Để thực hiện mục tiêu chung đó, việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn là nhiệm vụ thường xuyên của ngành và của nhà trường. Chính vì thế hàng năm ngành giáo dục luôn tổ chức các hoạt động thể dục thể thao thông qua kì thi chọn học sinh giỏi thể dục thể thao. Vì vậy là giáo viên dạy thể dục, hàng năm ngoài việc dạy theo chương trình, chuẩn kiến thức năng quy định, giáo viên cần phải phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu để tham gia các kì thi chọn học sinh giỏi Thể dục thể thao ở các cấp. Tôi đã thực hiện “Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Thể dục nội dung thể dục AEROBICS”cho học sinh trường tiểu học Nga Hưng.
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên xã hội chủ nghĩa Giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân Ở bậc Tiểu học cần giáo dục cho các em biết yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công Cách dạy phải nhẹ nhàng vui vẻ, không gò ép vào khuôn khổ của người lớn, phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khoẻ của các em
Với yêu cầu giáo dục hiện nay, chúng ta phải quan tâm đến giáo dục con người phát triển toàn diện Sự phát triển toàn diện được hiểu là sự phát triển không phiến diện mà phải phù hợp với quy luật tự nhiên về sinh lý và tâm lý, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học Nội dung Giáo dục Tiểu học được thể hiện một cách phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh của từng lớp Trong các môn học ở Tiểu học không thể không nói đến môn Thể dục
Để thực hiện mục tiêu chung đó, việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn là nhiệm vụ thường xuyên của ngành và của nhà trường Chính vì thế hàng năm ngành giáo dục luôn tổ chức các hoạt động thể dục thể thao thông qua kì thi chọn học sinh giỏi thể dục thể thao
Vì vậy là giáo viên dạy thể dục, hàng năm ngoài việc dạy theo chương trình, chuẩn kiến thức năng quy định, giáo viên cần phải phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu để tham gia các kì thi chọn học sinh giỏi Thể dục
thể thao ở các cấp Tôi đã thực hiện “Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Thể dục nội dung thể dục AEROBICS”cho học sinh trường tiểu học Nga Hưng.
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Trang 2I Cơ sở lý luận của vấn đề.
Trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng Mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc phát triên nhân cách Trong đó giáo dục thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục và phát triển thể chất cho HS Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều đến sức khoẻ HS, nhằm cung cấp cho HS những kiến thức vận động cơ bản, làm cơ sở cho HS rèn luyện thân thể, bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới, con người phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mĩ Chính
vì vậy khi dạy học môn Thể dục trên cơ sở Chuẩn kiến thức kỹ năng là quá trình dạy học bảo đảm mọi HS đều đạt Chuẩn của môn học Đó chính là quá trình hoạt động, tổ chức, hướng dẫn HS tập luyện theo chuẩn quy định, phát triển được sức khoẻ, thể lực cá nhân bằng những giải pháp phù hợp
Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3,4 nói riêng là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về tâm sinh lí, tư duy Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, đơn giản sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn Mọi sự vận động thể dục thể thao còn ở mức độ nhẹ nhàng mang tính chất khái niệm, mục đích nhằm rèn luyện sức khoẻ cho học sinh được đưa lên hàng đầu
II Thực trạng của vấn đề:
Môn Thể dục nói chung và nội dung Thể dục nhịp điệu AERBICS nói riêng
là một nội dung học cuốn hút được nhiều học sinh, nhất là đối với học sinh tiểu học, nó gắn liền với tâm sinh lí lứa tuổi, ham hoạt động và hiểu biết Các em học sinh dù ở miền xuôi hay miền núi, ở nông thôn hay thành thị đều rất thích hoạt động vui chơi Thể dục thể thao Việc lựa chọn và bồi dưỡng những học sinh để tham gia kì thi chọn học sinh giỏi môn Thể dục nhịp điệu AEROBICS chủ yếu
là đối tượng học sinh khối 3,4 Đây cũng là một nội dung rất mới mẻ đối với học sinh bậc tiểu học Chính vì thế khi lựa chọn học sinh tập luyện không những học sinh phải có năng khiếu Thể dục thể thao mà còn đòi hỏi học sinh phải có cả năng khiếu về âm nhạc Bởi vì ngoài việc tập động tác thể dục nhịp điệu các em còn phải tập theo nền nhạc và bài hát lựa chọn, việc tập luyện đòi hỏi cần phải
Trang 3có thời gian dài, quá trình tập luyện phải thường xuyên, rèn luyện kiên trì Do đó việc tập luyện cho học sinh cũng có những thuận lợi và còn gặp nhiều khó khăn:
- Về mặt thuận lợi:
+ Bản thân tôi luôn được Phòng Giáo dục và Đào tạo Nga Sơn tạo điều kiện thuận lợi, hàng năm thường xuyên cho đi học tập huấn cốt cán thông qua các chuyên đề Năm 2011 bản thân tôi được tham gia lớp chuyên đề tập huấn môn Thể dục AEROBICS
+ Bên cạnh đó khi triển khai tập huấn cho học sinh, tôi cũng luôn được sự ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường cùng các đồng nghiệp
+ Trong tập luyện đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ
+ Tuy rằng nội dung Thể dục AEROBICS là nội dung còn mới mẻ nhưng thu hút được nhiều học sinh tham gia tập luyện
- Về mặt khó khăn :
+ Đây là một nội dung học mới và bản thân tôi mới chỉ được học lớp chuyên đề trong một khoảng thời gian ngắn, bước đầu được làm quen với nội dung Vì vậy tôi cũng phải tự tìm tòi, học hỏi qua tài liệu và đồng nghiệp
+ Sân bãi tập luyện có nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện
+ Học sinh các em rất thích tập luyện nhưng là nội dung môn học mới, việc tập động tác các em phải tập theo nền nhạc và bài hát lựa chọn Mặt khác các em chưa được tập luyện thường xuyên từ các lớp dưới nên sự mềm dẻo, thể lực của các em còn yếu Vì vậy trong tập luyện cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn Qua thực tế tập huấn cho học sinh tôi nhận thấy rằng để rèn cho học sinh thực hiện đúng kỹ thuật động tác và đúng theo nền nhạc thì rất khó Nhiều học sinh tuy rằng đã được lựa chọn nhưng vẫn không thực hiện đúng kỹ thuật các động tác khó (Như động tác xoạc ngang, ke chân, chống đẩy ) Điều đó được thể hiện rõ qua kì thi chọn HS giỏi TDTT môn Thể dục nội dung AEROBICS năm học 2012-2013 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nga Sơn
- Kết quả khảo sát:
Trang 4+ Học sinh lớp 3,4 là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về tâm sinh lí,
tư duy Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, giản đơn sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn Các em rất hiếu động thường bắt chước các thao tác của giáo viên nên khả năng tập trung của các em chưa cao
+ Đối với học sinh lớp 3,4 thể lực của các em còn yếu, các em không thường xuyên được tập luyện nên không có độ mềm dẻo Mặt khác không phải học sinh nào cũng có năng khiếu TDTT và âm nhạc do đó việc tập luyện còn gặp nhiều khó khăn
+ Kết quả HSG TDTT nội dung AEROBICS năm học 2012 - 2013 so với các trường bạn như sau:
2 Trường TH Nga liên 2 2
+ Thực trạng đối tượng thực nghiệm khi chọn đội tuyển tập luyện học sinh thi TDTT nội dung thể dục AEROBICS cấp huyện, kết quả tập luyện các động tác của đội tuyển trường tiểu học Nga Hưng đạt được như sau
TT Tên động tác Tổng số
HS
Mức độ thực hiện các động tác
SL % SL % SL % SL %
Thông qua kì thi tôi đã thu được kết quả từ các đơn vị tham gia và qua đó tôi cũng nhìn thấy được những sai lầm khi học sinh thực hiện như : Thể lực của học sinh còn yếu đội hình chưa hợp lý, chưa khớp nhạc, thực hiện các động tác khó chưa đúng và chưa đều
III Giải pháp và tổ chức thực hiện.
Trang 5Từ thực trạng trên tôi nhận thấy rằng để chọn và bồi dưỡng HS giỏi TDTT nội dung thể dục AERBICS cần phải thực hiện các giải pháp sau:
1 Về nguồn lực con người:
1.1 Về giáo viên:
- Giáo viên phải được tập huấn về chuyên môn để nắm chắc về luật, cách lựa
chọn học sinh Bản thân mỗi giáo viên hàng ngày cũng phải rèn luyện các động tác để làm mẫu cho học sinh khi luyện tập
- Giáo viên phải nắm vững tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh tiểu học Từ đó
để lựa chọn đúng đối tượng, tập huấn đúng quy trình, khoa học
- Giáo viên phải lựa chọn bài tập,đội hình di chuyển hợp lý, nhạc phù hợp với đối tượng học sinh
- Lập kế hoạch cụ thể cho từng buổi tập
- Nên phối hợp cùng giáo viên nhạc trong việc tập luyện cho học sinh
1.2 Về học sinh:
Lựa chọn đúng đối tượng học sinh có năng khiếu là một việc làm hết sức quan trọng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi phân môn AEROBICS Khi lựa chọn giáo viên cần chú ý những đặc điểm sau đây:
- Thể hình: Học sinh phải đồng đều về chiều cao và thể lực Vì đây là nội dung thi đấu cả về năng khiếu lẫn nghệ thuật biểu diễn
- Năng khiếu: HS phải nhanh nhẹn, hoạt bát và có năng khiếu về âm nhạc
Vì khi HS tập luyện phải thực hiện đúng nhịp điệu động tác và đúng nền nhạc Nên việc lựa chọn HS để bồi dưỡng giáo viên phải lựa chọn số lượng học sinh nhiều hơn số học sinh quy định, sau đó cho các em tập luyện các bước AEROBICS cơ bản Từ đó giáo viên lựa chọn được những học sinh đạt với yêu câu trên để tập luyện
2 Rèn luyện thể lực cho học sinh:
- Khuyến khích học sinh và kết hợp với gia đình tạo thói quen rèn luyện thêm về thể lực cho các em vào mỗi buổi sáng bằng cách chạy bộ, nhảy dây, chống đẩy Ngoài ra trong tiết học tôi luôn áp dụng các trò chơi rèn luyện thể lực để học sinh nâng cao thể lực như chạy lò cò, thỏ nhảy
Trang 6- Cuối các buổi tập luyện tôi thường xuyên dành một khoảng thời gian 15 phút để rèn luyện thể lực cho học sinh như : Động tác chống đẩy, động ke chân, động tác xoạc Bởi vì đây là những động tác khó, vả lại tay và cơ của các em còn rất yếu nên phải thường xuyên cho các em rèn luyện
Ví dụ: Khi tập động tác chống đẩy tay các em còn yếu nên khi tập giáo viên phải cho học sinh giúp đỡ lẫn nhau Một học sinh thực hiện phải có một học sinh nâng dần cơ thể khi đẩy lên để giúp các em rèn luyện dần
3 Tập luyện đội hình:
Trong khi tập luyện bài tập AEROBICS ngoài việc tập động tác yêu cầu phải
di chuyển đội hình hợp lý, đứng đúng khoảng cách và di chuyển từ đội hình này sang đội hình khác chỉ thực hiện có 1 x 8 nhịp hoặc 2 x 8 nhịp Nên đòi hỏi phải
di chuyển phải nhanh nhẹn, đúng nhịp để kịp thời chuyển động tác bài tập Vì vậy khi tập luyện đội hình HS đang đứng từ đội hình này, khi muốn chuyển đang đội hình khác giáo viên phải chọn được các vị trí di chuyển cho học sinh hợp lý, làm sao cho học sinh di chuyển càng gần với vị trí đang đứng càng tốt
Ví dụ: Khi di chuyển từ đội hình 1 sang đội hình 2
ở trung tâm của sân vì vậy 2 số được giữ nguyên để làm chuẩn, các số khác di chuyển để hình thành đội hình mới Các số còn lại chỉ di chuyên một khoảng cách gần nhất để đến vị trí mới nhanh nhất, làm sao để khi di chuyển đến vị trí phải còn thời gian cho HS điều chỉnh đội hình chính xác Chính vì thế khi GV chọn đội hình tập luyện phải hình thành các đội hình phù hợp với bài tập và nhịp điệu của bài hát Hơn thế nữa phải phân tích và chỉ rõ cho HS hiểu được đội hình cần di chuyển và đâu là trung tâm sân để từ đó phát triển ra đội hình mới
ĐH1
1 2 3
4 5
6 7 8
ĐH2
2 3
1 4 5 8
6 7
Trang 74 Tập luyện động tác:
Trong hệ thống bài tập động tác xoạc, động tác ke chân, đây là một trong những động tác khó mà học sinh thường khó thực hiện Vì thế tôi đã đưa ra một
số biện pháp rền luyện cho học sinh như sau:
- Tập luyện động tác xoạc ngang:
Đầy là động tác yêu cầu người tập phải tập luyện thường xuyên, tập trung cao độ khi tập luyện Bởi vì khi học sinh tập động tác thì hệ thống cơ bàn chân, gối, đùi, mông đều hoạt động căng cơ nên rất đau khi mới tập luyện Nên khi tập học sinh tập luyện không tập trung cao độ và giáo viên không có biện pháp rèn luyện thì học sinh khó thực hiện được động tác một cách chính xác Từ đó tôi đã đưa ra một số biện pháp khi tập động tác xoạc cho học sinh như:
+ Khi tập GV phải để HS chủ động rèn luyện một cách tự nhiên, dần dần và tránh việc cho HS tự động đang ở tư thế đứng rồi chuyển động hai chân thực hiện động tác xoạc Vì nếu tập luyện như thế, không có người hỗ trợ dẫn đến việc trượt chân, không chủ động được động tác dễ bị chấn thương cơ Chính vì thế để rèn luyện có hiệu quả và HS chủ động rèn luyện tôi đã rèn luyện cho HS bằng cách cho HS ngồi xuống và dần mở hai chân ra, hai tay đưa về trước chống xuống sàn, vươn người dần về phía trước như động tác trườn dẻo, từ đó hệ thống
cơ chân, gối, đùi, mông được mở ra dần dần Tập luyện như thế giúp cho HS chủ động tự rèn luyện và tự năng cơ thể để để điểu chỉnh hệ cơ của mình, giảm được chấn động đột ngột, làm cho người tập thoái mái khi thực hiện động tác
- Tập luyện động tác ke chân:
Khi tập động tác này học sinh thường khó thực hiện Vì cơ tay của các em còn yếu mà yêu cầu động tác là người tập phải nâng được cơ thể lên bằng lực chống của hai tay hoặc đứng trên một chân còn một chân phải đưa lên cao yêu cầu gót chân phải cao hơn vai nên việc dữ thăng bằng càng khó hơn Vì vậy tôi
đã đưa ra một số biện pháp rèn luyện như sau:
Ví dụ: *Tập động tác ke L và ke dạng chân:
+ Giáo viên nêu được yêu cầu, kỹ thuật và cách thực hiện động tác
Trang 8+ Giáo viên thường xuyên có các bài tập rèn luyện cơ tay cho học sinh bằng cách chống đẩy, nâng tạ, lên xà đơn
+ Áp dụng các bài tập từ mức độ đơn giản dần dần năng cao yêu cầu + Từ đó mới cho học sinh tập các bài tập như để một bộ phận cơ thể chạm sàn (Thường là 2 gót chân, bàn chân) dần dần nâng cơ thể hoặc ngồi trên ghế, chống ke co gối và từ từ duỗi từng chân ngoài ra khi tập luyện bằng cách hỗ trợ lẫn nhau Một người thực hiện động tác một người phục vụ nâng chân đần dần chủ động làm chủ động tác
* Tập động tác đứng một chân dữ thăng bằng:
Mục đích của động tác khi thực hiện yêu cầu dữ được thăng bằng một chân và chân đưa lên gót chân phải cao hơn vai từ đó tôi đã đưa ra một số bài tập để nâng cao hiệu quả bằng cách
+ Học sinh phải rèn luyện tốt động tác xoạc ngang, dọc Bởi vì các em xoạc tốt thì mới đưa được chân lên cao
+ Cho HS đứng một chân còn một chân đưa lên tì vào điểm tựa và từ từ chủ động nâng chân ra khỏi điểm tựa
+ Cho học sinh đứng một chân chân đưa lên tay cùng chiều dữ cổ chân tay còn lại chống vào tường tập dữ thăng bằng
+ Đứng một chân và từ từ đưa chân lên cao với tốc độ chậm để dữ thăng bằng Dần dần nâng cao tốc độ đưa chân lên Từ đó hoàn thiện động tác
5 Tập ghép nhạc:
- Giáo viên phải chọn nhạc phù hợp với yêu cầu bài tập Ở phần này khi học sinh tập với nhạc thương chệch nhạc một là nhanh quá hoặc chậm quá Vì vậy khi cho học sinh ghép với nhạc cần lưu ý những điểm sau:
+ Cho HS học thuộc bài hát, nhạc Từ đó GV phân chia thành từng đoạn, mỗi đoạn có bao nhiêu nhịp, đánh phách, nhịp trong từng câu để HS tập đếm nhạc + Giáo viên cho học sinh đếm nhịp từng câu hát, từng đoạn nhạc dạo
+ Khi thực hiện động tác hs phải nắm được động tác thực hiên bao nhiêu nhịp
Ví dụ: BÀI : Khăn quàng thắp sáng bình minh
Dạo nhạc: 4 x 8 nhịp
2 x 8 : 1.2.3.4.5.6.7.8 - 2.2.3.4.5.6.7.8 ĐH đứng: 1-2-3-2
Trang 9Dựng tháp:
2 x 8 : 3.2.3.4.5.6.7.8 - 4.2.3.4.5.6.7.8 Dựng tháp: 3 - 5 Kìa có con chim non chim chơi ỏ sân trường ĐH: 1
+ + ++ + + ++
Ồ chú chim sinh đẹp hót chào mùa xuân Tập đ/t: 1 x 8
+ + + + + + ++
Kìa các em thơ ngây em luôn cùng kết đoàn Chuyển đt: Đứng - Ngồi
+ + ++ + + ++
Vì các em đã thuộc năm điều Bác dạy
+ + + + + + ++
Học cho ngoan lớn cho nhanh, bay vào đời xây dựng.v Tập đ/t: 3 x 8
+ + + + + + ++
Rèn đôi tay chắc đôi chân lao động là vinh quang x x x
+ + + + + + ++ Học cho ngoan lớn cho nhanh bay vào đời xây dựng ĐH: 2 x x
+ + + + + + ++
Rèn đôi tay chắc đôi chân lao động là vinh quang x x x
+ + + + + + ++
Kìa các em xinh xinh chân bước vội đến trường Tập đông tac: 3 x 8 + + ++ + + ++
Từng chiếc khăn em quàng thắm đỏ bình minh + + + + + + ++ x x
Từng cánh tay măng non đang xây ngày mái hồng ĐH: 3 x x x x + + ++ + + + ++ x x
Đoàn thiếu nhi em là hy vọng Việt Nam Tập đ/t 1 x 8 + + + + + + ++
Học cho ngoan lớn cho nhanh, bay vào đời xây dựng Chuyển đ/t: Ke dạng 1 x 8 + + + + + + ++
Rèn đôi tay chắc đôi chân lao động là vinh quang
+ + + + + + ++ Tập đ/t 2 x 8
Trang 10Học cho ngoan lớn cho nhanh bay vào đời xây dựng.
+ + + + + + ++
Rèn đôi tay chắc đôi chân lao động là vinh quang ĐH: 4
+ + + + + + ++
Gian tấu: 4 x 8 nhịp
1.2.3.4.5.6.7.8 Tập động tác: 1 x 8
3.2.3.4.5.6.7.8
Kìa các em xinh xinh chân bước vội đến trường
+ + ++ + + ++ ĐH: 5
Từng chiếc khăn em quàng thắm đỏ bình minh
+ + + + + + ++
Từng cánh tay măng non đang xây ngày mái hồng
+ + ++ + + + ++ Tập động tác: 2 x 8 Đoàn thiếu nhi em là hy vọng Việt Nam
+ + + + + + ++
Học cho ngoan lớn cho nhanh bay vào đời xây dựng Tập động tác: 2 x 8 + + + + + + ++
Rèn đôi tay chắc đôi chân lao động là vinh quang x x x x
+ + + + + + ++
Học cho ngoan lớn cho nhanh bay vào đời xây dựng ĐH: 6
+ + + + + + ++
Rèn đôi tay chắc đôi chân lao động là vinh quang x x x x
+ + + + + + ++ Tập động tác: 2 x 8 Học cho ngoan lớn cho nhanh bay vào đời xây dựng
+ + + + + + ++
Rèn đôi tay chắc đôi chân lao động là vinh quang ĐH: 7 x x x x x + + + + + + ++ x x x
Học cho ngoan lớn cho nhanh bay vào đời xây dựng
+ + + + + + ++ Tập động tac 1 x 8