1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn marketing quốc tế phân tích môi trường marketing tại algeria ngành hạt tiêu

26 665 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,35 MB

Nội dung

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆCSTT Họ và tên, Đánh giá Mức độ hoàn thành - Phương thức thâm nhập ngành hạt tiêu - Tổng hợp word phần môi trường vi mô ngànhhạt tiêu Hoàn thành

Trang 1

Giáo viên hướng dẫn: ThS Quách Thị Bửu Châu

Nhóm 2: Huỳnh Bùi Hương Duyên

Trần Thị ThùyNguyễn Thị Thu ThủyTrần Thanh Tùng

Tp Hồ Chí Minh-Năm 2016

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

STT Họ và tên,

Đánh giá Mức độ hoàn thành

- Phương thức thâm nhập ngành hạt tiêu

- Tổng hợp word phần môi trường vi mô ngànhhạt tiêu

Hoàn thành

100 %

2 Trần Thị Thùy

33131026493

- Đề cương chi tiết

- Word + PP: môi trường vi mô ngành hạt tiêu(đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế)

- Phương thức thâm nhập ngành hạt tiêu

Hoàn thành 100%

3

Nguyễn Thị

Thu Thủy

33131022423

- Đề cương chi tiết

- Word + PP: môi trường vĩ mô của Algeria (môitrường tự nhiên, môi trường chính trị - phápluật)

- Đánh giá cơ hội thách thức cho một số ngành

- Phương thức thâm nhập cho một số ngành

- Tổng hợp chỉnh sửa nội dung toàn file word

- Chép đĩa

Hoàn thành 100%

Đóng góp nhiều

ý kiến tích cực cho bài của nhóm

ý kiến tích cực cho bài của nhóm

Trang 4

MỤC LỤC

I PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA ALGERIA

1 Môi trường tự nhiên

2 Môi trường chính trị - pháp luật

3 Môi trường văn hóa – xã hội

4 Môi trường kinh tế

5 Cơ hội và thách thức cho một số ngành sản phẩm

6 Phương thức thâm nhập cho một số ngành sản phẩm vào thị trường Algeria

II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA NGHÀNH HẠT TIÊU

1 Nhà cung cấp

2 Khách hàng

3 Đối thủ cạnh tranh

4 Sản phẩm thay thế

5 Phương thức xâm nhập của ngành hạt tiêu vào thị trường Algeria

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Algeria được mệnh danh là chuỗi ngọc muôn màu của vùng Bắc Phi, là nơiđược biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng, những di tích lịch sửmang đậm nét tôn giáo, cùng nền văn hóa bộ lạc vô cùng đặc sắc và phong phú, vớitrữ lượng dầu mỏ khổng lồ trên vùng sa mạc Sahara

Có thể nói rằng Algeria là một thị trường phát triển năng động đầy tiềm năng

và đang bắt đầu thu hút các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều trong thời gian gần đây.Nền kinh tế Việt Nam và Algeria bổ sung cho nhau về cơ cấu các ngành hàng đặc biệt

là ngành nông sản Thêm vào đó, Algeria cũng đang kêu gọi đầu tư để đẩy mạnh pháttriển các ngành kinh tế phi dầu mỏ như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, du lịch,công nghệ thông tin và năng lượng tái tạo

Với mục đích thâm nhập vào thị trường Algeria, các doanh nghiệp Việt Namđang xúc tiến khảo sát nghiên cứu phân tích thị trường để tìm cơ hội hợp tác kinhdoanh Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn này, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “ Phân tíchmôi trường marketing tại Algeria- Ngành hạt tiêu” làm đề tài nghiên cứu cho mônMarketing Quốc Tế

Trang 6

I PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA ALGERIA

1 Môi trường tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Cộng hòa An-giê-ri nằm ở Bắc Phi, Bắc giáp Địa Trung Hải, Nam giáp Niger, Mali,Mauritanie, Đông giáp Tunisia và Libya, Tây giáp Maroc

Diện tích: 2.381.740 km2, là nước lớn thứ hai ở châu Phi (sau Sudan) và thứ mườitrên thế giới (nhưng chỉ có 10% đất có thể trồng trọt) Thủ đô của Angeri là Alger.Dân số: 39,5 triệu (tính đến tháng 7/2015)

Địa hình: Lãnh thổ được chia thành ba vùng địa lí tự nhiên nối tiếp nhau từ Bắc đếnNam:

• Những đồng bằng nhỏ hẹp ven biển không liên tục, xen kẽ với vùng đồi núiAtlas Tell, thích hợp cho việc phát triển lúa mì và các loại cây cận nhiệt đới

• Phía nam dãy Atlas Tell là những cao nguyên rộng lớn rải rác những hồ mặn,một khu vực thuận lợi cho việc chăn nuôi cừu, trồng ô liu

• Vùng phía nam là bộ phận của sa mạc Sahara chiếm 80% diện tích đất nước,nơi có tiềm năng khổng lồ về dầu mỏ, khí đốt và nhiều khoáng sản giá trị khác

Trang 7

- Khí hậu:

Vùng ven biển có khí hậu Địa Trung Hải với mùa hạ nóng bức và khô ráo, mùa đông

ẩm ướt hơi lạnh, và có lượng mưa vừa phải

Vùng sa mạc Sa-ha-ra có khí hậu nóng và khô, hoàn toàn không có mưa Phía bắc samạc Sahara, nhiệt độ ẩm ướt từ tháng Chín đến tháng Năm và có sự thay đổi nhỏ giữangày và đêm Phía nam Sahara, nhiệt độ dễ chịu từ tháng Mười đến tháng Tư, nhưng

có khác biệt lớn giữa ngày và đêm

- Khoáng sản:

Angeri có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, xếp vị trí thứ 15 thế giới về trữ lượng dầu mỏ,

có trữ lượng khí tự nhiên đứng thứ bảy trên thế giới Ngoài ra còn có các loại tàinguyên khác như quặng sắt, phốt phát, uranium, chì và kẽm

Kết luận

Angeri là một nước có môi trường tự nhiên không thuận lợi, tuy diện tích rộng lớnnhưng chỉ có 10% diện tích đất trồng trọt còn lại 80% diện tích là sa mạc, kèm thêmkhí hậu khô nóng làm cho nông nghiệp không phát triển dẫn tới Angeri phải nhậpkhẩu hầu hết lương thực thực phẩm Tuy nhiên, Angeri vô cùng giàu có về dầu mỏ,khí thiên nhiên thuận lợi cho việc phát triển ngành khai thác chế biến xuất khẩu dầu

mỏ khí thiên nhiên

Trang 8

2 Môi trường chính trị

2.1 Thể chế:

Theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ lưỡng viện (từ năm 1962) Tổng thốngđược lựa chọn thông qua bầu cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ của Tổng thống là 5năm Hiến pháp sửa đổi vào tháng 11 năm 2008 huỷ bỏ giới hạn mỗi người chỉ được

2 nhiệm kỳ Tổng thống liên tiếp Tổng thống có quyền cao nhất, đứng đầu lực lượng

vũ trang, chỉ định Thủ tướng và xét duyệt thành phần các bộ trưởng trong Chính phủ,giải tán Hạ viện (nếu cần), tổ chức bầu cử sớm, trưng cầu dân ý…

Cơ quan lập pháp:

Gồm 2 Viện: Hội đồng Dân tộc (Thượng viện) và Đại hội đồng nhân dân (Hạ viện).Cuối năm 1988, An-giê-ri ban hành Đạo luật về dân chủ đa đảng Angeri là một nước

đa đảng, có tới 20 đảng hoạt động nhưng chỉ có 10 đảng có vai trò trong đời sốngchính trị

Hệ thống pháp luật của Algeria có liên quan đến chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở luậtpháp của Pháp và Hồi Giáo

Đối nội:

Năm 2004, Tổng thống Bouteflika tái đắc cử nhiệm kì hai với rất nhiều thách thức.Nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực, năm 2005, Tổng thống Bouteflika đã đề ra bảnHiến chương Hòa bình và hòa hợp dân tộc theo đó các nạn nhân của khủng bố sẽđược bồi thường và các phần tử khủng bố sẽ được khoan hồng Và trong cuộc trưngcầu dân ý sau đó, 93% người dân An-giê-ri đã ủng hộ Bản Hiến chương trên

Năm 2009, Tổng thống Bouteflika tái đắc cử nhiệm kì ba Cuối năm 2010 và đầu năm

2011, ở An-giê-ri đã diễn ra hàng loạt cuộc biểu tình và bạo loạn do tình trạng đìnhtrệ của nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao và giá cả leo thang chóng mặt đặc biệt 55mặt hàng lương thực và đồ thiết yếu (riêng dầu và đường tăng 100% trong 6 thángcuối năm 2010) trong khi Angeri thu nhập bội thu do giá dầu thế giới tăng cao năm

2010 Chính phủ An-giê-ri quyết định đưa ra những giải pháp khẩn cấp nhờ đó tìnhhình chính trị đã lắng dịu và đi vào ổn định

Về chính trị, sau nhiều lần tham vấn, thảo luận tại các đảng, nghị viện và các chínhkhách, Angeri vừa thông qua Hiến pháp sửa đổi bổ sung 2016 với nhiều nội dung mới

về cải cách hệ thống chính trị, thể hiện rõ hơn vai trò của Quốc hội, quyền của tòa án,tăng vai trò của phụ nữ trong chính trường, tăng cường dân chủ, tự do báo chí; bảo

Trang 9

đảm các quyền con người, trao quyền ân xá cho Tổng thống và quy định nhiệm kỳTổng thống là 5 năm, thời hạn nắm quyền của Tổng thống không quá 2 nhiệm kỳ.

Đối ngoại:

Angeri theo đường lối đối ngoại độc lập dân tộc và không liên kết tích cực, đa dạnghoá quan hệ với các nước để tranh thủ điều kiện có lợi nhất cho sự nghiệp xây dựng

và phát triển kinh tế xã hội

Hiến pháp cũng khẳng định các nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, không canthiệp vào công việc nội bộ nước khác, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốcgia, khẳng định những giới hạn không thể vượt qua trong quan hệ của Angeri với cácnước láng giềng khu vực, khẳng định tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vào An-giê-ri

Hiện nay, Angeri ưu tiên cải cách kinh tế, chú trọng phát triển quan hệ kinh tế với

Mỹ, Pháp, EU (tháng 4/2002, Angeri đã ký Hiệp định hợp tác với EU) nhằm tranhthủ đầu tư và viện trợ của các nước này, giải quyết khủng hoảng kinh tế trong nước.Quan hệ với các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu vẫn duy trì ở mức bình thường.An-giê-ri tích cực đóng góp vào việc thành lập Liên minh Ả rập Maghreb và sự đoànkết trong Liên minh Châu Phi, trong nội bộ các nước A-rập, cải thiện quan hệ vớiMa-rốc, ký Hiệp định hợp tác hữu nghị với Tunisia, Hiệp định biên giới với Mali,Niger

Hiện An-giê-ri đang nỗ lực đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO)

Khủng bố Hồi giáo:

Ngày 5/5/2015, Bộ Quốc phòng Algeria cho biết, mạng lưới nguy hiểm làm nhiệm vụquyên góp tài chính cho các nhóm khủng bố đang hoạt động tại thủ đô Alger và cácthành phố khác như Batna và Borj Bouaririj Việc này nhằm mục đích hỗ trợ cácnhóm khủng bố mua vũ khí, đạn dược lậu từ Libya để tấn công trụ sở an ninh của cácđịa phương trên

Tại Alger, ngày 11/5/2015, Bộ Quốc phòng nước này thông báo trong chiến dịchtruy quét các phần tử khủng bố tại tỉnh Bouira cách thủ đô Alger 70 km về phía ĐôngNam, quân đội nước này đã tiêu diệt 7 phần tử khủng bố thuộc IS

Theo Bộ chỉ huy các hoạt động chống khủng bố thuộc quân đội Algeria, hiện có 304phần tử khủng bố đang hoạt động trên lãnh thổ nước này, trong đó có 73 phần tửthuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Quân đội Algeria đã tiêu diệt và bắt

Trang 10

giữ 157 phần tử khủng bố trong năm 2015 và hơn 100 phần tử khủng bố từ đầu năm

2016 đến nay

Chính phủ Algeria cũng đưa ra những cảnh báo về nguy cơ tấn công khủng bố kép tạicác tỉnh miền Trung nước này và kêu gọi chỉ huy các đơn vị quân sự phải chủ độngđưa ra các biện pháp và tăng cường hoạt động truy quét nhằm giảm thiểu nguy cơ tấncông khủng bố

Kết luận: Algeri có môi trường chính trị pháp luật không ổn định, vẫn đang trong giaiđoạn cải cách như vậy chính sách đối nội đối ngoại sẽ còn thay đổi nhiều vì thế cácdoanh nghiệp còn ngần ngại đầu tư vào thị trường này vì rủi ro lớn

3 Môi trường Văn hóa – Xã hội

Algeria được biết đến như một đất nước có nền văn hóa bộ lạc đặc sắc, là sự pha trộngiữa nền văn hóa bộ lạc và văn hóa Ả Rập Số người biết đọc viết: 61.6 % Trong đó,

số người biết đọc ở nam là 73.9 % còn ở nữ là 49 %

Trang 11

Giáo dục bắt buộc miễn phí trong 9 năm và bắt đầu tính từ 6 tuổi Các trường đại họcchủ yếu tập trung tại 3 thành phố lớn là An-giê, Ô-ran và Công-xtăng-tin.

Ngôn ngữ lớn nhất đồng thời là ngôn ngữ chính thức của Algeria là tiếng Ả Rập, làtiếng mẹ đẻ ở hình thức thổ ngữ ("Darja") của 80% dân số, và giống như toàn bộ thếgiới Ả Rập, được sử dụng như biến thể của tiếng Ả Rập tiêu chuẩn hiện đại trên cácphương tiện truyền thông đại chúng

Khoảng 20% dân số, tự coi mình là người Berber hay Imazighen, có tiếng mẹ đẻkhông phải Ả Rập mà là một kiểu thổ ngữ Tamazight Tuy nhiên, nhiều ngườiAlgeria sử dụng thành thạo cả hai ngôn ngữ trên

Trang 12

Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức duy nhất của Algeria, dù tiếng Tamazight gầnđây cũng được công nhận là ngôn ngữ quốc gia cùng với nó Nghiên cứu phong tụchọc cho thấy có 18 ngôn ngữ tại Algeria, chia thành hai nhóm chính là tiếng Ả Rập vàTamazight, ngoài ra còn có tiếng Korandje.

Tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ được học nhiều nhất trong số các ngoại ngữ, và được sửdụng rộng rãi (vượt xa ngoại ngữ thứ hai là tiếng Anh), nhưng hiếm khi được coi làtiếng mẹ đẻ Từ khi giành độc lập, chính phủ đã theo đuổi một chính sách Ả Rập hóangôn ngữ giáo dục và hành chính, đã mang lại một số thành công, dù nhiều giáo trìnhđại học vẫn được giảng dạy bằng tiếng Pháp

Cơ sở y tế và trang thiết bị hoàn chỉnh và đầy đủ Tuổi thọ trung bình đạt 69,24 tuổi,nam: 68,07, nữ: 70,46 tuổi

Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đôAn-giê, các di tích cổ thời La Mã ở Ti-pa-oa, thành phổ cổ Công-xtăng-tin, núi At-lát

Văn hoá Algeria đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Hồi giáo Việc tiêu thụ thịt lợn bịcấm, người dân không được phép tiêu thụ các loại thịt động vật mà chưa làm lễ Thịtcừu và gà được tiêu thụ nhiều và chủ yếu Người Algeria cũng thường sử dụng nhiềuloại gia vị và hương liệu trong chế biến món ăn Trong đó nhiều nhất là các loại gia vị

Trang 13

như: hành tây, củ cải, nho khô, đậu xanh và ớt đỏ, cũng như muối, hạt tiêu, thì là, raumùi v.v…

Hôn nhân tại Algeria theo truyền thống được sắp xếp bởi cha mẹ hoặc bởi một ngườimai mối chuyên nghiệp Mặc dù dòng chảy của văn hóa phương Tây đã có ít nhiềuảnh hưởng đến phong tục này nhưng phần lớn các cuộc hôn nhân vẫn theo phong tụcnày Hôn nhân được coi là không chỉ là sự kết hợp của hai cá nhân, mà còn của haigia đình, lễ cưới kéo dài nhiều ngày và chú rể sẽ chi trả toàn bộ chi phí

Bằng một luật được thông qua vào năm 1984, phụ nữ ở Algeria đã đạt được quyềnnuôi con và phân chia tài sản sau hôn nhân Tuy nhiên, pháp luật vẫn yêu cầu phụ nữcần sự đồng ý của chồng hay cha của họ đối với hầu hết các hoạt động, bao gồm cảlàm việc Dù hiếm gặp những đàn ông ở Algeria vẫn được phép lấy tới 4 người vợtheo luật trong kinh Koran của người Hồi Giáo

4 Kinh tế Algeria

Algeria nằm ở Bắc Phi và là nước lớn và giàu thứ hai trên lục địa Châu Phi Algeriagiáp với Tunisia ở phía Đông Bắc, Libya về phía đông, Niger về phía đông nam, Mali

và Mauritania về phía tây nam, Tây Sahara về phía Tây Đây là nước có nguồn tàinguyên dầu khí lớn, nền công nghiệp chiếm tỷ trọng 60% GDP

Kinh tế Algeria gặp nhiều khó khăn, dân số tăng cao làm cho tình hình trở nên trầmtrọng hơn Cơ cấu nông nghiệp bị xáo trộn do chính sách tập thể hóa (1971) và tưnhân hóa (1990) Sản lượng lương thực không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trongnước, phải nhập khẩu thực phẩm

Trang 14

Việc lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp nặng đã để lộ ra những nhược điểmtai hại: các sản phẩm của ngành công nghiệp luyện kim và công nghiệp hóa họckhông phù hợp với nhu cầu nội địa và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, lợinhuận thu được từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt đã làm giảm bớt những tác động củakhủng hoảng.

Lĩnh vực năng lượng hóa thạch là xương sống của nền kinh tế, chiếm khoảng 60%thu ngân sách, 30% GDP, và hơn 95% thu nhập xuất khẩu Nước này xếp hạng 14 vềtrữ lượng dầu khí, với 11.8 tỷ thùng trữ lượng đã được chứng minh và ước tính sốthực có thể vượt mức trên Algeria có 160 tỷ feet khối (Tcf) trữ lượng khí tự nhiên đãđược khảo sát, đứng hàng thứ 8 thế giới

Trang 15

Các chỉ số tài chính và kinh tế Algeria đã được cải thiện ở giữa thập niên 1990, mộtphần nhờ chính sách cải cách được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hỗ trợ và việc tái cơ cấu

nợ của Câu lạc bộ Paris

Tình hình tài chính Algeria trong năm 2000 và 2001 có bước cải thiện nhờ giá dầutăng và chính sách thuế chặt chẽ của chính phủ, dẫn tới tăng trưởng mạnh thặng dưthương mại, và đạt mức cao kỷ lục về dự trữ ngoại tệ, giảm mạnh nợ nước ngoài.Những nỗ lực tiếp theo của chính phủ nhằm đa dạng hóa nền kinh tế bằng cách thuhút đầu tư trong nước và nước ngoài ra các lĩnh vực khác ngoài dầu khí mang lại ítthành công về mặt giảm mức độ thất nghiệp cao và cải thiện tiêu chuẩn sống

Năm 2001, chính phủ đã ký kết một thỏa ước liên hiệp với Liên minh châu Âu chophép hạ thấp các mức thuế và tăng cường thương mại giữa hai bên Tháng 3 năm

2006, Nga đã đồng ý xoá 4.74 tỷ dollar nợ của Algeria với Liên bang Xô viết cũ sauchuyến thăm viếng của Tổng thống Vladimir Putin tới nước này, lần đầu tiên của mộtnhà lãnh đạo Nga sau nửa thế kỷ

Năm 2006 Algeria cũng đã quyết định trả hết toàn bộ số nợ 8 tỷ dollar cho Câu lạc bộParis trước thời hạn Điều này giúp giảm số nợ của Algeria xuống còn chưa tới 5 tỷdollar vào cuối năm 2006 Câu lạc bộ Paris cho rằng động thái này phản ánh sự hồi

Ngày đăng: 02/07/2016, 08:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Website: Cục Xúc Tiến Thương Mại. http://www.vietrade.gov.vn/thong-ke-xuat-nhap-khau/3262-bc-phi-th-trng-xut-khu-y-tim-nng.html Link
4. Website: www.wordbank.orghttp://www.worldbank.org/en/country/algeria/overview 5. Website: Vneconomy.vnhttp://vneconomy.vn/giao-thuong/algeri-chuong-nong-san-viet-nam-20100827083239519.htm Link
6. Website: http://vietbao.vnhttp://vietbao.vn/vi/Kinh-te/Day-manh-xuat-khau-ca-phe-hat-tieu-sang-chau-Phi/196054142/88/ Link
7. Website: www.chauphi.orghttp://www.chauphi.org/kham-pha-dat-nuoc-angieri.html 8. Website: www.laodongxuatkhau.com.vn Link
1. Slide bài giảng môn Marketing Quốc tế của Th.s Quách Thị Bửu Châu Khác
2. Philip .R.Cateora, Mary C. Gilly, John L. Graha. Marketing Quốc Tế. Biên dịch tập thể Giảng viên khoa Kinh Doanh Quốc Tế - Marketing, trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Tp.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w