Cơ sở lý luận của việc giảng dạy Thơ mới 1930 1945 trong nhà trường trung học phổ thông (THPT). Điều tra và đánh giá thực tiễn hiệu quả giảng dạy Thơ mới trong nhà trường THPT qua việc khảo sát sự tiếp nhận của học sinh về Thơ mới 19301945 ở lớp 11. Tập hợp kết quả, phân tích, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết. Trên cơ sở khảo sát, đề xuất đổi mới phương pháp giảng Thơ mới một cách hiệu quả nhất. Thiết kế giáo án thể nghiệm bốn tác phẩm Thơ mới ở lớp 11 theo hướng đổi mới phương pháp đã đề xuất.
Trang 1Giảng dạy thơ mới 1930-1945 trong
nhà trường trung học phổ thông
Lê Thị Thúy Huân Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Quang Hưng
Năm bảo vệ: 2010
Abstract Cơ sở lý luận của việc giảng dạy Thơ mới 1930 - 1945 trong nhà trường
trung học phổ thông (THPT) Điều tra và đánh giá thực tiễn hiệu quả giảng dạy Thơ mới trong nhà trường THPT qua việc khảo sát sự tiếp nhận của học sinh về Thơ mới 1930-1945 ở lớp 11 Tập hợp kết quả, phân tích, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết Trên cơ sở khảo sát, đề xuất đổi mới phương pháp giảng Thơ mới một cách hiệu quả nhất Thiết kế giáo án thể nghiệm bốn tác phẩm Thơ mới ở lớp 11 theo hướng đổi mới phương pháp đã đề xuất
Keywords Phương pháp giảng dạy; Thơ mới; Phổ thông trung học; Ngữ văn
Content
MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học: bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối
dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực”
Cần đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học Lâu nay dạy văn trong nhà trường vẫn được áp dụng phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều Thầy đọc, trò ghi chép, học thuộc và làm theo
Trang 2Với phương pháp này, chúng ta mới chỉ chú ý đến lao động sáng tạo của giáo viên trong quá trình giảng văn, chú ý đến sự tiếp nhận, cảm thụ mang tính chất cá nhân của giáo viên Còn học sinh được coi là khách thể, là đối tượng tiếp thụ Hơn nữa lâu nay, chúng ta quan niệm tác phẩm văn chương là một sản phẩm do nhà văn hoàn toàn quyết định Từ quan niệm này, tác phẩm văn học được xem như một đối tượng độc lập với người tiếp nhận Nghĩa là coi tác phẩm văn học như một sự vật với những đặc điểm xác định, những giá trị bất biến có thể mô tả, truyền đạt, phân tích một cách rạch ròi, triệt để Do vậy mà trong quá trình dạy học văn một số giáo viên thường quy việc tiếp nhận tác phẩm vào một số “điểm” về nội dung và hình thức để bắt học sinh học thuộc lòng và giáo viên chấm bài căn cứ vào “ba-rem” Những nhu cầu, sở thích của các em
ít được giáo viên chú ý đến, chỉ cốt sao thầy hiểu sâu sắc tác phẩm, lên lớp trình diễn lại một cách bài bản, nghệ thuật theo một khuôn mẫu nhất định Trong những giờ giảng như vậy, hiệu quả sẽ không cao và rồi niềm khát khao được khám phá vẻ đẹp văn chương của học sinh cũng dần bị mai một đi Trong bài “Văn học nghệ thuật và sự
tiếp nhận”, GS.TS Nguyễn Thanh Hùng đã viết: “Chỉ khi nào người tiếp nhận quan
tâm thiết tha với tác phẩm nghệ thuật và thường xuyên trở lại với chúng trong một thời gian dài thì mới có thể tạo nên những thói quen ổn định và thái độ đúng đắn đối với văn học nghệ thuật” Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp để tạo sự
hứng thú cho học sinh trong việc tiếp nhận tác phẩm văn chương là một việc làm hết sức quan trọng Học sinh phải là người tự cảm nhận, tự khám phá chiếm lĩnh tác phẩm, thầy cô giáo chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho các em chứ không thể cảm thụ thay các em Sử dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tế cuộc sống một cách hiệu quả nhất
Việc dạy văn nói chung và việc dạy những tác phẩm Thơ mới nói riêng trong nhà trường THPT hiện nay gặp những trở ngại nhất định, trong đó có khó khăn về phương pháp dạy học Nhiều khi giáo viên bất lực trước một tác phẩm, giảng nhưng không làm bật được đặc trưng thể loại, thế giới cảm xúc của tác giả gửi gắm trong văn bản Phương pháp dạy học mới đặt ra yêu cầu thay thế và đổi mới phương pháp dạy học cũ
Trang 3để thực sự lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học Giờ học văn phải là một giờ học sôi nổi, có không khí văn chương và đem lại niềm say mê, hứng thú cho học sinh Không còn tình trạng học sinh là những bình chứa cho giáo viên rót kiến thức vào Giáo viên phải là người thắp sáng ngọn hải đăng trí tuệ trong tâm hồn các em, để văn chương đối với các em thực sự lung linh, thật sự khơi dậy trong các em những khát vọng được sống, được học tập và được cống hiến cho xã hội, để các em đến với tác phẩm như đến với một thế giới mới lạ đầy hấp dẫn để tìm hiểu khám phá, để say
mê, để “thoả mãn nhu cầu về cái đẹp” Giáo viên dạy văn là chiếc cầu nối giữa nhà văn
và bạn đọc-học sinh, là người “nối tâm hồn với những tâm hồn” Để hoàn thành sứ mệnh đó, người giáo viên cần phải có phương pháp để dẫn dắt học sinh thâm nhập từng bước vào tác phẩm để nắm bắt đúng tín hiệu, những điểm sáng thẩm mĩ trong mỗi thi phẩm Do vậy việc giảng dạy các tác phẩm thơ cho học sinh trong nhà trường THPT không chỉ dừng lại ở mức độ tạo cảm hứng hay đồng thể nghiệm mà phải giúp học sinh tìm ra được thế giới nghệ thuật của tác phẩm, giá trị của cuộc sống mà cao hơn
là hướng cho các em những nhận thức thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ Vì thế người giáo viên phải lựa chọn cho mình những phương pháp dạy học tối ưu nhất để dạy thơ nói chung và Thơ mới nói riêng Thơ là “sản phẩm kì diệu của tâm hồn”, Thơ mới chủ yếu
là thơ trữ tình, là thế giới cảm xúc của cái tôi cá nhân, là tiếng lòng của những người trẻ tuổi, trẻ lòng Do vậy việc dạy học Thơ mới cần có một hệ thống phương pháp riêng trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu chung
Những tác phẩm Thơ mới 1930-1945 được đưa vào chương trình lớp 11 ở trường THPT với dung lượng khá lớn: Xuân Diệu với “Vội vàng”; Hàn Mặc Tử với “Đây thôn Vĩ Dạ”; Huy Cận với “Tràng giang”; Nguyễn Bính với “Tương tư”
Thực hiện tinh thần đổi mới của phương pháp dạy học văn trong nhà trường THPT của ngành giáo dục, nhằm góp một phần nhỏ bé vào việc giảng dạy Thơ mới ở trường THPT, tôi tiến hành viết luận văn này
Trang 42 Lịch sử vấn đề
Thơ mới 1930 – 1945 là bộ phận văn học có nhiều đóng góp trong việc đưa nền văn học Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hoá, song đây cũng là dòng văn học
có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau nhất Phần văn học này đã thể hiện được một quan niệm nghệ thuật về con người: đó là con người cá nhân, cái tôi cá nhân trong cảm xúc ngoại giới với các quan niệm thẩm mĩ mới mẻ, lạ lẫm Đây là một hiện tượng văn học phong phú nhưng khá phức tạp Từ sự trỗi dậy của cái tôi cảm xúc trữ tình lãng mạn, các tác giả lãng mạn đã tạo nên một kho báu vô giá về nghệ thuật thơ ca Nền văn học trong non nửa thế kỉ này có được cái phong phú, đa dạng muôn hình nhiều vẻ, như
Hoài Thanh đã vui sướng và quả quyết: “…trong lịch sử thơ ca Việt Nam, chưa bao
giờ có một thời đại phong phú như thời đại này, chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp…ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên, và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu” [28; Tr.29] là nhờ có cái tôi cá nhân
Nhiều công trình nghiên cứu về Phong trào Thơ mới đã phần nào đánh giá một cách khái quát về đóng góp, đặc điểm của Phong trào Thơ mới và chỉ ra những nét đặc
sắc riêng của các thi sĩ lãng mạn tiêu biểu
Năm 1942, Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân ra đời Cuốn sách
đó đã góp phần tổng kết phong trào “Thơ mới” 1930 - 1945, chọn lọc được những bài
có giá trị, nêu lên những đóng góp về nghệ thuật của “Thơ mới”, phát hiện một cách
tinh tế những nét phong cách độc đáo của mỗi thi sĩ Quan điểm của tác giả Thi nhân Việt Nam về căn bản vẫn là quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” Lối phê bình chủ yếu chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa ấn tượng, có khi rơi vào chủ nghĩa hình thức
Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan cũng biểu dương một số thi sĩ phong trào
“Thơ mới” lãng mạn
Chuyên luận “Phong trào Thơ mới” của giáo sư Phan Cự Đệ (Xuất bản lần thứ
nhất vào năm 1966) có lẽ là cuốn sách đầu tiên phân tích khá toàn diện trào lưu thơ ca
Trang 5lãng mạn từ quá trình hình thành, phát triển đến quan điểm mỹ học, từ con đường bế tắc của chủ nghĩa cá nhân tư sản đến những yếu tố tích cực và tiến bộ còn lại, đến một
số vấn đề về nghệ thuật Nhà nghiên cứu đã thể hiện cái nhìn khá thấu đáo khi đánh giá Phong trào Thơ mới , một hiện tượng phức tạp, đã cố gắng xem xét bộ phận văn học này trong “khung” phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa , trong mối liên hệ với nhiều phía Song do phạm vi hạn hẹp của một chuyên luận tổng hợp, GS Phan Cự Đệ chưa thể đi sâu khám phá thế giới nghệ thuật riêng của từng nhà thơ cũng như từng bài thơ cụ thể
“Phong trào thơ mới” trong cuốn “Lịch sử văn học Việt Nam”(Tập V, Phần 1,
Thời kì 1930-1945) do ông Nguyễn Hoành Khung chấp bút là một chương viết khá súc tích, tài hoa Tác giả có cái nhìn tương đối thấu đáo khi đánh giá những mặt hạn chế,
tiêu cực lẫn những nét tiến bộ, đáng cảm thông của Phong trào Thơ mới, có sự cảm
nhận khá tinh tế khi chỉ ra điệu hồn riêng của các thi sỹ lãng mạn tiêu biểu Về Xuân Diệu, bên cạnh sự khẳng định những đặc sắc trong nội dung cảm xúc, Nguyễn Hoành Khung đã nêu lên một số nhận xét đáng chú ý về hình thức nghệ thuật như ngôn từ, giọng điệu thơ Nhưng có lẽ do tính chất của một giáo trình, tác giả vẫn chưa có dịp dừng lại khảo sát, phân tích cho đầy đủ
Năm 1941, Trần Thanh Mại viết riêng một cuốn sách nghiên cứu về Hàn Mặc Tử
Tác giả tuyên bố là đã áp dụng “những phương pháp mới” trong phê bình văn học
“xưa nay chưa từng có trong lịch sử văn học Việt Nam” Ông đã nghiên cứu kỹ những
đặc điểm của vùng quê hương thi sĩ, những giai thoại về cuộc đời đau thương của Hàn Mặc Tử, những mối tình của Hàn Mặc Tử với Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương, những phút mơ màng của Hàn Mặc Tử trên bãi biển Quy Nhơn, những đêm trăng lạnh,
tâm trạng bệnh hoạn của thi sỹ ở nhà thương Quy Hoà…, và cho đó là “những cái
vòng quyết định của một sợi dây chuyền” sẽ dẫn tới cái đích “cắt nghĩa thi phẩm nhà
thơ” Ông là một trong những người đầu tiên có công khám phá, phát hiện Hàn Mặc
Tử, từ những văn bản gốc, nhưng nói chung ông đã quá đề cao nhà thi sĩ vừa lãng mạn, vừa tượng trưng này
Trang 6Năm 1938, Thế Lữ đã viết lời tựa cho tập “Thơ thơ” xuất bản lần thứ nhất: “Và từ
đây, chúng ta có Xuân Diệu!” Từ niềm đồng cảm của một bạn thơ, bằng những lời lẽ
súc tích và nồng nàn, Thế Lữ đã giới thiệu với bạn đọc chân dung thi sỹ Xuân Diệu-một hồn thơ rộng mở, chờ đón, Diệu-một tay thơ dẻo dai và cần mẫn
Cuốn “Con mắt thơ” của Đỗ Lai Thuý (Nhà xuất bản Lao Động,1992) phản ánh
một cố gắng tìm tòi, phân tích phong cách nghệ thuật độc đáo ở một số gương mặt thi
sĩ lãng mạn tiêu biểu (Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Bích Khê)
Trong cuốn “Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông” nhóm tác giả trường
ĐHSP Hà Nội I đã cung cấp những kiến thức cơ bản, những tư liệu cần thiết và gợi ý, hướng dẫn những phương hướng, kĩ năng tìm hiểu, cảm thụ…về cuộc đời, sự nghiệp
và những áng văn tiêu biểu của các nhà văn Việt Nam được giảng dạy trong nhà trường THPT
Cuốn SGV Ngữ văn 11 của Bộ giáo dục và đào tạo do Giáo sư Trần Đình Sử tổng
chủ biên cũng đưa ra những gợi ý hướng dẫn trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài học của các bài Thơ mới trong chương trình
Đã có một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học của các bạn sinh viên viết về cách dạy Thơ mới, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc khái quát cách dạy tác phẩm của từng tác giả như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Nguyễn Bính…
Xin được rút ra một số nhận xét của các bài viết về Thơ mới và cách dạy Thơ mới : Các bài viết đều đã nêu được những đóng góp cũng như hạn chế của Phong trào Thơ
Mới, đã phân tích phong cách nghệ thuật độc đáo của một số gương mặt thi sĩ lãng
mạn tiêu biểu, đã đưa ra những gợi ý tìm hiểu, cảm thụ một số tác phẩm tiêu biểu Những cuốn SGV, Thiết kế bài giảng cũng đã hướng dẫn, định hướng phương pháp giảng dạy một số tác phẩm Thơ mới trong trường THPT Nhưng nhìn chung, các bài viết chỉ đưa ra những gợi ý chung chung, những lời bình chứ chưa thật sự đề xuất một PPDH mới khi tiếp cận các tác phẩm Thơ mới Như vậy chưa có một đề tài nào nghiên cứu về cách dạy Thơ mới 1930-1945 nói chung được chọn dạy trong chương trình
Trang 7giảng văn lớp 11 (chương trình mới) Là một giáo viên giảng dạy hơn 10 năm, đã từng
lúng túng khi giảng dạy tác phẩm Thơ mới Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học,
do thực tiễn giảng dạy chưa thực sự đạt hiệu quả, luận văn của tôi xin được đi sâu tìm
hiểu phương pháp giảng dạy bốn tác phẩm Thơ mới đang được giảng dạy trong nhà
trường THPT hiện nay
3 Mục đích nghiên cứu
Thông qua khảo sát sự tiếp nhận phần Thơ mới 1930 – 1945 của học sinh để rút ra
những thực trạng của việc dạy học văn nói chung, dạy các bài Thơ mới nói riêng Từ đó
đề xuất đổi mới phương pháp dạy học Thơ mới 1930 – 1945 ở lớp 11 nhằm nâng cao chất
lượng dạy học bộ phận văn học này ở trường THPT
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những thi phẩm Thơ mới 1930 - 1945 trong chương trình Ngữ văn lớp 11
- Học sinh lớp 11 năm học 2009 - 2010
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này chúng tôi nghiên cứu và đề xuất những phương pháp khi tiến hành giảng
dạy các thi phẩm Thơ mới 1930 – 1945 trong chương trình THPT lớp 11 năm học 2009 -
2010 theo quan điểm của đổi mới phương pháp dạy học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra và đánh giá thực tiễn hiệu quả giảng dạy Thơ mới trong nhà trường THPT
- Khảo sát sự tiếp nhận của học sinh về Thơ mới 1930-1945 ở lớp 11 Tập hợp kết quả,
phân tích, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết
Trang 8- Trên cơ sở khảo sát, đề xuất đổi mới phương pháp giảng Thơ mới một cách hiệu quả nhất
- Thiết kế giáo án thể nghiệm bốn tác phẩm Thơ mới ở lớp 11 theo hướng đổi mới phương pháp đã đề xuất
5.2 Đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở khảo sát, tổng hợp, đánh giá, luận văn đã chỉ ra được thực trạng của việc
dạy Thơ mới trong nhà trường THPT chưa đạt hiệu quả cao, đề xuất đổi mới phương pháp dạy học bốn tác phẩm Thơ mới trong nhà trường THPT để giúp cho giáo viên,
học sinh có thêm những gợi mở cần thiết khi dạy học những tác phẩm này
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê kết quả tiếp nhận Thơ mới 1930 – 1945 của học sinh lớp 11
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu
- Phương pháp nghiên cứu theo quan điểm liên ngành: vận dụng những kiến thức về Văn học Việt Nam, những thành tựu về tâm lí học, lí luận dạy học hiện đại vào quá trình giải quyết đề tài
- Phương pháp quy nạp, tổng hợp, khái quát
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc giảng dạy Thơ mới 1930 - 1945 trong nhà trường trung học phổ thông
Chương 2: Điều tra thực tiễn giảng dạy Thơ mới 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông
Trang 9Chương 3: Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học Thơ mới 1930 – 1945 ở trường trung học phổ thông
References
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXBGDVN
2 Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, NXBĐHSP, H, 2006
3 Lê Di, Tràng giang-sự hiện diện độc đáo của một tâm trạng, Tạp chí văn học số 3/1990
4 Phan Huy Dũng, Về việc phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, Tạp chí NCGD 11/1992
5 Phạm văn Đồng, Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Tạp chí NCGD 11/1973
6 Hà Minh Đức, Một thời đại trong thi ca, NXBĐHQGHN, 2002
7 Hà Minh Đức - Đoàn Đức Phương, Nguyễn Bính về tác giả, tác phẩm, NXBGD,
2003
8 Phạm văn Đồng, Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, một phương pháp vô cùng quý báu, Báo giáo dục thời đại 10/1994
9 Phan Cự Đệ, Phong trào thơ mới, NXBKHXH, Hà Nội, 1996
10 Phan Cự Đệ, Tác phẩm văn học phân tích, bình giảng 1930-1945, NXBKHXH, Hà Nội, 1990
11 Phan Cự Đệ, Thơ Hàn Mặc Tử, NXBKHXH, Hà Nội, 1994
12 Phan Cự Đệ, Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945, NXBGD, Hà Nội, 1997
Trang 1013 Nguyễn Đăng Điệp, Tìm hiểu phong cách thơ Nguyễn Bính trước cách mạng, Luận văn thạc sĩ, 1991
14 Nguyễn Văn Đường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, NXB Hà Nội
15 Trịnh Đường, Huy Cận và lửa thiêng, TCVH 1/1993
16 Lê Bá Hân, Thơ mới - Thẩm bình và suy ngẫm, NXBGD, 1998
17 Sóng Hồng, Thơ, NXBVH, HN, 1996
18 Nguyễn Thị Thanh Hương, Dạy học văn ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, 2001
19 Nguyễn Thị Thanh Hương, Phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học ở trường PTTH, NXBGD, 1998
20 Nguyễn Thanh Hùng, Định hướng giảng dạy tác phẩm trữ tình, Tạp chí NCGD 3/1991
21 Nguyễn Thanh Hùng, Rèn luyện năng lực đọc hiểu, NXBGD
22 Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, NXBGD
23 Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu văn, dạy văn, NXBGD
24 Lê Quang Hưng, Cái tôi độc đáo tích cực của Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới, Tạp chí văn học 5/1990
25 Lê Quang Hưng, Giảng dạy thơ lãng mạn 1039-1945 ở trường PTTH, Tạp chí văn học số 2, 1992
26 Lê Quang Hưng, Khai thác vẻ đẹp thơ ca lãng mạn, NCGD
27 Huy Cận - về tác giả, tác phẩm, NXBGD, 2001
28 Hoài Thanh-Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXBVH, Hà Nội, 1995