1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm môn địa 2016

14 2,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 170,5 KB

Nội dung

Chương trình địa lí 9 gồm có 52 tiết học trong đó có 11 tiết thực hành 6 tiết vẽ biểu đồ và khoảng 13 tiết bài tập về rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bài học của học sin

Trang 1

PHẦN I: Lí DO CHỌN ĐỀ TÀI PHẦNI: Lí DO CHỌN ĐỀ TÀI

I Lí do chọn đề tài

Môn địa lý 9 trong trường THCS rất bổ ích và lí thú Nó giúp cho các em học sinh có cái nhìn khái quát về dân cư, kinh tế xã hội nước ta Sách giáo khoa địa lí 9 ( theo chương trình đổi mới) được thể hiện đồng bộ trên cả kênh chữ và kênh hình Với cách biên soạn theo hướng “ mở”, SGK địa lí 9 hiện nay đã trình bày một số kiến thức “ẩn” vào trong kênh hình theo câu hỏi Giáo viên có thể tổ chức, hướng

1

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO DUY TIÊN

TRƯỜNG THCS CHUYÊN NGOẠI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ HÌNH TRÒN

CHO HỌC SINH LỚP 9

NĂM HỌC: 2015 -2016

Môn: Địa lí

Mã số: 11

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hòa

Chức vụ: Giáo viên tổ KHXH& NV

Có đính kèm các sản phẩm không thể hiện trong bản in

 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

Chuyên Ngoại, tháng 3 năm 2016

Trang 2

dẫn HS tìm tòi, phân tích, tổng hợp và xử lí thông tin, khám phá các tri thức từ đó

Vì vậy, kiến thức cơ bản không chỉ có ở phần kênh chữ mà còn nằm cả ở kênh hình, ẩn chứa trong các loại lược đồ, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, Như vậy, trong quá trình học tập, học sinh vừa được tiếp nhận kiến thức, vừa rèn luyện được các kĩ năng và nắm được phương pháp học tập Hơn nữa, dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống

Chương trình địa lí 9 gồm có 52 tiết học trong đó có 11 tiết thực hành (6 tiết vẽ biểu đồ và khoảng 13 tiết bài tập về rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bài học của học sinh trong phần câu hỏi và bài tập) Điều đó chứng tỏ rằng, môn Địa lí 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp lí thuyết mà còn giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng địa lí cần thiết, đặc biệt kĩ năng vẽ biểu đồ Với nhiều loại biểu đồ khác nhau như biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình cột, biểu đồ đồ thị (đường biểu diễn),…đặc biệt là biểu đồ hình tròn (có nhiều bài thể hiện kiến thức dưới dạng biểu đồ tròn và bài tập yêu cầu vẽ biểu đồ hình tròn) Thông qua biểu đồ, các em đã thể hiện được mối tương quan về số lượng của các đại lượng, các mối quan hệ giữa các đại lượng đã học Hoặc từ biểu đồ đã vẽ, các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học Như vậy, biểu đồ hình tròn nói riêng và các loại biểu đồ nói chung đã chiếm một vị trí quan trọng trong dạy học địa lí

Vẽ biểu đồ, nhìn vào chúng ta tưởng chừng như rất đơn giản nhưng vẽ được biểu đồ không chỉ đúng mà còn đẹp thì không phải dễ nhất là biểu đồ hình tròn Một số học sinh cho rằng, vẽ biểu đồ hình tròn là đơn giản nhất và các em đã thực hiện được tương đối thành thạo các kĩ năng vẽ của loại biểu đồ này Xong trên thực

tế, nhiều em học sinh lớp 9 kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn còn rất yếu hoặc kĩ năng này còn chưa được các em coi trọng hoặc cũng có thể do các em chủ quan hoặc do

1 phần các em chưa cẩn thận trong việc trình bày Chính vì vậy, là giáo viên địa lí trực tiếp giảng dạy các em, tôi rất coi trọng việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn nói riêng cho các em để giúp các em thực hiện kĩ năng này ngày càng tốt hơn Với những lí do trên, tôi đã mạnh dạn viết lại những điều tôi đã và đang thực hiện với đề tài “ Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh lớp 9”

II Mục đích nghiên cứu của đề tài

Tìm hiểu kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh lớp 9 giúp cho giáo viên

và học sinh có những kinh nghiệm để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập môn Địa lí, đồng thời củng cố nâng cao việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn nói riêng và các loại biểu đồ nói chung

III Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Đề tài này cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Trang 3

1 Nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài, đó là cơ sở về về “ biểu đồ hình tròn” và việc “ rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn” cho học sinh

2 Điều tra, tìm hiểu để nắm được thực trạng việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu

đồ hình tròn của học sinh lớp 9 trường THCS Chuyên Ngoại

3 Đề xuất một số ý kiến về các biện pháp nhằm củng cố, nâng cao kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh lớp 9 trường THCS Chuyên Ngoại

IV Các phương pháp nghiên cứu

Đối với đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp

1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài

2 Phương pháp quan sát: nhằm tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn của học sinh trong giờ học

3 Phương pháp điều tra: nhằm đánh giá thực trạng có bao nhiêu học sinh còn yếu - kém khi thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn

4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thông qua kết quả các bài kiểm tra có thể đánh giá chất lượng và hiệu quả các bài tập về kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn của học sinh

PHẦN II: NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận:

Để giảng dạy địa lý theo phương pháp dạy học tích cực thì việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh là một việc rất quan trọng, đặc biệt là vẽ biểu đồ hình tròn đối với học sinh lớp 9 vì biểu đồ có chứa dựng nhiều nội dung kiến thức mà kênh chữ không biểu hiện hết Rèn luyện kỹ năng biểu đồ địa lý cho học sinh lớp chín giúp các em hiểu và nắm bắt kiến thức một cách có hiệu quả hơn, chủ động hơn, nhớ kiến thức lâu hơn Bên cạnh đó, còn rèn cho học sinh khả năng tư duy logic, kỹ năng so sánh các đối tượng địa lý và rèn cho học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc học địa lý từ đó giúp các em yêu thích bộ môn hơn, say

mê nghiên cứu khoa học địa lý 3

Trang 4

Việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ địa lý cho học sinh lớp 9 còn có khả năng bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh giúp cho bộ môn địa lý bớt khô cứng, đồng thời giúp người thầy có điều kiện để phối hợp nhiều phương pháp dạy học và các hình thức dạy học đa dạng, hiệu quả hơn, nâng cao khả năng tư duy và khả năng độc lập sáng tạo của học sinh Dựa vào biểu đồ người thầy có thể nêu ra những vấn đề cho học sinh suy nghĩ, nhận thức, phát triển tư duy địa lý và khai thác những nét đặc trưng quan trọng của địa lý

II Cơ sở thực tiễn :

1.Những thuận lợi khi rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh.

Đa số học các tiết học thực hành về vẽ biểu đồ, học sinh đều có hứng thú tham gia học tập tốt Bởi những giờ học này không nặng về kiến thức lý thuyết, mà chủ yếu rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành Ngay cả những bài tập về vẽ biểu đồ cho về nhà các em cũng rất hứng thú Với biểu đồ hình tròn, các em đều thích vẽ vì cho rằng nó đơn giản hơn các loại biểu đồ khác

Thông qua các bài tập về vẽ biểu đồ hình tròn học sinh cũng có cơ hội để thể hiện khả năng của mình, các em không chỉ biết ghi nhớ, củng cố kiến thức lý thuyết đã học mà còn biết mô hình hóa các kiến thức đó thông qua các bài tập biểu đồ

Bản thân tôi khi dạy về vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn Bởi không nặng nề về nội dung kiến thức lý thuyết mà chủ yếu đi sâu

về các bước tiến hành, dẫn dắt học sinh các thao tác để các em hoàn thành được bài tập của mình

Thông qua việc vẽ biểu đồ hình tròn, tôi có cơ hội để đánh giá về việc rèn luyện kỹ năng địa lí của học sinh, phát hiện ra những học sinh có kỹ năng thực hiện tốt hoặc thực hiện còn yếu để kịp thời có biện pháp điều chỉnh khắc phục

Trang 5

nhằm nâng cao việc rèn luyện kĩ năng vẽ các loại biểu đồ cho học sinh đồng thời nâng cao được chất lượng dạy và học bộ môn này

2.Những khó khăn khi rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh.

Qua điều tra khảo sát ở các lớp của trường, hầu hết các em đều cho rằng vẽ biểu đồ hình tròn là dễ nhất Nhưng trong thực tế khi thực hiện thì không phải như vậy

Nhiều em chưa có ý thức chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập cho bài thực hành như thước kẻ, bút chì, compa, hộp màu… còn coi nhẹ yêu cầu của bài thực hành nên cũng ảnh hưởng nhiều tới các bài tập về vẽ biểu đồ như: hình vẽ chưa đẹp, vẽ chưa chuẩn xác

Nhiều em chưa xác định được yêu cầu của bài Nếu bài cho số liệu thô mà yêu cầu vẽ biểu đồ hình tròn thì việc xử lí số liệu là gặp khó khăn

Có nhiều em ý thức chưa tốt đối với bài làm của mình, rất cẩu thả trong việc

vẽ và chú giải

Khi giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành, một số học sinh vẫn chưa chịu

để ý, quan tâm dẫn đến các em còn lúng túng khi tiến hành các thao tác: ví dụ cách

xử lý số liệu hoặc cách chọn tỷ lệ, vẽ không đúng theo chiều kim đồng hồ mà lấy tỉ

lệ tự do

Thời gian thực hành còn ít nên giáo viên bị hạn chế rất nhiều về thời gian để sửa chữa, uốn nắn cho các em nhất là học sinh yếu

Bên cạnh các bài tập thực hành vẽ biểu đồ hình tròn trên lớp còn có nhiều các bài tập thực hành vẽ biểu đồ hình tròn ở nhà Nếu không có biện pháp kiểm tra, đánh giá kịp thời thì nhiều em sẽ coi nhẹ việc thực hiện các bài tập này, hoặc

có những lỗi sai sót mắc phải mà giáo viên không kịp thời phát hiện ra để giúp các

em sửa chữa

5

Trang 6

Chính vì những lý do trên tôi chọn đề tài: "Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn

cho học sinh lớp 9" mong được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp

III Một số giải pháp rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn

1 Tìm hiểu về “Biểu đồ”

Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng (như quá trình phát triển kinh tế qua các năm, dân số qua các năm), mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng (như so sánh sản lượng lương thực giữa các vừng…) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể (ví dụ như cơ cấu của nền kinh tế)

Theo “ Sổ tay thuận ngữ Địa lí” của Nguyễn Dược – Trung Hải – NXB Giáo dục thì biểu đồ là hình thức trực quan hoá các số liệu thống kê trong các mối quan

hệ giữa số lượng , thời gian và không gian bằng cấu trúc đồ hoạ Ví dụ: biểu đồ cơ cấu ngành công nghiệp, biểu đồ phát triển dân số thế giới, biểu đồ mật độ dân số, biểu đồ phân bố dân cư…

Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng: hình tròn, hình cột, hình vuông, đường biểu diễn, biểu đồ kết hợp cột và đường,… Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều chủ đề khác nhau Vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kỹ đề bài để tìm hiểu chủ đề định thể hiện trên biểu đồ (thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu), sau đó căn cứ vào chủ

đề đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất

2 Khi rèn luyện kỹ năng về biểu đồ hình tròn cần nắm được:

Biểu đồ hình tròn thường được dùng để thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể

Khi vẽ biểu đồ hình tròn cần chú ý những điểm sau đây:

+ Nếu đề bài cho số liệu thô (số liệu tuyệt đối) thì việc đầu tiên phải xử lý sang số liệu tinh ( số liệu tương đối - tỉ lệ %) Khi đó cần phải chú ý vẽ hình tròn (hoặc vuông) có độ lớn khác nhau theo tổng thể của số liệu tuyệt đối Tính tỉ lệ

Trang 7

đường tròn (R – r) Nhưng đối với học sinh THCS thì tỉ lệ đường tròn chỉ yêu cầu

ở mức độ tương đối Vì vậy, chỉ cần đường tròn sau to hơn đường tròn trước một chút (nếu số liệu cho là tăng), đường tròn sau nhỏ hơn một chút (nếu số liệu cho là giảm)

+ Nếu bài cho số liệu tương đối thì không cần phải xử lí số liệu mà tiến hành các bước vẽ luôn

+ Để chia các đại lượng chính xác theo tỉ lệ cần lấy tỉ lệ x 3,60 để tính góc ở tâm

+ Khi vẽ đường tròn, vẽ 1 bán kính trùng với phương kim đồng hồ chỉ 12 giờ

và vẽ theo chiểu kim đồng hồ

+ Cần lựa chọn các ký hiệu thích hợp để thể hiện các thành phần trên biểu đồ Sau khi vẽ xong phải có chú giải, giải thích các ký hiệu sử dụng trên biểu đồ

+ Tên biểu đồ

Với những kĩ năng cần phải nắm được khi vẽ biểu đồ hình tròn ở trên, tôi nhận thấy để vẽ loại biểu đồ này cũng không đơn giản Nếu đề bài cho số liệu tương đối thì học sinh có thể dễ nhận biết và tiến hành vẽ luôn được Nhưng nếu đề bài cho số liệu tuyệt đối (thô) thì không phải học sinh nào cũng nhận ra là vẽ biểu

đồ hình tròn và cần phải xử lí số liệu trước khi vẽ

3 Các bước cần tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn:

7

Trang 8

Trước khi làm một bài tập thực hành về vẽ biểu đồ hình tròn, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tiến hành các thao tác, các bước, các công việc cụ thể để hoàn thành yêu cầu của bài thực hành

Thông thường gồm 4 bước sau:

- Bước 1: Nêu mục đích, yêu cầu của bài tập.

VD: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế nước ta.

- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành các thao tác, các bước, các công

việc cụ thể thùy thuộc vào nội dung bài tập

VD: Phải xử lý số liệu thích hợp trước khi vẽ biểu đồ, các bước cần thiết khi

vẽ biểu đồ cụ thể

- Bước 3: Học sinh thực hiện các công việc theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Bước 4: Tổng kết, đánh giá.

4 Lưu ý một số lỗi học ssinh thường mắc khi vẽ biểu đồ.

+ Chia tỷ lệ chưa chính xác ( ví dụ với số liệu 23,2% mà học sinh chia tới 1/4 hình tròn là chưa hợp lí)

+ Học sinh kí hiệu không rõ ràng, hoặc nhầm lẫn các kí hiệu này với kí hiệu khác cho nên yêu cầu đưa ra khi vẽ biểu đồ là học sinh phải lập luôn bảng chú giải ngay bên cạnh hoặc phía dưới biểu đồ đã vẽ

+ Một số học sinh thường quên ghi đơn vị, hoặc ghi tên biểu đồ không đầy đủ ( ví dụ như cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây) lỗi này cũng làm mất đi một phần điểm của học sinh

+ Khi vẽ biểu đồ phải xử lí số liệu ra %, 1 số em phần tổng thể vẫn để số liệu nguyên, không ghi tên bảng số liệu Có em còn ghi cả % vào tất cả các số liệu khi

đã đổi ra % Ví dụ:

Năm

Tổng số

Cây lương thực

9040,0 71,6%

12831,4 64,8%

Trang 9

Cây công nghiệp

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

13,3%

15,1%

18,2%

17,0%

Như vậy, phần trình bày của các em vẫn chưa đạt yêu cầu và các em vẫn chưa hiểu được bản chất của vấn đề

+ Các em còn nhầm lẫn cho rằng vẽ biểu đồ cơ cấu có 2 hình tròn là 2 biểu đồ cho nên chú giải cho 2 biểu đồ và tên 2 biểu đồ Biểu đồ có 2 hình tròn, các em không trình bày song song mà vẽ hình trên, hình dưới cũng làm mất đi mĩ quan của biểu đồ

+ Có một số bài tập sau yêu cầu học sinh sau khi vẽ biểu đồ phải rút ra nhận xét sự thay đổi của các đại lượng hoặc sự vật, hiện tượng địa lí đã vẽ, song một số

em vẫn chưa coi trọng, hoặc chỉ nhận xét sơ sài thì cũng sẽ mất điểm hoặc không được điểm tối đa vì thế bước nhận xét sau khi vẽ biểu đồ cũng rất quan trọng, giáo viên bộ môn cũng cần quan tâm, hướng dẫn cho học sinh thấy được vai trò quan trọng của các công việc này

- Nếu người giáo viên bộ môn nào thực hiện được tốt các công việc dẫn dắt, chỉ đạo các bước tiến hành cho học sinh và học sinh thực hiện tốt thì bài thực hành rèn kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn sẽ đạt kết quả cao Qua việc nắm được 1 số lỗi của các em khi vẽ biểu đồ hình tròn, tôi nhận thấy cần phải rút kinh nghiệm cho bản thân cũng như cho các em Nên theo tôi cần phải thực hiện 1 số biện pháp

sau:.

5 Các biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề

- Cho học sinh nắm chắc phần kiến thức lí thuyết về biểu đồ hình tròn

- Khi có bài tập yêu cầu vẽ biểu đồ, giáo viên cho học sinh đọc kĩ đề bài, bảng

số liệu để xác định biểu đồ thích hợp cần thể hiện

- Khi hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ hình tròn, muốn cho các em vẽ được đẹp

và chính xác thì việc đầu tiên là giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho tiết học: máy tính cá nhân, thước kẻ, compa để giúp học sinh chủ động trong khi vẽ biểu đồ hình tròn

9

Trang 10

- Hướng dẫn học sinh tính toán nếu đề bài ra cần phải xử lí số liệu.

- Hướng dẫn học sinh tính các góc ở tâm

- Hướng dẫn học sinh chú giải và tên biểu đồ Lưu ý các em, nếu biểu đồ có 2 hình tròn thì cần phải xử lí như thế nào

- Trong giảng dạy, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp tích cực trên cơ

sở coi trọng nhận thức của học sinh, tăng cường vai trò tổ chức lĩnh hội, khám phá kiến thức Trong giờ giảng, giáo viên giành nhiều thời gian cho học sinh tự làm việc với sách giáo khoa, biểu đồ, lược đồ và với các thiết bị học tập khác để học sinh tự chủ động tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên Tất cả các khâu này, giáo viên phải thể hiện chu đáo, tỉ mỉ, hết sức cụ thể trong bài soạn, hướng dẫn học sinh ôn lại những kiến thức đã học để vận dụng vào giải thích sau khi vẽ biểu đồ

- Giáo viên cần chuẩn bị một số phương pháp dạy học cần thiết như phương pháp thực hành kết hợp với nêu - giải quyết vấn đề, phương pháp kiểm tra đánh giá trực tiếp trên lớp nhằm giúp học sinh nhận ra ưu - nhược điểm trong bài tập của mình để sửa chữa

5 Bài tập cụ thể:

Bài 10: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích đất trồng phân theo các loại cây.

1 Yêu cầu học sinh đọc đề bài:

- Đọc kĩ yêu cầu đề bài

- Đọc kĩ bảng số liệu để

=> Từ đó xác định được biểu đồ cần vẽ là biểu đồ hình tròn

2 Giáo viên nêu cho học sinh quy trình vẽ biểu đồ hình tròn.

* Đây là một bài thực hành khó bởi vì số liệu thô, nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh xử lí số liệu

Đối với bài này cần tiến hành theo các bước sau đây

- Bước 1: Lập bảng số liệu đã xử lí theo mẫu Chú ý làm tròn số sao cho các thành

phần phải đúng 100%

Ngày đăng: 12/07/2016, 10:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w