1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Ngữ Văn: Dạy học phân hóa các đối tượng học sinh khác nhau trong môn Ngữ văn 9 trường THCS Nga Nhân”.

18 863 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 153,5 KB

Nội dung

Dạy học như trên khuyến khích giáo viên chủ động và sáng tạo trong nghề nghiệp đồng thời yêu cầu giáo viên phải trân trọng mọi cố gắng, mọi sáng tạo dù còn nhỏ bé của từng học sinh. Kết quả của cách dạy học này không chỉ góp phần hình thành cho học sinh các kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết mà còn xây dựng cho học sinh nhiệt tình và phương pháp học tập để sáng tạo như một nhà triết học cổ Hy Lạp đã nói: “ Dạy học không phải là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà làm bừng sáng lên những ngọn lửa”. Phát huy được tính tích cực của từng cá nhân học sinh nghĩa là phát huy năng lực học tập sẵn có trong từng cá nhân học sinh ( nội lực của học sinh).

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã và đang tiến hành tốt yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung đưa sách giáo khoa mới vào trường học Song song với việc đưa sách giáo khoa vào nhà trường là đổi mới phương pháp dạy học Nhưng đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để vận dụng có hiệu quả và khơi dậy được năng lực học tập của tất cả các đối tượng học sinh? Câu hỏi này cần được mọi giáo viên đặt ra cho mình và tìm cách giải quyết Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hầu hết giáo viên chỉ quan tâm đến đối tượng học sinh khá giỏi mà chưa quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém, chưa quan tâm bồi dưỡng, chưa khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của từng học sinh trong giờ học

Trong công cuộc cải cách giáo dục, phát huy tính tích cực là một trong các hướng cải cách nhằm đào tạo những con người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước Nhưng cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở vẫn phổ biến là cách dạy thông báo các kiến thức định sẵn, cách học thụ động, sách vở Mặc dù ngày càng xuất hiện nhiều những tiết dạy tốt của các giáo viên dạy giỏi theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động, tự chiếm lĩnh tri thức mới nhưng tình trạng chung hàng ngày vẫn là “ thầy đọc- trò chép” hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp tái hiện, giải thích minh họa bằng tranh

Ngữ văn là một môn học quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường Những kiến thức, kĩ năng và phương pháp làm việc trong môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cảm thụ, cảm nhận Rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của người lao động mới như cẩn thận, chính xác và sáng tạo Qua

đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh Mỗi học sinh là một thế giới tâm hồn, tình cảm rất khác nhau nên việc tiếp cận tác phẩm văn học không dễ thống nhất Có thể nói trong một lớp học có bao nhiêu học sinh thì có bấy nhiêu tâm hồn, trí tuệ và tình cảm khác nhau Như thế có nghĩa là trong cùng một lớp học có nhiều đối tượng học sinh khác nhau

Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà chia nhỏ các nhóm đối tượng học sinh thành quá nhiều loại khác nhau Cũng cần thấy được tính chung, tính ổn định, thống nhất trong cùng một đối tượng học sinh, ở cùng một lứa tuổi để phân chia học sinh trong một lớp học thành các đối tượng khác nhau để tiến hành dạy

học ( nội dung và phương pháp) cho phù hợp với các đối tượng ấy một cách có

hiệu quả

Vậy lựa chọn phương pháp dạy học nào để phát huy tối đa năng lực học tập của học sinh, phát huy được tính tích cực của các em Phải tổ chức quá trình dạy học như thế nào để người học không những lĩnh hội được tri thức mà còn biết cách thức, con đường để lĩnh hội tri thức đó Lựa chọn phương pháp dạy học

Trang 2

nào mà tất cả các đối tượng học sinh trong lớp được làm việc, chủ động phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm để từ đó lĩnh hội kiến thức một cách tích cực.Làm thế nào để giờ học đến với các em không áp đặt, không nặng nề, các em cảm thấy yêu môn học hơn Đó là những băn khoăn, trăn trở mà tôi, một giáo viên Ngữ văn, trực tiếp đứng trên bục giảng luôn muốn đi tìm lời giải đáp Chính vì

vậy tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Dạy học phân hóa các đối tượng học sinh

khác nhau trong môn Ngữ văn 9 trường THCS Nga Nhân”.

Trang 3

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ :

Dạy học phân hoá là một cách thức dạy học đòi hỏi phải tổ chức, tiến hành các hoạt động dạy học dựa trên những khác biệt của người học về năng lực, nhu cầu nhận thức, các điều kiện học tập nhằm tạo ra những kết quả học tập và sự phát triển tốt nhất cho người học, đảm bảo công bằng trong giáo dục, tức là đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội học tập cho người học

Dạy học phân hóa như là một hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh được hiểu là quá trình giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập Bao gồm:

- Huy động mọi khả năng của từng học sinh để tự học sinh tìm tòi, khám phá ra những nội dung mới của bài học

- Phân hóa học sinh theo trình độ nhận thức, giao nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm học sinh tạo điều kiện và phương tiện hoạt động để học sinh tự phát hiện ra các tình huống có vấn đề; tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, trong lớp lập kế hoạch hợp lý nhất để giải quyết vấn đề

- Tập trung mọi cố gắng để phát triển năng lực, sở trường của mỗi học sinh, tạo cho học sinh có niềm tin và niềm vui trong học tập

Vấn đề đặt ra là đối tượng học sinh khá giỏi dạy như thế nào, đối tượng học sinh trung bình dạy cách nào và với đối tượng học sinh yếu kém thì phương pháp ra sao?

Dạy học như trên khuyến khích giáo viên chủ động và sáng tạo trong nghề nghiệp đồng thời yêu cầu giáo viên phải trân trọng mọi cố gắng, mọi sáng tạo dù còn nhỏ bé của từng học sinh Kết quả của cách dạy học này không chỉ góp phần hình thành cho học sinh các kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết mà còn xây dựng cho học sinh nhiệt tình và phương pháp học tập để sáng tạo như một nhà triết học cổ Hy Lạp đã nói: “ Dạy học không phải là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà làm bừng sáng lên những ngọn lửa” Phát huy được tính tích cực của từng cá nhân học sinh nghĩa là phát huy năng lực học tập sẵn có trong từng cá

nhân học sinh ( nội lực của học sinh)

Như vậy nếu người giáo viên sử dụng thành công phương pháp dạy học phân hóa sẽ có ý nghĩa và tác dụng trực tiếp đến sự phát triển năng lực học tập sắn có của học sinh

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ :

1 Thuận lợi:

- Phát huy tính tích cực học tập của học sinh là một trong những phương hướng chính của chủ trương đổi mới giáo dục hiện nay Trong mạch kiến thức của môn Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9, khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng có thể thấy quan niệm của các tác giả về dạy học tích cực, dạy học phân hóa

Trang 4

- Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo sát sao hoạt động chuyên môn.

- Học sinh đa phần các em chăm ngoan, có ý thức học bài

- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp, vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

2 Khó khăn

* Về phía học sinh:

Qua thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp cùng

bộ môn Ngữ văn, tôi thấy nhận thức của học sinh trong từng lớp không đồng đều Có nhiều em khi giáo viên vừa đưa ra vấn đề các em đã nắm bắt được yêu cầu, biết phát hiện, định hướng cách giải quyết, biết tìm tòi khám phá, nắm được kiến thức khá nhanh và chắc Có em qua định hướng gợi mở của giáo viên cũng hiểu được vấn đề Song có em giáo viên giảng đi giảng lại, “ cầm tay chỉ việc”

mà vẫn chưa hiểu, hoặc hiểu biết lúc đó nhưng khi vận dụng thì lại quên ngay, hổng kiến thức cơ bản, không có nền tảng để tiếp thu kiến thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh

* Về phía giáo viên:

- Thực tế giáo viên chỉ mới chú ý tới tính phân hóa khi dạy học chủ yếu đề

ra hệ thống câu hỏi trong giáo án cũng như khi thực hiện bài dạy trên lớp, ít có ý thức phân hóa một cách chủ động, tích cực

- Trong giờ dạy chưa chú ý nhiều đến các đối tượng học sinh khác nhau Nhất là trong những tiết thao giảng giáo viên chỉ chú ý đến đối tượng học sinh khá giỏi hay phát biểu ý kiến mà không chú ý đến đối tượng học sinh yếu kém vì nếu chú ý đến đối tượng học sinh này các em đứng lên không trả lời được lại còn

“ ê, a” nên giáo viên sợ hết giờ, tiết dạy không trôi chảy, không hết giáo án

- Trong kiểm tra đánh giá chỉ mới bước đầu chú ý tới sự phân hóa bằng độ khó của các câu hỏi trắc nghiệm, chưa chú ý phân hóa nhiều ở câu tự luận Chưa chú ý phân hóa ở nhiều hình thức khác nhau

Từ thực tế giảng dạy nhiều năm và từ một số biểu hiện vừa nêu trên ở trên, tôi nhận thấy kết quả học tập môn Ngữ văn chưa thật cao, nhiều học sinh còn có tâm lí chán học môn Văn Không phân hóa được các đối tượng học sinh trong tiết học nên nhiều học sinh có thái độ “ chơi” trong giờ học bởi các em không được làm việc Từ thực trạng vừa nêu tôi đã chọn đề tài trên với mục đích trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn

3 Kết quả thực trạng

Khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9A tôi thu được kết quả như sau:

Lớp SLGiỏi% SLKhá% SLTB% SLYếu% SLKém%

III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Trang 5

Trước khi tiến hành soạn giáo án cho một bài học, giáo viên cần xác định được mức độ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và cách thức để chuyển tải các đơn vị kiến thức, kĩ năng ấy đến với các đối tượng học sinh khác nhau Việc xác định mức độ kiến thức, kĩ năng tối thiểu và tối đa cho mỗi bài học cần được xem xét, trao đổi thống nhất trong tổ, nhóm trên cơ sở nghiên cứu kĩ các yêu cầu của sách giáo khoa, những gợi ý của sách giáo viên và chuẩn kiến thức, kĩ năng

Tối thiểu ở đây là mức độ chuẩn kiến, thức kĩ năng cần đạt; xác định mức

độ tối đa là khống chế xu hướng “ quá tải” trong dạy học Do vậy tôi đã sử dụng một số giải pháp như: tìm hiểu nhận thức học sinh, chia đối tượng học sinh theo trình độ nhận thức, soạn bài và dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh, biên soạn đề kiểm tra đánh giá

1 Tìm hiểu tình hình nhận thức của học sinh trong lớp

Ngay từ đầu năm học sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành tìm hiểu trình độ nhận thức của học sinh trong lớp thông qua kết quả ghi trong học bạ những năm học trước, qua một số tiết học ôn tập, qua kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm để từ đó phân loại từng nhóm đối tượng học sinh

2 Căn cứ vào trình độ nhận thức chia học sinh trong lớp theo từng nhóm đối tượng cụ thể

- Đối tượng học sinh khá giỏi

- Đối tượng học sinh trung bình

- Đối tượng học sinh yếu kém

Sau khi tiến hành phân loại học sinh, tôi đã tiến hành tìm hiểu tình hình của từng nhóm Đặc biệt tôi quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém, nguyên nhân của sự yếu kém có nhiều: sự phát triển chậm trí tuệ, kiến thức không vững chắc, thái độ học tập không đúng, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn Người giáo viên phải tìm được nguyên nhân chủ yếu với từng học sinh để

có biện pháp thích hợp giải quyết dần tình trạng yếu kém

3 Thiết kế bài dạy và dạy học phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh trong lớp

Để học sinh trong lớp đều hứng thú học tập, tự tin trong học tập,tôi đã đưa

ra những yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau để học sinh tự chọn Trong khi học sinh thực hiện, giáo viên theo dõi, kiểm tra từng cá nhân, nhóm Sau đó đánh giá kết quả theo yêu cầu đã đặt ra

Đối với các tiết học, nhất là đối với môn Ngữ văn, tôi chú ý dạy phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh để trong giờ học, học sinh ở các trình độ khác nhau đều được quan tâm, được làm việc và phát triển Cùng một kiến thức

kĩ năng, cùng một bài nhưng dạy cho học sinh trung bình khác dạy cho học sinh giỏi, học sinh yếu kém Mỗi bài học có những mức độ yêu cầu kiến thức, câu hỏi gợi mở, định hướng, bài tập vận dụng ở các mức độ khác nhau, phù hợp với từng đối tượng nhận thức để mọi học sinh trong lớp đều đạt chuẩn về kiến thức, kĩ

Trang 6

năng cơ bản vừa đảm bảo tính vừa sức vừa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh:

- Với đối tượng học sinh khá giỏi: hoàn thành nhiệm vụ học tập nhanh, kết quả tốt sẽ được quan tâm với những nhiệm vụ mới: mở rộng thêm vấn đề, bài tập nâng cao có liên quan đến kiến thức bài đang học để các em thực hiện, phát huy đầy đủ nhất năng lực của học sinh

- Với học sinh yếu kém: dựa vào đặc điểm nhận thức của học sinh, đặc điểm của bài dạy để điều chỉnh yêu cầu cho phù hợp như giảm độ khó, giảm một phần lượng của bài tập, thêm câu hỏi gợi ý, định hướng cách giải quyết vấn đề, cách làm giúp học sinh tự tin, phát triển tư duy lôgíc, nắm được kiến thức kĩ năng cơ bản

- Với học sinh trung bình: các em thực hiện nhiệm vụ học tập theo mục tiêu kiến thức cần đạt của tiết học

Ví dụ về một bài dạy cụ thể sau đây chỉ là để minh họa cho phương pháp dạy học phân hóa Từ ví dụ này giáo viên có thể tham khảo và vận dụng vào việc thiết kế bài dạy hàng ngày của mình ( không chỉ ở phần Đọc- hiểu mà cả phần Tiếng Việt và phần Tập làm văn)

Ví dụ dạy tác phẩm “ Làng” của Kim Lân - Tiết 61,62- Ngữ văn 9 tập 1

a Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng

* Tối thiểu:

- Nắm được những nét cơ bản về nhà văn Kim Lân- một đại diện của thế

hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám

- Hiểu được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại để từ đó có thể tóm tắt tác phẩm

- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

- Hiểu được giá trị về nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm

* Tối đa:

Ngoài các kiến thức, kĩ năng tối thiểu, học sinh còn:

- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp Đây chính là sự chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp

- Biết phát hiện và phân tích được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc giàu ý nghĩa trong tác phẩm: xây dựng tình huống đặc sắc, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại

- Biết cách phân tích một văn bản truyện ngắn hiện đại ( nhân vật, chi tiết,

ý nghĩa)

Trang 7

b Phương pháp thực hiện

- Đối với nhóm học sinh trung bình:

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm, tóm tắt nội dung, tìm hiểu những khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm theo những câu hỏi sách giáo khoa

+ Cho học sinh kể lại nội dung tác phẩm

- Đối với học sinh yếu kém:

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ tác phẩm và tập tóm tắt ( xác định nhân vật chính, các tình tiết, sự kiện chính trong tác phẩm) để từ đó học sinh kể lại nội dung tác phẩm

+ Giáo viên có thể giảng giải hoặc gợi ý bằng cách nêu thêm những câu hỏi phụ để học sinh tìm hiểu những câu hỏi trong sách giáo khoa

- Đối với học sinh khá giỏi:

+ Giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc tác phẩm, tự tìm hiểu những câu hỏi khó trong sách giáo khoa

+ Chỉ ra được tình huống truyện, phân tích tình huống và cho biết tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai

+ Phân tích nhân vật ông Hai ( diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai) thì cần thấy được những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp Từ đó có thể so sánh nhân vật ông Hai với nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và nhân vật lão Hạc trong tác phẩm “ Lão Hạc” của Nam Cao đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8

+ Những đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn của Kim Lân qua tác phẩm

“ Làng” ( ngoài những nét đặc sắc đã nêu ở hai đối tượng trên, giáo viên cần gợi

để đối tượng học sinh khá giỏi thấy được: truyện được xây dựng theo cốt truyện tâm lí )

c Giáo án minh họa:

Tiết 61,62- Văn bản: Làng - Kim Lân

A Mục tiêu cần đạt

1 Kiến thức:

- Nắm được nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại

- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại

- Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp

2 Kĩ năng:

Trang 8

- Đọc - hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại

3 Thái độ:

Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho học sinh

B Chuẩn bị:

- GV: Máy chiếu, bài soạn

- HS: Soạn bài, đọc trước văn bản

C Tổ chức các hoạt động dạy - học:

1 Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy và cho

biết qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm điều gì?

3 Bài mới

Giới thiệu bài: Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng gắn bó bền

chặt trong lòng mỗi người dân Việt Nam Tình cảm ấy được kế thừa và phát triển như thế nào khi thực dân Pháp xâm lược Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu văn bản “ Làng” của Kim Lân để trả lời câu hỏi trên

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm

hiểu chung

? Dựa vào phần chú thích (*) SGK em

hãy trình bày những nét chính về tác

giả Kim Lân

HS trả lời ( ưu tiên cho đối tượng HS

yếu)

GV chốt lại những nét chính về tác giả,

sự nghiệp sáng tác, tác phẩm tiêu biểu

? Tác phẩm “ Làng” ra đời trong hoàn

cảnh nào

HS trả lời ( dành cho HS yếu)

GV tóm tắt phần đầu truyện đã lược

bớt, hướng dẫn HS đọc và đọc một

đoạn HS đọc bài ( 1-3 HS đọc một số

đoạn)

GV yêu cầu HS tóm tắt

- Đối với HS khá giỏi các em tự tóm tắt

- Đối với HS trung bình GV hướng dẫn

các em tóm tắt khoảng 15 dòng

- Đối với HS yếu kém GV yêu cầu các

I Tìm hiểu chung

1 Tác giả:

SGK ( trang 171-172)

2 Tác phẩm:

a Hoàn cảnh sáng tác: 1948- thời kì

đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

b Đọc và tóm tắt tác phẩm:

Trang 9

em xác định nhân vật chính ( ông Hai),

các sự kiện trong tác phẩm ( ông Hai

rời làng Chợ Dầu đi tản cư, ông Hai

nghe tin làng theo Tây, diễn biến tâm

trạng ông Hai khi nghe tin ấy, khi làng

được cải chính )

Sau đó GV yêu cầu các em kể tóm tắt,

các em HS khá giỏi nhận xét bổ sung

GV nhận xét bổ sung phần tóm tắt

GV hỏi : Em hãy cho biết truyện nói về

điều gì ở người nông dân, trong hoàn

cảnh nào?

HS trả lời ( dành cho HS khá giỏi)

? Văn bản có thể được chia làm mấy

phần? Em hãy nêu nội dung chính từng

phần?

HS trả lời (HS trung bình chia từng

phần, HS khá giỏi nêu nội dung chính)

GV chốt lại và chuyển phần II

Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS

phân tích

? Truyện ngắn “ Làng” đã xây dựng

được một tình huống truyện làm bộc lộ

sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu

nước ở nhân vật ông Hai? Đó là tình

huống nào? Nhận xét vai trò của tình

huống ấy?

HS trả lời ( câu hỏi dành cho đối tượng

HS khá giỏi)

GV chốt tình huống truyện

GV hướng dẫn HS tìm hiểu diễn biến

tâm trạng ông Hai

HS đọc: từ đầu dật dờ

c Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu nhúc nhích: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian

- Phần 2: tiếp theo đôi phần: Tâm trạng xấu hổ, đau khổ, buồn bực của ông Hai trong ba bốn ngày sau đó

- Phần 3: còn lại: Tâm trạng sung sướng tự hào về làng quê của mình khi biết làng ông không theo giặc

II Phân tích

1 Tình huống truyện

- Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu của mình theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản

cư dưới xuôi lên

-> Tình huống đối nghịch với tình cảm

tự hào, mãnh liệt về làng Chợ Dầu của ông Hai

Tình huống truyện rất phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật

Về nghệ thuật: tạo nên nút thắt trong câu chuyện, gây ra mâu thuẫn giằng xé tâm trí ông lão, tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc, góp phần giải quyết chủ đề tác phẩm

2 Diễn biến tâm trạng của ông Hai

Trang 10

? Đoạn truyện đã thể hiện tâm trạng

nhân vật ông Hai trong thời điểm nào

HS trả lời ( GV hướng dẫn để các em

HS yếu có thể trả lời)

? Trước khi nghe tin xấu về làng tâm

trạng của ông Hai được miêu tả như thế

nào?

HS trả lời

Để tất cả các đối tượng HS đều trả lời

được GV gợi ý

Cụ thể: Tìm các chi tiết diễn tả tâm

trạng đó? Tâm trạng của ông thể hiện

ra sao?

? Những biểu hiện đó thể hiện tình cảm

gì ở ông Hai

HS trả lời ( Dành cho HS khá giỏi)

GV bổ sung, chốt

? Vậy tình yêu làng yêu nước của ông

Hai có gì thay đổi khi nghe tin làng

theo giặc?

HS trả lời ( GV gợi ý để tất cả HS trả

lời kể cả HS yếu kém; HS đọc đoạn từ

“ cổ ông lão nghẹn ắng cả lại ông

thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà”

Đoạn văn diễn tả tâm trạng ông Hai

như thế nào khi mới nghe tin làng theo

giặc)

? Em cảm nhận như thế nào về tâm

trạng nhân vật ông Hai lúc này

HS trả lời ( Dành cho HS khá giỏi)

GV hướng dẫn HS đọc đoạn từ “ Về

đến nhà không nhúc nhích”

? Khi về đến nhà tâm trạng của ông

Hai như thế nào ( Tìm những chi tiết

trong SGK nói về tâm trạng ông, ông

nhìn bọn trẻ nghĩ gì, sự nghi ngờ của

ông rồi sau đó ông khẳng định ra sao,

khi trò chuyện với vợ)

HS trả lời ( Dựa vào gợi ý trên GV có

thể tùy thuộc vào độ khó dễ để gọi các

a Trước khi nghe tin xấu về làng

- Nhớ làng da diết ( nghĩ đến ngày làm việc cùng anh em nhớ làng quá)

- Ông nghe được nhiều tin hay ở phòng truyền thông, những tin chiến thắng của quân ta

-> Ruột gan ông lão cứ múa cả lên vui quá, ông rất vui vẻ, thoải mái, náo nức

=> Biểu hiện của tình yêu làng, yêu nước tha thiết mãnh liệt của ông Hai ( niềm tự hào của nhân dân trước thành quả cách mạng của làng quê)

b Khi nghe tin làng theo giặc

* Khi mới nghe tin:

- Tin đến với ông đột ngột làm ông sững sờ, bàng hoàng

- Ông cúi gằm mặt xuống mà đi

-> Cảm xúc bị xúc phạm đau đớn, tê tái

* Về đến nhà:

- Ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta

rẻ rúng hắt hủi đấy ư?

Ngày đăng: 02/07/2016, 12:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w