Gọi là thừa ngón nhưng không đơn giản là bàn tay có một ngón cái bình thường và một ngón thừa mà thường thấy cả hai ngón đều thiểu sản: ngón nhỏ, ngắn, thiểu sản khớp, giảm vận động, gân
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhờ có bộ não phát triển và đôi bàn tay linh hoạt, khéo léo mà con người có thể cải tạo và thay đổi tự nhiên Đôi bàn tay là một bộ phận quan trọng của cơ thể, với cấu trúc phức tạp, nhờ đó mà con người có thể thực hiện được những động tác tinh vi, khéo léo và đa dạng trong cuộc sống và lao động hàng ngày để tạo ra các máy móc, công nghệ và của cải vật chất Ngón cái chiếm khoảng 40-50% chức năng của bàn tay nhờ những cử động rất rộng: gấp, duỗi, khép, dạng, xoay, đối chiếu [1]
Thừa ngón tay là dị tật bẩm sinh thường gặp nhất trong các dị tật ở chi trên [2] Thừa ngón tay cái gặp ở khoảng 1/3000 trẻ sơ sinh, với tỉ lệ nam gấp khoảng 2.5 lần nữ , chiếm khoảng 50% dị tật ngón cái nói riêng và 6.6% dị tật bàn tay nói chung Phần lớn, thừa ngón tay cái xuất hiện ở một tay, nhưng cũng
có thể ở cả hai tay, thường là hai ngón cái, nhưng cũng có thể có 3 hoặc 4 ngón [1], [3], [4], [5], [6], [7]
Gọi là thừa ngón nhưng không đơn giản là bàn tay có một ngón cái bình thường và một ngón thừa mà thường thấy cả hai ngón đều thiểu sản: ngón nhỏ, ngắn, thiểu sản khớp, giảm vận động, gân ngoại lai và nội tại thiểu sản, bám tận
và bám vào nhau bất thường….Thừa ngón cái với những biến đổi giải phẫu của
da, tổ chức dưới da, móng, dây chằng, gân, xương, khớp … gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, chức năng của bàn tay và tâm lý của bệnh nhân [1], [8]
Có nhiều cách để phân loại thừa ngón tay nói chung và thừa ngón tay cái nói riêng, nhưng cơ bản đều dựa trên phân loại của Wassel (1969) dựa trên mức thừa xương của ngón cái Trong đó, cách phân loại của Islam (1992) tương đối đầy đủ và đơn giản, giúp ích cho phân loại và điều trị [9], [10]
Điều trị dị tật thừa ngón tay cái chủ yếu bằng phẫu thuật nhằm loại
bỏ phần thừa và tạo hình lại một ngón cái tốt hơn, tận dụng tối đa tổ chức
Trang 2còn lại nhằm mang lại hiệu quả cao nhất về giải phẫu, chức năng và thẩm
mỹ Để đạt kết quả tốt nhất, cần nắm chắc giải phẫu, sinh lý và chức năng của bàn tay Mỗi loại thừa ngón tay cái khác nhau có đặc điểm giải phẫu, chức năng và hình thể khác nhau, từ đó cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp [1 ], [11 ], [12 ]
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu chuyên sâu vào đặc điểm lâm sàng, phân loại, phẫu thuật và kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón tay cái Các tác giả đều khuyên nên phẫu thuật sớm ở độ tuổi dưới 2 tuổi [10], [13], [14], [15] Tuy nhiên, ở Việt Nam còn rất ít nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về
dị tật này, và bệnh nhân thường đến khám và điều trị muộn do không có kiến thức đầy đủ về bệnh và các phương pháp, mục đích điều trị dị tật này [16], [17], [18],[19], [20], [21]
Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón tay cái ở trẻ em tại bệnh viện Việt – Đức”với hai mục tiêu chính:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, phân loại dị tật thừa ngón tay cái bẩm sinh.
2. Đánh giá kết quả điều trị dị tật thừa ngón tay cái bẩm sinh ở trẻ em tại bệnh viện Việt – Đức.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
Trang 31.1 PHÔI THAI HỌC, GIẢI PHẪU, SINH LÝ BÀN TAY VÀ NGÓN CÁI
1.1.1 Phôi thai học hình thành chi trên
Sự phát triển về hình thái học của chi trên được tính từ khi thụ thai đến khi hình thành các cấu trúc cơ bản của chi Ở người, thời gian này kéo dài đến
8 tuần sau khi thụ tinh Giai đoạn tạo cơ quan từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 Giai đoạn này rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây quái thai gây nên các
di tật bẩm sinh nói chung và dị tật chi nói riêng Vào tuần thứ 4 của phôi, mầm chi trên được hình thành từ bụng bên của phôi Mầm chi trên mở rộng từ đoạn cơ thứ 8 đến thứ 12 tương ứng với đốt sống cổ 6 tới đốt sống ngực thứ
2 Từ tuần thứ 5, chi phát triển, duỗi thẳng ra để tạo thành hố nách Vào ngày thứ 37, đĩa bàn tay hình thành mỏng dẹt như mái chèo, với các nhú nhỏ mọc
ra các ngón tay Mạch đi vào cấp máu cho bề mặt ngoại bì và thần kinh đi kèm Không lâu sau, mầm sụn mọc xung quanh và các khớp được hình thành Tuần thứ 8, sự phân chia các ngón tay được hình thành, ngón cái tách ra so với các ngón khác và sự phát triển về hình thái của chi trên hoàn thành với chiều dài khoảng 3cm [3], [22], [23]
1.1.2 Đặc điểm giải phẫu, sinh lý bàn tay
1.1.2.1 Xương bàn tay
Có 27 xương, bao gồm:
• Xương cổ tay
Gồm 8 xương xếp thành 2 hàng, họp thành một khối hình lồi cầu gọi là
tụ cốt tay Hàng trên gồm xương thuyền, nguyệt, tháp, đậu Hàng dưới gồm xương thang, thê, cả, móc
• Xương đốt bàn tay
Gồm 5 xương đốt bàn tay, đầu trên tiếp khớp với xương cổ tay, đầu dưới tiếp khớp với đốt 1 ngón tay
• Xương đốt ngón tay
Mỗi ngón có 3 đốt, trừ ngón cái có 2 đốt Có thể gọi tên bằng cách đánh
số từ đầu trung tâm ra ngoại vi hoặc gọi là đốt gần, đốt giữa, đốt xa với các
Trang 4ngón có 3 đốt (tương ứng là đốt 1, đốt 2, đốt 3) và gọi là đốt gần và đốt xa với ngón cái (tương ứng là đốt 1 và đốt 2) [24-27].
Hình 1.1: Các xương của cổ, bàn tay [ 28 ]
1.1.2.2 Cân bàn tay
• Cân sâu
Căng từ xương đốt bàn 1 tới xương đốt bàn 5, che phủ các xương đốt bàn tay và các cơ liên cốt Cân gan tay sâu chia tay làm hai ngăn: ngăn sâu (hay ô liên cốt) và ngăn nông
Trang 5các bao sợi, bao này dính vào xương biến ngón tay thành các ống nửa xương nửa sợi để các gân gấp chui qua [24-27].
1.1.2.3 Gân, cơ ở bàn tay
• Ô mô cái gan tay
Có 4 cơ đi từ các xương cổ tay tới ngón cái, gồm: cơ dạng ngắn ngón cái, cơ gấp ngắn ngón cái, cơ đối chiếu ngón cái và cơ khép ngón cái ngắn
Có 2 gân ở cẳng tay đi xuống là: gân cơ dạng dài và gấp dài ngón cái
• Ô mô út gan tay
Có 4 cơ gồm: cơ gan tay bì, cơ dạng ngón út, cơ gấp ngắn ngón út và cơ đối chiếu ngón út
• Ô gan tay giữa
Có 4 cơ giun nằm ở ô gan tay giữa, nối gân gấp sâu và gân duỗi ngón tay Nằm ở ô gan tay giữa còn có các gân gấp từ cẳng tay đi xuống Ở ngăn sâu, giữa các xương đốt bàn tay có 8 cơ liên cốt bao gồm 4 cơ liên cốt gan tay
và 4 cơ liên cốt mu tay
Ngoài ra, ở mu tay còn có các gân duỗi ở cẳng tay đi xuống, che phủ bằng da và không có cơ [24-27]
Trang 6Hình 1.2: Các cơ nội tại của bàn tay [ 28 ]
1.1.2.4 Bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch bọc quanh các gân cơ gấp Gồm 3 loại:
• Bao hoạt dịch quay: bọc gân gấp dài ngón cái, đi từ nền đốt 2 ngón cái, bao chạy qua ô mô cái và ống cổ tay đến trên mạc hãm các gân gấp 2-3 cm, nằm trên cơ sấp vuông
• Bao hoạt dịch trụ: bọc gân gấp ngón út,đi từ nền đốt 3 ngón út tới trên mạc hãm gân gấp 3-4 cm Ở gan tay, bao hoạt dịch bọc cả gân gấp nông và sâu của ngón nhẫn, ngón giữa nên chia thành 3 tầng hoạt dịch trên, giữa, dưới gân Lên cổ tay bọc thêm gân gấp ngón trỏ nên có tới 4 tầng hoạt dịch
• Bao hoạt dịch gân gấp các ngón tay giữa: bọc gân gấp ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn, đi từ nền đốt 3 các ngón tay đến trên khớp đốt bàn ngón tay khoảng từ 1-1.5 cm [24-27]
1.1.2.5 Động mạch
Trang 7• Cung động mạch gan tay nông
Tạo nên bởi sự tiếp nối giữa động mạch trụ và nhánh gan tay nông của động mạch quay Cung này nằm trên các gân cơ gấp, áp ngay dưới cân gan tay giữa, tách ra 3 nhánh động mạch gan ngón tay chung, rồi tách ra thành các động mạch gan ngón tay riêng cấp máu cho bờ trụ ngón 2, và 2 bở các ngón 3,4,5
• Cung động mạch gan tay sâu
Do động mạch quay và nhánh gan tay sâu của động mạch trụ tạo nên Cung này nằm áp vào xương đốt bàn tay 3,4 ở trong ô liên cốt, tách ra các nhánh nhỏ cho cổ tay, 4 động mạch liên cốt gam tay (3 nhánh chảy vào động mạch gan ngón tay riêng của cung nông), động mạch liên cốt 1 tách ra 2 nhánh là động mạch chính ngón cái và động mạch quay ngón trỏ cấp máu cho ngón cái và bờ quay ngón trỏ, 3 động mạch xiên chảy vào động mạch liên cốt
mu tay của cung động mạch mu cổ tay
2, 3 và nửa ngoài mu đốt 2, 3 của ngón 4
• Thần kinh quay
Trang 8Nhánh trước cảm giác của dây thần kinh quay luồn dưới cơ ngửa dài, chày ra mu tay chia các nhánh cảm giác một phần ô mô cái (ở gan tay) và nửa ngoài mu tay, mu đốt 1 ngón 1, 2 và nửa ngoài mu đốt 1 ngón 3 [24-26].
1.1.3 Đặc điểm giải phẫu, sinh lý ngón tay cái
• Khớp cổ tay – đốt bàn ngón cái: là khớp giữa xương thang và đốt bàn ngón 1,
là khớp quan trọng nhất của ngón cái, có hình dáng kiểu yên ngựa Khớp này bình thường có bao khớp lỏng lẻo và là khớp cử động được nhiều nhất Xương đốt bàn 1 quay quanh đốt bàn 2 như cách buồm quanh quanh cột, nó vừa xoay vừa rời xa đốt bàn 2, giúp cho ngón cái đối chiếu được với các ngón khác, nhờ đó mà bàn tay cầm nắm được Tại khớp này, ngón cái và xương đốt bàn 1 có thể dạng, khép, đối chiếu và nghỉ đối chiếu được nhờ 4 cơ nội tại của
mô cái phối hợp với 4 cơ ngoại lai ( cơ duỗi dài, duỗi ngắn, dạng dài, gấp dài ngón cái), cử động dạng ra phía xương quay đạt 35-700, khép đạt 100, dạng ra phía trước gan tay đạt 700 và cử động đối chiếu tư từ thế nghỉ đối chiếu tối đa đạt 45-600
• Khớp đốt bàn – ngón cái: là khớp ròng rọc, chỉ cho phép gấp duỗi
• Khớp gian đốt ngón cái: là khớp ròng rọc, chi cho phép gấp duỗi
Trang 91.1.3.3 Gân, cơ, dây chằng
• Các cơ khép ngón cái gồm: cơ khép ngón cái, liên cốt mu tay 1, gấp ngắn ngón cái, đối chiếu ngón cái
• Các cơ dạng ngón cái gồm: cơ dạng dài, dạng ngắn
• Các cơ đối chiếu: cơ đối chiếu, gấp dài, gấp ngắn ngón cái
• Các cơ nghỉ đối chiếu: cơ dạng dài, duỗi dài, duỗi ngắn ngón cái
• Các cơ gấp ngón cái: cơ gấp dài, gấp ngắn ngón cái
• Các cơ duỗi ngón cái: cơ duỗi dài, duỗi ngắn ngón cái
1.1.3.4 Mạch máu
Động mạch quay tận hết bằng cách đi ra phía sau nền đốt bàn ngón cái, tiếp hợp với nhánh gan tay nông của động mạch trụ tạo thành cung động mạch gan tay sâu Ngay sau khi đi qua mặt sau nền đốt bàn ngón cái, cung động mạch gan tay sâu tách ra nhánh động mạch liên cốt gan tay 1, đến giữa đốt bàn tách ra 2 nhánh: động mạch chính ngón cái và động mạch quay ngón trỏ Động mạch chính ngón cái tách sớm thành 2 động mạch riêng ngón cái đi dọc 2 bờ ngón cái (trước khi đến khớp đốt bàn – đốt 1 ngón cái) nuôi dưỡng cho phần gan tay Phần mu ngón cái được cấp máu từ các nhánh của động mạch quay tách ra ở đỉnh kẽ ngón thứ nhất
Các tĩnh mạch ở ngón tay có 2 hệ thống: hệ thống tĩnh mạch sâu đi kèm theo động mạch mặt gan, và hệ thống tĩnh mạch nông nhỏ dày đặc làm nhiệm
vụ hồi lưu máu về
Trang 10• Cảm giác
Thần kinh giữa cảm giác mặt gan tay và mu đốt 2 ngón cái
Thần kinh quay cảm giác mặt mu đốt 1 ngón cái [24-26]
Hình 1.3: Động mạch và thần kinh của bàn tay (mặt gan) [ 28 ]
1.2 PHÂN LOẠI DỊ TẬT THỪA NGÓN TAY CÁI
Swanson (1964) đưa ra phương pháp phân loại dị tật chi bẩm sinh theo phần tổn thương do thiếu hụt trong thời kỳ bào thai, gồm 7 nhóm Dị tật thừa ngón là nhóm III (Duplication) [29] Có nhiều cách phân loại thừa ngón tay cái, nhưng hiện nay, cách phân loại đơn giản, dễ sử dụng và áp dụng rộng rãi nhất chủ yếu dựa trên phân loại của Wassel [9]
Trang 111.2.1 Phân loại thừa ngón tay cái theo Wassel
Wassel (1969) dựa vào mức thừa của xương ngón cái phân chia thừa ngón cái thành 7 loại, bao gồm:
• Loại VII: Hai ngón cái với ngón cái 3 đốt (20%) [9]
Hình 1.4: Phân loại thừa ngón cái theo Wassel (1969)
1.2.2 Phân loại thừa ngón tay cái theo Islam
Islam (1992) qua nghiên cứu giải phẫu 158 trường hợp, phân thành 8 loại dựa trên cách phân loại của Wassel, có bổ sung loại VIII: thừa ngón cái phụ (tương tự của Tada (1983)) Phân loại này khá đầy đủ, đơn giản và dễ áp dụng rộng rãi [10, 15]
1.2.3 Phân loại thừa ngón tay cái theo Hung L và cộng sự
Trang 12Hung L và cộng sự (1996) mở rộng phân loại của Wassel chia loại IV thành 4 loại nhỏ:
• Loại IV a: ngón bờ quay thiểu sản hoặc chỉ ở dạng vết
• Loại IV b: ngón bờ quay thiểu sản nhẹ, hai ngón cái có trục hướng về phía bờ trụ
• Loại IV c: hai ngón cái có kích thước đề nhau
• Loại IV d: hai ngón cái tách xa nhau, xương đốt xa hướng vào nhau như càng cua, khớp liên đốt biến dạng uốn, gập góc và xoay [30]
1.2.4 Một số phân loại khác
• Phân loại Tada (1983): dựa trên 156 trường hợp, cũng chia thừa ngón cái thành VII loại, loại I đến loại VI tương tự Wassel,nhưng khác loại VII: thừa ngón cái thừa phụ (floating), không có liên quan xương hoặc khớp với ngón chính Tác giả không xếp loại VII Wassel vì cho rằng đây là một dạng khác và cách phân loại không dựa trên mức thừa ngón [15]
• Phân loại của Ogino và cộng sự (1996): qua 113 trường hợp thừa ngón cái được phẫu thuật từ 1976 – 1991 thấy rằng có những loại và Wassel không đề cập đến như thừa ngón cái phụ, thừa ngón lệch về phía quay (cả 2 ngón đều lệch về phía quay) hoặc loại kết hợp với thiểu sản cơ mô cái Việc xếp loại này vào phân loại Wassel rất khó, mặt khác, tác giả còn thấy loại thừa ngón cái 3 đốt xuất hiện ở cả loại III, IV, V, VI của Wassel Vì vậy, Ogino đưa thêm loại thừa ngón cái phụ và loại lệch về phía quay vào phân loại của Wassel và loại thừa ngón cái 3 đốt không được xếp thành loại riêng (loại VII Wassel) mà được phân loại theo mức thừa ngón cái [14]
• Phân loại theo S.Guero (1995): dựa theo ứng dụng phẫu thuật chia thành 2 loại:
- Loại xa: tương ứng loại I, II, III Wassel, phẫu thuật chủ yếu là sửa chữa múp ngón, móng và giường móng
- Loại gần: tương ứng loại IV, V, VI Wassel, phẫu thuật chủ yếu là khâu lại chỗ bám của cơ mô cái và mở rộng khoảng kẽ ngón 1-2 [31]
1.3 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG DỊ TẬT THỪA NGÓN TAY CÁI
Trang 131.3.1 Biến đổi giải phẫu
1.3.1.1 Kích thước
Ngón to hơn bình thường: thừa ở mức đốt 2 (loại I, II)
Hai ngón đều bé hơn ngón cái bình thường ở tay kia ( loại III, IV, V, VI) Nếu chỉ cắt đơn thuần một ngón, ngón giữ lại thường thiểu sản Có thể tăng kích thước bằng cách chuyển vạt từ ngón cắt bỏ, phần mô mềm sẽ cải thiện dinh dưỡng và kích cỡ của ngón [32]
Thường thấy thiểu sản ở phần giữa hai ngón cái nên ngón cái bé, ngắn hơn bình thường, cũng có thể dài hơn bình thường trong trường hợp ngón cái
cứ phân loại nào
Xương ngón thừa chỉ là một mẩu nhỏ hoặc nằm ở khớp gian đốt ngón kia (theo phân loại của Tada: Loại VII) [8], [15]
Xương thiểu sản hay gặp ở ngón cái phía bờ quay, ngón phía bờ trụ thường phát triển tốt hơn Vì vậy, khi phẫu thuật thường hay cắt bỏ ngón thừa phía bờ quay
Trang 14Có thể gặp hình dạng bất thường của đốt ngón hoặc đốt bàn: ví dụ xương delta, khi phát triển tạo góc gây biến dạng về trục [6], [8], [33].
Thừa ngón cái 3 đốt: 1 hoặc cả 2 ngón cái có 3 đốt, ngón thừa có thể là đốt hình delta hoặc hình chữ nhật [8], [34] Tùy thuộc vào số lượng đốt và cấu trúc khớp, xương sụn, S.Islam còn chia ngón cái 3 đốt thành 3 nhóm:
• Nhóm 1: Ngón cái có 3 đốt nhưng không có khớp giữa các đốt ngón và đốt bàn
• Nhóm 2: Ngón cái 3 đốt với 2 khớp giữa chúng
• Nhóm 3: ngón cái 3 đốt nhưng chỉ có 1 khớp gian đốt [35]
Xương đốt bàn 1 cũng có thể ngắn và khoang liên cốt 1 co lại [34]
1.3.1.5 Khớp
Khớp có thể bình thường
Cứng khớp ở nhiều mức độ, thiểu sản, cốt hóa khớp Mặt khác, khớp dẹt gây hạn chế vận động khớp Một số trường hợp khớp gian đốt hoặc khớp bàn ngón bị cứng do khớp bán động sụn [32]
Diện khớp to ra hoặc có 2 diện khớp: hay gặp ở đốt bàn ngón (loại IV) hoặc đốt 1 (loại II)
Chung một mặt khớp, một bao khớp và hệ thống dây chằng bên Khi tách rời một khớp như vậy dễ dẫn đến thiếu hụt cấu trúc ở các bờ của khớp hoặc khớp không vững [8]
Dây chằng bên: đảm bảo cho khớp vững và thẳng trục Trường hợp thừa
ở mức đốt 2 (loại II) hoặc đốt 1 (loại IV) chỉ có 2 dây chằng bên giữ 2 ngón cái Ngón phía bờ quay có 1 dây chằng bên quay trong khi ngón phía bờ trụ
có 1 dây chằng bên trụ Hai ngón được giữ với nhau ở giữa do sự cốt hóa thứ phát, chỗ này thường ở trong khớp Nếu cắt bỏ một ngón mà không tái tạo lại dây chằng thì ngón dữ lại sẽ không vững và lệch trục [32]
1.3.1.6 Gân, cơ
Không có gân, thiểu sản hoặc bất thường về vị trí, số lượng của gân nội tại và ngoại lai
Trang 15Gân bám lệch tâm và vào 2 bờ xương nên thường thấy nghiêng các đốt sang hai bên.
Cơ dạng ngắn, đối chiếu, bó nông cơ gấp ngắn, nếu có, thường bám vào ngón
bờ quay Bó sâu cơ gấp ngắn, cơ khép, cơ liên cốt mu tay 1 bám vào bờ trụ [8].Các gân gấp và duỗi từ cẳng tay xuống bám vào nhau hoặc bám vào vị trí bất thường Gân gấp dài thường bám vào ngón phía bờ trụ Gân dạng dài, duỗi dài thường bám vào ngón phía bờ quay Vì vậy, khi cắt bỏ một ngón nếu không khâu phục hồi lại các gân này sẽ làm cho ngón giữ lại gấp yếu hoặc không gấp được (nếu cắt bỏ ngón phía bờ trụ) hoặc ngón bị khép hoặc không duỗi được ( nếu cắt bỏ ngón phía bờ quay)
Giữa gân gấp và gân duỗi có dải cân chung khiến cho khớp nghiêng và phát triển bất thường gây ra biến dạng ngón cái
Một gân tách đôi và bám vào từng ngón, giữa chúng nối với nhau bằng những sợi ngang [1], [8], [34]
1.3.1.7 Mạch máu, thần kinh
Những bất thường thay đổi tùy theo mức độ thiểu sản, có thể gặp:
• Các mạch máu, thân kinh phân chia thành nhánh nhỏ
• Một hệ thống mạch máu, thần kinh chung cho cả 2 ngón
• Hệ thống mạch máu, thần kinh riêng cho mỗi ngón
Theo Kitayama: 74% các trường hợp chỉ có một động mạch cho cả 2 ngón Khi cắt bỏ một ngón phải chắc là ngón giữ lại có đủ mạch máu, thần kinh Kitayama và Tsukada qua nghiên cứu cự cấp máu của 2 ngón cái cho rằng loại thừa ngón cái 3 đốt là một dạng thừa ngón khác vì ưu thế của cung động mạch gan tay nông khi phân nhánh cho động mạch ngón tay [8]
1.3.1.8 Mối quan hệ giữa 2 ngón cái với nhau và với bàn tay
Hai ngón cân xứng và nghiêng về hai bên của trục ngón tay
Một ngón nhỏ hơn, nằm ở bờ quay hoặc bờ trụ của ngón kia, thậm chí ngón thừa chỉ là một nhú da nằm lồi lên
Ngón bờ quay thường thiểu sản hơn ngón bờ trụ
Trang 16Tuy nhiên, hay gặp nhất là bất thường vị trí: ngón cái bình thường ở vị trí 90o so với mặt phẳng các ngón tay có thể nằm trên cùng một mặt phẳng với các ngón khác Ngón thừa có thể nằm ở khoang liên cốt 1.Thường gặp thừa ngón ở 1 tay, thừa cả 2 tay cũng gặp nhưng tỷ lệ thấp [1], [8].
1.3.2 Các dị tật phối hợp
Dị tật thừa ngón cái có thể kèm theo một số dị dạng và hội chứng liên quan đến hệ thống gân cơ, nội tạng, tạo máu, thần kinh…S.Guero phẫu thuật 106 trường hợp từ 1977 – 1992 thấy có 30% có dị dạng phối hợp [31] Trong 237 bệnh nhân, Tada gặp 32 trường hợp (13.5%) có dị dạng phối hợp: 6 ở tay bên kia,
10 ở chân, 21 ở các cơ quan (có 5 bệnh nhân bị cả ở chân và cơ quan khác) [15].Thừa ngón tay cái có thể kèm theo:
• Dính ngón
• Cong ngón
• Bàn tay vẹo
• Thừa, dính ngón chân [6], [8], [36]
Các hội chứng kèm theo thường gặp
• HC thiếu máu Blackfan – Diamond
• HC Bloom
• HC tay – tim Holt – Oram
• HC thừa dính ngón + ngắn xương sườn (Majewski)
• HC thừa dính ngón + đầu hình tháp (Carpenter)
Các dị dạng phối hợp thường gặp:
• Không có xương chày, dị dạng cột sống
• Hở vòm miệng, hẫu môn không đúng….[6], [8], [37], [38]
1.3.3 Các giả thuyết sinh bệnh học
Các nguyên nhân của dị tật này đến nay chưa được biết chính xác Tuy nhiên một số giả thuyết sau đây được chấp nhận nhiều nhất:
Nụ chi bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 3 thời kỳ bào thai, ngón cái phát triển từ trung mô ở phía bờ quay của cuống bàn tay Sự biệt hóa tất cả các yếu
tố của trục ngón cái hoàn thành vào tuần thứ 8 Vì vậy các hiện tượng gây ra thừa ngón cái phải diễn ra trước tuần thứ 8 của thời kỳ bào thai Mặc dù người ta không biết chính xác điều gì xảy ra trong tử cung nhưng các nghiên
Trang 17cứu gần đây cho rằng thừa ngón cái là do rối loạn phản ứng giữa lá phôi giữa
và trung mô ở nụ chi bên quay khi bắt đầu tăng sinh tế bào tối đa Điều này dẫn đến sự tách rời các thành phần của ngón cái: xương, gân, thần kình, mạch máu với sự thiểu sản của mỗi bên [1], [29], [39]
Yasuda trong các nghiên cứu của mình cho rằng thừa ngón cái là biểu hiện sự mất thăng bằng phản ứng giữa lá phôi ngoài và lá phôi giữa
Scott và cộng sự thấy sự tiếp xúc của bào thai trong tử cung với cytóine arabinoside và 5-flurodeoxyuridine dẫn đến sự tồn tại kéo dài của các tế bào
lá phôi ngoài cảm ứng, sự xuất hiện của chúng là nguồn gốc sự tăng trưởng quá mức của lá phôi giữa là yếu tố quan trọng gây ra thừa ngón [32]
Vấn đề di truyền: thường được xem là di truyền qua nhiễm sắc thể trội mặc dù các số liệu đưa ra không có sức thuyết phục [8] Woolf nghiên cứu 33 trường hợp chỉ có 2 có lịch sử gia đình và 1 có ngón cái thừa ở 3 đốt [6] S.Guero trong 106 trường hợp chỉ thấy 2% có nguồn gốc gia đình sơ với 14% của Miura [31], [40] Orioli thấy 9% di truyền qua nhiễm sắc thể trội [41] Trong nghiên cứu trên 237 bệnh nhân từ 1960 – 1981, Tada gặp 19 trường hợp (8%) có lịch sử gia đình: 3 trường hợp ở các cặp song sinh, 8 ở các anh chị em ruột, 4 ở bố mẹ và 4 ở họ hàng cũng có dị tật này [15] Gần đây, nhiều tác giả phát hiện thấy trong một số trường hợp thừa ngón cái được di truyền qua nhiễm sắc thể 7q36 [42], [43], [44], [45], [46]
1.4 ĐIỀU TRỊ DỊ TẬT THỪA NGÓN TAY CÁI
Chủ yếu là phẫu thuật
1.4.1 Chỉ định
Phẫu thuật được chỉ định cho hầu hết trường hợp thừa ngón tay cái
Chỉ có rất ít trường hợp không phẫu thuật:
• Ngón thừa chỉ là một nhú phần mềm rất nhỏ
• Ngón cái lớn hơn bình thường nhưng 2 ngón đối xứng và không tách đôi
Trang 18Chỉ định phẫu thuật không chỉ nhằm đạt được số lượng ngón bình thường mà còn là giá trị thẩm mỹ và chức năng: trục, vị trí, độ vững, hình dáng, chiều dài, kích thước và vận động ngón cái [8].
1.4.2 Tuổi phẫu thuật
Chức năng cầm nắm của bàn tay phát triển vào giữa tháng thứ 4 và 7 Chức năng của ngón cái xuất hiện vào tháng thứ 12 và khả năng vận động tự chủ xuất hiện vào tháng thứ 18 Kiểu bàn tay chức năng phát triển từ 2-3 tuổi
Do vậy, phẫu thuật nên được tiến hành giữa 1-2 tuổi Mặt khác, phẫu thuật ở thời điểm này làm giảm nguy cơ của gây mê và chảy máu từ xương rất hay gặp ở trẻ nhỏ [1], [8], [39], [34]
Có nhiều ý kiến khác nhau đối với việc lựa chọn thời điểm phẫu thuật tốt nhất cho dị tật thừa ngón tay cái
Một số tác giả phẫu thuật muộn vì khi đó các cấu trúc giải phẫu đã rõ ràng, thuận tiện cho việc can thiệp [15]
Nếu phẫu thuật quá sớm sẽ khó nhận thấy các bất thường giải phẫu và khó đạt kết quả tốt với nguy cơ biến dạng tăng lên sau mổ Tuy nhiên, nếu phẫu thuật sớm sẽ có những ưu điểm sau:
- Một số bất thường giải phẫu nếu không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến biến dạng lệch trục, gấp góc, xoay trục … ngày càng trầm trọng
- Ngón tay mới được tạo hình sớm có điều kiện phục hồi chức năng trước khi chức năng của ngón được hình thành đầy đủ
- Giải quyết vấn đề tâm lý cho bệnh nhân và gia đình [2]
Theo Tada, thời gian thích hợp nhất là từ 6 tháng tuổi đối với loại I – VI
và 3 tháng tuổi đối với loại thừa ngón cái phụ [15]
Theo Marks và Bayne, thời gian này là 3 năm trong khi Ogino là 10 – 12 tháng [14], [39]
Leclereq cho rằng phẫu thuật quá sớm thì các cấu trúc giải phẫu rất nhỏ, nhưng có thể tránh được cứng khớp, thời gian đối với loại I đến loại VI là 12 – 18 tháng, loại thừa ngón cái phụ là dưới 12 tháng [47]
Trang 19Lựa chọn thời điểm phẫu thuật phụ thuộc vào:
- Loại dị tật thừa ngón: đơn giản hay phức tạp, mức độ biến dạng giải phẫu, chức năng bị ảnh hưởng nhiều hay ít
- Các dị tật khác kèm theo: dị tật ở tim, hệ tiêu hóa, tiết niệu… cần ưu tiên xử trí các dị tật này trước Bệnh nhân mắc các bệnh về tâm thần, không có chỉ định phẫu thuật
- Kinh nghiệm của phẫu thuật viên, khả năng gây mê, hồi sức, trang thiết bị y tế…[2]
1.4.3 Nguyên tắc điều trị
Đánh giá trước mổ: Loại thừa ngón, mức độ thiểu sản của mỗi ngón, độ vững của khớp, lệch trục của xương, co khép của ngón cái… khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật vì những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến kết quả [14]
Mê tĩnh mạch hoặc gây tê đám rối cánh tay Garo hơi
Phẫu thuật: phẫu tích tỷ mỉ, không gây tổn thương, bộc lộ và đánh giá sự biến đổi giải phẫu của da, phần mềm, xương, khớp, gân cơ, mạch máu, thần kinh [32], [47]
• Da, phần mềm: cố gắng giữ tối đa, tận dụng da, phần mềm từ ngón cắt bỏ để tạo hình cho ngón được giữ lại có hình dáng, kích thước gần như bình thường
• Móng tay: thường giữ lại ngón cùng với móng của nó Đối với trường hợp chỉ có 1 móng và to: cắt bỏ mầm móng, nên cắt bỏ phần mầm móng bên quay hoặc trụ vì cắt bỏ phần giữa mầm móng có thể để lại rãnh dọc giữa móng Quan điểm về tạo hình thẩm mỹ: khi kích thước mỗi móng nhỏ hơn 80% kích thước móng bình thường thì cần tạo hình lại móng từ hai móng của 2 ngón tay [48 ]
• Xương: tùy theo mức độ có thể cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn đốt bàn, đốt ngón 1, 2 của một ngón Kết hợp xương bằng chỉ thép hoặc kim Kirschner Nếu cần có thể đục xương sửa trục
• Khớp: cần tạo diện khớp bình thường như đục bỏ một diện khớp đốt bàn ngón với loại IV [49]
Trang 20• Dây chằng: cần giữ lại hệ thống dây chằng bên khi cắt bỏ một ngón, có thể tăng độ vững của dây chằng bằng các tổ chức phần mềm bên ngón.
• Gân, cơ: khâu lại đúng vị trí giải phẫu đối với gân bám lệch trục hoặc bất thường để đảm bảo chức năng của khớp và cân bằng lực cơ, khâu lại chỗ bám của các gân cơ vào ngón đã cắt bỏ Cắt bỏ dài gân chung giữa gân gấp và gân duỗi, nếu thiếu hoặc thiểu sản gân cần ghép gân
• Mạch máu, thần kinh: bảo tồn tối đa để đảm bảo nuôi dưỡng, cảm giác, vận động cho ngón giữ lại, tránh nguy cơ hoại tử hoặc thiểu dưỡng sau mổ
Có thể bất động bằng băng hoặc nẹp bột qua khuỷu, khuỷu gấp 90o
Chăm sóc, theo dõi sau mổ
Luyện tập, phục hồi chức năng [1], [8], [11], [50]
1.4.4 Các phương pháp phẫu thuật
• Kết hợp
Phẫu thuật Bilhaut – Cloquet: Cắt bỏ hình chêm giữa phần giữa của hai ngón, phần còn lại được ghép với nhau, thường được áp dụng với loại I và II Giường móng được ghép lại thành một móng Kết hợp hai xương bằng chỉ thép hoặc đinh Ưu điểm: có thể tạo ra một ngón có kích thước gần như bình thường Phẫu thuật dễ nếu hai ngón cân xứng về hình dạng, kích thước và sự sai lệch của các đoạn nhỏ Tuy nhiên phẫu thuật này có nhiều nhược điểm: rối loạn sự phát triển của đốt ngón, co cứng khớp gian đốt và biến dạng móng tay Phẫu thuật này có thể mở rộng để kết hợp hai ngón đối xứng (từ loại III
Trang 21trở lên) hoặc không đối xứng Tuy nhiên, mỗi yếu tố tạo thêm sự phức tạp để nắn chỉnh đều gây cản trở chức năng và thẩm mỹ Theo Ogino, chỉ nên thực hiện phẫu thuật Bilhaut Cloquet khi cả hai ngón thiểu sản nặng nhưng cân xứng nhau và chiều rộng của mỗi móng tay bé hơn 2/3 móng bình thường.Thực tế có nhiều tác giả thay đổi phẫu thuật này, sử dụng phần xương của một ngón nhưng được tăng cường bởi chuyển da, mô mềm từ ngón bị cắt
bỏ Điều này giúp cho ngón cái có kích thước tương đối bình thường và tránh được cứng khớp Nếu các gân ngoại lai và nội tại không đủ hoặc bám chính vào phần cắt bỏ, chúng phải được chuyển cho ngón còn lại Mạch máu, thần kinh phải được kiểm tra kỹ để chắc chắn đảm bảo nuôi dưỡng mô còn lại.Phẫu thuật Kélikian: cắt bỏ toàn bộ ngón cái thiểu sản hơn, đục xương sửa trục nền đốt ngón 1 để chỉnh lại trục ngón cái
Phẫu thuật Cheng: cắt bỏ một trong hai ngón, giữ lại một phần móng và phần mềm
• Sửa chữa
Được áp dụng khi cần một sốt thay đổi hoặc sửa lại những biến dạng còn lại hoặc thứ phát sau mổ Thường gặp ở những bệnh nhân đã được điều trị bằng cách cắt bỏ đơn thuần, không khâu lại chỗ bám gân, không sửa xương, bất thường thân xương hoặc khớp không vững Thậm chí ngay cả những biến dạng đã được sửa chữa vẫn có thể gặp biến dạng thứ phát
Thiếu hụt nếp móng có thể sửa chữa với mô tại chỗ hơn là mượn phần nếp móng từ ngón kia Gân bám bất thường hoặc lệch tâm được giải phóng toàn bộ hoặc một phần và được khâu lại chỗ bám Trục xương bất thường để sửa trục và nắn lại Khớp không vững được làm vững bằng sửa chữa dây chằng bao khớp hoặc làm cứng sụn, đôi khi cần làm cứng khớp đối với bệnh nhân lớn Sửa sẹo da, cắt bó xương lồi làm cứng khớp khi bệnh nhân đã hết tuổi phát triển
Bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ tới khi ngừng lớn vì hiếm khi ngón cái bình thường hoàn toàn nhưng có thể được cải thiện bằng sữa chữa
Trang 22thì 2 Điều này được áp dụng cho tất cả các kiểu phẫu thuật để tạo ra ngón cái
có trục, chiều dài, kích thước, độ vững và vận động tốt nhất [1], [8], [15], [31], [39], [40]
1.4.5 Điều trị cụ thể cho từng loại
(Theo phân loại của Wassel)
• Loại I:
Cắt bỏ ngón bờ quay (thường thiểu sản hơn)
Phẫu thuật Bilhaut Cloquet [1]
• Loại II:
Cắt bỏ ngón thiểu sản hơn, thường là ngón bờ quay
Sửa mặt khớp của chỏm đốt ngón 1, gọt sụn khớp, khâu lại dây chằng bên và bao khớp phía ngón cắt bỏ vào ngón giữ lại
Khâu lại đúng vị trí gân gấp, duỗi Chuyển gân duỗi của ngón cắt bỏ tới nền đốt 2 để sửa lệch trục của khớp gian đốt
Đục xương sửa trục đốt ngón 1 nếu khớp gian đốt 1-2 còn lệch trục [1].Nếu 2 ngón cân xứng: phẫu thuật Bilhaut Cloquet [37]
• Loại III:
Cắt bỏ ngón thừa, đảm bảo độ vững và trục khớp gian đốt
Khâu lại gân gấp, duỗi, tạo hình khớp (như loại II)
Một số tác giả sử dụng kỹ thuật khác: thay đổi phẫu thuật Bilhaut Cloquet (Cheng) hoặc phẫu thuật Kélikian, áp dụng cho cả loại I và II [13]
• Loại IV:
Cắt bỏ ngón thiểu sản hơn, thường là ngón bờ quay Trường hợp ngón giữ lại vẫn nhỏ: tăng cường thêm bằng vạt từ ngón cắt bỏ
Đốt bàn thường có hai diện khớp và mặt khớp không tương ứng với đốt
I, cần sửa mặt khớp của chỏm đốt bàn, gọt sụn khớp, khâu lại dây chằng bên (tương tự loại II)
Cơ dạng ngắn ngón cái thường bám vào ngón bờ quay, cần chuyển cho ngón bờ trụ (để ngón còn lại không vẹo về phía trụ)
Nếu vẫn còn vẹo về phía bờ trụ: đục xương hình chêm ở đốt bàn, găm kim Kirschner hoặc buộc vòng chỉ thép hình số 8 để giữ Đối với vẹo ngón ở đốt ngón 1 hoặc khớp gian đốt có thể đục xương thêm ở chỏm đốt ngón 1.Phẫu thuật Bilhaut Cloquet ít được áp dụng
Trang 23Biến dạng zig zag: ngoài khớp đốt bàn cần sửa trục và làm vững khớp gian đốt, nếu không biến dạng zig zag sẽ nặng lên sau mổ: rạch một đường ở
bờ trụ của khớp gian đốt, khâu nếp gấp dây chằng bên trụ, chuyển gân duỗi từ ngón cắt bỏ tới nền đốt 2 phía trụ của ngón giữ lại, sau khi đã nắn thẳng trục,
cố định khớp với kim Kirschner [47]
• Loại V:
Cắt bỏ ngón thừa (bờ quay)
Chuyển tất cả các gân cơ ngoại lai và nội tại bám vào ngón bờ quay cho ngón bờ trụ, thường thấy gân dạng ngắn, đối chiếu, duỗi ngắn và bó nông gấp ngắn ngón cái bám vào ngón bờ quay nhưng gân khép ngón cái bám vào ngón bờ trụ
Đục xương sửa trục đốt bàn nếu còn lệch trục [32]
• Loại VII:
Cắt bỏ ngón cái 3 đốt
Nếu ngón cái 2 đốt thiểu sản vừa và đốt thừa của ngón 3 khá lớn nên giữ lại ngón 2 đốt vì nguy cơ không vững khi lấy đi đốt thừa Nếu ngón cái 2 đốt rất lệch trục hoặc quá thiểu sản trong khi ngón cái 3 đốt vững và thẳng trục hơn: giữ lại ngón 3 đốt Đốt thừa không nên lấy bỏ trừ khi cần làm ngắn ngón, nên làm cứng sụn hoặc làm dính với đốt ngón 1 hoặc 2
Nếu 2 ngón đều 3 đốt: cắt ngón bé hơn, lấy bỏ đốt thừa hoặc làm dính với khớp gian đốt ngón giữ lại Nếu 2 ngón có hình dướng, kích thước và
Trang 24chức năng như nhau, tốt nhất là cắt bỏ ngón bờ quay vì dây chằng bên trụ được giữ nguyên Nếu mọi yếu tố tương đương: giữ lại ngón có khả năng gấp tốt hơn vì gấp tốt hiếm khi đạt được bằng chuyển gân trong khi có thể làm được với khả năng duỗi [15], [33], [47].
• Loại thừa ngón cái phụ:
Cắt bỏ ngón thừa đơn thuần
Phẫu thuật thường đơn giản và không để lại di chứng gì [15]
• Khớp không vững
Khớp không vững sang bên: Leclercq gặp 7/20 trường hợp Chủ yếu là loại IV rồi đến loại II, VII Theo Tada, trong 96 bệnh nhân khám lại vì di chứng thấy 37 trường hợp lại IV mổ lại vì biến chứng này
Quá duỗi: hiếm gặp, thường không cần điều trị
• Lệch trục
Vẹo ngón đơn thuần: nguyên nhân do mặt khớp chéo vát trong loại II,
IV, VI; do xương lệch trục trong lại I, II, V; do gân gấp và duỗi bám bất thường kiểu “dây cung” Vẹo phía quay dễ chấp nhận hơn phía trụ vì các ngón còn đối chiếu được
Biến dạng hình Z: đốt xa lệch về phía bờ quay, đốt gần lệch về phía bờ trụ
• Co hẹp khoảng kẽ ngón
Trang 25Thường gặp ở loại IV, V, VI, VII gây khó khăn cho bệnh nhân cầm nắm vật lớn Có thể mở rộng khoảng kẽ ngón bằng tạo hình chữ Z với 4 vạt, nếu cần phối hợp với vạt xoay mu tay.
• Các biến chứng, di chứng khác
- Không đối chiếu được: do không khâu lại ô mô cái
- Không tạo thành gọng kìm ở đầu búp ngón
- Thiểu sản ngón còn lại
- Hoại tử ngón: do thiếu mạch nuôi, hoặc tổn thương mạch nuôi
- Nhiễm trùng
- Sẹo gây biến dạng
- Biến dạng tạo góc và xoay [1], [5], [8], [11], [13], [15], [34], [47]
1.4.7 Đánh giá kết quả điều trị
Có nhiều cách để đánh giá kết quả điều trị Tựu chung lại dựa trên đánh giá về mặt hình thể, chức năng và cảm nhận chủ quan của bệnh nhân và gia đình Dưới đây là một số cách đánh giá sau mổ:
1.4.7.1 Đánh giá kết quả theo Wassel và Tuch
- Sự đặc trưng nổi trội của ngón cái
- Chức năng: viết, cầm, nắm
- Sự vận động của khớp
- Sự đối chiếu của ngón tay cái với chỏm xương bàn của ngón V
- Độ dạng của khoảng kẽ giữa ngón 1 và ngón 2
- Tính vững chắc của khớp
- Sự nghiêng vẹo của đốt xa so với trục đốt gần
- Hình ảnh X-quang sau mổ
- Thẩm mỹ của ngón cái đã mổ so với bên lành
- Ý kiến của cha mẹ bệnh nhân
Kết quả về mặt thẩm mỹ dựa vào kích thước của ngón cái và sự hài lòng của bệnh nhân và cha mẹ bệnh nhân Tuy nhiên, kết quả này thường mang tính chất chủ quan và khá phức tạp [16], [14], [15]
1.4.7.2 Đánh giá kết quả theo Tada
Trang 26Đánh giá kết quả dựa trên thăm khám khách quan: sự vận động, độ vững của khớp và trục của ngón cái [15].
KhôngCó
10Lệch trục
<10o
10o - 20o
>20o
210Kết quả:
- Tốt: 4-5 điểm
- Khá: 2-3 điểm
- Kém: 0-1 điểm
1.4.7.3 Đánh giá kết quả theo Ogino và cộng sự
Đánh giá dựa trên thăm khám
Chủ quan: bệnh nhân và / hoặc bố mẹ bệnh nhân được hỏi ý kiến xem có hài lòng với kết quả thẩm mỹ và chức năng của ngón cái không
Khách quan: dựa trên thang điểm của Tada có thay đổi:
Khớp không vững
Trang 27- Không vững sang bên ≥ 5o
- Không vững sang bên ≤ 4o
Khớp bàn ngón:
- Không vững sang bên ≥ 5o
- Không vững sang bên ≤ 4o
1
-1 1
Kết quả:
- Tốt: 4-5 điểm
- Khá: 2-3 điểm
- Kém: 0-1 điểm
1.4.7.4 Chức năng đối chiếu của ngón cái
Dựa vào thang điểm Kapandji [51], [52]
Hình 1.5: Cách chấm điểm động tác đối chiếu theo Kapandji
1.4.7.5 Độ hài lòng của bệnh nhân và người nhà
Trang 28Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân và bố mẹ bệnh nhân dựa vào yêu cầu họ trả lời câu hỏi: “Bạn có hài lòng với kết quả về chức năng và thâm mỹ không?” Kết quả được tính từ 1 đến 5 điểm theo thang điểm của Kemnitz [53]:
5 điểm: tuyệt vời, rất tốt, hoàn hảo
4 điểm: được, có hạn chế chút ít về chức năng và thẩm mỹ
3 điểm: bình thường, không tốt cũng không xấu
2 điểm: kết quả kém, chức năng bị hạn chế nhiều
1 điểm: kết quả rất kém, không hài lòng với kết quả điều trị
1.5 TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ DỊ TẬT THỪA NGÓN CÁI TẠI VIỆT NAM
Sách bệnh học ngoại khoa (1976) cho rằng dị tật thừa ngón cái có tính di truyền, điều trị là cắt bỏ ngón thừa Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng lại ở việc điểm tên bệnh, không thấy nói đến đặc điểm lâm sàng và phân loại [54]
Năm 1982, Đặng Kim Châu, Nguyễn Trung Sinh và Nguyễn Đức Phúc
đã đề cập đến loại dị tật này với hai phương pháp phẫu thuật chính: cắt bỏ và kết hợp hai ngón thừa Các tác giả không đề cập đến phân loại, theo dõi hay đánh giá kết quả phẫu thuật [24]
Lê Đức Tố (1993) trong tổng số 125 ca dị tật bàn tay đã được phẫu gặp
45 ca thừa ngón cái, đứng thứ 2 sau dính ngón (49 trường hợp) song không thấy tác giả nói đến kết quả phẫu thuật [55]
Ngô Văn Toàn (1997) thông báo 40 trường hợp thừa ngón cái đã điều trị tại bệnh viện Việt Đức, áp dụng phân loại của Wassel Theo tác giả, trước năm
1993 do quan niệm đơn thuần là ngón thừa nên chỉ phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa, chỉnh lại trục của ngón cái và khâu hẹp lại bao khớp Từ sau năm 1993,
do nắm vững cơ chế bệnh sinh, phân loại, kỹ thuật mổ… nên các bệnh nhân
Trang 29đều có tái tạo dây chằng bên, phục hồi lại bao khớp, đục xương sửa trục, cố định bằng kim Kirschner, kết quả cơ năng tốt [16].
Năm 1999, Ngô Văn Toàn thấy dị tật thừa ngón tay cái hay gặp nhất sau mới đến dị tật dính ngón tay [17]
Nguyễn Mạnh Khánh và Ngô Văn Toàn (2000) thông báo 55 trường hợp
dị tật thừa ngón cái Nghiên cứu này chỉ tập trung vào phân loại, không đề cập đến phẫu thuật cũng như kết quả [18]
Năm 2001, Nguyễn Mạnh Khánh có đánh giá lâm sàng, phân loại và kết quả điều trị thừa ngón tay cái bẩm sinh trên 56 bệnh nhân với 60 ngón tay cái thừa nhận thấy: các bệnh nhân thường đến khám và phẫu thuật muộn với tuổi phẫu thuật trung bình là 7.4 (4 tháng đến 32 tuổi), với đủ các hình thái lâm sàng, đủ cả 8 loại, nhiều nhất là loại IV (50%) theo Islam Kết quả phẫu thuật trong số 41 trường hợp khám lại có 4 trường hợp kém, 8 trường hợp khá, và 29 trường hợp tốt, trong đó có 35 trường hợp hài lòng với kết quả phẫu thuật Biến chứng và di chứng sau mổ còn cao, nhiều nhất vẫn là lệch trục (15/41 ca) [19] Năm 2008, Nguyễn Ngọc Hưng có đánh giá kết quả chuyển cơ dạng ngắn ngón cái trên 152 bàn tay thừa ngón loại IV theo Wassel Theo đó, phẫu thuật chuyển điểm bám tận cơ dạng ngắn ngón cái đã cải thiện tích cực khả năng dạng ngón sau phẫu thuật điều trị thừa ngón cái bẩm sinh [21]
Năm 2012, Dương Mạnh Chiến nghiên cứu trên 65 bệnh nhân thừa ngón cái bẩm sinh từ T6/2005 đến T10/2012 thấy loại IV theo Wassel chiếm tỉ lệ cao nhất (52,4%), phương pháp chính vẫn là cắt bỏ ngón thừa với kết quả gần
và xa khá tốt [20]