- Trở thành nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm tại Việt Nam và khu vực; nhà đầu
2.2.2. Nguyên nhân
- Hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB (quy định người mua chịu mọi phí tổn và để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình, bên nhập khẩu sẽ mua bảo hiểm, đồng thời có nghĩa vụ thuê tàu và trả cước phí vận chuyển) và nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF (quy định trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng đã qua khỏi lan can tàu tại cảng gửi, nhưng xác định cụ thể người bán phải trả cước vận chuyển và ký hợp đồng bảo hiểm hàng hải tránh cho bên mua những rủi ro đối với hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển). Như vậy, đối với hoạt động nhập khẩu nếu nhập theo điều kiện CIF, quyền vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía nước ngoài. Với các quyền đó, đối tác nước ngoài tùy ý thuê tàu và mua bảo hiểm. Theo lẽ thường họ ký hợp đồng với các công ty của nước mình. Các công ty bảo hiểm nước ngoài vì thế có điều kiện phát triển hơn. Chính các phương thức xuất nhập khẩu trên đã hạn chế khả năng ký kết của các công ty bảo hiểm Việt Nam.
- Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế. Ngoại trừ Bảo Việt sở hữu một lượng vốn lớn, các công ty bảo hiểm khác đều vừa mới được thành lập sau Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993, với mức vốn kinh doanh chưa tới 80 tỷ đồng, gần đây mới tăng lên 300 tỷ đồng. Thêm vào đó, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nói chung còn chưa đủ đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Theo đánh giá khách quan, các nhà xuất nhập khẩu nước ngoài chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam và điều này làm giảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thương yêu cầu đối tác nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm.