con người ra, nó còn là cả một nghệ thuật, đặc biệt trong hoạt động du lịch thì càng được thể hiện một cách rõ nét Khi đi đến bất kỳ nơi nào, hầu hết các du khách đều không quên việc thưởng thức các món ăn đặc sản tại địa phương đó Các món ăn
Trang 18bữa ăn nhẹ gì đó Nhưng dù là bữa ăn nào thì việc lựa chọn món đặc sản vẫn được ưu tiên hàng đầu Theo khảo sát của bản thân, hầu hết trong thực đơn của các quán ăn, nhà hàng tại những nơi thường xuyên có khách du lịch lui tới đều có các món ẩm thực truyền thống như: canh chua, cá kho tộ, cá lóc nướng trui, các món lẩu… bên cạnh đó, còn được kết hợp với các món ăn được chế biến theo vùng miền hoặc các nước phương Tây như: Bún bò Huế, Cà ri, Bò bít tết… Tại các địa phương ở ĐBSCL cũng
đã phát triển được một số khá nhiều loại đặc sản vừa có thể thưởng thức tại chỗ lại vừa
có thể mua về làm quà như: Nem Lai Vung (Đồng Tháp); Bún nước lèo, Bánh pía Tân Huê Viên (Sóc Trăng); Bánh tráng Mỹ Lồng, Bánh phồng Sơn Đốc (Bến Tre)… Ngoài ra, còn có một số loại trái cây nổi tiếng như: Bưởi năm roi; Sầu riêng Cái Mơn; Xoài cát Hoà Lộc; Quýt Lai Vung; Vú sữa Lò Rèn… Tất cả những món ăn đó đều góp phần làm cho văn hóa ẩm thực của vùng càng thêm phong phú, thu hút khá nhiều khách du lịch trong và ngoài nước mà có thể đáp ứng được nhu cầu của từng loại nhóm khách
1.4 Tổng quan về bằng sông Cửu Long
1.4.2 Vị trí địa lý
ĐBSCL là vùng đất màu mỡ ở phía Tây Nam Việt Nam, do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, còn gọi là miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân Miền Nam Việt Nam ngắn gọn hơn là Miền Tây Đât là một vùng đất mới (được hình thành khoảng 300 năm tuổi)
ĐBSCL là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734 km²
Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 106°26´(xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông ở 106°48´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 8°33´B (huyện Đất Mũi, huyện
Trang 19Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) Ngoài ra còn có các đảo xa bờ của Việt Nam như đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, hòn Khoai
Hình 1.1: Bản đồcác tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Nguồn: http://mekong-delta.org/about/mekong-delta-map/)
ĐBSCL nằm tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh vùng Đông Nam
Bộ (khu vực kinh tế năng động nhất Việt Nam), phía Tây giáp với biên giới Campuchia, ba mặt Đông, Tây và Tây Nam có biển bao bọc Vị thế nằm trong khu vực
có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng giữa Nam Á, Đông
Á, Châu Úc và rất gần các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philipin,Indonesia
Vùng ĐBSCL của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như
Trang 20vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo
Cà Mau
Với vị trí như vậy thì việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học – kỹ thuật, đặc biệt là du lịch rất thuận lợi và dễ dàng thông qua đường biển, đường hàng không
Hiện nay đã có đường hàng không đi từ Cần Thơ ra Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đảo Phú Quốc (Kiên Giang) tạo điều kiện phát triển kinh tế cả trên đất liền và trên vùng biển , đảo
Quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mekong ĐBSCL có thể tận dụng lợi thế này để học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước lân cận như Thái Lan, Singapore, Malaysia để áp dụng và thực tiển của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng Đưa du lịch vùng ĐBSCL phát triển lên tầm cao mới
1.4.3 Đặc điểm tự nhiên
- Đất đai: Với diện tích gần 4 triệu ha, ĐBSCL là vùng đồng bằng châu thổ phì
nhiêu và màu mỡ nhất nước ta, là một trong những đồng bằng rộng lớn trên thế giới, được xếp thứ ba trong tổng số 34 đồng bằng châu thổ lớn của thế giới, chỉ sau Đồng bằng sông Amazon (Nam Mỹ) và Đồng bằng sông Hằng (Ấn Độ) Trong đó, đất phù
sa chiếm 30% tổng diện tích, thích hợp việc phát triển các loại cây lương thực thực phẩm, hoa màu, đặc biệt là các vườn cây ăn trái, không chỉ đem lại nguồn lợi về kinh
tế mà còn có thể đưa vào khai thác hoạt động du lịch
- Khí hậu: ĐBSCL có một nền nhiệt độ cao, ổn định trong toàn vùng, trung bình
là 280C Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ 2.226 - 2.790 giờ, ít xảy
ra thiên tai Một năm chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, đây là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có thời gian nắng và tần suất nắng lớn có thể thu hút khách quốc tế đặt biệt là khách Châu Âu, vì ở Châu Âu số
Trang 21giờ nắng cũng như tần suất nắng không cao như các nước ở vùng nhiệt đới nên vào mùa đông họ có xu hướng đi du lịch để tránh đông vì mùa đông bên Châu Âu rất lạnh
- Sông ngòi: Toàn bộ vùng ĐBSCL bao gồm 2 hệ thống sông chính là: sông Tiền
và sông Hậu – phần hạ lưu của sông Mekong chảy vào Việt Nam Hai dòng sông chính này đổ ra Biển Đông qua 9 cửa sông tựa như chín con rồng nên vùng đất này vì vậy
mà có tên là Cửu Long Trong quá trình đổ ra biển hai hệ thống sông này được nối với nhau bằng nhiều kênh rạch tự nhiên và nhân tạo, làm nên một hệ thống kênh rạch chằng chịt có tổng chiều dài lên tới 4.900 km, bồi đắp nên vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy cũng như việc phát triển “chợ nổi” – mua bán trên sông và phát triển loại hình du lịch “Miệt vườn sông nước Cửu Long”
- Sinh vật: dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và sông, từ lâu ở ĐBSCL
đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo Đó là hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt (Vườn quốc gia Tam Nông, rừng Trà Sư, vùng Đồng Tháp Mười), hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển (Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc Gia U Minh Hạ), hệ sinh thái nông nghiệp Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn
ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre… có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ cân bằng môi trường sinh thái toàn khu vực
1.4.4 Đặc điểm kinh tế – xã hội
Theo sự phân chia hành chính của nhà nước năm 2004, ĐBSCL gồm có 13 đơn vị: 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, và thành phố Cần Thơ
ĐBSCL là khu vực dân cư đông đúc thứ 2 của cả nước, sau Đồng bằng Sông Hồng Dân số toàn vùng năm 2007 là 17.524.000 người, chiếm 20,6% dân số cả nước,
Trang 22Mật độ cư trú là 432 người/km2, gấp 1,7 lần mật độ bình qu ân cả nước (theo Tổng Cục thống kê, 2007) Dân cư sinh sống tập trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và thưa hơn ở các vùng sâu xa hơn như vùng U Minh, vùng Đồng Tháp Mười… Số dân thành thị năm 2010 là 3.717.000 người, chiếm khoảng 21,2% dân số toàn vùng, điều này cho thấy rõ tính chất nông thôn ở ĐBSCL
Dân cư sinh sống ở vùng ĐBSCL bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có
4 dân tộc chính là: Kinh (Việt), Khmer, Chăm và Hoa Người Kinh chiếm đại đa số (khoảng 86%), sống ở hầu hết các nơi trong vùng Tiếp theo là người Khmer khoảng 10,5%) có mặt đông đúc ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang Còn người Hoa
và người Chăm ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm một số lượng nhỏ Người Hoa tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng Người Chăm sống chủ yếu ở
An Giang và Kiên Giang
Thiên nhiên ưu đãi có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế nhất là nông nghiệp chủ yếu làm kinh tế nông nghiệp lúa nước, hoa màu, cây ăn trái, chăn nuôi
Kinh tế đang phát triển với các khu công nghiệp mọc lên ngày cáng nhiều các chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư của nhà nước
Khu vực dịch vụ của vùng ĐBSCL bao gồm các ngành chủ yếu xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước, đồ đông lạnh và hoa quả Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất
Du lịch bắt đầu khởi sắc như du lịch sinh thái, miệt vườn sông nước, du lịch biển đảo Tuy nhiên chất lượng và cạnh tranh của du lịch còn hạn chế ĐBSCL đang được đầu tư để nâng cao chất lượng tốt hơn và hiệu quả kinh tế trong khu vực
1.4.5 Tình hình phát triển du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long
- Tình hình khách du lịch – doanh thu
ĐBSCL với đặc thù là vùng sinh quyển độc đáo trên thế giới, nơi đây sẽ là điểm đến mới đối với du khách quốc tế Địa hình của vùng rất đặc trưng với nhiều sông rạch
Trang 23chằng chịt, hội đủ các yếu tố cho phát triển ngành du lịch như: rừng, núi, biển, hải đảo và nhiều địa danh nổi tiếng tại các vùng sinh thái đặc trưng đã tạo cho ĐBSCL một sắc thái du lịch riêng biệt ĐBSCL còn nổi tiếng với tên gọi Mekong Delta - nơi
hạ nguồn sông Mê Kông nổi tiếng thế giới chảy qua, là điểm giáp với Campuchia- nơi
có kỳ quan thế giới Angkor Wat Nơi đây còn là trung tâm cây ăn trái nhiệt đới với nhiều loại trái cây đặc sản quanh năm So với các điểm du lịch trong cả nước, ĐBSCL thuận lợi về giao thông trong nước và quốc tế Về đường bộ, ĐBSCL giáp với TP HCM với khoảng cách giữa hai trung tâm chưa đến 200 km Hệ thống sông ngòi đan xen giữa các tỉnh sẽ là một trục giao thông hữu ích bằng đường thuỷ cho phát triển du lịch và vận tải hàng hoá Về giao thương quốc tế, cảng hàng không quốc tế đang được cải tạo tại Cần Thơ sẽ tạo điều kiện cho du khách đến trực tiếp với vùng đất du lịch này Về hạ tầng cơ sở, ĐBSCL đã được đầu tư cho du lịch khá tốt, các khách sạn cao cấp (3-4 sao) đã có mặt ở một số địa phương và các điểm du lịch lớn trong vùng Đảo
du lịch Phú Quốc đang được chính phủ cho phép kêu gọi đầu tư để trở thành điểm du lịch trọng điểm của quốc gia Ngoài các vấn đề về hạ tầng, tính mến khách của người dân Nam Bộ cũng là đặc điểm trong thu hút du khách Trong những năm gần đây, do mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, thời gian nhàn rỗi tăng lên, nên nhu cầu thư giãn nghĩ ngơi ngày một lớn hơn, và du lịch cũng trở thành một nhu cầu không thể thiếu, vì thế lượng khách du lịch quốc tế và trong nước đến với ĐBSCL ngày càng tăng Lượng khách du lịch đến với ĐBSCL trong năm 2012 đã tăng nhanh
so với năm 2011, nguyên nhân tăng là do lượng khách quốc tế đầu năm 2012 đến với Việt Nam nhiều hơn và ĐBSCL cũng là điểm đến đang phát triển, đã thu hút sự gia tăng của nguồn khách này Năm 2012 du lịch ĐBSCL đón tổng lượt khách đến là 16.207.921 lượt khách, tăng 9,94% so với cùng kỳ năm 2011 Trong đó khách quốc tế chiếm 1.329.045 lượt, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2011, khách nội địa chiếm 14.878.876 lượt, tăng 9,43% so với cùng kỳ năm 2009 Lượng khách tăng dẫn đến
Trang 24doanh thu từ hoạt động du lịch cũng tăng theo Cụ thể, doanh thu từ du lịch của khu vực ĐBSCL năm 2011 là 2.376,06 tỉ đồng nhưng đến năm 2010 là 2.870,63 tỉ đồng, tăng 20,81% góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế khu vực Chi tiết doanh thu và lượt khách thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 2.1: Doanh thu và lượt khách đến ĐBSCL từ năm 2011-2012
Trang 25một phần là do du lịch ĐBSCL chủ yếu là du lịch sinh thái, mang đặc trưng của vùng sông nước
Bảng 2.2 Tổng hợp chi tiết Doanh thu và lượt khách đến các tỉnh thành ĐBSCL từ
Tổng lượt khách
Khác
h quốc
tế
Khách nội địa
Tổng doanh thu
Tổng lượt khách
Khách quốc tế
Khác
h nội địa
Tổng
Tăn
g so cùn
g kỳ
%
Số lượt
Tă
ng
so cù
ng
kỳ
Số lượt
Tă
ng
so cù
ng
kỳ
%
Số lượt
Trang 26,06
14.742.459
1.145.738
13.596.721
2.870,63
20,8
1
16.207.921
9,9
4
1.329.045
16,
00
14.878.876 Nguồn: Hiệp hội Du lịch ĐBSCL
Khách quốc tế đến với ĐBSCL từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều nhất là các nước
ở châu Á, điển hình là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ở châu Âu như Anh, Pháp, Đức… Nhưng một điểm đáng quan tâm là thời gian lưu trú của khách đến với ĐBSCL rất thấp Lý do khách không lưu trú nhiều là do các cơ sở lưu trú ở ĐBSCL chưa phát triển Sự phát triển tự phát, thiếu quy hoạch đã dẫn đến tình trạng hàng loạt các nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ tư nhân ra đời Tuy nhiên, bước đầu có giải quyết được tạm thời nhu cầu ăn nghỉ của khách du lịch, nhưng về lâu dài đây sẽ là một tồn tại khó khắc phục, các cơ sở lưu trú thì nhiều, song quy mô còn nhỏ, chất lượng chưa cao, các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn
Trang 27Nguyên nhân quan trọng khác là do ĐBSCL gần TP.HCM nơi có các cơ sở lưu trú tốt, vui chơi giải trí phát triển mạnh nên dễ dàng thu hút khách hơn Mặc dù vậy, nhưng lượng khách quốc tế đến với ĐBSCL vẫn chiếm tỷ trọng thấp chứng tỏ du lịch ĐBSCL chưa thật sự phong phú và thu hút được du khách quốc tế Cụ thể, năm 2011 tổng lượt khách đến ĐBSCL là 14.742.459 lượt thì chỉ có 1.145.738 lượt khách quốc
tế, chiếm 7,77% tổng lượt khách đến ĐBSCL, còn lại là khách nội địa chiếm 92,23% Năm 2012, tổng lượt khách đến ĐBSCL là 16.207.921 lượt khách, tăng 9,94% so với cùng kỳ năm 2011 Trong đó, khách quốc tế là 1.329.045 lượt khách, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2011 Tuy lượng khách quốc tế đến ĐBSCL năm 2012 tăng so với cùng
kỳ năm 2011 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp và chỉ chiếm 8,20% trong tổng lượt khách đến,
Sau khi tìm hiểu về vai trò của ẩm thực trong các hoạt động du lịch và tình hình khách du lịch đến ĐBSCL, để hiểu rõ hơn về thực trạng khai thác ẩm thực ở ĐBSCL vào hoạt động du lịch hiện nay như thế nào? Chúng ta tiến hành khảo sát sơ bộ một số
du khách quốc tế về đánh giá của du khách đối với ẩm thực ở ĐBSCL để có cơ sở dữ liệu quý giá nhằm đánh giá về thực trạng khai thác ẩm thực ở ĐBSCL trong hoạt động
du lịch hiện nay
- Các loại hình du lịch tiêu biểu đang hoạt động
Với những đặc trưng riêng là không gian văn hóa sông nước, vườn cây ăn trái, ngành du lịch ĐBSCL đã định vị rõ sản phẩm đặc trưng của vùng là du lịch sông nước, sinh thái và miệt vườn:
+ Chợ nổi: Các chợ nổi nổi tiếng là một trong những nét văn hóa đặc sắc mà chỉ
có ĐBSCL mới có Tiêu biểu như Chợ nổi Cái Bè (Cai Lậy- tỉnh Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (TX Ngã Bảy- tỉnh Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Thạnh Trị- Sóc Trăng), chợ nổi Sông Trẹm (Thới Bình- Cà Mau)…
Trang 28Đây là cơ sở để ĐBSCL tạo các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng sông nước đồng bằng và miệt vườn
Cụ thể, trong 2 năm qua, Sóc Trăng là tỉnh có số lượng sông ngòi không nhiều ở khu vực ĐBSCL nhưng trong 4 tháng đầu năm 2013 tổng lượt khách tham quan đến Sóc Trăng gần 250.000 lượt, trong đó khách quốc tế hơn 3.000 lượt, khách lưu trú trên 40.000 lượt thì có trên 60% lượng khách tham gia vào các tour du lịch sông nước và miệt vườn
+ Sinh thái: du lịch sông nước, sinh thái đang phát triển mạnh tại Tiền Giang
Chỉ tính từ đầu năm đến tháng 5/2013, Tiền Giang đã đón 369.000 lượt du khách, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó có trên 190.000 khách quốc tế chiêm trên 50% Doanh thu đạt 1.127 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2012
Các điểm tham quan, du lịch nổi tiếng của Cần Thơ luôn thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước như chợ nổi Cái Răng, khu du lịch Mỹ Khánh, chợ cổ Cần Thơ, nhà cổ Bình Thủy và Bến Ninh Kiều Năm 2012 đã có gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế tham gia các chương trình du lịch sông nước, chợ nổi, miệt vườn Mục tiêu đặt ra cho ngành du lịch Cần Thơ năm 2013 sẽ thu hút 1,2 triệu du khách với loại hình du lịch sông nước, miệt vườn, văn hóa địa phương là chủ đạo
-Tình hình cơ sỡ vật chất kỹ thuật (CSVCKT)
CSVCKT du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo và sử dụng
sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch Vì thế, thực trạng phát triển của CSVCKT du lịch ở ĐBSCL cũng đánh giá được phần nào sự phát triển du lịch cũng như sự phát triển kinh tế của cả vùng Những năm gần đây, hệ thống CSVCKT du lịch ở ĐBSCL không ngừng được mở rộng và nâng cấp
+ Cơ sở lưu trú:
Cơ sở lưu trú rất đa dạng và phong phú về loại hình, quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường khách du lịch khác nhau Việc phát triển các loại hình cơ sở lưu
Trang 29trú không những tạo nét độc đáo cho khu du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư Hệ thống cơ sở lưu trú của ĐBSCL đã phát triển với tốc độ nhanh, đồng thời cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ du khách, đặc biệt là từ năm 2005 trở lại đây
Nếu như năm 2005, toàn ĐBSCL mới chỉ có 710 cơ sở lưu trú với tổng cộng 14.394 buồng, thì đến năm 2008, số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tăng lên 814 cơ
sở với 16.508 buồng; trong đó có 4 khách sạn 4 sao, 15 khách sạn 3 sao, 54 khách sạn
2 sao, 88 khách sạn 1 sao và nhiều cơ sở không xếp hạng khác, tập trung nhiều nhất ở Kiên Giang (25%) và Cần Thơ (20%) Công suất sử dụng trung bình không cao, khoảng 57% Tính đến năm 2013, ĐBSCL đã có 1119 cơ sở với 23.083 buồng có thể cho thuê lưu trú, có khả năng đón tối đa 6,2 triệu khách trong 365 ngày, bình quân 20 phòng/cơ sở lưu trú, có 2 cơ sở lưu trú 5 sao là Salinda Primium Resort and Spa và The shells Resort and Spa (Phú Quốc) đã hoạt động và 1 cơ sở 5 sao đang được xây dựng là Mường Thanh (Cần Thơ), có 39 cơ sở lưu trú từ 3 - 4 sao với 1248 buồng (chiếm 1,6% số cơ sở lưu trú và 4,9% số phòng so với khu vực) Trong đó, có khoảng
574 cơ sở có thể đáp ứng phục vụ hội nghị, hội thảo và còn đến 656 cơ sở lưu trú với 11.334 phòng chưa được xếp hạng Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở ĐBSCL là không đều nhau, hầu hết các khách sạn đều tập trung ở một số địa phương, như: Cần Thơ có
186 khách sạn, Kiên Giang có 230 khách sạn (riêng Phú Quốc có 40 khách sạn từ 2 sao trở lên), Tiền Giang có 113 khách sạn, An Giang có 94 khách sạn, Cà Mau có 85 khách sạn Số khách sạn được xếp hạng 3 - 4 sao chỉ chiếm khoảng 2% cơ sở lưu trú, 5% số phòng và 6% số giường so với tổng số, trong đó có 4 khách sạn 4 sao nằm ở Cần Thơ, An Giang có 1 khách sạn, Kiên Giang có 11 khách sạn (trong đó Phú Quốc
có 10 khách sạn 4 sao) Đặc biệt, loại hình lưu trú tại nhà dân, lưu trú trong nhà cổ, nhà ở sinh thái, du thuyền lưu trú… là hình thức mới khá hấp dẫn, chính thức đi vào hoạt động ở ĐBSCL từ năm 2006 Loại hình này tập trung nhiều ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, An Giang…
Trang 30Về chất lượng, các cơ sở lưu trú ở ĐBSCL được nâng dần trên các mặt về tiện nghi phục vụ và các dịch vụ bổ trợ khác Các buồng phòng đã đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh theo tiêu chí xếp hạng đánh giá cơ sở lưu trú của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việc phát triển các cơ sở lưu trú có sự biến đổi về chất lượng theo hướng tăng cao tỉ trọng các cơ sở dịch vụ du lịch cao cấp, số lượng khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp ngày càng tăng, kéo theo đó là việc tập trung đầu tư hệ thống cơ sở lưu trú để phục vụ nguồn khách có thu nhập cao Thời điểm gần đây, ĐBSCL đã có nhiều
dự án đầu tư xây dựng các resort, các khách sạn 5 sao ở Cần Thơ, Kiên Giang… Tuy nhiên, nhìn chung, cơ sở lưu trú phục vụ khách đến ĐBSCL còn thiếu các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp Đa số là cơ sở lưu trú quy mô nhỏ, số lượng cũng như chất lượng phòng nghỉ chưa đạt chuẩn Mỗi khi đưa khách du lịch qua đây, công ti du lịch rất khó bố trí nơi nghỉ ngơi đáp ứng yêu cầu của khách Những hạn chế đó đã ảnh hưởng đến việc thu hút du khách đến tham quan, cũng như không kéo dài thời gian lưu trú của khách Thực tế, khi có các sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn, nhiều đoàn khách VIP tìm đến nghỉ dưỡng ở ĐBSCL, các khách sạn quy mô nhỏ cũng gặp khó khăn trong việc áp dụng công nghệ quản lí khách sạn hiện đại Việc kiểm kê, đánh giá hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn cùng công tác quản lí cơ sở lưu trú ở từng tỉnh và toàn vùng chưa được coi trọng, các cơ sở lưu trú thường tự phát Đa số các cơ sở lưu trú là của tư nhân, tập trung chủ yếu ở các trung tâm đô thị… Đặc biệt, các dịch vụ phụ trợ như: bể bơi, xông hơi, massage, spa, tennis tại các khách sạn, nhà nghỉ còn hạn chế Vấn đề vệ sinh tại cơ sở lưu trú đang rất cần được quan tâm Ngoài ra còn nhiều hạn chế về nguồn nhân lực, trình độ quản lí, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ của một số khách sạn xa trung tâm, khách sạn có quy mô nhỏ, cơ sở lưu trú tại nhà dân và các cơ
sở lưu trú trong khu du lịch sinh thái chưa đảm bảo tiêu chuẩn, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập
Trang 31+ Cơ sở ăn uống
Cùng với sự gia tăng nhanh khách du lịch và các cơ sở lưu trú ở vùng du lịch ĐBSCL, hệ thống các cơ sở ăn uống nơi đây rất đa dạng và phong phú Toàn vùng có khoảng 343 cơ sở ăn uống đã được khai thác phục vụ tốt cho du lịch Các cơ sở này nằm trong và ngoài các cơ sở lưu trú, tập trung chủ yếu tại các trung tâm thành phố
Cụ thể, số lượng nhà hàng của một số tỉnh ĐBSCL như sau: Cà Mau (31 nhà hàng), Bạc Liêu (27 nhà hàng), Cần Thơ (42 nhà hàng), Tiền Giang (13 nhà hàng tập trung ở
Mỹ Tho), An Giang (34 nhà hàng), và hàng trăm cơ sở ăn uống chưa được khai thác tốt hoặc mới được khai thác một phần nằm rải rác tại các tỉnh ở ĐBSCL Các cơ sở ăn uống ngoài khách sạn trong những năm qua cũng đã phát triển nhanh, phong phú, đa dạng với các loại hình cơ sở ăn uống như nhà hàng thức ăn nhanh, điểm tâm, tự chọn
đã bắt đầu phát triển Các món ăn ngày càng độc đáo và hấp dẫn khách du lịch nội địa
và quốc tế Tại Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau… có các nhà hàng phục vụ đặc sản của từng tỉnh, hình thức phục vụ và điều kiện trang thiết bị là tốt nhất so với các địa phương khác trong vùng Những cơ sở ăn uống phục vụ đặc sản địa phương có thể kể đến như: Bánh xèo Mười Xiềm, Lẩu mắm Miền Tây, Lẩu riêu cua đồng… Ngoài ra, còn có các nhà hàng phục vụ các món ăn chế biến từ đặc sản của rừng, của sông nước mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, như: mật ong, cá, tôm, cua, rùa, rắn, hoa màu, cây ăn trái, các loài chim muông, bánh tráng, bông súng, bông điên điển, cá linh non Tuy nhiên, tại các nhà hàng, các cơ sở ăn uống, dịch vụ ẩm thực nhiều nơi vẫn đơn điệu, nghèo nàn, trùng lấp, chưa có những món ăn độc đáo, hấp dẫn để lại ấn tượng cho du khách sau khi thưởng thức Đội ngũ phục vụ thiếu về
số lượng, phong cách, tác phong còn chưa chuyên nghiệp Phần lớn nhân viên phục vụ chưa qua lớp đào tạo nghiệp không đáp ứng đòi hỏi của khách du lịch cũng như yêu cầu phát triển du lịch của vùng
Trang 32+ Khu du lịch, vui chơi, giải trí
Toàn vùng hiện có khoảng hơn 200 khu, điểm du lịch được đưa vào đầu tư khai thác, kinh doanh phục vụ tham quan, vui chơi giải trí của du khách, có thể kể đến như: Khu du lịch Nhà Mát (Bạc Liêu); di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Mahatup - Chùa Dơi (phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng); khu lăng miếu Núi Sam, bao gồm lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ (phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang); điểm du lịch Cồn Phụng (xã Tân Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre); điểm du lịch sinh thái Hồ Nam (phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) và khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (phường 2, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu);
di tích lịch sử địa điểm Nhà tù Phú Quốc (xã An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) và điểm du lịch Mũi Nai (phường Pháo Đài, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cụm du lịch sinh thái Thới Sơn (Tiền Giang) và làng du lịch Mỹ Khánh (Cần Thơ) Trong Dự thảo chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch đến 2020 cũng định hướng trên lãnh thổ vùng ĐBSCL có tiềm năng phát triển 3 khu và 6 điểm du lịch quốc gia, gồm các khu vực: miệt vườn Thới Sơn; biển, đảo Phú Quốc; rừng ngập mặn Năm Căn; khu sinh thái đất ngập nước Láng Sen, Đồng Tháp Mười; thị xã Hà Tiên; vườn quốc gia Tràm Chim; Núi Sam; cù lao Ông Hổ Nhìn chung, đa số các khu du lịch, vui chơi, giải trí ở đây thường có quy mô nhỏ, đơn điệu…, các khu du lịch và khu vui chơi giải trí tổng hợp có quy mô lớn còn ít và chưa đồng bộ
+ Cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ du lịch
So với tình hình chung của cả nước, vùng ĐBSCL có hệ thống giao thông đặc thù,
bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch chằng chịt và nhiều sông lớn Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội phát triển tốt và sự quan tâm đầu tư của nhà nước, nên hệ thống hạ tầng giao thông được cải thiện trong thời gian qua Về giao thông đường bộ, khu vực ĐBSCL được xem là có tiềm năng rất lớn Đường bộ có tổng cộng 47.202 km, trong
đó có 1960 km quốc lộ, 3720 km tỉnh lộ, 8402 km đường huyện, 33.120 km đường xã
Trang 33Hiện nay, trong vùng có các quốc lộ 1, 50, 62, 30, 54, 57, 60, 61, 63, 80, 91, 91B; các tuyến N1, N2 và hệ thống các tỉnh lộ, huyện lộ Nếu như trên cả nước, việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ chiếm 70% thì ở các tỉnh ĐBSCL ngược lại, vận tải thủy chiếm tới 70% và đường bộ chỉ khoảng 30% Hệ thống giao thông đường thủy có tổng chiều dài tuyến sông là 2035 km Hiện tại trong vùng, các tour du lịch đường sông đã được khai thác tốt ở các địa phương như Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng… Các tuyến đường sông này phát triển sang tận Cam-pu-chia Ngoài ra, vùng ĐBSCL còn có đường bờ biển dài trên 736 km, có hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài hơn 28.000 km, trong đó có 13.000 km có khả năng khai thác vận tải du lịch sông nước nội vùng đã hình thành nhiều tour, tuyến phục vụ
du lịch tại các địa phương như Kiên Giang, Trà Vinh, Cà Mau… Đặc biệt là các tour nối liền Cà Mau, Kiên Giang với các đảo của vùng ĐBSCL Hiện nay, trong vùng có 4 sân bay: 2 sân bay quốc tế và 2 sân bay nội địa với diện tích và công suất tiếp nhận khách khác nhau Trong đó chỉ có sân bay quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc có khả năng tiếp nhận máy bay cỡ lớn (trên 100 khách), các sân bay nội địa Cà Mau, Rạch Giá có đường băng nhỏ, điều kiện kĩ thuật cũng chưa đáp ứng được việc vận hành trong các điều kiện phức tạp Đường sắt là loại hình có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, giao thông vận tải bằng đường sắt hiện chưa có và chưa đủ điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển Nhìn chung, hệ thống giao thông của vùng tương đối tốt, đảm bảo nhu cầu đi lại của du khách đến tất cả các địa phương trong vùng Tuy nhiên, chất lượng các tuyến giao thông bộ còn kém, tuyến đường nhỏ, hẹp, việc giao thông nội vùng còn hạn chế, đặc biệt là tuyến nối giữa Cà Mau với Kiên Giang, Đồng Tháp với An Giang… Giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn trong việc phục vụ du lịch vào mùa lũ Giao thông đường biển còn chưa được khai thác đúng mức, mức độ đảm bảo an toàn của các phương tiện vận tải chưa cao; vì vậy, việc đầu
tư đúng mức cho giao thông vận tải của ĐBSCL hiện là vấn đề cấp thiết
Trang 34+ Các tiện nghi phục vụ khác
Dịch vụ bưu điện tương đối phát triển, đã hình thành được khoảng 650 tổng đài điện thoại cố định và trên 2 triệu thuê bao (chỉ tính điện thoại cố định và di động trả sau) Đã sử dụng và đưa vào sử dụng 2700 điểm bưu cục cùng gần 100.000 thuê bao internet khắp toàn vùng, góp phần cung cấp tốt thông tin liên lạc giữa các cấp và các ngành Mạng cáp quang quốc gia đã phủ kín mọi tỉnh thành trong vùng Nhiều trung tâm thương mại và chợ được xây dựng khắp nơi Hiện toàn vùng có 25 trung tâm thương mại, 9 chợ chuyên doanh, 3 chợ biên giới và có gần 500 chợ được xây mới, nâng tổng số chợ hiện có là 1790 và chiếm trên 20% tổng số chợ trong cả nước; trong
đó, chợ nông thôn là 1290 (chiếm gần 80%) đảm bảo 70 - 75% tổng mức lưu chuyển hàng hóa trong Ngoài ra, trong vùng hiện có gần 20 ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) Nơi đây có hơn 150 doanh nghiệp lữ hành, công ti du lịch đang hoạt động, trong đó có những công ti lớn như: CPDL Cần Thơ, CPDL Kiên Giang, TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành An Giang, Phương Trang… Điều này góp phần thuận lợi cho việc tham quan, nhu cầu mua sắm và sử dụng dịch vụ cần thiết của du khách khi đến ĐBSCL
TIỂU KẾT
Trong chương 1, tác giả luận văn đã trình bày, hệ thống một số khái niệm cơ bản
về văn hóa, văn hóa ẩm thực, du lịch, quan điểm về phát triển du lịch dựa vào ẩm thực cũng như tổng quan chung về ĐBSCL, về du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long Trong
đó, tác giả luận văn xác định ẩm thực là một loại hình văn hóa đặc biệt, có tiềm năng,
để phát triển du lịch nói chung và du lịch ĐBSCL nói riêng Bên cạnh đó tác giả cũng nêu lên được tầm quan trọng của ẩm thực trong phát triển du lịch ĐBSCL để làm cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, những ưu khuyết điểm của vấn đề ở chương tiếp theo
Trang 35Chương 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY 2.1 Đặc trưng văn hóa ẩm thực ĐBSCL
Như đã nói trên, ẩm thực là khái niệm chung nói về việc ăn và uống Văn hoá ẩm thực bao gồm cả cách chế biến, bày biện và thưởng thức từng món ăn từ đơn giản, đạm bạc đến cầu kỳ mỹ vị Văn hoá ẩm thực vùng ĐBSCL mang nhiều nét của một miền quê sông nước ĐBSCL đâu đâu cũng đất rộng sông dài, nơi nào cũng có kênh rạch, ao
hồ chằng chịt… lắm cá nhiều tôm Không chỉ có sông, mà còn có rừng, có biển, nguồn tài nguyên nông – lâm – thủy sản dồi dào Do đặc điểm địa hình và sinh hoạt kinh tế, ĐBSCL đã định hình nền văn minh sông nước, ở đó nguồn lương thực - thực phẩm chính là lúa, cá và rau quả Văn hoá ẩm thực ĐBSCL, nhìn ở một phương diện nào đó,
là kết quả của con người ứng xử trước môi trường tự nhiên Đó cũng chính là cách con người tận dụng và cải tạo môi trường tự nhiên để làm phong phú cuộc sống của mình Nói đến đặc tính ăn uống của người Miền Tây là nói đến tính hoang dã và tính sáng tạo trong văn hóa ẩm thực, thể hiện trong việc ăn các món có nhiều nguồn gốc từ tự nhiên và sự chế biến các món ăn từ tự nhiên đó thành các món khác nhau
- Tính hoang dã
Nói đến vùng đất Nam Bộ, người ta hay nói đến sự trù phú của vùng đất này về các nguồn lợi tự nhiên, vùng đất “làm chơi ăn thiệt” Đại thể là, thiên nhiên ở đây ưu đãi cho con người, con người không phải làm lụng nhiều mà vẫn có cái ăn, cái mặc Buổi đầu, khi những lưu dân đặt chân lên vùng đất này thì thiên nhiên ở đây còn rất hoang sơ, rừng hoang cỏ rậm, thú dữ hoành hành Con người cảm thấy lạ lẫm trước một cảnh quan thiên nhiên mà ở nơi quê cha đất tổ họ chưa hề gặp phải “Chèo ghe sợ sấu cắn chân Xuống sông sợ đỉa lên rừng sợ ma” Vì vậy, để sinh tồn, ở phương diện
ăn uống, họ không thể nào ăn các món ăn truyền thống nơi quê nhà, bởi nguyên vật liệu, các nguồn lương thực họ chưa hề quen biết, nên lúc đầu gặp gì ăn nấy, từ những
Trang 36cây cỏ trên bờ, con cá dưới sông, con chim trên trời… cho đến các loài sinh vật khác Tính hoang dã trong văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ đã định hình từ lúc này
“Gióđưa gió đẩy về rẫy ăn còng, Về sông ăn cá, về đồng ăn cua” Điều dễ nhận thấy nhất ở tính hoang dã này là người dân ĐBSCL ăn rất nhiều rau Đây là loại thức ăn có sẵn ở ao hồ, vườn ruộng, rất dễ tìm, không cần thiết phải chế biến, chỉ cần hái vào rửa sạch là ăn được Người ta có thể ăn đủ các loại rau, từ rau đắng, rau dềnh, rau răm, rau thơm, bồ ngót, mồng tơi, rau tập tàng, cải xanh, cải trời, tía tô, hành, hẹ, ngò gai, ngò rí… đến các loại cây, đọt cây, các loại bông, như: bông điên điển, cù nèo, đọt vừng, lá xoài, lá cách… Trong danh mục này, có thứ dùng để ăn sống, có thứ dùng để nấu canh, có thứ luộc lên chấm với cá kho, thịt kho, hay nước chấm Đối với các loài thủy hải sản, ngoài các loại cá, tôm bắt ở ao, đìa, người ta còn ăn cả các loài mang tính hoang dã, như: con còng, con cua, ba khía, chuột, cóc, nhái, ếch, rùa, rắn, lươn, le le, dơi… và thậm chí người ta còn ăn cả một số loài côn trùng như: cào cào, dế… nữa Cuộc sống con người giờ đã ổn định, người ta không phải vất vả với cái ăn, cái mặc nữa Do đó, từ chỗ ăn để tồn tại, người ta đã nghĩ đến ăn làm sao cho ngon, và tính sáng tạo trong ăn uống đã bắt đầu hình thành ở giai đoạn này
- Tính sáng tạo
Tính sáng tạo ở đây được thể hiện ở việc con người chế biến ra các món ăn khác nhau Việc chế biến này được nhìn nhận ở hai phương diện Một là, một món ăn, người ta có thể chế biến bằng nhiều loại động thực vật khác nhau Chỉ một món kho, người ta có thể kho với các loài động thực vật, hoặc thủy hải sản khác nhau để tạo ra các món ăn khác nhau, với các hương vị khác nhau Nào là: cá lóc kho, cá trê kho, cá hủn hỉn kho tiêu, cá sặc kho, cá chạch kho, cá rô kho, cá lòng ròng kho… còn có cả gà kho và dừa kho nữa Ngay chỉ có một món kho thôi, người ta cũng có nhiều cách kho khác nhau, như: kho tiêu, kho tộ, kho quẹt, kho khô, kho mẳn, kho riệu…
Trang 37Hai là, chỉ một loài sinh vật, người ta cũng có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau, với cách làm khác nhau và hương vị cũng khác nhau Chỉ một loại cá lóc, mà người ta có thể chế biến ra hơn 20 món khác nhau: “khô lóc nướng, khô lóc xé phay trộn gỏi, khô lóc chưng tương gừng, khô lóc nấu choại bần, mắm lóc sống trộn gỏi, mắm lóc kho lỏng, mắm lóc chưng nguyên con, mắm lòng trộn gỏi đu đủ phơi se, mắm lòng chưng nồi cơm, canh chua tuyền cá lóc, canh chua đầu cá lóc, cá lóc luộc hèm, cá lóc um lá nhào – đậu phộng – nước cốt dừa, cá lóc um khoai rạng, cá lóc nướng trui, cá lóc nướng lèo, cá lóc kho nước dừa, cá lóc kho tương gừng, cá lóc kho
tộ, cá lóc kho mắm mẳn phi hành tỏi, cá lóc chiên thường, cá lóc chiên cháy vảy, cá lóc xào ơt xanh, cá lóc xào hành, cá lóc xào củ kiệu, cá lóc xào củ nghệ, cá lóc xào lá cách - lá nhào, cá lóc xào tái thập cẩm thổ mộc, cá lóc nướng phết mỡ hành, cá lóc bịt đất đốt, cá lóc đốt rượu, đầu cá lóc hấp rượu mềm xương, đầu cá lóc nấu xáng lẩu, đầu
cá lóc băm nhỏ dồi bụng chuột đồng hấp, tả pín lù cá lóc, cá lóc xông xắt mỏng nhúng rượu gốc, cá lóc luộc cuốn bánh tráng rau thơm, cá lóc luộc tái trộn dừa - đậu phộng rang, cháo cá lóc, bánh canh cá lóc, bún nước lèo cá lóc, bún bò Huế cá lóc, lòng cá lóc xào gừng non, lòng cá lóc xé phay trộn nhăm bắp chuối, lòng cá lóc luộc kỹ trộn mắm lòng đu đủ, cá lòng ròng kho lạt, cá lòng ròng kho tiêu, cá lòng ròng kho quẹt…
- Tính biện chứng trong văn hóa ẩm thực ĐBSCL
Từ xưa, những lưu dân Nam Bộ đã biết sự sống có mối quan hệ mật thiết với quy luật quân bình âm dương, nên trong quá trình tạo món ăn họ lựa chọn các thực phẩm chế biến sao cho âm dương cân bằng cả trong thức ăn và đối với cơ thể Tính biện chứng trong văn hóa ẩm thực ĐBSCL chính là được thể hiện ở dạng “hài hòa âm dương” trong việc chế biến thức ăn Ăn uống ngoài việc để sinh tồn, một số thức ăn còn có tác dụng giúp cho cơ thể phòng chống được một số bệnh thông thường Đó không chỉ là các loại thảo mộc mà còn có nhiều ở các loại động vật nơi mình sinh
Trang 38bị bệnh, ăn gì để trị bệnh Nhiều món ăn – bài thuốc đã được tích lũy trong quá trình chinh phục tự nhiên cũng như những kinh nghiệm truyền thống mang theo từ quê cha đất tổ Những kinh nghiệm đó cho rằng để đảm bảo sự hài hòa âm dương giữa con người và môi trường tự nhiên, ở xứ nóng (dương) người ta thích ăn rau quả, cá tôm, lươn (âm) là những thứ hàn, hơn mỡ thịt Khi chế biến, các món ăn được ưa thích ở xứ nóng là món có vị chua (âm), vừa dễ ăn, dễ tiêu, vừa giải nhiệt và là món luôn có nhiều nước (âm) để bù lại lượng nước bị mất do ra nhiều mồ hôi Chính vì vậy, người đồng bằng đặc biệt ưa chuộng những đồ ăn chua, đắng và bữa cơm hằng ngày ở gia đình nào cũng có món canh Bên cạnh đó, người ta còn tuân thủ tập quán dùng gia vị
để kích thích dịch tiêu hóa, làm dậy mùi thơm ngon của thức ăn, tận dụng các chất kháng sinh thực vật có nhiều trong gia vị để hạn chế sự phát triển của vi sinh vật Các bụi hành lá, sả, gừng, nghệ, riềng là những gia vị có tác dụng làm thức ăn ngon thêm, đồng thời khi ăn, nó chính là các vị thuốc chữa bệnh thông thường rất hiệu nghiệm: ăn hành làm tiêu đờm; sả làm thông tiểu, ra mồ hôi; gừng làm ấm tì vị, ngăn cơn nôn mửa, tiêu chảy; nghệ giúp giải độc, chữa bệnh loét dạ dày, yếu gan Trong bữa cơm, dĩa rau thơm gồm húng quế, rau răm, tía tô, húng cây, dấp cá ngoài việc giúp tăng thêm vị ngon cho món ăn, còn là các vị thuốc hiệu nghiệm trị cảm cúm, ung nhọt, giải độc , rau tần dày lá để nấu canh chua, đồng thời cũng là thứ thuốc trị viêm họng và ho do thời tiết thay đổi… Tóm lại, với những hành trang văn hóa mang theo
từ cội nguồn cộng với những trải nghiệm từ thực tế cuộc sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long đã áp dụng những nguyên lý này vào việc ăn uống để giữ gìn và tăng cường sức khỏe Họ đã tận dụng tối đa các loại cây cỏ, hoa trái, động vật thích hợp mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng làm thức ăn theo kiểu món ăn – bài thuốc một cách hợp lý và rất có hiệu quả
Trang 39- Tính giao thoa trong văn hóa ẩm thực các dân tộc
Bên cạnh các đặc trưng trên, ĐBSCL còn là nơi chung sống của các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa Cho nên, về phương diện văn hoá – tín ngưỡng, vùng đất này có sự pha trộn, giao thoa lẫn nhau Tuy mỗi dân tộc có một số món ăn đặc trưng của dân tộc mình như: Canh chua, cá kho tộ… là những món ăn đặc trưng của người Việt; Bún nước lèo, bún mắm, canh xiêm lo… là đặc trưng của người Khmer Người Hoa thì có các món: heo quay, vịt tiềm, canh thuốc bắc… Nhưng có thể nói sự phân chia chỉ mang tính chất lý thuyết, bởi trong thực tế, các món ăn này không có giới hạn
rõ ràng giữa các dân tộc Trong số các món ăn vừa kể trên, hầu hết người Hoa, người Việt, người Khmer ở vùng đất này đều ăn như nhau Trong cộng đồng người Việt, Khmer, Hoa cũng có một số khác biệt về khẩu vị trong cách chế biến thức ăn: người Hoa thích ăn thịt hơn ăn cá, ăn nhiều mỡ heo, ít ăn canh chua hơn canh mẳn, thích cá biển mặn chưng thịt; người Khmer thích ăn canh xiêm lo nêm mắm bò hóc thay vì canh chua nhưng do quá trình cộng cư kéo dài từ đời này sang đời khác, mối giao hữu giữa các dân tộc càng khắng khít nhau hơn, nên các món ăn cũng dần dần chuyển hoá giống nhau Chẳng những người dân chuộng những món ăn truyền thống của mình và còn tiếp nhận thêm văn hoá ẩm thực của các dân tộc anh em Ví dụ như người Hoa ngày nay cũng ăn canh chua, cá kho tộ của người Việt, mắm bồ hóc, canh xim lo của người Khmer Ngược lại, các dân tộc Việt, Khmer cũng thích ăn những món ăn của người Hoa, như: heo quay, bánh hỏi, vịt tiềm, vịt khìa, vịt quay… Trước đây người Chăm ăn gạo tẻ nấu trong những nồi đất nung lớn nhỏ Gần đây cho đến ngày nay ăn ở của người Chăm không khác gì người Việt Nếp ăn hàng ngày vẫn là nếp ăn nông nghiệp, bỏ nhiều thời gian cho bữa ăn, mua bán món ăn, gạo ở chợ Bữa ăn cũng vẫn là cùng ngồi quanh mâm cơm, cùng chung một chén nước chấm, khi có công việc giỗ chạp, cưới xin, lễ hội thì gọi là “ăn nhậu” theo đúng kiểu miền Tây Đây chính là những điều thú vị và đặc trưng nhất trong văn hóa ẩm thực ĐBSCL, tính đa dạng và sự hoà hợp cao
Trang 40Nhiều món ăn của dân tộc này, sau khi qua tay dân tộc khác, lại trở nên độc đáo
và hấp dẫn hơn Món Bún nước lèo là một ví dụ Món này vốn là đặc trưng của người Khmer nhưng khi qua tay những thợ nấu người Việt thì các nguyên liệu của nó không được giữ nguyên như cũ, mà nó đã được thêm bớt cho phù hợp với cái “gu” của mình Hai nơi có món bún nước lèo nổi tiếng nhất chính là Trà Vinh và Sóc Trăng cũng có những cách chế biến lại sao cho phù hợp với khẩu vị của địa phương mình Người Việt
ở Trà Vinh thì ăn kèm với thịt heo quay, chả giò, bánh cống… của người Hoa Còn người Việt ở Sóc Trăng thì lại ăn kèm với tép lột vỏ và những miếng cá lóc lớn đã lấy xương ra Ngược lại món Canh chua là đặc sản của người Việt Người Việt nêm món này bằng me, chanh, hay khế để tạo vị chua Đến tay các phụ nữ Khmer, họ dùng lá giang - một loại lá phổ biến ở vùng Bảy Núi An Giang để nêm vào, thì ngay cả người Việt ăn qua cũng thích Đến lượt người Hoa, khi họ thay nguyên liệu cá bằng thịt gà và kết hợp với lá giang của người Khmer thì lại tạo thành một món ăn độc đáo mà ngay
cả người ở Sài Gòn cũng phải chuộng chứ không riêng gì người dân ở ĐBSCL Và cái món bún nước lèo có nguồn gốc của dân tộc Khmer, cộng với cái lẩu của người Hoa, người Việt đã có món Lẩu mắm với nhiều cải tiến đặc sắc Đây là một sự kết hợp văn hoá ẩm thực giữa 3 dân tộc: Việt, Khmer, Hoa Lẩu mắm hiện thời gồm rất nhiều nguyên liệu như: tôm tép, mực, cá đồng, lươn, thịt bò, cá kèo, lòng lợn, thịt quay và cả tàu hủ tươi Món lẩu mắm ăn kèm với nhiều loại rau chợ như: cải xanh, giá, cà phổi, khổ qua, bắp cải, rau muống tàu; rau ở vườn gồm: cù nèo, tai tượng, bông súng, mùng tơi, bông so đũa, bắp chuối xiêm, rau nhút… Ở ĐBSCL, “Lẩu mắm Dạ Lý” (Cần Thơ)
là một thương hiệu khá nổi tiếng, thu hút khá nhiều thực khách bởi cái tên và hương vị độc đáo của nó Và còn rất nhiều các món ăn thường ngày khác tuy bình dị nhưng vẫn toát lên được nét đặc trưng văn hóa ẩm thực của các dân tộc sống tại ĐBSCL bởi sự kết hợp hài hòa các món ăn trong việc chế biến Qua đó, cho thấy phong cách ăn uống của người dân ĐBSCL là kết quả của sự giao tiếp hòa trộn nhiều tộc người, là sản