TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN VÀ HÀNH CHÍNH CỦA NƯỚC ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI LÝ (1009 - 1225)
Đô Đức Hùng `
Nhà nước trung ương tập quyền thời Đinh và Tiên Lê là thành quả của tài lược và võ công đánh dẹp 12 sứ quân thống nhất đất nước của Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh và những chiến thắng vang dội của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống lần thứ nhất Tuy nhiên, trong thời kỳ các triều đại Dinh, Tiền Lê nhà nước trung ương tập quyền vẫn chưa hoàn toàn vững chắc và chưa được tổ chức chặt chẽ Các triều đình của vua Định cho đến vua Lê cồn mang nặng tính chất của một bộ máy quân sự Sử gia Ngô Thì Sĩ hồi thế kỷ XVIII đã nhận xét: Tiên
Hoàng vũ lược có thừa mà học vấn không đủ, không chính được tâm, không sửa được mình, lại muốn đưa cái thuật trị quân ra mà
trị quốc” còn những kẻ bề tôi giúp vua lúc đó như Đinh Điền, Nguyễn Bặc đều là hàng võ tướng, không biết phương pháp trị dân giữ nước, không biết nghiên cứu văn chương nghi lễ đời xưa
Còn đối với vua Lê Đại Hành cũng không tránh khỏi lời phẩm
bình nghiêm khắc của nhà viết sử: "[Vua] tính nghiêm khắc, tàn nhãn, ưa người nịnh hót, người khéo chiều thì cất nhắc cho được gần gũi, người có lỗi nhỏ thì giết, hoặc đánh vào lưng đến một hai trăm roi Sai khiến các quan hơi không vừa ý liên đánh thật đau,
rổi truất xuống làm người gác cửa, khi nguôi giận lại triệu về chức
ca"?
Trang 2Ngoài lý do địa chính trị của kinh đô Hoa Lư, thì chính sách
cai trị và tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê khiến các triều
_đại trên không thể tồn tại lâu dài được Cai trị một đất nước rõ ràng không thể chỉ nhờ vào tài năng quân sự của những con người ngày hôm qua còn ngồi trên lưng ngựa chiến Chính sách thống trị nặng về biện pháp quân sự để trấn áp nhân dân đã không còn thích hợp với tình hình mới, khi mà đất nước đã hoà bình và nền thống nhất ngày càng củng cố sau nhiều thập kỷ tồn tại
Sự chuyển giao ngôi báu từ nhà Tiền Lê sang nhà Lý là một bước khẳng định, phát triển mới của nền độc lập, thống nhất đất nước và Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền Nhà Lý lên cầm quyền, mọi chính sách về kinh tế, chính trị, văn hoá đều được
ban hành và thực hiện khá bài bản và quy mô Về tổ chức chính quyền Nhà nước và quản lý hành chính của nước Đại Việt cũng rõ ràng, có một bước tiến vượt bậc Nhà sử học Lê Quý Đôn ở thế kỷ XYVIII cũng đã có nhận xét: "Nước Nam ta, triểu Lý có một loại chế độ, triều Trần có một loại chế độ, từ đời Hồng Đức (1470) vẻ sau lại có một chế độ đều theo thời nghi, hợp với trị đạo, có bao
giờ giống nhau đâu"“" Và nhà bác học họ Lê cũng khẳng định: "Nước Nam, hai triều đại nhà Lý, nhà Trần có tiếng là văn hiến ' °'
I Các vua Lý
Mở đầu nhà Lý là Thái Tổ Lý*%Công Uẩn, ngay từ nhỏ đã
được các nhà sư và cao tăng ở một vùng trung tâm Phật giáo thời đó, nuôi dạy và chuẩn bị kỹ lưỡng cho ông bước lên ngai vàng
Chính vì thế, khi lên ngôi, những việc làm của nhà vua đều rất
chính xác và sáng suốt
Sử gia Ngô Thì Sỹ đã có lời nhận định sau: "Lý Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác, mà trước tiên mưu tính việc định đô
Trang 3những vua tầm thường không thể theo kịp Cho nên, truyền ngôi
hơn 200 năm, đánh giặc Tống, dẹp giặc Chiêm, nước mạnh, dân giầu, có thể gọi là đời rất thịnh trị Các vua đời sau noi theo đều gìn giữ được ngôi vua, chống chọi với Trung Quốc Lý Thái Tổ có
thể nói là một bậc vua biết mưu tính việc lớn đấy!"©),
Có thể nhất trí với nhận định của sử gia họ Phan rằng, trong
số 8 đời vua nhà Lý, thì 4 ông vua đầu từ Thái Tổ (1009 - 1028),
Thái Tông (1028 - 1054), Thánh Tông (1054 - 1072), Nhân Tông
(1072 - 1127) đều là những người có học vấn và tài nãng kiêm cả
văn lẫn võ Từ vua Thái Tông ra sức củng cố bộ máy Nhà nước tập
trung, định pháp luật, trấn áp các cuộc nổi dậy ly khai ở vùng biên
viễn đến Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu là Đại Việt và đến triều Lý
Nhân Tông thì Nhà nước tập quyền thống nhất đã đạt được sự
vững chắc nhất, các tổ chức nhà nước mới hoàn chỉnh, nền văn hoá
dân tộc có điều kiện phát triển Cuộc kháng chiến chống Tống thấng lợi dưới thời Lý Nhân Tông là biểu hiện ý chí quật cường kiên quyết bảo vệ nền độc lập dân tộc của toàn dân, nhưng đồng thời cũng nói lên rằng bộ máy thống trị của Nhà nước thời Lý đã được tổ chức vững chắc Từ đời vua Lý Thần Tông (1127 - 1138), Anh Tông (1138 - 1175) trở về sau thì nhà Lý bước vào giai đoạn
suy vi và đến đời vua Cao Tông (1175 -1210) và đặc biệt là Huệ
Tông (1210 - 1224) thì sụp đổ hẳn Tuy nhiên, trong vòng 215
năm trị vì của nhà Lý, có đến 120 năm ở thế thịnh vượng đi lên
của vương triều và của quốc gia Đại Việt
Ngoài một số chi tiết mà sử gia mang nặng ý thức hệ Nho
giáo phê phán như: lập quá nhiều Hoàng Hậu (như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông), quá mê đắm với đạo Phật thì các nhà chép sử đều
phải một cách nhất quán khen ngợi các vua nhà Lý: Thái Tổ thì
Trang 4trước mọi việc, giống như Hán Quang Vũ đánh đâu được đấy, ngang với Đường Thái Tôn; Thánh Tông khéo léo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, võ về người xa, yên ủi người gần, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, có thể gọi là bậc vua tốt; Nhân Tông thì sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn nể sợ, nước nhỏ mến phục, thân giúp đỡ, người ứng theo, thông âm luật, chế khúc hát, nhân dân giầu đông minh nên thái bình, là vua giỏi của triều Lý
Các sử gia vẫn chê các vua nhà Lý là ưa thích đị đoan, mộ đạo Phật, tin điều lành, đó là điều lụy cho đức tốt" Thế nhưng họ không hiểu một điều rằng: bất cứ một nhà nước nào cũng phải
đựa trên một hệ tư tưởng, hay nơi đức tin nào đó Đó là công cụ
tỉnh thần để củng cố quyền lực của Nhà nước và giai cấp cầm quyền Đúng như cố giáo sư Đào Duy Anh đã viết: Vì lúc đó Phật giáo không đủ làm lợi khí tinh thần cho chính quyền tập trung, sau
cuộc phản loạn của các thân vương mưu cướp ngôi của Phật Mã,
nhà Lý phải đặt lệ thể bách quan ở đền Đồng Cổ hay ở sân Long
Trì rằng: "Làm con bất hiếu, làm tối bất trung, thần linh giết chết" Không những thân Trống Đồng được đem từ đất Thanh Hoá ra kinh đô phục vụ cho nghi lễ thẻ đã cử hành đều đặn vào đầu mối năm, mà người ta cũng biến một nhân vật có thật là Phạm Cự Lượng nổi tiếng là con người trung trực, ngay thẳng vốn là quan đại thần của thời Tiền Lê thành một vệ thần chuyên coi sóc về luật
pháp và hình án Ông được thờ ở ngôi đền Hoàng Thánh Đại
Vương ở cửa Nam của kinh thành từ năm 1036 Vào cuối thời Ly,
từ thời Lý Nhân Tông, các vua Lý đã bất đầu chọn Nho giáo va dùng nó làm chỗ dựa tư tưởng, tổ chức Nhà nước và tuyển dụng
quan lại Thực tế lịch sử trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á
cùng thời cho thấy, chỉ có mô hình Khổng giáo mới đảm bảo cho sự vững chắc của một quốc gia tập quyền Càng về sau nhất là
Trang 5trọng trong việc quản lý đất nước và trong sinh hoạt của cung
đình, thậm chí xuống cả đến dân gian Lê Quý Đôn đã có lời ca
tụng việc làm của các vua nhà Lý như sau: "Triều Lý, lập đàn
Phong vân để cầu mưa; lập đàn xã tắc để cầu cho quanh năm được
mùa; dùng ngày lập xuân làm lễ Nghinh xuân; đi tuần thú, tế thân
Tiên nông nhà vua tự cày ruộng Tịch điền, lại thời thường đi tuần
địa phương xa xem dân cấy gặt, đều là chế độ tot" II Triều đình và hệ thống quan lại
Để cai trị đất nước, triều Lý ngày càng cũng cố hoàn thiện bộ máy triều đình và hệ thống quan chức Đến đời Lý Nhân Tông, thì
đã có một hệ thống khá hoàn hảo Ở trên hết là những trọng chức
văn võ lớn nhất Bên văn có các chức Tam Thái (Thái Sư, Thái
Phó, Thái Bảo), Tam Thiếu (Thiếu Sư, Thiếu Phó, Thiếu Bảo), bên
võ là các chức Thái Uý và Thiếu Uý Chỉ những người trong hàng
đại quý tộc, vương công hầu mới được giữ các chức ấy
Ở dưới là hai ban văn võ
- Ban văn thì có các chức Bộ thượng thư đứng đầu lục bộ, rồi
đến các chức Tả hữu tham tri, Tả hữu giám nghị, Thị lang, Lang
trung, Viên ngoại Nhà Lý đã đặt các chức Thượng thư như Mạc
Hiển Tích, Đoàn Van Kham đều giữ chức Thượng thư thời Lý
Nhân Tông Nhưng đã đặt đủ 6 bộ hay chưa thì chưa rõ Sử biên niên chỉ nhắc đến hai bộ là Lễ và Hộ Đại Việt sử ký toàn thư cho biết năm Mậu Tuất (1 118) Tả thị lang bộ Hộ là Lý Tú Quyên chết,
hoặc năm Giáp Thin (1124) Lê Bá Ngọc làm Thị lang bộ lẽ "' Lại còn có các chức Ngự sử đại phu, Điện học sĩ Hàn lâm
Trang 6- Ban võ có các chức Đô thống, Nguyên suý, Tổng quản, Khu mật sứ, Thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng, Tướng quân, Chỉ huy
SỨ.V.V
Theo Phan Huy Chú, rất nhiều chức quan trong triều đình thuộc hệ thống chức quan truyền thống của Đại Việt đã bắt đầu có
từ thời Lý, mặc dù đôi khi có tên gọi khác nhau Thật khó mà khảo
sát được một cách đây đủ, chính xác quyền hạn, phẩm trật và
nhiệm vụ của từng chức quan của thời Lý Về đại thể, thì tổ chức bộ máy chính quyền triều Lý có nhiều điểm phỏng theo quan chế
đời Tông, nhưng giản lược hơn IH Các chức quan ngoài
Theo sự ghi chép của sử cũ, ngay từ đầu thời Lý, năm 1010,
Lý Thái Tổ đã cho đổi 10 đạo làm 24 lộ Tuy nhiên chúng ta không có tài liệu để khảo rõ tên gọi và vị trí của các lộ ấy ” Trong
các tài liệu chính sử vẫn thấy chép, các đơn vị hành chính cấp lộ ở
ngay trung tâm là phủ (năm 1010 đồi Hoa Lư làm phủ Trường An, Cổ Pháp gọi là phủ Thiên Đức ; ở miền núi thì có Châu, Trại: Ái Châu và Hoàn Châu được đổi làm Trại nhưng về sau lại gọi là châu Nghệ An, phủ Thanh Hoá Có thể nói, các đơn vị hành chính bấy giờ vân chưa thật thống nhất Và thế các chức quan bên ngoài
vân không có các chức Châu mục, Quận thú, Trị châu sự và Trị
quân sự, Phán thủ
Ở các vùng núi còn có đơn vị, "đạo" như đạo Lâm Tây (vùng
dọc sông Đài
Đơn vị hành chính dưới phủ, châu, trại thì có hương, giáp Chúng ta còn thấy sử cũ nhắc đến các đơn vị hành chính này ở
Trang 7- Năm Canh Tuất (1010): xuống chiếu cho các hương ấp nơi
nào chùa quán đã đỗ nát đều phải sửa chữa lại (TT, T1, Tr.192)
- Lệ Phụng Hiểu, người ở hương Băng Sơn thuộc Châu Ái lúc
trẻ tuổi có sức khoẻ Hai thôn Cổ Bi và Đàm Xá tranh nhau địa
giới, ông đã một mình đứng ra đánh nhau với thôn Đàm Xá Khi đã ra làm võ quan của nhà Lý, oe Regier eRe hay to
cho ruộng ở hương Đa Mi
- Năm Nhâm Thân (1032), mùa hạ, tháng 4, vua ngự đến Tín Hương ở Đồ Động giang cày ruộng tịch điền
- Năm Giáp Thân (1068) đôi hương Thô Lôi làm hương Siêu Loại, vì là nơi sinh của Nguyên Phi Ý Lan
- Tháng 8 năm Mậu Thân (1128), người Chân Lạp vào cướp
hương Đô Gia châu Nghệ An (vùng đất sau này là huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh)
- Tháng 12 năm Tân Hợi (1131), Nguyễn Mãi ở hương Thái Bình dâng hươu trắng (theo Đào Duy Anh căn cứ vào sách Đường Thư (Địa lý chí), hương Thái Bình là đất miên Quốc Oai, Sơn Tây
ngày nay)
- Năm Mậu Ngọ (1198) người hương Cao Xá thuộc Châu
Diễn là Ngô Công Lý chiêu tập những kẻ vô lại cùng với châu Đại Hoàng đồng thời làm loạn Đặc biệt, theo sách Vi? sử lược, vua Lý Thái Tổ người Cổ Pháp, Bắc Giang Trong hương vua ở có cây
gạo bị sét đánh xưa con chó ở chùa” Ứng Thiên, hương Cổ Pháp có một con chó trắng, trên lưng có lông đen thành chữ Thiên tử
Don vị hành chính cấp hương đã được đặt từ thời nhà Duong
Trang 8Khâu Hoà nhà Đường (662) mới bắt đầu lấy trong ngoài châu
huyện, chia huyện, đặt tiểu hương, đại hương, tiểu xã, đại xã Tiểu xã từ 10 đến 13 hộ: đại xã từ 40 đến 60 hộ Tiểu hương từ 70 hộ
đến 150 hộ Trong khoảng đời Trinh Nguyên (785 - 805), đô hộ Triệu Xương phế bỏ đại tiểu hương, đều gọi là hương cả Trong đời Hàm Thông (860 - 874) Cao Biểu chia đặt hương thuộc cả
thảy có 159 hương Trong đời Khai Bình nhà [Hậu] Lương (907 -
911) Tiết độ Khúc Hạo lại đổi hương thành giáp, đặt thêm 150
giáp, cộng với những giáp trước thì có 314 gidp “"”
Về cuộc cải cách của Khúc Hạo, các sử thần triều Nguyễn trong Việt sử thông giám cương mục chép "Khúc Hạo nhờ vào cơ nghiệp cũ, giữ lấy La Thành tự xưng là Tiết độ sứ, chia đặt các lộ phủ, châu và xã ở các xứ; đặt ra các chánh lệnh trưởng và tá lệnh
trưởng, bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch; lập sổ khai hộ khẩu kê rõ họ tên quê quán, giao cho giáp trưởng trông coi ""',
Sách An Nam kỷ yếu, do các tác giả Việt sử thông giám cương mục dẫn thì lại cho biết: "cuối đời Đường, Khúc Hạo làm
Tiết độ sứ thay cho Độc Cô Tổn, đổi hương ở các huyện làm giáp,
đặt mỗi giáp một quản giáp và một phó trì giáp để giữ việc đánh
thuết'?),
Don vị hành chính có tên gọi là “hương” cũng vấn còn tồn tại
đến tận cuối thế kỷ XV Chứng cớ là trong lần thống kê nhân địp
lập Thiên hạ bản đồ dưới triêu Hồng Đức (năm 1490) vẫn còn 20 hương bên cạnh 36 phường, 6.85l xã, 322 thôn, 637 trang, 40
sách, 40 đông, 30 nguồn, 8 trường.°"',
Như vậy, đơn vị hành chính cấp hương ở thời Lý chắc chắn còn khá phổ biến Hương thường bao gồm nhiều làng, có quy mô lớn hơn Tổng và gần tương đương cấp huyện sau này Ví dụ như
Trang 9của Nguyên Phi Ý Lan Theo Đại Nam nhất thống chí, hương Siêu Loại sau đó được đổi làm huyện Siêu Loại Huyện này tôn tại đến
thế XIX và lãnh 6 tổng, 68 xã thơn“®: Hoặc như ghi chép Việt sử
lược, hương Cổ Pháp sau được nhà Lý đổi làm phủ Thiên Đức
Trên đã phát triển của Nhà nước trung ương tập quyền, triều
Lý cũng ngày càng cố gắng với xuống các đơn vị làng xã Chúng
ta biết, chức xã quan phải đến thời Trần Thái Tông mới đặt (gồm
Đại tư xã và Tiểu tư xã) Ở thời Lý, chức quan quản lý đơn vị hành
chính cấp hương, giáp có lẽ là quản giáp và chủ đô Những người
này cùng với người thu thuế được trích ra l phần trong số 10 phần
thuế thu được để làm bổng lộc, gọi là hoành đấu"” Thêm nữa,
chúng ta thấy Đại Việt sự ký toàn thư chép: "Năm Canh Tuất
(1130), tháng 5 Quản giáp phủ Thu Liễu là Phí Nguyên dâng chim sẻ trắng, Quản giáp nội tác là Chu Thủy dâng cá diếc vàng“® phải
chăng những người này là các chức cai quản hành chính cấp
hương và giáp ở thời Lý ?"
Ngoài ra, chúng ta còn biết, trong mỗi hương, giáp nhà Lý
còn chia ra thành các bảo có tư cách là một đơn vị pháp nhân,
kiểm sốt lẫn nhau, khơng để cho láng giềng phạm pháp Nếu một
người trong bảo phạm tội thì cả bảo chịu trách nhiệm và bị trị tội theo Năm 1123, nhân việc cấm giết trộm trâu bò, nhà Lý ban
hành lệnh "Từ nay về sau, 3 nhà làm I bảo, không được giết trâu
ăn thịt, ai làm trái thì bị trị tội theo luật" Điều luật này còn được
nhắc lại nhiều lần vào các năm 1137 và 1143 Như vậy, nhà Lý đã cố gắng thực hiện phép "bảo liên hồn" nhằm kiểm sốt hoạt động của cư dân làng xã
Theo Phan Huy Chú, các quan trong triều và ngoài các lộ
dưới triều Lý đều không có lương bổng thường xuyên, quan trong
Trang 10cung cấp Đời Lý Thái Tông (1028 - 1054) ban cho quần thần từ
ngũ phẩm trở lên được áo gấm, từ cửu phẩm trở lên được áo lụa, lại hạ chiếu: quản giáp chủ đô và người thu thuế được lấy riêng một phần là bồng lộc, gọi là Hồnh đầu Lý Thánh Tơng (1054 - 1072) cho hai viên quan Sĩ sư trong phủ Đô hộ, mỗi năm mỗi người 50 quan tiền bổng lộc, 100 bó lúa cùng các thứ cá và muối, ngục lại 10 người, mỗi người mỗi năm 10 quan tiền và 100 bó lúa, để nuôi đưỡng lòng thanh liêm của họ“” Quan lại được bổ nhiệm về địa phương nào thì sẽ "hưởng lộc” một vùng ở địa phương ấy cho đến khi bổ nhiệm đi nơi khác
Cũng theo Phan Huy Chú, đời Lý buổi đầu chưa đặt khoa trường, đường làm quan chỉ lấy tuyển cử làm trọng, rồi đến
"Nhiệm tử” (dùng con các quan), sau nữa mới đến nộp tiền Con cháu những người thợ thuyền, con hát và nô tỳ đều không được
ghi tên vào danh sách tuyển cử Người quên tiền, lúc đầu bổ nhiệm
làm lại, nộp lần thứ 2 được bổ làm Thừa tín lang: làm việc xứng
chức thì bổ tri châu Bên cạnh đó, dưới thời Lý cũng đã có các
cuộc thi tuyển chọn quan lại khá tiến bộ Sử chép "tháng 3 năm
Định Ty (1077), thi lại viên bằng thư (viết chữ), toán và hình luật" Năm 1075, mới bắt đầu tuyển lấy người minh kinh bác
học và thi Nho học, Lê Văn Thịnh đô đầu kỳ thi này, được vào hầu
vua học tập và sau được cất nhắc làm quan to trong triều Năm 1086, lại có khoa thi tuyển những pgười có văn học, Mạc Hiển Tích đỗ đầu, được bổ làm Hàn lâm học sĩ Chế độ khoa cử ở thời
Lý mới thực hiện, bước đầu chưa có quy định kỳ hạn thường
xuyên, nhưng dầu sao, so với các triều đại trước như Định, Lê thì đấy là một trong những bước tiến lớn của Nhà nước tập quyền
Từ năm 1051, triều Lý đã quy định phép khảo khoá các quan lại Các quan văn võ người nào làm việc lâu năm không có lỗi gì,
Trang 11lệ thường, cứ 9 năm khảo khoá một lần Phan Huy Chú chép: “Cao
Tôn, năm Trinh eri caus Tế: quan, lấy những
người có văn học tài hà HP tài cao nết tốt
biết suốt việc xửa nay làm một loại, những người không thông văn học mà siêng năng làm một loại, sai trị đân quân dân Quan đều đáng tài, không có những lạm"°”,
Tóm lai, có thể nói tổ chức chính quyển của nước Đại Việt dưới thời Lý kể từ Lý Thái Tổ đến các đời vua sau ngày càng được hoàn bị Nhà nước thời Lý và các quan lại viên chức của nhà nước này còn rất năng động, chứa đựng nhiều yếu tố tích cực, tiến bộ,
không khí xã hội Đại Việt thời Lý từ chỗ dựa tỉnh thân cho đến tổ
chức nhà nước và cách phân chia đơn vị hành chính tuy còn chưa
hồn chỉnh, có phần khơng đúng kinh điển, nhưng rõ ràng nó là một xã hội đang phát triển và chưa bị gò cứng vào mô hình Nho
giáo như thời Lê sơ sau này Vì Thế, nhà nước thời Lý, triều đình nhà Lý cũng đã để lại trong vùng đất Thăng Long không những
cung điện chùa tháp nguy nga tráng lệ mà còn một Vương triều
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, 2, 3 Đại Việt sử ký tiền triều NxB KHXH, H 1977 Tr 159,
165, 178
3, 4, 7, 15 Lê Quý Đôn „ Kiện văn riểu lục Nxb KHXH, H 1977,
Tr 189, 235, 249, 254, 255, 266
9 Việt sử lược, Nxb Văn sử địa, H 1960, Tr69
I0 Dẫn theo Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Nxb Giáo dục, H 1963, Tr.164
L1, 12 Việt sự thông giám cương mục, Nxb Văn sử địa, H 1957
T.ii Tr.41
13 Toàn thu, SDD,, T I, tr.306
14 Đại Nam nhất thống chi, Nxb KHXH, H 1971, T IV, Tr 56 17, 19 Phan Huy Chú, Lịch triéu hiến chương loại chí, Nxb Sử