1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triền sản phẩm du lịch đường sông tại thành phố hồ chí minh

127 1,8K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Ngoài con sông chính là sông Sài Gòn có giá trị về mặt giao thông hàng hải và nguồn nước, bên cạnh đó kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vừa hoàn tất, kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh T

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đây là sản phẩm nghiên cứu khoa học của cá nhân tác giả, không sao chép bất kỳ đề tài nào của các tác giả khác Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu về khả năng phát triển của sản phẩm du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh Tất cả những tài liệu, số liệu khảo sát trong luận văn nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu không nhằm mục đích khác Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những cam kết trên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học chương trình cao học và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giảng dạy của quý Thầy Cô giáo trong và ngoài Khoa du lịch của trường ĐH KHXH và NV Hà Nội, sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn, sự hổ trợ của các anh chị công tác tại các công ty

du lịch trên địa bàn và Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

- Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa Du lịch cùng toàn thể cán bộ giảng viên trong và ngoài khoa du lịch trường ĐHKHXH và NV Hà Nội

- Ban lãnh đạo, các anh chị tại các công ty du lịch và Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đình Hòe giảng viên trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn trực tiếp để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn

Luận văn đã hoàn thành, song do thời gian nghiên cứu có hạn và trình

độ bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong đươc sự góp ý quí báo của quý Thầy, Cô chuyên môn để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu về sản phẩm du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh 2

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Bố cục đề tài 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG 6

1.1 Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đường sông (River Tourism Products) 6

1.1.1 Khái niệm về sản phẩm du lịch 6

1.1.2 Khái niệm về du lịch đường sông (River Tourism) và sản phẩm du lịch đường sông (River Tourism Products) 7

1.1.3 Khái niệm tuyến du lịch đường sông 9

1.1.4 Vai trò của sản phẩm du lịch đường sông trong sự phát triển du lịch 9

1.1.5 Các nhóm sản phẩm du lịch đường sông 10

1.1.6 Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch đường sông 10

1.1.7 Quan điểm phát triển sản phẩm du lịch đường sông 12

1.2 Du lịch đường sông trên thế giới và Việt Nam 13

1.2.1 Du lịch đường sông trên thế giới 13

1.2.2 Du lịch đường sông tại Việt Nam 18

1.2.3 Một số kinh nghiệm phát triển cho sản phẩm du lịch đường sông TP Hồ Chí Minh 22

Trang 6

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

ĐƯỜNG SÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH 25

2.1 Đôi nét về du lịch TP Hồ Chí Minh 25

2.2 Tiềm năng du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh 27

2.2.1 Vị trí địa lý 27

2.2.2 Điều kiện tự nhiên 28

2.2.3 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội 33

2.3 Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh 34

2.3.1 Các sản phẩm du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh 34

2.3.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ sản phẩm du lịch đường sông TP Hồ Chí Minh 47

2.3.3 Khách du lịch tham gia sản phẩm du lịch đường sông 51

2.3.4 Chất lượng dịch vụ của sản phẩm du lịch đường sông 58

2.3.5 Nhân lực phục vụ sản phẩm du lịch đường sông 59

2.3.6 Hoạt động xúc tiến và quảng bá sản phẩm du lịch đường sông TP Hồ Chí Minh 60

2.3.7 Vấn đề an toàn du khách và bảo vệ môi trường sinh thái sông nước 61

2.3.8 Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm du lịch đường sông TP Hồ Chí Minh 62

2.4 Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP Hồ Chí Minh bằng phương pháp SWOT 63

2.4.1 Những cơ hội 63

2.4.2 Những thách thức 64

2.4.3 Những điểm mạnh 64

2.4.4 Những điểm yếu 65

2.4.5 Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP Hồ Chí Minh 66

Tiểu kết chương 2 68

Trang 7

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU

LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH 69

3.1 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP.Hồ Chí Minh 69

3.1.1 Những cơ sở cho việc định hướng 69

3.1.2 Những định hướng chính cho các SPDLĐS 70

3.1.3 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đường sông theo các tiêu chuẩn du lịch bền vững 77

3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP Hồ Chí Minh 79

3.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách đầu tư 79

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện nhân lực phục vụ cho du lịch đường sông 81

3.2.3 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật 82

3.2.4 Giải pháp về đảm bảo an toàn cho du khách 84

3.2.5 Giải pháp về bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch đường sông 85

3.2.6 Giải pháp về quảng cáo, tiếp thị sản phẩm du lịch đường sông 86

Tiểu kết chương 3 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC

Trang 8

UBND: Ủy Ban Nhân Dân

TNHH MTV: trách nhiệm hữu hạn một thành viên

2 Tiếng Anh

WTO: World Trade Organization (tổ chức thương mại thế giới)

SWOT: Strengths (những điểm mạnh), Weaks (những điểm yếu), Opportunities (những cơ hội), Threats (những thách thức)

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Lượng khách du lịch của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2014 26

Bảng 2.2: Doanh thu du lịch của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2014 27

Bảng 2.8: Bảng khảo sát các bến tàu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh của tác giả 50

Bảng 2.9: Thống kê phát và thu phiếu điều tra 53

Bảng 2.10: Mức độ sẵn sàng tham gia SPDLĐS TP Hồ Chí Minh của du khách 54

Bảng 2.11: Mức độ sẵn sàng phát triển SPDLĐS TP Hồ Chí Minh của các công ty du lịch 57

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống sông và kênh tại TP.Hồ Chí Minh 30

Hình 2.2: vẻ đẹp Thành Phố về đêm 37

Hình 2.3: Sơ đồ các tuyến du lịch đường sông TP.Hồ Chí Minh 37

Hình 2.4: Sông Nhà Bè hướng đi Cần Giờ 45

Hình 2.5: Một số tàu nhà hàng neo đậu trên sông Sài Gòn 50

Hình 3.1: Sông Trường Phước đi khu du lịch Vườn Cò Q.9 73

Hình 3.2: DLĐS kênh Nhiêu Lộc 74

Hình 3.3: Hệ thống cầu tàu tại khu du lịch Tân Cảng 75

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay du lịch được nhà nước ta xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020 Vì vậy mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam là phải hoạt động có hiệu quả, phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực Trong bối cảnh kinh tế thời mở cửa, ngành du lịch Việt Nam đã thu được những thành công đáng kể Nhiều sản phẩm du lịch được đưa vào khai thác thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước chủ

yếu là các sản phẩm du lịch đường bộ và đường biển

TP Hồ Chí Minh với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi

đã trở thành là trung tâm kinh tế, chính trị và du lịch lớn nhất cả nước Đặc biệt ở TP Hồ Chí Minh có hệ thống sông ngòi và kênh rạch dày đặc rất thuận lợi để phát triển du lịch đường sông Ngoài con sông chính là sông Sài Gòn có giá trị về mặt giao thông hàng hải và nguồn nước, bên cạnh đó kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vừa hoàn tất, kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh

Tẻ được nạo vét, 2 bên bờ được chỉnh trang; một trong những con đường đẹp nhất của Thành Phố là đại lộ Đông - Tây và đường Nguyễn Văn Linh cùng với đại lộ Võ Văn Kiệt chạy song song sẽ tạo ra cảnh quan, sinh hoạt hai bên

bờ sông có giá trị du lịch rất lớn Đây chính là cơ sở để ngành du lịch Thành Phố phát triển các tour du lịch đường thuỷ nội đô

Tuy nhiên, du lịch đường sông tại TP.Hồ Chí Minh phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, mặc dù thời gian gần đây chính quyền Thành Phố đã chú trọng khai thác tiềm năng du lịch đường sông bằng việc: xây dựng các chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, bến cảng, khảo sát các tuyến đường sông trên địa bàn Thành Phố và các tuyến du lịch đường sông nối dài nhằm xây dựng những số liệu cụ thể, tiến hành quy hoạch và sớm đưa vào khai thác các tuyến du lịch trên sông Với

những lý do trên đề tài “ Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành

Trang 11

Phố Hồ Chí Minh” được chọn để thực hiện luận văn, từ đó đưa ra một số một

số giải pháp để thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch còn khá mới này, đóng

góp vào sự phát triển chung của ngành du lịch Thành Phố

2 Lịch sử nghiên cứu về sản phẩm du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh

Du lịch đường sông và các phương tiện giao thông đường thuỷ phục vụ

du lịch tại Việt Nam được nhiều người quan tâm và đã có bài báo, tạp chí trên mạng và khóa luận đã khai thác vấn đề này Tuy nhiên du lịch đường sông tại

TP Hồ Chí Minh đây là một đề tài còn khá mới Theo tìm hiểu của tác giả có khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Mỹ Xuyên trường ĐH Hùng Vương TP

Hồ Chí Minh, nghiên cứu về “Tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du

lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh” vào năm 2012, nhưng chưa có định

hướng phát triển cụ thể Hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về sản phẩm du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh, đây cũng là tính cấp thiết của đề tài

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng, thực trạng khai thác sản phẩm du lịch đường sông TP Hồ Chí Minh, từ đó đánh giá về khả năng phát triển của sản phẩm du lịch này trong tương lai Đề tài tìm ra một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh nhằm nâng cao đời sống của người dân địa phương, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ quan trọng của đề tài tập trung nghiên cứu và làm rõ các vấn đề:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đường sông

- Tìm hiểu về du lịch đường sông của các nước trên thế giới và tại Việt Nam

từ đó phân tích, đánh giá, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho du lịch

Trang 12

- Nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại TP.Hồ Chí Minh

- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đường sông cho Thành Phố

5 Đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu là “Sản phẩm du lịch đường sông”: du lịch đường

sông là một sản phẩm du lịch tổng hợp, được cấu thành bởi nhiều yếu tố: cơ

sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch, các điểm tham quan

Sản phẩm du lịch đường sông được khai thác tại TP Hồ Chí Minh gồm: ăn tối và ngắm cảnh trên du thuyền; tham quan trên sông bằng ca nô, kết hợp nối tuyến với các điểm du lịch nội đô và các tỉnh lân cận Thị trường khách của sản phẩm du lịch đường sông Thành Phố tập trung vào khách du lịch nước ngoài như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Mỹ và khách du lịch trong nước + Phạm vi nghiên cứu: tập trung khảo sát ở trục chính sông Sài Gòn, những tuyến kênh và một số điểm du lịch được đưa vào khai thác phục vụ du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là các tuyến du lịch đường sông tầm ngắn Vì đặc trưng của du lịch đường sông là kết hợp nối tuyến nên có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số tỉnh lân cận Thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn từ năm 2014 đến năm 2015

+ Nội dung nghiên cứu

• Thu thập, xử lý, phân tích đánh giá và thừa kế các tài liệu có liên quan đến sản phẩm du lịch đường sông để làm rõ cơ sở lý luận cho sản phẩm du lịch còn khá mới này

• Phân tích và đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch đường sông Thành Phố Qua đó thấy được những thuận lợi và khó khăn của sản phẩm du lịch này

• Đưa ra những quan điểm nhằm phát triển sản phẩm du lịch đường sông một cách bền vững Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với các ban

Trang 13

ngành liên quan góp phần vào sự phát triển của du lịch Thành Phố nói chung

và du lịch đường sông nói riêng

+ Các câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ nội dung của đề tài nghiên cứu một số câu hỏi được đưa ra:

• Sản phẩm du lịch đường sông TP Hồ Chí Minh cần phải khai thác như thế nào để tương xứng với tiềm năng có sẵn của nó? Sự phát triển của các tuyến du lịch đường sông có sức hút đối với khách du lịch như thế nào?

• Đối với sản phẩm du lịch còn khá mới này để đánh giá một cách khách quan thì cần những phương pháp tiếp cận gì?

• Để phát triển sản phẩm du lịch đường sông một cách bền vững thì cần

có những định hướng và giải pháp cụ thể gì trong tương lai?

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này, các phương pháp nghiên cứu sau được lựa chọn sử dụng:

+ Phương pháp thu thập, thừa kế tài liệu: tiến hành thu thập, tìm hiểu và

nghiên cứu các tài liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài đang thực hiện như các bài báo, các tạp chí và các khóa luận, luận văn của những tác gải đi trước để

làm nền tảng cho cơ sở lý luận của đề tài

+ Khảo sát thưc địa theo phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA):

khảo sát các bến cảng, các điểm tham quan trong sản phẩm du lịch đường sông Thành Phố Trên cơ sở đó sẽ tiếp cận các phương tiện phục vụ cho tour

du lịch trên sông để tìm hiểu, tham quan, chụp ảnh minh họa và xin số liệu cho đề tài

Các kỹ thuật chuyên dùng của PRA được áp dụng gồm:

• Tham vấn cộng đồng địa phương, du khách qua phỏng vấn không chính thức

• Tham vấn chuyên gia bằng phỏng vấn bán chính thức

Trang 14

• Quan sát các dấu hiệu đặc trưng của sản phẩm du lịch đường sông trên thực địa

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: dựa vào các số liệu, tài liệu đã thu thập được tiến hành tổng hợp, so sánh và đưa ra những nhận xét và kết luận phù hợp

+ Phương pháp chung xây dựng sản phẩm du lịch:

• Xác định sản phẩm du lịch cần xây dựng

• Nghiên cứu nhu cầu của thị trường

• Nghiên cứu khả năng đáp ứng của sản phẩm

• Chi tiết hóa chương trình cho sản phẩm

• Xây dựng phương án dự phòng cho sản phẩm

• Xác định mức giá bán cho sản phẩm

7 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn được trình bày

trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đường sông

Chương 2: Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh

Chương 3: Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh

Ngoài ra trong luận văn còn có phục lục, bảng số liệu, hình ảnh, danh mục gồm tài liệu tham khảo

Trang 15

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG

1.1 Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đường sông (River Tourism Products)

1.1.1 Khái niệm về sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch (SPDL) là nhân tố rất quan trọng trong ngành du lịch và

có nhiều khái niệm khác nhau:

- Theo Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa: “Sản phẩm du lịch là các

dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ

sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào

sự hài lòng” [9, tr.6]

- Những khái niệm của những tác giả trước đã đầy đủ và khá súc tích, tuy nhiên để làm rõ thêm khái niệm “sản phẩm du lịch” tác giả đã tham khảo và đúc kết lại cho ngắn gọn hơn theo quan điểm riêng của tác giả: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần được các nhà kinh doanh du lịch khai thác thông qua các dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”

Những đặc trưng của sản phẩm du lịch: [9, tr.6]

+ SPDL là tổng hợp của những ngành kinh doanh khác nhau

Trang 16

+ SPDL là sản phẩm vừa hữu hình vừa vô hình

+ Thông thường thì khách du lịch mua SPDL trước khi thấy SPDL

+ SPDL thường ở xa khách hàng

+ Thời gian kéo dài giữa mua, thấy và sử dụng SPDL

+ Thông thường SPDL không thể dịch chuyển trừ hàng hóa lưu niệm

+ SPDL không dự trữ, tồn kho được như phòng khách sạn, chỗ ngồi trên máy bay…

+ Giữa cung và cầu thường không đồng nhất: cung thường cố định, cầu có thể tăng hoặc giảm

+ Khách mua SPDL thường ít trung thành với SPDL mà mình đã sử dụng như khách sạn, tour du lịch, điểm đến du lịch do du khách có xu hướng tìm hiểu những cái mới lạ và muốn được sử dụng các dịch vụ tốt hơn trong hành trình khám phá của mình

+ SPDL dễ bị thay đổi do biến động về chính trị, kinh tế, tự nhiên như tiền mất giá, bãi biển xói mòn, chiến tranh…

+ SPDL thường là một kinh nghiệm nên dễ bị bắt chước chủ yếu là các

chương trình du lịch

1.1.2 Khái niệm về du lịch đường sông (River Tourism) và sản phẩm

du lịch đường sông (River Tourism Products)

* Du lịch đường sông

Tùy theo những mục đích nghiên cứu khác nhau mà có những khái niệm

du lịch đường sông khác nhau, sau đây là một số khái niệm cơ bản:

- Theo quan điểm châu Âu: “Du lịch đường sông là là một loại hình du lịch

mà trong đó chúng ta dùng thuyền, cano để di chuyển trên những con sông, những con kênh, con rạch nhỏ; thưởng thức những phong cảnh đẹp trên sông, gặp gỡ những người dân sống ở đây, trò chuyện với họ để có thể cảm nhận được cuộc sống của họ; tìm hiểu nền kinh tế xã hội của những quốc gia và những vấn đề về môi trường sinh thái mà hằng ngày vẫn liên quan đến cuộc sống của ta” [40]

Trang 17

- Theo quan điểm của nhóm tác giả ở trường đại học Nicolaus Copemicus, viện nghiên cứu sinh thái và địa chất Phần Lan: “Du lịch đường sông là một phần của du lịch sinh thái và liên kết với liên khu kinh tế của vùng đó Du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái trên các con sông, kênh rạch, điều chỉnh tốc độ dòng chảy, đồng thời phát triển kinh tế dọc bờ sông Đầu tư phát triển cung cấp những dịch vụ du lịch xuất phát từ đời sống xã hội, thắng cảnh

từ văn hóa của địa phương” [25]

- Theo tìm hiểu của tác giả thì hiện tại chưa tìm thấy khái niệm cụ thể nào về “du lịch đường sông” ở Việt Nam, vì vậy tác giả đã tham khảo và đưa ra khái niệm nhằm làm rõ hơn về du lịch đường sông theo quan điểm riêng của tác giả:

“Du lịch đường sông là hình thức tổ chức các chuyến du lịch dọc theo dòng chảy của các con sông, kết hợp các hoạt động vui chơi giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi cùng với việc tìm hiểu đời sống văn hóa của cư dân các địa phương

mà tuyến du lịch đường sông đi qua Trong đó việc phát triển kinh tế và bảo

vệ môi trường sinh thái được quan tâm hàng đầu”

* Sản phẩm du lịch đường sông

Trong quá trình nghiên cứu có hạn, tác giả chưa tìm thấy khái niệm nào

về SPDLĐS nên xin đưa ra quan điểm của mình để góp phần làm rõ khái niệm SPDLĐS: “Sản phẩm du lịch đường sông là sản phẩm du lịch tổng hợp

mà các hoạt động vui chơi giải trí, tham quan, ăn uống, nghỉ dưỡng, vận chuyển gắn liền với thiên nhiên sông nước Các dịch vụ du lịch được phục vụ ngay trên sông hoặc ven bờ sông Đặc biệt phát triển sản phẩm du lịch đường sông phải đi đôi với phát triển đời sống kinh tế người dân trong vùng và bảo

vệ môi trường sinh thái sông nước”

Sản phẩm du lịch đường sông trước hết là sản phẩm du lịch tổng hợp Bởi vì nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố du lịch cấu tạo nên như: cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, các điểm du lịch, các dịch vụ du lịch

Trang 18

Mục đích lâu dài của SPDLĐS là hướng tới việc cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, góp phần vào việc phát triển du lịch của mỗi địa phương, nơi có sản phẩm du lịch đường sông

Về khía cạnh môi trường: sông nước là nơi các loài động thực vật sinh sống và phát triển, những cảnh quan ven sông cũng có giá trị du lịch rất cao

do đó vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái phải được quan tâm và quản lý chặt chẽ để đảm bảo sự phát triển bền vững

1.1.3 Khái niệm tuyến du lịch đường sông

Theo Trần Văn Thông: “Tuyến du lịch đường sông là lộ trình liên kết

các khu du lịch, điểm du lịch ven sông và trên bờ, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với các tuyến giao thông đường sông” [10, tr.15]

Các tuyến du lịch đường sông thường là những tuyến ngắn ngày, từ 1-2 ngày Tuy nhiên, cũng có những tuyến dài ngày, kết hợp với việc tham quan các nước lân cận dựa vào những con sông lớn mang tính khu vực

Cũng như các tuyến du lịch khác, tuyến du lịch đường sông cũng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố về sức hấp dẫn của các điểm tham quan, các cơ sở

hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, các dịch vụ du lịch, các yếu tố đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

1.1.4 Vai trò của sản phẩm du lịch đường sông trong sự phát triển du lịch

Trước hết, SPDLĐS mang lại cho du khách nhiều điều thú vị, nhất là đối với những du khách thích khám phá nét văn hoá của dân cư hai bên bờ sông hay cũng như những loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng sông nước SPDLĐS mang lại cảm giác gần gũi quê hương, thư giản cùng với những món

ăn được phục vụ trên những du thuyền sang trọng SPDLĐS mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho những đơn vị tham gia tổ chức và cả người dân hai bên bờ sông SPSDLĐS không những mang lợi ích cho nền kinh tế đất nước mà còn quảng bá thu hút du khách trong và ngoài nước, góp phần đa dạng hóa sản

phẩm du lịch và giải quyết được bài toán quá tải cho du lịch đường bộ

Trang 19

1.1.5 Các nhóm sản phẩm du lịch đường sông

* Nhóm sản phẩm du lịch tham quan đường sông

Với SPDLĐS du khách có thể sử dụng các dịch vụ: du thuyền, canô, tàu cánh ngầm để tham quan vẻ đẹp hai bên bờ sông với không khí trong lành thoáng mát, tìm hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt cũng như các món ăn đặc trưng của người dân bản địa Trên những du thuyền sang trọng du khách có thể thả mình theo sông nước và tận hưởng những màn biểu diễn nghệ thuật, những món ăn độc đáo với sự phục vụ chu đáo và tận tình

* Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng đường sông

Kết hợp nối tuyến với các điểm du lịch, sản phẩm du lịch đường sông tạo cho du khách một không gian vui vẻ, thư giãn cùng với thiên nhiên sau những ngày làm việc vất vả Cùng với những dịch vụ tốt của các khách sạn, resort sang trọng đẳng cấp tại những điểm đến hoặc những khách sạn nổi trên những con sông, con kênh sẽ mang lại cho du khách những khoảng thời gian nghỉ ngơi thoải mái nhất

* Nhóm sản phẩm du lịch mạo hiểm đường sông

Trên những đoạn sông đã được quy hoạch cho phát triển du lịch đường sông, du khách có thể tham gia những trò chơi mang cảm giác mạnh gắn liền với sông nước như: lướt ván có canô kéo, chèo xuồng kayak để thử sức mình

và trải nghiệm bản thân Nhóm sản phẩm này sẽ mang lại một cảm giác thú vị

và hào hứng đối với những du khách muốn khám phá những điều mới lạ và thích thể thao

1.1.6 Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch đường sông

* Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đường sông

- Cơ sở hạ tầng của du lịch đường sông bao gồm: hệ thống cầu đường, hệ thống bến tàu du lịch, hệ thống thông tin liên lạc, công trình điện nước…

Cảng, bến phục vụ tàu du lịch: là các cảng, bến thủy nội địa có đủ điều kiện theo quy định, dùng để đón, trả khách du lịch và thực hiện các dịch vụ

Trang 20

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đường sông bao gồm: hệ thống các phương tiện vận chuyển khách, cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú, mạng lưới cửa hàng thương nghiệp, các cơ sở y tế, các cơ sở phục vụ các dịch

vụ bổ sung khác

Các phương tiện vận chuyển du khách trong du lịch đường sông gồm:

+ Du thuyền là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch đường thủy, sức chở hàng trăm khách du lịch Tàu được thiết kế sang trọng, đáp ứng đầy

đủ các dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí của du khách

+ Tàu nhà hàng là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ về hoạt động ăn uống cho

du khách trên tàu, từ 1 tầng trở lên, sức chở 100 khách trở lên

+ Canô là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa, có kết cấu gọn nhẹ, chất liệu bằng sắt và composite, sức chở từ 2 đến 10 người

+ Tàu cánh ngầm là dạng tàu có cánh bằng composite hình chiếc lá lắp trên các thanh giằng phía dưới thân Khi tàu tăng tốc, các cánh ngầm tạo ra lực nâng nâng thân tàu lên khỏi mặt nước giúp làm giảm lực cản và gia tăng tốc

độ

* Yếu tố tạo sức hấp dẫn của du lịch đường sông

+ Nguồn nước sông: không bị ô nhiễm, không bốc mùi hôi thối, không

có rác thải hữu cơ gây tác nghẽn đường giao thông thủy Tuyến sông khai thác phải đảm bảo cho các loại phương tiện giao thông phục vụ du lịch đường sông có thể hoạt động được; độ sâu của mực nước phải đạt từ 3m trở lên khi nước ở trạng thái thấp nhất để loại tàu có bánh lái thấp vẫn có thể hoạt động được; cường độ dòng chảy phải tương đối ổn định, ít có các dòng xoáy nước nguy hiểm

+ Cảnh quan trên sông phong phú có văn hóa sinh hoạt độc đáo của cư dân miền sông nước, có những công trình nổi trên sông, những vườn trái cây trên cù lao

Trang 21

+ Cảnh quan ven bờ: phong phú, đa dạng, bao gồm cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân văn Các công trình tôn tạo cảnh quan hai bên bờ sông, công trình kiến trúc đặc sắc, độc đáo

+ Các điểm, khu du lịch sinh thái ven bờ; các làng nghề thủ công truyền thống; vườn cây trái chính là những nét thu hút của tuyến du lịch đường sông

* Dịch vụ du lịch đường sông

Các loại hình dịch vụ phục vụ du khách tham gia tuyến du lịch đường sông bao gồm: dịch vụ thuê tàu thuyền, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống, nhà hàng nổi, dịch vụ tổ chức các hoạt động theo yêu cầu của du khách… Các dịch vụ này sẽ gắn liền với hoạt động du lịch đường sông và có

sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu khám phá của du khách

1.1.7 Quan điểm phát triển sản phẩm du lịch đường sông

Phát triển sản phẩm du lịch đường sông hiện nay không chỉ chú trọng đến phát triển về quy mô, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch

vụ du lịch đường sông…kết hợp với sự tăng trưởng về doanh thu, số lượng khách du lịch kể cả trong nước và quốc tế, mà chuyển trọng tâm sang nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để hoàn thiện SPDLĐS Bên cạnh đó, cần quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực du lịch, công tác quản lý điểm đến Đặc biệt tập trung phát triển bền vững cho SPDLĐS Thành Phố

* Nội dung phát triển

Phát triển SPDLĐS không chỉ phát triển về số lượng mà phải coi trọng chất lượng và được đặt lên hàng đầu, phải có chất lượng và giá trị gia tăng cao Nội dung phát triển SPDLĐS TP Hồ Chí Minh:

+ Xây dựng chiến lược phát triển SPDLĐS

+ Phát triển quy mô SPDLĐS

Trang 22

* Các yêu cầu và nguyên tắc

Yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình xã hội và phát triển SPDLĐS,

đó là phát triển bền vững: thỏa mãn các nhu cầu du lịch của thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội lớn cho điểm đến mà không làm suy giảm quá nhiều chất lượng của tài nguyên và môi trường trong tương lai Để bảo đảm được yêu cầu này, phát triển SPDLĐS phải tuân thủ các nguyên tắc sau: + Nguyên tắc phát triển hệ thống

+ Nguyên tắc kinh tế thị trường

+ Nguyên tắc bền vững môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội.)

* Các tiêu chí phát triển

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và

xã hội hóa cao với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội Sự phát triển của

du lịch phụ thuộc nhiều và các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội…của đất nước cũng như của khu vực và thế giới Chính vì vậy để có thể đánh giá sự phát triển SPDLĐS một cách chính xác phải dựa vào các tiêu chí cơ bản sau: + Tiêu chí về kinh tế (mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương) + Tiêu chí về văn hóa - xã hội (đảm bảo việc bảo tồn văn hóa bản địa, an ninh trật tự xã hội)

+ Tiêu chí về môi trường (bảo vệ môi trường sinh thái sông nước)

1.2 Du lịch đường sông trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Du lịch đường sông trên thế giới

1.2.1.1 Du lịch trên sông Seine tại Pháp

Seine là một con sông nằm trong lãnh thổ nước Pháp, dài 776 km, chảy chủ yếu qua Troyes, Paris và Rouen Thượng nguồn sông Seine ở Saint-Germain-Source-Seine cao nguyên Langres, thuộc Côte-d'Or Sông Seine chia Paris ra làm hai phần rõ rệt Khu vực hữu ngạn phía Bắc dành cho những hoạt động buôn bán, ăn uống, giải trí Khu vực tả ngạn phía Nam như một vùng đất

Trang 23

dành cho nghệ thuật, cho những điều lãng mạn Những công trình kiến trúc đẹp của thủ đô ánh sáng đều tập trung dọc bờ sông Du thuyền trên sông Seine thú vị và lãng mạn nhất là vào lúc hoàng hôn và buổi tối Du thuyền sẽ dừng lại ở 8 điểm du lịch dọc hai bờ sông Seine cho du khách chọn lựa lên bờ tham quan các công trình nổi tiếng thế giới: Bảo tàng Louvre, Nhà thờ Đức Bà Paris, Điện Champs Élysée, Tháp Eiffel, Bảo tàng d’Orsay

Tháp Eiffle bên cạnh dòng sông về đêm cũng khoác lên mình vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ do được thắp sáng bằng hàng vạn ngọn đèn Ở nơi nào cũng vậy, dọc theo hai bên bờ sông, người ta xây kè đá chắc chắn, vừa sạch đẹp vừa vững chải để mọi người ngồi chơi, phơi nắng, tâm sự hay khoác tay nhau đi dạo bên bờ Du thuyền trên sông Seine chính là một điều vô cùng kỳ thú [21]

Du lịch trên sông Seine là trải nghiệm thú vị cho du khách trên những

du thuyền đầy đủ tiện nghi cùng với cảnh ven sông đẹp, những điểm đến du lịch hấp dẫn Du khách được thưởng thức những món ăn ngon với sự phục vụ nhiệt tình của đội ngũ nhân viên Điểm vượt trội của DLĐS tại đây là sự quy hoạch rất hợp lý, môi trường sông nước được bảo vệ rất tốt tạo ấn tượng với

du khách

1.2.1.2 Du lịch trên sông Brisbane của Australia

Sông Brisbane là con sông rộng được bao phủ bởi những cây đước, chảy qua khu trung tâm thành phố Brisbane Con sông đẹp, yên bình này làm nền cho hàng loạt các cuộc phiêu lưu ngoài trời hấp dẫn Đi xuồng kayak qua đường chân trời Brisbane lấp lánh về đêm hoặc nhìn toàn cảnh thành phố làm cho du khách kinh ngạc và vùng lân cận từ trên Cầu Story Với khí hậu ấm, cận nhiệt đới, dòng sông yên ả và một chuỗi các cảnh đẹp bên sông, Brisbane

là địa điểm hoàn hảo để chèo thuyền Những chuyến đi bằng ca nô và xuồng kayak đều được điều hành bởi những hướng dẫn viên chuyên nghiệp, vì thế

Trang 24

hành trình buổi trưa qua những công viên xanh tốt, những tòa nhà kính cao chọc trời, những ngôi nhà cổ bằng gỗ và những tòa nhà lịch sử Hoặc thưởng thức điều kỳ diệu của thành phố - bao gồm hình bóng nạm ngọc của Cầu Story - vào buổi tối hoặc lúc hoàng hôn Sau đó, thưởng thức bữa tối với hải sản, thịt nướng ở bờ sông hoặc pho mát ban đêm, một phần trong chuyến đi

của du khách

Kangaroo Point cũng là một điểm để những người leo núi trèo lên và xuống vách đá cao 20m Leo lên những bức tường dốc bị bào mòn bởi thời gian trong một chuyến leo núi, nơi mà cái nhìn chóng mặt về Brisbane và dòng sông đang chờ đợi du khách trên đỉnh Những hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm hướng dẫn cho các đoàn khách với tất cả các mức độ kỹ năng, từ bắt đầu cho đến thông thạo, như vậy du khách chắc chắn sẽ tìm được một chuyến đi phù hợp Du khách có thể chia chuyến du ngoạn bằng cách lướt qua các chợ, ăn uống ngoài trời hoặc xem biểu diễn nhảy hoặc kịch ở Trung Tâm Văn Hóa Queensland Thay vào đó, đi thuyền trên Sông Brisbane trên các thuyền gondola vàng hoặc các thuyền chạy bằng hơi nước có mái chèo lịch sử Sau tất cả các hoạt động mạnh, du khách có thể đã sẵn sàng để thư giãn trên sông [28]

Với trải nghiệm bằng xuồng Kayak trên sông Brisbane đã mang lại cho

du khách một cảm giác được khám phá những điểm đến vô cùng thú vị Với những cảnh quan ven sông được quy hoạch tốt, các điểm đến thú vị cùng với những dịch vụ được phục vụ tốt Đặc biệt DLĐS tại Australia được quảng bá rộng rãi qua những trang web, những tấm pano tại các điểm đến du lịch thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan khám phá Bên cạnh đó dòng sông Brisbane rất hiền hòa thuận lợi cho du khách khám phá bằng du thuyền và xuồng kayak

1.2.1.3 Du lịch trên sông Amsterdam Hà Lan

Thành Phố Amsterdam được thành lập từ một làng chài nhỏ bên bờ sông Amstel Năm 1270, người ta xây dựng một con đê ngăn lũ ở đây và đặt

Trang 25

tên là Amsterdam Từ đó, tên con đê cũng là tên của thành phố và thủ đô của đất nước Hà Lan Về sau sự phát triển thương mại với các nước dọc bên bờ Địa Trung Hải và biển Baltic đã tạo cho Amsterdam trở thành một thương cảng quan trọng và sầm uất của châu Âu

Khoảng thời gian nghỉ giữa các chuyến bay là lúc tuyệt nhất cho du khách thư giãn và nghỉ ngơi sau quãng bay dài mệt mỏi Tuy nhiên, khoảng nghỉ này lại tỏ ra nhàm chán khi khách du lịch quanh đi quẩn lại chỉ có những hoạt động quen thuộc như ăn, uống, đi mua sắm hay ngủ ngồi khổ sở tại các sân bay Thế nên, một loại hình giải trí mới rất thú vị ở sân bay Amsterdam’s Schiphol Airport của Hà Lan vừa được đưa vào hoạt động thậm chí khiến du khách quên luôn cả chuyến bay Điểm thú vị của Floating Dutchman là khai thác một loại phương tiện giao thông rất khác lạ bằng sự kết hợp của tàu thuỷ trong hình hài của chiếc xe buýt, chạy được trên cả đường thuỷ lẫn đường bộ Dịch vụ này có sự phối hợp tổ chức của cả sân bay, chính quyền thành phố Amsterdam và một công ty hải hành địa phương Chiếc xe buýt “lưỡng cư” này có thể chở theo 48 hành khách và chạy trên mặt nước nhờ nguồn năng lượng pin nạp sẵn Floating Dutchman đưa du khách rời khỏi sân bay để lướt đến các con kênh xanh, vi vu trên sóng nước biếc, dạo qua những công trình kiến trúc cổ kính của Thành Phố rồi sau đó quay về bằng đường quốc lộ Mô hình du lịch Floating Dutchman có vẻ cũng giống với dịch vụ Duck Tours, xuất hiện ở khá nhiều Thành Phố Mỹ nhưng được trang hoàng cực kì sang trọng với đầy đủ các tiện nghi Floating Dutchman được cấp giấy phép và bằng chứng nhận hải trình để có thể đưa du khách dạo lướt khắp các vùng sông nước ở Amsterdam Trong khi đó, Duck Tours thường sử dụng các phương tiện cũ kĩ của quân đội, chạy rất ồn và chỉ được phép đi một vài khu vực hạn chế

Đi xe buýt lưỡng cư Floating Dutchman thực sự là một trong những cách

Trang 26

Lan Chuyến hải hành, bộ hành kết hợp này kéo dài trong 45 phút và được thực hiện 3 lần trong ngày [15]

1.2.1.4 Du lich trên sông Chao Phraya Thái Lan

Du lịch Thái Lan - Bangkok được đan xen bằng hệ thống các kênh vào

thế kỷ thứ 19 nên thủ đô này được mệnh danh là “Venice phương Đông”

Sông Chao Phraya (sông của các vị vua) và các kênh còn tồn tại đến ngày nay

phác thảo những họa tiết đáng nhớ về lối sống truyền thống phát sinh từ vùng sông nước vẫn còn lưu giữ được sau hàng thế kỷ Du khách có thể sử dụng phương tiện vận tải công cộng thuận tiện để dể dàng khám phá hệ thống sông rạch ở đây

Trong chuyến tour du lịch Thái Lan du khách có dịp thưởng ngoạn nhiều danh lam thắng cảnh của Thái Lan và tìm hiểu cuộc sống của người dân Thái dọc bờ sông Chao Phraya Ngồi trên chiếc du thuyền đuôi dài trên sông Chao Phraya, bạn sẽ được ngắm những ngôi đền cổ Wat Arun (hay còn gọi là Chùa Bình Minh) của Bangkok, và Bảo tàng Hoàng gia, Cung điện Hoàng gia Thái Lan và Wat Phra Kaew, tòa nhà quốc hội Và thể thả mình trên dòng sông thơ mộng ngắm những đàn cá tung tăng bơi lội dưới làn nước trong xanh, bên cạnh đó được chiêm ngưỡng nét cổ kính của những ngôi chùa và vẻ đẹp lộng lẫy của các tòa lâu đài cổ thời vua chúa Hơn thế nữa du khách hoàn toàn có thể tìm hiểu về đời sống của những người dân bản xứ nơi đây Và được trải nghiêm mọi thứ ngay trong chuyến du ngoạn trên sông Chao Phraya này [17]

Cảnh ven sông Bangkok là điểm thu hút nhất của thủ đô này, đặc biệt vào ban đêm khi trời mát hơn và ánh sáng phản chiếu biến sông Chao Phraya thành cảnh tượng lung linh thật lãng mạn và huyền bí Cách tốt nhất để kết hợp ăn tối ngắm cảnh sông là thưởng thức chuyến đi trên tàu nhà hàng Du khách được thả mình trên dòng sông nên thơ và mua sắm những món đồ mình thích ngay tại sông, bởi đây là lãnh địa của chợ nổi

Trang 27

Chợ nổi Chao Phraya, còn được gọi là "chợ nổi bốn phương", thuộc Thành Phố Pattaya, Thái Lan vốn có truyền thống từ rất lâu đời, đến nay chợ vẫn được gìn giữ và không ngừng mở rộng Và cũng không biết từ bao giờ, chợ nổi trên dòng sông Chao Phraya đã trở thành điểm nóng hút khách du lịch hàng năm

1.2.2 Du lịch đường sông tại Việt Nam

1.2.2.1 Du lịch sông Hồng

Từ bao đời sông Hồng góp phần quan trọng trong đời sống sinh hoạt sản xuất của người dân miền Bắc Việt Nam Sông Hồng giúp cung cấp một lượng lớn phù sa, nước tưới tiêu cho nông nghiệp và vận chuyên hàng hoá qua lại Thuận Tiện Dọc hai bờ sông Hồng có nhiều điểm đến có thể hấp dẫn

du khách trong và ngoài nước Đó là hàng loạt các điểm di tích văn hóa đặc trưng của đồng bằng sông Hồng như chùa Hoa Lâm (Đông Anh, Hà Nội), đền Dầm, đền Chử Đồng Tử, đền Mẫu (tỉnh Hưng Yên) Ngoài ra, dọc triền sông Hồng, nhiều làng nghề, di tích văn hóa mang đậm nét văn hóa Việt truyền thống đã tồn tại bền bỉ hàng trăm năm như làng gốm Bát Tràng, làng cổ Đường Lâm… Tất cả những điểm đến này hoàn toàn có thể kết nối thành những tour du lịch hấp dẫn đối với du khách Đặc biệt, mới đây, cây cầu Nhật Tân hiện đại bậc nhất Thủ đô cũng là cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á khai trương, càng làm cho du lịch sông Hồng có thêm điểm nhấn Để đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của du khách, gần đây, công ty Thăng Long GTC - đơn vị duy nhất tổ chức các tour du lịch trên sông Hồng tung ra tuyến tour nửa ngày như “Sông Hồng - Những nhịp cầu”, “Sông Hồng - Hành trình những bản tình ca”… Trên hành trình sông nước, du khách không chỉ được nghe lịch sử những cây cầu mà còn được thả đèn hoa đăng Lẽ ra với tiềm năng dồi dào và giàu bản sắc như vậy, các tour du lịch sông Hồng đã có thể trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của thủ đô từ lâu Tuy nhiên, do nhiều lý

Trang 28

lượng khách khiêm tốn, chủ yếu là khách nội địa đi du lịch tâm linh đầu xuân Theo một số đơn vị lữ hành, thực tế các tour tham quan dọc sông Hồng kết hợp với các loại hình du lịch xe đạp trải nghiệm khu vực làng quê hiện khá hấp dẫn du khách quốc tế Tuy nhiên đối tượng khách này đòi hỏi dịch vụ chuyên nghiệp, trong khi tour du lịch sông Hồng còn thiếu nhiều yếu tố để có thể hấp dẫn khách quốc tế [30]

1.2.2.2 Du lịch đường sông tại Đà Nẵng

Quận Liên Chiểu nằm về phía tây bắc Thành Phố Đà Nẵng, có nguồn tài nguyên du lịch về thiên nhiên và nhân văn rất phong phú và đa dạng, là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và di tích văn hóa, có giá trị thẩm mỹ cao Hiện nay trên địa bàn quận có 04 đình làng đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố như: Đình Trung Nghĩa, Đình Hòa Mỹ, Đình Đà Sơn, Đình Xuân Dương Bên cạnh đó, các giếng cổ, mộ cổ, ngôi nhà cổ họ Mai, làng chài, làng nghề nước mắm Nam Ô đã và đang trở thành điểm đến của những nhà nghiên cứu và du khách thích tìm đến sự thanh bình của một làng quê Mặt khác, với đường sông dài 38 km từ Thủy Tú đến Trường Định, đoạn sông nằm trên địa bàn quận khoảng chừng 6-7 km, là tuyến đường thủy quan trọng và là nơi có nguồn lợi thủy sản phong phú

Do đó, song song với việc đầu tư khai thác tiềm năng du lịch sinh thái núi và biển, việc xây dựng hình thành các tuyến, điểm tham quan du lịch đường sông trên địa bàn quận Liên Chiểu là rất cần thiết Điều này góp phần quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch trên cơ sở bền vững nhằm hình thành các điểm tham quan

du lịch qua các di tích lịch sử, di tích văn hóa gắn kết với đường sông nhằm mục đích thu hút và thỏa mãn nhu cầu tham quan của du khách khi đến với thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Liên Chiểu nói riêng Đồng thời, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân tại những nơi hình thành các tour dịch vụ du lịch này

Trang 29

Với những nguồn tài nguyên du lịch về thiên nhiên và nhân văn rất phong phú và đa dạng như vậy, có thể thấy loại hình du lịch đường sông là một loại hình du lịch có tiềm năng phát triển lớn ở quận Liên Chiểu Tuy nhiên, hiện nay nó vẫn chưa được khai thác hiệu quả và nguyên nhân chính là chưa có sự đầu tư, quy hoạch phát triển đối với loại hình du lịch này Trước hết, để loại hình du lịch đường sông có thể được khai thác và đầu tư hiệu quả, cần phải định hướng phát triển cho loại hình này như: Vạch ra một số giải pháp cụ thể để phát triển loại hình du lịch đường sông bao gồm các giải pháp

về quy hoạch, đầu tư, nhân lực, công tác quảng bá Trong đó, trước tiên cần chú trọng đến giải pháp quy hoạch Để thực hiện được giải pháp này, cần có

sự hỗ trợ lớn từ phía thành phố cũng như sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, các phòng ban chuyên ngành và cả những người dân có kinh nghiệm về lĩnh vực sông nước Cần có định hướng cho việc phát triển dịch vụ đường sông; có cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển loại hình dịch vụ này Việc bố trí khu đất đủ rộng và hợp lý để làm bến bãi, cầu tàu, quầy bán vé và điểm đón tiếp khách, bởi đây là nơi tạo cảm giác đầu tiên của du khách khi đến với vùng sông nước này cho nên cần phải được chú trọng đầu tư Bên cạnh đó, cần phải bố trí hài hòa khuôn viên cây xanh tại nơi đón khách nhằm tạo cảm giác thân thiện trước khi xuất bến hành trình tour [27]

1.2.2.3 Du lịch đường sông tại Cần Thơ

Vài năm trước, du lịch đường sông ở Cần Thơ chỉ đơn điệu với lộ trình xuất phát từ bến Ninh Kiều tham quan chợ nổi Cái Răng ghé khu du lịch Mỹ Khánh hay vài điểm vườn sinh thái ở Phong Điền Du khách có thể lựa chọn tour đường sông với nhiều cung đường khám phá mới Du khách chỉ có thể thuê tàu hoặc ghe máy nhỏ để tham quan chợ nổi, và với những phương tiện này tầm nhìn quan sát bị hạn chế, khó thấy được toàn cảnh buổi họp chợ trên sông Còn với du thuyền, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh chợ nổi từ

Trang 30

Quan cảnh miệt vườn Cần Thơ luôn làm xao động tâm hồn du khách Những con đường làng nhỏ rợp bóng bởi vườn cây trái xanh tươi, những con kênh yên lành với dòng chảy nhẹ nhàng, những chiếc ghe lướt trên sông…là nét chấm phá tuyệt vời cho bức tranh làng quê thêm hữu tình thi vị Từ chợ nổi, du khách có nhiều chọn lựa để trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, làng nghề Xuôi thuyền theo trục chính sông lớn về hướng huyện Phong Điền, du khách

có thể ghé tham quan Làng du lịch Mỹ Khánh, Thiền viện trúc lâm Phương Nam hay vườn trái cây Vàm Xáng (ấp Nhơn Lộc 2, thị trấn Phong Điền) Ngoài vườn dâu sum suê, vườn trái cây Vàm Xáng còn nổi tiếng với nhiều món ăn đậm chất quê nhà như: lẩu mắm hủn hỉn, bánh canh bột xắt cua đồng… Ngoài ra, du khách có thể ghé vườn trái cây Mỹ Thơm (ấp Nhơn Thọ,

xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền), thưởng thức nhiều loại trái cây: măng cụt, chôm chôm thái, sầu riêng, bòn bon Du khách cũng có thể lựa chọn khu du lịch sinh thái Vườn Nhãn (còn gọi là Homestay Mỹ Thuận, ấp Mỹ Thuận, xã

Mỹ Khánh) để thưởng thức các loại trái cây bản xứ và trải nghiệm các hoạt động vui chơi giải trí tại vườn: câu cá, làm vườn hoặc nấu món ăn dân dã cùng gia chủ Nếu muốn trải nghiệm không gian miệt vườn dân dã, độc đáo hơn, du khách có thể chọn Vườn du lịch sinh thái Vũ Bình (Ngã Ba Mương Điều, xã Nhơn Nghĩa) Đoạn đường đến vườn du lịch sinh thái Vũ Bình quanh co, uốn khúc với những hàng cây rợp bóng dọc bờ sông tạo nên khung cảnh thôn quê hết sức thơ mộng Gia chủ thân thiện, có nhiều bí quyết gia truyền nấu món ngon dân dã, nhất là món bánh xèo làm theo kiểu truyền thống Bất cứ mùa nào du khách cũng có thể thỏa sức thưởng thức trái cây bởi gia chủ đã liên kết với các chủ vườn xung quanh Nếu không chọn hướng Phong Điền, du khách có thể rẽ sang những con rạch nhỏ để khám phá những điểm tham quan độc đáo ở quận Ninh Kiều và Bình Thủy Từ chợ nổi, du khách có thể cho ghe rẽ vào rạch Rau Răm, thăm cơ sở Pizza hủ tiếu Sáu Hoài (khu vực 7, phường An Bình, quận Ninh Kiều), tận mắt quan sát các công đoạn làm hủ tiếu gia truyền và thưởng thức món ăn biến tấu độc đáo "pizza hủ

Trang 31

tiếu" Du khách còn có thể rẽ sang rạch Mương Khai (rạch Phó Thọ, rạch Lòng Ống) đến làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ (phường Long Hòa và Long Tuyền, quận Bình Thủy) có hơn 240 hộ trồng hoa với diện tích canh tác khoảng 46

ha Tại đây, du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng các loài hoa rực sắc của làng hoa đã tồn tại hơn 80 năm Xuôi theo con rạch, du khách có thể đến vườn trái cây Ba Cống (khu vực Bình Phó B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy), rộng hơn 2,3ha với đầy đủ các loại cây ăn trái: thanh long, chôm chôm, bưởi da xanh, măng cụt, xoài… Hành trình còn đưa du khách đến chợ truyền thống Phó Thọ (khu vực Bình Phó A, phường Long Tuyền) hòa vào nhịp sống bình dị của người dân nơi đây, thưởng thức những món quà bánh dân dã được bày bán Sắp tới, tour du lịch đường sông sẽ kéo dài đến rạch Lòng Ống để tiếp nối các điểm tham quan như: nhà cổ Vườn lan, Đình Bình Thủy, chùa Nam Nhã… Hiện nay các ngành chức năng đang có kế hoạch nạo vét, mở rộng tuyến này để hành trình khám phá được thông suốt, kết nối nhiều tour, tuyến liên quận huyện Đứng trên bến Ninh Kiều, bên dòng sông Hậu thơ mộng về đêm, du khách tận hưởng những ngọn gió mát lành từ sông thổi vào Sẽ thú vị hơn khi du khách tham gia du thuyền sông Hậu về đêm với điểm xuất phát từ bến Ninh Kiều Từ đây, du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh thơ mộng của bến Ninh Kiều, ngắm Thành Phố náo nhiệt dưới ánh đèn huyền ảo, hay cầu Cần Thơ vững chãi giữa đôi bờ Trải nghiệm những tour du lịch đường sông mới của Cần Thơ sẽ mang đến cho du khách những cảm nhận độc đáo, bình dị, đậm bản sắc văn hóa đời sống sông nước Cửu Long [20]

1.2.3 Một số kinh nghiệm phát triển cho sản phẩm du lịch đường sông

TP Hồ Chí Minh

Từ những cơ sở lý luận nghiên cứu về SPDLĐS, cùng với sự phát triển của DLĐS trên thế giới và tại Việt Nam, tác giả khái quát một số kinh nghiệm phát triển cho SPDLĐS TP Hồ Chí Minh

Trang 32

+ Khi phát triển SPDLĐS cần có những nghiên cứu cơ bản về những tuyến sông, kênh khi đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch Sức thu hút của những điểm đến phải được đánh giá toàn diện thông qua những những tiêu chí

về mức độ hấp dẫn Đặc biệt phải quan tâm đến các yếu tố: môi trường sinh thái, cảnh quan hai bên bờ sông, hiệu quả kinh tế của người dân địa phương, khả năng tiếp nhận của cơ sở hạ tầng và phương tiện vận chuyển

+ Hoàn thiện quy hoạch cho những tuyến sông, kênh để đưa vào khai thác du lịch; đồng thời tăng cường đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo động lực cho du lịch đường sông phát triển

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực đặc biệt là các cấp quản lý, đây là đầu tàu để định hướng và đưa SPDLĐS phát triển Thường xuyên mở các lớp tập huấn và nâng cao nhận thức đối với nhân viên phục vụ trực tiếp trên các tàu

du lịch Đồng thời có những biện pháp tuyên truyền trong việc bảo vệ môi trường sinh thái cho du khách và người dân địa phương

+ Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá SPDLĐS trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hội chợ du lịch quốc tế, đây là cách hiệu quả nhất

để du khách trong và ngoài nước biết đến và tham gia SPDLĐS tại TP Hồ Chí Minh

Trang 33

Tiểu kết chương 1

Như vậy ở chương 1 tác giả đã nghiên cứu các khái niệm về “du lich đường sông” trên thế giới và Việt Nam để đưa ra khái niệm về “Sản phẩm du lịch đường sông” góp phần làm rõ cơ sở lý luận của sản phẩm du lịch đường sông Sự phát triển của SPDLĐS chịu sự tác động của các yếu tố: cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, điểm đến du lịch và dịch vụ du lịch Tác giả đã nghiên cứu các điều kiện phát triển cũng như quá trình phát triển của du lịch đường sông trên thế giới và tại Việt Nam; trên cơ sở đó, đưa ra những kinh nghiệm phát triển cho du lịch đường sông TP Hồ Chí Minh Những đóng góp của SPDLĐS cũng góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch và những vấn đề mà nó đặt ra là câu hỏi lớn đối với các nhà quản lý du lịch

Những cơ sở lý luận nghiên cứu ở trên sẽ là tiền đề cho những phân tích và đánh giá ở 2 chương tiếp theo

Trang 34

Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước Gắn liền với sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước Các

di tích cách mạng khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn Gần đây Thành Phố đã đầu tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình Qưới, Văn Thánh nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hoà, Suối

Tiên đã hấp dẫn và thu hút du khách

Hiện nay, Thành Phố đang tiến hành trùng tu các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt vườn, làng hoa để phát triển một cách vững chắc ngành du lịch của Thành Phố Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, TP Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ như bến Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên, Vĩnh Nghiêm, Huê Nghiêm ), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức

Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức ) Năm 2014, tổng lượng khách quốc tế đến TP đạt 4,4 triệu lượt, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm

Trang 35

56% lượng khách quốc tế đến Việt Nam (cả nước đạt 7,8 triệu lượt tăng 4%

so cùng kỳ năm 2013) và đạt 100% kế hoạch năm 2014 Lượng khách du lịch nội địa đến Thành Phố ước đạt 17,6 triệu lượt, tăng 13% so với cùng kỳ Tính chung, tổng doanh thu du lịch TP Hồ Chí Minh (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) năm 2014 đạt 86.109 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ; chiếm 37% doanh thu du lịch Việt Nam Nhìn chung ngành du lịch của Thành Phố đã đạt được nhiều kết quả cao, góp phần giải quyết được việc làm cho nhiều lao động trong và ngoài Thành Phố Qua đó cho thấy được nổ lực của chính quyền Thành Phố trong việc tập trung phát triển ngành du lịch.[16]

Bảng 2.1: Lƣợng khách du lịch của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2014

Nguồn: Sở du lịch TP.Hồ Chí Minh và tính toán của tác giả (tốc độ tăng trưởng)

Những năm gần đây khách du lịch đến TP Hồ Chí Minh ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình 2010-2014 là 17,1%

Năm 2010-2011: tăng 2,015 triệu lượt với tốc độ tăng trưởng 14,69% Năm 2011-2012: tăng 2,759 triệu lượt với tốc độ tăng trưởng 16,75% Năm 2012-2013: tăng 2,935 triệu lượt với tốc độ tăng trưởng 15,12% Năm 2013-2014: tăng 2,591 triệu lượt với tốc độ tăng trưởng 11,78% Năm 2012 có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các năm, đây là năm nền kinh tế phục hồi sau biến động của nền kinh tế thế giới nên số lượng khách tăng nhanh Tốc độ tăng trưởng của năm 2012 đạt đến ngưỡng bão hòa nên tốc độ trưởng của các năm có phần chậm lại với lý do: sự phát triển của nhiều điểm du lịch mới trong và ngoài nước, tình hình kinh tế khó khăn, dịch

Trang 36

Bảng 2.2: Doanh thu du lịch của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2014

Doanh thu(tỷ đồng) 41.000 54.400 71.279 82.740 86.109

Tốc độ tăng trưởng(%) 24,63 23,68 13,85 3,912

Nguồn: Sở du lịch TP.HCM và tính toán của tác giả (tốc độ tăng trưởng)

Tốc độ tăng trưởng qua các năm:

Năm 2010-2011: tăng 13.400 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 24,63% Năm 2011-2012: tăng 16.879 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 23,68% Năm 2012-2013: tăng 11.461 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 13,85% Năm 2013-2014: tăng 3.369 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 3,912% Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2010-2014 đạt 20,38% Tốc độ tăng trưởng của doanh thu du lịch cũng có chiều hướng chậm lại qua các năm

do tốc độ tăng trưởng của lượng khách chậm lại, tình hình kinh tế cũng ảnh hưởng đến mức chi tiêu của du khách Tuy nhiên lượng khách và doanh thu

du lịch của Thành Phố vẫn liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2014, điều này cho thấy TP Hồ Chí Minh là điểm dừng chân lý tưởng cho khách du lịch

Mục tiêu phấn đấu năm 2015 của ngành du lịch TP Hồ Chí Minh cụ thể như phấn đấu lượng khách quốc tế đến TP Hồ Chí Minh đạt 4,7 triệu lượt, tăng 7% so với năm 2014; lượng khách nội địa đến Thành Phố đạt 19,3 triệu lượt, tăng 13% so cùng kỳ Tổng doanh thu du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) đạt 94.600 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2014 [16]

2.2 Tiềm năng du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh

2.2.1 Vị trí địa lý

TP Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây

và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang Nằm ở miền Nam Việt Nam,

Trang 37

TP Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm Thành Phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về

cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn

là một cửa ngõ quốc tế

Với vị trí thuận lợi về cả ba đường giúp cho TP Hồ Chí Minh không những phát triển mạnh về mặt kinh tế mà còn cả về du lịch Mỗi năm du lịch Thành Phố thu hút hàng triệu lượt khách du lich và mang về doanh thu hàng nghìn tỷ đồng đóng góp vào sự phát triển chung của Thành Phố Hệ thống sông ngòi của TP Hồ Chí Minh không những kết nối với các quận, huyện trên địa bàn mà còn có liên kết với các tỉnh thành như Đồng Nai, Bình Dương

và các tỉnh miền tây Ngoài sự thuận lợi về mặt lưu thông hàng hóa, sông ngòi Thành Phố có vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển DLĐS

2.2.2 Điều kiện tự nhiên

2.2.2.1 Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, TP Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa (mưa, khô) rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau Trung bình, TP Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C Trên phạm vi không gian Thành Phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.TP Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình

Trang 38

lượng mưa, độ ẩm không khí ở Thành Phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%) Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm

Qua những phân tích trên cho thấy thời tiết là yếu tố rất quan trọng đối với các ngành kinh tế trong đó có ngành du lịch.Với điều kiện thời tiết thuận lợi hơn các vùng khác không bão lũ giúp cho TP Hồ Chí Minh trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho khách du lịch không chỉ bằng đường bộ, đường hàng không mà còn bằng đường sông Nhờ vậy mà hàng năm du khách nước ngoài đến Thành Phố ngày một đông Khí hậu Thành Phố chia thành hai mùa

rõ rệt: vào mùa mưa thì hoạt động DLĐS chịu ảnh hưởng rất lớn, những ngày mưa gió lớn thì hoạt động DLĐS sẽ tạm ngưng để đảm bảo sự an toàn cho du khách; tuy nhiên vào mùa khô thì hoạt động DLĐS diễn ra tốt với không khí trong lành thoáng mát đáp ứng nhu cầu của du khách Ngoài ra Thành Phố có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp tạo điều kiện rất thuận lợi để DLĐS phát triển

2.2.2.2 Hệ thống sông và kênh rạch trong mối liên hệ với DLĐS TP

Hồ Chí Minh

+ Hệ thống sông và kênh rạch tại TP Hồ Chí Minh

Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng Sông Ðồng Nai Bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn khoảng 45.000 km² Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của Thành Phố Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến TP Hồ Chí Minh, với chiều dài 200km và chảy dọc trên địa phận Thành Phố dài 80km Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54m³/s, bề rộng tại Thành Phố khoảng 225m đến 370m, độ sâu tới 20m Nhờ

hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng Một con sông nữa của TP Hồ Chí Minh là sông Nhà

Trang 39

Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái Trong đó, ngả Gành Rái là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn [29]

Sông Sài Gòn uốn lượn xung quanh Thành Phố, nó có nhiều nhánh phụ đang xen lẫn nhau tạo thành những tuyến kênh chảy qua các quận, huyện của Thành Phố:

• Kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuận

• Hệ thống kênh rạch Q.2 - Q Thủ Đức – Q.9

• Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

• Kênh Tân hóa - Ông Buông - Lò Gốm

• Kênh Tàu Hủ - kênh Đôi - kênh Tẻ - Bến Nghé

• Hệ thống kênh rạch Q.7 - huyện Bình Chánh - Q.8

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống sông và kênh tại TP.Hồ Chí Minh

Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường TP.Hồ Chí Minh

Trang 40

Cảnh quan hai bên bờ sông Sài Gòn khá đẹp và có nhiều điểm du lịch được khai thác phục vụ du lịch, cơ sở hạ tầng được xây dựng khá tốt là động lực để Thành Phố phát triển SPDLĐS Hình ảnh tàu thuyền di chuyển trên sông nước, cảnh người dân sinh hoạt trên sông, vẻ đẹp lung linh của Thành Phố về đêm làm cho du khách cảm nhận như có một điều gì đó bí ẩn cần phải khám phá lại vừa có cảm giác thanh bình, dễ chịu Đặc biệt, trên các cù lao cũng như những vùng ven bờ, tập trung nhiều nhà vườn, vườn cây ăn trái gắn liền với cuộc sống hiền hòa hiếu khách của người dân Nam Bộ Ngoài ra, tài nguyên sinh vật ở Thành Phố cũng khá phong phú với những loài đặc hữu tập trung tại rừng ngập mặn Cần Giờ, vườn chim (khu du lịch vườn cò quận 9) đã tạo nên sự đa dạng sinh học có sức hấp dẫn cao cho vùng sông này TP Hồ Chí Minh còn là nơi tập trung khá nhiều tài nguyên du lịch nhân văn, các di chỉ khảo

cổ, những lễ hội phản ánh sinh động nét đa văn hóa của cộng đồng người Việt, Hoa, Khơme, Chăm…thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, Thành Phố hiện có gần 1.000km sông rạch, trong đó nhiều tuyến sông, kênh như kênh

Tẻ, kênh Tàu Hủ, rạch Tân Hóa - Lò Gốm rất thuận lợi để phát triển vận tải đường thủy và du lịch Những con sông nhỏ ở khu vực ngoại thành khá phù hợp để cho du khách di chuyển bằng cano để tham quan phong cảnh sông nước Với tiềm năng trên, nếu được quy hoạch và đầu tư hợp lý sẽ góp phần giảm tải tình trạng quá tải của giao thông đường bộ trên địa bàn Thành Phố như hiện nay Tuy nhiên, chức năng chủ yếu của sông rạch TP Hồ Chí Minh hiện mới chỉ là tiêu thoát nước và vận tải hàng hóa, trong khi các phương tiện giao thông bộ ngày ngày đang phải đối mặt với nạn ùn tắc Với nhiều thuận lợi về mặt giao thông và có cảnh quan đẹp, sông Sài Gòn hứa hẹn sẽ là một yếu tố quan trọng để phát triển SPDLĐS Nhiều tuyến kênh nội đô cũng là điểm nhấn trong các tuyến DLĐS khi được cải tạo rất tốt đặc biệt là kênh Nhiêu Lộc, kênh Tàu Hủ

Ngày đăng: 22/07/2016, 10:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình “Kinh tế du lịch”, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2004
24. VEN (13/07/2012),TP. HCM tăng tốc phát triển du lịch đường sông http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/6828 Sách, tạp chí
Tiêu đề: VEN (13/07/2012)
30. Tổng cục du lịch (26/03/2015), Du lịch sông Hồng: “Cái khó bó cái khôn”,http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/17150Tài liệu tiếng Anh trên internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái khó bó cái khôn
37. Sompong Amnuay-ngerntra, Hideki Sonoda (2013), “Developing River Tourism on the Upper Mekong: Challenges and Opportunities”, European Journal of Business and Social Sciences, Vol. 1, No. 10, pp 36- 51, January 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Developing River Tourism on the Upper Mekong: Challenges and Opportunities
Tác giả: Sompong Amnuay-ngerntra, Hideki Sonoda
Năm: 2013
14. Ngọc Ẩn (Theo tuoitre.com.vn, 20/12/2008) Cụm cảng nội ô TP.HCM: Cần đẩy nhanh tiến độ di dời,http://portcoast.com.vn/default.asp?id=news94 Link
15. Chí Cường (25/02/2010), Thành Phố Amsterdam: Venice của phương Bắc, Báo Việt Nam+, http://hanoi.vietnamplus.vn Link
16. Minh Dung (03/02/2015), TPHCM là điểm đến thân thiện, hấp dẫn du khách, http://hiec.org.vn/tphcm-la-diem-den-than-thien-hap-dan-du-khach-9464.html Link
22. Hà Phạm (Thứ Tư 18/06/2014), Ẩn họa tai nạn giao thông đường thủy, http://m.hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/giao-thong/691549/an-hoa-tai-nan-giao-thong-duong-thuy Link
23. Nguyễn Thị Hồng Thắm- ĐH KTCN (Thứ sáu - 06/07/2012), Du lich duong song- ky 3 phan b, http://congdantretphcm.com/cdt/news/Diem-du-lich-hap-dan-tai-TpHCM/Du-lich-duong-song-ky-3-phan-b-809.html#.VZySd7ntmko Link
26. Báo kiến thức, TP.HCM đẩy mạnh xu hướng phát triển du lịch đường sông, 22/12/2013, http://kenpas.com Link
29. Thành Phố Hồ Chí Minh (Thứ 2, ngày 07/11/2011), Nguồn nước và thủy văn,http://www.hochiminhcity.gov.vn/thongtinthanhpho/gioithieu/Lists/Posts/ Post.aspx Link
31. Boat trips, tailor-made tours, rent a ship... and more, http://www.rivertours.be/EN/ Link
32. European River Cruises: Explore the Great Rivers of Europe, http://www.avalonwaterways.com/River-Cruises/River-Cruises-Europe/ Link
33. France, dream destination for river tourism, http://www.france.fr/en/coming-france/france-dream-destination-river-tourism.html Link
36. River tourism, http://www.tourism-midi-pyrenees.co.uk/home/things-to-see-and-do/activities-and-recreation/river-tourism Link
38. Seine River Cruise and Paris Canals Tour, http://www.viator.com/tours/Paris/Seine-River-Cruise-and-Paris-Canals-Tour/d479-3001CRUISE Link
39. The leading sightseeing tour on the Thames, http://www.citycruises.com 40. Waterway tourism around Europe, http:www.keesay.com Link
41. Welcome to the Official Site of Campbell River Tourism, http://www.campbellrivertourism.com Link
1. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, NXB khoa học và kỹ thuật Khác
2. Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê TP.Hồ Chí Minh năm 2013, NXB Thống kê Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w