MỤC LỤC CHƯƠNG 11 GIỚI THIỆU1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1 1.2.1 Mục tiêu chung1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU2 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2 CHƯƠNG 24 NỘI DUNG4 2.1 CÁC KHÁI NIỆM4 2.1.1 Chất thải điện tử4 2.1.2 Chất thải kim loại trong sinh hoạt4 2.2 HIỆN TRẠNG VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ, KIM LOẠI TRONG SINH HOẠT Ở VIỆT NAM6 2.2.1 Hiện trạng về chất thải điện tử6 2.2.2 Hiện trạng về chất thải kim loại7 2.3 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ, KIM LOẠI TRONG SINH HOẠT Ở VIỆT NAM 2.3.1 Mức độ ảnh hưởng8 2.3.2 Nhận thức của người dân11 2.4 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ, KIM LOẠI TRONG SINH HOẠT Ở VIỆT NAM11 2.5 ĐÁNH GIÁ MẶT TÍCH CỰC VÀ KHÓ KHĂN KHI CÓ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ, KIM LOẠI TRONG SINH HOẠT Ở VIỆT NAM11 CHƯƠNG 312 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ12 3.1 KẾT LUẬN12 3.2 KIẾN NGHỊ12 3.2.1 Đề xuất ý kiến cá nhân12 3.2.2 Đế xuất nội dung sẽ thực hiện trong luận văn12 TÀI LIỆU THAM KHẢO13
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
TRƯƠNG MINH CHIẾN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ
VÀ KIM LOẠI TRONG SINH HOẠT
Ở VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
Mã số ngành: D850102
Tháng 6/2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NAM
CHUYÊN ĐỀ Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
Mã số ngành: D850102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS NGÔ THỊ THANH TRÚC
Tháng 6/2016
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sau hơn hai mươi năm đổi mới ở Việt Nam cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa, đời sống của đại bộ phận người dân được cải thiện rõ rệt khiến khả năng tiếp cận các sản phẩm công nghệ cao không còn là điều quá xa xỉ, các sản phẩm điện tử hay bằng kim loại ngày càng đa dạng về mẫu mã và giá thành Do đó ngày càng có nhiều loại chất thải khác nhau từ các hoạt động của con người có xu hướng tăng lên về số lượng từ nước cống, rác sinh hoạt, phân, chất thải công nghiệp đến các chất thải nguy hại trong sinh hoạt
Nói đến chất thải nguy hại trong sinh hoạt là không chỉ nói đến việc thải bỏ những thứ đã qua sử dụng bởi các hoạt động như cọ rửa, tẩy trùng, sơn quét, mà còn có các đồ dùng điện tử và kim loại như: pin, đồng hồ, điện thoại, lò vi sóng, nồi, chảo, dao, muỗng,….Với thói quen tiêu dùng của người Việt, sau một thời gian sử dụng nếu sản phẩm bị lỗi, hỏng thì ngay lập tức sẽ
bị bỏ đi thành rác thải, Một số hộ gia đình sẽ đem bán thanh lý cho những người đi thu mua phế liệu Đây là loại chất thải cực độc, có thể gây hại đến môi trường, gây rò rỉ hóa chất và kim loại nặng ra không khí, đất, nước và thực phẩm, ảnh hưởng đển sức khỏe con người, thậm chí có thể để lại di chứng cho thế hệ sau Do sự khan hiếm các bãi phân hủy chất thải cũng như việc gia tăng dân số, khối lượng và chủng loại chất thải, cũng như việc chưa phân loại và tái chế trong công tác quản lý, nên hiện nay tại nước ta vẫn chủ yếu chỉ dùng phương pháp đốt và chôn lấp để xử lý các loại chất thải này
Trước thực trạng đó, thực hiện kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 09/09/2015 của UBND thành phố Hà Nội trong việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch” hơn năm 2015, Sở Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội phố hợp với UBND quận Cầu Giấy và Ba Đình đã chính thức giới thiệu sự kiện với tên gọi “Ngày hội tái chế” diễn ra cuối tháng
9 năm 2015 Theo đó, các hoạt động thu gom, tái chế miễn phí được thực hiện tại 2 phường: Nghĩa Tân, Yên Hòa (quận Cầu Giấy) và 3 phường: Quán Thánh, Đội Cần, Thành Công (quận Ba Đình) Tuy nhiên, việc thí điểm vài nơi là chưa đủ so với lượng chất thải điện tử, kim loại ở Việt Nam Vì vậy, tôi
chọn đề tài “Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý chất thải điện tử, kim
loại ở Việt Nam”.
I.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
I.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý chất thải điện tử, kim loại trong sinh hoạt của người dân Việt Nam và đề xuất giải pháp
Trang 6I.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tại sao chất thải điện tử, kim loại trong sinh hoạt cần được đặc biệt quan tâm ?
Vì sao người dân không biết được tác hại của chất thải điện tử, kim loại trong sinh hoạt ?
Vì sao công tác quản lý chất thải điện tử, kim loại còn nhiều khó khăn ?Những giải pháp thực sự hiệu quả để giải quyết tình trạng chất thải điện
tử, kim loại ?
I.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
I.4.1Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu ở Việt Nam
I.4.2Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 5/2016 đến tháng 6/2016
- Số liệu thứ cấp: Số liệu về tình hình quản lý chất thải điện tử, kim loại
từ năm 2010 đến 2015 tại Việt Nam
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất thải điệtn tử, kim loại trong sinh hoạt ở Việt Nam
I.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được sử dụng trong chuyên đề là số liệu thứ cấp có nguồn từ những tạp chí khoa học, bài nghiên cứu, luận án, luận văn được đăng tải trên internet của các nhà nghiên cứu hoặc các tác giả có liên quan đến quản lý chất thải điện tử, kim loại trong sinh hoạt ở Việt Nam
I.5.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả: nghiên cứu tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liêu thu thập được từ các bài báo, luận văn, tạp chí khoa học, liên quan đến chất thải điện tử, kim loại cũng như ảnh hưởng của chúng trong sinh hoạt ở Việt Nam nhằm có cái nhìn tổng quát về việc quản lý các loại chất thải này
Trang 7- Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích mức ảnh hưởng và việc quản lý chất thải điện tử, kim loại qua các năm và vài khu vực ở Việt Nam từ đó đề ra giải pháp xử lý và hạn chế các loại chất thải này.
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG
Trang 82.1 CÁC KHÁI NIỆM
2.1.1 Chất thải điện tử
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất và hoàn chỉnh về chất thải điện thử Mỗi một tổ chức hay một quốc gia thường có một cách định nghĩa khác nhau Tuy nhiên có một số cách hiểu chung nhất, có thể được liệt
kê sau đây:
Theo OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) thì tất cả các thiết bị
sử dụng năng lượng điện để vận hành khi đã hết khả năng sử dụng đều được coi là chất thải điện tử Một cách hiểu khác: Chất thải điện tử là loại chất thải bao gồm các thiết bị điện tử bị vỡ, hỏng hay không còn được sử dụng
Từ những điểm chung nhất có thể định nghĩa một cách tổng quát: Chất thải điện tử bao gồm toàn bộ các thiết bị, dụng cụ, máy móc điện, điện tử cũ, hỏng, lỗi thời không được sử dụng nữa cũng như các phế liệu, phế phẩm thải
ra trong quá trình sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ
2.1.2 Chất thải kim loại trong sinh hoạt
Chất thải kim loại thuộc nhóm chất thải rắn nên ta có thể định nghĩaChất kim loại trong sinh hoạt là tất cả chất thải phát sinh do các hoạt động thường ngày của con người và động vật, tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ
từ khu dân cư, khu thương mại, cơ quan, công sở, khu công cộng,…khi không còn hữu dụng hoặc không muốn dùng nữa
Khi tính toán các yếu tố công nghệ cho quá trình xử lý chất thải rắn thường nói đến một số tính chất của nó như tỷ trọng, độ ẩm, độ xốp, kích thước trung bình… Trong trường hợp công nghệ nhiệt phân được lựa chọn người ta còn quan tâm đến các tính chất khác của chất thải như nhiệt trị, nhiệt dung riêng, độ cháy, độ tro v.v…
Khối lượng riêng: định nghĩa là khối lượng của vật chất tính trên một đơn vị thể tích chất thải (kg/m3) Khối lượng riêng của chất thải rắn có thể thay đổi tuỳ thuộc vào những trạng thái của chúng như chất thải đổ đống có nén hoặc không nén
Độ ẩm: được biểu diễn bằng tỷ lệ lượng hơi nước (%) có chứa trong một đơn vị khối lượng chất thải Người ta thường tính toán độ ẩm theo công
(2.1)
Trong đó:
xw – độ ẩm, %;
m r – khối lượng chất thải rắn trước khi sấy, kg;
m s – khối lượng chất thải rắn sau khi sấy, kg.
Trang 9Bảng 2.1 Độ ẩm trung bình trong chất thải kim loại trong sinh hoạtThành phần Phần tram khối lượng Độ ẩm %
Nguồn: Intergrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993
Nhiệt trị: là lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy một đơn vị khối lượng
chất thải Đơn vị tính là kJ/kg hoặc kCal/kg Giá trị này càng lớn thì phương pháp nhiệt phân chất thải càng có hiệu quả Nhiệt trị của chất thải được tính theo công thức Meldeleev như sau:
Độ tro (chất trơ)
Độ tro là tỷ lệ (%) lượng vật chất còn lại sau quá trình thiêu đốt chất thải Độ tro càng nhỏ thì quá trình cháy chất thải càng tốt Khi áp dụng phương pháp nhiệt phân người ta thường lựa chọn loại chất thải có độ ẩm và
độ tro thấp Tro, xỉ của quá trình thiêu đốt không độc hại thường được sử dụng làm vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt đường, nếu như khối lượng đủ lớn Trong trường hợp khối lượng nhỏ, hoặc thành phần và kích thước không phù hợp để làm vật liệu xây dựng người ta đem chôn lấp Độ tro có thể tính theo công thức sau:
(2.3)
Trong đó: xA – độ tro, %;
– khối lượng xỉ tro sau khi đốt, kg
– khối lượng chất thải ban đầu, kg
Trang 102.2 HIỆN TRẠNG VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ, KIM LOẠI TRONG SINH HOẠT Ở VIỆT NAM
2.2.1 Hiện trạng về chất thải điện tử
Các nhà khoa học tại Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết chất thải điện tử bao gồm vụn kim loại, dây dẫn điện, bản mạch in hỏng, linh kiện hỏng, chất thải hàn Ước tính tổng lượng chất thải công nghiệp điện tử trên toàn lãnh thổ Việt Nam là khoảng 1.630 tấn/năm, trong đó khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc 1.370 tấn/năm (chủ yếu là bùn thải), chiếm 84% tổng lượng chất thải điện tử của cả nước; khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung khoảng 6 - 7 tấn/năm, chiếm 0,4% tổng lượng chất thải điện tử
Riêng khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam có khoảng 254 tấn/năm, chiếm 16% tổng lượng chất thải ddiejn tử của cả nước, trong đó 93,4% tại tỉnh Đồng Nai (khoảng 237,33 tấn/năm); 4,9% tại TPHCM (12,5 tấn/năm); còn lại tập trung tại Bình Dương và Long An Ước tính hằng năm, chất thải điện tử tại khu vực này phát sinh tăng khoảng 10% - 15% do gia tăng các nhà đầu tư trên lĩnh vực điện tử
Công nghệ ngày càng phát triển đã làm giảm tuổi thọ trung bình của các sản phẩm và phát sinh một khối lượng lớn chất thải điện tử Loại chất thải này chứa một lượng lớn các hợp chất độc hại là tác nhân làm cho những vấn
đề môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng
Ngay ở các vùng nông thôn, chất thải điện tử cũng đe dọa môi trường khi người dân thường vứt bỏ các loại pin, bóng đèn, quạt máy hư hỏng… ra ngoài tự nhiên một cách vô tội vạ Ở các vùng nông thôn và cả các khu dân cư thành thị, việc phân loại rác thải chưa làm được, do vậy nguy cơ ô nhiễm chất thải điện tử là rất đáng báo động
Theo Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Môi trường TPHCM cho thấy, trên toàn TPHCM, tổng nhu cầu tiêu dùng và thải bỏ thiết bị điện tử từ năm 2011 đến năm 2015 đối với ti vi là gần 3,5 triệu cái/năm tương đương 4.262 tấn/năm; điện thoại di động là gần 5 triệu cái/năm tương đương 81 tấn/năm; máy vi tính là 1,5 triệu cái/năm tương đương 1,801 tấn/năm Mức phát thải trung bình đối với ti vi là 0,57kg/người/năm; điện thoại di động là 0,011kg/người/năm; máy vi tính là 0,24kg/người/năm
Các nguồn phát sinh chất thải điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là do bản thân hoạt động nội tại như hộ gia đình, công sở, trường học, khách sạn, nhà sản xuất phân phối, sửa chữa và do nguồn từ bên ngoài vào như các tỉnh thành thuộc vùng Đồng Bằng song Cửu Long, nhập khẩu trái phép Dự báo đến năm 2020 thành phố Hồ Chí Minh sẽ có khoảng 10.860 tấn/năm chất thải điện tử thải ra môi trường
Trang 11Theo tiến sĩ Trần Minh Trí, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Môi trường, TPHCM là trung tâm kinh tế-thương mại lớn nhất của cả nước Song song với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, khối lượng tiêu thụ đồ dùng điện tử ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc chất thải điện tử cũng ngày một lớn Trong khi đó, công tác quản lý chất thải điện tử trên địa bàn thành phố từ công đoạn thu gom, vận chuyển cho đến tái chế, tiêu hủy hiện nay còn nhiều hạn chế Bên cạnh khả năng gây tác hại đến sức khỏe cộng đồng và môi trường do chứa nhiều thành phần nguy hại như As, Li, Pb, Hg, Br… và các chất có khả năng phá hủy tầng ozone như CFC, HCFC.
Hiện rác thải điện tử ở Việt Nam đang rất báo động, dòng chảy của rác thải điện tử đi từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam qua đường hợp pháp là các công ty được phép tạm nhập tái xuất, nhập khẩu hàng điện tử cũ…, đường không hợp pháp là qua các cửa khẩu chính ngạch (lợi dụng sơ hở của hải quan) và đường tiểu ngạch (buôn lậu xuyên biên giới), rác thải điện tử nội sinh như thiết bị điện tử hết hạn sử dụng
2.2.2 Hiện trạng về chất thải kim loại
Bảng 2.2 Thành phần các chất thải kim loại trong sinh hoạt tãi bãi chôn lấp ở một số địa phương 2009-2010
Loại chất thải Nam Sơn Xuân Sơn Thủy Phương Đa Phước Phước Hiệp
thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã, 2006-2008.
Một trong các sản phẩm kim loại được sử dụng phổ biến là pin, pin rất hữu ích cho cuộc sống, tuy nhiên nếu không biết cách xử lý pin đã qua sử dụng có thể gây nguy hại đến môi trường Trong cuộc sống hằng ngày, mọi người hay có thói quen vứt pin đã qua sử dụng bừa bãi hoặc bỏ vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác
Sau đó, pin sẽ được xử lý bằng cách chôn lấp hay đốt đi Cả hai cách này đều gây hại cho môi trường Theo các nhà nghiên cứu, khi pin bị chôn lấp, chúng sẽ bị hư hỏng do oxy hóa, các kim loại nặng (chì, kẽm, niken, thủy ngân…) có trong pin sẽ thấm vào đất, các nguồn nước ngầm và làm ô nhiễm nguồn nước Hoặc khi bị đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc của pin đọng lại trong tro sẽ làm ô nhiễm không khí và môi trường
Tác hại của pin là không nhỏ, nhưng với thói quen hằng ngày của người dân và các lý do khác như tiện tay vứt lung tung, hoặc làm biếng mang đến
Trang 12những nơi thu gom đúng quy định Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống hằng ngày và không phải người dân nào cũng biết tác hại của chúng, Chính vì vậy, việc tuyên truyền tác hại của pin đồng thời xây dựng ý thức của người dân ngay từ hôm nay sẽ hạn chế đáng kể sự ảnh hưởng của sản phẩm hai mặt này.
Ở Việt Nam công nghệ xử lý chất thải kim loại đô thị chủ yếu: làm phân hũư cơ, chôn lấp, đốt
Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi rác không hợp vệ sinh Theo báo cáo môi trường quốc gia của Tổng cục môi trường năm 2011, khoảng 40-50% lượng rác đưa vào bãi chôn lấp không hợp vệ sinh trong 1 năm bị đốt hở ngoài trời
Tỷ lệ chất thải chôn lấp chiếm phần còn lại từ 76-82% CTRSH đô thị thu gom được, trong đó khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh
2.3 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ, KIM LOẠI TRONG SINH HOẠT Ở VIỆT NAM
2.3.1 Mức độ ảnh hưởng
2.3.1.1 Mức độ ảnh hưởng của chất thải điện tử
Các thiết bị công nghệ cao đem lại cho chúng ta những tiện ích tuyệt vời song nó lại là một trong những nguyên nhân làm nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường Sỡ dĩ như vậy vì trong chúng có chứa nhiều hợp chất kim loại nặng như asen, beryllium (hợp kim nhôm), cadmium, chì, thủy ngân hay các hợp chất phthalates, polyvinyl clorua, hợp chất brom chống cháy
và các khoáng sản hiếm
Những hợp chất này chỉ với hàm lượng rất nhỏ cũng có thể gây tử vong
ở người và các động vật, cụ thể như sau:
Khoáng sản hiếm
Europium, prometium, thulium, yttrium… đây là những nguyên tố đất hiếm, khó khai thác, và vô cùng cần thiết Chúng hiện diện trong smartphone, nam châm, HDTV và cả những công nghệ “xanh” như turbin năng lượng gió,
xe điện và các bóng đèn compact Trong đó còn có chứa các nguyên tố có tính phóng xạ như Thorium (Th) hoặc Urani (U) trong đó thorium là chất gây ung thư phổi và tuyến tụy và bệnh bạch cầu, uranium với liều lượng cao có thể làm
tế bào thận chết, suy giảm chức năngcủa các cơ quan như xương, gan, tủy, phổi, cơ, gây ngộ độc và ảnh hưởng đến sức khỏe
Hợp chất brôm chống cháy
Brôm chống cháy (BFR) vốn là một hợp chất phức tạp được thêm sử dụng trong các thiết bị điện tử (và với các đồng vật khác, như đồ nội thất chẳng hạn) để giảm tối đa khả năng bắt lửa Rất nhiều trong số các chất này, trong đó có chất ê-te phenyl poly-brôm (PBDE), là chất vĩnh cửu, và một khi
Trang 13đã lọt vào cơ thể người, chúng sẽ nằm đó và tích tụ dần dần Chất PBDE này
có ảnh hưởng tới sự phát triển của não, gây ra dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến
hệ hormon của cơ thể người và gây ung thư
Polyvinyl Clorua
Thường được biết đến với cái tên viết tắt PVC, polyvinyl clorua là loại nhựa tổng hợp ứng dụng trong hầu hết mọi thứ PCV chính là lớp nhựa phủ ngoài các loại thiết bị, cáp, hoặc adaptor sạc pin Chúng làm nên lớp vỏ của chiếc điều khiển từ xa của HDTV, là các loại ống nước trong nhà bạn, và hiện diện trong cả quần áo gây ra mất cân bằng hormone, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có mối liên hệ với nhiều loại ung thư Tệ hơn nữa, PVC là thứ không thể tự phân hủy trong môi trường tự nhiên và công đoạn tái chế đòi hỏi công nghệ rất cao Loại vật liệu này khi bị đốt cháy sẽ sản sinh chất dioxin gây ung thư
Phthalate
Đây là loại hợp kim bền và nhẹ, dẫn điện tốt gấp 6 lần so với đồng thông thường, tuy nhiên nó lại là hợp chất vô cùng nguy hiểm Theo báo cáo của tổ chức Hòa bình Xanh mang tên Toxic Tech - Chemicals in Electronics (tạm dịch: Những thứ độc hại trong công nghệ - Chất hóa học trong sản phẩm điện tử) thì “beryllium có ảnh hưởng sâu và dai dẳng đến con người, chủ yếu là các vấn đề về phổi” Những người mắc các chứng bệnh có liên quan đến berrylium thường có các triệu chứng như hơi thở ngắn, mệt mỏi, đau vùng ngực và khớp, mất cảm giác thèm ăn và có các vết sẹo ở phổi Loại bệnh ngộ độc beryllium mãn tính này hiện không có cách chữa trị Bên cạnh
đó, Tổ chức quốc tế nghiên cứu về Ung thư (The International Agency for Research on Cancer) đã liệt berylium và các hợp chất chứa beryllium vào Nhóm 1 các chất gây ung thư - túc nhóm có khả năng gây ung thư cao nhất
Thủy ngân (Hg)
Thủy ngân là chất làm giảm đáng kể lượng điện năng tiêu thụ và lượng khí thải nhà kính, chính vì vậy mà đây là một trong những chất được sử dụng bên trong các bóng đèn huỳnh quang compact-biểu tượng của công nghệ xanh nhưng nó lại là chất rất độc khi xâm nhập vào cơ thể người và sinh vật với nồng độ vượt quá giới hạn Việc ngộ độc thủy ngân sẽ gây hại đến hệ thần kinh trung ương, thận và hệ tiêu hóa
Chì (Pb)
Các nhà sản xuất thiết bị điện tử dùng chì làm nguyên liệu hàn trong các mạch điện Chì cũng là nguyên liệu chính và tiêu chuẩn sử dụng trong đèn hình của các loại TV CRT
Nếu chì chẳng may lọt vào cơ thể, nó có thể tàn phá hệ thần kinh, thận
và cơ quan sinh sản và đặc biệt là vô cùng nguy hại đến trẻ em Trong một nghiên cứu của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ vào năm 2004 về các thiết bị