hưởng
1.4.1. Chất lượng và các tiêu chí đo lường chất lượng của nghiệp vụ chuyển tiềnđiện tử điện tử
1.4.1.1.Chất lượng của chuyển tiền điện tử
Thứ nhất, Thanh toán chuyển tiền điện tử kiểm soát được luồng vốn thanh toán giữa các đơn vị, từ đó tính được lãi điều hoàn vốn. Bởi lẽ thanh toán chuyển tiền điện tử được thực hiện giữa các ngân hàng trong cùng một hệ thống, mọi khoản chuyển tiền đều phải qua trung tâm thanh toán đối chiếu, kiểm soát. Điều đó giúp cho Hội sở chính tập trung được vốn, nắm bắt được nguồn vốn hiện có, thực hiện điểu hoàn vốn trong hệ thống, điều chuyển tiền mặt và tài sản cho các Chi nhánh khác.
Các chi nhánh có thể chuyển lợi nhuận hàng tháng về cho Hội sở chính một cách an toàn, tiện lợi. Vì thế Hội sở chính có thể quản lý vốn trong toàn hệ thống một cách có hiệu quả hơn, phát huy được tính tự chủ trong kinh doanh của từng Chi nhánh.
Trong hệ thống NHNo & PTNT, tài khoản 5191 là tài khoản duy nhất được mở tại Hội sở chính và Chi nhánh, Nếu tại các Chi nhánh tài khoản này dư Nợ ( tức là Chi nhánh gửi vốn về trung tâm thanh toán ) hoặc dư có ( tức là Chi nhánh nhận vốn từ trung tâm thanh toán ) thì chi nhánh có thể hoàn toàn chủ động trong việc tĩnh lãi thu và lãi trả đối với Trung tâm ( trên cơ sở công thức tính lãi điều hoà )
Thứ hai, Thanh toán chuyển tiền điện tử tiết kiệm được vốn trong thanh toán. Nhờ quá trình điều hoà vốn của trung tâm thanh toán đã giảm thiểu số vốn đưa vào dự trữ thanh toán, từ đó tăng tối đa nguồn vốn đưa vào phục vụ kinh doanh, chấm dứt tình trạng thiếu vốn trong thanh toán, đặc biệt vào cuối năm. Hơn nữa tiền gửi tại NHNN, ngân hàng không được hưởng lãi, trong khi ngân hàng nhận vốn từ Trung tâm phải trả lãi rất cao. Điều này gây nên sự lãng phí vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Với phương thức thanh toán chuyển tiền điện tử góp phần giảm khối lượng tiền gửi ở NHNN, tiết kiệm vốn trong thanh toán.
Mặt khác việc sử dụng chứng từ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại đã rút ngắn thời gian thanh toán được tính bằng phút chứ không phải bằng ngày như trước kia nữa.
Như vậy, quan điểm về chất lượng trong thanh toán chuyển tiền điện tử không chỉ là đáp ứng nhu cầu thanh toán mà còn đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hoà vốn trong nội bộ hệ thống NHNo & PTNT. Điều đó giúp cho việc định hướng phát triển các phương thức thanh toán trong ngày càng hoàn thiện hơn.
1.4.1.2. Các tiêu chí đo lường
Nếu một món chuyển tiền được chuyển đi không đúng thì sẽ gây phiền phức cho khách hàng, làm họ mất nhiều thời gian đến ngân hàng để hỏi thông tin, chi phí đi lại, nếu phải chuyển lại thì họ lại phải chịu phí một lần nữa. Họ còn có thể bị thiệt hại về kinh tế do món tiền không đến đúng thời điểm họ cần. Và ngược lại, ngân hàng cũng sẽ mất thời gian tra soát, liên lạc với khách hàng, thậm chí còn phải chịu mọi chi phí phát sinh trong việc sửa chữa sai lầm mà nguyên nhân chủ quan là do ngân hàng.
Để đảm bảo tránh được những sai lầm chủ quan và khách quan, đồng thời nâng cao chất lượng và uy tìn của mình thì ngân hàng đã đưa ra các tiêu chí để phục vụ khách hàng có yêu cầu chuyển tiền là các món thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, chính xác, mạng lưới phân bố rộng và thuận lợi cho khách hàng, tiết kiệm chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng.
Khách hàng họ có sự lựa chọn khác nhau khi chuyển tiền. Một dịch vụ nhận thấy rõ nhất và hiệu quả nhất là chuyển tiền qua Bưu điện. Họ có thế mạnh là đại lý rất rộng,
cước phí rẻ, thủ tục đơn giản… Do đó đối với mỗi ngân hàng, việc thực hiện thành công một món chuyển tiền là đã góp phần thu hút thêm khách hàng đến với dịch vụ này. Việc đặt ra các tiêu chí đo lường chất lượng của công tác chuyển tiền điện tử là rất thiết thực với mỗi ngân hàng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của ngân hàng và khách hàng.
Vì vậy để đảm bảo tính cạnh tranh, thu hút khách hành thì ngân hàng cần áp dụng các chỉ tiêu đo lường. Đặc biệt là các chỉ tiêu thời gian, độ an toàn để đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch của mình trong lĩnh vực chuyển tiền điện tử.