Bên cạnh việc thực hiện cáchoạt động đối nội, vương triều Lý còn đặc biệt chú trọng đến hoạt động bang giao.Trong mối quan hệ bang giao với các nước trong khu vực, nhà Lý luôn coi trọngm
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGAØNH HÓC: SÖ PHÁM LỊCH SỬ
CAÙN BOÔ HÖÔÙNG DAÊN:
Th.S LEĐ THÒ HOAØI THANH
HUEÂ, KHOÙA HÓC 2012 - 2016
Trang 2
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền vớinhững sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp củangười khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay,
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, giađình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy
Cô ở Khoa Lịch sử – Trường Đại học sư phạm Huế đã bỏ ra công sức, trituệ và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng
em trong suốt thời gian học tập tại trường
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học em còn rất nhiềuhạn chế và bỡ ngỡ Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệmthực tiễn còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp này không thể tránh khỏinhững thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báucủa Thầy Cô giáo và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với cácThầy Cô của Trường Đại học sư phạm Huế, đặc biệt là các Thầy Cô khoaLịch sử của trường đã tạo điều kiện cho em để em có thể hoàn thành tốtkhóa luận tốt nghiệp Và em cũng xin chân thành cám ơn Cô Lê Thị HoàiThanh người luôn nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận tốt
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của khóa luận 6
7 Bố cục của khóa luận 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA NGOẠI GIAO VIỆT NAM DƯỚI THỜI LÝ (1009 – 1225) 7
1.1 Khái quát ngoại giao Việt Nam trước thời Lý 7
1.1.1 Ngoại giao Việt Nam trước năm 905 7
1.1.2 Ngoại giao Việt Nam từ năm 905 đến năm 1009 8
1.2 Tình hình đất nước dưới thời Lý 11
1.2.1 Tình hình chính trị 11
1.2.1.1 Dời đô và đổi tên nước 11
1.2.1.2 Xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh 12 1.2.2 Tình hình kinh tế 16
1.2.2.1 Chính sách ruộng đất và kinh tế nông nghiệp 16
1.2.2.2 Phát triển các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp 18
1.2.3 Tình hình văn hóa 19
1.3 Tình hình các nước trong khu vực thế kỷ XI – XIII 22
1.3.1 Tình hình của Trung Quốc 22
1.3.2 Tình hình các quốc gia khác trong khu vực 23
CHƯƠNG 2 NGOẠI GIAO VIỆT NAM DƯỚI THỜI LÝ (1009 – 1225) 25
2.1 Hoạt động ngoại giao của vương triều Lý đối với Trung Quốc 25
2.1.1 Hoạt động triều cống 25
2.1.2 Hoạt động ngoại giao giải quyết xung đột biên giới 27
Trang 42.1.3 Hoạt động ngoại giao trong chiến tranh Việt - Tống (1075 - 1077) 28
2.2 Hoạt động ngoại giao của vương triều Lý đối với Champa 29
2.3 Hoạt động ngoại giao của vương triều Lý đối với Chân Lạp 31
2.4 Hoạt động ngoại giao của vương triều Lý đối với các nước khác 35
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VIỆT NAM DƯỚI THỜI LÝ (1009 – 1225) 38
3.1 Đặc điểm của ngoại giao Việt nam dưới thời Lý 38
3.1.1 Ngoại giao mềm dẻo nhưng kiên quyết trong quan hệ với phương Bắc 38
3.1.2 Ngoại giao linh hoạt nhưng kiên quyết trong quan hệ với phương Nam 40
3.1.3 Ngoại giao kết hợp với biện pháp quân sự nhằm kết thúc chiến tranh, bảo vệ biên cương 42
3.2 Vai trò của ngoại giao Việt Nam dưới thời Lý 44
3.2.1 Vai trò trong việc bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước 44
3.2.2 Vai trò trong việc củng cố, nâng cao vị thế của vương triều nhà Lý 47
3.2.3 Vai trò trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1075 – 1077) 48
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của dân tộc, vấn đề ngoại giao đãđược ông cha ta đặc biệt quan tâm bởi đây là một trong những hoạt động vô cùngquan trọng đối với mỗi quốc gia Một chính sách ngoại giao đúng đắn, phù hợp sẽ lànhân tố góp phần duy trì nền độc lập tự chủ, bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ Dưới chế độ phong kiến, Đại Việt có vị trí tiếp giáp với những nước láng giềng,như Trung Quốc, Champa, Ai Lao Tùy thuộc vào mỗi một giai đoạn lịch sử màchính sách đối ngoại của các nước láng giềng đối với Đại Việt không giống nhau.Đặc biệt, đối với Trung Quốc – một đất nước luôn luôn thể hiện rõ tham vọng bànhtrướng, mở rộng lãnh thổ Trong bối cảnh địa chính trị như thế, Đại Việt tự vạch racho mình một con đường đi phù hợp, đó là giữ vững độc lập chủ quyền, chung sốnghòa bình với các nước, trước hết là đối với các quốc gia láng giềng, góp phần bảo vệ
an ninh khu vực
Vương triều Lý (1009 – 1225) sáng lập đã mở ra một thời kỳ phục hưng toàndiện của đất nước Nước Đại Việt thời Lý là một quốc gia thống nhất với hệ thốngchính quyền vững mạnh trên cơ sở kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển,trao đổi buôn bán trong nước và nước ngoài mở rộng Bên cạnh việc thực hiện cáchoạt động đối nội, vương triều Lý còn đặc biệt chú trọng đến hoạt động bang giao.Trong mối quan hệ bang giao với các nước trong khu vực, nhà Lý luôn coi trọngmối quan hệ với nhà Tống, Champa, Chân Lạp
Việc thực hiện chính sách ngoại giao với các nước trong khu vực không chỉgiúp đất nước giữ vững độc lập chủ quyền mà còn củng cố và nâng cao vị thế củavương triều Lý lên một tầm cao hơn Trong chính sách ngoại giao đó, Đại Việt luôn
tỏ ra thần phục trong quan hệ với nhà Tống ở phía Bắc vì đây không chỉ là một triềuđại lớn trong lịch sử Trung Quốc mà đây còn là nước có biên giới gần gũi với nước
ta Bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc nên việc nhậnsách phong từ nhà Tống và triều cống cho nhà Tống đã khẳng định tính chính thốngcủa vương triều Lý
Trang 6Ngoài mối quan hệ ngoại giao với nhà Tống, vương triều Lý cũng rất quan tâmđến bang giao với các quốc gia ở phía Tây và Nam của đất nước là Chân Lạp vàChampa Như vậy, có thể thấy dưới vương triều Lý, mối quan hệ ngoại giao với cácnước láng giềng đã có bước phát triển nhất định Đây là cơ sở hết sức quan trọnggóp phần tạo nên sự lớn mạnh của vương triều Lý trong hơn hai thế kỷ Vì vậy,nghiên cứu về ngoại giao Việt Nam dưới vương triều Lý có ý nghĩa khoa học và ýnghĩa thực tiễn sâu sắc.
Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu đề tài cung cấp một cái nhìn toàn diện, hệ thống về hoạt động, đặcđiểm và vai trò của ngoại giao Việt Nam dưới thời Lý (1009 –1225) Qua đó giúpchúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn về truyền thống ngoại giao của Việt Nam dướichế độ phong kiến
2.1 Các công trình nghiên cứu chuyên khảo
Ngoại giao là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhànghiên cứu, có thể kể đến các công trình sau:
Tác phẩm Kế sách giữ nước thời Lý – Trần (1995) của Thượng tá Lê Đình
Sỹ, PGS.TS Nguyễn Danh Phiệt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác phẩm cungcấp cho bạn đọc những vấn đề về sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ tổ quốc vànhững kế sách giữ nước của cha ông ta Ngoài ra, tác phẩm còn đề cập đến nhữngchính sách đối ngoại hợp lý dưới thời Lý nhằm ngằn ngừa chiến tranh, giữ vữngbiên giới quốc gia
Tác phẩm Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước (1996) của Nguyễn
Lương Bích (cb), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Trong tác phẩm này, tác giả
Trang 7Nguyễn Lương Bích đã trình bày một cách khá cụ thể về hoạt động ngoại giao củaViệt Nam qua các thời kỳ lịch sử: từ những ngày đầu các vua Hùng lập quốc đếnkhi thực dân Pháp phát động chiến tranh xâm lược và hoàn thành đánh chiếm ViệtNam vào cuối thế kỉ XIX, trong đó cũng đã đề cập đến hoạt động ngoại giao dướivương triều Lý.
Tác phẩm Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X – XIV (1996) của A.B.
Pôliacốp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác phẩm nghiên cứu về lịch sử chế độphong kiến Việt Nam thời Lý – Trần, phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hộicủa đất nước dưới thời Lý – Trần, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm củacha ông ta và chính sách đối ngoại của nhà Lý với nhà Tống (Trung Hoa), Champa,Chân Lạp…
Tác phẩm Ngoại giao Đại Việt (2000) của Lưu Văn Lợi, Nxb Công an nhân
dân đã đề cập đến hoạt động bang giao Đại Việt và các nước trong khu vực như:Champa, Ai Lao, Chân Lạp, Xiêm…
Tác phẩm Bang giao Đại Việt thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý (2005), tập 1, của
Nguyễn Thế Long, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Trong tác phẩm này, tác giảNguyễn Thế Long đề cập đến đường lối, nội dung bang giao của các triều đại phongkiến Việt Nam thông qua những hoạt động đa dạng và phong phú của các sứ thần.Ngoài ra, tác phẩm còn trình bày một cách sinh động những mẩu chuyện trong việc
đi sứ và tiếp sứ của cha ông ta
Tác phẩm Lịch sử bang giao Việt Nam – Đông Nam Á (2007) của Trần Thị Mai,
Nxb Đại học quốc gia TP.HCM Tác phẩm đề cập đến cơ sở hình thành bang giaoViệt Nam – Đông Nam Á và bang giao Việt Nam – Đông Nam Á từ thời cổ đại đếnhiện đại
Tác phẩm Lý Thường Kiệt: Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý của Hoàng
Xuân Hãn (2010), Nxb Hà Nội Tác phẩm cung cấp cho bạn đọc các nội dung: võcông của Lý Thường Kiệt trong công cuộc bình Chiêm, phá Tống cũng như cônglao to lớn của ông đối với Phật giáo Qua 15 chương sách, học giả Hoàng Xuân Hãn
đã vẽ lại chân dung và công trạng của Lý Thường Kiệt khá rõ nét và bang giao Lý –Tống gồm 3 thời kỳ: tấn công, cầm cự đi đến đình chiến và điều đình
Trang 8Tác phẩm Hoạt động đối ngoại trên đất Thăng Long - Hà Nội (2010) của Phạm
Xuân Hằng (cb), Nxb Hà Nội Tác phẩm nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác nhau,trong đó có hoạt động ngoại giao Việt Nam dưới thời Lý Từ đó, tổng kết, đúc rútcác bài học kinh nghiệm từ hoạt động đối ngoại suốt một ngàn năm của Thăng Long
- Hà Nội là để tiếp tục phát huy giá trị của hoạt động đối ngoại Đồng thời, làm rõđược cái tài, đức, trí, tâm của cha ông trong ngàn năm dựng nước và giữ nước
Tác phẩm Vương triều Lý (1009 – 1226) (2010) của Nguyễn Quang Ngọc (cb),
Nxb Hà Nội Tác phẩm là một trong những ấn phẩm khoa học thiết thực để hướngtới Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội Tác phẩm cung cấp cho bạn đọccái nhìn khách quan và toàn diện về công lao đóng góp to lớn của vua Lý Thái Tổ,của vương triều Lý và của dân tộc Đại Việt trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chínhtrị, quân sự, ngoại giao, văn hóa
Các công trình nghiên cứu này đã trình bày được những vấn đề chính của hoạtđộng ngoại giao Việt Nam dưới thời Lý Tuy nhiên, một số công trình còn mangtính khái lược chưa đi vào chuyên sâu
2.2 Các bài nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động ngoại giao nói chung và ngoại giao Việt Nam dướithời Lý nói riêng đã thu hút nhiều nhà sử học quan tâm Có nhiều bài viết trên cáctạp chí đã được công bố như:
Đinh Xuân Lâm, Vũ Trường Giang (2002), “Mấy nét về quan hệ ngoại giao
Việt Nam – Đông Nam Á từ thế kỷ X đến thế XIX”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam
Á, số 4, tr 55 – 63.
Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng (2007), “Về các mối giao thương
của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần (thế kỷ XI – XIV)”, tạp chí Nghiên cứu lịch sử,
số 7, tr 23 – 37
Nguyễn Tiến Dũng (2009), “Quan hệ thương mại của Đại Việt và Java thế kỷ
XI – XIV”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7, tr 23 – 31.
Nguyễn Văn Kim (2010), “Vị thế đối ngoại của Thăng Long – Đại Việt với các
quốc gia Đông Nam Á thời Lý, Trần”, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 7, tr 19 – 33.
Nguyễn Tiến Dũng (2010), “Về quan hệ của Đại Việt và Chân Lạp thế kỷ XI –
XVI”, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 11, tr 39 – 56.
Trang 9Các bài viết này đã tập trung nghiên cứu trên một số lĩnh vực cụ thể của ngoạigiao thời Lý Tuy nhiên, các bài viết chưa đi sâu phân tích đặc điểm, vai trò củangoại giao dưới thời Lý Nhưng nhìn chung, các công trình này ở những mức độkhác nhau đã đề cập đến những hoạt động ngoại giao Việt Nam dưới thời Lý Đây
là những tài liệu quan trọng để hoàn thành khóa luận
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngoại giao Việt Nam dưới thời Lý
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Không gian nghiên cứu ở đây là đất nước Việt Nam dướithời Lý Trong đó, tập trung đến mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và cácnước trong khu vực
Về mặt thời gian: từ năm 1009 – 1225 Tuy nhiên, để có một cái nhìn hệ thống,
đề tài còn mở rộng, nghiên cứu ở giai đoạn trước vì đó là những tiền đề cho thắnglợi của hoạt động ngoại giao thời Lý
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khôi phục một cách có hệ thống, toàn diện vềhoạt động ngoại giao Việt Nam dưới thời Lý (1009 – 1225) Trên cơ sở đó, rút ranhững đặc điểm và vai trò của hoạt động ngoại giao Việt Nam dưới thời Lý
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài khóa luận thực hiện những nhiệm vụchủ yếu sau:
- Sưu tầm, xử lý, hệ thống hóa tư liệu có nội dung liên quan đến đề tài
- Khái quát về bối cảnh lịch sử của ngoại giao Việt Nam dưới thời Lý
- Trình bày hoạt động của ngoại giao Việt Nam dưới thời Lý
- Rút ra những đặc điểm và vai trò của ngoại giao Việt Nam dưới thời Lý
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
Để thực hiện khóa luận, chúng tôi sử dụng nguồn tư liệu gốc, đó là các bộchính sử như: Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục,
Trang 10Lịch triều hiến chương loại chí …cùng với các công trình nghiên cứu cũng nhưnhững bài viết của các tác giả trên các tạp chí, luận văn và tham khảo một số thôngtin trên các trang Web.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phươngpháp lôgic Đây là hai phương pháp quan trọng nhất trong nghiên cứu Ngoài ra, từnguồn tư liệu được sưu tập, chúng tôi tiến hành xử lý, phân tích, so sánh, đối chiếu,
hệ thống hóa để làm rõ các khái niệm, nội dung, vấn đề theo yêu cầu đặt ra
6 Đóng góp của khóa luận
Thứ nhất, cung cấp một cách toàn diện, có hệ thống về ngoại giao Việt Namdưới thời Lý (1009 – 1225)
Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu, khóa luận rút ra những đặc điểm và vai trò củangoại giao Việt Nam dưới thời Lý (1009 – 1225) và một số bài học kinh nghiệmphục vụ cho hoạt động ngoại giao của đất nước trong giai đoạn hiện nay
Thứ ba, đây là liệu tham khảo cho học viên, sinh viên chuyên ngành lịch sử
7 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khóa luận được chialàm 3 chương:
Chương 1 Bối cảnh lịch sử của ngoại giao Việt Nam dưới thời Lý (1009 – 1225) Chương 2 Ngoại giao Việt Nam dưới thời Lý (1009 – 1225)
Chương 3 Đặc điểm và vai trò của ngoại giao Việt Nam dưới thời Lý (1009 – 1225)
Trang 11NỘI DUNG CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA NGOẠI GIAO VIỆT NAM
DƯỚI THỜI LÝ (1009 – 1225) 1.1 Khái quát ngoại giao Việt Nam trước thời Lý
1.1.1 Ngoại giao Việt Nam trước năm 905
Việt Nam là một bán đảo ở vùng Đông Nam Á, ba mặt Tây, Nam, Bắc đềutiếp giáp với các nước lân bang, nhưng trong lịch sử thì mối giao hiếu với phươngBắc vẫn là chủ yếu Nhà nước phương Bắc sớm hình thành trong lịch sử Từ trướcCông nguyên (TCN), Hạ, Thương, Chu đã trở thành một đế chế rộng lớn Cácvương triều phương Bắc đã kết hợp chặt chẽ quan hệ nô lệ và quan hệ phong kiếntrong việc thống trị tàn bạo nhân dân trong nước và mở rộng đất đai ra bên ngoài Trước khi đất nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ cũng đã có một vài sựkiện chứng tỏ mối giao hiếu với phương Bắc Sách sử Cương mục tiền biên củaTrung Quốc đã ghi: Năm Mậu Thân (tức năm thứ 5 đời Đường Nghiêu ở TrungQuốc – năm 2353 TCN), một sứ bộ của Việt Thường (Việt Thường là một trong 15
bộ của nước Văn Lang) đã chủ động sang giao hảo với Trung Quốc, phải qua ba lầnthông dịch mới hiểu được nhau Trong lần giao hảo này sứ bộ Việt Thường đã tặngvua Nghiêu một con rùa rất lớn
Đại Việt sử ký toàn thư chép lại: “Thời Thành Vương nhà Chu (1063 – 1026
TCN), nước Việt ta lần đầu sang thăm nhà Chu (không rõ vào đời Hùng Vương thứ mấy), xưng là Việt Thường thị, hiến chim trĩ trắng Chu Công nói: “Chính lệnh không ban đến thì người quân tử không coi người ta là bề tôi của mình”, rồi sai làm xe chỉ nam đưa sứ giả về nước” [26, tr.130].
Trong suốt mấy ngàn năm lịch sử, không một triều đại phong kiến Trung Hoa
nào không coi Việt Nam là phiên thuộc và luôn không ngừng tìm cách xâm chiếm,đồng hóa Cuối thế kỷ III, Tần Thủy Hoàng đã cho 50 vạn quân chia thành 5 đườngđánh vào miền Bắc nước ta Năm 208 TCN, nhà Tần buộc phải bãi binh Vào năm
111 TCN, nhà Tây Hán đã đem quân sang chinh phục nước Nam Việt, đất đai ÂuLạc chuyển sang tay nhà Hán Từ đây, nhân dân ta bước vào thời kỳ Bắc thuộc vàchống Bắc thuộc
Trang 12Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nổ ra vào năm 40 giành lại độc lậpcho đất nước, nhà Đông Hán đã sai Mã Viện đem quân sang đàn áp và lập lại chế độcai trị Tiếp đó nhà Đông Hán bị sụp đổ, nhà Ngô lên thay Năm 248, cuộc khởinghĩa của Bà Triệu nổ ra nhằm chống lại sự tàn ác của quan lại nhà Ngô nhưng đã
bị thất bại Nhà Ngô mất nước, nhà Tấn lên thay, tiếp tục cai trị đất Giao Châu Tiếpsau là nhà Tống, Tề, Lương trong thời Nam Bắc triều (420 – 581) và nhà Tùy (581– 618) tiếp tục đô hộ đất nước ta
Vào năm 544, cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn đã nổ ra đã giành lại độc lập trong 4năm, tiếp sau là Triệu Quang Phục rồi Lý Phật Tử đã giành được chính quyền về tayđất nước cho đến năm 602 thì đất nước lại rơi vào tay của nhà Tùy và sau đó là nhàĐường Nhà Đường đã đặt nước ta thành An Nam đô hộ phủ
Phan Huy Chú viết trong Lịch triều hiến chương loại chí: “Nước ta thời Hùng
Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc nhưng danh hiệu còn nhỏ, không được dự vào hàng chư hầu triều hội ở nhà Minh Đường Rồi bị Triệu Đà kiêm tính, nhà Hán phong Đà làm Nam Việt Vương, chỉ được sánh với chư hầu của Trung Quốc, chứ chưa được nêu là một nước, về sau nội thuộc nhà Hán, nhà Đường, bèn thành quận huyện (của Trung Quốc) Đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bấy giờ điển lễ sách phong của Trung Quốc mới nhận cho đứng riêng là một nước” [7, tr 196] Như vậy, đến trước khi dân tộc ta
giành được độc lập, quan hệ ngoại giao với Trung Quốc không được diễn ra bởi đấtnước ta đã trở thành quận, huyện của phong kiến phương Bắc
Đối với các dân tộc xung quanh, người Việt đã sớm chủ động giao hảo, liên kếtvới các nước Chẳng hạn, trong thời Bắc thuộc, năm 713, khi Mai Thúc Loan nổilên khởi nghĩa đã liên minh được với Lâm Ấp, Chân Lạp Các nước đã đem quângiúp đánh đuổi quân nhà Đường Đoàn kết với các nước láng giềng để cùng chốngxâm lăng, đó là một bước tiến mới trong đường lối bang giao với lân bang của tổtiên ta ngày xưa trong hoàn cảnh khó khăn
1.1.2 Ngoại giao Việt Nam từ năm 905 đến năm 1009
Nhân lúc nhà Đường rối loạn, Khúc Thừa Dụ đã nắm lấy quyền cai trị đấtnước, tự xưng là Tiết độ sứ Đây là một việc làm khôn khéo, một đường lối banggiao mềm dẻo, tạm tự nhận là quan nhà Đường, “xin mệnh lệnh nhà Đường” cai trị
Trang 13dân, để ngăn chặn nhà Đường trở lại xâm lược, để được yên bề tổ chức việc cai trịtrong nước do người Việt đảm nhận.
Năm 907 Khúc Thừa Dụ mất, Trung Quốc bước vào thời đại loạn (Ngũ đạiThập quốc), Khúc Thừa Hạo lên cầm quyền thay cha, cho người sang giao hảo vớitriều đại mới của Trung Quốc là nhà Hậu Lương Nhà Hậu Lương buộc lòng phảiphong cho Khúc Thừa Hạo chức Tiết độ sứ Sau này vào năm 932, khi Dương ĐìnhNghệ nổi lên cầm quyền cũng tự xưng là Tiết độ sứ trong vòng 6 năm
Sau khi đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, Ngô Quyền
tự xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa Trong hàng chục năm sau, không thấy sử sáchghi lại việc bang giao giữa triều Ngô với phương Bắc Sau khi Ngô Quyền mất, cáccon tranh ngôi vua Năm 954, con Ngô Quyền là Ngô Xương Văn lên ngôi vua,xưng là Nam Tấn Vương sai sứ sang xin mệnh lệnh của vua nhà Nam Hán là LưuThanh Lưu Thanh đã phong cho Ngô Xương Văn chức Tĩnh hải quân Tiết độ sứkiêm Đô hộ
Trong nước, lúc này đang xảy ra nạn 12 sứ quân Năm 968, một thủ lĩnh làĐinh Bộ Lĩnh đã dẹp xong loạn 12 sứ quân và lên ngôi hoàng đế, xưng là Đinh TiênHoàng Ở phương Bắc, Triệu Khuông Dẫn đã dẹp được loạn “Ngũ đại Thập quốc”,lập nên một triều đại mới là nhà Tống Năm 971, nhà Tống diệt xong nhà Nam Hán,
từ đấy biên giới nhà Tống sát với nước ta Trong giai đoạn đầu, nhà Tống cũng phải
lo đối phó với một số nước khác ở phía Bắc nên quan hệ với nhà Đinh diễn ra bìnhthường Năm 972, Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn sang Tống xin phongvương Năm 974, Tống Thái Tổ sai sứ sang phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao
Chỉ quận vương Lời chế đại lược viết:“Nhà Đinh đời đời là họ đàn anh, giữ được
cõi đất ở phương xa, có lòng hâm mộ phong thái văn minh, thường tỏ ý muốn phụ thuộc với Trung Quốc Nay gặp buổi chín châu về một mối, Ngũ Lĩnh lặng yên, bèn vượt biển trèo non dâng nộp chức cống Ta khen ý tốt, cho con sang xưng thần, cho cha được chia đất nhận phong, được giữ binh quyền, được thu thuế má Để khen người đức tốt, sắc mệnh đâu có hẹp hòi” [7, tr 186].
Vua Tống còn phong cho Đinh Liễn làm Kiểm hiệu Thái sư Tĩnh hải quân Tiết
độ sứ An Nam đô hộ Vào năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị
Đỗ Thích giết Các quan trong triều tôn Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua Nhân
Trang 14dịp này viên quan nhà Tống cai trị Ung Châu là Hầu Nhân Bảo dâng thư lên vua
Tống: “An Nam quận vương cùng với con là Liễn đều bị giết, nước ấy sắp mất, có
thể nhân lúc này đem một cánh quân sang đánh lấy Nếu bỏ lúc này không mưu tính, sợ lỡ mất cơ hội Xin cho đến cửa khuyết để tâu bày trực tiếp tình trạng có thể đánh lấy được” [26, tr 220].
Năm 980, đứng trước nguy cơ bị nhà Tống xâm lược, vua mới lúc này cònnhỏ tuổi Do đó, triều đình và Thái hậu Dương Vân Nga đã tôn Lê Hoàn lên làmvua lấy hiệu là Lê Đại Hành Năm 981, quân Tống đã bị Lê Hoàn đánh bại ở ChiLăng (Lạng Sơn) và Bạch Đằng, buộc nhà Tống phải cho quân rút về nước
Mùa xuân năm 983, Lê Hoàn đã cho sứ sang xin thông hiếu với nhà Tống đểduy trì nền độc lập cho đất nước Đại bại trong cuộc chiến tranh xâm lược buộc vuaTống phải sai sứ sang phong cho Lê Hoàn chức Tiết trấn (Tiết độ sứ ở phiên trấn).Năm 1005, Lê Hoàn mất, con là Lê Long Đĩnh lên nối ngôi Quan lại nhà Tống địnhlợi dụng cơ hội chuẩn bị quân sang xâm lược nước ta nhưng sức mạnh quân sự vàchiến thắng của Lê Hoàn đã làm cho vua Tống không dám đánh Năm 1009, nhà Lýlên thay nhà Tiền Lê cầm quyền ở nước ta Đến năm 1010, Lý Công Uẩn đã cho dời
đô từ Hoa Lư về Thăng Long
Trong giai đoạn này, còn nổi bật lên mối quan hệ bang giao giữa Đại Cồ Việtvới Champa
Sách Cương Mục có đề cập về việc Ngô Nhật Khánh dòng dõi Ngô Vương,
là một trong 12 sứ quân thời loạn Sau khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn xong, NgôNhật Khánh trốn sang Champa Đến khi Đinh Tiên Hoàng mất, Ngô Nhật Khánhlại đem người Champa sang xâm phạm bờ cõi nước Đại Cồ Việt bằng đườngbiển nhưng khi vừa sang đến cửa Đại Nha và Tiểu Khang thì bị chìm, NhậtKhánh và nhiều binh sĩ bị chết, chỉ có vua Champa Paramecvaravarman I thugom tàn binh mà thoát được
Năm 982, Lê Đại Hành đã đem quân chinh phạt Champa, về sự kiện này Đại
Việt sử ký toàn thư ghi lại như sau: “Trước đó vua sai Từ Mục, Ngô Tử Canh sang
sứ Chiêm Thành, bị người Chiêm bắt giữ Vua giận, sai đóng chiến thuyền sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém bê Mi Thuế tại trận Chiêm Thành thua to Bắt sống được quân sĩ của chúng nhiều vô kể, cùng là kỹ nữ trong cung trăm người và
Trang 15một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn, san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”
cập đến, sách Đại Việt sử ký toàn thư thì chỉ đề cập như sau: “Trước kia vua đi
đánh Chiêm Thành, Quảng Giáp Lưu Kế Tông trốn ở lại nước ấy Đến đây, vua sai người con nuôi (không rỏ tên) đi bắt được kế Tông, đem chém” [26, tr 227].
1.2 Tình hình đất nước dưới thời Lý
1.2.1 Tình hình chính trị
1.2.1.1 Dời đô và đổi tên nước
Sau khi dẹp tan loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã chọn Hoa Lư làm kinh đô.Sang thời Tiền Lê, nơi đây cũng tiếp tục được chọn làm đất đóng đô Xét về địa thế,Hoa Lư có vị trí hiểm trở, rất thích hợp cho việc xây dựng một hệ thống phòng ngựkiên cố Bước vào thế kỷ XI, vua Lý đặt ra những yêu cầu mới của kinh đô Đó phải
là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước và vị trí hội đủ những điềukiện quan trọng này chính là Đại La Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn khẳng định:
“Vùng này đất đai rộng rãi mà bằng phẳng, vị thế cao ráo mà sáng sủa, dân cư
không phải khổ về nỗi thấp trũng tối tăm, muôn vật thật tốt tươi phồn thịnh Xem khắp nước Việt ta thì đây chính là nơi thắng địa, đúng là chốn tụ họp quan trọng nhất của bốn phương, xứng đáng làm kinh sư muôn đời” [49, tr.113].
Tháng 7 năm 1010, việc dời đô được thực hiện Sử cũ nói rằng, khi thuyền ngựcủa Lý Công Uẩn vừa đến chân thành thì bỗng thấy rồng vàng bay lên, nhân đó, LýCông Uẩn đã cho đổi tên gọi Đại La thành Thăng Long
Trang 16Tại kinh thành Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho xây dựng hàng loạt thànhquách, lâu đài, cung điện, đền chùa và rất nhiều công trình khác Dưới đây là vàidòng mô tả của sử cũ về kinh thành Thăng Long năm 1010:
“Trong kinh thành có dựng điện Càn Nguyên Bên trái điện Càn Nguyên có
điện Tập Hiền Bên phải điện Càn Nguyên có điện Giảng Võ Bên trái mở cửa Phi Long Bên phải mở cửa Đan Phượng Nằm giữa phía Nam là Cao Điện Thềm của Cao Điện thì gọi là Long Trì Long Trì có một mái vòm để che khắp bốn mặt Sau lại dựng điện Long An và điện Long Thụy, bên phải xây điện Nhật Quang, bên trái xây điện Nguyệt Minh và phía sau là cung Thúy Hoa Bốn mặt thành Thăng Long
có bốn cửa Phía Đông là cửa Tường Phù Phía Tây là cửa Quảng Phúc Phía Nam
là cửa Đại Hưng Phía Bắc là cửa Diệu Đức Trong thành dựng chùa Hưng Thiện, lầu Ngũ Phụng Tinh, phía ngoài thành có chùa Thắng Nghiêm” [49, tr.114].
Cùng với tinh thần tự chủ đó, vào năm 1054, vua Lý Thánh Tông đã cho đổi tênnước là Đại Việt Đây là niềm tự hào của cả dân tộc ta về một quốc gia phong kiếnđộc lập tự chủ hùng mạnh và đây cũng là quốc hiệu được sử dụng lâu dài trong lịch
sử chế độ phong kiến ở nước ta
1.2.1.2 Xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua đã thiết lập nên vương triều Lý Nhậnthấy những hạn chế trong thiết chế chính quyền thời Đinh – Lê, khởi đầu là LýCông Uẩn đã chủ chương xây dựng một chế độ quân chủ tập quyền Bằng thể chế,pháp luật và những chính sách cụ thể, nhà Lý đã từng bước kiểm soát và quản lý,thống nhất lãnh thổ đất nước Chính điều đó đã tạo nên một vương triều Lý thịnh trị,
ổn định kéo dài hơn hai thế kỷ
Có thể nói, vương triều Lý được thành lập trong bối cảnh tương đối êm đềm, làkết quả của cuộc vận động chính trị kéo dài, không có chiến tranh vương triều,không có đổ máu Nhận thấy tình trạng phân quyền, cát cứ kéo dài, chiến tranh loạnlạc cùng sự cai trị tàn bạo, khắc nghiệt của triều Đinh – Lê đã gây nên những đaukhổ, cơ cực và sự bất bình của nhân dân, Lý Công Uẩn đã khôn khéo và tài giỏitrong sự vận động chính trị và nhận được sự đồng tình ủng hộ của các phe pháitrong triều đình, cùng sự tin tưởng của nhân dân để thiết lập nên vương triều Lý Đó
Trang 17cũng chính là cơ sở để nhà Lý xây dựng và củng cố thiết chế nhà nước trung ươngtập quyền vững chắc.
Trái với các vương triều trước, nhà Lý lựa chọn thiết chế chính trị mang đặc
trưng riêng, theo mô hình “tập quyền thân dân” [13, tr 43] Ngay sau khi thiết lập
vương quyền, nhà Lý đã có nhiều chính sách và biện pháp cụ thể nhằm từng bước
“dân sự hoá” bộ máy chính quyền và thiết lập mối quan hệ gần gũi với dân chúng.Điều đó thể hiện ngay ở việc làm đầu tiên của vua Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi
hoàng đế là đại xá cho thiên hạ Ông ra lệnh“Đốt giềng lưới, bãi ngục tục, xuống
chiếu từ nay ai có việc tranh kiện cho đến triều tâu bày, vua thân xét quyết” [26, tr.
246] Cùng với đó, nhà Lý tiếp tục phát huy tinh thần Phật giáo trong chính sách caitrị Lý Thái Tổ tập trung cao độ cho việc chấn hưng Phật giáo, khuyến khích dântrong nước làm tăng, tô tượng, xuống chiếu chép kinh Tam Tạng… Song song vớiviệc chấn hưng Phật giáo, nhà Lý đã từng bước đẩy mạnh nền giáo dục và khoa cửNho giáo để tuyển chọn người hiền tài Hình thức thi cử để tuyển chọn người tàiđược tiến hành đầu tiên vào năm 1075 Càng về sau hình thức này càng được coitrọng Bằng cách này, đội ngũ nho sĩ tham chính và ngày càng có vị trí quan trọngtrong bộ máy chính quyền nhà Lý Đây là một bước đổi mới quan trọng trong hệ tưtưởng thống trị của nhà Lý Từ việc cho xây dựng Văn Miếu thờ các bậc hiền sĩ,đến việc mở các lớp học, trường dạy cho con cái hoàng gia và quan lại, đến chế độkhoa cử Nho học cho thấy sự thay đổi trong nhận thức về tuyển lựa quan lại và tổchức bộ máy chính quyền thời Lý
Cùng với việc củng cố hệ tư tưởng là việc tổ chức lại bộ máy hành chính nhànước Ở cấp Trung ương, bộ máy chính quyền triều Lý gồm ba bộ phận chủ yếu:các văn thư phòng giúp việc nhà vua, các cơ quan cao cấp và các cơ quan chuyênmôn Các văn thư phòng giúp việc nhà vua gồm hai cơ quan là Sảnh và Hàn lâmviện Hai cơ quan này có nhiệm vụ cùng vua bàn những việc quan trọng và phụngmệnh vua soạn thảo các chế, cáo, chiếu biểu Dưới vua các đại thần gồm Tể tướng
và Á tướng, nhiều khi thay mặt vua trực tiếp điều hành chính sự Dưới các đại thần
là cơ quan cao cấp trong triều đình như Khu mật viện và Lục bộ Đứng đầu Khu mậtviện là hai chức Tả sứ và Hữu sứ, trông coi các việc quân dân, được hầu cận bên
Trang 18vua và được bàn những việc cơ mật trong triều Lục bộ là cơ quan chuyên tráchquan trọng nhất trong tổ chức bộ máy chính quyền nhà Lý.
Tổ chức chính quyền địa phương cũng được nhà Lý tập trung xây dựng ngaysau khi kiến lập vương triều và dần hoàn thiện Cấp hành chính địa phương cao nhất
là lộ Đại Việt sử ký toàn thư chép:“Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ nhất [1010]
…đổi 10 đạo (thời Đinh – Tiền Lê) làm 24 lộ, châu Hoan, châu Ái làm trại” [26, tr.
249 – 251] Dưới lộ là các đơn vị: phủ, huyện, châu, hương, xã, giáp Có thể nói, hệthống hành chính địa phương thời Lý đã được thiết lập từ rất sớm và tương đối chặtchẽ
Đặc biệt, để duy trì quyền lực và quản lý xã hội, các vị vua nhà Lý rất chú trọngxây dựng hệ thống luật pháp Thành tựu quan trọng nhất của nhà Lý trên lĩnh vực
lập pháp là việc ban hành bộ Hình thư vào năm 1042 Sách Đại việt sử ký toàn thư chép: “Nhâm Ngọ [Càn Phù Hữu Đạo]…ban Hình thư Trước kia việc kiện tụng
trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng Vua lấy làm thương xót, sai Trung thư san định luật lệnh, châm trước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện Đến đây phép
xử án được bằng thẳng rõ ràng, cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo” [26, tr 277 - 278]
Nhà Lý đã giao cho Bộ hình và Thẩm hình viện phụ trách các vấn đề về phápluật Đảm nhận chức vụ này thường là Á tướng kiêm nhiệm Trong một số trườnghợp, vua đích thân xử án Có thể thấy, vua Lý Thái Tông đã nhận thấy những hạnchế trong phương pháp trị nước trước kia, nhìn thấy những oan sai, những kết cục
đau lòng trong việc xử kiện trước đó, từ đó ông định ra việc san định luật Hình thư Luật Hình thư có nhiều điều khoản bao quát các mặt đời sống chính trị, xã hội đất
nước, từ những quy định về bộ máy nhà nước, chế độ quan lại, triều đình đến cácvấn đề thuế khóa, hôn nhân và gia đình Mục đích của việc san định luật là để bảo
vệ thể chế, quyền hành của nhà Lý, bảo vệ triều đình, hoàng tộc và người dân Đâythực sự là một bước tiến trong sự phát triển về tư duy quản lý đất nước của nhà Lý
Trang 19Bên cạnh việc tập trung củng cố, xây dựng và phát triển nhà nước quân chủtrung ương tập quyền về mọi mặt, nhà Lý còn đặc biệt chú trọng xây dựng lựclượng vũ trang để sẵn sàng đối phó với nguy cơ bị xâm lược từ phương Bắc.
Quân đội nhà Lý được tổ chức thành hai bộ phận: Cấm quân hay cấm binh và
lộ quân hay sương quân Bên cạnh đó, các cấp hành chính cơ sở còn có dân binh,tức hương binh ở đồng bằng và thổ binh ở miền núi
Cấm quân là quân chính quy, tinh nhuệ, được tuyển chọn kỹ càng, huấn luyện
chuyên nghiệp và chuyên việc bảo vệ kinh thành Cấm quân có các quân biên chếmỗi quân có 500 người hay 200 người Triều vua Lý Thái Tổ (1009 - 1028), tronglực lượng quân Cấm vệ có 6 vệ, mỗi vệ biên chế 500 người Triều vua Lý TháiTông (1028 - 1054), Cấm quân có 10 vệ, mỗi vệ biên chế 200 người Triều vua LýThánh Tông (1054 - 1072), Cấm quân có 16 vệ, mỗi vệ biên chế 200 người…
Đứng đầu Cấm quân là Điện tiền chỉ huy sứ Căn cứ vào độ tin cậy và sự tàinghệ, Cấm quân được chia làm hai loại: quân Ngự tiền và quân Điện tiền QuânNgự tiền làm nhiệm vụ bảo vệ nơi ở của vua, còn quân Điện tiền bảo vệ cấm thành.Các đơn vị quân Ngự tiền dưới quân được tổ chức thành các đô, hỏa, còn các quâncủa lực lượng khác được tổ chức thành các giáp, mỗi giáp biên chế 15 người
Các binh sỹ phục vụ trong lực lượng Cấm quân đều được thích trên trán chữ
“Thiên tử quân” Quân Vương hầu (quân địa phương) theo quy định của triều đình,mỗi nơi chỉ được tổ chức một lực lượng khoảng 500 người, khi có sự biến chiếntranh, lực lượng này được phát triển nhanh chóng về số lượng và đặt dưới sự điềuhành thống nhất của nhà vua
Sương quân được tổ chức ở kinh đô và các địa phương Binh sỹ phục vụ trong
lực lượng này luân phiên nhau về làm ruộng Sau mỗi kỳ hạn được gọi tập trung,thông thường mỗi đợt gọi vào phục dịch và canh gác khoảng 1-2 tháng Chính sáchnày dưới thời Lý được gọi là “ngụ binh ư nông” Thời bình, nhà Lý chỉ duy trì mộtlực lượng vũ trang thường trực cần thiết, chú trọng phân hạng dân đinh trong cảnước Với chính sách này, nhà Lý có thể huy động một lực lượng lớn đinh tráng vàoquân đội trong một thời gian ngắn khi có chiến tranh xảy ra
Quân thủy và quân bộ là hai binh chủng quan trọng của quân đội nhà Lý Lựclượng thủy binh được trang bị nhiều chủng loại thuyền có khả năng cơ động và tác
Trang 20chiến dài ngày trên biển, trên sông và cả tác chiến thủy - bộ Quân bộ được xâydựng theo hướng chính quy, tăng sức cơ động để có thể đối phó được với các độiquân thạo đánh bộ khi chiến tranh xảy ra Trong thời bình, quân đội nhà Lý rất đượcchú trọng huấn luyện cả về kỹ năng chiến đấu và các hình thức chiến đấu cũng nhưtăng cường trang bị vũ khí cho quân đội Trang bị vũ khí trong lực lượng vũ trangdưới thời Lý vẫn là “vũ khí lạnh” song đã có bước phát triển mới so với quân độicác thời kỳ trước đó, khả năng cơ động cao hơn Quân đội nhà Lý đã đánh thắngquân đội Tống ngay trên đất Tống trong chính sách “tiên phát chế nhân” và khiquân Tống xâm lược Đại Việt lần thứ hai (1075 - 1077)
Có thể nói, thể chế quân chủ tập quyền nước Đại Việt thời Lý có nhiều điểmkhác so với thời kỳ trước Đây là một chính quyền dân sự được thiết lập từ vị vuađầu tiên và liên tục được hoàn thiện trong các vị vua tiếp theo Đó là một thể chếmang tính quân chủ tập quyền, tính dân tộc cao kết hợp với tư tưởng Phật giáo cùng
sự hài hoà với Đạo giáo và Nho giáo làm bệ đỡ tư tưởng cho sự tồn tại vững chắccủa hệ thống chính quyền thời Lư Điều đó tạo nên một vương triều Lý thịnh trị,hoàng kim kéo dài trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam
1.2.2 Tình hình kinh tế
1.2.2.1 Chính sách ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
Dưới thời Lý ruộng đất bao gồm các loại sau:
Ruộng quốc khố là ruộng của nhà nước mà hoa lợi thu được dự trữ vào khocủa triều đình để dùng riêng cho nhà vua và hoàng cung Người cày cấy trên ruộngcủa vua là người bị tù tội, có thân phận như nô tỳ
Ruộng đồn điền là đất đai được khai hoang từ ven sông, ven biển thuộc đồngbằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam Lực lượng lao động chủ yếu ở đây là tù binhchiến tranh
Ruộng tịch điền là loại ruộng do triều đình trực tiếp quản lý, hoa lợi dùng chotriều đình Hàng năm, nhà Lý vẫn duy trì cày ruộng tịch điền Nhà Lý đặt ruộng tịchđiền ở Bố Hải Khẩu, Ứng Phong và Lý Nhân Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép:
“Mùa xuân, tháng 2, vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền Sai Hữu ty dọn cỏ đắp đàn Vua thân tế Thần Nông, tế xong, tự cầm cày để làm lễ tự Các quan tả hữu
có người can rằng:“Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì phải làm thế?”.
Trang 21Vua nói: “Trẫm không tự cày cấy thì lấy gì mà làm xôi cúng, lại lấy gì để thiên hạ noi theo?” [26, tr 273] Nói rồi, nhà vua tiếp tục đẩy cày 3 lần.
Ruộng sơn lăng là loại ruộng dùng vào việc thờ phụng tổ tiên dòng họ nhà vua Ruộng thác đao và ấp thang mộc là ruộng ban thưởng cho quan lại, công thần.Hai hình thức này chỉ dành cho một đời công thần, không truyền được cho con cháu
và công thần cũng chỉ được hưởng phần thuế thu từ ruộng đó
Vấn đề ban cấp hộ đất công là hình thức và chế độ phong hộ cho các quan lạicao cấp được thực hiện ở thời Lý Đây là hình thức nhằm đánh giá công lao và đónggóp của người được ban cấp đối với nhà Lý Chức hàm tước càng cao thì số lượngban cấp càng nhiều
Ruộng đất công làng xã dưới danh nghĩa thuộc sở hữu tối cao của nhà vua,nhưng do làng xã trực tiếp quản lý, chia cho nông dân cày cấy và nộp tô thuế chonhà nước
Ruộng đất tư hữu bao gồm: quý tộc, quan lại, địa chủ và nông dân
Hiện tượng mua bán, kiện tụng ruộng đất xảy ra ở nhiều nơi, buộc nhà nướcphải ban hành nhiều điều luật công nhận quyền tư hữu ruộng đất đã thể hiện sự pháttriển của hình thức sở hữu ruộng đất này Ví như, năm 1135, Lý Thần Tông quy
định: “Những người đã bán ruộng ao, không được trả tăng tiền lên mà chuộc lại,
làm trái thì phải tội” [26, tr 326] Hay năm 1145, triều đình ra chiếu lệnh: “Những người tranh nhau ruộng ao, của cải không được nhờ cậy nhà quyền thế Làm trái thì đánh 80 trượng, xử tội đồ” [26, tr 334].
Ngay từ khi mới lên ngôi, vua Lý Thái Tổ cũng như các vị vua Lý sau này luônluôn chăm lo đến sản xuất nông nghiệp qua những chính sách cụ thể thiết thực.Năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã xuống chiếu bắt những người đào vong phải trở vềbản quán Năm 1065, Lý Thánh Tông hạ chiếu khuyến nông Các vua Lý còn thựchiện việc cày tịch điền và nhà vua tự đi xem gặt ở hành cung Ứng Phong nhằmkhuyến khích sản xuất
Chính sách “ngụ binh ư nông” cũng có tác dụng phát triển sản xuất nôngnghiệp, làm cho sức lao động không bị thiếu hụt Nhà Lý đã có luật lệnh bảo vệ trâu
để đảm bảo sức kéo Hoàng Thái Hậu nói:“Gần đây ở kinh thành, hương ấp, có
nhiều người trốn tránh, lấy việc ăn trộm trâu làm nghề nghiệp, trăm họ cùng quẫn,
Trang 22mấy nhà cày chung một con trâu Trước đây, ta đã từng nói đến việc ấy nhà nước
đã có lệnh cấm Nay giết trâu lại càng nhiều hơn trước” [26, tr 304] Bấy giờ vua
xuống chiếu kẻ nào mổ trộm trâu thì phạt 80 trượng, đồ làm khao giáp, vợ xử 80trượng, đồ làm tang thất phụvà bồi thường trâu, láng giềng biết mà không tố cáo,phạt 80 trượng
Nhà nước cũng chú trọng đến đê điều trị thủy, đặc biệt ở vùng châu thổ sôngHồng Năm 1077, triều đình ra lệnh đắp đê sông Như Nguyệt Năm sau lại cho đắp
đê Cơ Xá (sông Hồng) từ Yên Phụ đến Lương Yên Năm 1103 nhà vua xuống chiếucho trong ngoài kinh thành đều đắp đê
Ngoài ra, nhà Lý còn cho đào đắp một số công trình thủy lợi như đào sôngĐản Nãi (Yên Định – Thanh hóa), kênh Lãm (Yên Mô – Ninh Bình), khơi rộngsông Tô Lịch
Chính nhờ những chính sách tích cực nói trên, kinh tế nông nghiệp thời Lý đã
có bước phát triển mới Nhiều năm được mùa lớn, đời sống của nhân dân tương đối
ổn định và cải thiện hơn trước Sử cũ còn ghi lại nhiều năm mùa màng bội thu Cónăm được mùa lớn, nhà vua lại xuống chiếu tha thuế cho thiên hạ
1.2.2.2 Phát triển các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp
Thủ công nghiệp nhà nước là các cục Bách công, Cục Bách tác hay quanxưởng Công việc chủ yếu của lực lượng lao động ở đây là đúc tiền, chế tạo binhkhí, chiến thuyền, đồ dùng, mũ áo cho vua quan và một số sản phẩm phục vụ chohoàng cung và triều đình Những sản phẩm của thủ công nghiệp nhà nước có chấtlượng cao và kỹ thuật khá tinh xảo, nhưng không được trao đổi trên thị trường Thủ công nghiệp nhân dân là các ngành nghề thủ công truyền thống lâu đờitrong dân gian đến thời Lý tiếp tục có những bước phát triển như dệt, gỗ, đúc đồng
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép:“Năm 1040, Tháng 2, vua dã dạy cung nữ
dệt được gấm vóc Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nước Tống nữa” [26, tr 275].
Một số nghề thai thác vàng, làm đất nung, gạch, ngói phục vụ cho xây dựng,nghề in bàn gỗ cũng bắt đầu xuất hiện Đặc biệt ở thời Lý đã làm được gốm men
Trang 23ngọc, gốm hoa nâu, đường nét hoa văn trang trí khỏe, đẹp và xuất hiện một số trungtâm sản xuất gốm tiêu biểu như Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội).
Kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển đã thúc đẩy thương nghiệp
có những chuyển biến Thời Lý, tiền tệ đã có vai trò quan trọng trong các hoạt độngnội thương và ngoại thương Nhà nước đã có những xưởng đúc tiền phục vụ nhucầu trao đổi trên thị trường Nhà Lý còn cho phép dùng tiền để chuộc tội, thu thuếcấp bổng lộc Xem thế thì đồng tiền có vai trò quan trọng trong cả pháp luật củatriều đình Tuy nhiên, trong thời kỳ này tiền do nhà Lý đúc ra không đáp ứng đượcnhu cầu giao lưu hàng hóa, vì vậy nhà nước còn nhập thêm tiền đồng Đường Tống(Trung Quốc) Điều này thể hiện quan hệ buôn bán giữa Đại Việt và Trung Hoa kháphát triển Việc buôn bán trong nhân dân thời kỳ này cũng hưng thịnh lên, trong dângian hình thành các chợ, các trung tâm buôn bán trao đổi hàng hóa
Một địa điểm ngoại thương quan trọng trong thời Lý là cảng biển Vân Đồn rađời Đây là vùng quần đảo ở phía Đông Bắc đất nước, có vị trí địa lý tự nhiên thuậnlợi cho thuyền bè đi lại và cư trú Đồng thời Vân Đồn lại nằm trên trục hàng hải từTrung Quốc xuống các nước Đông Nam Á, nên đây là một thương cảng tốt Theo sử
cũ ghi lại, thời Lý, Đại Vệt buôn bán với các nước Xiêm La (Thái Lan ngày nay),Java (Inđônêxia), Trung Quốc…Hàng xuất khẩu của ta là lâm thổ sản và hàng nhậpkhẩu là các sản phẩm giấy bút, tơ, vải, gấm vóc…Vì mục đích bảo vệ an ninh quốcgia, an toàn của đất nước nên nhà Lý chỉ cho phép thương nhân nước ngoài đến buônbán ở một số địa điểm nhất định Song ngoại thương thời Lý vẫn được phát triển
Rõ ràng nền kinh tế nước ta dưới thời Lý đã có bước phát triển mới về cácmặt, trong đó đặc biệt là nông nghiệp Sự phát triển kinh tế đã trở thành cơ sở vậtchất để xây dựng đất nước vững mạnh và đảm bảo cho sự thắng lợi của cuộc khángchiến chống ngoại xâm để giữ vững nền độc lập dân tộc
1.2.3 Tình hình văn hóa
* Tôn giáo và tư tưởng
Dưới thời Lý, tầng lớp nho sĩ được đào tạo theo ý thức hệ Nho giáo đã bắt
đầu xuất hiện Đây là tầng lớp trí thức mới của giai cấp phong kiến, ra đời do nhucầu phát triển của chế độ trung ương tập quyền và gắn liền với sự truyền bá Nhogiáo ở Việt Nam
Trang 24Tuy nhiên dưới thời Lý, số nho sĩ được đào tạo còn rất ít Trong xã hội, Phậtgiáo vẫn chiếm ưu thế và các nhà sư vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống chínhtrị và tư tưởng của đất nước Thời Lý là giai đoạn thịnh đạt của Phật giáo ở ViệtNam Nhà vua và các tầng lớp quý tộc rất tôn sùng đạo Phật
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Lý Công Uẩn mới lên ngôi được hai năm, tông
miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn 1000 người ở Kinh sư” [26,
tr.250] Năm 1031, vua Lý Thái Tông đã bỏ tiền ra xây dựng 100 ngôi chùa Một sốvua Lý như: Lý Thái Tông (1028 – 1054), Lý Thánh Tông (1054 – 1072), Lý CaoTông (1175 – 1210), Lý Huệ Tông (1210 – 1224) đã từng đi tu Dưới thời Lý Thánh
Tông, một dòng Thiền tông mới đã xuất hiện ở nước ta: Thiền Thảo Đường.
Theo nhà sử học Lê Văn Hưu, vào thời Lý “nhân dân quá nữa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa” [26, tr 250] Ngoài ra, dưới thời Lý, Đạo giáo cũng
được phát triển Có lúc nhà nước tổ chức thi Tam giáo để chọn người có kiến vănrộng về cả Phật, Nho, Đạo ra giúp vua trị nước
* Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
Thời Lý cũng để lại nhiều công trình về nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc Cáccông trình kiến trúc thời Lý gồm có lâu đài, cung điện, thành lũy của vua chúa, một
số đền thờ các anh hùng dân tộc, nhưng phổ biến là chùa, tháp Phật giáo Có thể đếnmột vài công trình tiêu biểu như:
Trang 25Kinh thành Thăng Long (với 3 vòng thành Đại La, Hoàng thành và Cấm thành) là
công trình kiến trúc lớn thời Lý Hoàng thành mở ra 4 cửa: Tường Phù (Đông), QuảngPhúc (Tây), Đại Hưng (Nam) và Diệu Đức (Bắc) Thời Lý có các điện Càn Nguyên(sau đổi thành Thiên An), Tập Hiền, Giảng Võ, các cung Long Thụy, Thủy Hoa, lầuChính Dương coi giờ giấc, điện Long Trì đặt chuông thỉnh nguyện ngoài thềm
Tháp Báo Thiên: xây dựng đời Lý, ở giữa kinh thành Thăng Long, cao trên
Lý có kiểu dáng độc đáo và chắc chắn
Nghệ thuật điêu khắc thời Lý có các loại tượng, chuông, vạc, các bức phù điêu.Ngoài các tượng Chu Công, Khổng Tử, Tứ Phối được bày trong Văn Miếu, phổbiến là các tượng Phật, nổi tiếng nhất là pho tượng đá Adiđà ở chùa Phật Tích vàpho Di Lặc bằng đồng ở chùa Quỳnh Lâm Các bức phù điêu đời Lý phần lớn đềuchạm khắc các hình tượng Phật giáo (toà sen, lá đề, sóng nước), hình tượng các tiên
nữ múa hát, các hình tượng rồng uốn khúc (loại rồng giun đơn giản và khỏe khoắn)
* Nghệ thuật ca múa nhạc
Nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc thời Lý phát triển phong phú, chịu ảnhhưởng của cả nghệ thuật Nam Á và Đông Á, được biểu diễn rộng rãi trong dân giancũng như được ưa chuộng trong sinh hoạt cung đình Hát ả đào đã xuất hiện và trởnên phổ biến Nghệ thuật hát chèo và tuồng đang trên đường hình thành
Nghệ nhân sử dụng các nhạc cụ như sáo, tiêu, chũm choẹ, trống cơm, các loạiđàn cầm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn thất huyền, đàn Ba lỗ (gốc Chăm) Trong cácbuổi tiệc yến ở điện Tập hiền, có biểu diễn ca vũ của các đào, kép
Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ đời Lý đã được trình diễntrong các hội đèn Quảng Chiếu, với nhiều trò rất sinh động Trong các lễ hội, nhiều trò
Trang 26vui mang tính dân gian như đấu vật, chọi gà, cờ người, bơi chải, đánh đu, leo dây, đácầu, trò nhại, hất phết, cưỡi ngựa đánh cầu…đã được diễn ra ở các làng xã
Sự phát triển này thể hiện hào khí bừng bừng của cả một dân tộc đang vữngbước đi lên, đồng thời, cũng thể hiện kết quả của cả một quá trình giao lưu văn hoálâu dài
* Văn học và khoa học kỹ thuật
Văn học chữ Hán phát triển Bên cạnh thơ văn của các nhà sư, còn có thơ văncủa vua quan và các nhà trí thức dân tộc Một số tác giả tiểu biểu: Lý Công Uẩn, LýThường Kiệt, Mãn Giác thiền sư… Tiêu biểu cho thơ văn chữ Hán thời kỳ này làbài thơ “Nam quốc sơn hà” trong kháng chiến chống Tống, phản ánh quyết tâm bảo
vệ độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước Bên cạnh đó, tác phẩm “Chiếu dời đô”của Lý Công Uẩn ca ngợi thiên nhiên và niềm tự hào về non sông đất nước
Nhà Lý cũng đặt cơ sở cho việc biên soạn Quốc sử Ngoài ra, công việc ghi chépcác hiện tượng thiên văn, khí tượng, địa lý, thủy văn cũng được đặt ra, toán học vàluật học được đưa vào trong chương trình thi cử
1.3 Tình hình các nước trong khu vực thế kỷ XI – XIII
1.3.1 Tình hình của Trung Quốc
Triều Tống (960 – 1279) là một triều đại lớn trong lịch sử Trung Quốc TriềuTống được thống nhất trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc Triều nhà Tống được chiathành hai giai đoạn riêng biệt: Bắc Tống và Nam Tống Bắc Tống (960-1127) có thủ
đô ở thành phố Biện Kinh (nay là Khai Phong) ở miền Bắc và triều đình kiểm soáttoàn bộ Trung Hoa Nam Tống (1127-1279) để chỉ khoảng thời gian khi nhà Tống
đã mất quyền kiểm soát phía bắc cho người Nữ Chân nhà Kim, trong thời gian nàytriều đình nhà Tống lui về phía Nam sông Dương Tử và lập kinh đô ở Lâm An (nay
là Hàng Châu)
Người sáng lập ra nhà Tống là Triệu Khuông Dẫn đã xây dựng nên bộ máy nhànước trung ương tập quyền vững mạnh Hệ thống cai trị dân sự này dẫn tới sự tậptrung quyền lực to lớn trong tay hoàng đế và triều đình trung ương mạnh hơn nhiều
so với các triều đại trước đó
Kinh tế và văn hóa thời nhà Tống phồn vinh, đạt trình độ cao Nông nghiệp vàcác nghề thủ công như in ấn, làm giấy, tơ lụa, đồ sứ đều có sự phát triển nhất định
Trang 27Các ngành hàng hải, đóng thuyền có thành tựu đột biến, mậu dịch hàng hải phátđạt Thời kỳ đầu Nam Tống, phương Nam phát triển toàn diện theo chiều sâu trênquy mô lớn, biến phương Nam trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của TrungQuốc, hoàn toàn thay thế phương Bắc
Triều Tống còn chú trọng khai thông đường sông, xây cầu, tạo ra điều kiện giaothông thuận lợi Thời kỳ Nam Tống, giao thông đường biển cũng rất hưng vượng.Trình độ kỹ thuật đóng thuyền thời Tống ở trong trạng thái hết sức tiên tiến so vớithế giới đường thời
Về chính sách đối ngoại, tùy vào các đối tượng ngoại giao khác nhau, triều Tốnglại có các biện pháp khác biệt Liêu và Kim trở thành mối uy hiếp lớn đối với triềuTống Hoạt động ngoại giao của nhà Tống với hai triều đại này chủ yếu do Lễ việncủa Xu mật viện phụ trách bao gồm văn thư qua lại, phái khiển và tiếp đãi sứ tiết Năm 1078, Xu mật viện lập riêng Bắc diện phòng, quản lý quốc tín với phươngBắc, sau này được Nam Tống kế tục Ngoài ra, triều Tống còn lập riêng Quốc tín sởphụ trách việc qua lại với Liêu và Kim Với các quốc gia Tây Hạ, Cao Ly, An Nam,
do triều Tống nhìn nhận họ là nước phiên thuộc, do vậy văn thư và lễ vật ngoại giaogọi là chế chiếu hoặc tứ, công nhận về ngoại giao với các quốc gia này được gọi làsách phong Tại kinh thành, triều Tống thiết lập nhiều quán dịch tiếp đãi ngoại giao,
là nơi tiếp đãi các sứ tiết quốc gia Sứ tiết Liêu tại Đô Đình dịch, sứ tiết Tây Hạ tại
Đô Đình Tây dịch, sứ tiết Cao Ly tại Đồng Văn quán…
Triều Tống thực hiện chế độ triều cống Chế độ triều cống của triều Tống hoànthiện và phát triển, biểu hiện tại cơ cấu quản lý cố định, rõ ràng về quy định thờigian triều cống Thời kỳ Nam Tống, đối với vật phẩm triều cống không thu nhậntoàn bộ mà chỉ tiếp nhận một bộ phận nhỏ trong đó, số còn lại dựa theo quy tắc đểmua bán
1.3.2 Tình hình các quốc gia khác trong khu vực
Về phía Nam của Đại Việt, sau dãy Hoành Sơn (đèo Ngang), là nước Champa(Chiêm Thành) của người Chăm chiếm giữ dải đất hẹp ven biển miền Trung vàNam Trung Bộ ngày nay Sau khi Lưu Kế Tông mất năm 989, vua Champa làHarivarman II thống nhất quốc gia và lên ngôi hoàng đế Để chuẩn bị kế hoạch chocuộc tấn công Đại Cồ Việt, Harivarman II quyết định xây dựng kinh đô mới ở
Trang 28Vijaya (Bình Định ngày nay) Năm 999, Harivarman II chết, Yang Pu Ku Vijaya Srilên nối ngôi vua Champa Nước Champa đã suy yếu đi rất nhiều sau các cuộc chinhphạt nước Việt, thêm vào đó cư dân phía Bắc Champa lại bị Lưu Kế Tông thống trịnhiều năm nên bị suy yếu trầm trọng Nhận thấy điều đó, năm 1000, vua Champa đãcho dời đô từ Indrapura (Quảng Nam) vào Vijaya (Bình Định), sử cũ gọi là kinhthành Phật Thệ, còn gọi là thành Trà Bàn, mở ra một triều đại mới ở Champa làvương triều Vijaya, sử cũ gọi là vương triều Phật Thệ Vương triều Phật Thệ tồn tại
từ thế kỷ XI cho đến cuối thế kỷ XVII với khoảng 41 đời vua cai trị
Đối với Chân Lạp, sau khi đánh bại vương quốc Phù Nam, thành lập nên quốcgia mới do người Khmer sáng lập Quốc gia này do Bhavavarman sáng lập vào thế
kỷ VI, gọi là nước Bhavapura, tức Chân Lạp
Bhavavarman đã đưa Chân Lạp thoát khỏi sự lệ thuộc vào vương quốc Phù Nam.Sau khi ông mất, con ông là Mahendravarman lên kế ngôi và tấn công Phù Nam,buộc vua Phù Nam phải chạy trốn Isanavarman lên kế ngôi Mahendravarman, tiếptục tấn công Phù Nam Sau khi đánh thắng Phù Nam, người Chân Lạp đã ồ ạt di cưxuống phía Nam
Đầu thế kỷ IX, khi vương triều Sailendra suy yếu, một người trong hoàng tộcChân Lạp bị bắt làm tù binh đã trốn về nước, tập hợp lực lượng đấu tranh để thoát
ra khỏi ảnh hưởng của Sailendra và thống nhất lại Campuchia, cũng là thời kỳvương quốc Đại Angkor đang trong giai đoạn thịnh đạt và có ảnh hưởng lớn trongkhu vực Đông Nam Á, đặc biệt là dưới thời trị vì của các đời vua Suryavarman(1002 – 1050), Harshavarman (1066 – 1089), Suryavarman II (1113 – 1150),Jayavarman VII (1181 – 1201)
Dưới thời Jayavarman VII (1181 – 1201), quân Campuchia đã tiến đánh Champavào năm 1190 và biến vương quốc này thành một tỉnh của Angkor Ngoài việc đánhChampa, ông còn thôn tính cả Haripunjaya gần biên giới Miến Điện - Thái Lan
và bán đảo Malaya Có thể quân Chân Lạp đã tới được Luang Phabang ở Lào nữa Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, Chân Lạp bước vào giai đoạn suythoái và phải từ bỏ những vùng ảnh hưởng của mình ở bên ngoài lãnh thổ
Trang 29CHƯƠNG 2 NGOẠI GIAO VIỆT NAM DƯỚI THỜI LÝ (1009 – 1225) 2.1 Hoạt động ngoại giao của vương triều Lý đối với Trung Quốc
Trong thời gian trị vì của mình, nhà Lý tiếp tục duy trì và phát triển mối quan
hệ bang giao truyền thống đã từng được xác lập ở các triều đại trước (Đinh, TiềnLê) với các nước láng giềng Trong điều kiện mới, đứng trên tư thế mới, quan hệbang giao giữa Đại Việt với các nước cùng chung biên giới với những sắc tháiriêng, trong đó quan hệ trực tiếp, thường xuyên nhất vẫn là quan hệ bang giao vớiTrung Quốc, sau đó mới là Champa, Chân Lạp và các nước khác trong khu vựcĐông Nam Á
Ngay từ rất sớm, nhà Lý đã ý thức được vị trí của nước láng giềng phương Bắc– một “đại quốc” với tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội Bởi vậy, ngay sau ngàythành lập và định đô ở Thăng Long, nhà Lý đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhàTống Nhà Lý đã xác định được rằng, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Tốngcũng chính là cách để chính thức hóa sự tồn tại của vương triều Lý
Năm 1010, nhà Lý sai sứ sang Trung Hoa để kết giao hảo Với tư tưởng nướclớn, các triều đại phong kiến phương Bắc luôn nhòm ngó, xâm chiếm nước ta,nhưng do còn tập trung vào nhiều việc khác trong nước nên nhà Tống đã chấp nhận
lễ cống và công nhận nhà Lý như một vương triều kế tục hợp pháp triều Tiền Lê
2.1.1 Hoạt động triều cống
Trong mối quan hệ bang giao giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng
trong khu vực, có thể thấy rằng dưới thời Tống hệ thống triều cống của Trung Quốcphát triển một cách tương đối hoàn chỉnh Những thống kê dựa trên nguồn sử liệucủa Trung Quốc và Việt Nam thì từ năm 1010 đến năm 1186 có nhiều lần cácvương triều Đại Việt cử phái đoàn ngoại giao đến triều Tống (xem phụ lục 1).Trong khi đó số lần các phái đoàn ngoại giao của nhà Tống đến Đại Việt chỉ chiếmkhoảng 1/3 so với số phái đoàn của ta sang Tống (xem phụ lục 2) Tuy nhiên, nếu sosánh giữa Đại Việt và các quốc gia trong khu vực trong quan hệ với nhà Tống cóthể thấy Đại Việt là quốc gia có vị trí đặc biệt trong hệ thống triều cống của triềuTống ở phía Nam
Chúng ta có thể nhận thấy mật độ các phái đoàn ngoại giao giữa hai nước trongnửa đầu thế kỷ XI, hoạt động sứ bộ chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ hai nước
Trang 30Chỉ trong khoảng một thời gian ngắn số sứ đoàn ngoại giao của hai nước với tầnsuất chỉ hơn một năm lại có sứ đoàn từ Thăng Long đến Khai Phong và ngược lại.Như vậy, có thể thấy nội dung trọng tâm trong giai đoạn này là quá trình thiết lậpquan hệ ngoại giao có tính chất chính thức và sự thừa nhận Đại Việt của nhà Tống Các sứ thần Đại Việt sang Tống thể hiện thái độ của một “chư hầu, phiênquốc” thông qua các hoạt động xin phong vương, triều cống Những người tham giacác phái đoàn sứ bộ phải là những người được lựa chọn từ những quan lại cấp cao,người có trình độ học vấn uyên thâm, ứng đối linh hoạt, giỏi làm thơ ca… Họ chính
là bộ mặt của Đại Việt, đại diện cho chính quyền phong kiến Đại Việt giao thiệp vớinhà Tống Trong các hoạt động ngoại giao với nhà Tống, các sứ đoàn của Đại Việtluôn thể hiện được ý chí tự cường, tự tôn dân tộc
Việc xin phong vương một mặt nhằm mục đích nhận được sự công nhận của nhàTống, mặt khác tạo dựng danh tiếng, thuyết phục các nước chư hầu nhỏ lân bangcủa Đại Việt phải phục tùng Vấn đề này, hoạt động ngoại giao các sứ bộ đã đạtnhững thành tựu nhất định Năm 1010, nhà Tống sắc phong cho Lý Công Uẩn làKiểm hiệu Thái úy, Tĩnh hải Tiết độ sứ, An Nam đô hộ Giao Chỉ quận vương, thìtrong 16 năm sau, với hoạt động sứ bộ tích cực, vua Lý Thái Tổ đã được nhà Tốngcông nhận là An Nam Bình vương Các vua sau Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, LýNhân Tông, Lý Thần Tông cũng được sắc phong như vậy Trước thời vua Lý AnhTông, An Nam Bình vương là danh hiệu được sắc phong cao nhất khi vua còn sống.Sau khi vua băng hà, nhà Tống cử phái đoàn sang điếu tặng chức tước cao nhất làThị trung Nam Việt vương
Nhìn chung, các hoạt động triều cống của nhà Lý được tiến hành khá đều đặnvới nhiều lý do và mục đích khác nhau Mỗi khi vua Lý được phong vương hay ĐạiViệt có việc hỷ (như chiến thắng Champa), nhà Lý cũng đều đặn cử phái đoàn sang
để tạ ơn, báo tin Trong khoảng 63 năm, các vua Lý đã sai hơn 23 sứ bộ sang cốngvua Tống, trong đó có 13 lần với mục đích kết hiếu, 2 lần tạ ơn, 3 lần báo thắng,còn lại là các mục đích khác
Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện, các hoạt động sứ đoàn ngoại giao diễn ratrong bối cảnh hòa bình và thân thiện Tiêu biểu, năm 1064, khi nhà Lý cử sứ thần
Trang 31sang mừng Tống Anh Tông lên ngôi, vua Tống đã bày tỏ tình thân hữu bằng cáchsai sứ đem các di vật của Tống Nhân Tông sang tặng vua Lý.
Tựu trung, triều cống là một trong những cách giảm bớt xung đột có thể xảy ra,giữ gìn hoà bình, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trongnước Nhà Lý bề ngoài thể hiện sự thần phục nhưng bên trong vẫn giữ tư tưởng độclập, tự chủ, tự tôn dân tộc
2.1.2 Hoạt động ngoại giao giải quyết xung đột biên giới
Mối quan hệ bang giao giữa hai nước trong giai đoạn này cũng có một số vấn
đề đặt ra đã trở thành điểm thu hút sự quan tâm của chính quyền hai nước đó là sựtrổi dậy của các thủ lĩnh địa phương ở vùng biên giới cũng như những thay đổitrong chính sách biên giới của cả hai bên đã làm cho quan hệ hai bên đi đến tìnhtrạng hết sức căng thẳng
Một số tài liệu chính thống của Việt Nam như Đại Việt sử ký toàn thư và Việt
sử lược đã nhiều lần ghi lại việc quân đội nhà Lý đã tiến hành các cuộc chinh phạtđối với các cuộc nổi loạn tập trung ở khu vực biên giới núi cao Việc xảy ra xungđột tại các vùng biên giới đã dân đến hệ quả là một số thủ lĩnh các châu động ở biêngiới đã đem lực lượng xin lệ thuộc vào chính quyền nhà Tống
Trên cơ sở việc các tù trưởng địa phương xin phụ thuộc vào triều Tống, có thểthấy rằng nhà Tống muốn duy trì mối quan hệ hòa hiếu với Đại Việt và không muốngây mâu thuẫn với Đại Việt nhất là khi họ đang bị đe dọa bởi các nước xung quanhnhư Liêu, Hạ Bên cạnh đó, những cuộc nổi dậy ở biên giới sẽ làm cho sức mạnhcủa Đại Việt bị giảm sút nghiêm trọng do phải tập trung giải quyết vấn đề tại biêngiới Song chính sách này của nhà Tống đã làm tăng thêm ảnh hưởng trong mốiquan hệ giữa hai nước đến giữa thế kỷ XI Do đó, sau khi Nùng Trí Cao nổi dậy,Đại Việt đã có những đối sách thích hợp để chống lại và lực lượng của Nùng TríCao chỉ phát triển ở khu vực do nhà Tống quản lý
Mặc dù vậy, trong một chừng mực nhất định nào đó, từ cả hai phía, chínhquyền nhà Tống và vương triều Lý đều muốn duy trì mối quan hệ hòa bình và ổnđịnh như trước đó Điều này được chứng minh bằng việc các sứ đoàn ngoại giaođến triều cống giữa hai nước vẫn diễn ra liên tục cho dù rạn nứt ở khu vực biên giớicũng bắt đầu xuất hiện Theo Hoàng Xuân Hãn, từ cuối những năm 60 của thế kỷ
Trang 32XI, các chính sách của nhà Tống đều do một tay do Vương An Thạch đề xuất, điềunày đã làm thay đổi chính sách ngoại giao của Đại Việt Nội dung cơ bản trongchính sách của Vương An Thạch là tăng cường sức mạnh của nhà nước và mở rộngphạm vi ảnh hưởng của nhà Tống
Việc giải quyết vấn đề biên giới với nhà Tống có thể được xem như là một trongnhững thành tựu đặc biệt quan trọng trong các hoạt động ngoại giao dưới thời Lý.Lần đầu tiên kể từ sau sự sụp đổ của đế chế Đường, biên giới giữa Việt Nam vàTrung Hoa được xác định một cách cụ thể Cùng với sự thừa nhận của nhà Tống đốivới các vị vua triều Lý như là ông vua của một quốc gia độc lập, hoạt động ngoạigiao đã góp phần nâng cao vị thế và khẳng định tính chính thống của Đại Việt trongmối quan hệ với Trung Hoa
2.1.3 Hoạt động ngoại giao trong chiến tranh Việt - Tống (1075 - 1077)
Sau khi nghe tin vua Lý Thánh Tông qua đời, vua Lý Càn Đức lên nối ngôikhi mới 7 tuổi (năm 1072) Lợi dụng cơ hội này, Thẩm Khởi vốn là người theo phechủ chiến của Vương An Thạch đã nhanh chóng chuẩn bị cho cuộc chiến tranh ởĐại Việt
Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã tích cực chủ độngchuẩn bị cho cuộc kháng chiến Ông chủ trương “ngồi im đợi giặc, không bằng đemquân ra trước để chặn thế mạnh của giặc” Vậy Lý Thường Kiệt đã làm thế nào để
có thể tiến công vào đất Tống mà không gây thù hận trong lòng dân Tống? Hiểuđược điều này mới thấy được tính chất chính nghĩa của quân Đại Việt Khi tiến vàođất Tống, ông cho dán bố cáo dọc đường để toàn thể dân chúng Tống biết với nộidung kể tội quan quân nhà Tống và chỉ trích tân pháp của Vương An Thạch
Theo sử chép, trên đường đi đánh Ung Châu, Lý Thường Kiệt đã cho truyền bài
hịch Phạt Tống lộ bố văn Trong đó có đoạn viết: “Trời sinh ra dân chúng, vua
hiền tất hòa mục Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân Nay, nghe vua Tống ngu hèn, chẳng biết tuân theo phép thánh, lại tin kế của An Thạch tham tà, bày những phép Thanh miêu, Trợ dịch khiến trăm họ mệt nhọc lầm than, mà riêng thỏa mãn nuôi mình béo mập Bởi tính mệnh muôn dân, đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại, lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xét ” [20, tr 56 – 57] Sau
Trang 33khi tiêu diệt các cứ điểm quân sự của nhà Tống xây dựng với ý đồ xâm lược nước
ta, Lý Thường Kiệt rút quân về nước và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến
Cuộc chiến diễn ra ở khu vực biên giới trong những năm 1075 – 1077 đã phảnánh thái độ chính trị cũng như chính sách của các tù trưởng ở khu vực biên giới
Hoàng Xuân Hãn nhận xét: “Lúc quân Lý Thường Kiệt sang đánh Tống, đạo quân
của Tông Đán và Lưu Kỷ đã đánh vào các khê động Phần lớn các tù trưởng hàng phục, theo ta nổi lên đánh quân Tống” [16, tr 185].
Sau những trận chiến giằng co trên phòng tuyến Như Nguyệt, cuộc chiến tranhgiữa Đại Việt và nhà Tống kết thúc bằng hiệp định đình chiến giữa Quách Quỳ vàvua Lý Nhân Tông vào năm 1077
Cuộc chiến tranh Lý - Tống kéo dài một năm, tổn thất của quân ta là khôngnhiều Nguyên nhân một phần quan trọng là do khi có cơ hội, Lý Thường Kiệt đãbiết kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, đàm phán hòa bình Đó cũng là kế sáchlâu dài của các triều đại phong kiến Việt Nam trong thế đối diện với đất nước hùngmạnh như Trung Quốc
Cuộc chiến tranh kết thúc cũng là lúc quan hệ bang giao giữa hai nước trở lạithân thiện và hòa bình như lúc đầu Nhà Tống tránh các việc có thể gây xung độtđối với nhà Lý, còn với nhà Lý, họ tranh thủ mối quan hệ này để củng cố và nângcao vị thế trong khu vực
2.2 Hoạt động ngoại giao của vương triều Lý đối với Champa
Vương triều Lý được thành lập, mở đầu cho giai đoạn xây dựng quốc gia độclập, thì ở Champa cũng mở đầu sự trị vì của mình bởi một vị vua mới là HarivarmanIII (1010 - 1020) Thực lực của Champa không thể so sánh được với Đại Việt vàphải chịu thần phục vào Đại Việt Trong lịch sử quan hệ bang giao giữa hai nước,Champa cũng đã thực hiện các hoạt động cống nạp, xin sắc phong và có giai đoạnvua Champa còn sang Đại Việt xin quy phục Bên cạnh đó, Champa lại thườngxuyên đem quân tiến đánh, sinh sự ở biên giới của Đại Việt Vì vậy, trong chínhsách ngoại giao với Champa, nhà Lý vừa cương lại vừa nhu Có khi sai sứ thần sangtrách hỏi, dùng uy mà quy phục Champa Có khi phải giải quyết bằng hoạt độngquân sự, các vua Lý đã nhiều lần thân chinh cầm quân để giải quyết xung đột vàkhẳng định sức mạnh của mình Quan hệ ngoại giao với Champa phải luôn kết hợp
Trang 34cương, nhu để bảo vệ được biên giới phía Nam và trên cơ sở gây thanh thế phươngNam mà kiềm chế âm mưu xâm lược của nhà Tống ở phương Bắc.
Có thể thấy mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt - Champa chủ yếu thông quahai phương thức: một là, qua con đường ngoại giao (triều cống, quy phụ ); hai là,qua con đường chiến tranh (các hoạt động quân sự, cướp bóc, quấy nhiễu ) Đây làthời kỳ quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Champa diễn ra sôi nổi nhất trên nhiềuphương diện Sự thần phục của Champa chủ yếu diễn ra thông qua hình thức triềucống Mặc dù số lượng các sản vật triều cống không nhiều nhưng nó đã trở thànhbiểu tượng thần phục của nước nhỏ, yếu thế hơn một quốc gia lớn hơn Mặt khác,qua các hoạt động cống nạp của Champa, để đáp lễ, Đại Việt cũng cử sứ thần sang
để bày tỏ sự giao hảo và phong vương cho các vua Champa Cùng với những hoạtđộng ngoại giao có tính chất nghi lễ nhà nước như vậy, các nhóm người Chăm (cóthể tướng lĩnh, thân vương, cư dân ) bị thất thế, sợ nguy hại tới bản thân và giađình nên kéo nhau sang Đại Việt thần phục Xu hướng này cũng không chỉ diễn ramột chiều, mà đôi lúc quan, quân, thân vương của Đại Việt bị thất sủng cũng chạysang Champa để lẫn tránh
Nhiều tư liệu lịch sử cho thấy rằng, hoạt động ngoại giao giữa Đại Việt vàChampa thời Lý khá phát triển Ngay sau khi triều Lý định đô ở Thăng Long, vào
năm 1011, “Mùa hạ, tháng 4, nước Chiêm Thành sang dâng sư tử” [26, tr 251]
được coi là sự triều cống đầu tiên Cho đến năm 1225, khi vương triều Lý kết thúc,
đã xảy ra 20 lần triều cống liên tiếp của Champa xen lẫn sự phong vương của Đại
Việt cho vua Champa Sử chép vào năm 1198, “Mùa thu, tháng 7, nước lớn, sứ
Chiêm Thành sang cống và cầu phong” [26 tr 353] và năm 1199, “Mùa đông, tháng 10, vua ngự đến phủ Thanh Hóa bắt voi Sai sứ sang phong vua nước Chiêm Thành” [26, tr 353] Bên cạnh con đường ngoại giao chính thống như vậy, các biểu
hiện khác của phương thức này như quy phụ cũng được nhắc đến rất nhiều trong
chính sử Kể từ sự kiện năm 1039, “Mùa hạ, tháng 4, con vua Chiêm Thành là Địa
Bà Lạt, cùng Lạc Thuấn, Sạ Đẩu, La Kế, A Thát Lạt 5 người sang quy phụ nước ta”
[26, tr 274] đến cuối triều Lý, tới 4 lần phía Champa có người sang quy phụ và cólần lên đến hơn trăm người
Trang 352.3 Hoạt động ngoại giao của vương triều Lý đối với Chân Lạp
Nếu như dưới thời Bắc thuộc, mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và ChânLạp được mở đầu bằng các hoạt động liên minh quân sự và các hoạt động tiến cốngcủa Chân Lạp với chính quyền An Nam đô hộ phủ thì từ thế kỷ XI, quan hệ hainước bước sang thời kỳ mới với nhiều diễn biến đa dạng, phức tạp Vào thời Lý,trong quan hệ hai nước, nhiều hoạt động chính trị - bang giao đã diễn ra Chân Lạpliên tục cử các phái đoàn đến chính quyền Thăng Long (24 lần) Nhưng, giữa cáclần “tiến cống” là 9 cuộc xung đột quân sự tại Nghệ An - vùng biên viễn của quốcgia Đại Việt
Khi nhà Lý thành lập và nhanh chóng phát triển cường thịnh, cũng là thời kỳvương quốc Đại Angkor đang trong giai đoạn thịnh đạt và có ảnh hưởng lớn trongkhu vực, đặc biệt là dưới thời trị vì của các đời vua Suryavarman (1002 – 1050),Harshavarman (1066 – 1089), Suryavarman II (1113 – 1150), Jayavarman VII(1181 – 1201) Trong bối cảnh thế nước hưng thịnh, đối nội ổn định, các vua ĐạiViệt cũng như các vua Chân Lạp đều quan tâm mở rộng quan hệ đối ngoại
Ngay sau khi Đại Việt giành được độc lập, quan hệ giữa hai nước diễn ra đadạng dưới nhiều hình thức Trong đó, hoạt động thương mại đã diễn ra từ khá sớm,tuy đây có thể chỉ là hoạt động buôn bán phi quan phương Chính sử đã chép:
“Tháng giêng năm đầu Đại Trung Tường Phù (1008) Tháng 9, Giao Châu Vương tâu nói có hai người lái buôn Chân Lạp, bị Giao Châu sảnh trục xuất, trốn đến xin nhập tịch làm dân bản châu Chân Tông nói: “Người phương xa vì cùng đường phải chạy đến quy phụ, xuống chiếu cấp y phục, tiền bạc và khiến sứ dẫn về nước”
[44, tr 233 – 234]
Trong mối quan hệ đa dạng của quốc gia Đại Việt đối với các quốc gia trong khuvực thời Lý (thế kỷ XI-XIII), nếu như quan hệ với Trung Quốc luôn là mối quan hệ
có tính truyền thống nhất; quan hệ với Champa nổi trội về phương diện chính trị,
thì, quan hệ của Đại Việt và Chân Lạp diễn ra dưới hình thức nào?
Chúng ta có thể thấy trong quan hệ bang giao của Đại Việt và Chân Lạp thời kỳnày chỉ là quan hệ chính trị một cách thuần túy thông qua việc các phái đoàn triềucống của Chân Lạp tới Đại Việt Có thể thấy được điều này qua những ghi chép