Dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước; định hướng phát triển của Việt Nam; chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội.
2.1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
Việc xác định vấn đề cần nghiên cứu là nhiệm vụ tối quan trong trong việc triển khai Luận văn, đó là cơ sở, là tiền đề, căn cứ để tác giả tìm hiểu các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó có định hướng, quan điểm và lập trường rõ ràng về vấn đề cần nghiên cứu.
2.1.2. Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý luận của vấn đề là cơ sở để cho tác giả tìm hiểu về thực trạng vấn đề nghiên cứu so với lý luận đã được đưa ra, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng trên cơ sở khung lý luận đã đề ra.
2.1.3. Tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu
Tìm hiểu tổng quan của tình hình nghiên cứu cho tác giả có cái nhìn như một bức tranh tổng thể và toàn diện hơn về vấn đế quan tâm. Đồng thời, qua tìm hiểu sẽ cho thấy được những khoảng trống hay những thiếu sót mà chưa nghiên cứu, đề cập.
2.1.4. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính có tác dụng tốt trong việc định hướng và xác minh các vấn đề cần tìm hiểu sâu. Trong phạm vi đề tài này, tác giả lựa chọn hình thức nghiên cứu định tính từ các thông tin thứ cấp
Các thông tin, tài liệu cho vấn đề được thu thập từ:
- Báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư của Sở Y tế Hà Nội; Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội; Sở Tài chính Hà Nội.
- Báo cáo nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước.
2.1.5. Ngiên cứu định lượng
Mục đích nghiên cứu định lượng nhằm xác minh lại các vấn đề đã tìm hiểu thông qua các tài liệu thứ cấp. Ngoài ra, nghiên cứu định lượng cũng có
thể bổ sung các vấn đề còn thiếu hoặc làm rõ hơn những nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Luận văn sử dụng nghiên cứu định lượng cho phép thông qua tất các bảng thống kê về số lượng dự án do Sở Y tế Hà Nội làm chủ đầu tư và các số liệu liên quan đến các dự án này như tổng mức đầu tư, kết quả giảu ngân đạt được. Luận văn sử dụng phương pháp này để thông kê về thực trạng và phân tích các số liệu có tính định lượng để từ đó đánh giá việc quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội có căn cứ và có tính thuyết phục hơn.
2.2. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận để nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu việc quản lý nhà nước đối với việc quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách trước hết phải kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Vì vậy, tác giả luận văn đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu những tài liệu khoa học viết về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách và các công trình nghiên cứu liên quan. Trên cở sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, đặt trong điều kiện mới, luận văn tiếp tục hoàn thiện khung khổ lý luận để phân tích các vấn đề ở chương sau.
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả luận văn đã xuất phát từ việc nghiên cứu hai phạm trù cơ bản của đề tài là dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách và quản lý dự án đối với các dự án có nguồn ngân sách.
Phương pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiện cứu, nhưng khung khổ đó cần được kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó luận văn đã nghiên cứu kinh nghiêm quản lý dự án của một số cơ quan có dự án đầu tư bằng vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu vấn đề quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội không xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả, mà xuất phát từ những điều kiện khách quan và chủ quan. Do các quy luật khách quan chi phối.
2.2.1. Các phương pháp được sử dụng để thực hiện luận văn 2.2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
a) Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích ở trong cả 4 chương. Sử dụng phương pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao“? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được nghiên cứu và hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ.
b) Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố... để có cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng.
Chương 1, bằng phương pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra được những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu trước đó. Đây là cơ sở để luận văn vừa kế thừa được các thành tựu, vừa tránh được sự trùng lặp trong nghiên cứu.
Chương 3, từ việc phân tích thực trạng việc quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bảng bằng vống ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội, luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những khái quát về công tác quản lý dự án tại Sở Y tế Hà Nội
Trong Chương 4, phương pháp tổng hợp được sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Sở Y tế Hà Nội.
2.2.1.2. Lô gich và lịch sử
a) Phương pháp nghiên cứu: Là phương pháp nghiên cứu sự vật hiện tượng bằng việc sử dụng khái niệm, phạm trù và sử dụng sức mạnh tư duy để tìm ra các mối quan hệ bên trong, bản chất, các quy luật chi phối sự vận động, phát triển của các sự vật hiên tượng.
b) Phương pháp lịch sử: Được sử dụng kết hợp với phương pháp lô gich. Ở Chương 1, thực tiễn việc quản lý dự án bằng vốn ngân sách của một cơ quan khác để kiểm nghiệm những kết quả nghiên cứu bằng phương pháp lô gich.
2.2.1.3. Trừu tượng hóa khoa học
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng để nâng từ nhận thực kinh nghiệm lên thành nhận thức khoa học, từ trực quan sinh động lên tư duy trừu tượng. Để sử dụng phương pháp này, người ta thường tìm các biện pháp để loại bỏ những yếu tố, những quan hệ không bản chất để tập trung vào những yêu tố và quan hệ bản chất hơn của các sự vật và hiện tượng.
Trong kinh tế chính trị cũng như trong các khoa học xã hội nói chung, phương pháp trừu tượng hóa có ý nghĩa nhận thức lớn lao, đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, tách ra những điển hình, bền vững ổn định, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một đến bản chất ở trình độ sâu hơn hình thành những phạm trù và quy luật phản ánh những bản chất đó.
2.2.2. Nguồn số liệu và xử lý số liệu 2.2.2.1. Số liệu chung
Nguồn số liệu sử dung trong luận văn chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm:
- Số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội;
- Số liệu của Sở Tài chính Hà Nội;
- Số liệu của UBNH thành phố Hà Nội;
- Số liệu của Sở Y tế Hà Nội.
Nguồn dữ liệu bên ngoài để thực hiện luận văn: Ngoài ra luận văn còn sử dụng các nguồn tin thu thập được từ sách, báo, các trang web liên quan đến công trình nghiên cứu.
2.2.2.2. Xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được qua các nguồn, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã loại bỏ những tài liệu không có nguồn gốc rõ ràng hoặc không đáng tin cậy. Bằng phương pháp này, tác giả phân tích để hệ thống hóa
những lý luận thực tiễn, đánh giá tài liệu, kiểm chứng, để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ nguyên nhân làm sở sở đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội.
Các bước xử lý số liệu như sau:
Bước 1: Tìm hiểu và đọc các tài liệu như các báo cáo, các công trình nghiên cứu.
Bước 2: Tiến hành tổng hợp, đánh giá và phân loại các số liệu cũng như các tài liệu đã thu thập được.
Bước 3: Áp dụng các phương pháp đánh giá phân tích các số liệu cũng như dữ liệu thu thập được để đánh giá kết luận của đề tài, sử dụng sự trợ giúp của máy tính và một số phần mềm wrod, excel...
Chương 3