1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng đại học Duy Tân.

60 4,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Hen phế quản là bệnh mãn tính đường hô hấp phổ biến nhất trên thế giới, là gánh nặng của xã hội đối với cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt trong những thập niên gần đây số lượng người mắc hen phế quản ngày càng có xu hướng tăng lên. Hiện nay cả thế giới có 300 triệu người hen, dự kiến năm 2025 con số này là 400 triệu người. Tỷ lệ hen trẻ em dao động từ 130% tùy theo từng vùng , từng quốc gia và vùng lãnh thổ.Theo tổ chức y tế thế giới (1995) tỷ lệ hen người lớn là 5 %, ở trẻ em là 10%. Tỷ lệ hen có xu hướng tăng nhiều, cứ khoảng 10 năm tỷ lệ hen tăng lên từ 2550%. Hen trẻ em thường gặp nhiều hơn ở các vùng đô thị và hơn 80% bệnh nhân hen khởi phát bệnh trước 6 tuổi.Tại Hoa Kỳ, một báo cáo thống kê cho biết tỷ lệ mắc hen phế quản tăng lên gấp đôi trong vòng 20 năm lại đây. Theo khuyên cáo của Hội Lao và bệnh phổi Việt Nam tại Hội nghị khoa học năm 2005, Đông Nam Châu Á là khu vực có độ lưu hành bệnh hen phế quản với mức độ gia tăng nhanh nhất: Malaxia 9,7%; Indonexia 8,2%; Philippin 11,8%; Thái lan 9,2%; Singapor 14,3% và Việt Nam 5%. Và cũng tại các nước Đông Nam Á, trong 20 năm từ 19741994, tỷ lệ hen phế quản tăng 34 lần, nhất là trẻ em dưới 15 tuổi. Ở Việt Nam, tỷ lệ dân số mắc hen khoảng 5%, trong đó tỷ lệ này ở trẻ em tiếp tục gia tăng từ 4% năm 1984 lên 11,6% năm 1994. Theo BV Phạm ngọc Thạch năm 1995 tỷ lệ hen trẻ em trên 7 tuổi tại TP HCM là 3,2%. Tại BV Nhi đồng I tỷ lệ khò khè ở trẻ em 1213 tuổi là 29,1%. Tại Hà nội, tỷ lệ hen ở trẻ em từ 511 tuổi là 13,9%. Hen phế quản ảnh hưởng quan trọng tới cuộc sống của người bệnh, hơn nữa cơn hen kịch phát còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của họ.Mặc dù hen là bệnh viêm mạn tính đường thở nhưng đa số người bệnh đều có thể chung sống thoải mái với bệnh hen. Vài năm trở lại đây đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị và kiểm soát hen, bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được. Nhưng thực tế hiện nay vẫn còn một số lượng lớn bệnh nhi bị hen phải nhập viện, nguyên nhân là do sự hiểu biết của bố, mẹ bệnh nhi về bệnh hen và phương pháp điều trị và chăm sóc bệnh nhi còn chưa đúng và chưa đầy đủ. Vì vậy việc cung cấp kiến thức cho bố, mẹ bệnh nhi bị bệnh hen phế quản về cách nhận biết các dấu hiệu lên cơn hen, nhận biết các yếu tố làm bùng phát cơn hen, cách chăm sóc và dự phòng hen là rất quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : Khảo sát kiến thức và thực hành về chăm sóc của các bà mẹ có con bị hen phế quản tại khoa Nhi Hô hấp Miễn dịch dị ứng, Bệnh viên Phụ sảnNhi Đà Nẵng với mục tiêu sau:1)Xác định tỷ lệ kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con bị hen phế quảntại khoa Nhi Hô hấp – Miễn dịch dị ứng, Bệnh viên Phụ sản Nhi Đà Nẵng.2)Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con bị hen phế quản.

Trang 1

SVTH: Võ Thị Thu Thảo Trang

Lời cảm ơn

Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban Giám hiệu trường Đại học Duy Tân Quý thầy cô giáo khoa Điều dưỡng trường Đại học Duy Tân Thầy giáo Ths.bs.Trần Long Quân đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này

Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng Phòng Điều dưỡng Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng Ban chủ nhiệm khoa và cán bộ công nhân viên khoa Nhi

Hô hấp – Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong quá trình đi học và thực hiện đề tài

Mẹ bệnh nhi bị bệnh hen phế quản đến khám, điều trị và tham gia chương trình quản lý hen tại Khoa nhi Hô hấp – Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên khích lệ tôi vượt mọi khó khăn để hoàn thành khóa học

Tôi xin chân thành ghi nhận công ơn đó

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016

Sinh viên

Võ Thị Thu Thảo

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT

GINA Global Initiative for Asthma (Chương trình khởi động

toàn cầu phòng chống hen)

PEF Peak expiratory flow (Lưu lượng thở ra tối đa)

WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 Tổng quan 3

1.1 Lịch sử hen 3

1.2 Định nghĩa hen 4

1.3 Dịch tễ học 4

1.3.1 Tỷ lệ mắc hen 4

1.3.2 Tỷ lệ tử vong 5

1.3.3 Gánh nặng bệnh tật 5

1.4.Yếu tố nguy cơ của hen phế quản 6

1.4.1 Yếu tố chủ thể 6

1.4.2 Yếu tố môi trường 6

1.4.3 Các yếu tố làm nặng hen phế quản 6

1.5 Cơ chế bệnh sinh trong hen phế quản 7

1.6 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 7

1.6.1 Lâm sàng 7

1.6.2 Cận lâm sàng 8

1.7 Chẩn đoán hen phế quản 9

1.7.1 Chẩn đoán hen phế quản trẻ > 5 tuổi 9

1.7.2 Chẩn đoán hen phế quản trẻ ≤ 5 tuổi 10

1.8 Phân bậc hen phế quản 11

1.8.1 Phân bậc hen theo mức độ nặng nhẹ 11

1.8.2 Phân bậc hen theo mức độ kiểm soát 11

1.9 Điều trị 12

1.9.1 Điều trị hen phế quản ở trẻ dưới ≤ 5 tuổi [12] 12

1.9.2 Điều trị hen phế quản ở trẻ > 5 tuổi [5], [7 ] 13

1.10 Giáo dục sức khoẻ 14

CHƯƠNG 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 16

2.1 Đối tượng nghiên cứu 16

2.1.1 Tiêu chuẩn lựachọn 16

2.1.2 Tiêu chuẩn loạitrừ 16

2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiêncứu: 16

2.2 Phương pháp nghiên cứu 16

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: 16

2.2.2 Xác định chỉ số, biến số nghiên cứu: 16

Trang 4

2.2.3 Mẫu nghiên cứu: 17

2.2.4 Phương pháp thu thập dữ liệu: 17

2.2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: 17

2.2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: 18

Chương 3 Kết quả và bàn luận 19

3.1.Kết quả 19

3.1.1 Đặc điểm về yếu tố dịch tể 19

3.1.1.1 Giới tính 19

3.1.1.2.Nhóm tuổi 20

3.1.2 Đặc điểm chung của các bà mẹ trong nhóm nghiên cứu 20

3.1.2.1 Phân bố theo tuổi của bà mẹ 20

3.1.2.2.Phân bố nghề nghiệp của bà mẹ 21

3.1.2.3 Phân bố trình độ học vấn của bà mẹ 22

3.1.2.4.Điều kiện kinh tế của gia đình 22

3.1.3.Kiến thức của các bà mẹ về bệnh hen phế quản 23

3.1.3.1 Tỷ lệ bà mẹ nghe đến bệnh hen phế quản 23

3.1.3.2.hoàn cảnh phát hiện trẻ bị bệnh hen 23

3.1.3.3 Kiến thức của bà mẹ về triệu chứng lâm sàng của bệnh HPQ 24

3.1.3.4 kiến thức của các bà mẹ về nguyên nhân gây bệnh hen phế quản 25

3.1.3.5 Kiến thức của bà mẹ về tính chất của bệnh HPQ 26

3.1.3.6 Kiến thức của bà mẹ về các dấu hiệu nặng của bệnh HPQ 26

3.1.3.7 Kiến thức về chăm sóc ăn uống của trẻ khi bị bệnh HPQ 27

3.1.3.8 kiến thức của bà mẹ về lợi ích của dự phòng hen 28

3.1.3.9 kiến thức của bà mẹ về yếu tố gây hen ở trẻ 28

3.1.4 Thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị bệnh hen phế quản: 28

3.1.4.1 Thực hành của bà mẹ khi trẻ bị ho, khò khè,thở nhanh, tức ngực 28

3.1.4.2 Thực hành của bà mẹ về sử dụng thuốc dự phòng HPQ cho trẻ 29

3.1.4.3 Thực hành của các bà mẹ để hạn chế việc lên cơn hen của trẻ 29

3.1.4.4 Thực hành của các bà mẹ về việc cho trẻ sử dụng thuốc dạng hít 30

3.1.4.5 Thực hành của các bà mẹ về việc cho trẻ sử dụng thuốc điều trị 30

3.1.4.6 Thực hành của các bà mẹ về việc cho trẻ sử dụng thuốc dạng khí dung và bình xịt định liều (MDI) 30

3.1.4.7 Thực hành của các bà mẹ về việc cho trẻ sử dụng thuốc dự phòng hen 32

3.1.4.8 Thực hành của các bà mẹ về việc cho trẻ đi khám hen phế quản 32

3.1.5 Các yếu tố có liên quan đến kiến thức và thực hành của các bà mẹ về chăm sóc trẻ bị bệnh hen phế quản 32

Trang 5

3.1.5.1 Các yếu tố có liên quan đến kiến thức của bà mẹ về bệnh HPQ 32

3.1.5.1.1 Yếu tố nghề nghiệp liên quan đến kiến thức của bà mẹ về bệnh HPQ 32

3.1.5.1.2 Yếu tố trình độ học vấn liên quan đến kiến thức của bà mẹ về bệnh HPQ.33 3.1.5.2 Yếu tố liên quan đến thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị bệnh hen phế quản 34

3.1.5.2.1 Yếu tố nghề nghiệp liên quan đến thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị bệnh hen phế quản 34

3.1.5.2.2 Yếu tố trình độ học vấn liên quan thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị bệnh hen phế quản 34

3.1.5.2.3 Yếu tố điều kiện gia đình liên quan thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị bệnh hen phế quản 35

3.2 Bàn luận 36

3.2.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 36

3.2.1.1 Phân bố bệnh nhi hen phế quản trong nhóm nghiên cứu 36

3.2.1.2 Đặc điểm chung của các bà mẹ trong nhóm nghiên cứu 36

3.2.2 Kiến thức của bà mẹ về bệnh hen: 37

3.2.3 Thực hành của bà mẹ về chăm sóc và dự phòng bệnh hen: 38

3.2.4 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có con bị hen phế quản 40

Chương 4 Kết luận 42

4.1 Kiến thức và thực hành 42

4.1.1 Kiến thức của mẹ bệnh nhi về bệnh hen phếquản: 42

4.1.1 Thực hành của bà mẹ về chăm sóc và dự phòng hen 42

4.2 Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của các bà mẹ……… 43

Kiến nghị 44

Tài liêu tham khảo 1

Phụ lục 3

Danh sách bệnh nhân 7

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.phân bố theo nhóm tuổi(n = 35) 20

Bảng 3.2 Phân bố theo tuổi của bà mẹ ( n = 35) 20

Bảng 3.3 Hoàn cảnh phát hiện trẻ bị bệnh hen 23

Bảng 3.4 Kiến thức của bà mẹ về triệu chứng lâm sàng của bệnh HPQ 24

Bảng 3.5 Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây bệnh HPQ 25

Bảng 3.6 kiến thức của bà mẹ về tính chất của bệnh HPQ 26

Bảng 3.7 Kiến thức của bà mẹ về các dấu hiệu nặng của bệnh HPQ 26

Bảng 3.8 kiến thức của bà mẹ về lợi ích của dự phòng hen (n = 35) 28

Bảng 3.9 kiến thức của bà mẹ về yếu tố gây hen ở trẻ 28

Bảng 3.10 khi trẻ bị ho, khò khè,thở nhanh, tức ngực bà mẹ thường (n = 35) 28

Bảng 3.11 Thực hành của bà mẹ về sử dụng thuốc dự phòng HPQ cho trẻ 29

Bảng 3.12 Thực hành của các bà mẹ để hạn chế việc lên cơn hen của trẻ 29

Bảng 3.13 Thực hành của các bà mẹ về việc cho trẻ sử dụng thuốc dạng hít 30

Bảng 3.14 Thực hành của các bà mẹ về việc cho trẻ sử dụng thuốc điều trị 30

Bảng 3.15 Thực hành của các bà mẹ về việc cho trẻ sử dụng thuốc dạng khí dung và bình xịt định liều (MDI) 30

Bảng 3.16 Thực hành của các bà mẹ về việc cho trẻ đi khám hen phế quản 32

Bảng 3.17 Yếu tố nghề nghiệp liên quan đến kiến thức của bà mẹ về bệnh HPQ 33 Bảng 3.18 Yếu tố trình độ học vấn liên quan đến kiến thức của bà mẹ về bệnh HPQ 33

Bảng 3.19 Yếu tố nghề nghiệp liên quan đến thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị bệnh hen phế quản 34

Bảng 3.20 Yếu tố trình độ học vấn liên quan đến thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị bệnh hen phế quản 34

Bảng 3.21 Yếu tố điều kiện gia đìnhliên quan đến thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị bệnh hen phế quản 35

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ trẻ bị bệnh hen phế quản theo giới tính 19

Biểu đồ 3.2 phân bố theo tuổi của bà mẹ 21

Biểu đồ 3.3.phân bố nghề nghiệp của bà mẹ (n = 35) 21

Biểu đồ 3.4 phân bố trình độ học vấn của bà mẹ 22

Biểu đồ 3.5.Điều kiện kinh tế của gia đình 22

Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ bà mẹ nghe đến bệnh hen phế quản 23

Biểu đồ 3.7 Kiến thức bà mẹ đạt về triệu chứng lâm sàng của bệnh HPQ 24

Biểu đồ 3.8 Kiến thức bà mẹ đạt về nguyên nhân gây bệnh của bệnh HPQ 25

Biểu đồ 3.9 Kiến thức bà mẹ đạt về dấu hiệu nặng của bệnh HPQ 27

Biểu đồ 3.10 kiến thức về chăm sóc ăn uống của trẻ khi bị bệnh HPQ 27

Biểu đồ 3.11 Thực hành của các bà mẹ về việc cho trẻ sử dụng thuốc dạng khí dung và bình xịt định liều (MDI) 31

Biểu đồ 3.12 Thực hành của các bà mẹ về việc cho trẻ sử dụng thuốc dự phòng hen 32

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hen phế quản là bệnh mãn tính đường hô hấp phổ biến nhất trên thế giới, là gánh nặng của xã hội đối với cả trẻ em và người lớn Đặc biệt trong những thập niên gần đây số lượng người mắc hen phế quản ngày càng có xu hướng tăng lên

Hiện nay cả thế giới có 300 triệu người hen, dự kiến năm 2025 con số này là

400 triệu người Tỷ lệ hen trẻ em dao động từ 1-30% tùy theo từng vùng , từng quốc gia và vùng lãnh thổ

Theo tổ chức y tế thế giới (1995) tỷ lệ hen người lớn là 5 %, ở trẻ em là 10%

Tỷ lệ hen có xu hướng tăng nhiều, cứ khoảng 10 năm tỷ lệ hen tăng lên từ 25-50% Hen trẻ em thường gặp nhiều hơn ở các vùng đô thị và hơn 80% bệnh nhân hen khởi phát bệnh trước 6 tuổi

Tại Hoa Kỳ, một báo cáo thống kê cho biết tỷ lệ mắc hen phế quản tăng lên gấp đôi trong vòng 20 năm lại đây Theo khuyên cáo của Hội Lao và bệnh phổi Việt Nam tại Hội nghị khoa học năm 2005, Đông Nam Châu Á là khu vực có độ lưu hành bệnh hen phế quản với mức độ gia tăng nhanh nhất: Malaxia 9,7%; Indonexia 8,2%; Philippin 11,8%; Thái lan 9,2%; Singapor 14,3% và Việt Nam 5% Và cũng tại các nước Đông Nam Á, trong 20 năm từ 1974-1994, tỷ lệ hen phế quản tăng 3-4 lần, nhất là trẻ em dưới 15 tuổi Ở Việt Nam, tỷ lệ dân số mắc hen khoảng 5%, trong đó tỷ lệ này ở trẻ em tiếp tục gia tăng từ 4% năm 1984 lên 11,6% năm 1994 Theo BV Phạm ngọc Thạch năm 1995 tỷ lệ hen trẻ em trên 7 tuổi tại TP HCM là 3,2% Tại BV Nhi đồng I tỷ lệ khò khè ở trẻ em 12-13 tuổi là 29,1% Tại Hà nội, tỷ

lệ hen ở trẻ em từ 5-11 tuổi là 13,9% Hen phế quản ảnh hưởng quan trọng tới cuộc sống của người bệnh, hơn nữa cơn hen kịch phát còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của họ

Mặc dù hen là bệnh viêm mạn tính đường thở nhưng đa số người bệnh đều

có thể chung sống thoải mái với bệnh hen Vài năm trở lại đây đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị và kiểm soát hen, bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được Nhưng thực tế hiện nay vẫn còn một số lượng lớn bệnh nhi bị hen phải nhập viện, nguyên nhân là do sự hiểu biết của bố, mẹ bệnh nhi về bệnh hen và phương pháp điều trị và chăm sóc bệnh nhi còn chưa đúng và chưa đầy đủ Vì vậy việc cung

Trang 9

cấp kiến thức cho bố, mẹ bệnh nhi bị bệnh hen phế quản về cách nhận biết các dấu hiệu lên cơn hen, nhận biết các yếu tố làm bùng phát cơn hen, cách chăm sóc và dự phòng hen là rất quan trọng

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : Khảo sát kiến thức và thực hành về chăm sóc của các bà mẹ có con bị hen phế quản tại khoa Nhi Hô hấp- Miễn dịch dị ứng, Bệnh viên Phụ sản-Nhi Đà Nẵng với mục

tiêu sau:

1) Xác định tỷ lệ kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con bị hen phế quảntại khoa Nhi Hô hấp – Miễn dịch dị ứng, Bệnh viên Phụ sản - Nhi

Đà Nẵng

2) Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của các bà

mẹ có con bị hen phế quản

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Lịch sử hen

Hippocrates (460 – 370) đã đề xuất và giải thích từ “asthma” (thở vội vã theo tiếng Hy Lạp) để mô tả một cơn khó thở có biểu hiện khò khè[1]

Đến thế kỷ thứ II sau công nguyên, hen phế quản được Aretaeus mô tả chi tiết hơn Ông cho rằng hen là bệnh mạn tính có chu kỳ, có ảnh hưởng của thay đổi thời tiết và làm việc gắng sức[16]

Từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ XVII do ảnh hưởng của tôn giáo nên việc nghiên cứu về hen không được quan tâm, các hiểu biết về hen gần như không có tiến bộ mới[17]

Năm 1615, Van Helmont thông báo các trường hợp khó thở do phấn hoa Năm 1698, John Floyer giải thích nguyên nhân gây khó thở là do co thắt phế quản, ông phân loại ra khó thở chu kỳ và khó thở liên tục nhưng chưa phân biệt được hen và viêm phế quản mạn tính.[10]

Năm 1803, F.D Reisseissen nói đến sự co thắt của các cơ trơn đường hô hấp

mà sau này người ta lấy tên của ông đặt cho cơ trơn phế quản là cơ Reisseissen

Năm 1819, Laennec xác định cơn khó thở là do co thắt cơ Reisseissen Năm

1860, Samter chứng minh bệnh hen do tiếp xúc với lông mèo Năm 1873, Blackley chứng minh phấn hoa và một số loại cỏ có thể là nguyên nhân gây hen

Năm 1902, việc C.Richer gây được shock phản vệ trên thực nghiệm (giải thưởng Nobel 1913) đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn về hen phế quản và các bệnh dịứng

Năm 1910, Dale phát hiện ra Histamine Năm 1936, Chakravarty tìm ra Serotonin Năm 1940, Ado lưu ý đến vai trò của Acetylcholin

Sau đó, nhiều tác giả nghiên cứu và tìm ra vai trò của rất nhiều loại chất trung gian hoá học (lymphokin, leucotrien, cytokin), các loại tế bào (tuyến ức, lympho B, lympho T) và cả kháng thể (IgE) trong cơ chế bệnh sinh của hen

Từ năm 1985 đến nay nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, viêm đóng vai trò quan trọng trong hen dẫn đến tình trạng co thắt phế quản, tăng tính phản ứng phế quản và từ đó có nhiều bước cải tiến trong việc điều trị và phòng bệnh hen

Trang 11

Năm 1992, Chương trình khởi động toàn cầu phòng chống hen (Global Initiative for Asthma) gọi tắt là GINA ra đời nhằm mục đích đề ra chiến lược quản

lý khống chế và kiểm soát bệnh hen [13]

1.2 Định nghĩa hen

Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về HPQ Tháng 12 năm 2009, trong quyết định hướng dẫn chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em Bộ Y tế đã đưa ra định nghĩa về HPQ như sau:

“Hen là tình trạng viêm mạn tính của đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc” [12]

1.3 Dịch tễ học

1.3.1 Tỷ lệ mắc hen

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 1995 có khoảng 150 triệu người mắc bệnh HPQ, tỷ lệ hen ở người lớn là 5%, ở trẻ em là 10%, trong 2 – 3 thập kỷ qua độ lưu hành hen phế quản vẫn tiếp tục gia tăng với tốc độ đang lo ngại

Theo GINA (2006), HPQ là bệnh mạn tính có tỷ lệ mắc cao nhất, có khoảng

300 triệu người mắc hen trên toàn thế giới, ước tính đến năm 2025 sẽ có khoảng

400 triệu người mắc hen phế quản Tỷ lệ hen ở trẻ em dao động từ 1 – 30% tuỳ theo từng vùng, từng nước

Tỷ lệ mắc hen của các quốc gia trên thế giới khác nhau, các nước phát triển thường có tỷ lệ mắc hen cao hơn các nước đang phát triển

Báo cáo của chương trình khảo sát quốc tế về hen và dị ứng ở trẻ em (International Study of Asthma and Allergies in Children - ISAAC) cho thấy độ lưu hành của hen đã thay đổi từ 1,6% đến 36,8%

Ở Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ về tỷ lệ mắc hen trên toàn quốc Một nghiên cứu tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (1995), tỷ lệ hen ở trẻ em trên 7 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh là 3,2%, cũng tại thành phố Hồ Chí Minh theo nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Đồng I, tỷ lệ khò khè ở trẻ em 12 – 13 tuổi là 29,1%, theo nghiên cứu của Sở Y tế Hà Nội, tỷ lệ hen ở trẻ em 10,24%, trong đó nội thành chiếm 14,56%, ngoại thành chiếm 7,52%

Trang 12

1.3.2 Tỷ lệ tử vong

Mặc dù chương trình kiểm soát hen đã được WHO, GINA và các nước triển khai rộng khắp nhưng tỷ lệ tử vong do hen vẫn còn là vấn đề cần quan tâm Hàng năm trên thế giới vẫn có 250.000 người tử vong do hen

Tỷ lệ tử vong do hen chiếm 1/250 các ca tử vong trên toàn thế giới Đáng lưu ý

là 85% các trường hợp tử vong do hen có thể phòng ngừa nếu được sự quan tâm kịp thời của người bệnh, gia đình và thầy thuốc Tỷ lệ tử vong do hen ở trẻ em cũng tăng so với 10 – 20 năm trước đây

1.3.3 Gánh nặng bệnh tật

Đối với người bệnh: Hen phế quản là một bệnh mạn tính thường gặp ở trẻ em

và là một trong những nguyên nhân buộc trẻ phải nghỉ học nhiều ngày Có tới 40% trẻ em phải nghỉ học mỗi khi lên cơn, trung bình trẻ bị hen phải nghỉ học 10 - 15 ngày trong năm

Đối với gia đình: Hen phế quản tác động xấu đến tâm lý gia đình, coi người bệnh như một gánh nặng

Đối với xã hội: Thiệt hại do hen gây ra cho xã hội bao gồm các chi phí trực tiếp (khám bệnh, xét nghiệm, thuốc, viện phí ) và cả các chi phí gián tiếp (ngày nghỉ việc, nghỉ học, giảm khả năng lao động, chất lượng cuộc sống giảm sút), số ngày nghỉ làm việc của người lớn trong gia đình tăng lên do phải chăm sóc trẻ, năng suất lao động giảm sút, thiếu nhiệt tình, giới hạn hoạt động, thiếu hoà nhập xã hội Theo WHO (1998) chi phí cho bệnh HPQ của nhân loại lớn hơn hai căn bệnh hiểm nghèo là HIV và lao cộng lại Theo GINA chi phí trực tiếp cho phòng chống hen phế quản chiếm 1 – 3% tổng chi phí y tế ở hầu hết các quốc gia Theo tác giả Nguyễn Thị Rồi, gánh nặng kinh tế xã hội của bệnh hen nghiên cứu trên 1.762 trẻ

em nhập viện tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng II từ tháng 7/2006 đến tháng 6/2007: Tổng số ngày nằm viện: 10.545 ngày, tổng số ngày nghỉ học: 864 ngày, chi phí bình quân cho một đợt điều trị mỗi bệnh nhân là 466.548 nghìn đồng Những con số thống kê ở Hà Nội cho thấy, mỗi bệnh nhân hen nếu không được kiểm soát tốt mỗi năm phải vào viện cấp cứu trung bình 2 – 4 lần, mỗi lần nhập viện chi phí 2 – 3 triệu đồng, chưa kể các tổn thất gây ra do nghỉ học, nghỉ việc, mất việc và giảm chất lượng cuộc sống

Trang 13

1.4.Yếu tố nguy cơ của hen phế quản

+ Trẻ dưới 5 tuổi: tỷ lệ trẻ nam bị hen phế quản nhiều hơn trẻ nữ

+ Sau 10 tuổi gần như không có sự khác biệt giữa hai giới

1.4.2 Yếu tố môi trường

Ảnh hưởng tới tính cảm thụ của cá nhân có nguy cơ phát triển thành hen phế quản, thúc đẩy làm nặng hen và/ hoặc làm duy trì triệu chứng, bao gồm:

- Chế độ ăn: Bản thân thức ăn là tác nhân gây hen: Trứng, tôm, cua, cá

1.4.3 Các yếu tố làm nặng hen phế quản

- Dị nguyên: Cả dị nguyên trong và ngoài nhà

- Gắng sức, tăng thông khí

- Thay đổi thời tiết

Trang 14

- Khí sulfure dioxide SO2

- Thực phẩm, thuốc và các chất phụ gia

1.5 Cơ chế bệnh sinh trong hen phế quản

Hen là một phức hợp viêm phức tạp tại phổi được đặc trưng bởi:

- Viêm mạn tính đường hô hấp

- Co thắt phế quản

- Tăng mẫn cảm đường thở

- Tái tạo lại đường thở

Sơ đồ 1.1 Tóm tắt cơ chế bệnh sinh của hen phế quản

1.6 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

1.6.1 Lâm sàng

* Triệu chứng cơ năng

- Ho khan, sau có thể ho có nhiều đờm rãi

Triệu chứng HEN

Trang 15

- Thở nhanh

- Tức ngực

Tất cả các triệu chứng trên thường tái đi tái lại dai dẳng và xảy ra nặng hơn

về ban đêm làm trẻ phải thức giấc

* Triệu chứng thực thể

- Gõ phổi: Có thể thấy vang hơn bình thường, vùng đục trước tim giảm

- Nghe phổi có rales rít, rales ngáy, trẻ nhỏ có thể có cả rales ẩm (trong cơn)

- Nếu hen phế quản kéo dài trẻ có biểu hiện lồng ngực hình thùng

+ Định lượng IgE toàn phần tăng so với lứa tuổi

* Xét nghiệm đờm: Có nhiều bạch cầu ái toan, vòng xoắn Cushman và tinh

thể Charcot – Leyden

* X quang: Lúc đầu chiếu hoặc chụp phổi có thể bình thường, nhưng sau đó

xuất hiện nhanh chóng hiện tượng khí phế thũng, dần dần lồng ngực như kéo dài theo chiều thẳng đứng, vòm hoành hạ thấp xuống, xương đòn nâng lên, khoảng liên sườn rộng ra, đường kính ngang của lồng ngực cũng rộng hơn bình thường Phổi quá sáng tương phản với hình ảnh rốn phổi mờ đậm

Khi có biến chứng tắc nghẽn, viêm nhiễm nặng, trên X quang có thể thấy hình ảnh rối loạn thông khí, có thể xẹp phổi hoặc có biến chứng tràn khí màng phổi

* Thăm dò chức năng thông khí phổi: Có giá trị trong việc đánh giá mức độ

hen, mức độ rối loạn thông khí trong HPQ và hiệu quả điều trị

- Đo chức năng hô hấp bằng phế dung kế :

Trang 16

1.7 Chẩn đoán hen phế quản

Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những cơn hen ban đầu Thường chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em phải dựa vào các yếu tố sau:

1.7.1 Chẩn đoán hen phế quản trẻ > 5 tuổi

Tất cả các triệu chứng trên thường tái đi tái lại dai dẳng và xảy ra nặng hơn

về ban đêm làm trẻ phải thức giấc

* Triệu chứng thực thể

- Gõ phổi: Có thể thấy vang hơn bình thường, vùng đục trước tim giảm

- Nghe phổi có rales rít, rales ngáy, trẻ nhỏ có thể có cả rales ẩm (trong cơn)

- Nếu hen phế quản kéo dài trẻ có biểu hiện lồng ngực hình thùng

* Tiền sử:

- Các triệu chứng trên tái đi tái lại nhiều lần thường xuất hiện vào ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết, sau nhiễm khuẩn hô hấp, khi gắng sức, xúc động và nếu hoặc được dùng thuốc giãn phế quản các biểu hiện trên sẽ giảm đi

- Tiền sử bản thân: Cơ địa dị ứng như chàm thể tạng, viêm mũi dị ứng, nổi mày đay

Có tiền sử tiếp xúc với các dị nguyên hô hấp (bụi, khói, phấn hoa, lông súc vật ), dị nguyên là thức ăn (tôm, cua, cá, trứng, sữa ), các hoá chất và thuốc sau

đó lên cơn hen hoặc biểu hiện khò khè

- Tiền sử gia đình: Có bố, mẹ, anh, chị, em bị hen hoặc dị ứng

* Đo chức năng hô hấp:

Lưu lượng đỉnh (PEF) tăng lên 15% sau khi cho trẻ hít thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh trong 15 – 20 phút; hoặc PEF thay đổi trên 20% đo vào buổi sáng ngay sau khi dùng thuốc giãn phế quản so với 12 giờ sau khi dùng thuốc; hoặcPEF giảm hơn 15% sau 6 phút đi bộ hoặc gắng sức để chẩn đoán hen phế quản, ngoài ra còn phải dựa vào hai tiêu chuẩn quan trọng:

Test phục hồi phế quản: Đo chức năng thông khí rồi dùng Salbutamol dưới

Trang 17

dạng phun hít với liều lượng 200µg sau 20 - 30 phút tiến hành đo lại chức năng thông khí phổi

1.7.2 Chẩn đoán hen phế quản trẻ ≤ 5 tuổi

Dựa vào lâm sàng là chính, không dựa vào đo chức năng hô hấp

Trong cơn khó thở có thể thấy:

- Nhìn: Lồng ngực như bị giãn ra, các xương sườn nằm ngang, các khoang liên sườn giãn rộng

- Gõ: Có thể thấy vang hơn bình thường

- Nghe: Phổi có rales rít, rales ngáy (trong cơn hen), rì rào phế nang giảm hoặc mất hẳn trong trường hợp nặng

* Tiền sử:

- Các triệu chứng trên tái đi tái lại nhiều lần thường xuất hiện vào ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết, sau nhiễm khuẩn hô hấp, khi gắng sức, xúc động, nếu được dùng thuốc giãn phế quản các biểu hiện trên sẽ giảm hoặc mất đi

- Tiền sử bản thân : Cơ địa dị ứng như chàm thể tạng, viêm mũi dị ứng, nổi mày đay

Có tiền sử tiếp xúc với các dị nguyên hô hấp (bụi, khói, phấn hoa, lông súc vật ), dị nguyên là thức ăn (tôm, cua, cá,trứng, sữa ), các hoá chất và thuốc sau

đó lên cơn hen hoặc biểu hiện khò khè

- Tiền sử gia đình: Có bố, mẹ, anh chị em bị hen hoặc dị ứng

* Ở trẻ em triệu chứng thường gặp là khò khè vì vậy khi chẩn đoán cần loại trừ các bệnh khác gây khò khè như:

+ Viêm tiểu phế quản

+ Xơ nang tuỵ

+ Thiếu alpha 1 antitrypsin

+ Dị vật đường thở

+ Hạch lao chèn ép

Trang 18

+ Các khối u trung thất

1.8 Phân bậc hen phế quản

1.8.1 Phân bậc hen theo mức độ nặng nhẹ

Theo tiêu chuẩn của chương trình chống hen Australia (National Asthma Council Australia - NAC) năm 2006 chia làm 3 mức độ:

- Hen ngắt quãng không thường xuyên:

+ Trên 6 - 8 tuần mới có một đợt bùng phát

+ Giữa các đợt trẻ hoàn toàn bình thường

+ Đợt bùng phát kéo dài 1 - 2 ngày

- Hen ngắt quãng thường xuyên:

+ Ảnh hưởng tới giấc ngủ và hoạt động thể lực

+ Các đợt bùng phát rất hay xảy ra

+ Mức độ nặng đợt bùng phát khác nhau, tùy từng bệnh nhân

1.8.2 Phân bậc hen theo mức độ kiểm soát

* Đối với trẻ > 5 tuổi [12]

Đặc điểm Kiểm soát Kiểm soát một phần Không kiểm

soát

Triệu chứng ban ngày ≤ 2 lần/tuần > 2 lần/tuần Có 3 hoặc

nhiều hơn triệu chứng của kiểm soát hen một phần trong một tuần

Hạn chế hoạt động Không Một phần

Triệu chứng về đêm /

thức giấc

Đòi hỏi điều trị ≤ 2 lần/tuần > 2 lần/tuần

Chức năng phổi (FEV1) Bình thường < 80% giá trị lý thuyết

* Phân loại mức độ kiểm soát hen ở trẻ ≤ 5 tuổi

Trang 19

Đặc điểm Kiểm soát Kiểm soát

một phần Không kiểm soát

Triệu chứng

ban ngày < 2 lần/ tuần > 2 lần/ tuần

≥ 3 điểm của kiểm soát hen một phần trong bất kỳ tuần nào

Hạn chế

Triệu chứng

Nhu cầu thuốc

cắt cơn 2 ngày/tuần > 2 ngày/tuần

Thuốc giãn phế quản đường hít tác dụng ngắn: cường β2 dạng hít hoặc ipratropium hoặc thuốc cường β2 dạng viên, xirô tuỳ theo triệu chứng Không quá 3-4 lần/ngày

Trang 20

dẳng Dạng hít định liều với buồng đệmvà

mặt nạ 400-800µg/ngày Hoặc Budesonide ≤1mg

2 lần/ngày

dạng hít hoặc Ipratropium hoặc thuốc cường β2 dạng viên, xirô tuỳ theo triệu chứng Không quá 3-4 lần/ ngày

Thuốc giãn phế quản đường hít tác dụng ngắn: Cường β2 dạng hít hoặc Ipratropium hoặc thuốc cường β2 dạng viên, xirô tuỳ theo triệu chứng Không quá 3-4 lần/ngày

1.9.2 Điều trị hen phế quản ở trẻ > 5 tuổi [5], [7 ]

Điều trị dự phòng - Duy trì lâu dài Điều trị cắt cơn

Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn: Cường β2 dạng hít nếu cần nhưng Không quá 3 lần/ngày

3 lần/ngày

Trang 21

hợp với Corticoide dạng hít) và/hoặc Theophylin phóng thích chậm

- Có thể sử dụng kháng Leucotrien, Corticoide dạng uống

- Corticoide dạng uống hoặc tiêm

Thuốc giãn phế quản đường hít tác dụng ngắn: Cường β2 dạng hít

Ghi chú: Cần theo dõi quá trình điều trị để quyết định giảm bậc hoặc nâng

bậc Giảm bậc nếu khống chế được ổn định trong 3 tháng Nếu điều trị như trên sau

1 tháng không khống chế được thì phải xem xét nâng bậc

1.10 Giáo dục sức khoẻ

Năm 1992, GINA bắt đầu đi vào hoạt động, mục tiêu chính của GINA là:

- Nâng cao dân trí, tăng cường bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về phòng chống hen, coi bệnh hen là một vấn đề quan trọng toàn cầu về sức khoẻ cộng đồng

- Đưa ra những khuyến cáo chủ yếu về chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh hen, quản lý và giám sát bệnh hen có hiệu quả

- Điều chỉnh các khuyến cáo cho phù hợp với nhu cầu của người bệnh, với các dịch vụ phòng chống hen phù hợp với nguồn lực của địa phương, cộng đồng

- Đề xuất các lĩnh vực nghiên cứu để nâng cao chất lượng kiểm soát và quản

lý hen trong tương lai tại cộng đồng trên phạm vi toàn cầu

- GINA khẳng định có thể kiểm soát được bệnh hen, muốn như vậy cần phải có

sự hợp tác chặt chẽ giữa người bệnh, gia đình, xã hội và các thầy thuốc

Để giảm tỷ lệ cơn hen nặng, duy trì cuộc sống bình thường của trẻ điều quan trọng nhất là nhân viên y tế phải giáo dục cho trẻ và bố mẹ trẻ các vấn đề sau:

- Hiểu rõ tầm quan trọng của bệnh hen và hợp tác với nhân viên y tế để điều trị bệnh

Trang 22

- Tham gia sinh hoạt hội, câu lạc bộ bệnh nhân hen để nắm được các thông tin cập nhật

- Giúp trẻ tránh được các yếu tố nguy cơ gây hen:

+ Loại bỏ các nguyên nhân ở gia đình có thể gây cơn hen (súc vật, khói, bụi, phấn hoa )

+ Sắp xếp phòng ngủ đơn giản sạch sẽ

+ Biết sử dụng thuốc an toàn hợp lý, đúng liều, đúng cách

+ Biết cách sử dụng bình xịt định liều có hoặc không có buồng đệm + Biết phát hiện các dấu hiệu nặng của bệnh để có biện pháp xử trí kịp thời

- Cần phải thông báo ngay cho thầy thuốc khi có các biểu hiện sau :

+ Ho, khò khè, tức ngực > 1lần/tuần

+ Thức dậy lúc nửa đêm vì có khó thở

+ Trong tuần có nhiều cơn hen

+ Hàng ngày phải dùng thuốc cắt cơn hen

- Cần phải đến khám ngay tại cơ sở y tế nếu có một trong các biểu hiện: + Thuốc cắt cơn không có tác dụng

+ Thức dậy lúc nửa đêm vì khó thở

+ Nói năng khó nhọc

+ Tím tái: môi, móng tay, đầu ngón tay

+ Co kéo cơ hô hấp

+ Nhịp tim nhanh

+ Đi lại khó khăn

Trang 23

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Mẹ bệnh nhi bị bệnh HPQ đến khám, điều trị và tham gia chương trình quản

lý hen tại Khoa nhi Hô hấp – Miễn dịch dị ứngBệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng

2.1.1 Tiêu chuẩn lựachọn

 Tất cả các mẹ bệnh nhi được chẩn đoán hen phế quản dưới 10tuổi

 Tất cả các mẹ bệnh nhi đồng ý tham gia vào nghiêncứu

2.1.2 Tiêu chuẩn loạitrừ

 Không phải là mẹ của bệnh nhi bị hen phế quản

 Mẹ bệnh nhi không đồng ý tham gia vào nghiêncứu

2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiêncứu:

- Thời gian: Từ tháng 02/ 2016 đến tháng 04/ 2016

- Địa điểm: Khoa Nhi Hô hấp, Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu điều tra mô tả cắt ngang (Cross-sectional descriptive study)

2.2.2 Xác định chỉ số, biến số nghiên cứu:

Bộ công cụ khảo sát về kiến thức và thực hành của các bà mẹ về bệnh và chăm sóc trẻ mắc bệnh hen phế quản được xây dựng với 21 câu hỏi Trong đó 8 câu thuộc nhóm hiểu biết cơ bản về bệnh và chăm sóc, 13 câu thuộc nhóm thực hành về chăm sóc trẻ mắc bệnh hen phế quản của các bà mẹ

Thang khảo sát kiến thức và thực hành về chăm sóc của các bà mẹ có con bị hen phế quản dựa trên bộ câu hỏi với nội dung chính:

* Thông tin chung:

- Họ tên trẻ: (ghi đầy đủ họ tên)

- Tuổi: Trẻ trên 1 tuổi ghi số tuổi, trẻ dưới 1 tuổi ghi số tháng

- Giới: nam, nữ

- Họ tên mẹ bệnh nhi

- Tuổi của mẹ bệnh nhi

Trang 24

- Nghề nghiệp

- Trình độ học vấn

- Điều kiện gia đình

*Thông tin kiến thức về bệnh:

- Có nghe đến bệnh HPQ: gồm 2 nhóm: có, không

- Kiến thức về triệu chứng lâm sang của bệnh HPQ

+ Kiến thức đạt: khi trả lời 2-4 đáp án

+ Kiến thức không đạt: khi trả lời 1 đáp án hoặc chọn đáp án không biết

- Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh HPQ

+ Kiến thức đạt: khi trả lời 2-4 đáp án

+ Kiến thức không đạt: khi trả lời 1 đáp án hoặc chọn đáp án không biết

- Kiến thức về tính chất của bệnh

- Kiến thức về dấu hiệu nặng của bệnh

- Kiến thức về chăm sóc ăn uống

* Thực hành của bệnh nhi và bố, mẹ bệnh nhi trong điều trị dự phòng HPQ cho trẻ:

- Thực hành về sử dụng thuốc

- Thực hành về hạn chế việc lên cơn hen của trẻ

- Thực hành về vệ sinh bảo quản dụng cụ

2.2.3 Mẫu nghiên cứu:

Gồm 35 bà mẹ có con đang bị bệnh HPQ đến khám, điều trị và tham gia chương trình quản lý hen tại Khoa nhi- Hô hấp bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng được mời để trả lời bộ câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn

2.2.4 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Người tham gia nghiên cứu tự điền vào bộ câu hỏi điều tra sau khi được giải thích rõ ràng về mục đích nghiên cứu và các nguyên tắc đảm bảo bí mật về các thông tin trong phiếu điều tra Sau đó thu phiếu điều tra và tổng hợp, thống kê dữ liệu

2.2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

- Lập bảng dữ liệu trên chương trình SPSS 16.0, Microsoft Office Excel

2007

- Phương pháp nhập dữ liệu: hai người cùng nhập để hạn chế sai sót

Trang 25

- Làm sạch dữ liệu: sắp xếp lại các nhóm dữ liệu, mã hóa lại các biến theo từng nhóm để phân tích

- Tất cả các biến sẽ được mô tả bằng cách sử dụng thống kê mô tả như tỷ lệ phần trăm, trung bình, tối thiểu và tối đa…

- Sử dụng test thống kê Khi bình phương (Chi-square test) để so sánh 2 nhóm biến định tính để biết giá trị p của sự khác biệt giữa 2 nhóm Sự khác biệt được xem

là có ý nghĩa thống kê nếu giá trị p<0,05

2.2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu đã được giải thích một cách rõ ràng về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành phát phiếu điều tra và chỉ tiến hành khi

có sự chấp nhận hợp tác tham gia của đối tượng nghiên cứu

Đây là nghiên cứu có yếu tố nhạy cảm, do vậy, nguyên tắc bí mật thông tin rất được coi trọng Mặc dù trong phiếu trả lời có phần đối tượng nghiên cứu phải viết chữ nhưng do họ không phải ghi và ký tên vào phiếu Các thông tin trong phiếu được đảm bảo tuyệt đối bí mật

Nhóm nghiên cứu cũng đã cam kết các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác

Trang 26

Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ trẻ bị bệnh hen phế quản theo giới tính

Nhận xét: số lượng trẻ em là nam(60% ) bị hen phế quản cao gấp 1.5 lần so

với trẻ em là nữ (40%) bị hen phế quản

Trang 27

Nhận xét: Các bà mẹ nằm trong độ tuổi từ 30 – 40 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất

với 62.9%, tiếp đến là các bà mẹ trong độ tuổi < 30 tuổi chiếm tỉ lệ 34.3%, tỉ lệ thấp nhất là các bà mẹ > 40 tuổi với 2.8%

Trang 28

Biểu đồ 3.2 phân bố theo tuổi của bà mẹ 3.1.2.2.Phân bố nghề nghiệp của bà mẹ

Biểu đồ 3.3.phân bố nghề nghiệp của bà mẹ (n = 35)

Nhận xét:Các bà mẹ có nghề nghiệp là cán bộ công nhân chiếm 28.6%, sau

đó là bà mẹ có nghề nghiệp công nhân viên chức chiếm 22.9%, kế tiếp là các bà mẹ

có nghề nghiệp kinh doanh và nông dân chiếm tỷ lệ là 17.1%, các bà mẹ có nghề nghiệp là nội trợ chiếm tỷ lệ 14.3%

Trang 29

3.1.2.4 Điều kiện kinh tế của gia đình

Biểu đồ 3.5.Điều kiện kinh tế của gia đình

Khá giả

Trang 30

Nhận xét : Tỷ lệ gia đình có nền kinh tế trung bình chiếm cao nhất (77%) và

tiếp đến là gia đình có nền kinh tế khá giả chiếm (14%), vẫn còn nhiều gia đình có nền kinh tế khó khăn chiếm 9%

3.1.3 KIẾN THỨC CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

3.1.3.1 Tỷ lệ bà mẹ nghe đến bệnh hen phế quản

Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ bà mẹ nghe đến bệnh hen phế quản Nhận xét: 100% bà mẹ đều nghe đến bệnh HPQ

3.1.3.2.hoàn cảnh phát hiện trẻ bị bệnh hen

Bảng 3.3 Hoàn cảnh phát hiện trẻ bị bệnh hen

Nhận xét : Có 57.1% bà mẹ biết con mình bị hen phế quản nhờ đi khám,

34.3% bà mẹ biết là do theo dõi tình trạng sức khỏe của con, 5.7% bà mẹ biết được

là do tình cờ, vẫn có 2.9% bà mẹ không biết con mình bị bệnh hen phế quản

Ngày đăng: 16/07/2016, 07:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Năng An (2001), Đại hội hen toàn cầu: những vấn đề thời sự, tr.15– 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại hội hen toàn cầu: những vấn đề thời sự
Tác giả: Nguyễn Năng An
Năm: 2001
3. Nguyễn Năng An (2008), Chẩn đoán và điều trị hen ở trẻ em theo GINA 2006, Hội thảo chuyên đề hướng tới quản lý hen tối ưu trong cộngđồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chẩn đoán và điều trị hen ở trẻ em theo GINA 2006
Tác giả: Nguyễn Năng An
Năm: 2008
4. Nguyễn Năng An, Trần Mạnh Hùng, (2007), “Giáo dục bệnh nhân hen phế quản là một trong những khâu quan trọng nhất để kiểm soát hen triệt để tại cộng đồng”, Khoá luận tốt nghiệp bác sĩ ykhoa chuyên ngành: Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục bệnh nhân hen phế quản là một trong những khâu quan trọng nhất để kiểm soát hen triệt để tại cộng đồng
Tác giả: Nguyễn Năng An, Trần Mạnh Hùng
Năm: 2007
5. Bài giảng nhi khoa tập 1, “Hen phế quản ở trẻ em” (2009),Nhà xuất bản Y học, tr. 403 - 415 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hen phế quản ở trẻ em
Tác giả: Bài giảng nhi khoa tập 1, “Hen phế quản ở trẻ em”
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2009
6. Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai, Dự án phòng chống henphếquản (2007), “Hen phế quản và dự phòng hen phế quản”, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hen phế quản và dự phòng hen phế quản
Tác giả: Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai, Dự án phòng chống henphếquản
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
7. NguyễnTiếnDũng(2008)“Chẩnđoánvàxửlýhenởtrẻem”,Dịchtễhọc,chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh hen, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 225 – 243 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chẩnđoánvàxửlýhenởtrẻem
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
8. Phan Quang Đoàn (2008), “Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây hen phế quản”, Dịch tễ học, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh hen, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 68 –77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây hen phế quản
Tác giả: Phan Quang Đoàn
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2008
9. Lê Thị Minh Hương (2008), “Đánh giá bước đầu về tình hình quản lý hen trẻ em tại Viện Nhi trung ƣơng”, Hội thảo chuyên đề hướng tới quản lý hen tối ưu trong cộngđồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá bước đầu về tình hình quản lý hen trẻ em tại Viện Nhi trung ƣơng
Tác giả: Lê Thị Minh Hương
Năm: 2008
10. TrầnQuỵ(1999),“Dịchtễhọchenphếquản”,TàiliệuHộihenDịứng- Miễn dịch lâm sàng, Bộ Y tế, tập 1, tr. 5 -7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịchtễhọchenphếquản
Tác giả: TrầnQuỵ
Năm: 1999
11. Trần Quỵ (2008), “Những hiểu biết cơ bản về hen trẻ em”, Y học lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, số 26 tháng 3/2008, tr. 6 – 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những hiểu biết cơ bản về hen trẻ em
Tác giả: Trần Quỵ
Năm: 2008
12. Quyết định số 4776/QĐ–BYT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hen phế quản ở trẻem” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hen phế quản ở trẻem
14. Nguyễn Thị Rồi (2007), “Gánh nặng kinh tế xã hội của bệnh suyễn ở trẻ em nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đồng 2”, Hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Nhi Đồng 2, tr. 12-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Gánh nặng kinh tế xã hội của bệnh suyễn ở trẻ em nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đồng 2”
Tác giả: Nguyễn Thị Rồi
Năm: 2007
16. Triệu Thị Thủy (2013), Đánh giá kiến thức, kỹ năng thực hành của bà mẹ bệnh nhi hen phế quản trước và sau khi tham gia chương trình quản lý hen, khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kiến thức, kỹ năng thực hành của bà mẹ bệnh nhi hen phế quản trước và sau khi tham gia chương trình quản lý hen, "khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long
Tác giả: Triệu Thị Thủy
Năm: 2013
1. Nguyễn Năng An (1997), Hen phế quản, chuyên đề dị ứng học, Hà Nội, tr.50- 67 Khác
13. Sở Y tế Hà Nội, chương trình hen phế quản 2002, “Sổ tay hướng dẫn Khác
15. Nguyễn Thị Thuý (2009), Đánh giá kiến thức, thực hành của bố, mẹ bệnh nhi hen phế quản trong điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻem Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w