- Trở thành nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm tại Việt Nam và khu vực; nhà đầu
2.1.5. Tình hình kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam trong những năm gần đây
Nam trong những năm gần đây
2.1.5.1. Năng lực nhận tái bảo hiểm của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
Trong những năm gần đây (giai đoạn 2006 – 2010), cùng với sự phát triển ngày một lớn mạnh của ngành tái bảo hiểm Việt Nam nói chung và của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam – VINARE nói riêng, con số phí nhận tái bảo hiểm thị trường trong nước ngày một nâng cao và đạt được những cột mốc đáng kể. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2009 và 2010, con số này đã lên đến xấp xỉ 120.000.000USD (trong đó năm 2009 là 55.700.000USD tương đương 1.114 tỷ VNĐ và năm 2010 là 60.750.000USD tương đương 1.215 tỷ VNĐ). Con số này ước bằng với giai đoạn 8 năm từ 1995 – 2002. VINARE hi vọng với những nỗ lực không ngừng
trong quá trình hoạt động, phát triển, mức doanh thu phí nhận của công ty sẽ đạt mức 500.000.000USD vào năm 2015.
Bảng 2: Năng lực nhận – nhượng tái bảo hiểm của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị: Tỷ VNĐ 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng bình quân (%) Doanh thu phí nhận 782,8 912,4 1.088 1.114 1.215 11,8 Doanh thu phí giữ lại 158,1 208,7 313 338 414 28,1 Lượng phí bảo hiểm nhượng 624,7 703,7 775 776 801
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 – VINARE
Trong giai đoạn 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010, doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của VINARE liên tục đạt được những bước tăng trưởng đáng ghi nhận. Con số tăng trưởng bình quân lên đến 11,8% một năm đối với doanh thu phí nhận và 28,1% đối với doanh thu phí giữ lại. Điều này có nghĩa là quỹ tài chính của VINARE ngày càng được mở rộng, cùng với đó là cơ hội giữ lại những hợp đồng tái bảo hiểm có giá trị lớn, giúp công ty đạt được những bước phát triển trong doanh thu hàng năm. Thành quả này là do:
- Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng khá mạnh, khoảng 24%; trong đó doanh thu các dịch vụ có tái bảo hiểm tăng trưởng ước khoảng 10 – 12%.
- Hợp tác giữa các công ty bảo hiểm gốc với VINARE được tăng cường trên cơ sở trao đổi dịch vụ và đôi bên cùng có lợi và tôn trọng cam kết giữa VINARE và cổ đông sáng lập về trao đổi dịch vụ.
- VINARE tăng cường kiểm soát rủi ro nhận tái bảo hiểm. Từ chối nhận nhiều dịch vụ có giá phí và các điều kiện bảo hiểm không phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu qủa trong kinh doanh trong điều kiện phải cạnh tranh thu xếp tái bảo hiểm với các nhà tái bảo hiểm, môi giới tái bảo hiểm nước ngoài.
- Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm gốc đều nâng mức giữ lại, thay đổi cơ cấu tái bảo hiểm, trao đổi dịch vụ trực tiếp, tái chỉ định, lượng dịch vụ chuyển tái cho VINARE không tăng tương xứng với tốc độ tăng trưởng doanh thu các dịch vụ có tái bảo hiểm.
- Phí nhận từ thị trường nước ngoài đạt hơn 51 tỷ đồng so với 54 tỷ đồng năm 2009. Các dịch vụ nhận theo cam kết từ Swiss Re bắt đầu ghi nhận trong năm 2011.
Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, còn một số lượng rất nhiều những hợp đồng tái bảo hiểm vượt quá khả năng của VINARE mà công ty bắt buộc phải tái đi. Điều đó đặt ra bài toán đối với Ban lãnh đạo Công ty về việc huy động tài chính, tăng quỹ tài chính dự phòng của công ty để giúp VINARE có thể khai thác một cách hiệu quả tối đa thị trường tái bảo hiểm Việt Nam.
2.1.5.2 Thu nhận phí và kết quả kinh doanh
Tổng số phí khai thác được của VINARE vẫn tăng hàng năm và ở mức khá cao. Với năng lực của mình, trong những năm đầu, công ty đã giữ lại phí tái bảo hiểm cho mình ở mức khoảng 30% tổng số phí khai thác được, tương ứng: lợi nhuận trước thuế năm 2001, 2002, 2003 lần lượt là 14,461 tỷ đồng, 15,521 tỷ đồng và 20 tỷ đồng
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam, con số này đã được nâng lên đáng kể, lần lượt là năm
2006 đạt 71,5 tỷ đồng, 2007 đạt 83,7 tỷ đồng, năm 2008 đạt 205,1 tỷ đồng, năm 2009 đạt 232,7 tỷ đồng, năm 2010 đạt 268,5 tỷ đồng.
Chúng ta có thể xem xét cụ thể số liệu về thu nhận phí và kết quả kinh doanh của VINARE qua bảng:
Bảng 3: Lợi nhuận của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị: Tỷ VNĐ 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng bình quân (%) Lợi nhuận trước thuế 71,5 83,7 205,1 232,7 268,5 47,8
Lợi nhuận sau
thuế 60,4 73,0 159,6 194,7 207,9
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 – VINARE
Với con số tăng trưởng bình quân lợi nhuận trước thuế hàng năm lên đến 47,8% một năm, VINARE đang có những bước tiến vững mạnh, khẳng định vai trò đầu tàu của thị trường Bảo hiểm – Tái bảo hiểm Việt Nam. VINARE hi vọng con số lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2011 sẽ đạt 320 tỷ đồng.
2.1.5.3 Hoạt động đầu tư tài chính
a. Bảng số liệu cơ cấu sử dụng vốn đầu tư theo danh mục giai đoạn 2006 - 2010 (không bao gồm tiền gửi tại tài khoản thanh toán): Tổng số 2615,6 tỷ VNĐ
Bảng 4: Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư theo danh mục của Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Danh mục đầu tư Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tiền gửi 281,0 354,5 1.505,0 1.497,9 1.436,1
Trái phiếu, công trái 165,4 183,1 231,4 415,4 336,8
Đầu tư góp vốn 81,0 249,5 316,6 391,0 679,0
Đầu tư chứng khoán 27,8 19,8 28,5
Ủy thác đầu tư 110,0 60,0
Văn phòng cho thuê 35,2 32,9 31,9
Đầu tư bất động sản 7,1
Cho vay và đầu tư
khác 18,7 7,5 13,0 6,0
Tổng cộng 637,4 791,8 2.123,5 2.369,5 2.615,6
Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 – 2010 - VINARE b. Thu nhập hoạt động đầu tư:
Thu nhập hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác của VINARE trong giai đoạn 2006 – 2010 luôn đạt mức cao. Trung bình hàng năm, công ty luôn đạt mức 125% cho với kế hoạch năm mà Đơn vị quản lý giao cho. Chỉ tính riêng trong năm 2010, VINARE đạt 245 tỷ VNĐ so với kế hoạch hội đồng quản trị giao là 231 tỷ VNĐ. Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư so với các công ty bảo hiểm trong cùng ngành là cao nhưng chưa đạt kỳ vọng của cổ đông, không có thất thoát hoặc công nợ khó đòi. Công tác phân bố tài sản đầu tư và kiểm soát rủi ro bước đầu được nâng cao chất lượng.
c. Các hoạt động đầu tư chủ yếu giai đoạn 2006 - 2010: * Hoạt động tiền gửi
- Danh mục đầu tư tiền gửi tính cho đến 31/12/2010 đạt 1.436 tỷ VNĐ, chiếm 54,9% tổng vốn đầu tư.
- Giai đoạn 2006 – 2010 được đánh giá là giai đoạn kinh tế đầy biến động, mặt bằng lãi suất tiền gửi luôn thay đổi một cách phức tạp. Cuốn theo sự biến động của nền kinh tế nước nhà và thế giới, VINARE cũng phải chịu sự tác động to lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007, 2008. Các chính sách về tỷ giá, tiền tệ của ngân hàng nhà nước đi cùng các yếu tố như lạm phát, giá vàng… đã làm cho lãi suất huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng thương mại liên tục thay đổi từ thái cực này sang thái cực khác. Điều này đã gây ra khá nhiều khó khăn cho công ty trong việc sử dụng nguồn vốn vào việc đầu tư tiền gửi.
* Trái phiếu và công trái:
- Lãi suất trái phiếu Chính phủ duy trì ở mức thấp, kéo theo thanh khoản của thị trường rất thấp, giao dịch ít. Trái phiếu Chính phủ chiếm 59% trong danh mục trái phiếu của VINARE.
- Thị trường trái phiếu Doanh nghiệp tiếp tục sôi động. Đặc biệt, trong năm 2010, VINARE đã thực hiện đầu tư thêm 50 tỷ VNĐ vào trái phiếu Tổng Công ty Sông Đà có mực lợi suất năm đầu là 15%/năm.
- Danh mục trái phiếu của VINARE tính đến 31/12/2010 đạt 366,9 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 14,1% tổng tài sản đầu tư. Lợi suất bình quân năm 2010 đạt 14,3%.
* Góp vốn cổ phần vào các doanh nghiệp khác:
- Hoạt động quản lý danh mục đầu tư góp vốn cổ phần đã được nâng cao một bước thông qua việc thực hiện quy chế người đại diện vốn của VINARE tại các doanh nghiệp khác.
- Giá trị vốn thực góp của VINARE tại thời điểm 31/12/2010 tổng số là 679 tỷ VNĐ, riêng trong năm 2010 tăng thêm 288 tỷ VNĐ. Giá trị vốn tăng thêm trong giai đoạn này chủ yếu là hoạt động góp vốn bổ sung theo tiến độ tăng vốn điều lệ của các doanh nghiệp, trong đó phải ekẻ đến việc góp tăng vốn vào Công ty bảo hiểm Samsung – Vina 55,8 tỷ VNĐ; góp vốn đợt II vào Công ty Cổ phần đầu tư VINARE
42 tỷ VNĐ; góp vốn bổ sung vào PJICO 29,4 tỷ VNĐ; góp vốn bổ sung vào PTI 10,6 tỷ VNĐ; góp vốn bổ sung vào Tiền Phong Bank 150 tỷ VNĐ; góp vốn bổ sung vào Công ty Chứng khoán Đại Nam 245 tỷ VNĐ.
- Trong năm 2010, một số đơn vị đã thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu, chia cổ phiếu thưởng: PJICO trả cổ tức bằng cổ phiếu 3,53 tỷ VNĐ, TPB chia cổ phiếu thưởng 25 tỷ VNĐ. Cổ tức bằng tiền ghi nhận trong năm 2010 đạt 16,8 tỷ VNĐ.
- Danh mục góp vốn vào các doanh nghiệp khác tính đến 31/12/2010 như sau:
Bảng 5: Danh mục góp vốn vào các doanh nghiệp của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam tính đến 31/12/2010 ST T Đơn vị góp vốn Tổng số vốn đầu tư (VNĐ) Tỷ lệ sở hữu (%) Số lượng CP sở hữu Cổ tức ghi nhận 31/12/2010
1 Cty Bảo hiểm PJICO
59.289.270.000 8,76 6.237.328 -
2 Cty Bảo hiểm PTI 38.416.000.000 7,06 3.175.200 2.540.160.000 3 KS Sài Gòn – Hạ Long 6.000.000.000 6,00 600.000 480.000.000 4 Samsung – Vina Insuarance 150.046.999.999 50,00 15.004.700 -
GIC
6 Cty Bảo hiểm Bảo Tín
8.000.000.000 10,00 800.000 -
7 Cty Bảo hiểm ABIC
32.000.000.000 8,42 3.200.000 640.000.000
8 Cty Chứng khoán Đại Nam
2.695.000.000 3,59 269.500 -
9 Tiền Phong Bank
275.000.000.000 10,00 30.000.000 10.000.000.000
10 Cty Bảo hiểm HVI 30.000.000.000 10,00 3.000.000 1.650.000.000 11 VINARE Invest 60.000.000.000 60,00 6.000.000 - Tổng cộng 679.047.269.999 70.046.728 16.631.160.000
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 – VINARE * Cho thuê văn phòng:
- Hiệu suất sử dụng diện tích cho thuê chỉ tính trong giai đoạn 2006 – 2010 luôn duy trì ở mức 95%với giá thuê bình quân. Năm 2010, con số này đạt mức 18,5USD/m2/tháng.
- Tính riêng trong năm 2010, doanh thu hoạt động cho thuê văn phòng đạt 14 tỷ VNĐ, tăng 11,5% so với năm 2009.
* Ủy thác đầu tư:
- Hoạt động ủy thác đầu tư trong của VINARE còn khá mới mẻ, chỉ phát triển trong năm 2010. Trước đó, chỉ có năm 2006, VINARE ủy thác đầu tư 5,5 triệu USD cho tổ chức nước ngoài. Trong năm 2010, VINARE đã thực hiện ký kết 2 hợp đồng ủy thác đầu tư với 2 công ty quản lý quỹ mỗi quỹ trị giá 30 tỷ VNĐ. Tổng giá trị ủy thác
vào 2 công ty là 60 tỷ VNĐ, thời hạn 2 năm. Hiện nay, cả 2 quỹ đã giải ngân 100% vào cổ phiếu và trái phiếu.
* Giao dịch chứng khoán:
- Trong những năm từ 2008 – 2010, khi chứng khoán cửa VINARE bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, công ty đã ngày một chú trọng đến cách huy động vốn vô cùng hiệu quả này. Tính riêng trong năm 2010, thu nhập từ hoạt động tự doanh chứng khoán đạt 808 triệu VNĐ và thu nhập từ cổ tức của các cứng khoán sở hữu là 201 triệu VNĐ.
- Tuy nhiên, do điều kiện thị trường không thuận lợi, việc thoái vốn gặp khó khăn nên đến 31/12/2010, số tiền trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán là 12,5 tỷ VNĐ, trong đó đã trích lập các năm trước 8,1 tỷ VNĐ, số trích bổ sung năm 2010 là 4,4 tỷ VNĐ.
* Đầu tư bất động sản:
VINARE đã cùng với VINARE Invest tham gia vào 1 dự án Bất động sản với số vốn góp ban đầu của VINARE là 7,1 tỷ VNĐ (dự kiến tổng số vốn góp tối đa là 60 tỷ VNĐ). Dự án đã và đang được triển khai, triển vọng sẽ mang lại hiệu quả tương đối tốt. VINARE hiện đang tiếp tục nghiên cứu và triển khai các dự án bất động sản khác.