1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa ẩm thực nhật bản

21 1,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 156,5 KB

Nội dung

Văn hóa ẩm thực Nhật BảnNhắc đến văn hóa ẩm thực Nhật Bản – xứ sở của hoa anh đào là nhắc đến một nền văn hóa truyền thống với những món ăn và nghệ thuật trang trí ẩm thực độc đáo.. Hòn

Trang 1

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Nhắc đến văn hóa ẩm thực Nhật Bản – xứ sở của hoa anh đào là nhắc đến một nền văn hóa truyền thống với những món ăn và nghệ thuật trang trí ẩm thực độc đáo Ẩm thực Nhật được thế giới cũng như Việt Nam biết đến với các món Sushi, sashimi, súp miso…nổi tiếng.

Biết về ẩm thực Nhật sẽ giúp cho doanh nhân có cái nhìn khái quát về văn hóa cũng như phong tục tập quán của người Nhật để có cách tiếp đãi cũng như ứng xử phù hợp khi giao lưu, hợp tác cùng nước bạn

Tập quán vá khẩu vị đặc sắc của Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái BìnhDương của Châu Á Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaidō,Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū Quần đảo Ryukyu, bao gồm

Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía Nam Kyushū Cùng với nhau, nó thường được biết đến là quần đảo Nhật Bản

 Khí hậu

Giữa các vùng của Nhật Bản có sự chênh lệch lớn về khí hậu Mặc dù

cả nước có khí hậu ôn hoà, nhưng miền bắc có mùa đông dài lạnh và có tuyết, miền Nam có mùa hè nóng và mùa đông ôn hoà Lượng mưa tương đối cao Mùa hè thường có mưa to và bão

Trang 2

Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các

dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa Các cơn động đất

có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong một thế kỷ Những cơn động đất lớn gần đây nhất là động đất Chūetsu năm 2004 và đại động đất Hanshin năm 1995 Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên quốc gia này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng

Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu:

 Hokkaidō: vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ Lượng mưa dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông

 Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía Tây đảo Honshū', gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng Vào mùa hè, vùng này mát

mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn

 Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm.Lượng mưa nhẹ

 Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm

 Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía Đông có mùa đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam

 Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa Bão ở mức bình thường

Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40.9 độ C - đo được vào 16tháng 8, 2007

Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảoHonshū, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần Vào cuối

hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng

Trang 3

Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu

và địa lý của các hòn đảo Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới trên quầnđảo Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim (temperate coniferous forests) vào mùa đông lạnh trên các phần phía Bắc các đảo

Nhật Bản có diện tích tổng cộng là 377.834 km² Đất đai của Nhật Bản là một dãy hải đảo trải theo hình vòng cung bên cạnh phía Đông của lụcđịa Châu Á, dài 3.800 km Đất đai khô cằn, địa hình chủ yếu là đồi núi (71%) Động đất thường xuyên xảy ra

Nhật Bản có hơn 3.900 hòn đảo nhỏ và 4 đảo lớn là đảo Honshu chiếm khoảng 60% toàn thể diện tích, đảo Hokkaido, đảo Kyushu và đảo Shikoku Trong số các hòn đảo nhỏ, đảo Okinawa là lớn nhất và quan trọng nhất, nằm giữa đường kéo dài từ mỏm phía cực tây của đảo Honshu tới đảo Đài Loan Hòn đảo Okinawa này tuy thuộc về Nhật Bản nhưng trước kia do

ở khá xa phần đất chính nên đã phát triển được một thứ văn hóa riêng và một

số điểm khác biệt với nếp sống của bốn hòn đảo lớn Sóng thần, động đất, núi lửa, bão nhiệt đới khá phổ biến ở Nhật Bản Đặc biệt, do thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản là một trong những vùng có nhiều động đất nhất thế giới Mỗi năm có hàng trăm dư chấn, có những trận động đất gây tổn thất nặng nề

Sóng thần, động đất, núi lửa, bão nhiệt đới khá phổ biến ở Nhật Bản Đặc biệt, do thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản là một trong những vùng có nhiều động đất nhất thế giới Mỗi năm có hàng trăm dư chấn,

có những trận động đất gây tổn thất nặng nề Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi Ngọn Núi Phú Sĩ(Fujisan) cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ xứ Phù Tang cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương

 Điều kiện xã hội

Dân số: 124.000.000 người (năm 1990)

Có ý thức dân tộc rất cao và bảo tồn được khẩu vị truyền thống Họ tự hào

về chất lượng thẩm mĩ của các món ăn

Trang 4

 Lịch sử

Trước 1868 thì các chế độ phong kiến trước đây thực hiện chính sách

bế quan tỏa cảng, tự cung tự cấp nên làm cho khẩu vị ăn uống được bảo tồn, nhưng nền kinh tế lại chậm phát triển Nhưng sau 1868 người ta mở cửa các khẩu vị ăn uống của Châu Âu, Châu Mỹ sẽ du nhập vào nước Nhật, làm cho khẩu vị ăn uống đa dạng nhưng vẫn dữ được nét truyền thống của dân tộc mình Chiến tranh Thế Giới thứ 2, là nước bại trận, nền kinh tế bị suy sụp

 Kinh tế

Sau 1945 đến 1960 là giai đoạn nước Nhật phục hồi kinh tế sau chiến tranh, tất cả các nguồn lực đều tập trung phát triển kinh tế Năm 1965 đến nay nước Nhật vươn lên là một nền kinh tế đứng thứ 2 Thế Giới sau Mỹ, làm cho khẩu vị hiện tại của người Nhật rất phong phú và có điều kiện phát triển

b, Nét tập quán đặc sắc của người Nhật Bản

Tư thế ăn của người Nhật Bản là ngồi quỳ ở bàn ăn thấp, tồn tại ở gia đình và các gia đình truyền thống, dụng cụ ăn chính là bát đũa, đồ ăn dọn chung lên một mâm, gia vị dọn riêng cho từng người Phòng ăn nhỏ và tương đối kín đáo, tương đối riêng biệt, trang trí trang nhả, hạn chế tranh ảnhsặc sỡ Dùng tấm thảm Tatami để ngồi quỳ Trong ăn uống, tâm lý người Nhật ưa tính trung thực, chính xác về giờ giấc, tương đối thân thiện nhưng không suồng sã, cẩn thận, tỉ mỉ và không ồn ào Đặc biệt người Nhật không thích con số 4 và thích số lẻ

Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều

và trở nên khá đa dạng Thay đổi rõ nét nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn Hiện nay có rất nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trè cho bữa sáng Thập kỷ trước đây, các nhân viên công sở thường mang theo hộp cơm trưa tới nơi làm việc nhưng hiện nay thì tại các quán ăn gần nơi công sở bạn có thể tìm thấy đủ các món ăn thay đổi theo khẩu vị từ phương Tây cho tới khẩu vị truyền thống của Nhật Tại đa số các trường tiểu học, trung học của Nhật đều có phục vụ bữa trưa, được thiết kế với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tất nhiên là có cả khẩu vị của các món ăn phương Tây lẫn khẩu vị truyền thống của Nhật Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món

ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương Tây Một bữa ăn truyền thống bao gồm có cơm, một món canh, các món ăn chính bao gồm

Trang 5

thịt, cá và rau Nói chung thì trẻ em Nhật thích các món ăn phương Tây như

là xúc xích (Hamburger) hơn là các món ăn Nhật cho nên các món ăn tối tại nhà thường có xu hướng thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của chúng

Cúi người cũng là một tập quán đặc biệt của người Nhật Khi chào hỏi, khi nhờ vả, khi xin lỗi, cũng như khi cảm ơn, người Nhật đều cúi người.Thậm chí như khi nói chuyện điện thoại, biết rằng mình và người đối thoại không nhìn thấy nhau, song nhiều người vẫn bất giác cúi người để biểu thị

sự tôn trọng hoặc biết ơn Có ba kiểu cúi người căn cứ vào mức độ quan hệ giữa bản thân người chào và người đối diện, căn cứ vào địa điểm, thời gian, hoàn cảnh Trước hết là kiểu "chào nhẹ" thường dùng khi gặp khách hay cấptrên ở hành lang, đầu chỉ hơi cúi chào Kiểu cúi người thứ hai là kiểu "chào bình thường" cúi người thấp hơn một chút khi chào tương đối trịnh trọng Cuối cùng là kiểu "chào lễ phép", cúi người thấp hẳn xuống, dùng khi chào một cách trịnh trọng như chào khách Bất kể thế nào cũng không cúi đầu mà phải để thẳng lưng và và hơi gập người ở chỗ thắt lưng Ngoài ra, khi cúi chào, cách để tay của nam và nữ cũng khác nhau Thường thì nam giới để tay ở hai bên hông còn nữ giới để tay phía trước

Bắt tay vốn không có trong tập quán chào hỏi của người Nhật nhưng khi chào hỏi người nước ngoài, người Nhật cũng thường bắt tay đúng như câu tục ngữ "Nhập gia tuỳ tục" Có thể nói đây là ví dụ thể hiện tính linh hoạt trong lối ứng xử của người Nhật

Tại Nhật Bản, trước khi bước lên nhà phải cởi giày để ở thềm Một số công ty 100% vốn của Nhật tại Việt Nam vẫn bảo tồn phong tục này Trước khi vào nhà máy, văn phòng buộc phải để giày dép ở ngoài Sàn nhà được làm bằng những tấm chiếu đan bằng cói gọi là tatami Trong phòng, người ta

để trên chiếu những cái đệm ngồi mỏng ( gọi là za bu tơn) và ngồi quỳ lên trên Ngồi quỳ là cách ngồi nghiêm chỉnh nhất, nhưng nếu được người cùng ngồi cho phép, có thể để cho chân được thoải mái Khi đó nam giới ngồi xếpvòng tròn, nữ giới hoặc ngồi quỳ như cũ hoặc dịch hông sang bên

Trong ngôi nhà truyền thống của Nhật Bản, các phòng được ngăn bởi các cửa kéo được gọi là Shoji và Fusuma Tường nhà rất ít Khi vào phòng

có khách đang chờ, phải vừa quỳ vừa mở cửa hay đóng cửa và giữ nguyên tưthế ngồi quỳ lúc cúi chào Người Nhật rất nhạy cảm về vị trí ngồi cao thấp Trên đệm ngồi dù chỉ nhỉnh hơn vài xăng ti mét cũng đã được coi là cao hơnrồi Để mình ngồi cao hơn người khác cũng bị coi là thất lễ

Trang 6

Ngoài vị trí ngồi cao thấp, người Nhật còn rất để ý đến thứ tự ngồi được gọi là Kamiza (ngồi trên) và Shimoza (ngồi dưới) Lúc ngồi trên xe cũng như khi ngồi trên phòng, thứ tự ngồi được ngầm quy ước Trong

phòng, chỗ (ngồi trên) là chỗ xa cửa vào phòng nhất, dành cho người trên hay cho khách Khi dẫn khách vào phải mời khách "chỗ ngồi trên" rồi thứ tự lần lượt ra phía cửa Trong phòng khách của những ngôi nhà Nhật Bản từ thời Edo (từ thế kỷ XVII) có một khoảng trống gọi là Tokonoma Đó là khoảng trống lõm trong tường và cao hơn sàn nhà một chút, trên vách có treo tranh và bày biện lọ hoa hay đồ trang trí Chỗ ngồi phía trước

Tokonoma là "chỗ ngồi trên" Trong gia đình người cha là trưởng gia ngồi ở

vị trí cao nhất Kế đến là con trai cả Rồi đến là con trai thứ ngồi phía dưới

và con dâu ngồi dưới cùng

Nhật Bản là cường quốc công nghiệp phát triển đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) và là nước châu Á đầu tiên đã mở cửa du nhập văn hoá, văn minh phương Tây ngay từ năm 1868 với công cuộc cải cách duy tân mang tên Thiên hoàng Minh Trị (Meiji)

Tuy nhiên, Nhật Bản ngày nay vẫn nổi tiếng là quốc gia chú trọng gìn giữ và phát huy những nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó phải kểđến bản sắc độc đáo của văn hóa Tết

Do ảnh hưởng văn hoá phương Tây nên người Nhật từ lâu đã không đón Tết Nguyên Đán theo thời gian âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á khác Cũng vì ảnh hưởng văn hoá phương Tây nên người Nhật hiện đại, nhất là lớp trẻ rất quan tâm đến một số ngày lễ lớn có khởi nguồn từ phương Tây nhưng đã du nhập sang Nhật Bản và được “Nhật hoá”, đồng thời tồn tại, giao thoa cùng với nhiều lễ hội văn hoá truyền thốngkhác của người Nhật Minh chứng rõ nhất, chỉ tính riêng tháng 1 dương lịch,trong khi người Việt chúng ta còn đang bình thản với tháng Chạp cuối năm

âm lịch thì người Nhật đã hối hả, sôi động trong không khí vui đón các ngày

lễ hội lớn nhất của năm cũ sắp qua và năm mới bắt đầu đến Đó là Lễ Noel (25/12 của năm cũ), Tết Nguyên Đán đón năm mới dương lịch diễn ra suốt

cả những ngày đầu năm, Lễ Thành nhân (15/1) Sự đồng thời diễn ra liên tiếp các lễ hội lớn nhất này càng khiến cho bầu không khí “Tết” ở Nhật Bảnrất sôi động và có cơ hội kéo dài suốt gần cả tháng trời kể từ trung tuần tháng 12 năm cũ đến trung tuần tháng 1 năm mới

Trang 7

Điều đặc biệt như đã đề cập là bên cạnh sự giao thoa, ảnh hưởng sắc thái văn hoá phương Tây, song do là nước châu Á nên văn hóa Nhật Bản nói chung và văn hóa Lễ hội, văn hóa Tết nói riêng từ nhiều thế kỷ qua cho đến nay vẫn còn ảnh hưởng cả sắc thái văn hóa Trung Hoa Khi quan sát, nghiên cứu về từng lễ hội hàng năm của Nhật Bản, ta sẽ thấy văn hóa Lễ hội Nhật Bản mặc dù thấm đậm màu sắc của Thần đạo ( Shinto giáo ) là Quốc đạo, Quốc giáo của người Nhật, nhưng vẫn đồng thời chịu ảnh hưởng sâu sắc từ đạo Phật ( Phật giáo ) với các triết lý sống khởi nguồn từ các bậc thầy Nho giáo của Trung Quốc: Khổng Tử, Mạnh Tử, Chu Tử… Ở Nhật ngày nay mặc dù là nước công nghiệp hiện đại song vẫn lưu giữ truyền thống hoà hợp tâm linh của con người đối với Thần, Phật và lòng biết ơn sâu sắc đối những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng Đó cũng chính là nền tảng của bản sắc văn hóa truyền thống Nhật Bản đã thể hiện rất rõ trong hầu hết các

phong tục, tập quán, lễ hội của người Nhật, trong đó phải kể đến các phong tục, tập quán, lễ hội đã diễn ra trong dịp Tết Nguyên Đán vui đón năm mới Khi tìm hiểu văn hoá Tết của người Nhật Bản, chúng ta có thể thấy rất rõ một số nét đẹp truyền thống cơ bản sau:

Để chuẩn bị đón năm mới, trong những ngày cuối năm cũ, các gia

đình Nhật Bản đều có tập quán dọn dẹp nhà cửa, trang trí kadomatsu trước cổng và shimekazari trên cửa ra vào và bàn thờ Kadomatsu được làm từ

cành thông cùng tre và mai để đón Thần năm mới; còn shimekazari có ý nghĩa đuổi quỷ trừ tà Bánh dày năm mới kagamimochi được bày trên

tokonoma là góc trang trọng nhất trong nhà, được coi là chỗ ngồi của Thần Bánh này được làm từ loại gạo nếp mà người Nhật cho rằng mang hồn của cây lúa

Nhắc tới văn hóa Nhật Bản, người ta không thể không nhắc tới bộ trang phục truyền thống kimono

Theo truyền thống, áo kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như vải lanh, bông, lụa Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình

Kimono có hình dạng khác hẳn với chiếc áo choàng kiểu cổ của TrungQuốc, vốn thường bị nhầm lẫn trong tranh minh hoạ ở các sách của phương Tây Kimono của nam giới có vành khăn đơn giản và hẹp hơn Áo kimono cho phụ nữ thường có các hoạ tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản

Trang 8

Tuỳ theo tuổi tác của người mặc mà màu sắc được chú ý rất nghiêm ngặt, những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ, được dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chưa chồng, trái hẳn với một số nước phương Tây ở đó màu lam nhạt được coi là thích hợp với trẻ em Ở một số nước, màu đỏ và những màusáng khác thường được coi là những màu thích hợp nhất đối với phụ nữ trưởng thành, nhưng ở Nhật Bản, nhất là khi mặc kimono, màu sắc chỉ hạn chế ở những màu dịu, không sặc sỡ Họ cũng không mặc áo màu đen như những phụ nữ đã lập gia đình ở một số nước Latinh Xu hướng này thậm chí còn được thể hiện ở trang phục kiểu phương Tây mà hầu hết phụ nữ Nhật Bản hiện hay mặc Các thiếu nữ thường mặc những quần áo có màu sáng, còn người già thì dùng những màu dịu hơn tuỳ theo độ tuổi.

c, Khẩu vị của người Nhật

Lịch sử ẩm thực Nhật Bản: “Một phong cách rất riêng trong sự tổng

hợp hài hoà các yếu tố ảnh hưởng từ nước ngoài”

Ẩm thực Nhật Bản được cho là ẩn chứa một linh hồn và mang tính triết lý cao Một bàn ăn Nhật Bản là “một bộ sưu tập” các món ăn với sự kết hợp hài hoà và khéo léo giữa nhiều yếu tố: đặc điểm từng vùng địa phương; món ăn thay đổi theo mùa; ảnh hưởng lịch sử qua sự lựa chọn món ăn, kỹ thuật trưng bày; và thói quen ăn một vài món ăn trong một thời điểm nhất định trong năm Trong đó quan trọng nhất là cách trưng bày món ăn được chuẩn bị một cách tỉ mỉ, chú ý đến từng chi tiết màu sắc, hình dáng của món

ăn và các loại chén đĩa trên bàn ăn

Văn hoá Nhật Bản có đặc điểm chung đó là sự kết hợp hài hoà giữa những yếu tố ảnh hưởng từ nước ngoài với yếu tố bản địa càng làm phong phú và đa dạng nhưng vẫn không làm phai nhạt yếu tố “linh hồn” Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản cũng không là trường hợp ngoại lệ Qua hơn nhiều năm ảnh hưởng cách nấu ăn được du nhập từ nước ngoài, ẩm thực Nhật Bản ngàynay là kết quả của sự vận dụng tài tình yếu tố ảnh hưởng nước ngoài nhưng được thay đổi để phù hợp với khẩu vị và “thẩm mỹ” của người Nhật, để lại cho ẩm thực Nhật Bản một phong cách rất riêng Những ảnh hưởng từ nước ngoài mang tính lịch sử có thể thấy rõ trong sự lựa chọn của ẩm thực Nhật Bản, trong kỹ thuật chuẩn bị món ăn, trong tập quán ẩm thực, và trong sự chăm chút đến từng chi tiết, màu sắc, và sự cân đối hài hoà của từng dụng cụ

ăn với nhiều sắc thái của gốm sứ, mây tre, sơn mài…

Trang 9

là người Trung Hoa và vào thế kỷ 8 – 9, nước tương được du nhập vào các vùng đất Châu Á Nước tương ngày nay của Nhật Bản là sản phẩm được ra đời vào thế kỷ 15 Từ Trung Hoa, trà được đưa vào Nhật vào thế kỷ 9,

nhưng dần bị lu mờ, và được phục hồi với tinh thần của Thiền tông vào cuối thế kỷ 12

Thời kỳ Heian (794 – 1185) là thời kỳ mang lại sự phát triển với phong cách riêng cho ẩm thực Nhật Bản Sự dời kinh từ Nara về Kyoto cộngvới sự phát triển của giới thượng lưu đã đem lại luồng sinh khí cho nghệ thuật, thơ văn, nghệ thuật ẩm thực, và các hình thức giải trí Một bữa ăn tối thịnh soạn đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống người Nhật, nhất

là giới thượng lưu Nhật Bản lúc bấy giờ trở nên quen với thói quen ăn 2 bữa một ngày với những bữa ăn phụ giữa bữa ăn bằng các loại bánh snacks Các bữa ăn được chuẩn bị một cách tỉ mỉ, chu đáo và hấp dẫn hơn Thế kỷ 10, các món ăn của Nhật Bản được tô điểm thêm bằng các loại rau quả khác như

củ cải tròn, mù tạc lá, dưa leo, cà tím, và các loại dưa khác

 Ra đời món ăn chay

Năm 1185, chính quyền dời về Kamakura, nơi được cho là tiêu biểu cho cuộc sống của các võ sĩ samurai và các nhà thiền sư, và cũng là nơi ra đời những món ăn đơn giản hơn Nơi đây, cũng ra đời shojin ryori (món ăn chay) cũng do ảnh hưởng bởi các nhà sư Trung Hoa với cách nấu của các thiền viện Trung Hoa Món ăn chay Nhật Bản chú trọng vào 5 màu sắc cơ bản: xanh, đỏ, vàng, trắng và đen tím, và 6 vị: đắng, chua, ngọt, nóng, cay và

vị thơm ngon Đây là cách nấu ăn rất quan trọng và vẫn còn ảnh hưởng cho đến ngày nay từ mùi vị, khẩu vị cho đến cách nấu Shojin ryori đã dẫn đến

sự phát triển của món cha kaiseki (món ăn được dọn ra trước buổi trà đạo) vào thế kỷ 16

Trang 10

 Ảnh hưởng từ phương Tây

Sự giao thương của Nhật Bản với các nước bên ngoài từ thế kỷ 14 đếnthế kỷ 16, cũng đem đến cho Nhật Bản những ảnh hưởng mới Vào thế kỷ

16, từ Campuchia, những người Bồ Đào Nha đã đem văn hoá châu Âu vào Nhật Bản cùng những loại rau khác từ Tân thế giới và những vùng khác từ châu Á như kabocha (bí đao) Sau đó, các loại bắp, khoai tây, khoai lang, đậu tây được đưa vào Nhật Bản Kỹ thuật nấu ăn của người phương Tây thật

sự đã đem lại sự hứng thú mới trong cách nấu ăn của người Nhật

Từ tiếng Bồ Đào Nha “pao” đã đem lại từ pan (bánh mì) trong vốn từ vựng của Nhật Bản Cũng chính người Bồ Đào Nha được cho là có công khi giới thiệu món tempura (xuất phát từ templo, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là đền thờ) nổi tiếng (món lăn bột chiên) Chẳng bao lâu sau, tempura được truyền khắp nước, đem lại món ăn ưa thích vừa có nguồn gốc Trung Quốc, vừa có nguồn gốc Châu Âu

Suốt thời kỳ Edo (1603 – 1857), Nhật Bản đã trải qua 3 thế kỷ đóng cửa với thế giới bên ngoài Đây là thời gian Nhật Bản “tự nhìn lại chính mình”, chắt lọc nghiêm túc tinh hoa thế giới, và các nhà thương nhân giàu cócủa Nhật Bản trở nên sành điệu với những thị hiếu trong ẩm thực và nghệ thuật Các nhà hàng Nhật Bản sinh sôi nảy nở trong suốt thời gian này và nigiri – zushi (cơm bọc các loại hản sản nướng) đã được ra đời

Thời kỳ Meiji (1868 – 1912) đánh dấu sự giao thương mở cửa trở lại của Nhật Bản với bên ngoài Cuối thế kỷ 19, thịt bò được phép đưa trở vào thực đơn và đến đầu thế kỷ 20, những gia vị nước ngoài như bơ, cà ri, kem,

cà phê… bắt đầu được thịnh hành tại Nhật Bản Phong trào canh tân và Âu hoá tiếp theo cũng đem cải bắp, củ hành, ngô, măng tây, cà chua từ châu Mỹ

và châu Âu đến Nhật Chẳng bao lâu sau, Nhật Bản bắt đầu trồng những loạirau này trong nước, cùng với dưa, dâu tây và các loại trái cây khác

Những năm sau đó, nồi cơm điện, mì ăn liền, mì ly, miso soup (soup miso ăn liền), và các loại thức ăn làm sẵn xuất hiện trong nhà bếp người Nhật Hàng loạt các chương trình nấu ăn được giới thiệu trên đài truyền hình

và trên các sách dạy nấu ăn chứng tỏ rằng cách nấu ăn hiện đại đã thu hút sự chú ý của người Nhật

Người Nhật Bản luôn có chí hướng tiếp thu ảnh hưởng từ bên ngoài vào hương vị bản địa và vẫn luôn duy trì đặc trưng riêng: duy trì sự gặp gỡ

Ngày đăng: 01/07/2016, 22:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w