Do đó, những công trình nghiên cứu đầu tiên về Sông Đàng Ngoài và hệ thống cảng thị dọc thủy tuyến, trong đó có Domea ở vùng cửa sông, đều do các học giả nước ngoài tiến hành, vì có lẽ h
Trang 1Hệ thống cảng thị trên sông Đàng ngoài thế kỷ
XVII-XVIII
Đỗ Thị Thùy Lan
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận án TS ngành: Lịch sử Việt Nam Cổ đại và Trung đại
Mã số: 62 22 54 01 Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, PGS.TS Vũ Văn Quân
Năm bảo vệ: 2013
Abstract Trình bày bối cảnh lịch sử tác động đến sự hình thành hệ thống cảng thị
trên sông đàng ngoài thế kỷ 17-18 Tìm hiểu Thăng Long – kẻ chợ cảng trung tâm:
vị trí địa lý và lịch sử hình thành; diện mạo cảng thị; các hoạt động kinh tế Nghiên cứu Phố Hiến - cảng thị trung gian: vị trí địa lý và lịch sử hình thành; diện mạo cảng
thị; các hoạt động kinh tế Tìm hiểu Domea và các cảng biển cửa khẩu
Keywords Lịch sử Việt Nam; Hệ thống cảng thị; Đàng Ngoài; Thế kỷ 17-18
Content
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử ngoại thương Việt Nam thời kỳ Tiền cận đại là một đề khó, trong khi tài liệu về đề tài này còn rất ít, mà chủ yếu lại được lưu giữ ở nước ngoài Trong hai thập kỷ qua đã có một số nghiên cứu phân tích vấn đề kinh tế công thương nghiệp nói chung, ngoại thương Đại Việt thời Trung đại nói riêng, như các nghiên cứu của GS Nguyễn Quang Ngọc, PGS Nguyễn Thừa Hỷ, PGS Nguyễn Văn Kim và TS Hoàng Anh Tuấn, v.v Tuy nhiên, nghiên cứu về đề tài hệ thống cảng thị trên Sông Đàng Ngoài thế kỷ XVII-XVIII vẫn chỉ dừng lại ở quy mô các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành và kỷ yếu hội thảo, mà chưa có một công trình chuyên khảo nào tập trung phân tích sâu và lý giải thỏa đáng về vị trí, vai trò, chức năng của từng cảng thị, về tính
hệ thống và mối quan hệ hữu cơ của chúng, về sự hình thành hay quá trình suy tàn của hệ thống
đó cùng với vấn đề khung thời gian tồn tại của hệ thống thương mại Sông Đàng Ngoài Tất cả những nội dung kể trên vẫn là những vấn đề còn nhiều thảo luận trong giới nghiên cứu, mà đến nay vẫn chưa có sự thống nhất chung
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sông Đàng Ngoài (Tonkin River) là tên gọi phương Tây của một tuyến sông chính, quan
trọng nhất đối với người châu Âu đến Bắc Việt Nam trong hai thế kỷ XVII-XVIII Do đó, những công trình nghiên cứu đầu tiên về Sông Đàng Ngoài và hệ thống cảng thị dọc thủy tuyến, trong
đó có Domea ở vùng cửa sông, đều do các học giả nước ngoài tiến hành, vì có lẽ họ có ưu thế trong việc tiếp cận nguồn tư liệu cổ phương Tây đương thời được lưu giữ ở nước ngoài Từ giữa
thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là các nghiên cứu của Gutzlaff (Geography of the Cochinchina Empire), của Charles B Maybon (Une factorerie Anglaise au Tonkin au XVII e siècle, Au Sujet de
La “Rivière du Tonkin”, Les Manchands Européens en Cochinchine et au Tonkin, Histoire
Trang 2Moderne du pays d’Annam), của Henri Bernard (Pour la compréhension de L’Indochine et de L’Occident).
Về phía các học giả Việt Nam, từ đầu những năm 1990, GS Nguyễn Quang Ngọc, sau khi tiếp cận với tư liệu Công ty Đông Ấn Hà Lan, là người quan tâm, nghiên cứu và đưa ra những ý kiến phát biểu đầu tiên về Sông Đàng Ngoài và Domea Sau đó là các công trình của PGS
Nguyễn Thừa Hỷ (Phố Hiến qua các nguồn tư liệu nước ngoài, Sông Đàng Ngoài và Domea, một đô thị cổ đã biến mất?), của GS Nguyễn Quang Ngọc (Sông Đàng Ngoài và vị thế Phố Hiến xưa), của GS Trần Quốc Vượng (Phố Hiến - Hưng Yên, một tiếp cận địa văn hoá), của GS Vũ Minh Giang (Một số vấn đề về lịch sử Hải Phòng trong các thế kỷ XVI-XVIII)
Khoảng cuối những năm 1990 đầu những năm 2000, trong khi một số học giả phương Tây nghiên cứu về lịch sử, địa lý phía Bắc Việt Nam cũng đã đề cập đến Domea, thì năm 2004, tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ hai, GS Nguyễn Quang Ngọc đã trình bày bài nghiên cứu đầu tiên
tập trung hoàn toàn vào vấn đề Domea với tựa đề “Domea, the Border Port at a Northern Estuary in the 17 th century” Những nghiên cứu thực địa của GS Nguyễn Quang Ngọc tăng thêm
sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu đối với vấn đề Domea và vị trí của Domea trên địa bàn huyện Tiên Lãng Từ năm 2005 đến nay đã xuất hiện nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này
như: “Ngoại thương Đàng Ngoài và mối quan hệ Việt - Nhật thế kỷ XVII” và “Vị trí của Phố Hiến và Domea trong hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVI-XVII (Tư liệu lịch sử, điều tra điền dã và khảo cổ học)”của PGS Nguyễn Văn Kim; “Vùng cửa Sông Đàng Ngoài thế kỷ XVII-XVIII: Vị trí cửa sông và Cảng Domea” và “Vùng cửa Sông Đàng Ngoài thế kỷ XVII-XVII-XVIII: Batsha và mối liên hệ với quê hương nhà Mạc”của Đỗ Thị Thuỳ Lan; “Vị trí cảng thị Domea ở khu vực huyện Tiên Lãng, Hải Phòng” của nhóm tác giả Trần Đức Thạnh, Nguyễn Ngọc Thao, Đinh Văn Huy, Trần Văn Điện; “Hải cảng miền đông bắc và Hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII (quan các nguồn tư liệu phương Tây)” của TS Hoàng Anh Tuấn; “Domea trong hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII-XVIII” của GS Nguyễn Quang Ngọc, là bài nghiên cứu toàn diện về cảng Domea Các báo cáo của hội thảo Khoa học “Domea trong Hệ thống Thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII-XVIII” được tổ chức tại Hải Phòng ngày 30/8/2007 và
nghiên cứu của Vũ Đường Luân (năm 2008) cũng góp phần làm rõ hơn quy mô, chức năng và vai trò của Domea trong vùng cửa sông Thái Bình cũng như trong hệ thống thương mại Đàng Ngoài nói chung
Khác với Domea, Phố Hiến được khảo cứu kỹ hơn Các công trình nghiên cứu đầu tiên là
của G Dumoutier năm 1895 (Comptoirs Hollandais de Phô-Hien ou Phô-Khach, près Hưng-Yen (Tonkin) au XVII e siècle), của Kim Vĩnh Kiện năm 1939 (Về Phố Khách ở Hưng Yên xứ Bắc Kỳ thuộc Đông Pháp) Về phía các nhà khoa học Việt Nam, cuối thập kỷ 1960, GS Trương Hữu Quýnh và tác giả Đặng Chí Uyển đã công bố chuyên khảo đầu tiên về Phố Hiến mang tên “Bước đầu tìm hiểu về Phố Hiến” Năm 1989, Viện Sử học Việt Nam xuất bản cuốn Đô thị cổ Việt Nam,
trong đó có chuyên luận về Phố Hiến của PGS Lê Văn Lan Đặc biệt, năm 1992, Hội thảo quốc tế
về Phố Hiến là một bước phát triển quan trọng trong việc nghiên cứu Phố Hiến nói riêng và đô thị Việt Nam Trung đại nói chung Những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ở trong và ngoài nước đã cung cấp thêm các tài liệu và tri thức mới về Phố Hiến, như đề tài Nghiên cứu
Khoa học “Đô thị Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII qua khảo sát một số đô thị tiêu biểu”, luận văn
“Quần thể Di tích Lịch sử - Văn hóa Phố Hiến - Thị xã Hưng Yên”, chuyên luận “The Trading Environment and the Failure of Tongking’s Mid-Seventeenth-Century Commercial Resurgence” trong cuốn sách The Tongking Gulf Through History, v.v
Về Thăng Long - Hà Nội, tài liệu nghiên cứu lại càng phong phú hơn Một thống kê chưa đầy đủ cho thấy có tới hơn 6000 công trình của gần 3000 học giả Việt Nam và quốc tế nghiên
cứu về Thăng Long - Hà Nội, trong đó đặc biệt là cuốn Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII-XVIII-XIX của PGS Nguyễn Thừa Hỷ, và đã được dịch sang tiếng Anh với tựa đề Economic History of Hanoi in the 17 th , 18 th , 19 th centuries, được tái bản với tựa đề Kinh tế - Xã hội Đô thị Hà Nội thế
kỷ XVII-XVIII-XIX
Trang 3Tuy nhiên, việc nhìn nhận Thăng Long, Phố Hiến trong tổng thể hệ thống cảng thị trên Sông Đàng Ngoài không xuất hiện sớm như những nghiên cứu riêng rẽ về hai đô thị này Năm 2001,
GS Nguyễn Quang Ngọc là nhà nghiên cứu đầu tiên chỉ ra mối quan hệ giữa Thăng Long, Phố Hiến và Sông Đàng Ngoài, cũng như giữa ba cảng thị dọc tuyến sông này là Thăng Long - Phố
Hiến - Domea Năm 2007, cuốn sách với tựa đề Silk for Silver: Dutch - Vietnamese Relations, 1637-1700 của TS Hoàng Anh Tuấn đã đưa ra khái niệm “Hệ thống thương mại Đàng Ngoài”
hay “Hệ thống thương mại thế kỷ XVII” Đây là lần đầu tiên các vấn đề về vai trò, chức năng của Thăng Long, Phố Hiến, Domea được bước đầu khắc họa
3 Mục tiêu, giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Luận án đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống hơn nữa về hệ thống cảng thị trên Sông Đàng Ngoài trong hai thế kỷ XVII-XVIII, qua đó phân tích và làm rõ vai trò, chức năng của từng địa điểm Thăng Long, Phố Hiến và Domea, cũng như mối quan hệ tương hỗ của chúng đặt trong thủy tuyến trọng yếu của Bắc Đại Việt nói trên Trên cơ sở đó, luận án góp phần phác họa bức tranh kinh tế công thương nghiệp nói chung, sự phát triển của ngoại thương nói riêng, của Bắc Đại Việt trong hai thế kỷ này
4 Nguồn tài liệu
Trong luận án này, chúng tôi khai thác và sử dụng một số nguồn sử liệu sau Thứ nhất,
nguồn tài liệu chính sử, như các bộ biên niên sử, địa lý lịch sử chính thống của Việt Nam thời
Trung đại được khai thác một cách cẩn thận và kỹ lưỡng Thứ hai là nguồn tư liệu đặc biệt quan
trọng, bao gồm bản đồ cổ phương Tây, ví dụ các bản đồ cổ thế kỷ XVII-XVIII-XIX được xuất bản tại Anh, Hà Lan, Pháp và Đức hoặc được sưu tập số hóa tại Đại học Cornell (Hoa Kỳ), nhất
là các bản đồ mới được phát hiện trong kho lưu trữ của các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh, các bản đồ khác trong Thư viện Đại học Leiden, Thư viện KITLV tại thành phố Leiden và sưu
tập bản đồ cổ Đông Nam Á đã được xuất bản Thứ ba là nguồn tư liệu thư tịch chưa hoặc đã được
xuất bản, gồm các bản nhật ký, thư từ, ghi chép, các du hành ký của thương nhân, giáo sỹ Tây Âu
đến Đại Việt và Đàng Ngoài thế kỷ XVI-XVIII, đặc biệt là tập tài liệu đánh máy British Factory
in Tonkin (Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài) của Thư viện Anh (Luân Đôn) do GS Nguyễn Quang Ngọc cung cấp Thứ tư là những tư liệu địa chí, văn khắc, gia phả, các tư liệu thực địa ở
địa phương (thần tích, bi ký, tư liệu dân gian, địa danh, địa chất), các tư liệu khảo cổ học, dữ liệu
về gốm sứ, tiền cổ
5 Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
Trong luận án này, các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử được sử dụng để thu
thập, phân tích và đánh giá các nguồn sử liệu Với những phương pháp này, tôi cố gắng khai thác, thu thập, phân tích, tổng hợp, đánh giá, khái quát và sử dụng tối đa bốn nguồn sử liệu bằng các ngôn ngữ khác nhau đã nêu ở trên, trong đó có những tư liệu tôi thừa kế từ các Thầy và đồng
nghiệp Các kỹ thuật thống kê cũng hỗ trợ tôi trong việc lượng hóa tài liệu về hàng hoá, tiền tệ, giá cả, tàu thuyền, trong khi phương pháp lôgíc giúp tôi phân tích và trình bày tài liệu được chặt chẽ, liền mạch và hợp lý Phân tích so sánh là một phương pháp nghiên cứu quan trọng trong
nghiên cứu lịch sử Trong luận án này, tôi cố gắng trình bày kết quả nghiên cứu trong mối quan
hệ so sánh đồng đại và lịch đại, nhằm làm nổi bật những đặc tính của vấn đề nghiên cứu
Có một số cách tiếp cận khác nhau trong tài liệu nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, một số
nghiên cứu tiếp cận từ biển vào (A View from the Sea), trong khi số khác lại đưa ra “Góc nhìn từ Núi” Mỗi lý thuyết đều có những ưu việt nhất định, tuy nhiên, đối với vấn đề nghiên cứu của
luận án, có thể thấy thích hợp nhất và góp phần lý giải được thấu triệt nhất phải là cách tiếp cận
sinh thái học (Ecological View), hay nói như GS Trần Quốc Vượng là áp dụng cái nhìn địa - lịch sử/văn hóa trong nghiên cứu các vấn đề lịch sử, văn hóa, kinh tế của Việt Nam Trong khoảng 2
thập kỷ qua, một số nghiên cứu về trị thủy ở châu thổ Bắc Bộ thế kỷ XIX, về điền trang - thái ấp dưới triều Trần, hay về quá trình biến đổi và phát triển của thủ đô Hà Nội từ thời Cổ trung đại cho đến naycho thấy hướng tiếp cận sinh thái học đã, đang được vận dụng và đem lại những nhận thức khoa học có giá trị Trong Luận án này, tôi đặt hệ thống cảng thị trên Sông Đàng Ngoài thế
Trang 4kỷ XVII-XVIII trong bối cảnh của một Bắc Đại Việt đồng bằng, nội địa nhưng có mối liên hệ mật thiết với Biển thông qua các tuyến sông Như vậy, Đàng Ngoài tuy được nhìn nhận từ lục địa nhưng không hề tách biệt với nhịp độ phát triển chung của hải thương khu vực Đông Á và quốc
tế Cách nhìn nhận này cũng khá tương đồng với các hệ thống sông khác của Đông Nam Á lục địa và hải đảo, thậm chí của Nam Trung Quốc, mà rõ nhất là trường hợp của Chămpa và Đàng Trong ở Trung Bộ Việt Nam Lý thuyết về hệ thống sông gắn kết lục địa với biển ở Đông Nam Á của Bennet Bronson không chỉ đã và đang được các nhà Chămpa học nước ngoài và Việt Nam áp dụng, mà có thể còn hữu ích đối với việc phân tích về tuyến Sông Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII-XVIII
Vấn đề sự hình thành, hưng thịnh và suy tàn của hệ thống ba cảng thị Thăng Long - Phố Hiến - Domea dọc theo Sông Đàng Ngoài được nhìn nhận và lý giải dưới góc cạnh địa - lịch sử/văn hóa có nghĩa chúng ta đã, đang và vẫn phải đặt Sông Đàng Ngoài trong sự vận động, thành tạo của tam giác châu châu thổ Bắc Bộ cũng như những đặc điểm địa chất khác biệt của các vùng cửa biển Theo đó, Sông Đàng Ngoài trong quan niệm của người châu Âu đến Bắc Đại Việt thế kỷ XVII-XVIII là phức hợp đường thủy thuận tiện nhất về mặt địa lý tự nhiên tương ứng với thời kỳ thành tạo nhất định của châu thổ Bắc Bộ Từng khúc đoạn của tuyến sông, từng địa điểm cảng thị theo dọc nó đều có những căn nguyên địa lý, địa chất nhất định cho sự thịnh hành, phát triển cũng như sự yếm thế của chúng trong quãng thời gian nghiên cứu Vậy Sông Đàng Ngoài là gì và trong giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII, những tác động nào đã dẫn đến sự hình thành một hệ thống ba cảng thị dọc tuyến sông này?
6 Đóng góp của luận án
- Khái quát được bối cảnh lịch sử tác động đến sự hình thành một hệ thống cảng thị trên tuyến giao thông thủy trọng yếu nhất của Bắc Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII;
- Khái quát được điều kiện tự nhiên, sông ngòi, sự vận động, thành tạo cũng như sự ổn định và phát triển của châu thổ Bắc Bộ cho đến thế kỷ XVIII Dưới góc nhìn địa - lịch sử/văn hóa, phân tích và lý giải căn nguyên hình thành, tồn tại một tuyến Sông Đàng Ngoài trọng yếu của Bắc Đại Việt trong hai thế kỷ XVII-XVIII Làm rõ khái niệm cảng thị, khái niệm Sông Đàng Ngoài trong
tư liệu phương Tây, định vị Sông Đàng Ngoài trên thực địa Việt Nam và một lần nữa nhấn mạnh
vị trí vùng cửa sông Thái Bình;
- Khắc họa diện mạo của cảng thị Thăng Long - Kẻ Chợ Tái hiện sự tập trung đông đảo của khách thương ngoại quốc tại Thăng Long, nhấn mạnh nền tảng thủ công nghiệp Kẻ Chợ trong bối cảnh thủ công nghiệp Đàng Ngoài, đặc biệt đối với hai thương phẩm tơ lụa và gốm sứ Với luận
án, các hoạt động ngoại thương của Thăng Long lần đầu tiên được trình bày và phân tích cặn kẽ, theo đó Kẻ Chợ là trung tâm xuất nhập khẩu của Bắc Đại Việt, thương cảng trung chuyển hàng hóa giữa Nam Trung Quốc với mạng lưới thương mại quốc tế Biển Đông, và như vậy, các mối liên hệ giao thương hải ngoại của cảng thị này khá thoáng mở so với những nhận định khoa học trước đây;
- Phân tích và làm rõ quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của Phố Hiến, khẳng định
sự hưng thịnh của cảng thị vào cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII gắn liền với chính sách ngoại kiều của chính quyền Lê - Trịnh Lý giải được những giai đoạn diện mạo khác nhau của Phố Hiến, giải đáp được cái tưởng chừng như là độ vênh giữa các nguồn tư liệu mô tả Phố Hiến Luận
án cũng là công trình đầu tiên khắc họa vai trò của Phố Hiến trong các hoạt động ngoại thương Bắc Đại Việt cũng như là vai trò, chức năng trung gian của cảng thị này trong hệ thống Sông Đàng Ngoài
- Phân tích sự ra đời, vai trò, chức năng của cảng cửa khẩu Domea trong vùng cửa biển Thái Bình cũng như trên toàn tuyến Sông Đàng Ngoài Kết hợp trực tiếp điền dã với phương pháp nghiên cứu liên ngành, thảo luận về vị trí Domea trên thực địa Lần đầu tiên, luận án nêu rõ vai trò, chức năng, vị trí của địa điểm Batsha, đặt giả thuyết về mối liên hệ giữa Batsha với quê hương nhà Mạc; cũng như bước đầu nêu ra vấn đề các cảng bến khác trong vùng cửa Sông Đàng Ngoài
Trang 5References
I Tài liệu tiếng Việt
1 Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Khoa học, Hà Nội
2 Đào Duy Anh (1992), Hán Việt từ điển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
3 Trần Thị Minh An (2009), Quần thể Di tích Lịch sử - Văn hoá Phố Hiến - Thị xã Hưng Yên, Luận văn Thạc sỹ Việt Nam học, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát
triển, Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Nguyễn Quang Anh (2007), Bước đầu nghiên cứu điều kiện địa lý phục vụ việc xác định vị trí bến cảng cổ của người Việt (Lấy ví dụ cảng Domea, khu vực cửa sông Thái Bình thế kỷ XVI-XVIII), Báo cáo Khoa học Sinh viên, Khoa Địa lý, Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
5 Ban Hán Nôm thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1978), Tuyển tập Văn bia
Hà Nội, Quyển I + II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
6 Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hóa (1995), Chúa Trịnh Vị trí và Vai trò Lịch sử, Thanh Hóa
7 Đỗ Bang (1996), Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII, Nxb Thuận Hoá &
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xuất bản, Hà Nội
8 Đặng Xuân Bảng (1997), Sử học bị khảo, bản dịch, Viện Sử học & Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội
9 Đào Đình Bắc (2005), Địa mạo đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
10 Đào Đình Bắc, Đặng Văn Bào (1996), “Phân tích địa mạo và diễn biến lòng sông
vùng hạ lưu sông Thái Bình, sông Hóa”, Tạp chí Các khoa học Trái đất (6), tr 85-88
11 Nguyễn Cảnh thị (2004), Hoan Châu ký, bản dịch của Nguyễn Thị Thảo, Trần Nghĩa,
Đinh Xuân Lâm khảo định và giới thiệu, Nxb Thế giới, Hà Nội
12 Hà Văn Cẩn (2000), Các trung tâm sản xuất gốm sứ cổ ở Hải Dương, Luận án Tiến
sỹ Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội
13 Nguyễn Thị Phương Chi (2002), Thái ấp - điền trang thời Trần (thế kỷ XIII-XIV),
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
14 Nguyễn Thị Phương Chi (2011), “Ấp thang mộc của An Sinh Vương Trần Liễu và vai
trò của di tích Đền Thái ở An Sinh (Đông Triều - Quảng Ninh)”, Di tích Đền Thái trong Hệ thống Di tích Lăng mộ, Đền miếu nhà Trần tại Đông Triều - Quảng Ninh,
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Quảng Ninh, tr 99-110
15 Trần Bá Chí (1992), Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (980-981), Nxb
Quân đội Nhân dân, Hà Nội
16 Nguyễn Đình Chiến, Phạm Quốc Quân (2008), Gốm sứ trong năm con tàu cổ ở vùng biển Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội
17 Nguyễn Thị Chiến, Nguyễn Văn Bằng, Ngô Giang Quân (1987), “Sông ngòi huyện
Tiên Lãng”, Ban Nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng, Đất và người Tiên Lãng, Nxb Hải
Phòng, Hải Phòng, tr 31-36
18 Nguyễn Văn Chiến (2003), “Phố Hiến không chỉ có 20 phường”, Tạp chí Xưa Nay
(147), tr 23-24
19 Nguyễn Văn Chiến (2005), “Thương điếm Hà Lan ở Phố Hiến”, Tạp chí Xưa Nay
(249), tr 21-22
20 Phan Huy Chú (1960, 1961): Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch, 4 tập, Nxb, Sử
học, Hà Nội
21 Thiều Chửu (1942), Hán - Việt tự điển, Nxb Nhà in Đuốc Tuệ, Hà Nội
22 Pierre Clément, Nathalie Lancret (2005), Hà Nội Chu kỳ của những đổi thay Hình thái kiến trúc và đô thị, bản dịch, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
Trang 623 Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh (1987), “Đặc điểm địa chất - địa mạo huyện Tiên
Lãng”, Đất và người Tiên Lãng, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng
24 Nguyễn Lân Cường, Đỗ Thị Hảo (2000), “Nơi bán yếm thời Lê”, Tạp chí Xưa Nay
(76), tr 27
25 W Dampier (2007), Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688, bản dịch của
Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Văn Kim hiệu đính, Nxb Thế giới
26 Nguyễn Trí Dĩnh (2010), Kinh tế hàng hóa của Thăng Long - Hà Nội Đặc trưng và Kinh nghiệm phát triển, Nxb Hà Nội, Hà Nội
27 Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1988), Những bàn tay tài hoa của cha ông,
Nxb Giáo dục, Hà Nội
28 Phan Đại Doãn (2000), “Về một gia đình Việt - Nhật thế kỷ XVII qua gia phả họ
Nguyễn ở Bát Tràng”, Tạp chí Xưa Nay (74), tr 23
29 Phan Đại Doãn, Vũ Hồng Quân (2001): “Thị tứ - Hiện tượng “Đô thị hóa” nông thôn
(Qua tư liệu khảo sát tại Bình Định)”, Phan Đại Doãn, Làng xã Việt Nam Một số Vấn
đề Kinh tế - Văn hóa - Xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 87-113
30 Trần Anh Dũng (2005), “Các khu lò gốm 10 thế kỷ đầu công nguyên ở Việt Nam”,
Một thế kỷ nghiên cứu khảo cổ học, Tập II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 336-347
31 Nguyễn Mạnh Dũng (2006), “Về hoạt động thương mại của Công ty Đông Ấn Pháp
với Đại Việt (Nửa cuối thế kỷ XVII - giữa thế kỷ XVIII)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch
sử (365), tr 51-64
32 Trần Quang Duy (2005), Những nét chính về Lịch sử, Kinh tế - Xã hội và Văn hoá của làng Tường Thuỵ, xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trước và trong thời kỳ Cận đại, Khoá luận tốt nghiệp Đại học, Khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội
33 Nguyễn Khắc Đạm (1999), Thành luỹ, Phố phường, Con người Hà Nội, Nxb Văn
hoá Thông tin, Hà Nội
34 Hoàng Kim Đáng (1999), “Phố Hiến qua một tấm bản đồ cổ”, Tạp chí Xưa Nay (63),
tr 21-22
35 Nguyễn Văn Đoàn (2004), “Di tích Kim Lan làng gốm Bát Tràng”, Tạp chí Xưa Nay
(211), tr 26-28
36 Lê Quý Đôn (1972), Vân đài loại ngữ, 3 tập, bản dịch của Tạ Quang Phát, Tủ sách Cổ
văn - Uỷ ban Dịch thuật, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hoá, Sài Gòn
37 Đồng Khánh địa dư chí, bản dịch, 3 tập, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2003
38 Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Đông (2000), Đặng gia phả ký, bản dịch của Trần Lê Sáng,
Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, 2000
39 Vũ Minh Giang (2002), “Một số vấn đề lịch sử Hải Phòng trong các thế kỷ XVI-XVIII”, Tham luận trình bày tại Hội thảo Khoa học về Lịch sử Hải Phòng, tháng 01 năm 2002
40 Vũ Minh Giang (2009), Lịch sử Việt Nam Truyền thống và Hiện đại, Nxb Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội
41 Chu Xuân Giao (2010), Thăng Long thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 qua tư liệu người nước ngoài, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội
42 Phạm Văn Giáp (2002), Biển và Cảng biển Thế giới, Nxb Xây dựng, Hà Nội
43 Phan Thanh Hải (2008), “Những văn thư trao đổi giữa chính q uyền Lê - Trịnh
với Nhật Bản thế kỷ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (381), tr 59-73
44 Châu Thị Hải (2006), Người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á Hình ảnh hôm qua và
Vị thế hôm nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
45 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2005), “Tiếp xúc Thương mại Việt Nam - Anh thế kỷ XVII
(Thông qua tìm hiểu Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài)”, Tạp chí Nghiên cứu Châu
Âu (66), tr 61-69
Trang 746 Andrew Hardy (2008): ““Nguồn” trong Kinh tế Hàng hóa ở Đàng Trong”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr 55-65
47 Lương Phương Hậu (2002), Diễn biến cửa sông vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Xây
dựng, Hà Nội
48 Trương Quang Học, Phan Phương Thảo (2010), “Phát triển của Thăng Long - Hà
Nội từ cách tiếp cận Sinh thái - Nhân văn”, Phát triển Bền vững Thủ đô Hà Nội Văn hiến, Anh hùng, vì Hòa bình, Hội thảo Khoa học Quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, tr 64-78
49 Tăng Bá Hoành (Chủ biên), Đặng Đình Thể, Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Khắc
Minh (1999), Gốm Chu Đậu, Bảo tàng Hải Dương, Hải Dương
50 Tăng Bá Hoành (2008), “Quá trình phát hiện, nghiên cứu, khôi phục gốm Chu
Đậu”, Tham luận tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ III: Việt Nam Hội nhập và Phát triển, Hà Nội, ngày 4-7 tháng 12 năm 2008
51 Docteur Hocquard (1999): Une Campagne au Tonkin, Arléa, Paris, 684 pp, Bản
lược dịch của Đào Hùng (2010), “Hà Nội cuối thế kỷ XIX dưới con mắt một người
Pháp”, Tạp chí Xưa Nay (347+348), tr 27-38
52 Phạm Đình Hổ (1972), Vũ trung tuỳ bút, bản dịch, Nxb Văn học, Hà Nội
53 Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án (1960), Tang thương ngẫu lục, bản dịch, Nxb Văn hoá,
Hà Nội
54 Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Hưng (1994), Phố Hiến, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao Hải Hưng
55 Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - Viện Sử học - Hội đồng Lịch sử Thành phố Hải
Phòng (1996), Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Hà Nội
56 Linh mục Nguyễn Hồng (1959), Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Quyển I (Các Thừa sai Dòng Tên 1615-1665), Nxb Hiện tại, Sài Gòn
57 LM Nguyễn Hồng (2009), Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Quyển II, Nxb Từ điển
Bách khoa, Hà Nội, 2009
58 Đỗ Đức Hùng (1997), Vấn đề Trị thủy ở Đồng bằng Bắc Bộ dưới thời Nguyễn (thế
kỷ XIX), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
59 Nguyễn Quốc Hùng (2005), “Hơn một thập kỷ khai quật khảo cổ học dưới nước ở
Việt Nam”, Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, tập II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,
2005, tr 293-307
60 Nguyễn Quốc Hùng (cb.), Đặng Xuân Kháng, Nguyễn Văn Kim, Phan Hải Linh
(2007), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Thế giới, Hà Nội
61 Dương Văn Huy (2010), “Thương cảng Manila thế kỷ XVII và mối liên hệ với khu
vực Đông Bắc Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (111), tr 53-64
62 Nguyễn Thừa Hỷ (1983), “Mạng lưới chợ ở Thăng Long - Hà Nội trong những thế
kỷ XVII-XVIII-XIX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (208), tr 33-43
63 Nguyễn Thừa Hỷ (1983), “Phố phường Thăng Long - Hà Nội trong những thế kỷ
XVII-XVIII-XIX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (210+211), tr 52-60 & 46-51
64 Nguyễn Thừa Hỷ (1993), Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII-XVIII-XIX, Hội Khoa
học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội
65 Nguyễn Thừa Hỷ (1994), “Sông Đàng Ngoài và Domea Một đô thị cổ đã biến
mất?”, Tạp chí Xưa Nay (4), tr 24-25
66 Nguyễn Thừa Hỷ (1998), “Quần đảo Paracels và các nhà hàng hải Bồ Đào Nha
trong thế kỷ XVI”, Tạp chí Khoa học Tập XIV (3), Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 30-42
67 Nguyễn Thừa Hỷ, Vũ Văn Quân, Tạ Hoàng Vân (2004), Đô thị Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII qua khảo sát một số đô thị tiêu biểu, Đề tài Nghiên cứu Khoa học Cơ bản,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 868 Nguyễn Thừa Hỷ (2006), “Phải chăng ngoại thương tư nhân Việt Nam đã phát triển
từ thế kỷ XVIII?”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (363), tr 69-70
69 Nguyễn Thừa Hỷ (2006), “Lại bàn về chế độ phong kiến Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (365), tr 12-18
70 Nguyễn Thừa Hỷ (2007), “Phải chăng chúa Trịnh Tráng đã từng gửi thư cho Giáo
hoàng Vatican?”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (376), tr 77-80
71 Nguyễn Thừa Hỷ (2008), “Cộng đồng cư dân đô thị và văn hoá thị dân Thăng Long
- Kẻ Chợ thế kỷ XVII-XVIII”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (382), tr 3-18
72 Nguyễn Thừa Hỷ (2009), “Những thương nhân Hà Lan đầu tiên đến Đàng Ngoài và
Kẻ Chợ năm 1637”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (396+397), tr 68-79 & 57-66
73 Nguyễn Thừa Hỷ (2009), Tư liệu Văn hiến Thăng Long - Hà Nội (Tuyển tập Tư liệu phương Tây), Nxb Hà Nội, Hà Nội
74 Nguyễn Thừa Hỷ (2010), Kinh tế - Xã hội Đô thị Hà Nội thế kỷ XVII-XVIII-XIX,
Nxb Hà Nội, Hà Nội
75 Vũ Ngọc Khánh (2006), Lược truyện Thần tổ các Ngành nghề, Nxb Thanh Niên,
Hà Nội
76 Hán Văn Khẩn, Hà Văn Cẩn (2001), “Vài nhận xét về gốm sứ Chu Đậu”, Tạp chí Khảo cổ học (1), tr 106-117
77 Hán Văn Khẩn (2002), “Thám sát Hồng Châu và Hồng Nam (Hưng Yên)”, Bộ môn
Khảo cổ học, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học 5 Năm Nghiên cứu và Đào tạo của Bộ môn Khảo cổ học (1995-2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 114-126
78 Hán Văn Khẩn (2004), “Đôi điều về gốm thương mại miền bắc Việt Nam thế kỷ
XV-XVII”, Tạp chí Khảo cổ học (127), tr 46-59
79 Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội - Ban Quản lý
các Di tích Trọng điểm tỉnh Quảng Ninh (2008), Thương cảng Vân Đồn: Lịch sử, Tiềm năng Kinh tế và các mối Giao lưu Văn hoá, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế,
Quảng Ninh, tháng 7/2008
80 Hoàng Văn Khoán (2008), “Phát hiện các di vật tiền cổ tại cuộc khai quật khảo cổ khu vực 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội Trung tâm Hoàng thành Thăng Long xưa”,
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế Nhận diện Giá trị Khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau 5 năm Nghiên cứu So sánh (2004-2008), Hà Nội, tháng 11/2008
81 Hoàng Văn Khoán (2009), “Tiền cổ Kim loại ở Hải Phòng”, Tạp chí Di sản Văn hóa (29), tr 96-99
82 Hoàng Văn Khoán (2011), “Tiền Kim loại Nhật Bản phát hiện tại Việt Nam”, Một chặng đường Nghiên cứu Lịch sử (2006-2011), Nxb Thế giới, Hà Nội, tr 365-385
83 Hoàng Văn Khoán, Đỗ Thị Thùy Lan (2011), “Tiền kim loại Nhật Bản phát hiện ở
Thanh Hóa”, Tạp chí Khảo cổ học (172), tr 69-80
84 Nguyễn Văn Kiệm (1995), “Vài nét về tình hình giao thương giữa Việt Nam và vài nước lân cận với các nước phương Tây những năm 30 thế kỷ XVIII (Qua bài ghi chép
của một Giáo sỹ Thừa sai Pháp)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (282), tr 41-47
85 Nguyễn Văn Kim (2000), Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa Nguyên nhân và Hệ quả, Nxb Thế giới, Hà Nội
86 Nguyễn Văn Kim (2002), “Hệ thống buôn bán ở Biển Đông thế kỷ XVI-XVII và vị
trí một số thương cảng Việt Nam (Một cái nhìn từ điều kiện địa - nhân văn)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (320), tr 45-52
87 Nguyễn Văn Kim (2003), Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XV-XVII,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
88 Nguyễn Văn Kim (2003), Nhật Bản với châu Á Những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế - xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Trang 989 Nguyễn Văn Kim (2005), “Ngoại thương Đàng Ngoài và mối quan hệ Việt - Nhật
thế kỷ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (346+347), tr 19-30 & 67-73
90 Nguyễn Văn Kim (2006), “Hệ thống thương cảng Vân Đồn qua tư liệu lịch sử và
khảo cổ học”, Tạp chí Khảo cổ học (142), tr 52-60
91 Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Mạnh Dũng (2007), “Truyền thống Thương mại của
người Việt: Thực tế lịch sử và Nhận thức”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (376+377), tr
21-37 & 19-31
92 Nguyễn Văn Kim (2010), “Kinh tế công thương thời Mạc”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (416), tr 3-18
93 Nguyễn Văn Kim (2011), Người Việt với Biển, Nxb Thế giới, Hà Nội
94 Phạm Văn Kính (1981), “Vài nét về tình hình thủ công nghiệp Việt Nam hồi thế kỷ
X-XIV”, Viện Sử học, Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội, tr 149-179
95 John Kleinen (2008), Sư tử và Rồng: Bốn thế kỷ quan hệ Hà Lan - Việt Nam, Nxb
Thế giới, Hà Nội
96 Ngô Cao Lãng (1975), Lịch triều tạp kỷ, bản dịch, 2 tập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội
97 Vũ Tự Lập (1991), Văn hoá cư dân đồng bằng Sông Hồng, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội
98 Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quang Ngọc (1995), Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV-XIX, Nxb Thế giới, Hà Nội
99 Phan Huy Lê (2005), Địa bạ cổ Hà Nội Huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Tập 1: Bản dịch tiếng Việt, Nxb Hà Nội, Hà Nội
100 Phan Huy Lê (2008), Địa bạ cổ Hà Nội Huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Tập 2: Hệ thống tư liệu và Nghiên cứu chuyên đề, Nxb Hà Nội, Hà Nội
101 Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, 3 tập,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
102 Vũ Đường Luân (2008), “Dấu tích cảng bến - thương mại và đặc điểm kinh tế, tín ngưỡng vùng hạ lưu sông Thái Bình thế kỷ XVII-XVIII (Qua các kết quả khảo sát
thực địa và tư liệu văn bia)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (385+386), tr 25-34 & 50-58
103 Trần Huy Liệu (1960), Lịch sử thủ đô Hà Nội, Nxb Sử học, Hà Nội
104 Tống Văn Lợi (2009): Hệ thống Bản đồ Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XV-XIX, Luận
văn Thạc sỹ Khu vực học, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội
105 Pierre Yves Manguin (1972), Những người Bồ Đào Nha trên Bờ biển Việt Nam và Chiêm Thành), Bản dịch Tư liệu Khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội
106 Nguyễn Xuân Mạnh (2011): Báo cáo Khai quật Khảo cổ học tại Phố Hiến (Hưng Yên), tháng 1 năm 2011, Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hưng Yên
107 André Masson (2003), Hà Nội giai đoạn 1873-1888, bản dịch, Nxb Giao thông Vận
tải, Hà Nội
108 Charles B Maybon (2006), Những người châu Âu ở nước An Nam, bản dịch của
Nguyễn Thừa Hỷ, Nxb Thế giới, Hà Nội
109 Vũ Duy Mền (2002), “Ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (9), tr 60-68
110 Asako Morimoto (1996), “Về đồ gốm xuất khẩu của Việt Nam đào được ở Nhật
Bản và xuất xứ của những sản phẩm này”, Tạp chí Mỹ thuật (16+17) (Thành phố Hồ
Chí Minh), tr 50-52
111 Lâm Bá Nam (1999), Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội
Trang 10112 Nguyễn Thuý Nga, Nguyễn Văn Nguyên (2007), Địa chí Thăng Long Hà Nội trong thư tịch Hán Nôm, Nxb Thế giới, Hà Nội
113 Nguyễn Quang Ngọc (1984), “Mấy nét về kết cấu kinh tế của một số làng buôn ở
đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII-XIX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (218), tr 39-43
114 Nguyễn Quang Ngọc, Phan Đại Doãn (1985), “Mấy ý kiến về hoạt động thương
nghiệp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII-XIX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
(224), tr 26-34
115 Nguyễn Quang Ngọc (1989), “Thương nghiệp ở nông thôn Việt Nam truyền thống,
mấy hiện tượng đáng lưu ý”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (171), tr 54-64
116 Nguyễn Quang Ngọc (1993), Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII-XIX, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội
117 Nguyễn Quang Ngọc (2001), “Sông Đàng Ngoài và vị thế Phố Hiến xưa”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật (208), tr 38-39
118 Nguyễn Quang Ngọc (2003), Địa chí Nam Định, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
119 Nguyễn Quang Ngọc (2004), “Domea, the Border Port at a Northern Eastuary in the
17th century”, Vietnam on the Road to Development and Integration: Tradition and Modernity, The Second International Conference on Vietnamese Studies, Ho Chi
Minh city, July 14-16, 2004
120 Nguyễn Quang Ngọc (2007), “Domea (Đô-mê-a) trong hệ thống thương mại Đàng
Ngoài thế kỷ XVII-XVIII”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (378), 2007, tr 3-19
121 Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Thừa Hỷ (2007), “Quá trình hình thành, biến chuyển
và những nét đặc trưng của kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội giai đoạn trước
Cận đại”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (374), 2007, tr 3-15
122 Nguyễn Quang Ngọc (2008), “Cấp phường ở Thăng Long - Hà Nội: Quá trình hình
thành, biến đổi và những nét đặc trưng”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quản lý và Phát triển Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội, tr 143-160
123 Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Đường Luân (2009), “Sự hội nhập của Việt Nam vào Hệ thống Thương mại châu Á: Nguyên nhân, diễn trình và hệ quả”, Tham luận trình bày tại Hội thảo Khoa học về Nghiên cứu Hội An, Hội An, Quảng Nam, tháng 8/2009
124 Nguyễn Ngọc Nhuận (2007, 2009), Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam, tập I + II: Từ thế kỷ XV đến XVIII, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
125 Nguyễn Đức Nhuệ (2010), “Tìm hiểu một số chính sách thuế thời Trịnh Cương (1709-1729)”, Hội Khoa học Lịch sử Hà Nội, Hội đồng họ Trịnh Thăng Long Hà Nội,
Chúa Trịnh Cương Cuộc đời và Sự nghiệp (Kỷ yếu Hội thảo Khoa học), Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội, tr 104-119
126 Đỗ Văn Ninh (1981), “Tiền cổ thời Mạc và thời Lê Trung Hưng”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (200), tr 50-56
127 Đỗ Văn Ninh (1985), “Tiền cổ và nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (223), tr 64-66
128 Philipe Papin (2009), Lịch sử Hà Nội Một cái nhìn sâu lắng về Hà Nội văn vật,
Nxb Mỹ thuật, Hà Nội
129 Nguyễn Trọng Phấn (1944), “Hành trình của chiếc thuyền buôn Grol”, Tạp chí Thanh Nghị, (74, 76, 78, 85)
130 Nguyễn Viết Phổ (1983), Sông ngòi Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
131 Nguyễn Vinh Phúc (2001), “Về lộ trình dời đô của Lý Thái Tổ”, Kỷ yếu Hội thảo
Khoa học Lý Công Uẩn và Vương triều Lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
tr 150-153
132 Nguyễn Vinh Phúc (2004), Hà Nội Con đường Dòng sông và Lịch sử, Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh