1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sơ bộ luận văn Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách tại Sở y tế Hà Nội

42 415 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 248,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ nhận thức nêu trên, cùng với mong muốn tìm hiểu và góp phần hoàn thiện công tác quản lý xây dựng cơ bản ngành y tế, đề tài: “Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ng

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TÁT

1 UBNDTP Ủy ban nhân dân thành phố

5 ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sở Y tế Hà Nội có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố quản

lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm: y tế dựphòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược cổ truyền, thuốc phòngbệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết

bị y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là

y tế) Chính vì vậy, trong những năm qua, được sự quan tâm của Thành ủy,Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, ngành Y tế đã triển khai thực hiện cácchương trình đề án, dự án, kế hoạch đầu tư phát triển y tế, từng bước nâng cấpphát triển ngành y tế vững mạnh, lĩnh vực hoạt động của ngành y tế ngàycàng được mở rộng, đem lại lợi ích không nhỏ cho nhân dân trên địa bàn thủ

đô nói riêng và các vùng lân cận nói chung

Nhiệm vụ chung của ngành y tế là phát triển hệ thống y tế hoàn chỉnhnhằm đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân thủ đô HàNội, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội

và của cả nước Phấn đấu để mọi người dân Thủ đô được hưởng các dịch vụ y

tế trình độ cao và chất lượng cao Y tế thủ đô phải là y tế tiên tiến, phải làtrung tâm công nghệ cao về y học của cả nước, phấn đấu hội nhập với cácnước tiên tiến trong khu vực về chất lượng, trình độ kỹ thuật; một số lĩnh vựcđạt trình độ các nước tiên tiến trên thế giới Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong,nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ trung bình, xây dựng được tập quán tốt về vệsinh phòng bệnh Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, pháttriển tốt về thể chất, tinh thần và xã hội

Bên cạnh việc chăm sóc, khám, chữa và phòng chống dịch bệnh chonhân dân trên địa bàn Thủ đô, ngành y tế cũng không ngừng quan tâm pháttriển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị của ngành theo đó công

Trang 3

tác đầu tư xây dựng cơ bản như sửa chữa và xây dựng mới trụ sở làm việc,mua sắm, lắp đặt trang thiết bị ngày càng được chú trọng nhằm đảm bảo điềukiện vật chất, làm việc tốt nhất cho cán bộ ngành y tế để có thể phục vụ nhucầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Trong tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam, nhu cầu

về đầu tư và xây dựng đặc biệt cho ngành y tế là rất lớn Như vậy, đầu tư xâydựng là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển xã hội.Với vị trí và tầm quan trọng của lĩnh vực đầu tư xây dựng đối với nền kinh tếquốc dân thì vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này là hết sức to lớn.Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi và đang trong quá trình thực hiện lộtrình hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề này càng mang tính cấp bách và cầnthiết hơn bao giờ hết

Bên cạnh những hạn chế, bất cập nêu trên, một số quy phạm pháp luậtliên quan đến đầu tư XDCB như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Đầu tưcông…và các Nghị định, Thông tư liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơbản cũng còn có những chồng chéo, khó thực hiện hoặc chưa có hướng dẫn rõràng nên đã có những tác động, ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tưXDCB nói chung, quản lý đầu tư XDCB tại cơ quan Sở Y tế Hà Nội

Xuất phát từ nhận thức nêu trên, cùng với mong muốn tìm hiểu và góp

phần hoàn thiện công tác quản lý xây dựng cơ bản ngành y tế, đề tài: “Quản

lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội”

được lựa chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lýkinh tế, chương trình định hướng thực hành

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Quản lý dự án đầu tư nói chung, quản lý dự án đầu tư XDCB nói riêng

là hoạt động thường xuyên và phổ biến ở hầu hết các ngành, các cơ quan, các

Trang 4

lĩnh vực nên chủ đề này luôn nhận được nhiều sự quan tâm trên nhiều phươngdiện ví như: văn bản quy phạm pháp luật, nghiên cứu khoa học.

Vì vậy, Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kếhoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảmbảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã đượcduyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mụcđích đề ra

Trên phương diện nghiên cứu khoa học, Quản lý dự án đầu tư XDCB

cũng là một chủ đề được đề cập khá phong phú, đa dạng với nhiều thể loạinhư sách, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, báo, tạp chí

2.1 Ở thể loại sách

Một số công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến vấn đềquản lý dự án đầu tư XDCB mà tác giả được biết đến như:

+ Trịnh Quốc Thắng (2007), “ Quản lý dự án đầu tư xây dựng”, Nhà

xuất bản Xây dựng Công trình nghiên cứu này đã đề cập một số vấn đề vềquản lý dự án đầu tư XDCB: Quản lý dự án là sự kết hợp tuyệt vời giữa khoahọc và nghệ thuật, do đó người quản lý dự án ngoài những kiến thức cơ bản

về khoa học quản lý, công nghệ quản lý, còn phải nắm vững nghệ thuật quản

lý Đó là sự đổi mới tư duy cần thiết để có thể nắm được những luận thứcmới, những tư tưởng mới của lý thuyết quản lý hiện đại Công trình cũngcung cấp những vấn đề cơ bản của quản lý dự án cũng như những công việc

cụ thể phải làm khi quản lý dự án đầu tư xây dựng

+ S Keoki Sears Glenn A Sears Richard H.Cloug (2011), “ Quản lý

dự án xây dựng – Cẩm nang hướng dẫn thực hành quản lý thi công tại công

trường”, Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh Cuốn sách được xem là

cẩm nang hướng dẫn toàn diện về quá trình hoạch định lịch trình dự án theophương pháp đường găng (CPM) Đây là sự kết hợp giữa các nguyên tắc nền

Trang 5

tảng cơ bản của phương pháp CPM với trọng tâm hướng đến quy trình lập kếhoạch dự án được thể hiện thông qua một dự án mẫu Nội dung chính nêu cácnguyên tắc lập kế hoạch và các bước hoạch định quy trình được áp dụng choquản lý từng loại dự án xây dựng.

2.2 Ở thể loại luận văn, luận án

Công tác quản lý dự án đầu tư XDCB cũng nhận được sự quan tâm nghiên cứu ở nhiều giác độ khác nhau, trong đó có thể kể đến một số côngtrình tiêu biểu như:

+ Phạm Trường Giang (2003), “ Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây

dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam” , Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại

học Kinh tế quốc dân

Trong nghiên cứu này, tác giả luận văn nhìn nhận quản lý dự án đầu tưxây dựng dưới góc độ quản lý vốn, công tác giải ngân cấp phát vốn, kiểm trakiểm soát việc cấp phát vốn, sử dụng vốn đầu tư xây dựng Luận văn đã hệthống hoá được những vấn đề lý luận về vốn đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản

và quản lý vốn đầu tư XDCB Phân tích một cách có hệ thống thực trạng côngtác quản lý vốn đầu tư XDCB của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Kiến nghị giảipháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB của BHXH Việt Nam

Do đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản,chỉ là một phần trong quản lý dự án đầu tư XDCB nên chưa đưa ra được cáinhìn tổng quan về quản lý vốn trong tổng thể quá trình quản lý dự án đầu tưxây dựng cơ bản

Trên cơ sở những nghiên cứu của tác giả Phạm Trường Giang, học viên

dự kiến sẽ coi quản lý vốn là một khâu trong trong tổng thể quản lý dự án đầu

tư xây dựng để góp phần hoàn thiện quản lý vốn một cách toàn diện hơn Nhờnắm rõ được quy trình quản lý cấp phát vốn mà có thể phát hiện ra những

Trang 6

khâu, những điểm có thể cải cách, sửa đổi, từ đó có thể đảm bảo được hiệuquả dự án đầu tư xây dựng.

+ Nguyễn Mạnh Hà (2012), Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu

tư xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng

Đề tài đề cập đến việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư của BộTổng tham mưu, đã đưa ra các cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp hoànthiện về công tác quản lý dự án tại Bộ Tổng tham mưu Phạm vi và đối tượngnghiên cứu của đề tài là về công tác quản lý dự án đầu tư tại một đơn vị sửdụng vốn ngân sách nhà nước trong quốc phòng

+ Hoàng Thị Ngọc Diệp (2013), Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệuquả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàntỉnh Quảng Ninh

Nội dung đề tài tập trung thống kê, mô tả quá trình tổ chức đầu tư xâydựng của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 đến 2010 Đề tài làm rõ một số vấn

đề về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Ninh; Qua đó, tác giả

đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựngtỉnh Quảng Ninh

Từ tình hình nghiên cứu các thể loại sách và luận văn có liên quan đến

đề tài luận văn, cho thấy “Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội” là một đề tài mới không trùng lặp với các

công trình nghiên cứu đã công bố Đề tài luận văn được hoàn thành sẽ gópphần làm phong phú thêm cho tình hình nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực đầu

tư xây dựng cơ bản và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong hoàn thiện công tácquản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại cơ quan Sở Y tế Hà Nội

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm rõ thực trạng công tác quản lý dự

án đầu tư xây dựng cơ bản tại Sở Y tế Hà Nội, giai đoạn 2007 - 2014 Trên

Trang 7

cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý

dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Sở Y tế Hà Nội

Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận vănđược xác định như sau:

- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản

lý dự án đầu tư XDCB

- Thu thập thông tin để thấy được thực trạng công tác quản lý dự án đầu

tư xây dựng cơ bản tại Sở Y tế Hà Nội

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

cơ bản tại Sở Y tế Hà Nội

- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động quản lý

dự án đầu tư XDCB tại Sở Y tế Hà Nội nói riêng, ngành y tế nói chung trongthời gian tới

4 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

cơ bản của Sở Y tế Hà Nội như một quy trình quản lý dự án bao gồm cáckhâu: lập dự án, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án ( thi công, giám sát về chấtlượng, tiến độ, an toàn lao động, chi phí, môi trường ) và kết thúc dự án

Trang 8

- Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý dự ánđầu tư xây dựng cơ bản tại Sở Y tế Hà Nội.

- Luận văn chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong việc quản lý dự án đầu

tư XDCB tại cơ quan này

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại

Sở Y tế Hà Nội trong thời gian tới (sau năm 2014)

6 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư XDCB tại Sở Y tế Hà Nội?

- Nguyên nhân khiến công tác quản lý dự án đầu tư XDCB tại Sở Y tế

Hà Nội còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả trong thời gian vừa qua?

- Cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao chất lượng, hiệu quảquản lý dự án đầu tư XDCB tại Sở Y tế Hà Nội?

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận

- Phương pháp luận duy vật biện chứng

- Thông qua phương pháp luận duy vật biện chứng sẽ giúp cho nghiêncứu có cái nhìn toàn diện, tổng thể từng khía cạnh của công tác quản lý dự ánđầu tư XDCB, trên cơ sở đó có sự đánh giá khách quan, chính xác, đồng thờinhận thức được các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án nói chung và quản

lý dự án đầu tư XDCB nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản

lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản

- Phương pháp định tính, định lượng

Qua việc thu thập thông tin, dùng phương pháp thống kê để mô tả, sosánh, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Sở Y tế

Hà Nội trong giai đoạn 2007-2014

7.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

- Nhóm các phương pháp thu thập thông tin: Phân tích tài liệu, phỏngvấn, trao đổi.

+ Phương pháp phân tích tài liệu là việc xem xét các thông tin có sẵn,nguồn số liệu thu thập được về dự án đầu tư xây dựng (ví như nguồn vốn, tiến

độ dự án, công tác giải ngân cấp phát vốn qua từng năm, ) để rút ra nhữngthông tin cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài

+ Phỏng vấn, trao đổi là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin giữangười đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin về dự án, công tácquản lý dự án như những bất cập trong công tác quản lý dự án đầu tư XDCBhay kinh nghiệm của các nhà quản lý đối với từng dự án Kết hợp với phỏngvấn, trao đổi là quan sát và lắng nghe để thu thập thông tin được chính xác,hiệu quả và khách quan hơn

- Phương pháp xử lý thông tin: thống kê, xác suất, sử dụng trợ giúp từmáy tính

Kết quả thu thập thông tin từ việc nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, traođổi tồn tại dưới hai dạng thông tin định tính và thông tin định lượng cần được

xử lý để xây dựng các luận cứ khoa học về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơbản Các phương pháp thường được sử dụng là thống kê, xác suất, toán kinh

tế và sử dụng máy tính vào công tác nghiên cứu

8 Đóng góp của Luận văn

8.1 Về mặt lý luận

Luận văn đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về dự án có vốn đầu tư từ ngânsách; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án Đặc biệt đisâu vào nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Sở Y tế Hà Nội

8.2 Về mặt thực tiễn

Mặc dù có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu viết về công tác quản lý

dự án Tuy nhiên, hiếm có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu thực tiễn

Trang 10

công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách tại cấp vĩ

mô (cấp quốc gia) cũng như cấp vi mô (cấp địa phương)

Do đó, luận văn, về mặt thực tiễn thông qua phân tích, đánh giá tổngquát về thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách.Trên cơ sở đó, tác giả nêu quan điểm và đề xuất một số giải pháp thiết thực,khả thi để tăng cương công tác quản lý dự án

9 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nộidung chính của đề tài được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.1.1 Khái quát chung về dự án đầu tư XDCB

1.1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư XDCB

Mục 11 Điều 4 Luật Đấu thầu định nghĩa: Dự án là tập hợp các đề xuất

để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêucầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định

Dự án đầu tư được hiểu là một tập hợp đề xuất cho việc bỏ vốn nhằmđạt được những lợi ích kinh tế hoặc xã hội đã đề ra trong giới hạn về thời gianhoặc nguồn lực đã được xác định

Mục 17 Điều 3 Luật Xây dựng định nghĩa: Dự án đầu tư xây dựng côngtrình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới,

mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển,duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thờihạn nhất định Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh

và phần thiết kế cơ sở

Dự án đầu tư xây dựng cơ bản là dự án đầu tư xây dựng công trìnhnhằm tạo ra các công trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư nhằmphục vụ sự phát triển của xã hội Đầu tư xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực sảnxuất vật chất tạo ra các tài sản cố định và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật chotoàn xã hội

Như vậy, dù xét theo bất kỳ góc độ nào, một dự án đầu tư XDCB đềubao gồm các vấn đề chính sau đây:

- Mục tiêu của dự án: Bao gồm mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài + Mục tiêu trước mắt: Là các mục đích cụ thể cần đạt được của việcthực hiện dự án

Trang 12

+ Mục tiêu lâu dài: Là sự tăng trưởng phát triển về số lượng, chất lượngsản phẩm dịch vụ hay các lợi ích xã hội do thực hiện dự án đầu tư mang lại.

- Các kết quả của dự án: Đó là các tài sản cố định của dự án, được tạo

ra từ các hoạt động xây dựng của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thựchiện được các mục tiêu của dự án

- Các hoạt động của dự án: Là những nhiệm vụ hoặc hành động đượcthực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định Những nhiệm vụ hoặchành động này gắn với một thời gian biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộphận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án

- Các nguồn lực của dự án: Đó chính là các nguồn lực về vật chất, tàichính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động dự án Các nguồn lựcnày được biểu hiện dưới dạng giá trị chính là vốn đầu tư XDCB của dự án

Trong các thành phần trên thì các kết quả được coi là cột mốc đánhdấu tiến bộ của dự án ĐTXDCB Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án phảithường xuyên theo dõi đánh giá kết quả đã đạt được Những hoạt động nào cóliên quan trực tiếp với việc tạo ra các kết quả được coi là hoạt động chủ yếuphải được đặc biệt quan tâm

1.1.1.2 Phân loại dự án đầu tư XDCB

Với khái niệm về dự án đầu tư XDCB như trên, thì việc phân loại dự ánđầu tư XDCB có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý dự án Hiện nay có haicách tiếp cận phân loại dự án đầu tư XDCB đó là theo tính chất, quy mô đầu

tư và theo nguồn vốn đầu tư Tại Điều 2 Nghị định 12/2009/NĐ-CP phân loại

cụ thể như sau:

* Theo tính chất và quy mô đầu tư:

Các dự án, công trình có một trong năm tiêu chí sau đây là dự án, côngtrình quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu

tư (Nghị quyết 66/2006/NQ-QH11):

Trang 13

1 Quy mô vốn đầu tư từ hai mươi nghìn tỷ đồng Việt Nam trở lên đốivới dự án, công trình có sử dụng từ ba mươi phần trăm vốn nhà nước trở lên.

2 Dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khảnăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

a) Nhà máy điện hạt nhân;

b) Dự án đầu tư sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đấtrừng phòng hộ đầu nguồn từ hai trăm ha trở lên; đất rừng phòng hộ chắnsóng, lấn biển từ năm trăm ha trở lên; đất rừng đặc dụng từ hai trăm ha trởlên, trừ đất rừng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; đất rừng sản xuất

5 Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệtcần được Quốc hội quyết định

Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm: A, B, C để phân cấp quản

lý Đặc trưng của mỗi nhóm được qui định cụ thể như sau:

- Các dự án nhóm A: Là các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốcphòng có tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội quantrọng, dự án sản xuất các chất độc hại, chất nổ, khai thác chế biến khoáng sảnquý hiếm (không phụ thuộc quy mô vốn đầu tư) hoặc là các dự án có mức vốnđầu tư ở mức nhất định tuỳ thuộc từng ngành Các dự án nhóm A quan trọngphải do Quốc hội thông qua và quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tạiNghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình

Trang 14

- Các dự án nhóm B và C: Bao gồm các dự án có tính chất tương tự nhưcác dự án nhóm A nhưng có quy mô đầu tư nhỏ hơn (Phụ lục I phân loại dự

án đầu tư xây dựng công trình - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình)

* Theo nguồn vốn đầu tư:

- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu

tư phát triển của Nhà nước

- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước

- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗnhợp nhiều nguồn vốn

Với hai cách tiếp cận phân loại dự án đầu tư XDCB như vậy, ở luậnnày học viên chọn tiếp cận theo nguồn vốn đầu tư, đi sâu nghiên cứu các dự

án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn của doanh nghiệp có nguồngốc từ ngân sách nhà nước

1.1.1.3 Đặc điểm dự án đầu tư XDCB

Dự án có tính thay đổi: Dự án xây dựng không tồn tại một cách ổn địnhcứng, hàng loạt phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực thi donhiều nguyên nhân (nguyên nhân bên trong và bên ngoài)

Dự án có tính duy nhất: Mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt lại đượcthực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gian,thời gian và môi trường luôn thay đổi

Dự án có hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đều có điểm khởiđầu và kết thúc rõ ràng và thường có một số kỳ hạn có liên quan

Quy mô của mỗi dự án là khác nhau và được thể hiện một cách rõ ràngtrong mỗi dự án vì điều đó quyết định đến việc phân loại dự án và xác địnhchi phí của dự án

Trang 15

Dự án có liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau: Triển khai dự án làmột quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục đích cụthể nhất định, chính vì vậy để thực hiện được nó chúng ta phải huy độngnhiều nguồn lực khác nhau, việc kết hợp hài hoà các nguồn lực đó trong quátrình triển khai là một trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả dự án.

1.1.2 Khái quát chung về quản lý dự án đầu tư XDCB

1.1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư XDCB

Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực

và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoànthành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được cácyêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng nhữngphương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép

Theo khoản 1 Điều 66 Luật Xây dựng thì Quản lý dự án đầu tư xâydựng cơ bản bao gồm: quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xâydựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trinh, quản lý an toàn laođộng trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng…

1.1.2.2 Các hình thức quản lý dự án đầu tư XDCB

Có nhiều mô hình tổ chức quản lý dự án Tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu

mà phân loại các mô hình tổ chức dự án cho phù hợp Cân cứ vào điều kiện nănglực của cá nhân, tổ chức và căn cứ vào yêu cầu của dự án có thể chia hình thức

tổ chức quản lý dự án thành hai nhóm chính là hình thức thuê tư vấn quản lý dự

án và hình thức chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án

a Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộmáy của cơ quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự ánhoặc giao cho Ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thựchiện dự án cụ thể như sau:

Trang 16

- Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng

bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án Mô hìnhnày được áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng,khi bộ máy của chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án

Chủ đầu tư sử dụng pháp nhân của mình để trực tiếp quản lý thực hiện

dự án, phải có quyết định cử người tham gia quản lý dự án và phân công nhiệm

vụ cụ thể, trong đó phải có người trực tiếp phụ trách công việc quản lý dự án.Những người được cử tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệmhoặc chuyên trách

- Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mìnhtrực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án

Việc thành lập Ban quản lý dự án phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:+ Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc chủđầu tư Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án do chủ đầu tư giao

+ Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhâncủa chủ đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án

+ Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án bao gồm giám đốc (hoặcTrưởng ban), các phó giám đốc (hoặc Phó trưởng ban) và lực lượng chuyênmôn, nghiệp vụ Cơ cấu bộ máy của Ban quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm

vụ được giao và bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiếtkiệm chi phí Các thành viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độchuyên trách hoặc kiêm nhiệm

+ Một Ban quản lý dự án có thể được giao đồng thời quản lý thực hiệnnhiều dự án nhưng phải bảo đảm từng dự án được theo dõi, ghi chép riêng vàquyết toán kịp thời theo đúng quy định của pháp luật

Trang 17

+ Ban quản lý dự án hoạt động theo Quy chế do chủ đầu tư ban hành,chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạnđược giao.

+ Chủ đầu tư phải cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm traBan quản lý dự án thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ để bảo đảm dự án được thựchiện đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt Chủ đầu tư phải chịu tráchnhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theoquy định của pháp luật, kể cả những công việc đã giao cho Ban quản lý dự ánthực hiện

Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án nếu có đủ điều kiện năng lực theo quyđịnh thì được tự thực hiện những công việc thuộc dự án như: lập, thẩm địnhthiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng; kiểm địnhchất lượng công trình xây dựng, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được thuê các

tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện những công việc thuộc phạm vi quản lýthực hiện dự án

b Hình thức Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành

- Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư ký hợpđồng thuê một pháp nhân khác làm Tư vấn quản lý dự án Trong trường hợpnày, Chủ đầu tư phải cử cán bộ phụ trách, đồng thời phân giao nhiệm vụ chocác đơn vị thuộc bộ máy của mình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủđầu tư và quản lý việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án

Tư vấn QLDA phải có đủ năng lực phù hợp với công việc đảm nhậntheo quy định tại Nghị định số 12/CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình

Tư vấn QLDA thực hiện các nội dung quản lý thực hiện dự án theo hợpđồng ký với CĐT Hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án phải nêu rõ phạm vicông việc và nội dung quản lý; quyền hạn, trách nhiệm của tư vấn và của CĐT

Trang 18

Tư vấn QLDA có trách nhiệm tổ chức bộ máy và cử người phụ trách đểtrực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng đã ký vớiCĐT Tư vấn QLDA phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn củangười phụ trách và bộ máy của tư vấn trực tiếp thực hiện quản lý dự án cho chủđầu tư biết và thông báo tới các nhà thầu khác và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tư vấn QLDA được thuê thêm tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện một

số phần việc quản lý thực hiện dự án, nhưng phải được CĐT chấp thuận

1.1.2.3 Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư XDCB

tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước:

Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư làmột trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy bannhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước;

Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủyban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụngcông trình

b Tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng

Tư vấn xây dựng là một loại hình tư vấn đa dạng trong công nghiệp xâydựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn Tư vấn xây dựng giúp chokhách hàng ( là các chủ đầu tư xây dựng) tổ chức việc khảo sát xây dựng, thiết

Trang 19

kế xây dựng và tổ chức đấu thầu để mua sắm thiết bị đầu tư, đấu thầu xây lắpcông trình,giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu công việc đã hoàn thành

c Doanh nghiệp xây dựng

Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng

ký kinh doanh về xây dựng Doanh nghiệp xây dựng có mối quan hệ với rấtnhiều đối tác khác nhau nhưng trực tiếp nhất là CĐT Doanh nghiệp chịu sựkiểm tra giám sát thường xuyên về chất lượng công trình xây dựng của CĐT,

tổ chức thiết kế, cơ quan giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý

Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm sau:

- Tổ chức công trường xây dựng để thi công xây dựng công trình

- Chịu trách nhiệm quản lý về: chất lượng thi công xây dựng, an toànlao động và bảo vệ môi trường

- Phát hiện những sai sót hoặc chưa hợp lý của thiết kế để kiến nghị vớichủ đầu tư đề nghị thiết kế lại

- Đề xuất với chủ đầu tư những phát sinh của công việc do những lý dokhách quan, chủ quan hay bất khả kháng để xử lý kịp thời nhằm đảm bảo chấtlượng công trình hoặc làm cho công trình hợp lý hơn

- Chịu sự giám sát của các chủ thể: Nhà nước, chủ đầu tư, tư vấn giámsát và của nhân dân

- Nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng

- Thanh quyết toán với chủ đầu tư

- Lập hồ sơ bản vẽ hoàn công

- Bảo hành công trình theo quy định

- Giải quyết các vấn đề khác có liên quan đến dự án

- Nhà thầu xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng xây dựng côngtrình, chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ của nhà thầu trong suốt quá trình thi

Trang 20

công, chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư qua các thỏa thuận đã ký trong hợpđồng xây dựng và chịu trách nhiệm với Nhà nước bằng pháp luật.

d Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cảnước

- Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhấtquản lý nhà nước về xây dựng

- Các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn củamình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước

về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ

e Mối quan hệ của CĐT với các đơn vị liên quan

CĐT là chủ thể chịu trách nhiệm xuyên suốt trong quá trình hình thành

và quản lý dự án đầu tư xây dựng, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tổchức tham gia quản lý và chịu sự quản lý của nhiều Bộ, ngành, các cơ quanliên quan mà trực tiếp là người quyết định đầu tư

1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

1.2.1 Nội dung quản lý dự án đầu tư XDCB

1.2.2.1 Quản lý vĩ mô đối với dự án đầu XDCB

Quản lý vĩ mô hay quản lý nhà nước đối với dự án bao gồm tổng thểcác biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố của quá trình hình thành, thựchiện và kết thúc dự án

Trong quá trình triển khai dự án, Nhà nước mà đại diện là các cơ quanquản lý nhà nước về kinh tế luôn theo dõi chặt chẽ, định hướng và chi phốihoạt động của dự án nhằm đảm bảo cho dự án đóng góp tích cực vào việcphát triển kinh tế xã hội Những công cụ quản lý vĩ mô chính của Nhà nước

để quản lý dự án bao gồm các chính sách, kế hoạch, quy hoạch như chính

Trang 21

sách về tài chính, tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, chính, sách đầu tư, chính sách thuế,

hệ thống luật pháp, những quy định về chế độ kế toán, bảo hiểm, tiền lương

Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển và cáchoạt động xây dựng

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật vềxây dựng

- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng

- Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng

- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng

- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý viphạm trong hoạt động xây dựng

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xâydựng

- Đào tạo nguồn lực cho hoạt động xây dựng

- Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

1.2.2.2 Quản lý vi mô đối với dự án đầu XDCB

Quản lý dự án ở tầm vi mô là quản lý các hoạt động cụ thể của dự án

Có nhiều cách tiếp cận quản lý dự án, song trong luận văn này, quản lý dự ánđược nghiên cứu tiếp cận theo quy trình quản lý Nó bao gồm nhiểu khâucông việc như lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát các hoạt động của dự án.Quản lý dự án bao gồm hàng loạt vấn đề như quản lý thời gian, chi phí, nguồnvốn đầu tư, rủi ro, quản lý hoạt động mua bán Quá trình quản lý được thựchiện trong suốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn vận hành cáckết quả của dự án Trong từng giai đoạn, tuy đối tượng quản lý cụ thể có khácnhau nhưng đều phải gắn với ba mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý dự ánlà: thời gian, chi phí và kết quả hoàn thành

Ngày đăng: 24/09/2023, 15:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
22. Ngô Lê Minh (2008), “Quản lý dự án đầu tư xây dựng”, Tạp chí Xây dựng - Bộ Xây dựng, Khoa Kiến trúc quy hoạch, Đại học Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý dự án đầu tư xây dựng
Tác giả: Ngô Lê Minh
Năm: 2008
4. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;II. Chính phủ Khác
5. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 33/2007/TT-BXD ngày 9 tháng 4 năm 2007 hướng dẫn quyết toán vốn hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, Hà Nội Khác
6. Chính phủ (2009), Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Hà Nội Khác
7. Chính phủ (2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội Khác
8. Chính phủ (2010), Nghị định 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát đánh giá đầu tư Khác
9. Chỉ thị số 374/CT-TTg ngày 24/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước năm 2010 Khác
10.Chính phủ (2013), Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng Khác
11. Chính phủ (2014), Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 về Quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu Khác
12. Chính phủ (2015), Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Khác
13. Chính phủ (2015), Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 về quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;III. Bộ, ngành Khác
14.Bộ Xây dựng (2009), Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội Khác
15. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước, Hà Nội;IV. Khác Khác
16. Phạm Trường Giang (2003), Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Phòng Kế hoạch Tài chính - Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An Khác
17. Nguyễn Mạnh Hà (2012), Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng Khác
18. Hoàng Thị Ngọc Diệp (2013), Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Khác
19. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Khác
20. Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng năm 2030 Khác
21. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Ngành y tế Thủ đô giai đoạn 2016-2020 Khác
23. S. Keoki Sears Glenn, A. Sears Richard H.Cloug (2011), Quản Lý Dự Án Xây Dựng - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành Quản Lý Thi Công Tại Công Trường, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh;Website Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w