bài mẫu nghiên cứu khoa học sử dụng công thức kinh tế lượng. Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thời gian ngủ đến kết quả học tập của sinh viên. bài nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng và số liệu được sử dụng bằng phàn mềm spss và eviews
Trang 1ĐỀ TÀI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN NGỦ TRUNG BÌNH CỦA SINH VIÊN TRONG NGÀY
Nhóm thực hiện:
1 Phạm Minh tuấn
2 Nguyễn Thị Hường
3 Nguyễn Hoàng Minh
4 Vũ Phương Thu Hà
Tp Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2016
Trang 3Mục lục
Tóm tắt 2
1 Đặt vấn đề 2
2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 3
2.1 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích 3
2.2 Phương pháp nghiên cứu 3
3 Xây dựng mô hình 4
3.1 Mô hình hồi quy mẫu 4
3.2 Giải thích các biến 4
4 Phân tích và thảo luận kết quả 4
4.1 Kết quả kiểm định mô hình gồm 4 biến độc lập 5
4.1.1 Đa cộng tuyến (bảng 2) 5
4.1.2 Kiểm định phương sai thay đổi (bảng 3) 5
4.1.3 Tự tượng quan (bảng 4) 5
4.1.4 Kiểm định phân phối chuẩn của U (bảng 5) 5
4.1.5 Kiểm định mô hình có thiếu biến quan trọng hay không (bảng 6) 5
4.1.6 Kiểm định sự phù hợp của mô hình (bảng 7) 5
4.1.7 Mô hình hồi qu cuối cùng 5
4.2 Kết quả xử lý số liệu khảo sát 5
4.2.1 Công việc làm thêm của sinh viên 5
4.2.2 Mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa 7
Trang 44.2.3 Điểm trung bình của sinh viên 7
4.2.4 Thời gian tự học của sinh viên 8
4.2.5 Số năm của sinh viên đang học 8
5 Kết luận 9
6 kiến nghị 9
Tài liệu tham khảo 10
Phụ lục 11
Trang 5CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN NGỦ TRUNG BÌNH CỦA SINH VIÊN TRONG NGÀY
Phạm Minh Tuấn, Vũ Phương Thu Hà, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Hoàng Minh
Tóm tắt
Mục đích của bài nghiên cứu này là nhằm phân tích và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian ngủ trung bình của sinh viên Các phương pháp định tính lẫn định lượng đồng thời được áp dụng với dữ liệu được thu thập từ 115 sinh viên của các trường Đại học trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, phần lớn đối tượng khảo sát là sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến thời gian ngủ trung bình của sinh viên: năm sinh viên đang học, thời gian học trong ngày, mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa, công việc làm thêm và điểm trung bình Trong các yếu tố này, mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa và điểm trung bình được cho là có tác động rõ rệt nhất Qua đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm để các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc.
Từ khóa: thời gian ngủ trung bình, sinh viên, Đại học Ngân Hàng TP.HCM
1 Đặt vấn đề
Giấc ngủ rất quan trọng đối với đời sống của mỗi chúng ta, trung bình mỗi người dành ra 8 tiếng trong ngày cho việc ngủ từ đó cho thấy chúng ta dành 1/3 thời gian trong cuộc đời cho giấc ngủ Từ khi mới chào đời, trẻ sơ sinh ngủ trung bình 16 tiếng /ngày và thời gian ngủ giảm dần khi chúng ta lớn lên Trung bình người trưởng thành phải ngủ 7 đến 8 tiếng/ngày để đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh Nghiên cứu y học cho rằng: Khi chúng ta ngủ hormon sinh trưởng được sản sinh nhiều gấp
4 lần so với khi chúng ta thức Ngủ đủ giấc thúc đẩy sự sản sinh tế bào mới cho da khiến cho làn da mịn màng, có sự đàn hồi và ngăn chặn quá trình lão hóa
Như các sinh vật khác trên trái đất, cuộc sống diễn ra ở hai trạng thái chủ yếu
là thức và ngủ, ngay cả cây cỏ và muôn thú Việc có một giấc ngủ ngon sẽ làm cho
cơ thể sảng khoái, tinh thần lạc quan, đầu óc minh mẫn khởi đầu cho một ngày học tập, làm việc hiệu quả trần đầy năng lượng Ying-Hui Fu, một nhà di truyền học con người tại đại học California-San Francisco nói rằng để có thể làm việc hiệu quả 90% dân số loài người phải ngủ 7 đến 9 tiếng một ngày Ngủ là một trong những nhu cầu
cơ bản được nhà tâm lý học Abraham Maslow thể hiện ở tầng thứ nhất trong tháp nhu cầu của ông, điều này cho thấy nhu cầu ngủ là một nhu cầu cực kỳ thiết yếu,
Trang 6nếu không đáp ứng được nhu cầu này chúng ta sẽ không thể tồn tại trong cuộc sống hằng ngày
Tuy nhiên, trong cuộc sống bận rộn và đầy căng thẳng hiện nay, sinh viên dần như đã quên đi tầm quan trọng của giấc ngủ vì áp lực của việc học hành, thi cử,
áp lực về điểm số cao khiến ngủ không đủ giấc Ngoài ra học tập trong thời gian quá dài, hay việc vui chơi giải trí quá mức, gặp vấn đề trong chuyện tình cảm, học tập căng thẳng trước thời gian thi dẫn đến tình trạng thiếu ngủ làm cho kết quả học tập không được như mong muốn Do đó mà nhóm chúng em đã chọn đề tài: “ Các yếu
tố ảnh hưởng đến thời gian ngủ trung bình của sinh viên trong ngày” để tìm hiểu xem sự ảnh hưởng của một số yếu tố thường nhật lên thời gian ngủ trung bình của sinh viên đã diễn ra như thế nào với các bạn
Trên thực tế, thời gian ngủ trung bình của sinh có thể bị chi phối bởi những yếu tố môi trường sống và tâm lý như: mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa, thời gian giải trí cho bản thân, sử dụng mạng xã hội, việc làm thêm, những vấn đề trong chuyện tình cảm, thời gian dành cho việc tự học….Và nhằm biết được những yếu tố nào thật sự ảnh hưởng đến thời gian ngủ trung bình của sinh viên trong ngày và mức
độ ảnh hưởng của nó ra sao, từ đó mới có những lời khuyên hữu ích giúp sinh viên trên địa bàn TPHCM nói riêng và cả nước nói chung có một lối sống khoa học, lành mạnh thì nhóm chúng em đã tiến hành nghiên cứu khảo sát vấn đề này
2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
Nhóm dựa vào lý thuyết của Tổ chức quốc gia nghiên cứu về giấc ngủ Mỹ National
Sleep Foundation Các chuyên gia thừa nhận rằng “một số người có thể ngủ thời gian ngắn
hơn hoặc dài hơn phạm vi khuyến nghị nhưng vẫn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe Tuy nhiên thời gian ngủ vẫn không nên cách quá xa phạm vi bình thường vì có thể dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe” Do vậy nhóm sẽ tìm hiểu các nhân tố tác động đến thời gian ngủ của sinh viên để có phương hướng giúp các bạn sắp sếp hiệu quả công việc nhưng vấn đảm bảo được thời gian ngủ của mình từ đó có thể đảm bảo được sức khỏe tốt Mô hình nghiên cứu như sau:
Thời gian ngủ trung bình một ngày của sinh viên
Số năm sinh viên Thời gian tự học Điểm trung bình học kỳ vừa qua
Số lần tham gia hoạt động ngoại khóa
Làm thêm Người yêu
Trang 72.2 Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : sinh viên các trường đại học trên địa bàn tp HCM, chủ yếu
là trường Đại học Ngân Hàng
Phương pháp thu thập dữ liệu: nhóm tiến hành khảo sát online với các dữ liệu định
tính và định lượng
Xử lý số liệu: tiến hành hồi quy với sự trợ giúp của Eviews 8, xử lý thống kê với
excel, word
3 Xây dựng mô hình
3.1 Mô hình hồi quy mẫu
3.2 Giải thích các biến
Biến phụ thuộc
Tên
Y
Thời gian ngủ trung
bình một ngày của
sinh viên
0
Giờ/ ngày
Biến độc lập-định lượng
Tên
Đơn vị tính Giá trị
Kì vọng dấu
Mối quan hệ với biến phụ
thuộc
Thời gian tự học
trong ngày ngàyGiờ/
0
_ Thời gian tự học càng nhiều thì thời gian ngủ càng giảm
Điểm trung bình học
0
_ Điểm trung bình càng cao thì thời gian ngủ càng giảm
Số lần tham gia hoạt
động ngoại khóa
trong tuần
Số lần tham gia hoạt hoạt động ngoại khóa càng nhiều thì thời gian ngủ càng giảm Năm sinh viên Năm _ Số năm học càng lớn thì thời gian ngủ càng giảm
Trang 8Biến độc lập- định tính
Tên
dấu
Mối quan hệ với biến phụ
thuộc
thời gian ngủ ít hơn T2 Làm thêm Không Có _ Việc đi làm thêm làm giảm số giờ ngủ của sinh viên
4 Phân tích và thảo luận kết quả
Tiến hành kiểm định mô hình với mức ý nghĩa 5% (các bảng kết xuất được trình
bày ở phần phụ lục)
Mô hình ban đầu nhóm khảo sát gồm có 6 biến độc lập : năm sinh viên hiện tại, có
người yêu hay chưa, điểm trung bình, thời gian tự học, có làm thêm hay không, hoạt động
ngoại khóa Nhóm tiến hành chạy chương trình bằng phần mền eviews và nhận thấy biến
định tính “ người yêu” không có ý nghĩa thống kê (p-value > 0.05) nên loại biến này ra
khỏi mô hình (bảng 1) Biến định tính “năm của sinh viên” được trình bày bằng biểu đồ ở
phần kết quả khảo sát
Vậy mô hình khảo sát chỉ còn lại một biến phụ thuộc và 4 biến độc lập: điểm trung
bình, thời gian tự học, có làm thêm hay không, hoạt động ngoại khóa
4.1 Kết quả kiểm định mô hình gồm 4 biến độc lập
4.1.1 Đa cộng tuyến (bảng 2)
Ta thấy hệ số VIF của các biến đều nhỏ hơn 10 nên kết luận mô hình không có hiện
tượng đa cộng tuyến
4.1.2 Kiểm định phương sai thay đổi (bảng 3)
Ta kiểm định giả thiết: H0 : phương sai không thay đổi
H1: phương sai có thay đổi
Ta thấy p-value của thống kê F = 0.7897 và nR2 = 0.7561 > 0.05 nên chấp nhận H0
Vậy không có phương sai thay đổi trong mô hình
4.1.3 Tự tượng quan (bảng 4)
Ta thấy p-value của thống kê F = 0.7851 và nR2 = 0.7733 > 0.05 nên chấp nhận H0
Vậy không có tự tương quan bạc nhất trong mô hình
4.1.4 Kiểm định phân phối chuẩn của U (bảng 5)
Kiểm định giả thiết: H0: mô hình có phân phối chuẩn
H1: mô hình không có phân phối chuẩn Kết quả từ hình 6 cho thấy P-value của kiểm định Jarque-Bera = 0.005 < 0.05 nên
bác bỏ giả thiết H0 Vậy mô hình không có phân phối chuẩn
4.1.5 Kiểm định mô hình có thiếu biến quan trọng hay không (bảng 6)
Kiểm định giả thiết: H0: mô hình không có biến bỏ sót
Trang 9H1: mô hình có biến bỏ sót
Ta thấy p-value của thống kê F = 0.2416 và nR2 = 0.2280 > 0.05 nên chấp nhận H0 Vậy mô hình không có biến bị bỏ sót
4.1.6 Kiểm định sự phù hợp của mô hình (bảng 7)
Dựa vào bảng kết xuất ta thấy P – value của kiểm định F = 0.00 < 0.05 nên mô hình phù hợp Giá trị R2=41.44% cho thấy độ giải thích của mô mình không cao lắm
4.1.1.7 Mô hình hồi quy cuối cùng:
ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
=11.848 : Trong điều kiện các yếu tố trong mô hình đều không tác động đến Y thì thời gian ngủ trung bình của sinh viên là 11.848 giờ
= -0.1961: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu thời gian tự học tăng lên 1 giờ thì thời gian ngủ trung bình củ sinh viên giảm 0.1961 giờ
= - 0.4143: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu điểm trung bình tăng 1 điểm thì thời gian ngủ trung bình sẽ giảm 0.4143 giờ
= -0.2235: Trong điều kiện các yếu tố khac skhoong đổi, nếu số lần tham gia hoạt động ngoại khóa tăng 1 lần thì thời gian ngủ trung bình sẽ giảm 0.2235 giờ
= - 1.1831: Công việc làm thêm có quan hệ ngược chiều với thời gian ngủ trung bình của sinh viên
4.2 Kết quả xử lý số liệu khảo sát
4.2.1 Công việc làm thêm của sinh viên
Bảng 1: số liệu thống kê về công việc làm thêm cỉa sinh viên
SỐ LƯỢNG
Trang 10Biểu đồ 1 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ về thời gian ngủ trung bình của sinh viên
và công việc làm thêm
Qua số liệu được khảo sát dựa trên 115 đối tượng là sinh viên, nhóm nghiên cứu thống kê lại (bảng 1) và thấy rằng tổng số sinh viên không làm thêm là 71 sinh viên chiếm 62% trên tổng số sinh viên khảo sát có thời gian ngủ trung bình là 7.239 giờ, nhiều hơn số sinh viên có đi làm thêm, số sinh viên này là 44 sinh viên chiếm 38% trong tổng số sinh viên khảo sát và có số giờ ngủ trung bình ít hơn không đáng kể là 7.183 giờ
Mặc dù sự chênh lệch về thời gian ngủ trung bình giữa hai nhóm sinh viên này không lớn nhưng kết quả khảo sát cũng đã cho thấy được thời gian làm thêm thật sự có ảnh hưởng đến thời gian ngủ của họ
4.2.2 Mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa
Biểu đồ 2 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động ngoại khóa và thời gian
ngủ trung bình của sinh viên
Qua biểu đồ ta thấy rất rõ được sự tác động của số lần tham gia hoạt động ngoại khóa lên thời gian ngủ trung bình của sinh viên Đường đồ thị có chiều hướng đi xuống theo chiều tăng dần của số lần tham gia hoạt động ngoại khóa cho thấy hai yếu tố này có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau, số lần tham gia hoạt động ngoại khóa càng cao thì thời gian ngủ trung bình càng thấp
Trang 11Thực vậy nếu sinh viên dành thời gian càng nhiều để tham gia các hoạt động tình nguyện hay các hoạt động trong các câu lạc bộ, văn nghệ, đoàn đội,… thì tất nhiên rằng thời gian dành cho việc ngủ của họ sẽ tự động giảm xuống tùy theo mức độ mà họ tham gia Đây cũng được xem là một trong các yếu tố tác động mạnh nhất đến thời gian ngủ của sinh viên trong quá trình nghiên cứu
4.2.3 Điểm trung bình của sinh viên
Bảng 2: mối quan hệ giứa điểm trung bình và thời gian ngủ trung bình của sinh viên
(giờ)
Yếu tố điểm trung bình có thể được xem là yếu tố tác động rõ rệt nhất đối với thời gian ngủ trung bình của sinh viên hiện nay thông qua bảng 2 Sinh viên có điểm trung bình càng thấp thì thời gian ngủ càng nhiều và ngược lại, sự chênh lệch ở đây là rất lớn vì hầu hết sinh viên muốn đạt điểm cao thì họ phải đầu tư thời gian cho việc học và hy sinh bớt thời gian ngủ của mình lại Bảng 2 cũng cho ta thấy nhóm sinh viên có điểm trung bình thấp nhất từ 2 đến 4 họ ngủ trung bình 10 tiếng 1 ngày, trong khi đó nhóm sinh viên có điểm trung bình khá cao từ 8 đến 10 thì họ ngủ trung bình chỉ 5.2 tiếng một ngày
4.2.4 Thời gian tự học của sinh viên
Bảng 3 : Mối quan hệ giữa thời gian tự học và thời gian ngủ trung bình
THỜI GIAN TỰ HỌC
(Giờ)
THỜI GIAN NGỦ TRUNG BÌNH
(Giờ)
Bảng 3 cho thấy sự ảnh hưởng của thời gian tự học lên thời gian ngủ trung bình, ta thấy chúng cũng có mối quan hệ ngược chiều nhau nhưng sự tác động này không lớn lắm Sinh viên học nhiều nhất là 10 tiếng, thấp nhất là 0 tiếng Sinh viên có thời gian tự học từ 2 đến 4 tiếng có thời gian ngủ trung bình cao nhất trong ngày là 8.9 tiếng, sinh viên có thời gian học từ 8 đến 10 tiếng trong ngày có thời gian ngủ trung bình thấp nhất là 6.2 tiếng
4.2.5 Số năm của sinh viên đang học
Trang 12Biểu đồ 3 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa số năm của sinh viên và thời gian ngủ
trung bình
Biểu đồ 3 cho ta thấy được rằng sinh viên có số năm càng cao thì thời gian dành cho giấc ngủ của họ ngắn lại Sinh viên năm 1 có thời gian ngủ trung bình cao nhất là 7.5 tiếng/ngày, sinh viên năm 4 có thời gian ngủ trung bình thấp nhất là 6.4 tiếng/ngày
Thực tế điều này ta cũng có thể thấy rằng nhìn chung do sinh viên năm 1 khối lượng bài vỡ còn khá thoải mái, sinh viên cũng mất rất ít thời gian cho việc học nên vấn có thể đảm bảo đủ thời gian cho giấc ngủ của mình, càng về sau đặc biệt là các sinh viên năm
3 hay năm 4 thì khối lượng kiến thức, bài vỡ tương đối nhiều và bên cạnh đó họ còn phải mau chóng hoàn thành các chỉ tiêu của nhà trường để sớm được ra trường tìm kiếm việc làm cho nên có thể những điều này đã chiếm đi thời gian ngủ của họ và do vậy đã gây nên
sự khác biệt giữa sinh viên các năm
5 Kết luận
Qua quá trình khảo sát và phân tích số liệu thống kê của nhóm nghiên cứu về vấn
đề thời gian ngủ trung bình của sinh viên, bài viết cũng đã giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian ngủ của sinh viên bao gồm như: công việc làm thêm, thời gian tự học, điểm trung bình của sinh viên, mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa, và số năm học của sinh viên hiện tại Hầu hết các biến độc lập đều có quan hệ
tỉ lệ nghịch với biến phụ thuộc Trong các biến độc lập đó thì yếu tố mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa và điểm trung bình của sinh viên được xem là có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến thời gian ngủ trung bình của sinh viên vi mức độ chênh lệch trong số liệu cao, và đây cũng được xem là hai yếu tố tác động trực diện nhất đến vấn đề này
Trên đây chỉ là một số các yếu tố ảnh hưởng mà nhóm chọn để nghiên cứu vì những hạn chế về thời gian, phạm vi và đối tượng khảo sát, cho nên trong thực tế vẫn còn rất nhiều các yếu tố đáng tin cậy khác nữa có thể ảnh hưởng đến thời gian ngủ của sinh viên Nhóm nghiên cứu cũng mong rằng qua bài viết này nhóm cũng đã có thể đóng góp được một phần thông tin cho những đối tượng quan tâm hoặc đang thực hiện nghiên cứu tương
tự có được những vấn đề cơ bản, dữ liệu cần thiết để các bạn có thể thực hiện bài viết sau này của mình tốt hơn