Vai trò của Nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp được thể hiện trên nhiều phương diện, đó có thể là một thái độ tích cực, nhưng quan trọng hơn là sự cụ thể hoá thái độ tích cực đó bằng n
Trang 1MAY PHAC HOA VE TINH HINH
NÔNG NGHIỆP THỜI LÝ (1009 — 1225)
Vũ Văn Quản"
Sự kiện Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế (1009), dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long (1010) đã mở đầu một thời kỳ phát triển rực rỡ của quốc gia độc lập người Việt
Triều Lý tôn tại hơn hai trăm năm và mặc dâu từ sau thế kỷ XII nó
bát đầu suy yếu song nhìn chung đây là thời kỳ cha ông ta đạt
được những thành tựu lớn lao trong công cuộc xây dựng cũng như
bảo vệ đất nước Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam bao giờ cũng thế, vừa như một biểu hiện, vừa đồng thời là cơ sở cho sự ổn định và phát triển mọi mặt của đất nước và vì thế nó gắn
liền với mọi thành tựu trên các lĩnh vực của quốc gia Đại Việt thời
kỳ này
Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp luôn là hệ quả của
hàng loạt các nhân tố Trong các điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội Việt Nam thì vai trò của Nhà nước là một nhân tố có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng Thực tế lịch sử đã chứng minh điều này Vai trò của Nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp được thể hiện trên nhiều phương diện, đó có thể là một thái độ tích cực, nhưng quan trọng hơn là sự cụ thể hoá thái độ tích cực đó bằng những chính sách cụ thể (xem mục | bang dưới)
Kết quả thống kê là dựa vào ghi chép trong hai bộ biên niên
sử Đại Việt sử ký toàn thư và Việt sử lược"' Những sự kiện thể
hiện thái độ và chính sách của Nhà nước đối với kinh tế nông
TS Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
319
Trang 2nghiép qua hai bộ sử trên có lẽ chưa thật đầy đủ Tuy nhiên, vẫn
có thé qua đây hình dung được điều này - bự
Tư tưởng trọng nông là một yếu tố tích cực tác động trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế nông nghiệp Tư tưởng đó có thể được biểu hiện bằng những hành động cụ thể của cá nhân nhà vua Chẳng hạn như việc cày ruộng tịch điền Cày ruộng tịch điển vốn
là một nghi lễ nông nghiệp có nguồn gốc Trung Hoa, lân đầu tiên được áp dụng ở nước ta là dưới thời Lê Hoàn Nhiều đời vua Lý đã noi theo Vua Lý đầu tiên cày ruộng tịch điền là Lý Thái Tông Sử chép: “Mùa hạ, tháng 4, ngày 1 Vua ngự đến Tín Hương ở Đỗ Động Giang cày ruộng tịch điền, có nhà nông dâng một cây lúa chiêm có 9 bông thóc Xuống chiếu đổi gọi ruộng ấy là ruộng ứng Thiên”? Lý Thái Tông còn cày ruộng tịch điển vào các năm
1038, 1042 Nghi lễ này được Lý Thánh Tông và Lý Anh Tông
tiếp tục thực hiện (vào các năm 1065 và 1146) Hoặc như đích thân vua đi xem cày ruộng, xem gặt, cũng là một thái độ tích cực
Việc này được thực hiện thường xuyên hơn (sử chép 14 lần, trong
đó thời Lý Thái Tông (1028 - 1054): 1 lân, Lý Thánh Tông (1054
- 1072): 2 lần, Lý Nhân Tông (1072 — 1128): 10 lân, Lý Anh
Tông (1138 - 1175): 1 lần) Việc nhà vua cầy ruộng tịch điền, việc nhà vua xem ruộng, xem gặt là có chủ định Năm 1038 Lý Thái Tông ra cửa Bố Hải, tế thần nông, tự cầm cày, tả hữu đi theo có kẻ can, rằng đó là công việc của nông phu, bậc hoàng đế đâu cần làm như thế, thì ông nói: “Trẫm không tự cày thì lấy gì mà làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo?”2) Đó là một thái độ tích cực
Đó cũng là một tấm gương và với tư cách hoàng đế, tấm gương đó
có một ý nghĩa tinh thân rất to lớn Ngô Sĩ Liên bình luận về sự
kiện này: '“Thái Tông khôi phục lễ cổ, tự mình cày ruộng tịch điển nêu gương cho thiên hạ, trên để cúng tông miếu, dưới để nuôi
muôn dân, công hiệu trị nước dẫn đến của giàu dân đông, nên
thay”
320
Trang 3-Còn một cách khác nữa thể hiện rõ thái độ quan tâm của Nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp là việc câu đảo, thường do đích
thân nhà vua tiến hành, mỗi khi gặp thiên tai, như hạn hán, lụt lội, sâu bệnh, dịch bệnh Việc này được các vua Lý tiến hành thường xuyên Thiên tai là diéu nằm ngoài sự kiểm soát của con người, nhất là vào thời bấy giờ Hạn chế tác hại của thiên tai trên thực tế chỉ có thể bằng cách phòng chống và sau đó là khắc phục hậu quả Nhưng cả hai việc trên không phải khi nào cũng thực hiện được Câu đảo là một cách thường thấy trước đây Vẫn biết chắc
việc làm này không mang lại kết quả thực tế nào, nhưng vào trăm
năm, vào ngàn năm trước thì việc cầu đảo do đích thân nhà vua thực hiện có một ý nghĩa tỉnh thần quan trọng
Tuy nhiên, những thái độ tích cực trên đây của Nhà nước, nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ Cầu đảo không chống được hạn,
được lụt lội, không trừ được dịch bệnh, sâu bệnh Rõ ràng, thái độ
tích cực phải được thể hiện ra bằng những chính sách cụ thể, thiết thực, xuất phát từ thực tế của nền nông nghiệp nước ta
Chỉ có một lần duy nhất, nhưng cũng không phải là thông tin trực tiếp, chính sử phản ánh về chính sách khuyến khích khai hoang, hay nói chính xác hơn là biện pháp nhằm triệt để sử dụng đất đai của Nhà nước Đó là vào năm 1142 với việc xuống chiếu ai
có ruộng đất bỏ hoang người khác cày cấy trồng trọt trong vòng
một năm thì được kiện và nhận lại, quá một năm thì thôi Ruộng
đất bỏ hoang ở đây là ruộng tư, nhưng dù ruộng tư mà bỏ hoang thì nếu có người khác cày cấy chỉ cần sau một năm người chủ ruộng đã có thể bị mất quyền sở hữu Biện pháp này có thể là biểu hiện sự hạn chế của quyền tư hữu hay một sự can thiệp của Nhà nước vào quyền sở hữu tư nhân, nhưng về khách quan lại là một chính sách nông nghiệp tích cực
321
Trang 4Bảo vệ trâu bo là một biện pháp rất được Nhà nước quan tim
và từ trước đến nay khi đẻ cập đến tình hình nông nghiệp thời Lý các nhà nghiên cứu thường nhấn mạnh đến biện pháp này Cũng
dễ hiểu vì sức kéo là vấn đề quan trọng của giới nông nghiệp (Con trâu là đầu cơ nghiệp), là một tiêu chí của sự ổn định (tậu trâu,
nuôi vợ, làm nhà) Vào năm 1042 vua Lý Thái Tông xuống chiếu
xử phạt 100 trượng, một con thành hai những kẻ ăn trộm trâu của
công Dưới thời Lý Nhân Tông việc bảo vệ trâu bò được thực hiện
với những biện pháp gay gắt hơn và chắc chắn thu được nhiều hiệu
quả hơn Năm 1117 Nhà nước định rõ lệnh cấm giết trộm trâu bò,
theo đó kẻ nào mổ trộm trâu thì phạt 80 trượng đồ làm khao giáp,
vợ xử 80 trượng, đồ làm tang thất phu và bồi thường trâu, láng giéng biết mà không tố cáo cũng phạt 80 trượng Sáu năm sau, năm 1123, lại xuống chiếu cấm giết trộm trâu bò, quy định cứ ba
nhà làm một bảo, không được giết trâu än thịt, ai làm trái thì trị tội
theo luật hình Năm 1143 dưới thời Lý Anh Tông tiếp tục nhắc lại
lệnh này
Trị thuỷ và thuỷ lợi là hai vấn đề sống còn của nền nông nghiệp lúa nước Dưới thời Lý công cuộc trị thuỷ và thủy lợi đã được Nhà nước quan tâm va bước đầu có kết quả Năm 1077 dưới thời Lý Nhân Tông đê sông Như Nguyệt (đê sông Cầu) được đấp dài 67.308 bộ Năm 1103 xuống chiếu trong ngoài kinh thành đều dap dé Nam 1108 tổ chức đấp đệ Cơ Xá (đê sông Hồng từ Yên Phụ đến Lương Yên) Sử sách còn cung cấp những thông tin gián tiếp về tình hình đê điều thời kỳ này (trong cuộc hỗn chiến giữa các hào trưởng đầu thế kỷ XIII nhiều đoạn đê đã bị phá như ở Hải Duong, 6 Bac Giang, chứng tỏ rằng bấy giờ đê đã được đấp ở nhiều vùng) Tuy nhiên, nhìn chung công cuộc trị thuỷ, đặc biệt trị
thuỷ ở vùng đồng bảng Trung du Bắc bộ dưới thời Lý chưa được
tiến hành đồng bộ trên quy mô toàn quốc và vì thế kết quả trên
thực tế và tác dụng của nó còn nhiều hạn chế Bên cạnh đấp đê
Trang 5việc đào sông, khơi sông cũng được tiến hành ở một số nơi (vào cáo na8ại80080806031089) 1192) -
ˆTha thuế, giảm thuế là một phương pháp mang tính xã hội Tuy nhiên, việc tha thuế, giảm thuế kịp thời không chỉ góp phần
ồn định xã hội mà còn có tác dụng bồi dưỡng sức dân Trong suốt thời Lý sử chép 8 lân Nhà nước xuống chiếu tha thuế, giảm thuế
Năm 1010 đại xá thuế cho thiên hạ trong 3 năm, thuế thiếu lâu
năm đều tha cả Năm 1016 cho thiên hạ ba năm không nộp tô thuế Năm 1017; 1018, 1040, 1043 tha một nửa tiền thuế cho thiên
haf.Ì‹»sa:eqUv rób
Cuối cùng, một biện pháp quan trọng được nhà Lý áp dụng là
bảo vệ sức sản xuất cho nông nghiệp Tháng hai năm 1043 Lý Thái Tông xuống chiếu trị tội những người chứa giấu đại hoàng nam (dân đỉnh từ 20 tuổi trở lên), đến tháng tám lại xuống chiếu
“ kẻ nào đem bán hoàng nam trong dân làm gia nô cho người ta,
đã bán rồi thì đánh 100 trượng, thích vào mặt 20 chữ, chưa bán mà
đã làm việc cho người ta thì cũng đánh trượng như thế, thích vào
mặt I0 chữ, người nào biết chuyện mà cũng mua thì xử giảm một bậc”'), Rõ ràng là những biện pháp rất kiên quyết Cũng nhàm đảm bảo sức sản xuất cho nông nghiệp nhà Lý đã thi hành chính sách ngụ binh ư nông, sau này được các triều Trần Lê noi theo
Những thái độ, chính sách tích cực trên của Nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp nhìn chung thì như vậy Tuy nhiên, không phải đưới bất kỳ triều vua nào cũng có thái độ và chính sách tích
cực đó Trong số 41 sự kiện thể hiện thái độ và chính sách tích cực
của Nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp (xem mục | bang thong kê) có tới 35 sự kiện tập trung chủ yếu dưới các triều vua Thái Tổ
(1009 + 1028), Thai Tong (1028 — 1054), Thánh Tông (1054 -
1072), Nhân Tông (1072 ~ 1128), Thần Tông (1 128 — 1138) Gan
323
Trang 6một thé ky con lai (1 138 — 1225), dudi cdc triéu vua Anh Tong,
Cao Tong, Hué Tong, Chiéu Hoang chỉ vẻn vẹn có 6 sự kiện — - Chúng ta sẽ thấy rõ ngay mối quan hệ giữa chính sách của Nhà nước, ở đây trước hết là sự quan tâm của Nhà nước, đối với kinh tế nông nghiệp và thực trạng của nền kinh tế này (xem mục 3
bảng thống kê) Thống kê ở đây dựa theo ghi chép của sử biên
niên chắc chưa đầy đủ nhưng cũng cho ta một hình dung nhất
định về tình hình kinh tế nông nghiệp thời Lý Trongll lần sử chép được mùa thì 10 lần tập trung ở 5 đời vua đâu Trong 7 lần sử chép mất mùa thì có tới 6 lần tập trung vào 4 đời vua sau Chỉ | lần sử chép mất mùa dưới thời Lý Thái Tông và cũng chỉ I lần sử
chép được mùa dưới thời Lý Anh Tông
Đương nhiên, được mùa hay mất mùa ở một nước nhiệt đới
gió mùa, thiên nhiên nhiều ưu đãi nhưng cũng lắm thử thách khắc
nghiệt như Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan (xem mục 2 bảng thống kê) Hai loại thiên tai thường gặp nhất là
hạn và lụt Sử chép hạn nhiều hơn lụt Hạn nhiều là thuỷ lợi chưa phát triển Lụt ít chưa hẳn do hệ thống đê điều đã hoàn chỉnh vì ta biết chế độ thuỷ văn đồng bằng sông Hồng là thất thường Hạn,
lụt, dịch bệnh, sâu bệnh là những tai hoạ lớn đối với cuộc sống
nhân dân cũng như đối với nền kinh tế nông nghiệp, nhất là trong điều kiện phòng chống cũng như khắc phục hậu quả còn nhiều hạn chế Nhưng tác hại của các loại thfén tai này có thể được giảm nhẹ hơn nếu Nhà nước có thái độ tích cực, không phải chỉ bằng việc cau dao, ma 1a bang những chính sách cụ thể Vẫn thiên tai đó
nhưng tình hình nông nghiệp thế kỷ XI, đầu XII khác với nông
nghiệp cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XI
Mặc dù có nhiều sa sút vào cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XII, nhưng nhìn chung nền kinh tế nông nghiệp nước ta thời Lý đã có những bước tiến lớn Điều này thể hiện ở chỗ công cuộc khai
324
Trang 7-hoat rộng diện tích canh tác được chú ý, lực lượng lao động bảo vệ, sức kéo trâu bò được cham sóc, đê điều thuỷ lợi được xây dựng một bước, mùa màng nhiều năm bội thu, đời sống các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân được ổn định Năm 1016 “được mùa to, 30 bó lúa giá 70 tiền Cho thiên hạ ba năm không phải nộp thuế” Năm 1043 “được mùa lớn Xá cho thiên hạ một nửa tiền thuế” Thời Lý Nhân Tông “dân được giàu đông”
Thành tựu đó trước hết là kết quả lao động sáng tạo của
những người nông dân, nhưng không thể không nhắc đến vai trò của Nhà nước, của cá nhân những hoàng đế anh minh Đó là Thái
Tổ Lý Công Uẩn “ dời đô yên nước, lòng nhân thương dân”, là
Thánh Tông “ thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng,
thương kẻ bị hình, vỗ về người xa, yên ủi người gần ”, “ lo dân
thiếu ăn thì xuống chiếu khuyến nông (1056), gặp năm đại hạn thì
ban lệnh chẩn cấp người nghèo, trước sau một lòng đều là thành thực
Một nền nông nghiệp phát triển, theo đó đời sống nhân dân
được cải thiện, được ổn định, là cơ sở vật chất cho sự phát triển và
mở mang văn hoá, cho sự phục hưng của quốc gia độc lập Đại
Việt thời Lý.
Trang 8
a
-R:E
"ân"
HO Na
go
Av
luạÁngX|
326
Trang 9
327
+
J
th
gì
?
-
Trang 10aint
+
+14) +1¢
+ ele el el el elt
328
Trang 11
a '
†:4asắi
L4:14) S6Lb
+
tPkL
329
Trang 12TAI LIEU THAM KHAO
I Thống kê theo Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Nxb KHXH, H,
1983, Việt sử lược, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1993 ;
2 Dai Viét sit ky toan thu, Tap I, da dan, Tr 161
3 Dai Viét sit ky todn thu, Tap 1, da dan, Tr 266
4 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, da dan Tr 226
5 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, đã dẫn Tr 272
6 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, đã dẫn Tr 288
330