1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Gắn kết quả nghiên cứu với đào tạo nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học của giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập ( nghiên cứu trường hợp trường đại học quốc tế hồng bàng)

13 326 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 238,16 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- NGUYỄN DIỆU NGUYỆT THU GẮN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỚI ĐÀO TẠO NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN DIỆU NGUYỆT THU

GẮN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỚI ĐÀO TẠO NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN DIỆU NGUYỆT THU

GẮN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỚI ĐÀO TẠO NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MÃ SỐ: 60.34.04.12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xuân Hằng

Hà Nội, 2016

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9

3 Mục tiêu nghiên cứu 13

4 Phạm vi nghiên cứu 14

5 Chọn mẫu khảo sát 14

6 Câu hỏi nghiên cứu 14

7 Giả thuyết nghiên cứu 14

8 Phương pháp nghiên cứu 15

9 Kết cấu của Luận văn 15

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GẮN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI ĐÀO TẠO 16

1.1 Khái quát về hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo 16

1.1.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học 16

1.1.1.1 Khoa học 16

1.1.1.2 Nghiên cứu khoa học 16

1.1.1.3 Phân loại hoạt động nghiên cứu khoa học 17

1.1.1.4 Hoạt động nghiên cứu khoa học 17

1.1.1.5 Kết quả nghiên cứu 19

1.1.1.6 Đặc điểm của nghiên cứu khoa học 19

1.1.1.7 Các nguồn lực nghiên cứu khoa học 21

1.1.2 Hoạt động đào tạo 25

1.1.2.1 Đào tạo 25

1.1.2.2 Chất lượng đào tạo 26

1.1.2.3 Giảng viên nguồn nhân lực đào tạo 29

1.1.2.4 Đặc điểm của đào tạo theo tín chỉ 31

1.2 Mối quan hệ giữa hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo 34

1.2.1 Mục đích nghiên cứu khoa học 34

1.2.1.1 Nghiên cứu mở rộng kiến thức 35

1.2.1.2 Nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới 35

1.2.1.3 Nghiên cứu phục vụ nâng cao chất lượng giảng dạy 35

Trang 4

1.2.2 Tầm quan trọng của việc gắn kết quả nghiên cứu với đào tạo 36

1.3 Những yếu tố tác động đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên 38

* Tiểu kết Chương 1 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG 40 2.1 Tổng quan về Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 40

2.1.1 Sơ lược lịch sử phát triển trường 40

2.1.2 Cơ cấu tổ chức trường 41

2.2 Các nguồn lực trong việc tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo của giảng viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 42

2.2.1 Nguồn nhân lực 42

2.2.2 Nguồn vật lực 45

2.2.3 Nguồn tài lực 46

2.2.4 Nguồn tin lực 47

2.3 Thực trạng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học với đào tạo của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 49

2.3.1 Hoạt động tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học 49

2.3.2 Hoạt động triển khai các chương trình, đề tài khoa học 50

2.3.3 Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu và sản xuất các ấn phẩm khoa học 51

2.3.4 Nhận thức của giảng viên về hoạt động nghiên cứu khoa học 51

2.3.5 Động cơ tham gia nghiên cứu khoa học của giảng viên 51

2.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên 53

2.3.7 Khó khăn trong hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên 53

2.3.8 Nguyên nhân giảng viên chưa tích cực tham gia nghiên cứu khoa học 54

2.3.9 Đánh giá chung 55

* Tiểu kết Chương 2 57

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG QUY CHẾ ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀO ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG 58

3.1 Quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học 58

Trang 5

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 58

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 59

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 59

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 60

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 60

3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 61

3.2 Vai trò của Quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học 61

3.3 Đề xuất các nội dung của quy chế 62

* Tiểu kết Chương 3 81

KẾT LUẬN 83

KHUYẾN NGHỊ 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 88

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Tham gia lớp Cao học Quản lý Khoa học và Công nghệ, với sự giảng dạy tận tình của quý thầy/cô Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội đã bổ sung cho tôi một số kiến thức về hoạt động khoa học và công nghệ

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Phạm Xuân Hằng, Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội đã hết lòng giúp đỡ

và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này

Trân trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Văn Hải, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, TS Trịnh Ngọc Thạch, TS Đào Thanh Trường, TS Nguyễn Mạnh Dũng, đã tận tình góp ý cho việc nghiên cứu, viết báo cáo góp phần hoàn chỉnh luận văn

Chân thành cảm ơn quý thầy/cô Khoa Khoa học Quản lý, Phòng Đào tạo Sau đại học của Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH KHXH&NV TP.Hồ Chí Minh, các anh/chị học viên Cao học ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ khóa QH-2012-X đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt khóa học

Tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Nhà Trường , quý thầy/cô và các đồng nghiệp của Trường ĐHQT Hồng Bàng đã hỗ trợ cho việc cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn thành luận văn

Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh/chị học viên Cao học ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ khóa QH-2012-X đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này./

Học viên

Nguyễn Diệu Nguyệt Thu

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cultural Organization

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Mô hình tổ chức Trường ĐHQT Hồng Bàng 42

Bảng 2.2: Độ tuổi và giới tính 43

Bảng 2.3: Thâm niên công tác của giảng viên 44

Bảng 2.4: Cơ cấu trình độ chuên môn, học hàm, học vị 44

Bảng 2.5: Kinh phí của trường ĐHQT Hồng Bàng các năm 47

Bảng 2.6: Số lượng các bài báo cáo của giảng viên trường ĐHQT Hồng Bàng 50

Bảng 2.7: Nhận thức của giảng viên về hoạt động NCKH 51

Bảng 2.8: Động cơ tham gia NCKH của giảng viên 52

Bảng 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động NCKH của giảng viên 53

Bảng 2.10: Nguyên nhân giảng viên chưa tích cực tham gia NCKH 54

Bảng 3.1: Số giờ nhiệm vụ tham gia NCKH của giảng viên 69

Bảng 3.2: Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên 69

Bảng 3.3: Khung định mức quy ra giờ chuẩn 70

Bảng 3.4: Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên được bổ nhiệm công tác khác 71

Bảng 3.5: Khung định mức giờ chủ nhiệm 71

Bảng 3.6: Bảng đối tượng miễn giảm 71

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, bất cứ một trường đại học nào cũng đều có hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất đó là đào tạo và NCKH Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu

cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của nhà trường, trong đó việc đẩy mạnh giảng viên nhà trường tích cực tham gia các hoạt động NCKH là một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội

Thực tiễn và lý luận đều chứng minh một cách rõ ràng rằng, NCKH và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau NCKH tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở trên lớp Ngược lại, công tác giảng dạy phản ánh kết quả của hoạt động NCKH Do vậy, có thể khẳng định rằng, cùng với hoạt động giảng dạy, NCKH là thước đo năng lực chuyên môn của GV

Ở các trường đại học ngoài công lập luôn song hành hai hoạt động giảng dạy

và NCKH, hai hoạt động này bổ trợ cho nhau Không thực hiện tốt hoạt động NCKH thì không thể nói đến chất lượng đào tạo cao, trong khi chất lượng đào tạo quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi trường Tham gia hoạt động NCKH vừa

là tiêu chuẩn vừa là nhiệm vụ đối với mỗi GV

Vì vậy, hoạt động này có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với cả nhà trường

và GV Đây là con đường ngắn và nhanh nhất, tiết kiệm nhất để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực đó chính là đẩy mạnh các hoạt động NCKH trong trường đại học Khi uy tín thương hiệu đã được xã hội thừa nhận thông qua chất lượng đào tạo thì nhà trường không chỉ thuận lợi trong tuyển sinh đầu vào mà cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp cũng tăng cao Đây cũng là điều kiện để tăng cường quan hệ hợp tác, liên kết quốc tế về đào tạo và NCKH cũng sẽ được mở rộng

Trang 10

Bên cạnh đó kết quả hoạt động NCKH của nhà trường là một tiêu chuẩn quan trọng trong kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT để xếp loại nhà trường Nếu không thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn này sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín, thương hiệu nhà trường với xã hội

Trong nhà trường nhiệm vụ của người thầy là truyền thụ kiến thức mới cho người học nên trước tiên người thầy phải nghiên cứu, tìm tòi để hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về vấn đề mà mình định giảng dạy sau đó người thầy phải tìm ra phương pháp tối ưu để giúp người học tiếp thu tốt Như vậy, một bài giảng hay là kết quả của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc và công phu Bên cạnh đó thông qua hoạt động NCKH sẽ giúp cho GV tự tin hơn trong công việc, tự khẳng định mình với đồng nghiệp, với người học và xã hội

Tham gia hoạt động NCKH là cách tự bồi dưỡng tốt nhất để GV tự nâng cao trình độ Thông qua hoạt động NCKH mỗi GV nhận ra hạn chế vốn tri thức của mình để kịp thời khắc phục, bổ sung và hoàn thiện Với sự phát triển nhanh chóng của KH&CN, kiến thức đã có sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu, chỉ có thông qua hoạt động NCKH mới bắt buộc GV tự tìm tòi, cập nhật kiến thức mới và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, khi đó sản phẩm có được là các bài giảng chất lượng cao, tài liệu giảng dạy, sách giáo khoa chuyên ngành hoặc các công trình, bài báo khoa học…luôn mới phù hợp với thực tiễn

Tuy nhiên, trên thực tế giáo dục hiện nay ở nước ta đang thể hiện sự bất cập giữa NCKH và giảng dạy trong đội ngũ GV Nhiểu GV trong trường đại học thường theo đuổi hướng nghiên cứu khác xa với môn học do mình đảm nhiệm nên mục tiêu “bổ sung cho nội dung giảng dạy” sau khi nghiên cứu không đem lại kết quả Cũng tương tự như vậy, trong một số trường đại học chưa gắn kết, sử dụng các kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác giảng dạy Người giảng dạy vẫn giảng dạy, còn người nghiên cứu vẫn nghiên cứu một cách độc lập và tách rời

Trang 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Phạm Tuấn Anh (2010), Biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng, Luận văn Ths Ngành Quản lý giáo dục

2 Lê Hữu Ái, Lâm Bá Hòa (2010), NCKH - yêu cầu bắt buộc đối với đội ngũ GV trong các Trường Đại học, Tạp chí KH&CN, Đại học Đà Nẵng, số 04/2010 (39)

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

gia Hà Nội

5 Nguyễn Đình Chương (2011), Chính sách khuyến khích giảng viên trẻ tham gia NCKH, Luận văn Ths Ngành Quản lý KH&CN

6 Lê Yên Dung (2010), Mô hình quản lý hoạt động NCKH trong đại học đa ngành

đa lĩnh vực, Luận án TS Ngành Quản lý giáo dục

7 Vũ Cao Đàm (2005), Đánh giá nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khọc và Kỹ

thuật Hà Nội

8 Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà

xuất bản Giáo dục Việt Nam

9 Đại học Hồng Bàng (2010), Thông báo (V/v Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học năm 2010), số: 18/ TB-DHB

10 Đại học Hồng Bàng (2010-2015), Báo cáo V/v thực hiện công tác nghiên cứu khoa học năm học 2010 - 2015, số 15/BC-ĐTN

11 Đại học Hồng Bàng (2011), Quyết định Tặng giấy cho các tập thể và cá nhân tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp xuất sắc năm 2011, số159/ DHB

12 Đại học Hồng Bàng (2012),Tạp chí khoa học, số 1&2

Trang 12

13 Đại học Hồng Bàng (2012), Báo cáo tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn của Bộ

Giáo dục và Đào tạo

114 Đại học Hồng Bàng (2012), Thông báo V/v Bổ sung trao giải thưởng tập thể thực hiện tác nghiên cứu khoa học và mức hỗ trợ giảng viên hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học năm 2012, số 28/TB-DHB

15 Đại học Hồng Bàng (2014), Quyết định Khen thưởng những đề tài đạt giải của tập thể và cá nhân tích cực trong công tác NCKH năm 2014, số215/ DHB

16 Đại học Hồng Bàng (2014), Thông báo (Tổ chức hội nghị tổng kết nghiên cứu khoa học năm 2014), số: 22 /DHB

17 Đại học Hồng Bàng (2015), Thông báo V/v thực hiện tác nghiên cứu khoa học năm 2015, số 31/TB-DHB

18 Bùi Hiền (chủ biên), Vũ Văn Tảo, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh

(2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách Khoa

19 Nguyễn Ngọc Hòa (2007), Đánh giá hoạt động giảng dạy và NCKH của GV Đại học, Tạp chí luật học, số 7/2007, tr 71-74

20 Trần Thị Hồng (2012), Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả NCKH của ngành khoa học xã hội tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, Luận văn Ths Ngành Quản lý KH&CN

21 http://vi.wikipedia.org

22 Bảo Huy (2007), Giáo trình Phương pháp tiếp cận khoa học, Bộ GD&ĐT -

Trường Đại học Tây Nguyên

23 Vũ Đình Hùng, Trường ĐHQT Hồng Bàng, Báo cáo kết quả cuộc hội thảo,

“Thực trạng và giải pháp tạo động lực cho GV đại học tham gia NCKH và chuyển giao công nghệ”, Ngày 18/02/2010 tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ

GD&ĐT, PGS.TS.Trần Quang Qúy điều hành

24 Nguyễn Đức Minh (2013), Phát triển NCKH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Trường Đại học Hồng Bàng, Luận văn Ths Ngành Quản lý KH&CN 25

Trang 13

Nguyễn Thị Thanh Nga (2007), Quản lý hoạt động giảng dạy và NCKH của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Luận văn Ths Ngành Quản lý

Giáo dục

26 Phan Thị Tú Nga (2011), Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH của GV Đại học Huế, Tạp chí khoa học ĐH Huế, số 68/2011, tr

67-78

27 Võ Văn Nhị (2013), Một số ý kiến về tình hình NCKH trong các Trường Đại học ở nước ta, Kỷ yếu hội nghị khoa học

28 Nguyễn Chí Phương (2011), Nâng cao năng lực tổ chức NCKH của Trường Đại học Mở TP.HCM, Luận văn Ths Ngành Quản lý KH&CN

29 Quyết định số 64/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 28 tháng 11 năm 2008, của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc Ban hành quy định chế độ làm việc đối với giảng viên (5 Chương - 16 Điều)

30 Phan Quang Thế, Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo động lực cho sự phát triển năng lực cá nhân của người học, Tham luận tại hội thảo khoa học “Đào tạo liên

thông trong hệ thống tín chỉ”

31 Phạm Hồng Trang (2009), Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường đại học Lao động - Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn, Luận văn Ths Ngành Quản lý KH&CN

32 Vưu thị Thùy Trang (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của

GV Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM, Luận văn Ths Ngành Đo lường

và đánh giá trong giáo dục

33 Nguyễn Trọng Tuấn (2013), Thực trạng kĩ năng NCKH của GV ngoài công lập tại TP.HCM, Tạp chí khoa học ĐH Sư Phạm TP.HCM, số 50/2013, tr 23-28

34 Trần Mai Ước (2013), NCKH của GV - yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường ĐH trong giai đoạn hiện nay, Bản tin khoa học

và giáo dục, tr 4-7

Ngày đăng: 08/07/2016, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w