1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học HAI BUỔI TRÊN NGÀY TRONG các TRƯỜNG TIỂU học HUYỆN lạc THỦY, TỈNH hòa BÌNH

130 560 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Mặt khác, vẫn còn nhữngvấn đề bất cập cần phải có giải pháp khả thi để có thể phát triển về số lượng lẫnchất lượng dạy học 2 buổi/ngày đều khắp các trường tiểu học trên toàn huyệntheo mụ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nộidung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bốtrong bất cứ một công trình nào khác

Hà Nội, tháng 05 năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Ngọc Minh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả sự thành kính và tình cảm chân thành của người học trò, tácgiả xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáotrường Đại học sư phạm Hà Nội Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm ơn sựquan tâm chỉ dạy, sự giúp đỡ tận tình, thân thiện của Phó giáo sư - Tiến sĩNguyễn Văn Lê, người thầy đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tác giả xin được trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBNDhuyện, lãnh đạo Phòng GD&ĐT và các Phòng, Ban chức năng của huyện LạcThủy, tỉnh Hòa Bình Xin được cảm ơn lãnh đạo các xã, thị trấn; cán bộ, giáoviên các trường Tiểu học trong huyện Xin được cảm ơn gia đình, bạn bè,người thân, đã tạo điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu và giúp tác giả hoànthành luận văn này

Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, mặc dù bản thân đã có nhiều cốgắng, song không tránh khỏi những thiếu sót trong nội dung trình bày luậnvăn Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý chân thành của các nhànghiên cứu khoa học, các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, tháng 05 năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Ngọc Minh

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY 6 TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC 6

1.1 Vài nét tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Trên thế giới 6

1.1.2 Ở Việt Nam 7

1.2 Các khái niệm và thuật ngữ cơ bản 13

1.2.1 Quản lý 13

1.2.2 Quản lý giáo dục 13

1.2.3 Quản lý nhà trường 14

1.2.4 Quản lý dạy học 15

1.2.5 Quản lý dạy học 2 buổi/ngày 16

1.3 Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 16

1.3.1 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 16

1.3.2 Mục tiêu giáo dục tiểu học 18

1.3.3 Hoạt động dạy học trong trường tiểu học 19

1.3.4 Đặc điểm cơ bản về tâm lý và hoạt động học tập của học sinh Tiểu học 21

Trang 5

1.4 Quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học đối với dạy học 2 buổi/ngày 23

1.4.1 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học 23

1.4.2 Nhiệm vụ, yêu cầu của quản lý dạy học 2 buổi/ngày 24

1.4.3 Nội dung Quản lý dạy học 2 buổi/ngày của hiệu trưởng trường tiểu học 25

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học 2 buổi/ngày trong trường tiểu học 32

1.5.1 Các yếu tố chủ quan 32

1.5.2 Các yếu tố khách quan 33

Kết luận chương 1 36

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HÒA BÌNH 37

2.1 Khái quát về tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình 37

2.1.1 Địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Lạc Thủy 37

2.1.2 Sự nghiệp giáo dục và đào tạo 39

2.2 Thực trạng dạy học và quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày trong các trường tiểu học 46

2.2.1 Thực trạng hoạt động dạy học 2 buổi/ngày trong các trường tiểu học 46

2.2.2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày trong các trường tiểu học……….51

2.3 Phân tích những thành công và hạn chế trong việc dạy học 2 buổi/ngày 71

2.3.1 Những thành công 71

2.3.2 Những hạn chế 72

Tiểu kết chương 2 74

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HÒA BÌNH 75

Trang 6

3.1 Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp 75

3.1.1 Định hướng đề xuất biện pháp 75

3.2.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 79

3.2 Các biện pháp quản lý dạy học 2 buổi/ngày trong trường tiểu học Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình 81

3.2.1 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các lực lượng giáo dục về hoạt động dạy học 2 buổi/ngày 81

3.2.2 Triển khai các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày 85

3.2.3 Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học 2 buổi/ngày 90

3.2.4 Quản lý tốt các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học 2 buổi/ngày 94 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 100

3.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 101

Kết luận chương 3 102

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1: Quy mô, mạng lưới trường, lớp, học sinh trên địa bàn huyệnLạc Thủy (năm học 2014-2015) 41 Bảng 2.2: Quy mô trường, lớp, học sinh, giáo viên cấp Tiểu học 42Bảng 2.3: Mạng lưới các trường Tiểu học học 2 buổi/ngày và số lượnghọc sinh học bán trú 47Bảng 2.4: Thời khóa biểu dạy học 2 buổi/ngày năm học 2014-2015 củatrường tiểu học Thị trấn Chi Nê - huyện Lạc Thủy 48Bảng 2.5: Đánh giá về thực trạng công tác xây dựng kế hoạch dạy học 2buổi/ngày 55Bảng 2.6: Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạchdạy học 2 buổi/ngày 57Bảng 2.7: Đánh giá về thực trạng quản lý giảng dạy của giáo viên 60Bảng 2.8: Đánh giá về thực trạng quản lý học tập của HS 61Bảng 2.9: Đánh giá thực trạng công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá kếtquả dạy học 2 buổi/ngày cho bảng số liệu sau 63Bảng 2.11: Thực trạng quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ dạyhọc 2 buổi/ngày 66Bảng 2.10: Đánh giá thực trạng công tác quản lý xã hội hóa giáo dục,chăm sóc bán trú cho bảng số liệu sau 68Bảng 2.12: Ý kiến của HT, PHT, TTCM và GV về thực trạng thực hiệnquản lý dạy học 2 buổi/ngày 70Bảng số 3.1: Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp

đề xuất 101Biểu đồ 2.1 Chất lượng giáo dục tiểu học trong 3 năm học gần đây 51

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới sự nghiệp GD&ĐT Tại

Điều 35, Hiến pháp năm 1992 đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục là quốc sáchhàng đầu” Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 khóa VIII của Đảng tiếp tục khẳngđịnh “Muốn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa thuận lợi phải phát triểnmạnh Giáo dục - Đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sựphát triển nhanh, bền vững” Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIcũng tiếp tục khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Namtheo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốctế” và “GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồidưỡng nhân tài góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền vănhóa và con người Việt Nam” Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 -

2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mớiGD&ĐT, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốclần thứ XI và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của

đất nước, trong đó nêu rõ: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức”.

1.2 Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc

dân, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

và nhân cách, là cơ sở để nâng cao dân trí, tạo sự bình đẳng giữa các tầng lớpdân cư Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đầu tư cho phát triển giáo

Trang 9

dục tiểu học Điều này được thể hiện rõ trong các chính sách về giáo dục đàotạo luôn có những dự án liên quan đến phát triển giáo dục tiểu học Ngày 04tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số71/2001/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT giai đoạn 2001

- 2005 trong đó có Dự án 1: Củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dụctiểu học và xóa mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Dự án 1thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT đến năm 2010 cũng đề cậpđến “Hỗ trợ thực hiện giáo dục phổ cập trung học cơ sở, duy trì kết quả phổcập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học”; Chương trìnhmục tiêu quốc gia GD&ĐT đến năm 2015 có Dự án Hỗ trợ phổ cập giáo dụcmầm non 5 tuổi, xóa mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cậpgiáo dục tiểu học, thực hiện giáo dục phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi và

hỗ trợ giáo dục phổ cập trung học phổ thông

1.3 Thực hiện đường lối đổi mới và các chủ trương, chính sách sát hợp

với trình độ và qui luật vận động phát triển của kinh tế xã hội, tỉnh Hòa Bình

đã tập trung đầu tư phát triển cho giáo dục Một trong những chủ trương củagiáo dục là phát triển trường Tiểu học dạy 2 buổi/ngày Đây là yêu cầu cầnthiết của giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng tại tỉnh Hòa Bình

để đảm bảo chất lượng giáo dục Bởi vì, phát triển trường học 2 buổi/ngày làyêu cầu cấp thiết của giáo dục Tiểu học, đảm bảo để dạy đủ các môn học, cóthêm thời gian quan tâm đến đối tượng học sinh yếu, phát hiện và bồi dưỡnghọc sinh giỏi, học sinh năng khiếu, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo theomục tiêu của bậc học, theo yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, phấn đấu nâng caochất lượng, đa dạng hoá các loại hình trường lớp

Ở huyện Lạc Thủy, ngay từ những năm 2000 cũng đã xây dựng mô hìnhtrường Tiểu học dạy 2 buổi/ngày ở một số xã, thị trấn Số lượng trường Tiểuhọc thực hiện mô hình này mỗi năm một tăng, nhưng nhìn chung chất lượng

Trang 10

chưa đạt so với yêu cầu chung của giáo dục đào tạo Mặt khác, vẫn còn nhữngvấn đề bất cập cần phải có giải pháp khả thi để có thể phát triển về số lượng lẫnchất lượng dạy học 2 buổi/ngày đều khắp các trường tiểu học trên toàn huyệntheo mục tiêu của Dự án phát triển giáo dục tiểu học trong Chương trình quốcgia giáo dục đào tạo được triển khai trên địa bàn tỉnh và huyện.

Những phân tích trên là lý do để tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày trong các trường tiểu học huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình” làm luận văn tốt nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dạy vàhọc dạy học 2 buổi/ngày, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dụccho học sinh tiểu học huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1.Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy và học 2 buổi/ngày

trong các trường tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động dạy và học 2

buổi/ngày trong các trường tiểu học huyện Lạc Thủy

4 Giả thuyết khoa học

Thời gian qua công tác quản lý dạy học 2 buổi/ngày trong các trườngtiểu học ở địa bàn huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình đã đạt được những thànhtựu trong hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, huy động được sự thamgia của các lực lượng giáo dục Tuy nhiên trên thực tế đứng trước nhiệm vụcủa chương trình mục tiêu Quốc gia GD&ĐT giai đoạn 2012-2015 và mụctiêu đổi mới giáo dục toàn diện, thì công tác này vẫn còn tồn tại trong việctriển khai các hoạt động giáo dục, dạy học cho học sinh, kiểm tra, đánh giáhiệu quả công tác dạy học Nếu Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bànhuyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình xây dựng và thực hiện được một hệ thống

Trang 11

những biện pháp quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày phù hợp với lý luận

và thực tiễn nhà trường thì sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quảdạy học, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường tiểu họctrên địa bàn huyện

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học 2

buổi/ngày trong trường tiểu học

5.2 Nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học 2 buổi/ngày trong trường

tiểu học huyện Lạc Thủy

5.3 Đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học 2

buổi/ngày trong trường tiểu học huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

6.1 Về nội dung

Nội dung, chương trình, các điều kiện có liên quan để tổ chức dạy học

2 buổi/ngày, nghiên cứu biện pháp quản lý dạy học 2 buổi/ngày trong trườngtiểu học

6.2 Khách thể điều tra, khảo sát

Do điều kiện nghiên cứu có hạn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát thựctrạng dạy học 2 buổi/ngày ở một số trường tiểu học đại diện cho các vùngtrong huyện Lạc Thủy: Trường tiểu học Thị trấn Chi Nê, trường tiểu học xãPhú Lão, trường tiểu học xã Thanh Nông, trường tiểu học xã Hưng Thi,trường tiểu học xã Yên Bồng

Các đối tượng tham gia chỉ đạo và tổ chức hoạt động dạy học 2buổi/ngày: CBQL, GV, HS

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

7.1.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu và các văn bản

Trang 12

7.1.2 Phương pháp nghiên cứu lịch sử vấn đề, phát hiện và khai thác những khía cạnh mà đã được đề cập đến trước làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát, điều tra về thực trạng hoạt động dạy học

2 buổi/ngày trong trường tiểu học và biện pháp quản lý

7.2.2 Phương pháp khảo nghiệm: kiểm nghiệm tính khả thi, tính khoa

học của các biện pháp đã đề xuất

7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày

7.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

7.3 Phương pháp bổ trợ

Được sử dụng trong quá trình phân tích, xử lý các thông tin do cácphương pháp khác mang lại

Sử dụng bảng tính excel, phần mềm phân tích và xử lý số liệu

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày

trong trường tiểu học

Chương 2: Thực trạng hoạt động dạy học 2 buổi/ngày trong các trường

tiểu học huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình

Chương 3: Các biện pháp quản lý dạy học 2 buổi/ngày trong trường

tiểu học huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY

TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1 Vài nét tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Trên thế giới

Các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giớiđều nhất trí cho rằng: Giáo dục chính là động lực để phát triển kinh tế - xãhội, nguồn lực con người chính là tài sản quyết định cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong những công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu giáo dục Ngakhẳng định rằng: Kết quả toàn bộ hoạt động quản lý của quản lý nhà trườngphụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn hoạt động giảng dạy của độingũ giáo viên

Tác giả P.V Zinmin, M I Kônđakốp, N I Saxerđôtôp đi sâu nghiêncứu lãnh đạo công tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các ông cho đây

là khâu then chốt trong hoạt động quản lý của lãnh đạo nhà trường

Hình thức hoạt động dạy học 2 buổi/ngày đã có cách đây khá lâu ởnhiều nước trên thế giới như Châu Âu, Châu Mỹ và ngay cả các nước trongkhu vực Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, TrungQuốc… cũng áp dụng đại trà và có hiệu quả

Phân tích kinh nghiệm giáo dục tiểu học ở nước ngoài cho thấy:

- Về thời lựợng và kế hoạch giáo dục: Ở nhiều nước trên thế giới HStiểu học được học cả ngày ở trường Đa số các nước thực hiện hoặc hướng tớithực hiện tuần 5 ngày học So với các nước, thời lượng học của HS tiểu họcViệt Nam thuộc loại thấp Ở Anh, các trường thường theo 3 mô hình sau:

Trang 14

Mô hình 1: buổi sáng Toán, Tiếng Anh; Buổi chiều: các môn khác;

Mô hình 2: Toán, Tiếng Anh, môn học khác để đa dạng hóa việc sửdụng buổi sáng; Chiều: các môn khác;

Mô hình 3: Linh hoạt dạy Toán, Tiếng Anh vào các thời điểm khácnhau trong ngày, những lúc HS sôi nổi, khỏe, tâm thế tốt

- Hoạt động giáo dục ở nhà trường tiểu học: bên cạnh chương trình chung

có những nội dung dạy học tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của HS

- Công tác quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục: Sự tự chủ tự chịutrách nhiệm của nhà trường tăng lên, trách nhiệm quản lý nhà trường thuộcHội đồng nhà trường

- Công tác bán trú: Tổ chức cho HS ăn, nghỉ trưa tại trường, nhiều nướccung cấp bữa ăn trưa miễn phí cho HS

- Đội ngũ CBQL, GV: GV dạy hầu hết các môn Ngoài ra có các GVchuyên biệt dạy thể dục, nghệ thuật, ngoại ngữ

- Sự phối hợp gia đình, cộng đồng, nhà trường: Chú trọng đến sự phốihợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng, coi đây là một tiêu chí quantrọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của trường tiểu học

1.1.2 Ở Việt Nam

Trong tiến trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và tạo ranhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Nghị quyết Trung Ương II khóa VIII của Đại hội

đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam xác định “Cùng với khoa học và công nghệ GD&ĐT là quốc sách hàng đầu” [1, tr.10] Thực sự coi giáo dục - đào

tạo, là quốc sách hàng đầu Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng vớikhoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tǎng trưởng kinh tế và phát triển

xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển Bước vào thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, GD&ĐT trở thành một trong những

Trang 15

nhân tố có ý nghĩa quyết định tới tốc độ và quy mô phát triển Như vậy, Đảng

và Nhà nước đã coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, toàn xã hội có ý thức

chăm lo cho giáo dục, vì giáo dục đã tạo nên nguồn lực con người phục vụcho sự phát triển kinh tế - xã hội

Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minhlàm kim chỉ nam cho các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận quản lý giáo dục,quản lý trường học, quản lý hoạt động dạy học Bằng sự tổng hòa các tri thứccủa Quản lý giáo dục, Giáo dục học, Tâm lý học, Xã hội học, Kinh tế học… ỞViệt Nam nhiều nhà sư phạm đã đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện về vaitrò, vị trí, nhiệm vụ, tổ chức quá trình dạy học, thấy được việc nâng cao chấtlượng dạy học trên lớp sẽ quyết định chất lượng giáo dục Những ưu điểm,nhược điểm của quá trình dạy học trên lớp và nhận thức đúng về bản chất quátrình dạy học, mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, vai trò củangười dạy và người học, sự đổi mới hiện nay về giáo dục, đổi mới nội dung vànhững biện pháp tổ chức dạy học trên lớp, trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụcho dạy học Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trên lớp Các nhà khoa học

đã thể hiện trong các công trình nghiên cứu của mình một cách khoa học về cáckhái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học, quản lý hoạt động dạyhọc cùng các chức năng, nguyên tắc, phương pháp quản lý… Đó là các côngtrình khoa học, các tác phẩm, bài viết của các tác giả Hà Thế Ngữ (1929 -1990), Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Lân, Nguyễn Cảnh Toản, Nguyễn Quang Uẩn,Đặng Quốc Bảo, Hồ Ngọc Đại, Bùi Minh Hiền, Trần Kiểm, Trần Quốc Thành,Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí Các kết quảnghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục đã đem lại những tri thức về phươngpháp luận nghiên cứu có giá trị cao trong quản lý giáo dục và quản lý hoạtđộng dạy học

Để giải quyết từng bước cho chất lượng thực chất của giáo dục nước ta,ngành GD&ĐT đã triển khai cuộc vận động lớn với nội dung “Nói không với

Trang 16

tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục” nhằm lập lại kỷ cương trong dạyhọc, phát huy niềm tự hào và tự trọng nghề nghiệp của mỗi thầy giáo, cô giáo;khẳng định trách nhiệm và sứ mạng vẻ vang của ngành giáo dục, của mỗi nhàtrường, của các thầy cô giáo trong việc tạo ra nguồn nhân lực cho đất nước.

Đối với cấp tiểu học, cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dânthì việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện vô cùng quan trọng Muốn nângcao chất lượng toàn diện thì trong các nhà trường tiểu học phải tăng quỹ thờigian học tập trong trường cho học sinh, tạo điều kiện đổi mới nội dung vàphương pháp dạy học

Việc chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày đã được Bộ GD&ĐT cụ thể hóatrong từng giai đoạn, tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước Dạy học 2buổi/ngày trong trường tiểu học cũng là một trong các tiêu chí đánh giá củatrường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, đánh giá trong công tác kiểm định chấtlượng trường tiểu học Về vấn đề này đã có một số công trình nghiên cứukhoa học, những hội thảo, tham luận, đề cập đến về dạy học 2 buổi/ngày đốivới tiểu học, trung học cơ sở như:

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc Quản lý Trường tiểu học 2buổi/ngày ở Nga Sơn - Thanh Hóa của tác giả Trần Công Định

2 Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả dạyhọc 2 buổi/ngày ở Trường tiểu học Hoàn Kiếm của tác giả Dương Kim Tuyến

3 Một số giải pháp xây dựng chương trình tiểu học Dạy học 2 buổi/ngàytrong Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Vũ Thị Mỹ Hạnh

4 Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trong các trường tiểu học thuộc quậnTân Bình thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Lê Huy Hoàng - Viện Chiếnlược và chương trình giáo dục thành phố Hồ Chí Minh năm 2006

5 Quản lý dạy học 2 buổi/ngày trong các trường trung học cơ sở thuộcquận Ba Đình thành phố Hà Nội của tác giả Lưu Văn Định - Viện khoa họcgiáo dục Việt Nam năm 2008

Trang 17

Các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết, tham luận trên đã kháiquát được những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục về dạy học 2buổi/ngày và dạy học 2 buổi/ngày trong tiểu học, hệ thống hóa được các kháiniệm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu, điều tra hoạt động dạy học vàbiện pháp quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày trong các trường tiểu học,trung học cơ sở trên địa bàn nghiên cứu Các đề tài nghiên cứu, các bài viết,tham luận cũng đã khẳng định được những thành công và hạn chế của việcquản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày trong địa bàn nghiên cứu Trên cơ sở

đó, các tác giả cũng đề ra được các biện pháp quản lý dạy học 2 buổi/ngày cụthể, phù hợp với đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng hoạt độngdạy học và giáo dục ở địa phương Những biện pháp này rất cần thiết trongcông tác quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học 2buổi/ngày trong trường tiểu học như: Cải tiến nội dung chương trình; xâydựng đội ngũ giáo viên, nâng cao trình độ quản lý của Hiệu trưởng; hoànthiện cơ sở vật chất; xây dựng các chế độ, chính sách, các định mức đối vớitrường, lớp, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh… Mỗi công trình đề cập đếnnhững khía cạnh khác nhau nhưng điểm chung nhất là khẳng định vai trò củaquản lý trong công tác dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học Chính vìvậy các công trình nghiên cứu thực sự có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn

về hoạt động quản lý giáo dục của từng địa phương, đồng thời là những viêngạch hồng xây dựng nền tảng cho hệ thống các biện pháp quản lý dạy học 2buổi/ngày của nước ta

Dạy học 2 buổi/ngày là xu thế chung, tất yếu của thời đại, đáp ứng nhucầu học tập ngày càng cao của xã hội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dụcnói chung và giáo dục tiểu học nói riêng

Đặc biệt, tháng 9/2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định phê duyệtchương trình mục tiêu Quốc gia GD&ĐT giai đoạn 2012-2015 Trong đó dự

Trang 18

án 1 với mục tiêu nhằm hỗ trợ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; xóa mù chữ

và chống tái mù chữ; duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổcập giáo dục trung học đúng độ tuổi và hỗ trợ giáo dục trung học Để duy trì

và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi thì một yếu tốquan trọng đó là việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trong các trường tiểu học

Các trường tiểu học chuyển từ dạy học 1 buổi/ngày sang dạy học 2buổi/ngày là chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ngàynay, khi mà đất nước bước vào giai đoạn phát triển và hội nhập Việt Nam đãgia nhập WTO, đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc

tế, chúng ta đang sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ kínhyêu hằng mong đợi Điều đó trông chờ vào lớp chủ nhân tương lai của đấtnước và đó cũng là trọng trách đối với ngành GD&ĐT để sản phẩm của giáodục là sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm của giáo dục toàn diện

Giáo dục trong thời kì phát triển và hội nhập phải là một nền giáo dụctiên tiến Giáo dục được xây dựng trên nền tảng vững chắc từ chất lượng giáodục toàn diện ở cấp tiểu học Để đạt được yêu cầu này, cấp tiểu học phải đượchọc đầy đủ các môn học, đồng thời tăng quỹ thời gian học tập ở trường, điều

đó cũng có nghĩa là các học sinh phải được học 2 buổi/ngày, được tham giacác hoạt động giáo dục và ngoại khóa, được rèn các kĩ năng sống, được tạođiều kiện để học tập và giáo dục có chất lượng

Chính vì vậy, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trong trường sẽ là điềukiện đảm bảo dạy học đủ thời gian, chất lượng học tập các môn bắt buộc sẽtốt hơn

Học sinh có điều kiện đảm bảo cân đối việc học tập, rèn luyện và tăngcường các hoạt động giáo dục sức khỏe, thẩm mỹ, thể chất Đồng thời họcthêm các môn năng khiếu: Thể dục, Mỹ thuật, Âm nhạc, tăng cường phát triểnnăng lực qua các môn tự chọn Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 19

toàn diện, phát triển sự nghiệp GD&ĐT, văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ IX đã khẳng định: “Củng cố thành tựu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phấn đấu để ngày càng có nhiều trường tiểu học đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày trong trường, được học ngoại ngữ, tin học Đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở…”.

Việc học 2 buổi/ngày nhằm tập trung vào thực hiện các mục tiêu toàn diện:+ Đảm bảo dạy học đủ thời gian và có chất lượng các môn học theochương trình, kế hoạch của Bộ GD&ĐT

+ Học sinh học bài, làm bài (ôn luyện kiến thức) ở lớp, giảm thời gianhọc bài, làm bài ở nhà

+ Giúp học sinh phát triển toàn diện thông qua các hoạt động giáo dụcsức khỏe, thẩm mỹ, giao tiếp, lối sống, môi trường và các môn học năngkhiếu, các môn tự chọn cho học sinh

+ Trang bị cho học sinh ý thức tự lập, tự giác, tự rèn luyện, biết cáchchung sống, hình thành thái độ, giá trị đích thực, nhân cách của người học sinh

Như vậy, việc dạy học 2 buổi/ngày cần được tiếp tục nghiên cứu trongthực tiễn quản lý giáo dục hiện nay Đặc biệt, trên địa bàn huyện Lạc Thủy,tỉnh Hòa Bình thì vấn đề quản lý dạy học 2 buổi/ngày trong các trường tiểu

học cần được quan tâm nghiên cứu Do vậy tôi chọn vấn đề “Quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày trong các trường tiểu học huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình” để làm đề tài của luận văn Việc thực hiện nghiên cứu tại huyện

Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình được xem như một địa bàn nghiên cứu cụ thể, kếtquả nghiên cứu không chỉ đáp ứng đòi hỏi của huyện Lạc Thủy, tỉnh HòaBình mà còn là tài liệu hữu ích cho các địa phương khác tham khảo trongcông tác quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học

Trang 20

1.2 Các khái niệm và thuật ngữ cơ bản

1.2.1 Quản lý

Theo từ điển Tiếng Việt do trung tâm ngôn ngữ Hà Nội xuất bản năm

1992, quản lý có nghĩa là “Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định”

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Hoạt độngquản lý là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngườiquản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằmlàm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [18, tr.9]

Hiện nay, hoạt động quản lý được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quátrình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chứcnăng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra [33, tr.9]

Khái quát ý kiến của nhiều tác giả khác nhau có thể xác định: Quản lý

là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống dựatrên những cơ sở khoa học và xu hướng phát triển khách quan của xã hội, củachủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, nhằm chuyển đối tượng quản lý từtrạng thái này sang trạng thái khác theo mong muốn của nhà quản lý

Như vậy, quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thểquản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra

1.2.2 Quản lý giáo dục

Trong thuật ngữ, quản lý giáo dục được hiểu như việc thực hiện đầy đủcác chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trên toàn bộ các hoạtđộng giáo dục và tất nhiên cả những cấu phần tài chính và vật chất của cáchoạt động đó nữa Do đó, quản lý giáo dục là quá trình thực hiện có địnhhướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểmtra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra Hoặc quản lý giáo dục là quátrình đạt tới mục tiêu trên cơ sở thực hiện có ý thức và hợp quy luật các chứcnăng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra

Trang 21

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định” [31, tr.61].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm là hội tụ quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [42, tr.31]

Từ các khái niệm về quản lý giáo dục mà các tác giả đưa ra, có thể hiểurằng: Quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các

cơ quan quản lý giáo dục các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học - giáodục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáodục nhà nước đề ra

1.2.3 Quản lý nhà trường

Trường học là tổ chức cơ sở quan trọng nhất của các cấp quản lý giáo

dục: “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo các loại hình công lập, dân lập, tư thục” [10, tr.33].

“Trường học vừa là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản

lý giáo dục, vừa là hệ thống độc lập, tự quản của xã hội Do đó quản lý nhà trường phải nhất thiết vừa có tính chất Nhà nước, vừa có tính chất xã hội”.

“Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao GD&ĐT trong

Trang 22

nhà trường” [36, tr.205] Quản lý nhà trường nói chung, quản lý trường tiểu

học nói tiếng là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thểgiáo viên, học sinh và các cán bộ khác, thực hiện có chất lượng mục tiêu và

kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến đến trạng thái mới

Từ các khái niệm về quản lý nhà trường, ta có thể hiểu quản lý trườngtiểu học là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, chỉ đạo và kiểm tracông việc của giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội tham gia vào cáchoạt động của nhà trường, việc sự dụng các nguồn lực phù hợp (đội ngũ, cơ

sở vật chất, tài chính, thông tin…) hướng vào việc hoàn thành có chất lượng

và hiệu quả các mục tiêu giáo dục đã đề ra Bản chất của hoạt động quản lýnày là ở chỗ tác động của con người (chủ thể quản lý) tác động một cách cómục đích đến các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị nhằm đạt được cácmục đích đã định

Quản lý nhà trường tiểu học cũng chính là quản lý giáo dục nhưng

trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nền tảng đó là nhàtrường tiểu học Vì thế quản lý nhà trường tiểu học là vận dụng tất cả cácnguyên lý chung của quản lý giáo dục, để đẩy mạnh hoạt động của nhà trường

theo mục tiêu đào tạo của bậc học, đó là: “nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ” [10, tr.21].

1.2.4 Quản lý dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là quá trình tác động của chủ thể quản lývào hoạt động dạy học được tiến hành bởi giáo viên, học sinh và sự hỗ trợ củacác lực lượng giáo dục khác nhằm hoàn thành nhiệm vụ dạy học và đạt tớimục tiêu dạy học

Trang 23

Chủ thể quản lý hoạt động dạy học: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổtrưởng, tổ phó chuyên môn; Đối tượng quản lý: Hoạt động dạy của giáo viên

và hoạt động học của học sinh; Như vậy, quản lý dạy học nhằm thực hiệnmục tiêu, nhiệm vụ dạy học đảm bảo cho học sinh nắm vững hệ thống tri thứckhoa học; Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo; hình thành và phát triển toàn diện nhâncách của học sinh

1.2.5 Quản lý dạy học 2 buổi/ngày

Như khái niệm quản lý dạy học thì quản lý dạy học 2 buổi/ngày thựcchất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiếnhành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng

xã hội) thông qua nội dung, chương trình mang tính đặc thù của dạy học 2buổi/ngày nhằm đảm bảo hình thành và phát triển toàn diện nhân cách họcsinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường

1.3 Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

* Vị trí của trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân Tại Điều

2 - Điều lệ trường tiểu học đã quy định “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân Trường tiểu học có tư cách pháp nhân và con dấu riêng”.

* Vai trò của trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo

dục tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc họcđào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên ởbậc học cao hơn, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu, những đường nét

cơ bản của nhân cách

Trang 24

“Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.” [10, tr.21]

* Nhiệm vụ của trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Để thể hiện được vị trí và vai trò quan trọng của trường tiểu học trong

hệ thống giáo dục quốc dân, tại Điều 3 - Điều lệ trường tiểu học đã xác địnhcác nhiệm vụ cơ bản của trường tiểu học, bao gồm:

1 Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theomục tiêu, chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành

2 Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật, khuyếttật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục vàchống mù chữ trong cộng đồng Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩmquyền quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiệnchương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền Tổchức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinhtrong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách

3 Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ GD&ĐT

và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương

4 Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục

5 Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

6 Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chínhtheo quy định của pháp luật

7 Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thựchiện hoạt động giáo dục

8 Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh thamgia các hoạt động xã hội trong cộng đồng

Trang 25

9 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định củapháp luật.

Từ nhiệm vụ quan trọng này mỗi nhà trường tiểu học cần tổ chức vàquản lý như thế nào để giáo viên dạy thật tốt và học sinh học thật tốt, trong đóyếu tố dạy tốt là khâu quan trọng của quá trình giáo dục học sinh cấp tiểu học

Cấp tiểu học có bản sắc riêng và có tính độc lập tương đối của nó:Mang tính sư phạm cao, không phụ thuộc nghiêm ngặt vào sự giáo dục trước

đó và các cấp học kế sau

Theo Nguyễn Kế Hào: “Bậc tiểu học có các tính chất: nhân văn, dân tộc

và hiện đại Bậc tiểu học có các đặc điểm là bậc học nền tảng; bậc học dành cho mọi trẻ em; bậc học mang đến cho trẻ em hạnh phúc đi học” [30, tr.20]

1.3.2 Mục tiêu giáo dục tiểu học

Mục tiêu giáo dục hiện nay: Giáo dục con người Việt Nam phát triểntoàn diện, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực củacông dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; đào tạonguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng thế hệ những con ngườiViệt nam mới, hiện đại, có bản lĩnh tự chủ, trung thực, năng động, sáng tạo,

có hoài bão, có ý chí vươn lên, biết hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, biết lậpthân, lập nghiệp, biết làm giàu cho bản thân, làm giàu cho đất nước trong cơchế thị trường, thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập của dân tộc, có đạo đức,phong cách phù hợp với yêu cầu phát triển của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với truyền thốngdân tộc Việt Nam và chủ động hội nhập được với khu vực và quốc tế

Mục tiêu của giáo dục tiểu học: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinhhình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạođức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục họctrung học cơ sở

Trang 26

Giáo dục tiểu học trong xu thế đổi mới hiện nay ngoài việc hìnhthành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạođức, trí tuệ, thẩm mỹ thì cần trang bị cho học sinh bước đầu có tư duy phêphán, óc sáng tạo, có kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động xã hội

và có năng lực tự học

1.3.3 Hoạt động dạy học trong trường tiểu học

1.3.3.1 Hoạt động dạy học

Thực tiễn đã chứng tỏ dạy học là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất

để giúp học sinh lĩnh hội được tri thức của loài người một cách có hệ thống về

cơ bản, rèn luyện học sinh có những thói quen cần thiết (phù hợp với lứa tuổi)trong học tập, lao động, giao tiếp, lối sống… Chính hoạt động học tập sẽ kíchthích mạnh mẽ sự phát triển các chức năng của não và làm xuất hiện các điềukiện để phát triển tư duy nhất là tư duy trìu tượng ở các em Đặc biệt trongquá trình học tập các em còn lĩnh hội được chính những cơ sở của phươngpháp học tập cũng như các thao tác cơ bản của tư duy Những thay đổi vềnhiều mặt này có tác dụng to lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cáchcủa các em

Hoạt động dạy học thể hiện trong việc thực hiện nội dung, chươngtrình, kế hoạch giáo dục đối với yêu cầu đầy đủ các môn học bắt buộc và cácmôn tự chọn, các môn học năng khiếu theo chương trình, kế hoạch của BộGD&ĐT

Hoạt động dạy học được thể hiện ở trên lớp và thực hiện ở ngoài giờlên lớp Khi thực hiện ngoài giờ lên lớp nhà giáo dục dùng cách thức vui chơi,giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan các di tích lịch sử củađịa phương để tăng cường kiến thức, thái độ, kỹ năng cho học sinh

Hoạt động dạy học bao gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt độnghọc của học sinh Trong đó, việc tổ chức, điều khiển của người giáo viên: đề

Trang 27

ra mục đích, yêu cầu, nhận thức, thái độ học tập đối với người học; tổ chứccác hoạt động học thông qua các hình thức tổ chức dạy học để người học lĩnhhội tri thức, có các kỹ năng cần thiết đồng thời đảm bảo mối liên hệ ngượcthông qua kiểm tra, đánh giá.

Thực chất của hoạt động dạy là thầy tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, điềuchỉnh hoạt động học của học sinh Nói cách khác là thầy giúp trò tự hiểu đượcbản thân mình, tự hoàn thiện và phát triển trong quá trình học tập Hoạt độngdạy đạt kết quả cao khi có sự phối hợp thống nhất biện chứng giữa người dạy

và người học

Hoạt động học là quá trình người học càng ngày càng hoàn thiện cácnăng lực và các phẩm chất hoạt động trí tuệ cũng như hoàn thiện thế giớikhoa học và các phẩm chất đạo đức, giúp người học ngày càng có tiền đề, cơ

sở mới để tiến hành học tập ở trình độ cao hơn

1.3.3.2 Dạy học 2 buổi/ngày trong trường tiểu học

Giáo dục học sinh trở thành những con người năng động, sáng tạo trongtình hình xã hội và khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng hiện nay đangtrở thành vấn đề giáo dục của các nhà trường

Dạy học 2 buổi/ngày là giải pháp tích cực để thực hiện mục tiêu giáodục toàn diện ở cấp tiểu học

Dạy học 2 buổi/ngày nhà trường có thêm thời lượng cho việc tổ chứccác hoạt động giáo dục tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp học sinhcủng cố kiến thức và phát triển năng khiếu

Dạy học 2 buổi/ngày có thêm thời lượng nên giảm bớt cường độ họctập, khắc phục tình trạng quá tải đối với học sinh tiểu học

Để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày yêu cầu cần phải có đủ số lượng giáoviên theo quy định (1,5 giáo viên/ lớp) Mặt khác cần phải có đủ các loại hìnhnhư giáo viên dạy nhiều môn, giáo viên dạy các môn đặc thù, giáo viên dạy

Trang 28

tin học, ngoại ngữ và các môn năng khiếu khác trong nhà trường Bên cạnh

đó, vấn đề lớp học, phòng học đạt chuẩn cũng là một yếu tố không thể thiếuđược khi tổ chức dạy học 2 buổi/ngày

Dạy học 2 buổi/ngày cũng là một trong các tiêu chí của trường tiểuhọc đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, mức độ 2; là một trong các tiêu chí củaPhổ cập giáo dục tiểu học

1.3.4 Đặc điểm cơ bản về tâm lý và hoạt động học tập của học sinh Tiểu học

Sự phát triển của trẻ là tiến trình tăng trưởng thể chất, tâm trí và cảmxúc từ lúc mới sinh đến 18 tuổi đối với trẻ em Tuy cùng chịu sự chi phối củanhững quy luật và yếu tố như các giai đoạn phát triển khác, nhưng mỗi mộtgiai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển tâm lý, sinh lý của cá thể nóichung và trẻ em nói riêng là một khoảng thời gian nhất định với những đặctrưng riêng của một trình độ phát triển Học sinh tiểu học thường là những trẻtrong độ tuổi từ 6 đến 11, 12 tuổi

Hoạt động học là hoạt động của học sinh nhằm lĩnh hội những nội dungkinh nghiệm xã hội - lịch sử, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết Đó là hoạtđộng định hướng một cách có mục đích vào việc hình thành nhân cách củabản thân Nhưng sự lĩnh hội nội dung kinh nghiệm xã hội, quá trình hướnghoạt động vào bản thân ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì cũng có sự khác nhau

* Hoạt động của học sinh tiểu học: Nếu như ở bậc mầm non hoạt động

chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã

có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập

* Hoạt động học tập của học sinh tiểu học có những đặc điểm sau:

- Làm quen và hình thành kinh nghiệm học ở nhà trường

Lần đầu tiên hoạt động của học sinh tiểu học được tổ chức chuyên biệttheo phương pháp nhà trường Đó là hoạt động có đối tượng, có phương pháp

Trang 29

và được tổ chức chặt chẽ tạo nên sự phát triển tâm lý mạnh mẽ ở trẻ em Làhoạt động lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là chính nó, hoạt động học tập có

ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của học sinhtiểu học

- Học nhưng vẫn thích vui chơi hồn nhiên

Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnhhội Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ

em học cách học, học kỹ năng sống trong môi trường học và môi trường xã hội

Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia đình, mốiquan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và cùng trường giúp học sinh tiểu học lĩnhhội các chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi Hoạt động học là hoạt độngchủ đạo của học sinh tiểu học, nó có thể được nảy sinh trong lòng của hoạtđộng vui chơi

* Sự phát triển nhận thức cùng với chính quá trình hoạt động học tập

- Đó là sự phát triển của tri giác, sự tập trung chú ý, sự phát triển của trínhớ, của tưởng tượng và của tư duy

- Hầu hết học sinh tiểu học đều thành thạo về ngôn ngữ nói

- Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểuhọc luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu

Chính vì vậy, 6 tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ Môitrường thay đổi đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 - 35phút Chuyển từ tính hiếu kỳ, tò mò sang sự ham hiểu biết, hứng thú khámphá Bước đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷluật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập Phát triển độ tinh nhạy và sức bềnvững của các thao tác tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết Tất cả đều là thửthách của trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những điều này thì phải cần có sựquan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết vềtri thức khoa học

Trang 30

1.4 Quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học đối với dạy học 2 buổi/ngày

1.4.1 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học

Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lýcác hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường Hiệu trưởng trường tiểuhọc có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiệntrước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó

- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng,thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theoquy định

- Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tàichính, tài sản của nhà trường

- Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường;tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật,phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổchức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinhtrong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụcấp và các chính sách ưu đãi theo quy định

Trang 31

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục.

- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lựclượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhàtrường đối với cộng đồng

1.4.2 Nhiệm vụ, yêu cầu của quản lý dạy học 2 buổi/ngày

* Nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày

- Gắn hoạt động dạy học với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

- Tạo động lực, môi trường, điều kiện thuận lợi, kích thích tinh thần laođộng sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên

- Kết hợp phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viênvới sự quản lý, thống nhất của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường

- Đảm bảo chất lượng dạy học một cách bền vững

- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp phát huy tối đa nội lực đi đôivới sự tranh thủ tiềm lực các lực lượng giáo dục

* Yêu cầu quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày

- Xác định mô hình quản lý rõ ràng: Quản lý tập trung chủ yếu vào hoạtđộng dạy của giáo viên, trực tiếp với giáo viên, gián tiếp với học sinh; thôngqua quản lý hoạt động dạy để quản lý hoạt động học Chính vì vậy, dạy tốt,học tốt là kết quả cốt lõi của quá trình quản lý dạy học

- Bám sát mục tiêu dạy học của cấp học và từng khối lớp;

- Đảm bảo quản lý song song cả hai mặt dạy và học;

- Tạo khuôn khổ kỷ cương, nề nếp nhưng vẫn bảo đảm phát huy tínhchủ động sáng tạo của giáo viên, học sinh

- Tiếp cận lý luận giáo dục và lý luận quản lý giáo dục hiện đại

- Vận dụng các phương tiện quản lý hiện đại, chuẩn mực…

Trang 32

Chúng ta đã biết, quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của nhà quản

lý nhằm đạt tới mục tiêu quản lý Nhà quản lý cùng với đông đảo đội ngũ giáoviên, học sinh, các lực lượng xã hội bằng hành động của mình biến mục tiêu

đó thành hiện thực

Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất với nhau là hoạt động trungtâm của nhà trường Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp khác nhau của nhàtrường đều hướng vào tiêu điểm này Vì vậy, quản lý nhà trường thực chất làquản lý quá trình sư phạm của thầy, hoạt động học tập - tự giáo dục của trò,diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học

Như vậy, quản lý hoạt động dạy học thực chất là những tác động củachủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên vàhọc sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hìnhthành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo củanhà trường

1.4.3 Nội dung Quản lý dạy học 2 buổi/ngày của hiệu trưởng trường tiểu học

1.4.3.1 Quản lý kế hoạch, chương trình dạy học 2 buổi/ngày

Dạy học 2 buổi/ngày là xu thế đổi mới của giáo dục tiểu học Đây làgiải pháp tích cực để đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở cấptiểu học

Mỗi năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển số lớp học, nhu cầu học 2buổi/ngày của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất và số giáo viên của nhàtrường mà tiến hành lập kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày

Các căn cứ để xây dựng kế hoạch:

- Về số lượng học sinh tiểu học: số lượng học sinh toàn trường; số họcsinh và số lớp học của từng khối;

Trang 33

- Về cơ sở vật chất: 01 phòng học/1 lớp dạy 2 buổi/ngày; các phòngchức năng, các công trình phụ trợ; có nhà ăn, bếp ăn và phòng ngủ cho họcsinh bán trú.

- Về số lượng giáo viên: Đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp dạy học 2buổi/ngày (không kể giáo viên tin học và ngoại ngữ)

- Về nhu cầu của cha mẹ học sinh và học sinh

- Nội dung, chương trình của Bộ GD&ĐT quy định về dạy học 2buổi/ngày

Một năm học có 35 tuần Học kì 1 có 18 tuần, học kì 2 có 17 tuần Mỗituần có năm ngày học, từ thứ hai đến hết thứ sáu Mỗi ngày học có 7 tiết, sáng

4 tiết, chiều 3 tiết

Buổi học thứ nhất: 4 tiết Dạy hầu hết số tiết của phân phối chươngtrình theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGD&ĐT và Chuẩn kiến thức, kỹnăng các môn học

Buổi học thứ hai: 3 tiết Hoàn thành nốt phần kế hoạch dạy học củachương trình chính khoá ở buổi thứ nhất Tổ chức các hoạt động nhằm củng

cố kiến thức, giúp đỡ học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán,Tiếng Việt đảm bảo cho học sinh đạt được các yêu cầu của chuẩn kiến thức,

kĩ năng

Tổ chức dạy tin học, ngoại ngữ cho học sinh; Tổ chức các câu lạc bộnăng khiếu nhằm phát triển năng khiếu phù hợp với nhu cầu và khả năng củahọc sinh có năng khiếu các bộ môn Mĩ thuật, Âm nhạc; Thể dục và tổ chứccác hoạt động ngoài giờ lên lớp Thực hành kiến thức đã học và tổ chức họcsinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương; học sinh được tự học có

sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dưỡnghọc sinh năng khiếu…

Trang 34

1.4.3.2 Tổ chức thực hiện chương trình, kế họch dạy học 2 buổi/ngày

Căn cứ vào kế hoạch dạy học 2 buổi trong nhà trưòng, triển khai tổchức dạy học 2 buổi/ngày bằng phân phối chương trình dạy học

- Ban giám hiệu của trường tiểu học xây dựng thời khóa biểu cho cáclớp học 2 buổi/ngày Phân công các lực lượng lao động và xác định rõ nhiệm

vụ, trách nhiệm của từng thành viên Chỉ đạo lên kế hoạch xây dựng phânphối chương trình cụ thể cho từng buổi dạy, từng ngày dạy trong từng tuầnhọc, từng kỳ học và cả năm học

- Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn các khối lớp,phân công chuyên môn cho từng giáo viên để thực hiện kế hoạch giảng dạy

- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức cam kếtchất lượng dạy học cho từng lớp học và môn học…

- Phân công vị trí các lớp học (theo sơ đồ các phòng học của nhà trường)

- Thực hiện dạy và học theo phân phối chương trình từng tuần học

1.4.3.3 Điều khiển, chỉ đạo hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh 2 buổi/ngày

* Hoạt động dạy của giáo viên

- Chỉ đạo hoạt động giảng dạy của giáo viên thực chất là điều khiểnviệc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của đội ngũ giáo viên theo từng tổchuyên môn và các nhiệm vụ cụ thể của từng giáo viên

- Chỉ đạo việc thực hiện nội dung điều chỉnh và đổi mới phương phápdạy học của đội ngũ giáo viên nói chung và của các giáo viên giảng dạy cácmôn học cơ bản nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trìnhgiáo dục

- Chỉ đạo việc học tập bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ

sư phạm cũng như việc rèn luyện nêu gương tốt của giáo viên cho học sinh

Trang 35

- Giáo viên ở các trường tiểu học vừa có các nhiệm vụ giảng dạy - giáodục học sinh, trách nhiệm giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo,nhưng đồng thời họ phải tôn trọng nhân cách của người học, đối xử côngbằng, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của học sinh Do đó việc xây dựngnhà trường thân thiện - học sinh tích cực phải được thực hiện ngay từ trongtừng lớp học, ở từng môn học để tạo điều kiện cho học sinh thực sự phát huyvai trò tự giác, tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo trong quá trình dạy học.

* Hoạt động học của học sinh

- Khác với hoạt động của học sinh học 1 buổi/ ngày, hoạt động của họcsinh học 2 buổi/ngày được diễn ra cả 2 buổi/ngày; Vì vậy quản lý hoạt độngcủa học sinh học 2 buổi/ngày bao gồm các hoạt động học tập, các hoạt độngtập thể, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí trong nhà trường

- Hoạt động của học sinh cần được tổ chức linh hoạt, mềm dẻo, khôngcứng nhắc Thời gian hoạt động giáo dục bao gồm cả thời lượng dành chohoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các tiết sinh hoạt tập thể lớp, sinh hoạtSao nhi đồng, sinh hoạt Đội, thể dục, múa hát giữa giờ phụ thuộc vào điềukiện, hoàn cảnh của trường Mọi hoạt động đều có mục đích rõ ràng Quản lýhoạt động học tập của học sinh học 2 buổi/ngày quan trọng nhất là phải pháthuy được tính tự quản, tự giác, năng động, sáng tạo, thân thiện và hiệu quảcủa học sinh

1.4.3.4 Kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động dạy học 2 buổi/ngày

Trên cơ sở các hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, tổchức thực hiện, cũng như khâu chỉ đạo nâng cao chất lượng giảng dạy củagiáo viên học tập của học sinh, ban giám hiệu trường tiểu học phối hợp vớicác lực lượng giáo dục, đoàn thể, tổ chức trong nhà trường thực hiện việcgiám sát, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học 2 buổi/ngày một cách thườngxuyên, liên tục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học

Trang 36

Việc giám sát, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học 2 buổi/ngày tập trung vàocác vấn đề chủ yếu sau:

- Giám sát việc thực hiện phân phối chương trình nhà trường đã xácđịnh theo các qui định cho từng buổi một và buổi hai/ ngày Trong đó đặc biệtcần theo dõi, đôn đốc các giáo viên thực hiện kế hoạch dạy học ở buổi thứ haicho các đối tượng đúng với kế hoạch dạy học đã xác định

- Giám sát và kiểm tra chặt chẽ việc tổ chức cho học sinh ăn, nghỉ vàsinh hoạt theo hình thức bán trú để tuyệt đối đảm bảo an toàn mọi mặt cũngnhư chăm sóc sức khỏe cho buổi học thứ hai

- Quan sát, theo dõi các hoạt động của giáo viên và học sinh tham giahọc 2 buổi/ngày trong trường qua các giờ học, buổi học và thông qua các hoạtđộng tập thể

- Kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên định kì qua việc

dự giờ, khảo sát chất lượng học sinh các môn học

1.4.3.5 Quản lý xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy học 2 buổi/ngày

Để đảm bảo cho dạy học 2 buổi/ngày có chất lượng, nhà trường cầnphải tổ chức và quản lý các điều kiện bảo đảm cho các hoạt động dạy học vàgiáo dục theo chương trình và mục tiêu giáo dục tiểu học, các điều kiện về cơ

sở vật chất phục vụ dạy học 2 buổi/ngày bao gồm các vấn đề cụ thể sau:

- Mỗi lớp học có một phòng học

- Có phòng học bộ môn (phòng âm nhạc, phòng mĩ thuật, phòng tinhọc, phòng ngoại ngữ…) với đầy đủ các trang, thiết bị trong phòng học

- Có phòng đọc dành cho học sinh trong thư viện nhà trường, mở cửa

cả ngày với các hoạt động phong phú nhằm thu hút học sinh đến với thư viện

- Có nhà giáo dục thể chất cho học sinh học môn thể dục, chơi thể thao

và phát triển năng khiếu theo sở thích của các em

- Có bếp ăn và nhà ăn để tổ chức cho các em ăn trưa tại trường

Trang 37

- Có phòng ngủ trưa với đầy đủ trang thiết bị: giường, màn, chăn.

- Có đội ngũ lao động phục vụ ăn uống, ngủ, nghỉ và những hoạt động khác

- Có đủ kinh phí trả lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và các dịch

vụ, các điều kiện khác liên quan đến học 2 buổi/ngày và bán trú cho học sinh

1.4.3.6 Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục, chăm sóc bán trú và các hoạt động khác

* Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa giáo dục đang dần trở thành một xu thế tất yếu của quá trìnhphát triển giáo dục hiện nay Bản chất của xã hội hóa giáo dục chính là việchuy động các lực lượng trong xã hội cùng tham gia làm công tác giáo dục.Trong đó việc huy động và phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoàinhà trường tham gia vào quá trình dạy học 2 buổi/ngày là việc làm hết sứccần thiết Xã hội hóa giáo dục sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản lý trongquá trình tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, cha mẹ sinh viên trongviệc xây dựng một chất lượng dạy học đảm bảo cho nhà trường Đồng thờicùng với quá trình xã hội hóa giáo dục thì nhà trường sẽ tận dụng được sự ảnhhưởng của các lực lượng xã hội để tăng cường công tác tuyên truyền và giáodục học sinh Bởi xã hội hóa giáo dục chính là huy động sự tham gia của cáclực lượng xã hội vào trong quá trình dạy học Đồng thời khi tham gia tích cựccác hoạt động xã hội thì cũng đồng nghĩa là nhà trường đang tạo dựng chomình một kênh thông tin hai chiều tích cực Đặc biệt hơn, khi công tác xã hộihóa được nâng cao thì việc huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho quátrình dạy học sẽ thuận lợi hơn

Do vậy, quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong trường tiểu học, đặcbiệt trong trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cần thực hiện đúng quytrình, quy định và linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế tại các xã, thị trấn

Trang 38

* Chăm sóc bán trú và các hoạt động khác

Với đặc thù trường tiểu học 2 buổi/ngày, các em học sinh được học tập,

ăn ngủ cả ngày tại trường, nên công tác chăm nuôi, phục vụ bán trú vô cùngquan trọng Phụ huynh học sinh gửi gắm con em mình cả ngày cho nhàtrường, ngoài việc mong muốn cho các em có kết quả tốt trong học tập, cònmuốn các em được khoẻ mạnh, được chăm sóc chu đáo về bữa ăn, giấc ngủ

Vì thế người Hiệu trưởng phải chú trọng quản lý công tác chăm nuôi bán trú.Hiệu quả của công tác này cũng chính là chất lượng, uy tín của nhà trường đốivới các trường bạn và đối với phụ huynh học sinh

Quản lý công tác chăm sóc bán trú, người Hiệu trưởng phải sát sao, chútrọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm phải rõ nguồn gốc, xuất

xứ Có kế hoạch cụ thể kiểm tra đột xuất, kiểm tra thường xuyên vệ sinh bếp

ăn và chất lượng bữa ăn Bên cạnh đó, phải luôn quan tâm đến sức khoẻ củahọc sinh vì các em ở trường cả ngày nên công tác y tế học đường phải đặcbiệt chú trọng và xử lý kịp thời các vấn đề liên quan sức khỏe học sinh Đốivới cán bộ công nhân viên phục vụ công tác nuôi, ăn bán trú phải được tuyểnchọn và kiểm tra thường xuyên, khám sức khoẻ định kỳ, bình xét thi đua hàngtháng như mọi giáo viên, cán bộ công nhân viên khác Quản lý, giám sát chặtchẽ bộ phận này sao cho đảm bảo được những yêu cầu của nhà trường về đạođức, chuyên môn nấu ăn, sức khoẻ, có nghiệp vụ chăm sóc trẻ và đặc biệtphải có lòng yêu thương con trẻ như con đẻ của mình

Hoạt động, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh tại nhà trường học 2buổi/ngày rất cần thiết đối với học sinh bán trú Để làm tốt công tác này,người Hiệu trưởng cần có những biện pháp thi đua, động viên, khích lệ đểcông tác này đạt hiệu quả cao hơn vì thực hiện tốt công tác này sẽ đảm bảosức khoẻ, vệ sinh an toàn cho học sinh, giúp các em khoẻ mạnh, nhanh nhẹn,

có điều kiện học tập tốt hơn

Trang 39

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học 2 buổi/ngày trong trường tiểu học

1.5.1 Các yếu tố chủ quan

1.5.1.1 Phẩm chất đạo đức

Ngoài cán bộ quản lý trong nhà trường phải là người có Tâm và Tầm.Bằng cách dám thay đổi và chủ động thay đổi Trên cơ sở tầm nhìn về sự pháttriển nhà trường thì Hiệu trưởng cũng như các cán bộ quản lý và giáo viên,nhân viên phải có phẩm chất đạo đức để thực hiện nhiệm vụ dạy học và chămsóc học sinh, nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường

Bên cạnh sự tâm huyết với nghề, năng lực, trình độ chuyên môn và việcđổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức dạy học và cách đánh giáhọc sinh theo yêu cầu mới là một đòi hỏi rất lớn đối với giáo viên Giáo viêntâm huyết với nghề sẽ tạo động lực cho hoạt động dạy học được thuận lợi.Việc dạy học theo hướng truyền thụ kiến thức vẫn còn dư âm khá nặng nề của

đa số giáo viên cao tuổi trong các nhà trường Sự gần gũi, thân thiện và mốiquan hệ mang tính hợp tác giữa thầy và trò trong các nhà trường hiện nay vẫnchưa mang tính phổ biến Học trò vẫn còn tâm lý e ngại, chưa dám nói lênquan điểm và suy nghĩ của mình về các vấn đề mà giáo viên đưa ra hay việctranh luận về các vấn đề khoa học trong các tiết dạy giữa giáo viên và học

Trang 40

sinh vẫn là điều chưa phổ biến Chính vì thế người thầy phải là người đi đầumạnh dạn thay đổi và hướng người học vào quá trình dạy học chủ động.

1.5.1.3 Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường.

Đây là nhân tố quyết định đến quá trình quản lý dạy học 2 buổi/ngàytrong nhà trường Bởi cán bộ quản lý nhà trường là những người trực tiếp làmcông tác quản lý Dạy học là hoạt động chủ yếu và cũng là một nội dung cơbản của quản lý nhà trường Trách nhiệm của cán bộ quản lý nhà trường làduy trì và đảm bảo cho hoạt động dạy học 2 buổi/ngày diễn ra có kết quả

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm hoạch định tầm nhìn chiến lượccũng như ra quyết định về sự phát triển của nhà trường trong thời gian lâudài Phó Hiệu trưởng là người hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong quá trìnhtriển khai các vấn đề quản lý Các Tổ trưởng tổ chuyên môn là những ngườitiếp nhận quyết định quản lý và trực tiếp triển khai tới từng đơn vị mà mìnhphụ trách

Trong quá trình quản lý dạy học 2 buổi/ngày cũng vậy nếu những cán

bộ quản lý không có năng lực quản lý thì sẽ không thực hiện được đúng chứcnăng và nhiệm vụ của mình được phân công Mục đích của quá trình dạy học

2 buổi/ngày là tạo điều kiện cho người học được học tập tốt chính vì thế cán

bộ quản lý nhà trường phải là người tiên phong, chịu trách nhiệm với quátrình dạy học trong toàn bộ học kỳ và năm học Năng lực quản lý từ lập kếhoạch đến tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát cần phát được phát huy hàihòa và tổng thể Hiệu trưởng cần được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bảntheo chuẩn hiệu trưởng

1.5.2 Các yếu tố khách quan

1.5.2.1 Yếu tố kinh tế, xã hội tại địa phương

- Ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân vùngnông thôn đều muốn trong bữa ăn của gia đình có sự có mặt của đông đảo cácthành viên nên thường hạn chế việc cho con em bán trú tại trường

Ngày đăng: 11/07/2016, 22:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. 9. Đặng Quốc Bảo, (1996), Phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triểnnhà trường trong bối cảnh hiện nay
Tác giả: 9. Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
3. Đặng Quốc Bảo, (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục - Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
5. Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp, (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dụcViệt Nam
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
6. Đặng Quốc Bảo, (2012), Quản lý nhà nước về giáo dục, Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD. Trường ĐHGD - ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2012
8. Bộ GD&ĐT, (2006), Chương trình Giáo dục phổ thông - Cấp Tiểu học, NXBGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Giáo dục phổ thông - Cấp Tiểu học
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung về đổi mới giáodục tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
10. Bộ GD&ĐT, (2005), Luật Giáo dục. NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2005
11. Bộ GD&ĐT, (2009), Sửa đổi và bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục.12. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
17. Nguyễn Hữu Công, (Số 11/2000), Tìm hiểu quan điểm giáo dục toàn diện của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu quan điểm giáo dục toàn diệncủa Chủ Tịch Hồ Chí Minh
18. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương về khoa học quản lý, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2010), Đại cương về khoa họcquản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
19. Nguyễn Đức Chính, Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục, Tập bài giảng cho lớp cao học quản lý giáo dục, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục
20. Nguyễn Đức Chính, (2012), Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD. Trường ĐHGD-ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2012
23. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2011
24. Vũ Cao Đàm, (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nhà xuấtbản khoa học kỹ thuật
Năm: 1997
25. Nguyễn Minh Đạo, (1997), Cơ sở của khoa học Quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở của khoa học Quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: NXB Chính trịQuốc gia
Năm: 1997
27. Phạm Văn Đồng, (1999), Về GD&ĐT, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về GD&ĐT
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
28. Trần Khánh Đức, (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trongthế kỷ XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
29. Đặng Xuân Hải, (2002), Nên hiểu thế nào về khái niệm quản lý, lãnh đạo và người quản lý, người lãnh đạo, Thông tin quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nên hiểu thế nào về khái niệm quản lý, lãnhđạo và người quản lý, người lãnh đạo
Tác giả: Đặng Xuân Hải
Năm: 2002
30. Nguyễn Kế Hào, (1998), Chiến lược phát triển giáo dục bậc tiểu học từ nay đến năm 2010. Những vấn đề chiến lược phổ cập giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục bậc tiểu học từnay đến năm 2010. Những vấn đề chiến lược phổ cập giáo dục trongthời kỳ CNH, HĐH
Tác giả: Nguyễn Kế Hào
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
31. Phạm Minh Hạc, (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục.NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1986

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w