Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển tiền điện tử

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thanh toán điện tử tại Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy (Trang 32 - 36)

1.4.2.1. Môi trường kinh tế - xã hội

Mức sống của dân cư

Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển dịch vụ thanh toán. Khi người dân có thu nhập thấp hay nói cách khác, họ có ít tiền sẽ không quan tâm đến các dịch vụ ngân hàng. Họ sẽ sử dụng tiền mặt thay thế các dịch vụ thanh toán điện tử. Do vậy, sự phát triển của nền kinh tế và sự cải thiện mức sống luôn là điều kiện tiên quyết để phát triển dịch vụ thanh toán điện tử.

Thói quen của người dân

Thói quen và sự ưa thích dùng tiền mặt và sự trì trệ của khách hàng có thể là trở ngại chính cho sự phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Tại các nước châu á, số lượng khách hàng sử dụng thanh toán phi tiền mặt rất nhỏ so với các nước phương Tây. Đã rất lâu hệ thống thanh toán của Việt Nam được xây dựng quanh thói quen của người Việt Nam và việc thích dùng tiền mặt làm phương tiện thanh toán. Phạm vi của các công cụ phi tiền mặt hiện nay còn bị giới hạn và thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu vẫn dựa trên giấy tờ.

Sự chấp nhận của khách hàng: Sự truyền bá các dịch vụ thanh toán điện tử được khách hàng xác định nhiều hơn là người bán. Không có điểm nào cho ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử nếu không được sự chấp nhận của khách hàng.

Sự quan tâm tới các dịch vụ thanh toán điện tử và lợi ích của chúng: Rõ ràng rằng thanh toán điện tử là hiện đại và tốt. Tuy nhiên, chúng ta không thể cho rằng tốt thôi là đủ. Để được sự chấp nhận các dịch vụ thanh toán điện tử, ngân hàng phải đưa ra các dịch vụ làm cho khách hàng quan tâm tới khả năng của các dịch vụ đó và đào tạo họ sử dụng các dịch vụ đó.

1.4.2.2. Môi trường pháp lý

Sự phát triển của công nghệ mới trong hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi cần phải có các qui định pháp lý mới. Các dịch vụ thanh toán điện tử chỉ hiệu quả và an toàn thực sự khi nó đúng luật. Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật phần lớn bỏ quên không công nhận các hợp đồng trực tuyến, các chữ ký điện tử, các thông điệp và thư tín điện tử, hoá đơn điện tử hoặc các công cụ tài chính phi vật thể, tiền mặt điện tử hoặc hệ thống thanh toán trên Internet, và phần lớn đòi hỏi phải có bằng chứng hữu hình cho giao dịch để nó được thừa nhận tại toà án. Để thuận tiện cho các dịch vụ thanh toán điện tử, hệ thống pháp lý cần vượt qua được các rào cản pháp lý cũ kỹ này, ví dụ tính hợp lệ của chữ ký điện tử, hợp đồng trực tuyến, hoá đơn điện tử hoặc các công cụ tài chính phi vật thể…. phải được đưa ra.

Các dịch vụ thanh toán điện tử đòi hỏi một môi trường kinh tế và kỹ thuật chuẩn hóa cao độ. Trong môi trường đó, các sản phẩm và các dịch vụ phải tuân theo các tiêu chuẩn khắt khe.

1.4.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Một tiềm năng rất lớn là sự phát triển công nghệ có thể mang lại sự chuyển biến cho công nghệ ngân hàng theo cách mà nó sẽ mang lại những thành tựu đáng kể cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tốc độ tăng nhanh chóng của các tiến bộ trong công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã đưa ra một phạm vi lớn kênh phân phối trong ngân hàng bán lẻ, và đặc biệt là các hệ thống thanh toán điện tử. Ngân hàng cần khai thác các cơ hội có được từ sự phát triển và biến đổi này để duy trì cạnh tranh. Ngân hàng thành công tương lai chính là những ngân hàng đón đầu cuộc cách mạng CNTT và truyền thông. Hơn nữa, người tiêu dùng cũng có thể yêu cầu các dịch vụ ngân hàng chất lượng

hơn và bắt đầu thấy rõ hơn những thế mạnh và công nghệ có thể mang lại. Người thắng sẽ là những ngân hàng áp dụng được khả năng của CNTT và truyền thông vào việc ra quyết định chiến lược về mở rộng kinh doanh, tăng cường năng lực bộ máy tổ chức, quản lý rủi ro và thiết lập mối quan hệ khách hàng tốt hơn.

1.4.2.4. Tính bảo mật và an toàn

Các yêu cầu bảo mật cơ bản của hệ thống thanh toán điện tử có thể tóm tắt là: Xác thực thanh toán, toàn vẹn thanh toán, uỷ quyền thanh toán, bí mật thanh toán.

Xác thực thanh toán có nghĩa là cả bên mua và bên bán phải chứng minh được sự nhận dạng trong thanh toán của họ, cái không cần phải giống hệt với nhận dạng thực sự của họ. Nếu không yêu cầu khuyết danh, một kỹ thuật xác thực có thể được sử dụng để thoả mãn yêu cầu này. Việc xác thực không có nghĩa là nhận dạng của người mua bị lộ ra. Nếu yêu cầu khuyết danh, cần có một số kỹ thuật xác thực đặc biệt( chữ ký ẩn).

Tính toàn vẹn thanh toán đòi hỏi dữ liệu giao dịch thanh toán không thể bị sửa bởi người không được uỷ quyền. Dữ liệu giao dịch thanh toán gồm nhận dạng người mua, nhận dạng người bán, nội dung của việc mua bán, số tiền và có thể thêm một số thông tin khác. Để phục vụ mục đích này, một kỹ thuật toàn vẹn trong bảo mật thông tin đựơc sử dụng.

Uỷ quyền thanh toán đảm bảo rằng không khoản tiền nào được rút khỏi tài khoản khách hàng hoặc thẻ thông minh nếu không được sự cho phép rõ ràng của khách hàng. Nó cũng có nghĩa là số tiền được phép chỉ có thể được rút ra bởi những người được uỷ quyền. Yêu cầu này liên quan tới việc kiểm soát truy cập, một trong những dịch vụ bảo mật.

Tính bí ẩn thanh toán là tính bí mật của một hoặc nhiều mẫu dữ liệu giao dịch thanh toán. Trong trường hợp đơn giản nhất tính bí mật có thể có được bằng cách sử dụng kỹ thuật bí mật truyền thông. Trong vài trường hợp, tuy vậy, yêu cầu rằng các mẩu dữ liệu giao dịch khác nhau có thể được giữ bí mật từ các bên hệ thống thanh toán khác

nhau. Những yêu cầu như thế có thể được đáp ứng bởi các kỹ thuật bảo mật thanh toán đặc biệt nào đó.

1.4.2.5. Trình độ nhân viên

Hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi lực lượng nhân viên có kỹ thuật CNTT và truyền thông cao để đưa ra những ứng dụng cần thiết, hỗ trợ và phổ biến kiến thức kỹ thuật tương ứng. Tuy nhiên, theo tạp chí nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới “Triển vọng kinh tế toàn cầu và các nước đang phát triển 2001” nguồn lực này trong nhiều nước đang phát triển rất thiếu. Điều này tạo nên một cản cho sự phát triển các hệ thống thanh toán điện tử. Hơn nữa, cầu về lực lượng lao động CNTT chất lượng cao trong các nước công nghiệp cao hơn cung. Do đó, các nước đang phát triển có khả năng chảy máu chất xám về lao động CNTT, gây nên thiếu lao động CNTT thậm chí gay gắt và ngăn cản sự phát triển các hệ thống thanh toán điện tử.

Lực lượng lao động CNTT của Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu cho thị trường phần mềm nội địa. Phần lớn nhân viên không đủ kỹ năng làm việc và giao dịch trên Internet và với những thiết bị hiện đại. Điểm yếu về tiếng Anh, ngôn ngữ chính trên Internet, cũng là rào cản cho thương mại điện tử.

Chương 2:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thanh toán điện tử tại Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w