Quan hệ ngoại giao Việt Nam với các nước phương Tây dưới thời vua Gia Long và vua Minh Mạng

25 1.5K 9
Quan hệ ngoại giao Việt Nam với các nước phương Tây dưới thời vua Gia Long và vua Minh Mạng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Vấn đề ngoại giao Việt Nam giữa các nước phương Tây thời vua Gia Long (1802 – 1820)..........................................................................................1 1.Bối cảnh quốc tế, khu vực và đường lối ngoại giao của Gia Long đối với các nước phương Tây........................................................................12.Quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây dưới thời vua Gia Long (1802 – 1820).................................................................................23.Vấn đề đạo Thiên Chúa trong quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây thời Gia Long (1802 – 1820)..............................................4II. Quan hệ ngoại giao Việt Nam với các nước phương Tây dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840)...............................................................................4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ B À I T H I K Ế T C H Ọ C P H Ầ N Đề tài: QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY DƯỚI THỜI VUA GIA LONG VÀ VUA MINH MẠNG GVHD: TS. TRẦN THỊ THANH THANH SVTT: NGUYỄN VĂN PHƯỚC MSSV: K37.602.078 LỚP: 3B TP.HCM, 1/2014 MỤC LỤC I. Vấn đề ngoại giao Việt Nam giữa các nước phương Tây thời vua Gia Long (1802 – 1820) 1 1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và đường lối ngoại giao của Gia Long đối với các nước phương Tây 1 2. Quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây dưới thời vua Gia Long (1802 – 1820) 2 3. Vấn đề đạo Thiên Chúa trong quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây thời Gia Long (1802 – 1820) 4 II. Quan hệ ngoại giao Việt Nam với các nước phương Tây dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840) 4 1. Tình hình quốc tế, khu vực và đường lối ngoại giao của Minh Mạng với các nước phương Tây 4 2. Về quan hệ nước ta với Pháp 6 3. Trong quan hệ với Hoa Kỳ 9 4. Quan hệ ngoại giao với Trung Quốc 12 5. Vấn đề ngoại giao với các quốc gia khác 12 6. Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn dưới thời Minh Mạng (1820 – 1840) và thái độ của Minh Mạng đối với Thiên Chúa giáo 13 7. Đánh giá đường lối đối ngoại thời vua Minh Mạng 14 III. Tổng kết 15 IV. Tài liệu tham khảo 15 1 Đề tài: QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY DƯỚI THỜI VUA GIA LONG VÀ VUA MINH MẠNG Vấn đề đối ngoại giữa các quốc gia luôn là một điểm nhấn then chốt trong tiến trình của lịch sử. Bởi đường lối đối ngoại đúng đắn sẽ tạo tiền đề cơ sở để củng cố, mở rộng quan hệ giữa các quốc gia. Lịch sử Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử với những sự hi sinh, gian khổ trong nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Vấn đề đối ngoại luôn được chúng ta chú trọng mà triều Nguyễn là một điển hình cần được xem xét khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Trong đề tài này, chúng ta sẽ khảo sát đường lối đối ngoại của Việt Nam với các nước phương Tây thời vua Gia Long (1802 – 1820), thời vua Minh Mạng (1820 – 1840). I. Vấn đề ngoại giao Việt Nam giữa các nước phương Tây thời vua Gia Long (1802 – 1820) 1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và đường lối ngoại giao của Gia Long đối với các nước phương Tây Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn. Vua Gia Long lên ngôi trong bối cảnh mà thế giới và trong nước có nhiều biến động phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách mà lịch sử đặt ra. Trong giai đoạn này, trên thế giới, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang ở vào giai đoạn phát triền cực thịnh làm cho nhu cầu về thuộc địa của các nước lớn 2 tăng cao. Các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa được đẩy mạnh. Vùng Châu Á rộng lớn là một miếng mồi ngon cho các nước đế quốc. Trước sự bành trướng của các nước đế quốc, nhiệm vụ của các quốc gia châu Á lúc này là bảo vệ nền độc lập dân tộc. Có rất nhiều quốc gia châu Á đã không chống chọi được sức mạnh vũ bão của chủ nghĩa thực dân phương Tây ngoại trừ Nhật Bản và Thái Lan sớm nhận thức được cục diện chính trị thế giới và đã có những bước đi phù hợp để bảo vệ chủ quyền. Bên cạnh đó, lúc bấy giờ, vấn đề tôn giáo cũng là một bài toán cho triều Nguyễn bởi sự xâm nhập của đạo Thiên Chúa – một công cụ phục vụ đắc lực cho sự xâm lược thuộc địa của các nước phương Tây. Các giao sĩ đã trở thành những kẻ tiên phong cho chính quốc trong việc truyền bá, giảng đạo, núp bóng với danh nghĩa giáo sĩ, thầy tu. 2. Quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây dưới thời vua Gia Long (1802 – 1820) Trong quan hệ với Pháp, sau khi lên cầm quyền, vua Gia Long đã cho những người Pháp có công giúp cho ông ta về nhiều mặt trong cuộc chiến chống Tây Sơn làm quan trong triều. Họ được đối đãi rất hậu, mỗi khi vào chầu vua họ không cần phải lễ lạy mà chỉ khấu đầu năm cái. Trong thời kỳ này, nước Pháp đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp, kinh tế tư bản Pháp lúc bấy giờ đã xếp hàng thứ nhì thế giới sau nước Anh do đó nhu cầu về nguyên liệu, nhân công, thị trường rất lớn. Ngày 25 tháng 11 năm 1801 Toàn quyền Pondichery là Charpentier de Cossigny đã đề nghị Chính phủ Pháp cử gấp sứ thần và tàu chiến sang Việt Nam để “ký kết một Hiệp ước liên minh hữu nghị và thương mại” với chúa Nguyễn. Tuy nhiên, việc này đã bị gác lại. Trên thực tế, từ năm 1802 đến 1812, do bận chiến tranh ở châu Âu, nên Pháp không có hoạt động buôn bán gì đáng kể ở Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực. Sau khi Đế chế I của Napoleon hoàn toàn sụp đổ vào năm 3 1815, chiến tranh đã chấm dứt ở châu Âu, việc giao thương của người Pháp lại được mở rộng. Đến năm 1817 những chiếc tàu mang cờ Pháp đã xuất hiện trên đất nước ta. Khi tàu Henry và tàu Lapaix khi đến Đà Nẵng và Sài Gòn đã được vua Gia Long giúp đỡ tận tình, như vua đã cho các quan địa phương giúp thuỷ thủ đoàn mua bán, miễn thuế… nhờ đó mà hàng Pháp sang Việt Nam bán rất chạy. Tuy vậy, có một sự kiện đã khiến vua Gia Long đề phòng Pháp khi năm 1817, tàu Pháp La Cybele đến cửa Hàn, viên thuyền trưởng đã đến Huế và nhắc lại Hiệp ước Veraailles 1787 làm cho vua Gia Long phật ý. Trước sự kiện đó, Thủ tướng Pháp là Richelieu đã cố gắng tìm cách để có thể thiết lập quan hệ buôn bán thường xuyên với Việt Nam. Triều đình Huế đã có phần lo ngại trước các phái viên, các tàu buôn và các chiến hạm Pháp. Năm 1819, tàu của Henry của Pháp đến Việt Nam, vua Gia Long cũng cho phép họ đến Huế, miễn thuế. Liên tiếp các tàu chở hàng từ Pháp đã đến Việt Nam. Nhìn chung, dưới triều vua Gia Long, quan hệ thương mại Việt – Pháp còn chưa bị gây khó khăn. Việc buôn bán giữa hai nước diễn ra khá thuận lợi. Vua Gia Long tạo điều kiện cho thương nhân, ưu tiên cho họ nhưng không cho họ đặc quyền nào. Mọi đề nghị ký kết các hiệp ước thương mại từ Pháp đều bị vua Gia Long từ chối. Trong quan hệ với nước Anh, quan hệ Việt Anh không phát triển thuận lợi vì trước khi Gia Long lên ngôi giữa vua Gia Long và người Anh đã có xích mích khi một chiếc thuyền buôn của chúa Nguyễn do Pháp chỉ huy đã bị người Anh bắt giữ. Khi vua Gia Long lên ngôi (1802), người Anh bắt đầu đặt mối quan hệ thông thương với Việt Nam. Năm 1803, J.W. Roberts đến Việt Nam để đặt quan hệ thông thương với triều đình Huế nhưng đã bị vua Gia Long từ chối. Năm 1804, người Anh lại sai sứ đến Việt Nam hiến phẩm vật và đưa thư xin cho được đi lại buôn bán ở Đà Nẵng. Vua Gia Long lại tiếp tục từ chối nhận 4 quốc thư phẩm vật của người Anh. Tuy nhiên, Gia Long cũng chỉ thị: “từ nay người Anh muốn đến buôn bán ở Việt Nam thì sẽ được đối xử như với người của bất cứ nơi nào khác”. Sau đó, phái bộ Anh tiếp tục 3 lần đưa thư xin được đặt quan hệ thông thương nhưng đều bị vua Gia Long từ chối. Về sau, do nhu cầu mua vũ khí, người Anh vẫn đem hàng hoá đến bán nhưng vua Gia Long vẫn giữ thái độ kỳ thị. Nhìn chung, dưới thời vua Gia Long, nhà vua có thái độ thiện chí với các thương đoàn người Pháp nhưng lại có thành kiến với người Anh. Nhà vua cho họ là bọn Man Di, lòng dạ khó lường, phải ngăn ngừa từ xa do vậy việc buôn bán với người Anh bị hạn chế. Về phần quan hệ với Hoa Kỳ, năm 1802, một công ty tàu biển lớn của Hoa Kỳ đã phái một chiếc tàu tên là Fame đến Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng mới là đường và cà phê. Ngày 21/5/1803 tàu cập cảng Đà Nẵng và đã được vua Gia Long cấp phép buôn bán. Nhờ giấy phép của vua Gia Long, tàu chạy dọc bờ biển tìm chỗ buông neo, buôn bán nhưng gió thổi mạnh tàu không vào được bờ. Ngày 10/6/1803, tàu Fame rời Việt Nam đi Phi Luật Tân. Mười sáu năm sau, cũng có nhiều tàu Mĩ đến Việt Nam và họ nhận được sự đón tiếp tử tế từ phía quan lại Việt Nam cũng như nhân dân. Nhìn chung, tất cả các tàu Mĩ đến Việt Nam thời kỳ này đều nhắm vào mục đích tìm kiếm thị trường và thiết lập quan hệ giao thương với Việt Nam. Có thể nói, thời vua Gia Long, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ chưa phát triển. Chúng ta cần nói thêm về hai quốc gia láng giềng là Chân Lạp và Xiêm La, thời kỳ Gia Long cai trị cũng là thời kỳ Việt Nam khẳng định ảnh hưởng của mình: năm Đinh Mão (1807), vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân không theo Xiêm La nữa mà xin về thần phục vua Việt Nam là Nguyễn Ánh, lập lệ cống tiến mỗi 3 năm 1 lần. Ba người em của Nặc Ông Chân (Ang Chan II) là Nặc Ông Nguyên (Ang Suguon), Nặc Ông Lem tức Nặc Ông Em (Ang Im), và Nặc Ông Đôn (Ang Duong) muốn tranh quyền của anh mình nên sang Xiêm La cầu cứu. Xiêm La đòi Nặc Ông Chân chia quyền nhưng ông từ chối, Xiêm 5 La liền cho quân sang đánh và buộc Nặc Ông Chân bỏ chạy sang cầu cứu Việt Nam. Vua Gia Long viết thư trách cứ Xiêm La và Xiêm La đáp lại là họ chỉ giúp anh em Nặc Ông Chân giảng hòa chứ không đối kháng với Việt Nam. Gia Long liền cho Lê Văn Duyệt kéo 10.000 quân sang buộc Xiêm La cho Nặc Ông Chân về nước và rút quân hoàn toàn ra khỏi Chân Lạp. Lê Văn Duyệt dâng sớ xin xây thành Nam Vang (Phnom Penh) và thành La-Lêm. Khi xây xong Gia Long cho một tướng tên là Nguyễn Văn Thụy đem 1.000 quân sang trấn giữ và xác lập quyền "bảo hộ" của Việt Nam tại Chân Lạp . 3. Vấn đề đạo Thiên Chúa trong quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây thời Gia Long (1802 – 1820) Đây là một vấn đề gây ra sự trở ngại trong quan hệ giữa nhà nước phong kiến Việt Nam với các nước phương Tây, đặc biệt là với nước Pháp. Do mối quan hệ gần gũi với Bá Đa Lộc và chịu ơn người Pháp trong cuộc chiến với triều Tây Sơn, Gia Long vẫn cho đạo Thiên Chúa được truyền bá tương đối thuận lợi. Các giáo sĩ người Pháp đã đẩy mạnh việc phát động trong dân chúng ở Việt Nam phát triển các cơ sở Đạo Thiên Chúa, thu nạp giáo dân trên cơ sở khuếch trương thế lực chính trị và tinh thần cho nước Pháp… Vua Gia Long thực sự lo ngại việc này, nhất là khi các giáo sĩ Pháp ủng hộ việc nhà vua đưa con trai hoàng tử Cảnh lên làm vua thay vì hoàng tử Đảm. Vua Gia Long đã khinh bỉ đạo Thiên Chúa từ đó. Nhìn chung, trong suốt thời kỳ của mình, Gia Long chủ trương ôn hoà. Ông không thể chống đạo một cách công khai, cũng không thể “cải đạo”. Ông hiểu rõ hơn ai sự nguy hiểm từ những người đi truyền đạo, ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo với hoàng tử Cảnh và các thần dân của mình. Trong tình thế vừa cậy nhờ người Pháp xong, Gia Long chưa thể cấm đạo và làm mất lòng người Pháp ngay lập tức được. Ông từng ra lệnh: “Từ rày về sau, dân các tỉnh, xã 6 nào có nhà thờ Gia Tô đổ nát thì phải đưa trình quan trấn mới được tu bổ lại, còn việc xây dựng nhà thờ mới đều cấm chỉ”. Vua Gia Long có thái độ và cách ứng xử mang tính dung hoà trong quan hệ với Pháp, nhưng cương quyết và cứng rắn từ chối mọi yêu cầu từ phía nhà nước Pháp. Ông không hề chống lại các giá trị vật chất – tinh thần phương Tây, ông bảo vệ các truyền thống dân tộc Việt Nam. Vua Gia Long thể hiện một đối sách ngoại giao nhu hoà, uyển chuyển qua vấn đề tôn giáo. Chính sách ngoại giao mềm dẻo đã giúp Gia Long rất nhiều trong việc ổn định đất nước sau một thời gian dài nội chiến. II. Quan hệ ngoại giao Việt Nam với các nước phương Tây dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840) 1. Tình hình quốc tế, khu vực và đường lối ngoại giao của Minh Mạng với các nước phương Tây Vua Minh Mạng từ nhỏ vốn là người thông minh, tôn sùng Nho giáo và đặc biệt không thiện cảm cho lắm với tôn giáo phương Tây, vì vậy Gia Long quyết định chọn vua Minh Mạng lên nắm quyền với mong muốn làm những việc mà ông chưa làm được. Thời bấy giờ, tình hình trong nước và quốc tế tiếp tục có những chuyển biến phức tạp khiến Minh Mạng có những thay đổi trong chính sách ngoại giao của mình. Ngoài ra, vấn đề tôn giáo cũng là nhân tố tác động đến chính sách ngoại giao của vua Minh Mạng. Núp dưới chiêu bài đi truyền giáo, các giáo sĩ phương Tây và tôn giáo của mình ngày càng xâm nhập mạnh mẽ vào trong nước, ảnh hưởng đến nền Nho giáo chính thống và ngày càng phục vụ đắc lực cho chính sách xâm lược thuộc địa của các nước tư bản khiến vua Minh Mạng lo ngại và tức giận. Minh Mạng về cơ bản trung thành với đường lối chính trị của cha mình. Ông tỏ ra dứt khoát trong việc khước từ người phương Tây, kể cả người Pháp. 7 Ta có thể thấy rằng, từ năm 1820 đến năm 1825, thời gian này vua Minh Mạng mới kế vị ngai vàng, ông cần ổn định quyền lực cá nhân, ổn định triều chính, nên ông chưa có thể điều chỉnh lớn trong chính sách ngoại giao với các nước phương Tây. Đường lối ngoại giao của ông thời kỳ này được triển khai trên cơ sở truyền thống. Trong khoảng thời gian từ 1825 cho đến 1831, sự hiện diện của các nước tư bản phương Tây ở châu Á ngày càng gia tăng là một lời cảnh báo cho vua Minh Mạng về sự an nguy của đất nước. Ông tiếp tục củng cố triều đại và đất nước trên nền tảng của ý thức hệ Nho giáo để chống đỡ các tư tưởng mới lạ của phương Tây, chủ yếu là đạo Thiên Chúa. Việc bang giao với nước ngoài có hạn và truyền giáo bị cấm nhưng Minh Mạng vẫn cho phép tàu buôn các nước tới buôn bán (nhưng chỉ được phép thông thương tại cảng Đà Nẵng). Như vậy, vấn đề buôn bán với phương Tây không bị triều đình Huế ngăn cấm, nhưng vì lí do an ninh và vấn đề truyền giáo nên triều đình Huế chỉ cho mở cửa biển Đà Nẵng để thuyền buôn phương Tây đến trao đổi hàng hoá. Do vậy, Minh Mạng với các nước phương Tây không hoàn toàn bế quan toả cảng mà có mở cửa song rất hạn chế. Sự kiện Lê Văn Khôi khởi binh dấy loạn đã đặt vấn đề ngoại xâm cho triều Nguyễn suy gẫm. Lê Văn Khôi cầu cứu Xiêm La và trong cuộc nổi loạn này có sự tham gia của các giáo sĩ người Pháp. Vua Minh Mạng đã tăng cường đường lối ngoại giao biệt lập với Pháp vì nên độc lập, an ninh quốc gia có nguy cơ bị xâm phạm. Từ năm 1832 đến năm 1837 đường lối ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp hoàn toàn không mang tính chất ôn hoà nữa khi vua Minh Mạng không muốn tiếp xúc với các nước phương Tây. Nhưng cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất ở Trung Hoa là một hồi chuông cho các quốc gia châu Á còn đóng kín cửa. Ông cho rằng nếu cứ tiếp tục đường lối ngoại giao như cũ thì một cuộc xung đột Việt Pháp có thể xảy ra giống như ở Trung Quốc. 8 Trước sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản phương Tây, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cũng như tình hình các quốc gia phong kiến lần lượt rơi vào tay giặc, vua Minh Mạng đã có những nhận thức mới như phòng vệ những nơi hiểm yếu trên bờ biển. Vua Minh Mạng cũng hiểu cần phải có sự tăng cường thăm dò dự định của các cường quốc ở châu Âu để làm thay đổi chính sách ngoại giao của mình. Giai đoạn 1838 – 1840 được coi là thời kỳ định hợp tác quốc tế của vua Minh Mạng. 2. Về quan hệ nước ta với Pháp Trong những năm đầu lên ngôi, đường lối chính trị của Minh Mạng so với Gia Long không có thay đổi lớn. Với Pháp, nhà vua vẫn thể hiện thiện chí, lòng biết ơn, nhưng khi tình hình quan hệ quốc tế ngày một thay đổi, nước Pháp sau khi ổn định tình hình trong nước tìm cách nối lại những liên hệ với Việt Nam nhằm đạt được những cam kết với nước ta trên lĩnh vực thương mại, chính trị. Thời gian này được xem là giai đoạn hòa hoãn (1820 – 1824) trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước phương Tây dưới thời Minh Mạng. Đi theo đường lối đối ngoại của vua Gia Long đã hoạch định, Minh Mạng khi lên ngôi vẫn đối xử nhã nhặn, hoà hoãn với Pháp. Năm 1821, J.B. Chaigneau được vua Pháp cử sang Việt Nam dâng thư và phẩm vật của vua Luis XVIII đồng thời xin lập thương ước. Minh Mạng cho phép người Pháp đến buôn bán ở Việt Nam nhưng từ chối việc thành lập một thương ước giữa hai nước. Ngay lần đầu tiên, Minh Mạng đã phủ nhận việc giao hảo với người Pháp. Chính phủ Pháp hy vọng sẽ đạt được vài kết quả tốt về thông thương nhưng không ngờ sứ giả của vua Pháp lại nhận được sự bất hợp tác từ triều đình Huế. Năm 1822, một chiếc thuyền Pháp là Cleopatre do đại tá Courson de la Ville Hélio đến Đà Nẵng xin được tiếp kiến vua Việt Nam qua chức vụ đặc sứ của vua Pháp. Mặc dù Chaigneau tìm mọi cách để vận động nhưng Minh Mạng vẫn từ chối hội kiến với Courson de la Ville Hélio. Nguyên nhân là vì tàu [...]... London, sứ bộ xin yết kiến với Thủ tướng Anh Melbourn và Bộ trưởng Palmerston Trong buổi tiếp xúc, Palmerson đã từ chối đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam 4 Quan hệ ngoại giao với Trung Quốc Giống như vua cha, Minh Mạng chủ trương tiếp tục triều cồng và giữ quan hệ ngoại giao hữu hảo với nhà Thanh Khi lên ngôi, ông đã nhận sự phong vương của vua nhà Thanh Tuy nhiên, các vua Việt Nam thời nhà Nguyễn duy trì... Chân dung các vua Nguyễn, Tập 1, NXB Thuận Hóa 2 Nguyễn Thế Anh, Kinh tế xã hội Việt Nam dưới thời các vua triều Nguyễn, NXB Văn học 3 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập 4, NXB Giáo Dục Việt Nam 4 Trần Nam Tiến, Ngoại giao giữa Việt Nam với các nước Phương Tây dưới triều Nguyễn, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM 5 Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập... thiết lập quan hệ giao thương với Việt Nam đã diễn ra trong khuôn khổ các quan hệ bình thường giữa hai quốc gia có độc lập chủ quyền Với nước Anh, ngay khi vua Minh Mạng vừa lên ngôi, tổng đốc Anh Warren đã gửi một phái đoàn tới Việt Nam do bác sĩ John Crawfurd đứng đầu với ý định đặt quan hệ thông thương Phái đoàn rời cảng Ford William (Ấn Độ) vào ngày 21 tháng 11 năm 1821 lên đường đến Việt Nam Ngày... để xem xét tình hình tại các nước này, dò la thái độ của các nước, trong đó cố gắng điều đình với chính phủ Pháp nhằm đặt quan hệ hữu nghị Tất cả những việc làm đó chứng tỏ thái độ mềm dẻo của Minh Mạng với người phương Tây trước tác động của tình hình thế giới và khu vực Vua Minh Mạng cũng đã tổ chức một phái bộ sang Anh với mong muốn thiết lập mối quan hệ ngoại giao với nước Anh Ngày đầu tiên đến... Cũng với lập luận đó, Minh Mạng từ chối sứ giả của tất cả các nước khác đến Việt Nam thông thương Thực chất của vấn đề “hạn thương” là “nhà vua sợ rằng các trao đổi với phương Tây, kẻ đang nắm những kỹ thuật tiến bộ sễ làm nguy hại nền độc lập và trật tự quốc gia 10 Minh Mạng từ chối các thương ước nhưng ông không cấm tàu bè và thương nhân Pháp và các nước khác đến Việt Nam buôn bán Tất cả các chuyến... can thiệp vào khu vực một cách trực tiếp hơn Lúc bấy giờ, các nước phưong Tây đã tiến hành xong hai cuộc đại cách mạng là cách mạng tư sản và 22 cách mạng công nghiệp, chủ nghĩa tư bản cũng dần chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc thì phương Đông nói chung, trong đó có Việt Nam vẫn ở thời kỳ phong kiến Nhà Nguyễn, dưới thời vua Gia Long được dựng lên trong bối cảnh đất nước trải... thuyền ngoại quốc bị thiên tai, vua có chủ trương giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện cho họ sớm hoạt động trở lại Vua Minh Mạng không kí những văn bản trên các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao với Pháp nhưng từ năm 1820 – 1825 việc buôn bán và truyền đạo của người Pháp tại Việt Nam chưa hề bị ngăn cấm Dù dè chừng và thận trọng trong quan hệ với Pháp, nhưng Minh Mạng vẫn định hướng đường lối ngoại giao mà Gia Long. .. nhà vua bởi theo nhãn quan Nho giáo của ông thì đó đều là những điều cấm kỵ, phạm vào thuần phong mỹ tục – nền tảng đạo đức cơ bản mà ông muốn dựa vào để giáo hoá dân chúng 7 Đánh giá đường lối đối ngoại thời vua Minh Mạng Trong 20 năm trị vì vua Minh Mạng đã thực hiện một đường lối ngoại giao rõ ràng có định hướng, có điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới Dưới thời vua Minh Mạng, Việt Nam. .. cáo lại cho nhà vua Các sứ thần không hoàn thành nhiệm vụ này đều bị trách phạt Đây có lẽ là một phần lý do khiến vua Minh Mạng có thể nhận định đúng việc nhà Thanh ngày càng suy yếu, và dự đoán chính xác nhà Thanh sẽ thất bại trong cuộc xung đột với nước Anh một khi cuộc chiến tranh Nha phiến nổ ra 5 Vấn đề ngoại giao với các quốc gia khác Trong quan hệ với Xiêm La, vào thời Minh Mạng, giữa Xiêm La... hỏi Việt Nam phải tăng cường mở rộng các mối quan hệ quốc tế, thắt chặt mối quan hệ quốc tế nhất là với phương Tây để bảo vệ hữu hiệu lợi ích và an ninh đất nước Nhưng triều Nguyễn đã thực hiện đường lối ngoại giao “khép kín” và đóng cửa Xu thế này đã đi ngược lại xu thế phát triển của thế giới và là một chính sách ngoại giao tiêu cực, sai lầm IV Tài liệu tham khảo Tài liệu sách 1 Đỗ Bang, Nguyễn Minh

Ngày đăng: 11/04/2015, 12:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan