Về phía Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam – VINARE (Trang 79)

- Trở thành nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm tại Việt Nam và khu vực; nhà đầu

Nội dung thực hiện

3.2.4. Về phía Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam

- Công tác kiểm tra giám sát: cân chú trọng công tác kiểm tra hợp đồng Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của công ty Bảo hiểm gốc. Việc kiểm tra này sẽ giúp VINARE có thể tổ chức quản trị rủi ro, tránh những tổn thất lớn không chỉ cho công ty mà còn cho cả những nhà bảo hiểm gốc. Việc kiểm tra, giám sát các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm gốc càng chặt chẽ bao nhiêu thì càng giúp cho việc nhận tái bảo hiểm hợp đồng gốc thuận tiện bấy nhiêu.

- Lựa chọn phương pháp tái bảo hiểm hợp lý: công đoạn lựa chọn các phương pháp tái bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm gốc rất quan trọng. Để có được sự thích hợp, khi lựa chọn phương pháp tái bảo hiểm cần phải được căn cứ vào những yếu tố: đặc trưng của nghiệp vụ hàng hóa (nhiều đơn bảo hiểm hàng hoá có thể được vận chuyển trên cùng một tàu, khởi hành vào cùng địa điểm và thời gian. Khi đó, cần phải chú ý tới các yếu tố tích tụ rủi ro giữa hàng và hàng, hàng với tàu, từ đó, xác định được Giá trị bảo hiểm để thu xếp TBH an toàn nhất), giới hạn cần thiết (xác định gái trị của tàu, hàng, tích tụ rủi ro giữa tàu và hàng), mức giữ lại (căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm gốc).

- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ phòng tái bảo hiểm hàng hải: Với đặc thù nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hải có tính chất thay đổi liên tục do sự đa dạng của rủi ro ngày càng nhiều, vì thế việc kịp thời thích ứng với môi trường làm việc mới là một yêu cầu quan trọng đối với nhân viên của phòng tái bảo hiểm hàng hải. Hiện tại, hầu hết các cán bộ của phòng tái bảo hiểm hàng hải còn rất trẻ nên việc yêu cầu kinh nghiệm xử lý linh hoạt trong mọi trường hợp là vô cùng khó khăn. Để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ, công ty cần tổ chức các buổi hội thảo chất lượng với các đối tác nước ngoài để học tập thêm kinh nghiệm của họ. Đồng thời, việc tạo điều kiện cho các cán bộ của công ty có thể tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước cũng

được đặt ra. Nhưng bên cạnh đó, VINARE cũng cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng đào tạo cũng như tinh thần học tập của cán bộ công ty, để tránh trường hợp đào tạo tràn lan, không hiệu quả.

- Nâng cấp hệ thống thông tin: Thực tế việc áp dụng công tin vào công tác quản lý tái bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng đã mang lại hiệu quả cao tại nhiều nước trên thế giới. Việc cung cấp đầy đủ, chi tiết các số liệu thống kê, số liệu hợp đồng đã mang lại lợi thế ko nhỏ đối với các doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có hệ thống thông tin tiến bộ. Tuy trong năm 2010, VINARE đã đạt được nhiều tiến bộ trong công tác quản lý, thực hiện nghiệp vụ bằng cách nâng cấp hệ thống thông tin, nhưng điều này cũng đặt ra vấn đề, công ty cần liên tục chú trọng hệ thống quản lý thông tin của mình để tránh lạc hậu, sai phạm không đáng có trong quá trình hoạt động.

- Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế: Tuy đóng vai trò là đầu tàu của ngành tái bảo hiểm Việt Nam cũng như có quan hệ tốt đẹp đối với các công ty tái bảo hiểm lớn như MunichRe, Swiss Re, nhưng VINARE cũng phải chú trọng việc mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Những công ty bảo hiểm gốc nhỏ, mới thành lập rất cần VINARE với vai trò điều tiết thị trường, tạo nên sự công bằng. Đồng thời, những thị trường rộng mở như Đông Nam Á, Nam Mỹ, Châu Phi cũng là những thị trường đầy tiềm năng mà VINARE cần phải chú trọng.

KẾT LUẬN

Thực sự, sau hơn 15 năm Tái bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam, lĩnh vực này đã thể hiện sự phong phú và đa dạng. Chắc chắn, bài viết khó có thể truyền tải hết toàn bộ nội dung chi tiết về nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của công ty mà chỉ cố gắng trình bày những nét cơ bản và lấy đó làm cơ sở để đánh giá thực trạng hoạt động của nghiệp vụ này của VINARE.

Sau một thời gian khá dài nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển được triển khai, có thẻ nói, đây là một nghiệp vụ gây khá nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp tái bảo hiểm. Tuy ý thức của người dân cũng như các doanh nghiệp sở hữu hàng hóa về mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình trong quá trình vận chuyển dài ngày trên biển đã được nâng cao nhưng vẫn chưa triệt để. Chỉ một tỷ lệ phần trăm khiêm tốn hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được mua bảo hiểm, do đó doanh thu phí Tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều. Trong khi đó, những năm gần đây, tình hình tổn thất đang diễn ra vô cùng phức tạp, hàng loạt những tổn thất mang tính thảm họa đã xảy ra, gây tác động rất xấu đển các công ty Tái bảo hiểm nói chung và VINARE nói riêng.

Việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng triển khai nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng

hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam – VINARE” là một cơ hội lớn để cá nhân em có thể áp dụng

những kiến thức mà mình đã được học với sự giảng dạy của các thầy cô khoa Bảo hiểm trường Đại học Kinh tế Quốc dân vào thực tiễn hoạt động ở VINARE.

Một lần nữa, em xin được gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo – Ths Bùi Quỳnh Anh và các anh chị cán bộ phòng Tái bảo hiểm Hàng hải Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam – VINARE (Trang 79)