Trồng rau trên môi trường cát có ưu điểm là không mất nhiều công làm đất, năng suất cây trồng không phụ thuộc vàothời tiết nếu được trồng trong nhà kính, đặc biệt hình thức canh tác này
Trang 1KHOA SINH HỌC
- -NGUYỄN THỊ THÙY NHUNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRỒNG CÂY
CÀ CHUA (Solanum lycopersicum L.) CHO
NĂNG SUẤT CAO VÀ SẢN PHẨM AN TỒN
TRÊN MƠI TRƯỜNG CÁT
KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP
Cán bộ hướng dẫn : ThS NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG
Huế, Khóa học 2012 - 2016
Trang 2cảm ơn Quý thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại học Sư Phạm Huế.
Đặc biệt, em xin cảm ơn cô ThS Nguyễn Thị Quỳnh Trang đã tận tình giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Trong lúc thực hiện khóa luận này, em không tránh khỏi những sai xót, mong Quý thầy cô và các bạn góp ý chân thành để khóa luận này được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Nhung
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trồng rau trên cát trong nước 3
2.2 Giới thiệu về giá thể đất cát 4
2.2.1 Tính chất lý hóa của đất cát 4
2.2.2 Hướng sử dụng và cải tạo đất cát 5
2.3 Các môi trường dinh dưỡng đề xuất 6
2.3.1 Bã đậu nành 6
2.3.2 Bèo tây ủ phân chuồng 6
2.3.3 Khô dầu đậu phộng 8
2.4 Nguồn gốc và đặc điểm hình thái, sinh lý của cà chua 9
2.4.1 Nguồn gốc lịch sử cây cà chua 9
2.4.2 Đặc điểm thực vật học 9
2.4.3 Đặc điểm sinh thái của cây cà chua 10
2.5 Giá trị sử dụng của cây cà chua 11
2.5.1 Giá trị dinh dưỡng của cà chua 11
2.5.2 Giá trị kinh tế của cây cà chua 12
Trang 4PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Đối tượng nghiên cứu 13
3.2 Nội dung nghiên cứu 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu 14
3.3.1 Vật liệu- dụng cụ 14
3.3.2 Địa điểm tiến hành nghiên cứu 15
3.3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm 15
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 15
3.4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 15
3.4.2 Các chỉ tiêu về phát triển 16
3.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả 16
3.4.4 Các chỉ tiêu về năng suất 16
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 17
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
4.1 Ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng đến các chỉ tiêu sinh trưởng cây cà chua 18
4.1.1 Chiều cao cây 18
4.1.2 Số lá của cây cà chua 20
4.1.3 Trọng lượng tươi của cây cà chua 22
4.1.4 Trọng lượng khô của cây cà chua 23
4.2 Ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng đến các chỉ tiêu phát triển cây cà chua 25
4.2.1 Số hoa trên cây, số hoa hữu hiệu trên cây 25
4.2.2 Số quả trên cây 27
4.3 Ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng đến chất lượng quả cà chua 30
4.3.1 Khối lượng quả, khối lượng thịt quả và tỷ lệ thịt quả cây cà chua 30
Trang 54.3.2 Số hạt/ quả 33
4.3.3 Hàm lượng nitrat trong các môi trường dinh dưỡng 34
4.4 Ảnh hưởng của các giá thể đến năng suất của cây cà chua 36
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
5.1 Kết luận 39
5.2 Kiến nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC
Trang 6PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Rau xanh, các loại củ, quả là những loại thực phẩm không thể thay thế, chúngcung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, vitamin, muối khoáng,chất xơ… cho sự phát triển của cơ thể Giá trị dinh dưỡng của các loại rau rất phongphú và đặc biệt quan trọng đối với đời sống của con người Do vậy, rau, củ, quả luônđược sự quan tâm, chú trọng của người tiêu dùng, người sản xuất và các nhà nghiêncứu khoa học nhằm cải thiện chất lượng rau quả ngày một tốt hơn
Sự phát triển của nền công nghiệp cùng với sự gia tăng dân số đã làm diện tíchđất nông nghiệp thu hẹp dần, bên cạnh đó dân số tăng nhanh đã đẩy mạnh nhu cầu vềlương thực, thực phẩm đặc biệt là nhu cầu về rau sạch Hiện nay, chất lượng rau xanhngày càng kém do nhiễm kim loại nặng, NO3-, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinhtrưởng… Vì vậy, nhu cầu mở rộng diện tích đất canh tác nói chung và diện tích rau sạchnói riêng là vấn đề đang được xã hội quan tâm hàng đầu Thành công của dự án “Ứngdụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng và phát triển mô hình sản xuất rau trên đất cát” ở BìnhThuận nhằm giải quyết tình trạng thiếu rau của huyện đảo Phú Quý đã mở ra một hướng
đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta Với diện tích đất cát tự nhiên là 533.434
ha, chiếm 1.61% diện tích tự nhiên cả nước, tập trung thành một dải chạy dọc bờ biển từThanh Hóa đến Bình Thuận và rải rác một số ít vùng ven biển Bắc Bộ và Nam Bộ, đãtạo điều kiện cho canh tác “trồng rau trên môi trường cát” Trồng rau trên môi trường cát
có ưu điểm là không mất nhiều công làm đất, năng suất cây trồng không phụ thuộc vàothời tiết (nếu được trồng trong nhà kính), đặc biệt hình thức canh tác này cho phép sảnxuất rau an toàn ngay ở những vùng đất bị ô nhiễm, cung cấp nguồn rau sạch cho cáctỉnh ven biển miền Trung cũng như ở vùng ven biển, đảo xa
Trong các loại rau quả thì cà chua là một trong những loại quả có giá trị dinhdưỡng cao nên được sử dụng phổ biến Với thành phần hóa học có lợi về giá trị dinhdưỡng: trong 100g cà chua có 94g nước, 0.6g protit, 4.2g gluxit, 0.8g xenlulô, 0.4g tro,12mg canxi, 26mg photpho, 1.4mg sắt, các loại vitamin carotene Tất cả những chất
Trang 7này đều rất có lợi cho sức khỏe con người Đặc biệt, sắc tố lycopene, bêta - carotentrong cà chua là những chất chống oxy hoá mạnh, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnhtim mạch và ung thư Ngoài những giá trị về dinh dưỡng, xét về mặt kinh tế, cà chua làcây trồng quan trọng của nhiều vùng chuyên canh, cho hiệu quả kinh tế cao
Cà chua có tiềm năng cho năng suất lớn, tùy theo đặc điểm giống và thời tiếttừng vùng sinh thái Ở Thừa Thiên Huế, nhu cầu tiêu thụ cà chua cao, nhưng do hạnchế về diện tích đất canh tác cũng như điều kiện khí hậu nên cà chua chưa được trồngphổ biến, đặc biệt là trồng cà chua trên môi trường cát Do đó, việc tìm ra các môitrường dinh dưỡng thích hợp nhằm nâng cao năng suất cà chua trên môi trường cát làmột việc làm hết sức cần thiết
Với những lý đó, chúng tôi lựa chọn và tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số
giải pháp trồng cây cà chua (Solanum lycopersicum L.) cho năng suất cao và sản
phẩm an toàn trên môi trường cát”.
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Lựa chọn, thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài
- Tiến hành thực nghiệm
- Xử lý kết quả, báo cáo
Trang 8PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trồng rau trên cát trong nước
Năm 2013, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) và SởNông nghiệp phát triển nông thôn Hà Tĩnh phối hợp với Công ty TNHH Finepon (HồngKông) xây dựng dự án “Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màuven biển Hà Tĩnh” Dự án được thực hiện trồng thử nghiệm trên diện tích 12 ha củavùng cát hoang hóa ở xóm Tân Văn, xã Thạch Văn gồm các loại rau như măng tây, hànhtây, hành lá, cà rốt, khoai lang, củ cải trắng, cải bẹ, lạc, dưa hấu, dưa chuột, cải thảo, càchua, đậu tứ quý, ớt Đà Lạt, bí ngòi Israel Ngay vụ đầu tiên, sau 3 tháng gieo hạt mỗi
ha rau, củ, quả trồng trên cát cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng, thậm chí một số loạirau cho thu nhập 400 - 500 triệu đồng/ha Toàn tỉnh Hà Tĩnh có gần 2.700 ha đất cát venbiển, trong đó có 670 ha đất có thể trồng rau, củ quả Trong năm 2015, triển khai nhânrộng mô hình rau, củ, quả trên 200 ha tại các vùng ven biển
Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, đặc biệt là giải pháp tưới: tưới phunmưa, phun sương và tưới nhỏ giọt đã thay đổi tư duy làm nông tại Hà Tĩnh lúc bấy giờ:
“Không thể canh tác trên môi trường cát” Hệ thống ống phun được thiết kế theo ô bàn
cờ, khoảng cách giữa các ống là 8.0 m (bán kính hoạt động 4m) Sử dụng máy bơm lưulượng Q = 100 m3/h, cột nước thiết kế H = 50 m phục vụ tương ứng cho 1 modul/3hadiện tích canh tác Về tưới, tùy từng loại rau, quả sẽ áp dụng tưới phun mưa, hoặc phunsương hoặc nhỏ giọt, song tất cả đều được kiểm soát mức độ thời gian và lượng nướctưới đảm bảo khoa học, vừa phù hợp nhu cầu phát triển của cây trồng vừa hạn chế câytrồng ngã đỗ Cùng với việc tưới tiêu để thu phục vùng “sa mạc” cát hoang ven biểnnày, việc cải tạo đất cũng rất quan trọng bằng thảm thực vật, phân động vật, thân cây và
lá khô héo, cây trồng có chất lượng thấp Tỉnh Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2020 hìnhthành các vùng sản xuất rau, củ, quả, ứng dụng công nghệ cao trên cát với diện tích 684
ha thuộc địa bàn 13 xã của 4 huyện [19]
Tại Bình Thuận: tháng 4/2010, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoahọc công nghệ Bình Thuận đã thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng vàphát triển mô hình sản xuất rau trên đất cát” nhằm góp phần giải quyết tình trạng thiếu
Trang 9rau của huyện đảo Phú Quý do kĩ sư Nguyễn Hoàng Nhân làm Chủ nhiệm và Viện khoahọc Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam được chọn là cơ quan chuyển giao công nghệ
Sau hơn 2 năm thực hiện, dự án đã đạt được nhiều kết quả rất ấn tượng Dự ántạo ra 150 vườn rau, mỗi vườn cung cấp rau cho một hộ với 5 - 6 người và 15 nhà lướitrồng rau Tổng diện tích sản xuất rau áp dụng khoa học kỹ thuật mới gần 15.000 m2, rảirác khắp 3 xã của huyện là Long Hải, Ngũ Phụng và Tam Thanh Mô hình này sản xuấtđược hàng trăm tấn rau/năm, được nhân dân và chiến sĩ đảo quan tâm và đồng tình ủng
hộ Người dân và các chiến sỹ lực lượng vũ trang đã có thể tự sản xuất, cung cấp rau chobữa ăn hàng ngày và mang bán ra thị trường, hạn chế sự phụ thuộc rau vào đất liền Đặcbiệt là khắc phục được khó khăn, căng thẳng về lương thực, thực phẩm trong mùa mưabão [20]
Các dự án, công trình nghiên cứu trên đã dần dần mở ra hướng đi mới trong canhtác nông nghiệp tại Việt Nam: “trồng rau trên môi trường cát”, đáp ứng nhu cầu rau sạchcho người dân khu vực ven sông, ven biển, hải đảo
2.2 Giới thiệu về giá thể đất cát
2.2.1 Tính chất lý hóa của đất cát
Đất cát thường có màu trắng, vàng nhạt hoặc đỏ nhạt Hàm lượng mùn trong đấtcát lại rất thấp 0.01 – 0.06 %, nên các hạt cát luôn ở trạng thái rời rạc, không có kếtdính Đất cát có độ chua pH (H2O) 6.0 – 7.0; pH (KCl) 5.5 – 6.8 thuộc loại đất ít chuađến gần trung tính hoặc trung tính Hàm lượng Ca2+, Mg2+ trao đổi không cao: 0.10 -0.65 lđl/100g đất, nhưng do khả năng trao đổi và hấp phụ cation của đất cát cũng thấp từ0.40 – 0.90 lđl/100g đất, nên độ bão hoà bazơ của đất cát cũng không quá thấp Độ ẩmcủa đất cát rất thấp, do khả năng giữ ẩm của đất cát rất kém, ngay ở độ sâu từ 30 - 70
cm, độ ẩm của đất cát chỉ đạt 1 - 1.5 % theo trọng lượng
Hàm lượng N, P, K trong đất cát rất nghèo: hàm lượng N % tổng số trong đất ≤0.02 %, hàm lượng P2O5 dễ tiêu 0.4 đến 0.9 mg/100g đất, hàm lượng K2O dễ tiêu từ 1.0
- 4 mg/100g đất Hàm lượng các chất khoáng dinh dưỡng trong đất cát rất nghèo,nhưng lại rất dễ dàng bị cuốn trôi theo nước trọng lực xuống sâu
Tỷ lệ các hạt cát trong đất cao (cát vật lý > 80%, có thể đạt tới 100%; sét vật lý <20%), nhẹ, dễ di chuyển theo gió khi ở dạng cát khô, vì vậy đất cát rời rạc, dễ cày
Trang 10bừa, đỡ tốn công làm đất, nhưng nếu mưa to hay ngập nước thì đất dễ lắng, bí chặt Docác hạt đất có kích thước lớn nên tổng diện tích khe hở lớn, đặc biệt là thể tích khe hởphi mao quản, nên nước dễ thấm xuống sâu và bốc hơi mạnh, đất dễ bị khô hạn.
Trong đất cát điều kiện oxy hóa tốt, điện thế oxy hóa khử (Eh) quá cao (>700mV), nên chất hữu cơ bị khoáng hóa mạnh dẫn tới đất nghèo mùn Đất cát chứa ítkeo, nhiều SiO2, nên nghèo dinh dưỡng, khả năng hấp phụ thấp, giữ nước và giữ phânkém, tính đệm thấp Vì vậy nếu bón nhiều phân tập trung vào một lúc thì cây không kịp
sử dụng hết, một phần lớn bị rửa trôi, bị lãng phí phân bón
Đất cát dễ bị đốt nóng và cũng dễ mất nhiệt (nóng lên và nguội đi nhanh, tạo rabiên độ nhiệt trong đất lớn), bất lợi cho sự phát triển của cây trồng và vi sinh vật đất.Trên đất cát thường không có các thảm thực vật tự nhiên phân bố, lại nằm ở miềnkhí hậu nhiệt đới, với nhiệt độ không khí cao 24ºC – 27.5ºC, cho nên trong nhữngngày nắng, khi nhiệt độ không khí lên cao tới 37ºC - 38ºC thì nhiệt độ của lớp đất cáttrên mặt đã lên cao tới 64ºC hoặc cao hơn nữa, làm chết nhiều loại cây trồng [1]
2.2.2 Hướng sử dụng và cải tạo đất cát
Từ những tính chất của đất cát nói trên đã cho thấy khó khăn khi canh tác rau trênmôi trường cát như: đất nghèo dinh dưỡng nên phải bón nhiều phân, tưới nhiều nước,biên độ nhiệt của đất giữa ngày và đêm, giữa các mùa cao; đất thấm và thoát nướcnhanh dễ dẫn đến việc cây thiếu hụt nước và chất dinh dưỡng nên sinh trưởng khó khăn.Thực tế sản xuất trên đất cát, muốn đạt năng suất cao chỉ có thể chọn cơ cấu cây trồngphù hợp với đất cát, đồng thời áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý như:không bón phân vô cơ tập trung một lần mà chia ra nhiều lần để bón; dùng biện phápcày sâu dần để lật sét lên tầng mặt; bón nhiều phân hữu cơ, nhưng khi bón phân hữu cơphải vùi sâu để giảm sự ”đốt cháy”, nâng cao lượng sét và keo mùn, bằng các cách như:tưới nước phù sa, bón bùn ao, bón phù sa, đất đỏ
Trong đất, rễ và củ dễ dàng vươn xa, vươn sâu mà không bị đất chèn ép Các cây
họ đậu cũng có thể thích ứng ở đất cát Một số vùng đất cát nông dân đã trồng các loạidưa hấu, dưa lê hoặc các cây đặc chủng như thuốc lá Tuy nhiên để đạt được năng suấtcao, nông hộ đã tốn nhiều công sức để cải tạo đất qua việc bón phân xanh, phân chuồng
và đặc biệt gần đây là ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tạo đất cát do các dự áncủa tỉnh đầu tư, nhìn chung rất tốn kém [1]
Trang 112.3 Các môi trường dinh dưỡng đề xuất
2.3.1 Bã đậu nành
Đậu nành (Glycine max) được xưng tụng là “vua trong các loại đậu”, là loại thực
vật có nhiều đạm và có giá trị dinh dưỡng cao Bã đậu nành là loại thực phẩm có giá trịdinh dưỡng cao Bã đậu nành là phần không hòa tan của hạt đậu nành với nước trongquá trình chế biến đậu nành hoặc đậu hũ Có màu trắng hoặc vàng nhạt, mịn [22]
* Giá trị dinh dưỡng
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng của bã đậu nành [22]
Do trong bã đậu nành khá giàu dư lượng nitơ rất tốt cho cây trồng, vì loạiphân bón này có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên nên được nông dân trên nhiều nước
sử dụng do không sợ hóa chất gây hại cho môi trường hay thẩm thấu các chất độchại vào thực phẩm
2.3.2 Bèo tây ủ phân chuồng
Bèo tây (Eichhornia crassipes Solms) là một loài thực vật thủy sinh, thân thảo,
sống nổi theo dòng nước, thuộc chi Eichhornia của họ bèo tây (Pontederiaceae) Việc xử
lý bèo tây là vấn nạn đặt ra cho nhiều địa phương trên cả nước Hiện nay, các phế phẩmnông nghiệp, rơm rạ, thân cây rau màu, trong đó có bèo tây đang được nhiều người dân
sử dụng làm nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ Loại phân bón này không nhữngtốt cho cây trồng, giúp người sử dụng giảm lượng phân hóa học, tiết kiệm chi phí sảnxuất mà còn góp phần bảo vệ môi trường nước
* Giá trị dinh dưỡng trong phân bón bèo tây ủ phân chuồng
Phân chuồng: có ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung và
vi lượng mà một loại phân bón vô cơ không có được Ngoài ra, phân chuồng cung cấpchất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế nướcbốc hơi, chống được hạn, xói mòn Tuy nhiên, phân chuồng cũng có nhược điểm như:
Trang 12hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón lượng lớn, đòi hỏi chi phí vận chuyểncao, ngoài ra nếu không chế biến kĩ có thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng.Phân chuồng thường được nhà nông tự sản xuất chế biến
Phân xanh là tên gọi chung các cây hoặc lá cây tươi được ủ hay vùi thẳng xuốngđất để bón ruộng Đồng thời với tác dụng làm phân bón, cây phân xanh có thể phủ đất,chống xói mòn, bảo vệ đất Đặc biệt cần lưu ý cây phân xanh thường giàu đạm, tỷ lệ N/
P2O5 cao [7]
*Nguồn: Lê Văn Căn (1975), Sổ tay phân bón, Nhà xuất bản Giải phóng.
Bèo tây ủ phân chuồng là loại phân hữu cơ truyền thống, chúng được tạo ra từnguồn nguyên liệu và cách xử lý truyền thống Nguồn nguyên liệu đấy có thể là chất thảicủa vật nuôi (phân chuồng), là phế phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh (bèo tây, thâncây họ đậu ) được nhà nông gom, ủ lại chờ hoại mục Bón phân hữu cơ sẽ cải thiệnđược các tính chất vật lý đất, hóa học và sinh học của đất; đồng thời hạn chế mức độ độchại của một số nguyên tố như: nhôm (Al), sắt (Fe); giảm bớt sự cố định lân trong đấtdưới tác dụng kết hợp Al3+, Fe3+ dưới dạng phức chất; nâng cao sự hoà tan lân ở dạngphotphat sắt hoá trị ba dưới tác dụng khử ôxy Bón phân hữu cơ có tác dụng làm giảmrửa trôi, giảm bốc hơi của phân đạm bón vào [7]
* Phương pháp chế biến phân bón
Bèo Tây sau khi thu gom tại sông, hồ, băm nhỏ Lượng bèo thu được trộnđều với phân chuồng hoai mục và rơm (rạ), cách phối trộn nguyên liệu theo đúng tỷ
lệ C:N thích hợp
Trang 13Bảng 2.3 Tỷ lệ C:N gần đúng của các nguyên liệu
1 Dickson, N., Richard T., và R Kozlowski, 1991.
2 Gotaas, Harold B Composting – Stanitary Disposal and Reclamation of Organic Wastes, p.44, 1956.
2.3.3 Khô dầu đậu phộng
Khô dầu là bã các loại hạt có dầu sau khi đã ép lấy dầu và nguồn nguyên liệu làmthức ăn cho gia súc và phân bón Khô dầu giàu đạm và lân, nghèo kali Khô dầu đậuphộng là một loại phụ phẩm của ngành sản xuất dầu ăn Sau khi ép lấy dầu thì phần bãcòn lại được ép thành từng bánh gọi là bánh dầu Đã từ lâu phân bánh dầu được sử dụngnhư một loại phân bón hữu cơ chậm tan hoặc được dùng để ngâm ủ thành phân hữu cơđậm đặc rất tốt cho cây trồng Bón phân bánh dầu làm cây phát triển xanh tốt, mượt lá
và cho năng suất cao [7]
* Giá trị dinh dưỡng:
Trong khô dầu đậu phộng ngoài hàm lượng đạm hữu cơ rất cao từ 28 - 51%, cònchứa nhiều muối khoáng và vitamin Đặc biệt sau khi ngâm ủ protein được thủy phânthành axit amin giúp cây trồng nhanh hấp thụ và đồng hóa một cách hiệu quả Bảng 2.4nêu thành phần một số loại khô dầu để nông dân lựa chọn tùy theo điều kiện cho phép ởtừng địa phương
Trang 14Bảng 2.4 Thành phần một số loại khô dầu*
*Nguồn: Lê Văn Căn (1975), Sổ tay phân bón, Nhà xuất bản Giải phóng.
2.4 Nguồn gốc và đặc điểm hình thái, sinh lý của cà chua
2.4.1 Nguồn gốc lịch sử cây cà chua
Hàng trăm năm trước, loài người không coi cây cà chua là cây thực phẩm, mà
nó chỉ được coi như là cây thuốc và cây cảnh Tài liệu công bố về cà chua đầu tiênxuất hiện cuối thế kỷ XVI Cà chua có nguồn gốc từ Pêru và Ecuador, các nước Nam
Mỹ thuộc khu vực nhiệt đới khô, nhiều ánh nắng Trong suốt ba thế kỷ, cà chua bị xem
là quả độc, cấm trồng Ở vùng Andes - Nam Mỹ, cà chua được đem về Châu Âu từ thế
kỷ XVI và gọi tên theo tiếng thổ dân là “tomato” Các nhà thực vật học xếp cà chuavào họ cà, chung nhóm với loại cà gây chết người, đó là cà độc dược Vì nghĩ rằng càchua tuy có màu đỏ đẹp nhưng độc nên người ta chỉ trồng làm cảnh và đặt cho nó biệtdanh “trái đào của chó sói” Sỡ dĩ cà chua bị nỗi oan như thế là vì cà chua còn xanh cóchứa một loại chất alkaloid độc tố tên là solanin và khi cà chua chín thì độc tố nàykhông còn Mãi đến năm 1778, cà chua mới được xem là trái cây ăn được Từ sau cáchmạng Pháp, cà chua lên ngôi và được gọi bằng tên mỹ miều “táo vàng”, “táo tình yêu”
và có mặt trong các thực đơn của nhà hàng Paris [11]
2.4.2 Đặc điểm thực vật học
Hệ rễ: cây cà chua thuộc loại rễ chùm, có khả năng ăn sâu trong đất, rễ phụ cấp 2phân bố dày đặc trong đất khi cây sinh trưởng mạnh Khi gieo thẳng, rễ cà chua có thể
ăn sâu tới 1.5m, nhìn chung ở độ sâu dưới 1m rễ ít, khả năng hút nước và dinh dưỡng ở
độ sâu 0.5m yếu Hệ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 0 - 30 cm
Thân: đặc tính của thân cà chua là bò lan ra xung quanh hoặc mọc thành bụi.Thân cây cà chua thay đổi trong quá trình sinh trưởng, ở thời kì vườn ươm, thân cây
Trang 15tròn, thường có màu tím nhạt, giòn, dễ gãy Khi trưởng thành, thân cây có màu xanhnhạt, trên thân cây có lông tơ tập trung ở phần còn non Cây trưởng thành, thân thường
có tiết diện đa giác, cứng, phần gốc hóa gỗ
Lá: lá cà chua thuộc loại lá kép lông chim lẻ, mỗi lá hoàn chỉnh có 3 - 4 đôi láchét Ngọn lá có một phiến lá riêng biệt gọi là lá đỉnh Giữa các đôi lá chét còn có lágiữa, trên gốc lá chét có những phiến lá nhỏ gọi là lá bên
Hoa: hoa cà chua là loại hoa hoàn chỉnh (gồm lá đài, cánh hoa, nhị và nhụy) Càchua tự thụ phấn là chủ yếu, do đặc điểm cấu tạo của hoa Các bao phấn bao quanhnhụy, thông thường vị trí của nhụy thấp hơn nhị Núm nhụy thường thành thục sớmhơn phấn hoa Hoa cà chua nhỏ, không có màu sắc sặc sỡ, không có mùi thơm hấp dẫnnên không dẫn dụ côn trùng Tỷ lệ thụ phấn chéo cao hay thấp phụ thuộc vào cấu tạocủa hoa, giống và thời vụ gieo trồng
Quả: cà chua thuộc loại quả mọng, bao gồm vỏ quả, thịt quả, vách ngăn, giánoãn Số quả trên cây của loài cà chua trồng trọt thay đổi rất lớn Hình dạng quả thayđổi giữa loài và ngay cả trong loài với các dạng quả chủ yếu là tròn, tròn bẹt, ô van,vuông, hình quả lê hay dạng quả anh đào Màu sắc quả là đặc trưng của giống Thịtquả khi chín có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm hoặc vàng sáng Loài cà chua trồng trọtthường có màu đỏ, đỏ thẫm, vàng và vàng da cam [4]
Hạt: hạt cà chua nhỏ, hình dẹp, nhiều lông, có màu vàng sáng hoặc hơi tối Hạtnằm trong buồng chứa nhiều dịch bào kìm hãm sự nảy mầm của hạt Trung bình mỗiquả chứa từ 50 - 100 hạt Hạt khô ở độ ẩm 5.5% có thể nảy mầm tốt sau nhiều năm tồntrữ, sức nảy mầm của hạt có thể lưu giữ được từ 4 - 5 năm [8]
2.4.3 Đặc điểm sinh thái của cây cà chua
Nhiệt độ: Cà chua ưa khí hậu ấm áp, khả năng thích nghi rộng, chịu được nhiệt
độ cao nhưng mẫn cảm với giá rét Hầu hết những giống cà chua trồng trọt sinh trưởngkhông bình thường khi nhiệt độ dưới 150C và trên 350C, nhiệt độ thích hợp nằm tronggiới hạn 22 - 240C
Ánh sáng: cà chua là cây ưa sáng mạnh, ánh sáng đầy đủ cây con sinh trưởngtốt, cây ra hoa, đậu quả thuận lợi, năng suất và chất lượng quả tốt Thiếu ánh sáng hoặc
Trang 16trồng trong điều kiện ánh sáng yếu làm cho cây yếu ớt, lá nhỏ, mỏng, cây vống, ra hoa,
ra quả chậm, dẫn đến năng suất và chất lượng giảm, hương vị nhạt…
Nước: chế độ nước trong cây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cường độ củacác quá trình sinh lý cơ bản: quang hợp, hô hấp, sinh trưởng và phát triển Cà chua làcây ưa ẩm, chịu hạn, nhưng không chịu úng và yêu cầu nước ở các giai đoạn rất khácnhau, xu hướng ban đầu cần ít nước về sau cần nhiều hơn Lúc cây ra hoa là thời kỳcần nhiều nước nhất, nếu thời kì này độ ẩm không đáp ứng, việc hình thành chùm hoa
và tỉ lệ đậu quả giảm Tuy là cây chịu được hạn nhưng khối lượng thân, lá lớn, ra hoa,
ra quả nhiều, năng suất và chất lượng quả cao vì vậy cây cà chua có nhu cầu lớn đốivới nước
Đất: đất trồng cà chua phải luân canh, luân phiên nghiêm ngặt, không đượctrồng cà chua trên loại đất mà cây trồng trước là những cây trong họ cà, nhất là câykhoai tây Đất ít nấm bệnh là điều kiện rất cơ bản để trồng cà chua có năng suất cao
Cà chua có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất, nhưng loại đất thích hợp nhất
là đất phù sa (thịt nhẹ), cát pha, tơi xốp, tưới tiêu thuận lợi
Chất dinh dưỡng: để đạt năng suất cao, cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng.Lượng chất dinh dưỡng hấp thụ tùy thuộc vào khả năng cho năng suất của giống càchua, tình trạng đất, điều kiện trồng Trong các nguyên tố dinh dưỡng thì cà chua hútnhiều nhất là kali, tiếp đến là đạm và ít nhất là lân Cà chua sử dụng tới 60% N, 50 -60% K2O và 15 - 20% P2O5 tổng lượng phân bón vào đất trong suốt chu kỳ sinh trưởng.Theo Becseev, để tạo 1 tấn quả cà chua cần 3.8kg N; 0.6kg P2O5 và 7.9kg K2O [5]
2.5 Giá trị sử dụng của cây cà chua
2.5.1 Giá trị dinh dưỡng của cà chua
Trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày vềvitamin A, B6, C Trong quả chín có chứa nhiều đường, chủ yếu là đường glucoza, loạiđường mà cơ thể con người dễ hấp thụ nhất, nhiều axit hữu cơ, ngoài ra cà chua còn cócác chất khoáng quan trọng như canxi, sắt, photpho, lưu huỳnh, kali, natri, magie [4]
Trong 100g cà chua chín, phần ăn được có thành phần hóa học như sau:
Bảng 2.5 Thành phần hóa học trong 100g cà chua chín
Trang 17Thành phần Tỷ lệ (g%) Thành phần Tỷ lệ (mg%)
CaPFeB1B2CCarotenPP
12261.40.060.0410.02.00.5
*Nguồn: Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam (1972).
2.5.2 Giá trị kinh tế của cây cà chua
Cà chua là loại rau ăn quả quan trọng, được trồng phổ biến khắp thế giới từ xíchđạo tới Bắc cực như Alasaca Cà chua là mặt hàng quan trọng của nhiều nước và lànguyên liệu cho công nghiệp chế biến với các sản phẩm đa dạng mà thị trường thế giới
có nhu cầu cao Về sản lượng, cà chua chiếm khoảng 1/6 sản lượng rau trên thế giới vàluôn đứng vị trí số một
Ở Việt Nam, cây cà chua được xếp vào loại cây trồng có giá trị kinh tế cao Diệntích trồng cà chua lên đến chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du phíaBắc Hiện nay, có một số giống chịu nhiệt mới lai tạo chọn lọc có thể trồng tại miềnTrung, Tây Nguyên và Nam Bộ nên diện tích ngày càng được mở rộng Nhiều giống càchua lai ghép chất lượng tốt được xuất khẩu ra thị trường thế giới
Cà chua là mặt hàng rau quả cao cấp, cho nên trồng cà chua không chỉ để cungcấp cho thị trường trong nước mà còn có thể xuất khẩu, đem lại nguồn thu nhập lớn chonông dân, tăng thu nhập cho xã hội Hiện nay, cà chua được xuất khẩu ở cả dạng tươilẫn qua chế biến công nghiệp Nhưng mặt hàng chính có giá trị hàng hóa cao vẫn là dướidạng quả tươi Hơn nữa, cà chua lại là cây tương đối dễ trồng cho năng suất và sảnlượng cao, trong điều kiện chăm sóc tốt [9]
Trang 18PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Cây cà chua (Solanum lycopersicum L.)
Phân loại khoa học
+ Giới: Plantae
+ Bộ: Solanales
+ Họ: Solanaceae
+ Chi: Solanum
+ Loài: Solanum lycopersicum L.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng đến năng suất cây càchua trên giá thể cát qua một số chỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu sinh trưởng: chiều cao cây (cm), số lá/cây, trọng lượng tươi, trọnglượng khô
+ Chỉ tiêu phát triển: số hoa/cây, số hoa hữu hiệu/cây, số quả/cây
Trang 19+ Chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả: khối lượng quả, khối lượng thịt quả, số hạt/quả, hàm lượng Nitrat trong quả.
+ Chỉ tiêu về năng suất: Năng suất lý thuyết (tạ/ha) và năng suất thực tế (tạ/ha)
- Xác định môi trường dinh dưỡng thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng, pháttriển, chất lượng và năng suất cà chua trên giá thể cát
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Vật liệu - dụng cụ
* Chuẩn bị cây giống
Gieo hạt cà chua (Solanum lycopersium L.), khi cây mọc 2 lá mầm, dựa vào hình
thái bên ngoài, loại bỏ những cá thể không phải cây cà chua, đồng nhất giống Cây conđạt chiều cao 18 cm - 20 cm tiến hành trồng vào các môi trường đề xuất
* Chuẩn bị thùng xốp
Thùng xốp cần được đục lỗ nhỏ để thoát nước, tránh ngập úng, lót rơm rạ tại đáythùng giúp giữ ẩm và giữ cát Sau khi khoét lỗ tiến hành cho giá thể đã chuẩn bị vàothùng Thùng xốp được bố trí như sau: bố trí 2 dãy thùng xốp (tương ứng với 4 môitrường dinh dưỡng), mỗi dãy 12 thùng xốp, các thùng đặt sát nhau Thùng được đặttrong sân nhà, nơi trồng có ánh nắng mặt trời nhiều
* Pha trộn môi trường dinh dưỡng
Môi trường 1: Cát + bã đậu nành + phân chuồng: bã đậu nành được trộn đều vớiphân chuồng và cát với khối lượng 1.5kg bã đậu nành/1 thùng
Môi trường 2: Cát + bèo tây ủ phân chuồng + phân chuồng: bèo tây sau khi vớt,băm nhỏ Lượng bèo sau khi đã được băm nhỏ đem trộn đều với phân chuồng hoai mục
và rơm (rạ), sau đó tiến hành đem ủ theo tỷ lệ nguyên liệu (phân:bèo:rơm) = (2:5:1) Ủtrong 1 tháng, sản phẩm thu được trộn đều với cát và phân chuồng
Môi trường 3: Cát + khô dầu đậu phộng + phân chuồng: ngâm bánh dầu đậuphộng theo tỉ lệ: 1 kg bánh dầu đậu phộng ngâm trong 7 - 8 lít nước thời gian từ 10 -15ngày (đậy kín nắp sau khi ngâm) Sau thời gian ủ, nước bánh dầu có mùi hôi đặc trưng,
sử dụng dung dịch sau khi ủ bón (tưới) cho cây với liều lượng sau: 200ml nước ngâm
Trang 20bánh dầu với 8 lít nước sạch, hòa lẫn cho đều rồi tưới (250 ml tưới cho một gốc cây),định kỳ 1 tháng tưới 1 lần.
3.3.2 Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Phần thực nghiệm được tiến hành tại Kiệt 3, Xã Thủy Vân, Thị xã Hương Thủy,Tỉnh Thừa Thiên Huế
3.3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thăm dò môi trường dinh dưỡng trồng cà chua cho năng suất cao trên giá thểcát trong 4 môi trường dinh dưỡng gồm: môi trường đối chứng và 3 môi trường thínghiệm
Cây con 25 ngày tuổi được trồng trong thùng xốp, mỗi thùng có kích thước là0.5×0.3m×0.3m Mỗi công thức gồm 6 thùng
Sơ đồ bố trí cây trồng trên mỗi thùng:
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng
Các chỉ tiêu sinh trưởng được tiến hành đo sau trồng 2 tuần Tiến hành lặp lại 3
lần ở mỗi công thức
Trang 21- Xác định chiều cao cây (cm): cứ 2 tuần tiến hành đo 1 lần, đo chính xác chiềucao cây bằng thước, tính từ gốc lên đỉnh sinh trưởng
- Số lá trên cây: 2 tuần tiến hành đếm 1 lần, đếm tất cả các lá có trên mỗi câytrong các môi trường, sau mỗi lần đếm số lá thì đánh dấu lại để theo dõi tiếp
- Trọng lượng tươi: vào tuần thứ 3 và tuần thứ 6, chọn ngẫu nhiên mỗi môitrường 3 cây, tiến hành cân chính xác khối lượng từng cây
- Trọng lượng khô: đem sấy khô các mẫu đã cân trọng lượng tươi ở trên, sau đócân chính xác lại khối lượng của các mẫu
3.4.2 Các chỉ tiêu về phát triển
- Số hoa/cây: tiến hành đếm số hoa trên cây trong suốt thời gian theo dõi
- Số hoa hữu hiệu/cây: tiến hành đếm số hoa đậu quả trên cây
- Số quả/cây: theo dõi từ khi đậu quả đến khi thu hoạch
- Xác định tỷ lệ quả thương phẩm (%) theo công thức sau:
Tỷ lệ quảthương phẩm(%)= Số quả thương phẩm
Tổng số quả đậu ×100
3.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả
- Khối lượng quả, khối lượng thịt quả, số hạt/quả: Tiến hành chọn ngẫu nhiênmỗi cây 3 quả chín, cân khối lượng quả (gam), khối lượng thịt quả (gam) và đếm sốhạt trong mỗi quả tương ứng Tỷ lệ thịt quả (%) được xác định theo công thức:
Tỷ lệ thịt quả(% )= Trọng lượngthịt quả
Trọng lượng trung bìnhquả ×100
- Hàm lượng Nitrat trong quả: mẫu được kiểm định hàm lượng nitrat tại Trungtâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế, địa chỉ 17 TrươngĐịnh, thành phố Huế
3.4.4 Các chỉ tiêu về năng suất
- Năng suất thực tế (tạ/ha): Năng suất quả cà chua thu được trên 1 ha trongthực tế
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha): được xác định theo công thức:
Trang 22Trọng lượngquả ( g) × số quả của cây × số cây /m
10
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp phân tích Duncan’s test (P <0.05) bằng
phần mềm xử lý số liệu thống kê trong nông nghiệp SAS 9.1
Trang 23PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng đến chỉ tiêu sinh trưởng cây cà chua 4.1.1 Chiều cao cây
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu phản ánh trực tiếp quá trình sinhtrưởng, phát triển và khả năng chống đỡ của cây Thân cây làm nhiệm vụ vận chuyểncác chất dinh dưỡng, muối khoáng, nước, và nâng đỡ các bộ phận thân, lá, hoa, quả.Thân cây là nơi phân cành, nhánh, và các chùm hoa Chiều cao cây phụ thuộc vào đặcđiểm di truyền của giống, đồng thời phản ánh sự thích nghi và khả năng hấp thụ chấtdinh dưỡng của cây trồng trong điều kiện môi trường khác nhau nhưng cùng kỹ thuậtchăm sóc Theo dõi chiều cao cây ở các giai đoạn tuần 2, tuần 4 và tuần 6, chúng tôithu được kết quả qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1
Bảng 4.1 Chiều cao của cây cà chua qua các thời kì theo dõi (cm)
Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy, vào tuần 2 các môi trường thí nghiệmđều cho kết quả tăng 15.35% - 22.82% SĐC Tuy nhiên giữa các công thức thí nghiệm
Trang 24sự sai khác này là không có ý nghĩa về mặt thống kê Chứng tỏ, các môi trường dinhdưỡng đã tác động giống nhau đến chiều cao của cây cà chua ở giai đoạn này
Vào tuần 4, chiều cao cây tăng mạnh so với hai tuần đầu, môi trường 2 có chiềucao cây lớn nhất, tăng 19.60% SĐC Tiếp đến là môi trường 1, tăng 13.98% SĐC, cònmôi trường 3 cho kết quả thấp nhất, chỉ tăng 9.62% SĐC Vào giai đoạn tuần 4, môitrường 3 đã được bổ sung khô dầu đậu phộng, nhưng cây vẫn chưa hấp thu được chấtdinh dưỡng trong khô dầu, do đó chưa sinh trưởng mạnh
Vào 6 tuần, cả ba môi trường đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh hơn sovới đối chứng, từ 3.24% – 5.76% Trong khi đối chứng có chiều cao 106.44 cm thì môitrường 1 đạt 112.57 cm, tương ứng tăng 5.76% SĐC, thấp nhất trong cả ba môi trườngthí nghiệm Tiếp theo là môi trường 3 đạt 109.89 cm tương ứng tăng 3.24% SĐC.Chiều cao cây cao nhất ở môi trường 2 đạt 118.56 cm tăng 11.39% SĐC, chứng tỏ môitrường 2 (bèo tây ủ phân chuồng) cho tác động lớn nhất đến sự tăng trưởng chiều cao
Biểu đồ 4.1 Chiều cao của cây cà chua qua các thời kì theo dõi (cm)
Từ kết quả phân tích bảng số liệu 4.1 và biểu đồ 4.1 về chiều cao của cây càchua qua các giai đoạn tuần 2, tuần 4, tuần 6, chúng tôi nhận thấy môi trường 2 cóchiều cao cây lớn nhất Bèo tây ủ phân chuồng có tác dụng làm giảm rửa trôi, giữ nước
và phân bón trên môi trường cát, do đó thúc đẩy sự sinh trưởng của cây cà chua
Trang 254.1.2 Số lá của cây cà chua
Lá là cơ quan quang hợp, thực hiện chức năng tổng hợp các hợp chất hữu cơcung cấp cho hoạt động sống của cây Đồng thời, lá còn là bộ phận chủ yếu của quátrình thoát hơi nước, trao đổi khí, hô hấp, dự trữ dinh dưỡng và xúc tiến các quá trìnhsinh lý, sinh hóa diễn ra trong cây Để nuôi cây, lá là bộ phận dự trữ năng lượng, điềuhòa thân nhiệt, nhiệt độ, độ ẩm xung quanh Tốc độ ra lá phản ánh tốc độ sinh trưởng
và phát triển của cây qua từng thời kỳ Số lá trên thân chính cà chua được quyết địnhbởi đặc tính di truyền của giống Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng và phát triểncủa cây, quá trình ra lá còn phụ thuộc rất lớn vào các môi trường dinh dưỡng khácnhau Chúng tôi đã tiến hành đếm số lá vào tuần 2, tuần 4, tuần 6 Kết quả thu đượcthể hiện trong bảng 4.2 và biểu đồ 4.2
Bảng 4.2 Số lá/cây của cây cà chua qua các thời kì theo dõi
Trang 26Vào tuần 4, tương tự ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến chiều cao, môitrường 3 tuy được bổ sung khô dầu đậu phộng nhưng số lá/cây ở môi trường này chỉtăng 3.67% SĐC, thấp nhất trong ba môi trường thí nghiệm Tiếp theo là môi trường 1,
số lá/cây tăng 6.22% SĐC Môi trường 2 vẫn là môi trường có tốc độ ra lá mạnh nhất,
số lá/cây tăng 42.00% SĐC
Vào tuần 6, số lá trên cây ở các môi trường thí nghiệm tăng mạnh, từ 8.11% 32.44% SĐC Trong khi đối chứng có 12.33 lá/cây thì môi trường 2 có 16.33 lá/cây,tăng 32.44% SĐC, cao nhất trong các môi trường thí nghiệm Cây trồng ở môi trườngnày ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng tốt còn có khả năng giữ nước tốt, gópphần tích cực trong việc tăng khả năng sinh trưởng của cây Tiếp đến, môi trường 3 có13.78 lá/cây, tăng 11.76% SĐC, vào giai đoạn này cây ở môi trường 3 đã hấp thu đượccác chất khoáng và đạm trong khô dầu đậu phộng, từ đó giúp cây ra lá mạnh; tiếp theo
-là môi trường 1, với có 13.33 lá/cây chỉ tăng 8.11% SĐC
Biểu đồ 4.2 Tốc độ ra lá ở cây cà chua qua các thời kì theo dõi
Đối với trồng cây trên giá thể cát, sự gia tăng về số lá/cây giữa các môi trườngthí nghiệm ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng thì môi trường nào có khả nănggiữ nước tốt sẽ góp phần tích cực trong việc tăng khả năng sinh trưởng của cây Môitrường 2 với giá thể bèo tây có tác dụng giảm rửa trôi, giảm sự thoát hơi nước nên chotốc độ sinh trưởng lớn nhất, số lá trên cây cao nhất
Trang 274.1.3 Trọng lượng tươi của cây cà chua
Trọng lượng tươi chính là năng suất sinh học của cây trồng, trọng lượng tươiphản ánh khả năng tích trữ nước và tổng hợp các chất hữu cơ trong suốt đời sống củacây Khả năng tích trữ nước và tích lũy chất hữu cơ tạo nên chất lượng và năng suấtcủa rau, củ, quả sau thu hoạch Chúng tôi theo dõi chỉ tiêu này vào giai đoạn tuần 3 vàtuần 6 sau trồng, trọng lượng tươi của cây cà chua được thể hiện qua bảng 4.3 và đồthị 4.3
Bảng 4.3 Trọng lượng tươi của cây cà chua qua các thời kì theo dõi (gam) Chỉ tiêu
Vào tuần 3, trọng lượng tươi của cà chua ở môi trường 1 đạt 43.42g, tăng32.74% SĐC, môi trường 2 có trọng lượng tươi là 54.81g, tăng 67.56% SĐC, trọnglượng tươi môi trường 3 là 39.59g, tăng 21.03% SĐC Như vậy, môi trường cho trọnglượng tươi cao nhất là môi trường 2, bởi vì môi trường này có tốc độ sinh trưởng vàphát triển mạnh mẽ, thể hiện qua các chỉ tiêu về chiều cao và số lá/cây
Trang 28Biểu đồ 4.3 Trọng lượng tươi của cây cà chua qua các thời kì theo dõi (gam)
Đến tuần 6, quá trình sinh trưởng của cây diễn ra mạnh mẽ nên trọng lượng tươicủa các môi trường thí nghiệm tăng mạnh từ 62.23% - 77.61% SĐC Chúng tôi nhậnthấy sự chênh lệch về trọng lượng tươi ở môi trường 1 và môi trường 3 không đáng kể,chỉ 1.67% Môi trường 2 có trọng lượng tươi cao nhất, tăng 77.61% SĐC, do trongmôi trường này vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, bèo tây giúp tăng khả nănggiữ nước, từ đó tạo nên vật chất hữu cơ, tăng năng suất sinh học cho cây
4.1.4 Trọng lượng khô của cây cà chua
Trọng lượng khô phản ánh quá trình tích lũy vật chất khô của cây trồng quasinh trưởng Xác định trọng lượng khô giúp đánh giá khả năng tổng hợp các chất hữu
cơ từ các môi trường đề xuất, từ đó đưa ra kết luận môi trường nào cung cấp dinhdưỡng tốt nhất cho cây trồng Chúng tôi theo dõi chỉ tiêu này vào giai đoạn tuần 3 vàtuần 6 sau trồng, kết quả được thể hiện qua bảng 4.4 và đồ thị 4.4
Trang 29Bảng 4.4 Trọng lượng khô của cây cà chua qua các thời kì theo dõi (gam)
Môi trường 1 có trọng lượng khô ở tuần 3 đạt 2.37g, tăng 9.72% SĐC và đạt13.31g tăng 29.60% SĐC ở tuần 6, là môi trường cho kết quả thấp nhất trong các môitrường thí nghiệm Điều này hoàn toàn phù hợp với phần biện luận ở chỉ tiêu trọnglượng tươi: giá thể bã đậu nành có lượng đạm hữu cơ cao, cung cấp chất dinh dưỡngcho cây nhưng do khả năng giữ nước kém đã hạn chế khả năng sinh trưởng của cây,làm giảm năng suất sinh học của cây nên trọng lượng tươi ở môi trường 1 là thấp nhất,
do đó trọng lượng khô ở môi trường 1 cũng thấp nhất
Ở môi trường 3, trọng lượng khô tuần 3 trung bình là 2.47g, tăng 14.35% SĐC
và đạt 16.90g ở tuần 6, tăng 64.57% SĐC; có sự tăng trưởng mạnh như vậy bởi vì lúcnày cây đã hấp thu được chất dinh dưỡng từ khô dầu đậu phộng được tưới vào tuần 4.Trong khô dầu đậu phộng chứa nhiều muối khoáng và vitamin, đặc biệt là sau khingâm thì đạm hữu cơ được phân hủy thành axit amin giúp cây trồng hấp thụ và đồnghóa một cách hiệu quả, làm tăng năng suất sinh học của cây [7]