Mục đích nghiên cứu Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất, chất lượng của giống rau cải xanhkhi trồng trên cát có bổ sung các môi trường dinh dưỡng khác nhau.. Nghiên cứu sự tác độn
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
1.4 Địa điểm nghiên cứu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu chung về cây cải xanh 3
2.1.1 Vị trí phân loại 3
2.1.2 Nguồn gốc 3
2.1.3 Đặc điểm hình thái của cây cải xanh 3
2.1.4 Đặc điểm sinh thái 4
2.1.5 Vai trò của cây rau cải xanh 5
2.2 Tình hình nghiên cứu cây cải xanh trong nước và thế giới 6
2.2.1 Trên thế giới 6
2.2.2 Tại Việt Nam 7
2.3 Giới thiệu về môi trường cát 8
2.3.1 Diện tích 8
2.3.2 Sự hình thành 8
2.3.3 Tính chất lý hóa của cát 8
2.3.4 Hướng sử dụng và cải tạo 9
2.4 Tình hình nghiên cứu trồng rau trên cát 10
2.5 Khảo sát về vấn đề Ô nhiễm nitrat trên rau ăn lá 13
2.6 Các môi trường dinh dưỡng đề xuất cải thiện môi trường cát 14
Trang 22.5.2 Trấu hun 17
PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Đối tượng nghiên cứu 19
3.2 Nội dung nghiên cứu 21
3.3 Phương pháp nghiên cứu 19
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 24
4.1 Ảnh hưởng của các môi trường khác nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây rau cải xanh 4.1.1 Chiều cao cây 24
4.1.2 Số lá/cây 26
4.1.3 Diện tích lá 28
4.1.4 Trọng lượng tươi và trọng lượng khô 30
4.1.5 Cường độ tích lũy chất khô 33
4.2 Ảnh hưởng của các môi trường khác nhau đến chỉ tiêu năng suất - chất lượng của cây rau cải xanh 4.2.1 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế 34
4.2.2 Hàm lượng nitrat 36
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
5.1 Kết luận 38
5.2 Kiến nghị 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC 43
Trang 3PHẦN I
MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề
Rau xanh là nguồn cung cấp các Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể conngười và không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày Qua các nghiên cứu cho thấy rằngtrong rau xanh có các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như: protein, lipit, gluxit,vitamin, đặc biệt là các vitamin như A, B, C, E… giúp cơ thể phát triển cân đối và hàihòa Chính vì thế, đây là loại thực phẩm phổ biến và cần thiết cho cơ thể, luôn được sựquan tâm, chú trọng của người tiêu dùng, người sản xuất và các nhà nghiên cứu khoahọc nhằm cải thiện chất lượng ngày một tốt hơn
Trong các loại rau thì cải xanh (Brassica juncea (L.) Czern.) là loại rau có giá trị
dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao Thành phần dinh dưỡng trong cải xanh khá cao, đặcbiệt là thành phần diệp hoàng tố và vitamin K Ngoài ra, cải xanh còn có rất nhiềuvitamin A, vitamin B, vitamin C, riboflavin, tiamin và các chất khoáng khác như Fe,Ca… Theo Đông y Việt Nam, cải xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn,thông đàm, lợi khí Riêng hạt cải xanh, có vị cay, tính nhiệt, không độc, trị được cácchứng phong hàn, ho đờm, hen, đau họng, tê dại, mụn nhọt Trong sản xuất rau cảixanh được trồng trên đất màu và được trồng theo mùa vụ, dễ canh tác Chính vì vậy,rau cải xanh rất được nhiều người ưu chuộng
Hiện nay, dưới sức ép của dân số, quá trình công nghiệp hóa, sự thay đổi khí hậu,việc xói mòn và thu hẹp quỹ đất tự nhiên cùng với sự ô nhiễm môi trường làm cho chấtlượng rau không đảm bảo Rau được bán trên thị trường chứa các vi sinh vật gây hại,
dư thừa thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng trong rau cao tuy không gâyngộ độc tức thời nhưng tích tụ lâu ngày trong cơ thể gây ung thư Vì vậy để giải quyếtnhu cầu rau xanh và rau an toàn cho người dân là vấn đề cấp thiết
Việt Nam có lợi thế của một quốc gia ven biển, diện tích đất cát tự nhiên lớn(533.434 ha), chiếm 1,61% diện tích tự nhiên cả nước Ngoài ra, hệ thống sông ngòi
Trang 4chằng chịt cùng với diện tích đất cát ven sông suối lớn đã mở ra hướng đi mới chocanh tác ở Việt Nam: “Trồng rau trên môi trường cát”.
Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp
trồng cây rau cải xanh Brassica juncea (L.) Czern cho năng suất cao và sản phẩm
an toàn trên môi trường cát”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất, chất lượng của giống rau cải xanhkhi trồng trên cát có bổ sung các môi trường dinh dưỡng khác nhau
Nghiên cứu sự tác động của các môi trường dinh dưỡng đến các chỉ tiêu theo dõi
để từ đó xác định được môi trường thích hợp cho năng suất, chất lượng rau tối ưu nhất
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tiến hành thực nghiệm trồng rau cải xanh với các công thức thí nghiệm khác nhau
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cải xanh quacác giai đoạn theo dõi
So sánh sự tác động của từng công thức, tìm ra môi trường ảnh hưởng tốt nhấtđến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cải xanh
Bước đầu đánh giá kết quả để làm cơ sở đề xuất đưa vào thực tiễn sản xuất
1.4 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại phường An Cựu - Thành Phố Huế
Trang 5PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Giới thiệu chung về cây cải xanh
Cây cải xanh (Brassica juncea (L.) Czern.) hay còn gọi là cải canh, cải sen, hạt
cải xuất phát từ Trung Quốc và Ấn Độ Trồng lấy lá để làm rau ăn, có vị nồng cay,phân bố rộng khắp, có nguồn gốc từ miền nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, có nhiều ởvùng Trung Á hay Trung Đông [17]
Cải xanh thuộc bộ màn màn, họ cải (Brassicaceae): Cây thân cỏ, sống hằng năm,
rất hiếm khi là cây nữa bụi hoặc cây bụi Họ cải là một họ lớn với hơn 350 chi vàkhoảng 3000 loài phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu, đặc biệt ở vùng Địa Trung Hải, Tây
và Trung Á Ở nước ta có 6 chi và độ 20 loài [17]
2.1.3 Đặc điểm hình thái của cây cải xanh
Hệ rễ: hệ rễ của cây cải xanh nông, cạn, chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt Nhìnchung hệ rễ chịu hạn kém
Thân: Ở giai đoạn đầu thân sinh trưởng và phát triển kém, chỉ đến khi cây bắt đầu
có nụ thì thân mới vươn cao và phân thành nhiều nhánh
Trang 6Lá: Lá có hai phần chủ, cuống lá và phiến lá Cuống lá nhỏ hơi tròn Phiến lá nhỏhẹp, bản lá mỏng có màu xanh từ xanh vàng đến xanh đậm Diện tích lá thường lớn nênkhông chịu được hạn do nước bị bốc hơi nhiều
Hoa, quả và hạt: Hoa màu vàng, khi nở có 4 cánh đều nhau, thụ phấn nhờ côntrùng (ong)
Quả: Quả của cây cải xanh thuộc loại quả có 2 mảnh vỏ Khi quả chín già và khô,quả tách ra làm hai, hạt rơi ra ngoài
Hạt của cây cải xanh rất nhỏ, màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, hạt nhẵn [17]
2.1.4 Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ: Nhìn chung các nhóm cải ưa thích khí hậu ôn hoà, mát mẻ Nhiệt độthích hợp cho cải xanh là 10 – 270 C Do phạm vi nhiệt độ rộng nên có thể trồng gầnnhư quanh năm Cải trồng mùa nắng cho năng suất cao hơn mùa mưa nhưng phải đủnước tưới Cây cải xanh có khả năng chịu rét khá cao [9]
Ánh sáng: Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận để cây quang hợp Cảixanh yêu cầu cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng vừa phải, có khả năng chịubóng râm hơn các cây rau ăn quả khác Do đó việc bố trí mùa vụ cũng như sắp xếp cáccây trồng xen, trồng gối tạo ánh sáng thích hợp để cây sinh trưởng tốt, tạo năng suấtcao nhất [9]
Nước: Rau cần rất nhiều nước và yêu cầu tưới nước trong quá trình sinh trưởng
và phát triển Tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây để bổ sung nước cho phù hợp.Các giống cải xanh có hệ rễ cạn, lá nhiều và lớn vì vậy cần độ ẩm thường xuyên trongthời gian sinh trưởng Cải sau khi trồng cần tưới nước ngay, mỗi ngày 1 lần, mùa khônên tưới phun 2 lần/ngày Nên tưới đủ nước và trực tiếp vào gốc cho đến khi cây bén rễhồi xanh, để cây sinh trưởng phát triển tốt, sau đó chỉ tưới khi đất thiếu ẩm Độ ẩm đất
từ 70 - 85% và độ ẩm không khí cao sẽ có lợi cho sự sinh trưởng thân lá [1]
Trang 72.1.5 Vai trò của cây rau cải xanh
2.1.5.1 Giá trị dinh dưỡng
Cây rau có vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với đời sống con người, bởichúng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà không loại thực phẩm nào có thể thaythế được Rau xanh có tác dụng cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của cơ thểcon người, chúng cung cấp phần lớn các chất thiết yếu như vitamin, chất khoáng màcây trồng khác không cung cấp đủ
2.1.5.2 Giá trị y học
Về mặt y học, theo Võ Văn Chi (1998): các loại rau cải có tác dụng lợi tiểu.Theo Đỗ Tất Lợi (2000), rau cải xanh dùng làm thuốc chữa ho, viêm khí quản, ra mồhôi, dùng ngoài dưới dạng cao dán để gây đỏ da và kích thích da tại chỗ, trị đau dâythần kinh Theo Đông y Việt Nam, cải xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảmhàn, thông đàm, lợi khí Riêng hạt cải xanh, có vị cay, tính nhiệt, không độc, trị đượccác chứng phong hàn, ho đờm, hen, đau họng, tê dại, mụn nhọt [17]
2.1.5.3 Giá trị về kinh tế
Rau là cây trồng quan trọng trong ngành trồng trọt, được trồng ở nhiều vùngsinh thái khác nhau với lợi thế là thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể trồng đượcnhiều vụ trong năm, do vậy rau được coi là cây trồng chủ lực trong việc chuyển dịch cơcấu cây trồng, xoá đói giảm nghèo cho nông dân Việt Nam Mặt khác, rau có đặc điểm
là kích thước nhỏ nên cây rau rất thích hợp trồng xen hay gối vụ với những cây trồngkhác, như vậy trồng rau sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất Trồng rau có hiệu quả hơn
so với các cây trồng khác về khả năng khai thác năng suất/một đơn vị diện tích/mộtđơn vị thời gian, vì chúng có đặc điểm sinh trưởng và phát triển nhanh trong một thờigian ngắn
Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng của nông thôn, ước tínhchiếm khoảng 9% trong tổng số thu nhập từ nông nghiệp bao gồm cả trồng lúa (PhạmVăn Chương và cs, 2008) Theo Châu Hữu Hiền Philippe và cs (2001) đầu tư cho sản
Trang 8xuất rau nói chung cao hơn so với trồng lúa và các cây lương thực khác Tuy vậy, lợinhuận trồng rau cao hơn so với trồng lúa hoặc bắp gấp 3 - 5 lần Ngoài ra, rau còn làcây dễ trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ
Weerakoon và Soonartne (2011) khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ tới sinhtrưởng và năng suất của các giống cải xanh: AC501, 515, 580, 790, 1099, 1811, 2122,
5088, 7788 và 8831 đã nhận thấy các giống AC580, AC5088, AC7788 đạt năng suấtcao hơn các giống khác trong vụ Maha và AC7788 đạt năng suất cao nhất trong vụYaha [16]
Ở New Delli, Rana và Pachauri (2001) đã tiến hành thí nghiệm đồng ruộng trênđất sét pha cát và đưa ra giống Bio 902 được ghi nhận có năng suất sinh học 72.5 tạ/hacao hơn so với giống TERI(OE) M21 (68.5 tạ/ha) Ở Hisa Raj Sigh và ctv (2002) quansát thấy rằng năng suất sinh học được ghi nhận giống Laxmi (13.7 tạ/ha) cao hơn có ýnghĩa so với giống BTH-1 (11.9 tạ/ha) [15]
Nghiên cứu của Maereka và cs (2007), khi nghiên cứu 4 mức đạm 0 kg N, 34.5
kg N, 69 kg N và 103.5 kg N/ha trên giống cải xanh đã nhận thấy kích thước và năngsuất lá tăng lên khi tăng liều lượng đạm trong cả 2 vụ Mức đạm từ 34.5 - 103.5 kgN/ha làm tăng số lá khi thu hoạch so với đối chứng Nitrat trong lá cũng tăng từ 0.42mg/kg ở đối chứng đến 0.575 mg/kg đối với lượng bón 103.5 kg N/ha Vị đắng cũngtăng lên với việc bón nhiều phân đạm [13]
Trang 92.2.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số giống rau cảicho vùng miền núi phía Bắc, Nguyễn Phi Hùng và cs (2009) đã thu thập được 9 giốngrau cải gồm: cải làn, cải xanh lùn, Ngồng ngọt Lạng Sơn, Mèo Thanh Sơn, Mèo lá tím,Ngọt bông GCTMN, cải bẹ lá vàng, cải mào gà, Mèo Sơn La Qua khảo nghiệm chothấy giống cải mèo Sơn La có khả năng sinh trưởng phát triển tốt với điều kiện vùngtrung du miền núi Năng suất thực thu đạt 26.6 tấn/ha, năng suất lý thuyết đạt 51.40tấn/ha, khối lượng trung bình cây đạt 594.96 gam
Nguyễn Minh Chung (2012) đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng công nghệ thủycanh tuần hoàn để sản xuất rau ăn lá trái vụ trong hai năm từ năm 2007 - 2008 với 4loài rau (11 giống xà lách, 3 giống rau cải, 3 giống cần tây và 3 giống rau muống) Kếtquả thu được các giống rau phù hợp trồng trái vụ trong dung dịch thủy canh tuần hoàntrong đó có 2 giống cải xanh BM và Tosakan Các rau ăn lá này khi trồng trái vụ bằng
kỹ thuật thủy canh tuần hoàn đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu đề xuất một số biện pháp canh tác hợp lýnhằm góp phần tăng năng suất thu hoạch cải như: Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hải(2009) cho rằng ở các mật độ rau cải khác nhau thì cho khối lượng cây và năng suấtkhác nhau Trong đó, mật độ 15 x 20 cm cho năng suất lý thuyết và năng suất thực tếđạt cao nhất, lần lượt là 41.6 tấn/ha và 37.5 tấn/ha; tiếp đó là mật độ 20 x 20 cm đạt38.7 tấn/ha và 33.4 tấn/ha Nguyễn Phi Hùng và cs (2008) khi nghiên cứu về mật độtrên giống Cải Mèo Sơn La với khoảng cách trồng 25 x 25 cm, 30 x 25 cm, 30 x 30 cmcho thấy năng suất thực thu đạt cao nhất ở công thức 30 x 30 cm, thấp nhất là côngthức 25 x 25 cm Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Hồng Bình và cs (2011) khối lượngtrung bình cây và năng suất thực thu của các công thức cải làn có ảnh hưởng đáng kểkhi gieo trồng theo các khoảng cách 15 x 15 cm, 15 x 20 cm, 20 x 20 cm Khoảng cách
15 x 15 cm cải làn có khối lượng trung bình cây nhỏ nhất 64.23 g/cây nhưng lại chonăng suất cao nhất đạt 19.88 tấn/ha Trong khi công thức có khối lượng trung bình cây
Trang 10cao nhất ở khoảng cách 20 x 20 cm đạt 81.5 g/cây nhưng lại cho năng suất thấp nhấtđạt 16.58 tấn/ha [8].
Nhiều đề tài khảo nghiệm trên các giống ở nước ta chủ yếu nhằm lựa chọn ragiống có năng suất cao, phẩm chất tốt, biện pháp canh tác hợp lí Trên cây rau cải rất ít
đề tài nghiên cứu về mối liên quan giữa giống tới hàm lượng nitrat
2.3 Giới thiệu về môi trường cát
2.3.1 Diện tích
Diện tích đất cát tự nhiên: 533.434 ha, chiếm 1.61% diện tích tự nhiên cả nước.Phần lớn diện tích đất cát tập trung thành một dải chạy dọc bờ biển miền trung từThanh Hóa đến Bình Thuận và rải rác một số ít vùng ven biển Bắc bộ và Nam bộ.Trước đây ta vẫn dùng đất cát biển vì chủ yếu phân bố ven biển, nhưng cũng cómột số đất cát phân bố ven một số sông lớn hoặc ở một số vùng đất phát triển tại chỗtrên đá mẹ sa thạch hoặc granit [2]
2.3.2 Sự hình thành
Đất cát là loại đất rất trẻ (từ kỷ đệ tứ đến hiện đại) Nó là sản phẩm của hai quátrình chính: Quá trình vận động nâng lên của thềm biển cũ và quá trình bồi tụ tạo lậpđồng bằng của hệ thống sông ở miền Trung và hoạt động địa chất của biển Do hệthống các con sông miền Trung ngắn, độ dốc lớn, nên vận tốc dòng chảy lớn, khiến sảnphẩm tích tụ được thường thô, chủ yếu là cát các loại Mặt khác, các sông suối lại bắtnguồn từ các khu vực có cấu tạo bởi các loại đá mẹ khó phong hóa như granit, riolit,cát kết nên các sản phẩm phong hóa trong nước sông cũng rất thô [4]
2.3.3 Tính chất lý hóa của đất cát
Đất cát thường có màu trắng, vàng nhạt hoặc đỏ nhạt Hàm lượng mùn trong đất cátlại rất thấp 0.01 - 0.06 %, nên các hạt cát luôn ở trạng thái rời rạc, không có kết dính Đấtcát có độ chua pH (H2O) 6.0 – 7.0; pH (KCl) 5.5 - 6.8 thuộc loại đất ít chua đến gần trungtính hoặc trung tính Hàm lượng Ca2+, Mg2+ trao đổi không cao 0.10 – 0.65 lđl/100 g đất,
Trang 11nhưng do khả năng trao đổi và hấp phụ cation của đất cát cũng thấp từ 0.40 - 0.90 lđl/100gđất, nên độ bão hoà bazơ của đất cát cũng không quá thấp Độ ẩm của đất cát rất thấp, dokhả năng giữ ẩm của đất cát rất kém, ngay ở độ sâu từ 30 - 70 cm, độ ẩm của đất cát chỉđạt 1 – 1.5 % theo trọng lượng [4].
Hàm lượng N, P, K trong cát rất nghèo: hàm lượng N % ≤ 0.02% tổng số trongđất, hàm lượng P2O5 dễ tiêu 0.4 đến 0.9 mg/100g đất, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất
từ 1.0 - 4 mg/100g đất Hàm lượng các chất khoáng dinh dưỡng trong đất cát rất nghèo,nhưng lại rất dễ dàng bị cuốn trôi theo nước trọng lực xuống sâu [2]
Tỷ lệ cấp hạt cát trong đất cao (cát vật lý > 80%, có thể đạt tới 100%; sét vật lý <20%), nhẹ, dễ di chuyển theo gió khi ở dạng cát khô, vì vậy đất cát rời rạc, dễ cày bừa,
đỡ tốn công làm đất, nhưng nếu mưa to hay ngập nước thì đất dễ lắng, bí chặt Do cáchạt đất có kích thước lớn nên tổng diện tích khe hở lớn, đặc biệt là thể tích khe hở phimao quản, nên nước dễ thấm xuống sâu và bốc hơi mạnh, đất dễ bị khô hạn Trong đấtcát điều kiện oxy hóa tốt, điện thế oxy hóa khử (Eh) quá cao (> 700mV), nên chất hữu cơ
bị khoáng hóa mạnh dẫn tới đất nghèo mùn [4]
Đất cát chứa ít keo, nhiều SiO2, nên nghèo dinh dưỡng, khả năng hấp phụ thấp,giữ nước và giữ phân kém, tính đệm thấp Vì vậy nếu bón nhiều phân tập trung vàomột lúc thì cây không kịp sử dụng hết, một phần lớn bị rửa trôi, bị lãng phí phân bón.Đất cát dễ bị đốt nóng và cũng dễ mất nhiệt (nóng lên và nguội đi nhanh, tạo ra biên độnhiệt trong đất lớn), bất lợi cho sự phát triển của cây trồng và vi sinh vật đất Trên đấtcát thường không có các thảm thực vật tự nhiên phân bố, lại nằm ở miền khí hậu nhiệtđới, với nhiệt độ không khí cao 24ºC – 27,5ºC, cho nên trong những ngày nắng, khinhiệt độ không khí lên cao tới 37ºC – 38ºC thì nhiệt độ của lớp đất cát trên mặt đã lêncao tới 64ºC hoặc cao hơn nữa, làm chết nhiều loại cây trồng
2.3.4 Hướng sử dụng và cải tạo
Từ những tính chất của đất cát nói trên đã cho ta thấy khó khăn khi canh tác rautrên môi trường cát như: đất nghèo dinh dưỡng nên phải bón nhiều phân, tưới nhiều
Trang 12nước, biên độ nhiệt độ của đất giữa ngày và đêm, giữa các mùa cao; đất thấm và thoátnước nhanh dễ dẫn đến việc cây thiếu hụt nước và chất dinh dưỡng nên sinh trưởngkhó khăn Thực tế sản xuất trên đất cát, muốn đạt năng suất cao chỉ có thể chọn cơ cấucây trồng phù hợp với đất cát, đồng thời áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh táchợp lý như: không bón phân vô cơ tập trung một lần mà chia ra nhiều lần để bón; dùngbiện pháp cày sâu dần để lật sét lên tầng mặt; bón nhiền phân hữu cơ, nhưng khi bónphân hữu cơ phải vùi sâu để giảm sự ”đốt cháy”, nâng cao lượng sét và keo mùn, bằngcác cách như: Tưới nước phù sa, bón bùn ao, bón phù sa, đất đỏ,
Trong đất, rễ và củ dễ dàng vươn xa, vươn sâu mà không bị đất chèn ép Các cây
họ đậu cũng có thể thích ứng ở đất cát Một số vùng đất cát nông dân đã trồng các loạidưa hấu, dưa lê hoặc các cây đặc chủng như thuốc lá, Tuy nhiên để đạt được năngsuất cao, nông hộ đã tốn nhiều công sức để cải tạo đất qua việc bón phân xanh, phânchuồng và đặc biệt gần đây là ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tạo đất cát do các
dự án của tỉnh đầu tư, nhìn chung rất tốn kém
Bên cạnh diện tích nhỏ đất cát biển đã được sử dụng canh tác rau màu tại HàTĩnh, Bình Thuận, số còn lại đang bị hoang hóa Như vậy, việc tìm phương pháp để cảitạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất cát nhưng ít tốn kém để nâng cao năng suất câytrồng đồng thời mọi người dân đều có thể dễ dàng áp dụng là bài toán khó được đặt racho loại đất này
2.4 Tình hình nghiên cứu trồng rau trên cát
Hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều dự án, công trình nghiên cứu về vấn đề trồngrau trên môi trường cát và đã được áp dụng đại trà, phổ biến nhất là ở các tỉnh: HàTĩnh, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế…
Tại tỉnh Hà Tĩnh
Năm 2013, sau khi tham quan, học tập kinh nghiệm, kỹ thuật từ những trang trạitrồng các loại rau, củ, quả trên vùng đất cát tại Dongshan (tỉnh Phúc Kiến, TrungQuốc), Tổng Công ty Khoán sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) và Sở Nông nghiệp
Trang 13phát triển nông thôn Hà Tĩnh phối hợp với Công ty TNHH Finepon (Hồng Kông) xâydựng dự án “Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển HàTĩnh” Dự án được xây dựng và triển khai theo các kỹ thuật và công nghệ cao củaDongshan và bước đầu được thực hiện trồng thử nghiệm trên diện tích 12 ha của vùngcát hoang hóa ở xóm Tân Văn, xã Thạch Văn gồm các loại rau như măng tây, hành tây,hành lá, cà rốt, khoai lang, củ cải trắng, cải bẹ, lạc, dưa hấu, dưa chuột, cải thảo, càchua đậu tứ quý, ớt Đà Lạt, bí ngòi Israel Ngay vụ đầu tiên, sau 3 tháng gieo hạt mỗi
ha ra, củ, quả trồng trên cát cho thu nhập từ 150 -200 triệu đồng, thậm chí một số loạirau lợi thu nhập khủng từ 400-500 triệu đồng/ha Toàn tỉnh Hà Tĩnh có gần 2.700 hađất cát ven biển, trong đó có 670 ha đất thể trồng rau, củ quả Trong năm 2015, triểnkhai nhân rộng mô hình rau củ quả trên 200 ha tại các vùng ven biển
Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, đặc biệt là giải pháp tưới đã tướiphun mưa, phun sương và tưới nhỏ giọt đã thay đổi tư duy làm nông tại Hà Tĩnh lúcbấy giờ: “Không thể canh tác trên môi trường cát” Hệ thống ống phun được thiết kếtheo ô bàn cờ, khoảng cách giữa các ống là 8.0 m (bán kính hoạt động 4m) Sử dụngmáy bơm lưu lượng Q = 100 m3/h, cột nước thiết kế H = 50 m phục vụ tương ứng cho
1 modul 3ha diện tích canh tác Về tưới, tùy từng loại rau, quả sẻ áp dụng tưới phunmưa, hoặc phun sương hoặc nhỏ giọt, song tất cả đều được kiểm soát mức độ thời gian
và lượng nước tưới đảm bảo khoa học phù hợp nhu cầu phát triển của cây trồng vừahạn chế cây trồng ngã đổ Cùng với việc tưới tiêu để thu phục vùng “sa mạc” cát hoangven biển này việc cải tạo đất cũng rất quan trọng bằng thảm thực vật, phân động vật,thân cây và lá khô héo, cây trồng có chất lượng thấp làm phân hữu cơ bón cho đấtcát Riêng Hà Tĩnh hơn một năm qua ngoài việc xử lý môi trường Nhà máy rác CẩmXuyên cung cấp hàng ngàn tấn phân vi sinh sử dụng chăm sóc cây trồng tại đây đượctái chế từ rác thải
Tỉnh Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2020 hình thành các vùng sản xuất rau, củ, quả,ứng dụng công nghệ cao trên cát với diện tích 684ha thuộc địa bàn 13 xã của 4 huyện[18]
Trang 14Tại tỉnh Bình Thuận
Tháng 4.2010, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệBình Thuận đã thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng và phát triển môhình sản xuất rau trên đất cát” nhằm góp phần giải quyết tình trạng thiếu rau của huyệnđảo Phú Quý do kĩ sư Nguyễn Hoàng Nhân làm Chủ nhiệm và Viện khoa học Kỹ thuậtNông nghiệp miền Nam được chọn là cơ quan chuyển giao công nghệ
Sau hơn 2 năm thực hiện, dự án đã đạt được nhiều kết quả rất ấn tượng Dự án tạo
ra 150 vườn rau, mỗi vườn cung cấp rau cho 1 hộ với 5 - 6 người và 15 nhà lưới trồngrau Tổng diện tích sản xuất rau áp dụng khoa học kỹ thuật mới gần 15.000m2, rải ráckhắp 3 xã của huyện là Long Hải, Ngũ Phụng và Tam Thanh Mô hình này sản xuấtđược hàng trăm tấn rau/năm, được nhân dân và chiến sĩ đảo quan tâm và đồng tình ủng
hộ Người dân và các chiến sĩ lực lượng vũ trang đã có thể tự sản xuất, cung cấp raucho bữa ăn hàng ngày và mang bán ra thị trường, hạn chế sự phụ thuộc rau vào đất liền.Đặc biệt là khắc phục được khó khăn, căng thẳng về lương thực, thực phẩm trong mùamưa bão
Thông qua dự án này, người dân và các chiến sĩ lực lượng vũ trang đã có thể tựsản xuất, cung cấp rau cho bữa ăn hàng ngày và mang bán ra thị trường, hạn chế sự phụthuộc rau vào đất liền Đặc biệt là khắc phục được khó khăn, căng thẳng về lương thực,thực phẩm trong mùa mưa bão Vào mùa mưa, tất cả các loại rau ăn lá khó trồng nhưcải ngọt, tần ô, xà lách, … nhưng khi được trồng trong nhà lưới đều sinh trưởng tốt.Điều này cho thấy, việc ứng dụng trồng rau có che chắn và tầng giữ ẩm để cải thiệnkhả năng sản xuất rau trên vùng đất cát tại huyện đảo Phú Quý, rau có thể trồng đượcquanh năm, không bị ảnh hưởng của thời tiết Đặc biệt, dự án còn tạo việc làm chohàng trăm hộ dân trên đảo [20]
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác: đề tài “Nghiên cứu và ứngdụng các giải pháp cải tạo, sử dụng cồn cát ven biển theo hướng bền vững ở Hà Tĩnh”
do Trung tâm Khoa học Công nghệ - Tư vấn đầu tư Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnhthực hiện
Trang 15Các dự án, công trình nghiên cứu trên đã đần dần mở ra hướng đi mới trong canhtác nông nghiệp tại Việt Nam: “Trồng rau trên đất cát”, đáp ứng nhu cầu rau sạch chongười dân khu vực ven sông, ven biển, hải đảo.
2.5 Khảo sát về vấn đề ô nhiễm nitrat trên rau ăn lá.
Theo kết quả kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý và chứng nhận rau antoàn tại Hà Nội của Cục Bảo vệ thực vật trong tháng 10/2007 rau cải xanh và cải ngọt
là hai loại rau có dư lượng nitrat vượt mức khá cao: rau cải xanh 559.59 mg/kg, rau cảingọt 655.92 mg/kg (Cao Thị Làn, 2011) Theo Đặng Thu An (1998) khi khảo sát chấtlượng rau ở các chợ nội thành Hà Nội cho thấy 30 trong 35 loại rau phổ biến có tồn dư
NO3- vượt trên 500 mg/kg Kết quả nghiên cứu tồn dư NO3- trong rau ở các huyệnngoại thành Hà Nội của Vũ Thị Đào (1999) cho thấy: hàm lượng NO3- trên rau ăn lá họthập tự cao nhất, vượt ngưỡng cho phép từ 4 - 8 lần Nguyễn Văn Hiền và Trần VănDinh (1996) khi phân tích hàm lượng NO3- trong rau xanh được sản xuất tự do tại NamHồng - Đông Anh và một số điểm khác cho thấy: mẫu cải xanh tại Nam Hồng có hàmlượng NO3- vượt ngưỡng 4.4 lần, cải ngọt vượt ngưỡng 3.7 lần Mẫu cải bao lấy từQuảng Ninh có hàm lượng NO3- vượt ngưỡng tới 6.2 lần Bùi Cách Tuyến và cs (1998)phân tích các mẫu rau phổ biến trên thị trường các tỉnh phía Nam cho thấy: nhóm rau
ăn lá: bắp cải, cải thảo có tồn dư NO3-vượt quá tiêu chuẩn quy định, chiếm tỷ lệ lớnnhất (58 - 61%) (theo Trần Khắc Thi và cs, 2009) Trần Văn Hai (2000) cho biết: mộttrong 2 mẫu cải xanh của 40 hộ trồng rau ở thành phố Cần Thơ vào thời điểm tháng 3 -4/1998, có hàm lượng NO3- gấp 2.4 lần ngưỡng cho phép (theo Trần Khắc Thi, 2011).Theo Phan Thị Thu Hằng (2008) khi phân tích NO3- trong 6 loại rau phổ biến trên địabàn thành phố Thái Nguyên thì nhận thấy hàm lượng NO3- đều rất cao, chỉ khoảng 10%
số mẫu được kiểm tra có hàm lượng đạt tiêu chuẩn cho phép, còn lại đều gấp từ 2 - 8lần tiêu chuẩn cho phép [8]
Theo GS.TS Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩmViệt Nam cho biết, tồn dư nitrat trong thực phẩm có thể gây ngộ độc cấp tính cản trở
Trang 16oxy, khó thở, thiếu máu Về lâu dài chúng kết hợp với các amin tạo thành tiền chất gâyung thư nitrosamin Đứng trước thực trạng đó, nhu cầu rau sạch, không tồn dư nitrattrong cộng đồng ngày càng cao [19].
2.6 Các môi trường dinh dưỡng đề xuất cải thiện đất cát
Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây trồng đang là xu hướng củaViệt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhằm bảo đảm an toàn sinh học, an toàn thựcphẩm và an toàn môi trường Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về phân bón sinh học
có khả năng giảm bớt được lượng phân hóa học mà năng suất vẫn đảm bảo, chất lượngrau đạt theo tiêu chuẩn rau an toàn
Để cải thiện tính chất lý, hóa, cơ học bất lợi khi trồng rau trên môi trường cát vàhướng đến cung cấp rau sạch, chúng tôi không sử dụng phân bón hóa học trong quátrình canh tác Các chất dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng bao gồm: phân chuồng hoaimục, bèo Tây ủ phân chuồng, bã đậu nành, trấu hun (than sinh học)
2.5.1 Bèo tây ủ phân chuồng
Bèo tây (Eichhornia crassipes Solms) còn được gọi là lục bình, lộc bình, hay bèo
Nhật Bản là một loài thực vật thủy sinh, thân thảo, sống nổi theo dòng nước, thuộc vềchi Eichhornia của họ bèo tây (Pontederiaceae) Bèo tây sinh sản rất nhanh, sinh trưởng
và phát triển tốt trong điều kiện ao hồ có nhiều chất hữu cơ và dinh dưỡng, ánh sángnhiều, nhiệt độ phát triển tối ưu khoảng 3000C, độ pH trong khoảng 5.5-9 gây tắcnghẽn dòng chảy, khó khăn trong việc tưới, tiêu; giảm đa dạng sinh học và là nơi chứa
đủ loại mầm bệnh cho con người và các sinh vật khác Việc xử lý bèo tây là vấn nạnđặt ra cho nhiều địa phương trên cả nước [5]
Hiện nay, các phế phẩm nông nghiệp, rơm rạ, thân cây rau màu, trong đó có bèotây đang được nhiều ngưởi dân sử dụng làm nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ.Loại phân bón này không những tốt cho cây trồng, giúp người sử dụng giảm lượngphân hóa học, tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn góp phần bảo vệ môi trường nước
* Giá trị dinh dưỡng trong phân bón bèo tây ủ phân chuồng:
Trang 17Phân chuồng: có ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung và
vi lượng mà một loại phân bón vô cơ không có được Ngoài ra, phân chuồng cung cấpchất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế nướcbốc hơi, chống được hạn, xói mòn Tuy nhiên, phân chuồng cũng có nhược điểm như:hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón lượng lớn, đòi hỏi chi phí vận chuyểncao, ngoài ra nếu không chế biến kỹ có thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng.Phân chuồng thường được nhà nông tự sản xuất chế biến [5]
Phân xanh là tên gọi chung các cây hoặc lá cây tươi được ủ hay vùi thẳng xuốngđất để bón ruộng Đồng thời với tác dụng làm phân bón, cây phân xanh có thể phủ đất,chống xói mòn, bảo vệ đất Đặc biệt cần lưu ý cây phân xanh thường giàu đạm, tỷ lệ N/
P2O5 cao [5]
Bảng 2.1 So sánh tỷ lệ N/P 2 O 5 trong một số loại cây phân xanh*
*Lê Văn Căn Sổ tay phân bón Nhà xuất bản Giải phóng, 1975
Bèo tây ủ phân chuồng là loại phân hữu cơ truyền thống, chúng được tạo ra từnguồn nguyên liệu và cách xử lý truyền thống Nguồn nguyên liệu đấy có thể là chấtthải của vật nuôi (phân chuồng), là phế phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh (bèo tây,thân cây họ đậu ) được nhà nông gom ủ lại chờ hoại mục Bón phân hữu cơ sẽ cảithiện được các tính chất vật lý đất, hóa học và sinh học của đất; đồng thời hạn chế mức
độ độc hại của một số nguyên tố như: nhôm (Al), sắt (Fe); giảm bớt sự cố định lântrong đất dưới tác dụng kết hợp Al3+, Fe3+ dưới dạng phức chất; nâng cao sự hoà tan lân
ở dạng phốt phát sắt hoá trị ba dưới tác dụng khử ôxy Bón phân hữu cơ có tác dụnglàm giảm rửa trôi, giảm bốc hơi của phân đạm bón vào Do đó, hiệu quả sử dụng của
Trang 18phân đạm vô cơ tăng lên, hiệu suất sử dụng phân đạm của lúa có thể tăng lên 30-40%trên nền bón phân hữu cơ so với nền không bón Từ những tác dụng tổng hợp của phânhữu cơ đã nêu ở trên, bón phân hữu cơ góp phần cải thiện được chất lượng nông sản,nhất là với những cây rau, hoa quả, lúa đặc sản, như giảm làm lượng nitrat, tăng hàmlượng vitamin, các hợp chất tạo hương, vị, v.v…
* Phương pháp chế biến phân bón:
Bèo Tây sau khi thu gom tại hồ, băm nhỏ Lượng bèo thu được trộn đều với phânchuồng hoai mục và rơm (rạ), sau đó tiến hành đem ủ theo tỉ lệ Cách phối trộn nguyênliệu theo đúng tỷ lệ C:N thích hợp
Bảng 2.2. Tỷ lệ C:N gần đúng của các nguyên liệu
Nguồn: 1 Dickson, N., Richard T., và R Kozlowski, 1991
2 Gotaas, Harold B Composting – Stanitary Disposal and Reclamation
of Organic Wastes, p.44, 1956
Cách tính:
Có một phần phân trâu bò (C:N = a:1); một phần bèo tây (b:1); một phần rơm khô(C:N = c:1) Kết hợp lại sẽ có một lượng phân và rơm ủ với bèo tây theo tỉ lệ C:N = (a:1+ b:1 + c:1) / 3 = d:1
Nguyên liệu ủ có tỷ lệ C:N cho phép là 25:1 – 40:1 Trường hợp tỉ lệ C:N cao hơn40:1 thì sự phát triển của vi sinh vật sẽ bị hạn chế, kết quả sẽ cho thời gian ủ lâu hơn
Tỉ lệ này dưới 20:1 dẫn đến dư thừa lượng N, lượng N thừa có thể bị bay hơi vàokhông khí dưới dạng ammoniac hay nito oxit gây phát sinh mùi hôi ra môi trường xungquanh
Trang 19Áp dụng để tính khối lượng gần đúng của các vật liệu phối trộn ra tỉ lệ C:N =26:1 như sau: C:N = 26:1 = (15:1 + 15:1 + 20:1 + 20:1 + 20:1 + 20:1 + 20:1 + 80:1)
Vì tổng diện tích thực nghiệm trên 6 thùng xốp là 1,15m2, lấy lượng phân chuồngđem ủ theo đúng chuẩn nền tính trên 1 ha Vậy tỷ lệ nguyên liệu (phân:bèo:rơm) =(2:5:1) có khối lượng nguyên liệu tính bằng kg theo nền là (phân : bèo : rơm) =(1.5:3.75:0.75), ủ kĩ trong 1 tháng, sản phẩm thu được dùng để bón lót
2.5.1 Bã đậu nành (Okara)
Bã đậu nành (Okara) là phần không hòa tan của hạt đậu nành với nước trong quátrình sản xuất và chế biến sữa đậu nành hoặc đậu hũ Có màu trắng hoặc vàng nhạt, rấtmịn Bã đậu nành thường được dùng để làm thức ăn cho động vật [22]
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng trong bã đậu nành
Trấu hun có tính kiềm, hàm lượng SiO2 cao nên không được lạm dụng, có thểdùng để bổ sung cho cây ăn quả khi cây bước vào giai đoạn dưỡng quả [23]
Bảng 2.4 Thành phần oxit theo khối lượng có trong trấu
Trang 20Thành phần oxit Tỷ lệ theo khối
Vô trùng hoàn toàn: không có nấm bệnh, vi khuẩn
Hút và giữ nước, giữ phân tốt
Thoáng khí tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt
Chi phí sản xuất thấp, giá thành rẻ hơn so với các loại giá thể khác
Hàm lượng kali lớn
Nhược điểm của trấu hun
Kém dinh dưỡng nên không thể thay thế đất để trồng rau
Hấp thụ nhiệt vì có hàm lượng carbon cao, không tốt cho rễ cây vào những ngàynhiệt độ cao, nắng nóng
Trang 21PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Cây cải xanh: Brassica juncea (L.) Czern.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây cải xanh trong 4môi trường thực nghiệm gồm 1 đối chứng và 3 môi trường thí nghiệm thông qua cácchỉ tiêu: Chiều cao cây, số lá/cây, diện tích lá, cường độ tích lũy chất khô, trọng lượngtươi- trọng lượng khô, năng suất lý thuyết- năng suất thực tế, hàm lượng nitrat
Phân tích, so sánh các chỉ tiêu từ đó xác định môi trường cho năng suất caonhất
Các môi trường thực nghiệm
Đối chứng: Trồng trên cát + phân chuồng
Môi trường 1: Trồng trên cát + bèo tây ủ phân chuồng
Môi trường 2: Trồng trên cát + bèo tây ủ phân chuồng + bã đậu nành
Môi trường 3: Trồng trên cát + bèo tây ủ phân chuồng + trấu hun
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tham khảo, tổng hợp các tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu
Trang 22Chuẩn bị cây con thực nghiệm:
Gieo hạt, khi cây mọc 3 - 5 lá mầm, dựa vào hình thái bên ngoài, loại bỏ những
cá thể không phải cây rau Cải xanh, đồng nhất giống Tiến hành trồng vào thùng xốp
đã chuẩn bị
Bèo Tây ủ phân chuồng:
Bèo Tây sau khi thu gom tại hồ, băm nhỏ Lượng bèo sau khi đã được băm nhỏđem trộn đều với phân chuồng hoai mục và rơm (rạ), sau đó tiến hành đem ủ theo tỉ lệ.Cách phối trộn nguyên liệu theo đúng tỷ lệ C:N thích hợp Tổng diện tích thực nghiệmmỗi môi trường là 6 thùng xốp, có diện tích là 1.2m2, lấy lượng phân chuồng đem ủtheo đúng chuẩn nền tính trên 1 ha Tỷ lệ nguyên liệu cho mỗi môi trường là:(phân:bèo:rơm) = (2 : 5 : 1) có khối lượng nguyên liệu tính bằng kg theo nền là (phân :bèo : rơm) = (1.5 : 3.75 : 0.75), ủ kĩ trong 1 tháng, sản phẩm thu được dùng để bón lót
Trang 233.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
3.3.3.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng
Chiều cao cây:
Chiều cao cây đo bằng thước kẻ centimet, đo từ cổ rễ đến đỉnh lá cao nhất vàogiai đoạn cây con, tuần 2, tuần 3, thu hoạch
Mỗi môi trường đo 30 cây
Thời gian đo vào lúc thu hoạch, tiến hành đo 3 cây trên mỗi công thức
Công thức tính diện tích của lá:
S = a× b × k (cm2)Trong đó:
S: Diện tích lá (cm2)a: Chiều dài dài nhất của láb: Chiều rộng rộng nhất của lá
Trang 24k: Hệ số điều chỉnh Hệ số điều chỉnh được tính là 0,678.
Tiến hành đo vào lúc thu hoạch, 30 cây/1 môi trường
Xác định cường độ tích lũy chất khô (tiến hành vào giai đoạn thu hoạch):Theo công thức của Brigơ (1929), Bagisev (1953) và Nisiporovits (1956)
Trong đó:
W1, W2 là trọng lượng khô tuyệt đối bình quân của 1 cây ở thời kỳ lấymẫu lần thứ 1, 2
S1: Diện tích lá của cây lấy mẫu lần thứ nhất (dm2)
S2: Diện tích lá của cấy lấy mẫu lần thứ hai (dm2)
T: Khoảng thời gian giữa 2 lần lấy mẫu (ngày đêm)
Xác định trọng lượng tươi
Thời gian xác định vào thời điểm thu hoạch Sử dụng cân điện tử để cân
Mỗi môi trường lấy 30 cây, rửa sạch đất, thấm khô nước, đưa lên cân
Xác định trọng lượng khô
Sau khi đã xác định trọng lượng tươi, đem sấy khô tuyệt đối ở tủ sấy Dùng cânđiện tử để cân trọng lượng khô sau khi đưa mẫu ra khỏi tủ sấy
3.3.3.2 Các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng
Năng suất lý thuyết (NSLT)