1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN tiểu học: Vận dụng trò chơi có hiệu quả thông qua dạy học Lịch sử lớp 4

20 667 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 24,02 MB

Nội dung

Do đặc điểm học sinh Tiểu học “Tiềm tàng khả năng phát triển” nên người giáo viên cần sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức dạy học khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh có điều kiện “Trải nghiệm và thử thách”. Qua trải nghiệm và thử thách cộng với việc học tập tích cực, chủ động, tự giác dựa trên nhu cầu hứng thú, sự tương tác lẫn nhau trong học tập. Từ đó học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo, các em được phát triển nhiều mặt nhằm vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Để việc dạy học có hiệu quả, ngoài sự phối hợp hài hòa các phương pháp thì cũng cần tạo ra một không gian vui tươi, sôi nổi trong từng phương pháp nhằm giúp học sinh hứng thú, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Cho nên việc “Học mà chơi – chơi mà học” là điều kiện cần ở lứa tuổi học sinh tiểu học.

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGA SƠN

-****** -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG TRÒ CHƠI CÓ HIỆU QUẢ THÔNG QUA

DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4

Người thực hiện: Dương Thị Hằng Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn

Sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực: Lịch sử

THANH HÓA NĂM 2015

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hóa, một bề dày lịch sử lâu đời

Đó là những ngày đầu của vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc Từng chặng đường, từng giai đoạn

đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam

Ai đã đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang

sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình Để làm được điều đó, trước hết các em phải yêu thích lịch sử quê hương, bởi vì “ Yêu

Sử chính là làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước”

Ngay từ bậc tiểu học, ở lớp 4 các em đã được học lịch sử qua một

phân môn rõ rệt mà không lồng ghép chung với bất cứ phân môn nào

Điều này càng cho chúng ta thấy, việc dạy Sử trong nhà trường là điều cần thiết và quan trọng không thể lơ là Vậy làm thế nào để các em yêu thích môn lịch sử, các em tự tìm đến với lịch sử của dân tộc Và đây cũng chính là niềm trăn trở của tất cả chúng ta, những người làm công tác “ trồng người” Việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển cho trẻ một con người toàn diện, có tố chất năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề … có khả năng đáp ứng yêu cầu của dòng tri thức không ngừng gia tăng trong xã hội hiện nay Do vậy việc tích lũy phương pháp và hình thức dạy học đạt hiệu quả cao chính là việc làm cần thiết và thường xuyên của mỗi giáo viên

Do đặc điểm học sinh Tiểu học “Tiềm tàng khả năng phát triển” nên người giáo viên cần sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức dạy học khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh có điều kiện “Trải nghiệm và thử thách” Qua trải nghiệm và thử thách cộng với việc học tập tích cực, chủ động, tự giác dựa trên nhu cầu hứng thú, sự tương tác lẫn nhau trong học tập Từ đó học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo, các em được phát triển nhiều mặt nhằm vận dụng vào cuộc sống hằng ngày

Để việc dạy học có hiệu quả, ngoài sự phối hợp hài hòa các phương pháp thì cũng cần tạo ra một không gian vui tươi, sôi nổi trong từng phương pháp nhằm giúp học sinh hứng thú, chủ động chiếm lĩnh kiến thức Cho nên

việc “Học mà chơi – chơi mà học” là điều kiện cần ở lứa tuổi học sinh tiểu

học

Vậy để phối hợp việc “học mà chơi – chơi mà học" trong từng hoạt động dạy - học được hay không? Điều đó chắc chắn là được Đó chính là

“ Các trò chơi học tập”

Xuất phát từ những suy nghĩ đó mà đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

“Vận dụng trò chơi có hiệu quả thông qua dạy học Lịch sử lớp 4” thực sự

đạt hiệu quả không chỉ ở khối 4 mà có thể ở các khối lớp khác nếu giáo viên biết lựa chọn và sử dụng nó vào các hoạt động dạy học hợp lý

Trang 3

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÍ LUẬN

Việc tổ chức trò chơi học tập vào bất cứ hoạt động nào của môn Lịch sử đều rất quan trọng, Cần phải giúp các em hiểu tác dụng của trò chơi học tập:

- Làm thay đổi hình thức học tập trong từng hoạt động

- Làm không khí lớp học thoải mái dể chịu hơn

- Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn

- Từ đó học sinh nhanh nhẹn, cởi mở, hòa đồng trong học tập cũng như trong lao động thực tiễn

- Giúp học sinh tiếp thu bài một cách tích cực, chủ động và tự giác

- Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và hệ thống kiến thức một cách sáng tạo mà sâu sắc

Kiến thức lịch sử ở tiểu học không được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ mà chỉ chọn ra những sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử nhất định đưa vào chương trình phân môn Lịch sử Tuy vậy, những kiến thức trong phân môn lịch sử vẫn đảm bảo tính hệ thống

và tính logic của lịch sử ở mức độ nhất định

Thực tế cho thấy học sinh học môn lịch sử thường tiếp thu một cách thụ động do đa số giáo viên chỉ dùng một phương pháp đã cũ là thuyết trình cốt sao cho học sinh chỉ cần nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử là đủ Chính

vì vậy học sinh không hứng thú trong các giờ lịch sử và đặc biệt không hình dung được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa Từ

đó dễ tạo cho các em có thói quen ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong tư duy

II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY- HỌC LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC:

Trong trường Tiểu học Lịch sử là một phân môn rất quan trọng trong viêc hình thành nhân cách cho học sinh Thông qua môn Lịch sử giáo dục cho học sinh ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước như ông cha ta đã từng làm, giáo dục tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc Tuy nhiên việc giảng dạy

và học tập của giáo viên và học sinh chưa được chú trong Việc gây hứng thú cho học sinh học môn này chưa cao, giáo viên còn ngại tìm ra những cách dạy gây hứng thú cho học sinh nên chất lượng giờ dạy chưa cao

1 Thực trạng việc học lịch sử của học sinh Trường Tiểu học Thị Trấn.

Ở Trường Tiểu học Thị Trấn đa số học sinh là con em các gia đình công chức nên các em được gia đình quan tâm đến việc học tập rất chu đáo Giáo viên tận tụy, có rất nhiều đồng chí giảng dậy rất tốt nhất là một số đồng chí

có giờ dạy lịch sử rất hay, hiệu quả giờ dạy cao Nhiều học sinh rất ham thích môn Lịch sử Bên cạnh đó có rất nhiều học sinh cho rằng đây là môn học phụ không cần đầu tư học nhiều, chỉ cần giỏi Toán, Tiếng Việt mà không chú ý đến học phân môn Lịch sử Vì vậy mà chất lượng học tập chưa cao Nhiều cha mẹ cho rằng phân môn này không cần thiết nên thiếu sự quan tâm đôn

Trang 4

đốc, cách tiếp cận các hoạt động vui chơi cũng như trong học tập còn hạn chế, sự nhút nhát, rụt rè thụ động ở lứa tuổi học sinh tiểu học từ đó chất lượng của học sinh không cao

- Hơn thế nữa chương trình môn Lịch sử lớp 4 là một nội dung mới trong giai đoạn 2 của bậc tiểu học đã gây cho học sinh ít nhiều bỡ ngỡ khi tiếp xúc Môn Lịch sử góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách cho học sinh, việc tiếp nhận kiến thức theo chương trình tiểu học mới là vấn

đề còn gặp nhiều khó khăn

2 Thực trạng việc dạy học Lịch sử của giáo viên trường Tiểu học Thị Trấn.

Qua dự giờ phân môn Lịch sử của một số đồng chí giáo viên dạy khối

4 - 5 trong nhà trường ở các năm học, tôi nhận thấy một số tiết dạy của một

số đồng chí đạt hiệu quả cao, tiết dạy hay, học sinh rất thích học tập Bởi vì các đồng chí đã nghiên cứu kĩ nội dung bài học, xác định rõ mục đích của bài nên đưa ra cách thức tổ chức phù hợp, gây được hứng thú cho học sinh như ở tiết dạy Lịch sử của các đồng chí Dương Thị Bình, Trương Thị Lâm, Phạm Thị Thị Hương, Phạm Thị Thủy… Bên cạnh đó cũng còn một vài tiết dạy của một vài đồng chí chưa đạt hiệu quả cao là do quan niệm phân môn Lịch sử là môn phụ trong chương trình nên ngại dạy, việc lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học còn đơn điệu, chưa có sự đầu tư nhiều, đặc biệt là trò chơi học tập Vẫn còn một vài đồng chí chưa quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu tìm hiểu và mở rộng hoặc thay đổi hình thức tổ chức dạy học, bài giảng thiếu tính hấp dẫn, nguồn tư liệu ít, không thu hút được sự hứng thú học phân môn này Một số đồng chí sử dụng hình thức dạy học đơn điệu chủ yếu là dạy cả lớp Trong tiết dạy hằng ngày giáo viên ngại tổ chức trò chơi vì như vậy phải đầu tư thời gian, đồ dùng, thiết bị hỗ trợ Giáo viên còn ảnh hưởng của phương pháp dạy học cũ: nặng nề về thuyết trình giảng giải, chưa lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp để làm phong phú tiết dạy mà cơ bản chỉ

sử dung phương pháp: Kể chuyện, hỏi đáp, giảng giải …mà chưa chú trọng đến việc tổ chức trò chơi cho học sinh

Hiện nay một số giáo viên cũng đã vận dụng các trò chơi học tập vào các hoạt động dạy học Một số tiết có tổ chức trò chơi cũng chỉ là hình thức chứ chưa xem trọng các trò chơi học tập nhằm phát huy năng lực, tư duy của học sinh Chưa thông qua các trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện để học sinh trình bày những suy nghĩ của mình

Đây là vấn đề cần xem lại, nhất thiết phải xác định cụ thể mục đích, tác dụng, cách tổ chức các trò chơi học tập trong giảng dạy sao cho thật sự là một hình thức dạy học đạt hiệu quả Giúp học sinh có điều kiện phát triển năng lực mà vẫn đảm bảo học sinh là chủ thể mọi hoạt động học tập

3 Kết quả của thực trạng trên.

Với nguyên nhân trên lí giải phần nào sự thích thú môn Lịch sử qua thăm dò ý kiến về phân môn Lịch sử của học sinh lớp 4C do tôi chủ nhiệm đầu năm học 2014 - 2015 như sau :

Trang 5

Kếtquả Hứng thú và nắm kiến thức Chưa hứng thú

Qua bảng khảo sát trên cho thấy chất lượng phân môn Lịch sử chưa có

gì khả quan Vậy làm thế nào để tăng hứng thú cho học sinh và nâng cao chất lượng học tâp, bản thân tôi đã trăn trở, lựa chọn một số trò chơi học tập sau

và đưa vào giảng dạy

III CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

Đối với học sinh Tiểu học trò chơi có rất nhiều ý nghĩa và ứng dụng Nó

"kích thích sự hứng thú trong quá trình nhận thức" trò chơi trong học tập nếu được chuẩn bị một cách chu đáo, sẽ có tác dụng mở rộng, đào sâu kiến thức trong mỗi bài, mỗi chương của SGK Hơn thế nữa nếu được sử dụng một cách hệ thống phong phú và dựa trên một nội dung khoa học, trò chơi trong bộ môn này sẽ gây hứng thú cho học sinh, đưa tới việc ham muốn mở rộng hiểu biết, sưu tầm và đọc thêm nhiều nguồn tài liệu khác nhau

Vậy cần sử dụng những trò chơi gì trong dạy Lịch sử và vận dụng chúng như thế nào để nâng cao hiệu quả dạy- học, tôi đã vận dụng một số giải pháp sau:

1 Lựa chọn phần bài dạy phù hợp với nội dung trò chơi.

Không phải tiết Lịch sử nào cũng cần sử dụng đến phương pháp Trò

chơi học tập Nếu như vậy thì giáo viên đã quá lạm dụng phương pháp này.

Trong dạy học không có phương pháp dạy học nào đạt hiệu quả tối ưu

mà trong mỗi tiết dạy giáo viên cần phải kết hợp nhiều phương pháp để đem lại hiệu quả cao nhất Giáo viên phải đọc kĩ SGK để nắm rõ nội dung của bài

từ đó mới có thể đưa ra cách tổ chức cho từng hoạt động một cách có hiệu quả và lựa chọn hoạt động nào tổ chức được trò chơi có hiệu quả, gây được hứng thú cho học sinh nhưng không phải là hình thức, qua loa chiếu lệ cho

có Vì lễ đó mà giáo viên cần lựa chọn cho phù hợp để tiết học sôi nổi hơn và hiệu quả hơn

Tuỳ từng bài mà giáo viên sử dụng phương pháp Trò chơi học tập cho

thích hợp Vì thế, với mỗi tiết dạy, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung từng phần, áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong tiết dạy sao cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, HS tiếp thu bài tích cực, chủ động hơn Khi đã lựa chọn được phương pháp dạy học cho mỗi hoạt động, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu

để xây dựng hình thức tổ chức cho hoạt động đó

Trước khi tổ chức cho HS tham gia chơi, giáo viên cần giúp học sinh hiểu: Qua trò chơi, các em sẽ tìm được những kiến thức gì, cũng cố hay khắc sâu,

hệ thống được những kiến thức gì?

Phần lớn Trò chơi học tập trong môn Lịch sử lớp 4 ở 2 dạng kiến thức:

chơi để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố,hệ thống hoá kiến thức đã học

a Trò chơi để hình thành kiến thức mới.

Trang 6

Với loại trò chơi để hình thành kiến thức thì thông qua trò chơi học sinh sẽ tự rút ra được kiến thức mới một cách chủ động mà không mất thời gian Giáo viên không mất thời gian để giải thích nhiều, giờ học không nặng

nề, áp đặt

Ví dụ 1: Khi dạy bài 8: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất”( năm 981) SGK Lịch sử và Địa lí trang 27 có 3 hoạt động: Hoạt động 1: Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược

Ở hoạt động này tôi cho học sinh đọc từ đầu đến … sử cũ gọi là Tiền

Lê và hoàn thành nội dung của phiếu học tập

Hoạt động 2: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.

Ở hoạt động này tôi sử dụng trò chơi “ Ai chỉ đúng”

- Cho học sinh đọc từ “ Nhà Lê Thay nhà Đinh đến… cuộc kháng chiến thắng lợi”

- Giáo viên treo lược đồ khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống ( năm 981) và yêu cầu Học sinh dựa vào nội dung SGK và các câu hỏi gợi ý chỉ trên lược đồ và trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất

Hoạt động 3: Ý nghĩa của cuộc kháng chiến.

Thảo luận nhóm đôi để rút ra ý nghĩa của cuộc kháng chiến

Với việc tổ chức trò chơi ở hoạt động 2 thì hiệu quả đạt được là: Qua trò chơi Học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức mới mà giáo viên không phải nói nhiều, học sinh hứng thú tiếp thu một cách nhẹ nhàng

Ví dụ 2: Khi dạy bài 12: “Nhà Trần thành lập” SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4

trang 37 có 2 hoạt động

Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.

Làm việc cả lớp: Đọc SGK đoạn “Đến cuối thế kỉ XII… Nhà Trần được thành lập” Nêu hoàn cảnh ra đời của nhà Trần

Hoạt động 2: Tôi sử dụng trò chơi nối tiếp “Ghép từ” Để thực hiện được trò

chơi này học sinh đọc thông tin SGK, 2 đội cử đại diện lên nối tiếp chọn thẻ

từ thích hợp và ghép từ vào sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần từ trung ương đến địa phương

Kết quả cho thấy các em học tập tích cực hơn, nắm vững kiến thức và nhớ bài lâu hơn, không khí lớp học sôi nổi, các em nắm vững kiến thức, hăng say phát biểu ý kiến

b Trò chơi để củng cố kiến thức ở cuối bài.

Với loại trò chơi để củng cố kiến thức thì thông qua trò chơi học sinh

sẽ củng cố hệ thống hóa được kiến thức đã học một cách chủ động, nhẹ nhàng mà không mất thời gian Giáo viên không mất thời gian đưa ra nhiều câu hỏi để giải thích nhiều, giờ học không nặng nề, áp đặt mà thông qua trò chơi cho thấy các em học tập tích cực hơn, nắm vững kiến thức và nhớ bài lâu hơn

Ví dụ 1: Khi dạy bài 4: “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng” SGK Lịch sử và Địa lí

lớp 4 trang 19 có 4 hoạt động

Hoạt động 1: Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Trang 7

Ở HĐ này học sinh thảo luận cặp đôi tìm ra nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa

Hoạt động 2: Diên biến của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Học sinh quan sát lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng và đọc SGK tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Hoạt động 3: Kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Học sinh đọc SGK nêu kết quả, ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Hoạt động 4: Lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta với Hai Bà Trưng

Hoạt động này tôi sử dụng trò chơi “Xem ai nhớ nhất”

Học sinh sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Hai Bà Trưng và nêu những hiểu biết

về Hai Bà Trưng

Qua trò chơi giúp các em có khả năng nhớ lâu hơn nội dung bài học và hứng thú hơn trong học tập

Ví dụ 2: Khi dạy bài 10: “Chùa thời Lý” SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 trang

32 Bài chia làm 4 hoạt động

Hoạt động 1: Đạo phật khuyên ta làm điều thiện, tránh điều ác.

Làm việc cả lớp Ở hoạt động này giúp cho học sinh nắm được những điều mà đạo phật dạy, từ đó giáo dục cho học sinh ý thức làm người lương thiện, làm việc cá nhân trả lời câu hỏi SGK

Hoạt động 2: Sự phát triển đạo phật dưới thời Lí

Làm việc nhóm đôi thảo luận trả lời câu hỏi: Những sự việc nào cho thấy dưới thời Lí, đạo phật rất thịnh đạt?

Hoạt động 3: Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân

Trò chơi: “ Mặt xanh, mặt đỏ” HS làm việc nhóm, giáo viên muốn kiểm tra xem học sinh nắm được kiến thức về vai trò, tác dụng của chùa thời

Lý như thế nào? Tôi đã soạn một số câu hỏi như sau:

1.Chùa là nơi tu hành của các nhà sư

2.Dưới thời Lý chùa được xây dựng khắp kinh thành, triều đình cùng nhân dân dóng góp tiền của để xây dựng

3 Chùa là nơi tế lễ của đạo phật

4 Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã

5 Chùa là nơi tổ chức văn nghệ

- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm Đại diện ban giám khảo nêu từng câu hỏi Các đội lắng nghe, thảo luận thời gian 1 phút sau đó giơ biển mặt đỏ với câu đúng, mặt xanh với câu sai

- Giáo viên có thể hỏi các đội giải thích tại sao?

- Đội nào trả lời và giải thích đúng được bông hoa đỏ (Mỗi bông hoa đỏ được 10 điểm) Đội nào trả lời sai được bông hoa xanh (không được điểm nào)

Hoạt động 4: Tìm hiểu một số ngôi chùa thời Lí.

Làm việc cá nhân nêu hiểu biết về chùa thời Lý

Trang 8

Qua đó học sinh nắm kiến thức mới ngay tại lớp một cách chủ động mà

không mất thời gian

2 Giáo viên phải nắm vững cách thức tổ chức trò chơi học tập.

a Nắm vững mục đích:

Qua thực tế dự giờ một số tiết dạy học Lịch sử lớp 4, 5 có sử dụng trò chơi Tôi thấy giáo viên có sử dụng trò chơi trong tiết dạy cho có chứ chưa chú trọng đến hiệu quả của trò chơi vì vậy tiết dạy chưa sôi nổi, hiệu quả giờ dạy chưa cao là do giáo viên chưa nghiên cứu kĩ nội dung của bài, mục đích

của tiết học, các hình thức dạy học

Để vận dụng trò chơi học tập có hiệu quả, người giáo viên cần phải đọc

và hiểu rõ nội dung, mục đích của bài để từ đó lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp, lựa chọn trò chơi phù hợp với hoạt động Làm được điều đó giáo viên phải nghiên cứu kĩ cáh chơi, luật chơi, hình thức chơi để tổ chức cho hợp lí thì hiệu quả mới cao

Tham khảo sự chỉ đạo của chuyên môn nhà trường, của ban giám hiệu nhà trường để rút ra được cách thực hiện tốt nhất

b Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức trò chơi

GV có thể tổ chức 1 hoạt động học tập thành 1 trò chơi học tập khi đã

có đủ các điều kiện sau:

- Về đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trò chơi

- Về thời gian, thời điểm chơi, không gian chơi

- Có cách chơi, luật chơi rõ ràng

- Có cách tính điểm để phân định “thắng- thua”, khen thưởng…

Các yếu tố đó là sự chuẩn bị cụ thể chu đáo của giáo viên, góp phần quyết định sự thành công hay không của trò chơi

Đối với mỗi tiết học nói chung hay với mỗi trò chơi học tập nói riêng,

giáo viên cần xác định rõ: Để phục vụ cho trò chơi này cần đến những đồ dùng nào? dụng cụ nào? phương tiện nào? Từ đó, giáo viên dành thời gian

để chuẩn bị (hoặc giao cho học sinh chuẩn bị ) chu đáo

Những trò chơi để hình thành kiến thức mới, thường tất cả các HS được tham gia chơi, do vậy các em có thể ngồi ngay trong bàn học theo từng đội chơi

Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giúp cho giáo viên tự tin, chủ động trong tiết dạy Bởi vậy ngoài việc chuẩn bị về đồ dùng dụng cụ, xác định thời gian, thời điểm cho hợp lý giáo viên cần xác định địa điểm, số lượng học sinh tham gia chơi cho mỗi trò chơi để phù hợp cả về không gian, thời gian, phù hợp với cả

3 đối tượng học sinh

c Cách thức tiến hành tổ chức trò chơi.

Để trò chơi đạt hiệu quả trước khi tổ chức cho học sinh chơi giáo viên phải tìm hiểu kĩ:

- Luật chơi phù hợp

- Hình thức chơi

- Nội dung trò chơi

- Hạn chế của trò chơi

Ví dụ: Với bài “Chùa thời Lý” lịch sử lớp 4 trang 32 SGK Lịch sử và Địa lí

Trang 9

Có 4 hoạt động.

Hoạt động 1: Đạo phật khuyên ta làm điều thiện, tránh điều ác.

Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi SGK

Hoạt động 2: Sự phát triển đạo phật dưới thời Lí

Làm việc nhóm đôi thảo luận trả lời câu hỏi: Những sự việc nào cho thấy dưới thời Lí, đạo phật rất thịnh đạt?

Hoạt động 3: Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân

HS làm việc cá nhân, giáo viên muốn kiểm tra xem học sinh nắm được kiến thức về vai trò, tác dụng của chùa thời Lý như thế nào? Tôi đã soạn một

số câu hỏi như sau:

1.Chùa là nơi tu hành của các nhà sư

2.Dưới thời Lý chùa được xây dựng khắp kinh thành, triều đình cùng nhân dân dóng góp tiền của để xây dựng

3 Chùa là nơi tế lễ của đạo phật

4 Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã

5 Chùa là nơi tổ chức văn nghệ

Hoạt động 4: Tìm hiểu một số ngôi chùa thời Lí.

Làm việc cá nhân nêu hiểu biết về chùa thời Lý

3 Vận dụng hiệu quả một số trò chơi trong quá trình dạy Lịch sử.

a Vận dụng trò chơi phần hình thành kiến thức mới.

- Các trò chơi chủ đạo:

+ Trò chơi “ Ai chỉ đúng”

+ Trò chơi “ Ghép từ ”

+ Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”

Ví dụ 1: Khi dạy bài 8: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất”( năm 981) SGK Lịch sử và Địa lí trang 27 có 3 hoạt động: Hoạt động 1: Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược

Ở hoạt động này tôi cho học sinh đọc từ đầu đến … sử cũ gọi là Tiền

Lê và hoàn thành nội dung của phiếu học tập

Hoạt động 2: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.

Ở hoạt động này tôi sử dụng trò chơi “ Ai chỉ đúng”

- Cho học sinh đọc từ “ Nhà Lê Thay nhà Đinh đến… cuộc kháng chiến thắng lợi”

- Giáo viên treo lược đồ khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống ( năm 981) và yêu cầu Học sinh dựa vào nội dung SGK và các câu hỏi gợi ý chỉ trên lược đồ và trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất

Trang 10

Hoạt động 3: Ý nghĩa của cuộc kháng chiến.

Thảo luận nhóm đôi để rút ra ý nghĩa của cuộc kháng chiến

Với việc tổ chức trò chơi ở hoạt động 2 thì hiệu quả đạt được là: Qua trò chơi Học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức mới mà giáo viên không phải nói nhiều, học sinh hứng thú tiếp thu một cách nhẹ nhàng

Ví dụ 2: Khi dạy bài 12: “Nhà Trần thành lập” SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4

trang 37 có 2 hoạt động

Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.

Làm việc cả lớp: Đọc SGK đoạn “Đến cuối thế kỉ XII… Nhà Trần được thành lập” Nêu hoàn cảnh ra đời của nhà Trần

Vua nhà Trần Hoạt động 2: Tôi sử dụng trò chơi nối tiếp “Ghép từ” Để thực hiện được trò

chơi này học sinh đọc thông tin SGK, 2 đội cử đại diện lên nối tiếp chọn thẻ

từ thích hợp và ghép từ vào sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần từ trung ương đến địa phương

Ngày đăng: 03/07/2016, 11:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w