- Trở thành nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm tại Việt Nam và khu vực; nhà đầu
Nội dung thực hiện
3.2.1. Về phía nhà nước
3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và môi trường kinh doanh ổn định
Trong thời điểm hiện tại, với đặc thù nên kinh tế xã hội chủ nghĩa, việc định hướng phát triển hệ thống pháp luật, chính sách và môi trường kinh doanh của Nhà
nước có tác động đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung, và của thị trường tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng.
Ngày 1/1/2007, khi Việt Nam chính thức ra nhập WTO, điều này đồng nghĩa với việc phải mở rộng thị trường, trong đó có thị trường tái bảo hiểm Việt Nam. Cột mốc này đánh dấu việc ngày càng nhiều đối thủ nước ngoài với tiềm lực vốn mạnh, giàu kinh nghiệm “nhảy vào” thị trường tái bảo hiểm Việt Nam, tạo nên sự cạnh trong khốc liệt trên khoảng thị trường này. Cùng với đó, các doanh nghiệp bảo hiểm gốc trong nước cũng như nước ngoài ngày càng đạt được nhiều thành công trong phát triển, lượng vốn của họ nhiều hơn, đồng nghĩa với việc lượng tái bảo hiểm của họ ngày càng ít hơn. Điều này yêu cầu Nhà nước cần cấp thiết đưa ra những chính sách phù hợp (như mức giữ lại hợp lý, ưu tiên tái bảo hiểm qua VINARE) để đảm bảo ngành tái bảo hiểm nước nhà không bị bóp nghẹt, đồng thời đảm bảo vai trò của VINARE trong việc thực hiện điều tiết và bảo vệ thị trường bảo hiểm Việt Nam.
3.2.1.2. Công tác đào tạo nguồn cán bộ bảo hiểm , công tác tuyên truyền giáo dục cho các tầng lớp nhân dân
a. Công tác đào tạo:
Để có được sự phát triển vững chắc cho ngành Tái bảo hiểm Việt Nam, yêu cầu không chỉ dừng lại ở việc ưu tiên đầu tư, ưu tiên mức giữ lại…mà một nhân tố hết sức quan trọng khác để tạo nên tương lai của ngành đó là việc đào tạo nguồn cán bộ bảo hiểm, tái bảo hiểm chuyên nghiệp, có năng lực cao. Hiện tại ở Việt Nam, còn quá ít đơn vị đào tạo chuyên sâu chuyên ngành bảo hiểm thương mại, đặc biệt là nghiệp vụ tái bảo hiểm. Điều đó đồng nghĩa với số lượng rất khiêm tốn những nhân viên hoạt động trên nghiệp tụ tái bảo hiểm có đủ khả năng làm việc chuyên nghiệp. Và ngay cả số ít này cũng chưa được tiếp xúc cụ thể, trực tiếp đối với các hình thức, các biến đổi của thị trường. Hầu hết, các doanh nghiệp tái bảo hiểm khi nhận nhân viên họ phải
thiết lập lại một hệ thống đào tạo căn bản từ đầu. Chính những khẳng định trên đã cho thấy việc cấp thiết trong việc chú trọng công tác đào tạo của Nhà nước. Đã có một số giải pháp được đưa ra trong thời điểm hiện tại, đó là:
- Quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức hoạt động trong ngành Tái bảo hiểm.
- Liên tục đánh giá, kiểm tra chất lượng thực hành của đội ngũ cán bộ công chức ngành.
- Công tác đào tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức, ở nhiều cấp độ. Các hình thức đào tạo phải thể hiện được sự linh hoạt như ngắn hạn, dài hạn, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát trong, ngoài nước, tự nghiên cứu… Nội dung đào tạo của những chủ đề như phân tích tài chính, đánh giá rủi ro trong hoạt động Tái bảo hiểm, định phí, trích phí lập phòng, quản trị kinh doanh, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, kiến thức hội nhập quốc tế…cần phải được đặt ra là nội dung xuyên suốt của quá trình đào tạo. Đồng thời, việc đào tạo phải được đi đôi với với tiếp xúc thực tế thị trường.
b. Công tác tuyên truyền
Bên cạnh việc chú trọng vào công tác đào tạo, một điểm quan trọng nữa đó là nhà nước cần thực hiện việc nâng cao ý thức của nhân dân về bảo hiểm, của các doanh nghiệp bảo hiểm về việc tránh những rủi ro lớn bằng cách thức tái bảo hiểm. Việc này có thể thực hiện rất tốt thông qua dội ngũ đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, những buổi hội thảo khoa học áp dụng cho các nhà bảo hiểm gốc để họ thấy rõ những rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến hậu quả nặng nề của việc cố gắng giữ lại những đơn bảo hiểm vượt quá khả năng tài chính của bản thân doanh nghiệp.
3.2.1.3. Nâng cao hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của VINARE đối với nghiệp vụ bảo hiểm- tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
VINARE được thành lập với mục tiêu là đầu tàu của ngành, thực hiện việc điều tiết thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm Việt Nam, bảo vệ ngành trước những nguy cơ rủi ro lớn. Vì vậy, việc kiểm tra, giám sát nghiệp vụ bảo hiểm – tái bảo hiểm nói chung hay bảo hiểm – tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng là một việc “sống còn” đối với sự phát triển của ngành.
Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện sau khi doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép hoạt động, giúp cho doanh nghiệp này tuân thủ đúng hàng lang pháp lý. Công việc này bao gồm những yêu cầu:
- Kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng bảo hiểm – tái bảo hiểm: cơ quan chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm cần kiểm tra các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm mà các nhà bảo hiểm đăng ký (Quy định trong Nghị định 74/CP của Chính phủ).
- Giám sát tài chính: Các quy định giám sát về tài chính nhằm mục đích đảm bảo cho các doanh nghiệp bảo hiểm luôn có đủ khả năng về tài chính để thực hiện trách nhiệm của mình đối với hợp đồng bảo hiểm. Đơn cị chắc năng cần kiểm tra, xác định khả năng thanh toán, dự phòng nghiệp vụ, đầu tư vốn của công ty bảo hiểm. Trên thực tế, tất cả các nước trên thế giới đểu có qui định về phương thức giám sát kiểm tra tài chính. Việc kiểm tra tài chính có hiệu quả hay không sẽ quyết định rất nhiều đến sự an toàn của các công ty bảo hiểm gốc, khách hàng cũng như công ty nhận tái bảo hiểm.
- Giám sát về nghiệp vụ: đơn vị chức năng cần kiểm tra giám sát kỹ càng sự tuân thủ những quy định về mặt nghiệp vụ của doanh nghiệp. Việc giám sát này sẽ tập trung vào giám sát sản phẩm, biểu phí bảo hiểm, dự phòng nghiệp vụ. Điều này bên cạnh việc quản lý các hợp đồng bảo hiểm còn có tác dụng ngăn chặn truộc lợi bảo hiểm, gây hậu quả to lớn cho các công ty bảo hiểm – tái bảo hiểm.