Kết quả triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam – VINARE (Trang 64)

- Trở thành nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm tại Việt Nam và khu vực; nhà đầu

Nội dung thực hiện

2.3.3. Kết quả triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt

chuyển bằng đường biển tại Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam – VINARE

Bảng 7: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Phí nhận Tái bảo

hiểm

93.466 143.610 148.905 170.030

Phí nhượng Tái bảo hiểm (43.361) (65.932) (86.759) (108.069) Phí giữ lại 50.105 77.678 62.146 61.961 Giảm/(Tăng) dự phòng phí (1.163) (6.893) 3.883 46 Chêch lệch hoa hồng (11.579) (19.062) (14.822) (13.229)

Chi bồi thường trực trả

phòng bồi thường

Bồi thường TN giữ lại (22.525) (32.779) (39.361) (19.328)

Tỷ lệ BT/PGL 45,0% 42,2% 63,3% 31,2% Dự phòng giao động lớn (1.503) (2.330) (1.864) (1.859) Tỷ lệ dự phòng giam động lớn 3% 3% - 3,0%

Chênh lệch thu chi (13) - (8) -

Lợi nhuận gộp hoạt động nghiệp vụ

13.222 16.613 9.973 27.591

Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu chính năm 2007, 2008, 2009, 2010 phòng Hàng hải – VINARE

2.3.3.1. Phân tích một số chỉ tiêu a. Tình hình khai thác:

Qua các năm từ 2007 – 2010, tình hình khai thác hợp đồng tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam – VINARE đã ngày càng đạt được những con số đáng khích lệ. Tương ứng là: năm 2007 phí nhận đạt 93,54 tỷ VNĐ; năm 2008 đạt143,6 tỷ VNĐ; năm 2009 đạt 148,905 tỷ đồng; năm 2010 đạt 170,03 tỷ VNĐ. Với những con số đáng khích lệ trên, trung bình hàng năm, con số tổng phí nhận tái bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của công ty luôn vượt mức kế hoạch đề ra, đạt mức tăng trưởng 110%. Chỉ ngoại trừ năm 2009, do ảnh hưởng trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của công ty chỉ đạt được mức tăng trưởng về phí nhận tái bảo hiểm khiêm tốn ở mức 103,7%.

Tuy nhiên, do sự non trẻ của thị trường Tái bảo hiểm Việt Nam cũng như của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia – VINARE, nên con số trên đạt được chủ yếu là nhờ vào những hợp đồng mang tính chất cam kết, cố định (chiếm tỷ lệ 96%). Những hợp đồng dịch vụ tạm thời chỉ đạt con số rất nhỏ (2%). Bên cạnh đó, VINARE cũng nhận gián tiếp một khoản hợp đồng tái bảo hiểm từ nước ngoài thông qua SFM và SVI với con số khoảng 2% tổng số phí nhận tái bảo hiểm của công ty. Chính điều này đã đạt ra một thách thức, yêu cầu cấp thiết đối với ban lãnh đạo công ty cũng như các đường lối thích hợp của Nhà nước để giúp VINARE có thể ngày một nâng cao khả năng nhận những hợp đồng dịch vụ tái bảo hiểm tạm thời trong nước cũng như các hợp đồng tái bảo hiểm quốc tế.

b. Chỉ tiêu phí nhượng – Phí giữ lại:

Bảng 8: Chỉ tiêu phí nhượng – Phí giữ lại đối với nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của Tổng Công ty Cổ phần Tái

bảo hiểm Quốc gia VINARE giai đoạn 2007 - 2010

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Phí nhượng Tái bảo

hiểm (43.361) (65.932) (86.759) (108.069) Cơ cấu - Hợp đồng cố định 85.891 100.640 - Dịch vụ tạm thời 868 7.439 Cơ cấu - Trong nước 35.216 46.970 65.069 82.050

Phí giữ lại 50.105 77.678 62.146 61.961 Giảm/(Tăng) dự phòng

phí

(1.163) (6.893) 3.883 46

Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu chính năm 2007, 2008, 2009, 2010 phòng Hàng hải – VINARE

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010, VINARE đã thực hiện một cách triệt để việc thay đổi cấu trúc xu hướng ưu tiên chuyển nhượng lại dịch vụ trong nước. Vì vậy, cơ cấu phí nhượng Tái bảo hiểm trong nước của công ty luôn đạt được những con số khá ổn định, ở mức trên dứoi 50% một năm. Riêng năm 2008, để phù hợp với việc hợp tác triệt để với các doanh nghiệp bạn nước ngoài, công ty đã chấp nhận việc thu xếp những hợp đồng nhượng lại cho bạn. Ngoài ra, phí nhượng tái bảo hiểm của VINARE cũng đi theo xu hướng chủ yếu là đối với những hợp đồng cố định. Điều này là kết quả của việc công ty còn ít kinh nghiệm so với ngành tái bảo hiểm quốc tế, vì vậy công ty cần phải tránh triệt để những rủi ro gây khó khăn lớn cho tình hình tài chính của mình.

Cũng trong giai đoạn 2 năm 2009 – 2010, do rơi vào đúng giai đoạn suy thoái của thị trường, cũng như tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, VINARE đã lên kế hoạch ổn định mức phí giữ lại ở mức thấp, để tránh những rủi ro lớn xảy ra. Đây là một chính sách được coi là rất phù hợp, giúp công ty thích ứng kịp thời với những diễn biến phức tạp của thị trường.

c. Tình hình đền bù tổn thất cụ thể qua các năm 2007 – 2010:

Bảng 9: Tổng giá trị bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam VINARE

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Năm Tổng giá trị bồi thường

2008 50,5

2009 94,3

2010 67,144

Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu chính năm 2007, 2008, 2009, 2010 phòng Hàng hải – VINARE

* Năm 2007:

- Tổng bồi thường nhận Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là 38,59 tỷ VNĐ – chiếm 41,42% phí nhận, thấp hơn so với năm trước 12,71%; chủ yếu là vẫn bồi thường cho những tổn thất của những năm trước như: nghiệp vụ 2007: 8,015 tỷ VNĐ; nghiệp vụ 2006: 24,073 tỷ VNĐ; nghiệp vụ 2005: 5,105 tỷ VNĐ; năm nghiệp vụ 2004: 1,132 tỷ VNĐ. Tỷ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 44,95%; giảm 19,4% so với năm 2006.

- Trong năm 2007, tổn thất hàng hóa có xu hướng gia tăng, nổi cộm một số vụ tổn thất lớn được thông báo như sau:

+ Đắm tàu HARVEST đâm va với tàu JIN HAIKUN ngày 08/04/2007 tổn thất toàn bộ lô hàng trị giá 3,05 triệu USD.

+ Đắm tàu Hoàng Đạt 126 ngày 15/05/2007 gây tổn thất toàn bộ hàng soda Ash Light của Bảo Long với số tiền là 317.000.000 USD.

+ Tổn thất trên tàu PAILIN MARITIME 1 với số tiền bảo hiểm 575.000USD.

* Năm 2008:

- Tổn chi bồi thường là 50,5 tỷ VNĐ, chiếm 34,4% tổng phí nhận, cao hơn so với năm 2007. Chủ yếu là bồi thường cho các vụ tổn thất thuộc các năm nghiệp vụ trước (năm 2008: 18,106 tỷ VNĐ, năm 2007: 25,6 tỷ VNĐ…)

- Tỷ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại của VINARE là 42,2%; bằng 94% của năm 2007.

- Tổn thất hàng hóa trong năm 2008 có xu hướng gia tăng so với năm 2007, nổi cộm là những vụ tổn thất sau:

+ Tàu Đức Trí bị chìm tại Phan thiết ngày 03/03/2008 thiệt hại về hàng hóa là 1,116 triệu USD.

+ Tàu Việt Trung bị chìm 19/05/2008, thiệt hại về hàng hóa là 612.278USD.

+ Tổn thất 2 lô hàng thép cuộn trên tàu Captain Uskov bị mất tích tháng 2/2008, lên tới 1,3 triệu USD.

+ Vụ tàu New Hangzhou bị chìm tại vùng biển phí đông Trung Quốc ngày 13/03/2008 cùng lô hàng do PVI bảo hiểm trị giá 6,91 triệu USD và lô hàng do Bảo Minh bảo hiểm trị giá 748.620 USD.

* Năm 2009:

- Tỷ lệ bồi thường (bao gồm cả DPBT bổ sung và IBNR) trên Phí giữ lại là 63,3% so với 42,2% của năm 2008. Tình hình bồi thường chưa được cải thiện. Tổn thất chủ yếu rơi vào các năm nghiệp vụ trước.

- Một số vụ tổn thất lớn trong năm 2009:

+ Vụ BÌNH ĐỊNH RIVER bị đắm ngày 08/01/2009 tại Indonesia gây tổn thất toàn bộ lô hàng do PVI bảo hiểm với chi phí 2,203 triệu USD (chưa bao gồm chi phí giám định).

+ Vụ đắm tàu LUCKY DRAGON chở lô hàng tôn cuộn do Bảo Long bảo hiẻm với số tiền là1,8 triệu USD bị đắm tại khu vực cảng Đà Nẵng ngày 03/11/2009 do bão Mirinae. Chủ hàng đã tuyên bố từ bỏ hàng và đòi bồi thường tổn thất toàn bộ với lý do hàng hóa trung vớt lên không sử dugnj được để sản xuất các sản phẩm của chủ hàng. Tuy nhiên, Bảo long vẫn tiến hành cứu vớt hàng để giảmt hiểu tổn thất do tàu nằm ngay gần bờ.

+ Vụ chìm xà lan Bongaya 93 ngày 03/11/2009 tại Quy Nhơn do bão Mirinae gây tổn thất toàn bộ số hàng còn lại trên xà lan, thiệt hại khoảng 300.000USD. Bảo Long bảo hiểm hàng.

+ Tổn thất toàn bộ lô hàng gỗ tròn do Bảo Long bảo hiểm trên tàu Sea Chart I với số tiền bảo hiểm là 1.021.650 USD. Tàu bị chìm trên đường từ Myanmar về Việt Nam ngày 23/08/2009.

+ Vụ chệch hướng của tàu BULK ENERGY cùng 2 lô hàng cám gạo Ấn Độ do PJICO bảo hiểm trị giá bảo hiểm 1,3 triệu USD.

+ Vụ tàu DANOOSH bị đâm va và nghiêng ở Singapore ngày 23/04/2009. Các chủ hàng đã từ bỏ hàng. Tổng giá trị các lô hàng khoảng trên 4 triệu USD, trong đó các công ty nhượng cho VINARE:

PJICO: 20% của lô hàng trị giá 506.000 USD Bảo Việt: 20% của lô hàng trị giá 403.000 USD BAC: 20% của lô hàng trị giá 106.000 USD.

ABIC: 20% của lô hàng trị giá 630.000 USD + 56% lô hàng này theo hợp đồng mức dôi.

+ Vụ chìm tàu Thanh Minh 27 tại Sơn Trà, Đà Nẵng ngày 28/09/2009 do bão Ketsana làm thiệt hại lô hàng mỡ cá do GIC bảo hiểm trị giá 6,73 tỷ VNĐ.

+ Vụ mắc cạn tàu Vinashin Inco 27 cùng lô hàng trị giá 1,66 triệu USD tại Vũng Áng do bão Ketsana ngày 29/09/2009. Các bên cùng phối hợp trục vớt và đưa hàng về Hải Phòng. Bồi thường 800.000 USD.

+ Tổn thất thiếu hụt hàng bã đậu nành trên tàu Flotec của ABIC. Tổng thiệt hại khoảng 5,1 tỷ VNĐ. VINARE nhận 20% theo hợp đồng số thành và 76% theo hợp đồng mức dôi.

* Năm 2010: Nhìn chung, các chỉ số về bồi thường nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đều thấp hơn kế hoạch dự kiến. Cụ thể:

- Chi bồi thường về hàng đã phát sinh 67.144 tỷ VNĐ giảm 30% so với năm trước. Chủ yếu là bồi thường cho những vụ tổn thật xảy ra ở những năm nghiệp vụ trước (chủ yếu là UY2009 hơn 51 tỷ VNĐ). Đáng kể là phòng hàng hải của Công ty đã thu được phần chênh lệch bồi thường đối với hợp đồng nhận của Samsung Fire Marine các năm nghiệp vụ 2008 và 2009 do trước đây KRIC đòi sai số (phần này VINARE thu được 158.000USD).

- Trong năm 2010 có thể nói là năm ít tổn thất lớn về hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Một số vụ lớn mới xảy ra vào cuối năm 2010 có thể kể đến:

+ Vụ tổn thất của SVI do hàng bị cướp tại Nam Phi ngày 08/02/2010. Số tiền bảo hiểm của lô hàng bị cướp là 662.032,88 USD. Trách nhiệm nhận của VINARE tương đương 16% và phần giữ lạ của VINARE chỉ là 9,4%.

+ Vụ chìm tàu Trong Anh 27 tại Quảng Nam có thể gây tổn thất toàn bộ lô hàng tinh bột sắn do PVI bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm hàng lên tới hơn 11,2 tỷ VNĐ.

+ Tổn thất hàng phân bón đối với lô hàng trên tàu Lok Pratai do Bảo Long bảo hiểm khoảng 2,6 tỷ VNĐ.

+ Vụ chìm tàu Vân Đồn 2 ngày 28/12/2010 có thể gây tổn thất hàng sắt thép do BIC bảo hiểm. Thông tin thị trường ước giá trị lô hàng khoảng 4 triệu USD nhưng do BIC chưa thông báo chính thức.

+ Vụ mắc cạn tàu Trường Giang 54 ngày 29/12/2010 tại Hòn Tre, Nha Trang. Lô hàng trị giá hơn 16 tỷ VNĐ do Bảo Minh bảo hiểm, hiện chưa có số ước tổn thất hàng tuy nhiên thông tin báo điện tử Vnexpres cho thấy gần 1000 tấn phân bón đã bị hòa tan trong biển.

2.3.3.2. Một số vấn đề nội cổm trong kinh doanh Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam VINARE

a. Khai thác nhận/ nhượng dịch vụ:

- Việc bảo hiểm các mặt hàng nhạy cảm, có tỷ lệ tổn thất cao vẫn được các công ty bảo hiểm tiếp tục bảo hiểm qua cân tại cảng đến, bao gồm cả bảo hiểm rủi ro thiếu hụt trong quá trình đống bao tại cảng đến nên tỷ lệ bồi thường hàng hóa vẫn ở mức cao.

- Thị trường vẫn tiếp tục cạnh tranh giảm phí và mở rộng điều kiện, điều khoản. Nghiệp vụ này gần như không có dịch vụ tạm thời do các hợp đồng cố định của các công ty trong thị trường thường có điêu kiện rộng và mức giới hạn hợp đồng cao. Các dịch vụ tạm thời phát sinh thường là từ các công ty có hợp đồng cố định nhỏ.

b. Thanh toán: bao gồm các khoản thanh toán nhận, nhượng, bồi thường

- Khó khăn chung về ngoại tệ: để đối phó với vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã tự động chuyển đổi các ngoại tệ mạnh sang thanh toán bằng VNĐ.

- Việc các công ty bảo hiểm chấp nhận hủy đơn bảo hiểm do không thu được phí khi đơn đã hết hiệu lực và không có tổn thất xảy ra hoặc hủy giữa chừng khi không thu được nợ…xảy ra khá phổ biến.

- Vấn đề thuế nhà thầu nước ngoài vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể nên phòng nghiệp vụ vẫn gặp khó khăn khi thanh toán với các bên liên quan.

- Việc hợp tác trong kinh doanh Tái bảo hiểm ngày càng khó khăn khi các cam kết của cổ động VINARE đã hết hiệu lực, đặc biệt là các cổ đông đã bán hết cổ phần của VINARE. Nhân sự ngành bảo hiểm thay đổi nhiều dẫn đến nhiều ý tưởng mới, nhiều chính sách mới được áp dụng, việc hợp tác ngày càng gặp nhiều khó khăn.

* Dự kiến kế hoạch kinh doanh năm 2011 của công ty, doanh thu phí nhận ước đạt 181 tỷ VNĐ, doanh thu phí giữ lại đạt 66,8 tỷ VNĐ. Để đạt được con số này, bên cạnh việc giải quyết những vấn đề còn nổi cộm trong kinh doanh kể trên, VINARE sẽ cần sự ủng hộ, hỗ trợ rất nhiều từ phía Nhà nước, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng như các công ty bảo hiểm gốc.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam – VINARE (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w