1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải phát phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank)”

24 112 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 650 KB

Nội dung

Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải phát phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Agribank” đ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Hoạt động ngân hàng là lĩnh vực không thể thiếu được đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Trongnhững năm qua, kết quả từ hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng đã đóng góp một phần hết sứcquan trọng vào sự phát triển chung của đất nước

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng ngày càngcao trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ…Có thể thấy rằng, nhu cầu của khách hàng ở các ngân hàng hiệnnay hết sức đa dạng, phức tạp Họ đòi hỏi từ phía ngân hàng những sản phẩm chất lượng cao với nhiềutiện ích, lợi ích Như vậy, nhu cầu cao của khách hàng vừa là thách thức vừa là căn cứ quan trọng đốivới các ngân hàng trong việc hoàn thiện, phát triển các dịch vụ mới Trong đó, thanh toán thẻ là một dịch

vụ đang được ưa chuộng nhất hiện nay trên thế giới và đem lại không ít những tiện ích vượt trội hơn hẳn

so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trước đó Nó thể hiện sự thành công to lớn trongviệc ứng dụng những tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông vào hoạt độngngân hàng

Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy kinh tế càng phát triển, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặtcàng giảm và tỷ lệ sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt càng tăng Đỉnh cao của sự pháttriển các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt là sự ra đời của tiền điện tử – thẻ thanh toán

Theo xu thế phát triển tài chính ngân hàng thế giới, trong những năm qua dịch vụ thẻ được triểnkhai mạnh ở Việt Nam Hầu hết các ngân hàng đều ý thức được tiềm năng to lớn của thị trường này, từngbước xâm nhập, hoàn thiện và mở rộng các dịch vụ cung ứng Tuy nhiên, đây là lĩnh vực còn khá mới

mẻ ở Việt Nam, nó tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi các ngânhàng phải có những chiến lược và bước đi phù hợp Với những lợi thế của một ngân hàng thương mại nhànước về vốn, mạng lưới chi nhánh rộng, nguồn nhân lực, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Việt Nam (Agribank) đã sớm gia nhập thị trường này và đạt được những thành công nhất định Dịch

vụ thẻ được khách hàng biết đến và sử dụng ngày càng nhiều Tuy là một ngân hàng tham gia thanh toánthẻ ngay từ những năm đầu tiên (năm 2003) nhưng Agribank cũng phải đối mặt với không ít những khókhăn Và trong thời gian tới, Agribank không những phải giải quyết khó khăn chung mà còn phải cạnhtranh với những ngân hàng trong nước và ngoài nước cùng tham gia dịch vụ thanh toán thẻ Ý thức được

tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải phát phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)” để tìm hiểu sâu hơn về thị

trường thẻ nói chung và thị trường thẻ ở Agribank nói riêng, để từ đó đưa ra định hướng và một số giảipháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động thẻ thanh toán tại Agribank trong thời gian tới

Trang 2

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Đề tài tiến hành phân tích tình hình và đánh giá thực trạng dịch vụ thanh toán

thẻ tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng trong thờigian qua để từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tạiAgribank

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng và phát triển dịch vụ thẻ; Phân tíchthực trạng của dịch vụ thẻ ở Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ViệtNam, đưa ra những đánh giá cần thiết làm cơ sở để tiếp tục sắp xếp, tổ chức hoạt động thanh toánthẻ theo yêu cầu khách quan Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán thẻ

ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Nghiên cứu dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong mối quan hệ phát triển chung của thị trường thẻViệt Nam

+ Về thời gian: luận văn tập trung vào 3 năm gần đây (từ 2011- 2013)

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn tác giả sử dụng một số phương pháp cơ bản như sau: Phương pháp đánh giátổng quan; Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu; Thống kê kinh tế Các phương pháptrên được sử dụng để thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá tổng quan nhằm tìm ranhững căn cứ, cơ sở minh hoạ cho các luận điểm đồng thời góp phần đưa ra những phương hướng,giải pháp phù hợp với tình hình thanh toán thẻ tại Agribank

6 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn

- Phân tích toàn diện thực trạng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Việt Nam Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thựctrạng đó

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong bối cảnh mới

7 Bố cục của luận văn

Với lý do lựa chọn và mục đích nghiên cứu như trên, đề tài này ngoài phần mở đầu và kếtluận thì nội dung gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thẻ thanh toán

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp phát triển thanh toán thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ THANH TOÁN 1.1 Thẻ thanh toán

1.1.1 Lịch sử hình thành của thẻ thanh toán

1.1.2 Khái niệm thẻ thanh toán

1.1.3 Phân loại và cấu tạo thẻ thanh toán

1.1.4.1 Phân loại theo công nghệ sản xuất

1.1.4.2 Phân loại theo chủ thể phát hành thẻ

1.1.4.3 Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ

Trang 3

1.1.4.4 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ

1.1.4.5 Cấu tạo của thẻ thanh toán

1.2 Vai trò và lợi ích của việc sử dụng thẻ thanh toán

1.2.1 Vai trò của thẻ thanh toán đối với việc phát triển kinh tế xã hội

1.2.1.1 Đối với nền kinh tế

Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông:

Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế:

1.2.1.2 Đối với toàn xã hội

Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước:

Thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước:

Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài

Đối với chủ thẻ

Sự linh hoạt, tiện lợi, an toàn trong thanh toán ở

Tiết kiệm thời gian

Được cấp tín dụng tự động tức thời

1.2.1.3 Đối với Cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT)

Tăng hiệu quả kinh doanh

An toàn, bảo đảm

Rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng

Đối với ngân hàng

Tăng lợi nhuận ngân hàngTham gia chuỗi dịch vụ toàn cầu

Thúc đẩy đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng

Góp phần hiện đại hoá ngân hàng

Tăng nguồn vốn cho ngân hàng

1.3 Quy trình tổ chức thực hiện thẻ thanh toán

1.3.1 Quy trình phát hành thẻ thanh toán

Nhìn chung, việc phát hành thẻ được thực hiện qua 4 bước như sau:

(1) Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng đăng ký mở thẻ thanh toán;

(2) Ngân hàng kiểm tra hồ sơ khách hàng;

(3) Sau khi các thông tin của khách hàng được chấp nhận, ngân hàng và khách hàng ký hợpđồng sử dụng thẻ;

(4) Phát hành và giao thẻ, PIN cho khách hàng

1.3.2 Quy trình chấp nhận thẻ thanh toán

Cơ sở chấp nhận thẻ khi nhận thanh toán phải thông qua các bước như sau:

(1) Kiểm tra tính thật giả của thẻ, kiểm tra số thẻ, người cầm thẻ, hạn mức thanh toán với sốtiền giao dịch

(2) Lập hóa đơn thanh toán và kiểm tra chữ ký của chủ thẻ

(3) Giao thẻ và hóa đơn thanh toán cho chủ thẻ

(4) Lập bảng kê hóa đơn đề nghị ngân hàng thanh toán thực hiện thanh toán cho cơ sở chấp

Trang 4

1.3.3 Quy trình thanh toán thẻ

(1) Tiếp nhận hóa đơn và bảng sao kê

(2) Tiến hành kiểm tra tính chính xác của thông tin trên các chứng từ

(3) Trong trường hợp nối mạng trực tiếp, ngân hàng thanh toán tổng hợp dữ liệu gởi đếntrung tâm xử lý dữ liệu, nếu không nối mạng trực tiếp thì gởi hóa đơn, chứng từ đòi thanh toán đếnngân hàng mà bản thân ngân hàng thanh toán này làm đại lý thanh toán trực tiếp

(4) Trung tâm tiến hành chọn lọc dữ liệu, phân loại để bù trừ giữa ngân hàng thanh toán vàngân hàng phát hành đồng thời thực hiện báo có và báo trực tiếp cho các ngân hàng thành viên

(5) Ngân hàng phát hành thẻ khi nhận thông tin, dữ liệu từ trung tâm sẽ được tiến hành thanhtoán Nếu xảy ra tranh chấp thì phải thông qua trung tâm xử lý dữ liệu

(6) Định kỳ ngân hàng lập bảng sao kê gởi cho chủ thẻ

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển thẻ thanh toán

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Trung tâm Thẻ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.1.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn,tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Tính đến 31/10/2013,

vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:

- Tổng tài sản: trên 671.846 tỷ đồng

- Tổng nguồn vốn: trên 593.648 tỷ đồng

- Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng

- Tổng dư nợ: trên 523.088 tỷ đồng

- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên

- Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, chi nhánhCampuchia

2.1.1.2 Một số hoạt động chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

a Hoạt động huy động vốn

Trang 5

Trong năm 2011, tổng vốn huy động của Agribank đạt 505.792 tỷ tăng 30.851 tỷ đồng (+6,5%) sovới cuối năm 2010, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra Đến năm 2012, con số này tăng lên 540.000 tỷ đồng,tăng 7% so với năm trước.

b Hoạt động tín dụng

Đến 31/12/2013 dư nợ toàn Ngân hàng đạt 530.600 tỷ đồng, tăng 10,4% so với đầu năm vàhoàn thành 102% kế hoạch năm Chính sách tín dụng của Ngân hàng trong năm là đẩy mạnh cho vayngắn hạn giúp doanh nghiệp bổ sung nguồn vốn lưu động để phục vụ kinh doanh đồng thời giúp tăngvòng quanh của vốn cho ngân hàng và quản lý tốt được nguồn vốn cho vay Năm 2013, Agribank banhành kịp thời một số cơ chế, chính sách tín dụng, chỉ đạo điều hành hoạt động này đảm bảo nguyêntắc tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng

c Các hoạt động khác

 Hoạt động dịch vụ thanh toán

- Thanh toán trong nước

- Thanh toán quốc tế

 Hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ

 Hoạt động kinh doanh thẻ

 Hoạt động Dự án ngân hàng phục vụ và Ủy thác đầu tư

2.1.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Nhìn chung trong thời gian qua, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn luôn tăng trưởng và ổn định

Năm 2011, Agribank tiếp tục nâng tổng tài sản tăng thêm 56% so với năm 2010 Tuy trongđiều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, Agribank đã chèo lái con thuyền của mình một cáchvững vàng và đã gặt hái được kết quả đáng tự hào Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Agribankđạt 3.513 tỷ đồng, tăng 5% so với kết quả đạt được năm 2010 và vượt 11% so với kế hoạch Ngânhàng đã đề ra trong năm 2011 Trong đó, đáng chú ý là thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 1.525 tỷđồng, tăng 2 lần so với năm 2010

Tiếp nối những thành công từ năm 2011, đến năm 2012 Agribank tiếp tục chuyển đổi tích cực.Năm 2012, Agribank ghi nhận mức tăng vốn điều lệ lên 617.859 tỷ đồng Trước tình hình kinh tế thayđổi khá phức tạp, Agribank đã chủ động có những quyết sách hợp lí, cùng chung sức với khách hàng

để vượt qua khó khăn Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Agribank đạt 3.801 tỷ đồng, tăng 8% so vớinăm 2011

Năm 2013, hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh của Agribank đều đạt mức kế hoạch đề ra và tăngtrưởng cao so với năm 2012 Tổng tài sản đạt 701.507 tỷ đồng – tăng13,5% so với năm 2012 đáp ứngyêu cầu mở rộng quy mô, phù hợp với tốc độ tăng trưởng vốn tự có của Ngân hàng Trong bối cảnhkinh tế khó khăn, Agribank đã nỗ lực và đạt được kết quả kinh doanh khả quan Lợi nhuận đạt 4.189

tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2012 Điều này giúp Agribank tiếp tục khẳng định vị thế tài chính hàngđầu của mình

2.1.2 Tổng quan về Trung tâm thẻ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Trung tâm Thẻ Agribank được thành lập ngày 18/7/2003 theo quyết định số 201/QĐ-HĐQTcủa Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank với 5 phòng chức năng gồm: phòng Thanh toán thẻ, phòngĐại lý và Chủ thẻ, phòng Phát hành thẻ, phòng kỹ thuật và phòng Hành chính Nhân sự Chức năngcủa Trung tâm là tham mưu, giúp việc Ban lãnh đạo Agribank trong việc quản lý, phát hành, nghiêncứu, ứng dụng và phát triển nghiệp vụ thẻ trong toàn hệ thống Agribank đảm bảo yêu cầu pháp lýtrong nước và phù hợp với thông kệ quốc tế

Tháng 8/2004 được sự chấp nhận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Trung tâmThẻ chuyển mô hình hoạt động là Đơn vị sự nghiệp có thu, đồng thời các phòng chức năng cũng được

Trang 6

cơ cấu lại cho phù hợp với mô hình mới: Phòng Phát hành thẻ, phòng Dịch vụ khách hàng, phòngNghiên cứu và phát triển, phòng Kỹ thuật, phòng Quản lý rủi ro, phòng Kế toán và phòng Hành chínhNhân sự

Hình 2.1: Mô hình tổ chức Trung tâm Thẻ Agribank 2.1.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

a) Thuận lợi

- Hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho Agribank cũng như các ngân hàng thương mại Việt Nam

nói chung nâng cao hơn nữa công nghệ ngân hàng hiện đại, kỹ năng quản trị và quản lý rủi ro, đào tạođội ngũ nhân sự giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyên môn hóa sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng,quản trị ngân hàng, quản trị tài sản, rủi ro…

- Việt Nam – đất nước với hơn 90 triệu dân những chỉ mới chưa đến 20% người dân sử dụngcác dịch vụ ngân hàng và hơn 50% các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam sử dụng các dịch vụ củangân hàng Vì vậy, đây chính là thị trường tiềm năng để Agribank tiếp tục khai thác

- Chính phủ đang dần hoàn thiện hành lang pháp lý, trình độ dân trí và văn hóa sử dụng dịch

vụ của ngân hàng phát triển ngày càng cao tạo điều kiện cho các ngân hàng trong đó có Agribank hoạtđộng trong môi trường phát triển và bình đẳng

- Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến việc lành mạnh hóa hệ thống tài chính và hiện đạihóa hệ thống ngân hàng, tạo động lực thúc đẩy công cuộc mới và cải cách toàn hệ thống ngân hàng

- Năng lực tài chính tốt: Dẫn đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam về tổng tài sản và vốn chủ sở

hữu

- Thương hiệu được xem là điểm mạnh thứ hai mà Agribank có được so với các tổ chức tíndụng khác trong nước giúp Ngân hàng thiết lập mối quan hệ, tạo dựng niềm tin đối với khách hàngtrong và ngoài nước

- Có mối quan hệ tốt với khách hàng, duy trì số lượng khách hàng truyền thống cao Nhờ vào

hệ thống mạng lưới phục vụ được trải dài từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi lên miền ngược đã giúpAgribank qua các năm duy trì số lượng khách hàng lớn, cao hơn so với các ngân hàng khác

- Sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng Chất lượng sản phẩm dịch vụ được các khách hàngdoanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân tin tưởng và đánh giá cao

- Hệ thống thông tin tiên tế hỗ trợ đắc lực cho hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

VỤ KHÁCH HÀNG

PHÒNG PHÁT HÀNH THẺ

PHÒNG

KỸ THUẬT

PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

PHÒNG

KẾ TOÁN

PHÒNG QUẢN

LÝ RỦI RO

Trang 7

- Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực trong nước và ngoài

nước, Agribank cũng như các ngân hàng thương mại khác phải chịu sức ép cạnh tranh trong việc giữ

và mở rộng thị phần của mình ngay trên lãnh thổ Việt Nam

- Áp lực sản phẩm dịch vụ thay thế ngày càng cao do sự phát triển của thị trường vốn sẽ ảnhhưởng tới nhu cầu của các cá nhân và tổ chức về sản phẩn dịch vụ ngân hàng

- Áp lực từ sự bùng nổ công nghiệp hiện đại và áp lực trong vấn đề đổi mới công nghệ

- Cạnh tranh trong việc sử dụng lao động ngày càng gay gắt Hiện tượng chảy máu chất xám

là căn bệnh nan y không chỉ đối với ngành tài chính – ngân hàng mà đối với tất cả các ngành kinh tế ởViệt Nam

- Áp lực từ phía khách hàng: lạm phát không thuyên giảm, giá cả sinh hoạt tăng cao đột biến,

tỷ giá ngoại tệ tăng giảm bất thường dẫn đến người dân thắt chặt chi tiêu và gây khó khăn cho cáchoạt động của Ngân hàng

- Nông dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa dễ tiếp cận với dịch vụ vay vốn củangân hàng do lãi suất biến động liên tục và thủ tục còn phức tạp

- Ngân hàng còn gặp những khó khăn từ tự nhiên: ngành nghề mà Agribank đầu tư chủ yếu làlĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, đây là thị trường chịu nhiều tác động của các yếu tố tự nhiên nhưthiên tai, hạn hán, lũ lút…nên Ngân hàng có thể gặp rủi ro trong hoạt động cho vay và thu hồi vốn

- Cơ chế quản trị điều hành còn mang đậm dấu ấn của cơ chế nhà nước, thiếu tính linh hoạt,chậm sửa đổi

- Đội ngũ lao động của Ngân hàng khá đông nhưng số lượng nhân viên chất lượng cao cókinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao còn ít, chưađáp ứng đầy đủ được các yêu cầu trong quá trình hội nhập

- Việc triển khai công nghệ thông tin mới trong Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do chưa

có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp

- Nguồn vốn huy động tại chỗ tuy có bước tăng trưởng mạnh nhưng tỷ trọng tiền gửi dân cưcòn thấp, tiền gửi các tổ chức kinh tế còn phụ thuộc rất nhiều vào một số khách hàng có số dư cao

- Hoạt động dịch vụ có phát triển nhưng chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng thu Số lượngphát hành thẻ nhiều nhưng số dư bình quân trên thẻ còn thấp

2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.2.1 Các văn bản điều chỉnh hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Để cho bất kỳ một phương tiện thanh toán nào đi vào cuộc sống và được mọi người thừa nhận,điều cần thiết và tất yếu là phải có các quy định pháp lý của Nhà nước cũng như các văn bản pháp quykhác hỗ trợ cho hoạt động thanh toán của phương tiện đó Tại Việt Nam, năm 1999 NHNN đã banhành “Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng” kèm theo quyết định số371/1999QĐ-NHNN1 Quy chế này nhằm điều chỉnh các hoạt động phát hàng, sử dụng, thanh toánthẻ ngân hàng tại nước Cộng hòa XHCNVN Bên cạnh đó là hàng loạt các văn bản pháp quy khác baogồm:

+ Luật NHNN và Luật các Tổ chức tín dụng

+ QĐ 44/2002/QĐ-TTg ngày 21/3/2002 của Thủ tướng chính phủ về sử dụng chứng từ điện tửlàm chứng từ kế toán để hoạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.+ QĐ 376/2003/QĐ-NHNN ngày 22/4/2003 của Thống đốc NHNN về việc ban hàng quy định

về việc bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử được sử dụng để hoạch toán và thanh toán vốn của các tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán

+ QĐ 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án thanh toánkhông dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam

Trang 8

+ Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tưởng chính phủ về việc trả lương quatài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước

+ Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN về việc ban hànhQuy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng

Ngoài những quy định chung của NHNN về việc phát hành và thanh toán thẻ tại các NHTM,ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng có những văn bản quy định cụ thểđối với hoạt động thẻ thanh toán:

+ Quyết định 748/QĐ-NHNN-TTT ngày 02/02/2005 của Tổng giám đốc ngân hàng No&PTNTViệt Nam về việc ban hành, quản lí, sử dụng và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa trong hệ thống ngânhàng No&PTNT Việt Nam

+ Quy định tạm thời về hoạch toán giao dịch thẻ ghi nợ nội địa qua hệ thống chuyển mạch tàichính quốc gia – BanknetVN số 3087/NHNN-TCKT ngày 26/9/2007 của TGĐ ngân hàng No&PTNT.+ Quyết định số 1329/QĐ-NHNN-TTT ngày 04/09/2007 của TGĐ ngân hàng No&PTNT VN

về việc quy định nghiệp vụ chấp nhận thanh toán thẻ ghi nợ nội địa qua hệ thống chuyển mạch tàichính quốc gia Việt Nam

+ Quyết định số 1718/QĐ-NHNN-TTT ngày 12/11/2007 của TGĐ ngân hàng No%PTNT VN

về việc ban hàng Quy định tạm thời phát hành, quản lí, sử dụng và thanh toán thẻ ghi nợ quốc tế Visa,Master Card trong hệ thống ngân hàng No&PTNT VN

+ Quy định tạm thời về hạch toán giao dịch thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế trong hệthống ngân hàng No&PTNT VN số 3942/NHNN-TCKT ngày 16/11/2007 của TGĐ ngân hàngNo&PTNT Việt Nam

2.2.2 Các sản phẩm thẻ thanh toán tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a Thẻ ghi nợ nội địa Success

Thẻ ghi nợ nội địa – “Success” là thẻ cá nhân do Agribank phát hành, cho phép chủ thẻ sử dụngtrong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và (hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán tiềnhàng hoá, dịch vụ; rút tiền mặt tại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt (ATM/EDC) trongphạm vi lãnh thổ Việt Nam

b Thẻ ghi nợ quốc tế Agribank Visa/Master Card

Thẻ ghi nợ quốc tế Agribank Visa/ MasterCard là thẻ mang thương hiệu Visa/MasterCard doAgribank phát hành, cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán và(hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; rút/ứng tiền mặt và các dịch vụ khác tạiATM, đơn vị chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt trên phạm vi toàn cầu hoặc giao dịch qua Internet

c Thẻ tín dụng quốc tế Agribank Visa/Master Card

Thẻ mang thương hiệu Visa/Master Card do Agribank phát hành cho phép khách hàng được sửdụng và chấp nhận thanh toán trên phạm vi toàn cầu với tính chất ứng tiền, mua hàng hóa dịch vụtrước, trả tiền sau:

d Thẻ liên kết sinh viên

Thẻ liên kết sinh viên là loại thẻ kết hợp chức năng của thẻ ghi nợ nội địa và thẻ sinh viên theoquy định của trường Dưới hình thức thẻ sinh viên, thẻ giúp các trường đại học, cao đẳng, v.v…quản

lý việc ra vào của sinh viên trong trường cũng như các hoạt động học tập và sinh hoạt khác của sinhviên như: mượn sách thư viện, đóng học phí,v.v…

Về chức năng thanh toán, thẻ liên kết sinh viên mang đầy đủ các tính năng, hạn mức giao dịchcủa thẻ ghi nợ nội địa Success

e Thẻ “Lập nghiệp”

Thẻ “ Lập nghiệp” là tên gọi của loại thẻ liên kết đồng thương hiệu giữa Agribank và Ngânhàng Chính sách Xã hội Việt Nam dành riêng cho quý khách hàng là các học sinh, sinh viên vay vốncủa Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Trang 9

2.2.3 Phân tích hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

2.2.3.1 Thực trạng phát hành thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

a Quy trình phát hành thẻ tại Agribank

Hình 2.2: Quy trình phát hành Thẻ tại Agribank

b Hoạt động thanh toán thẻ tại Agribank

Hoạt động kinh doanh thẻ luôn tỏ ra là một thế mạnh của Agribank, số lượng thẻ pháthành năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể:

Biểu đồ 2.4 : Số lượng thẻ phát hành qua các năm 2011 – 2013

(5 ) (4 )

Trang 10

(Nguồn: Báo cáo tổng kết nghiệp vụ thẻ của Agribank 2011-2013)

Thẻ ghi nợ nội địa được khách hàng sử dụng nhiều nhất, là loại thẻ dùng để thanh toán trongnước, trả lương qua thẻ, nên được khách hàng sử dụng nhiều bởi sự thuận tiện, dễ dàng thanh toán, dễdàng gửi và rút ở bất cứ đâu nếu có điểm giao dịch hay có máy ATM/POS

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các loại thẻ phát hành

(Nguồn: Báo cáo tổng kết nghiệp vụ thẻ của Agribank 2011-2013)

2.2.3.2 Thực trạng sử dụng và thanh toán thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

a Quy trình thanh toán thẻ của Agribank

Quy trình thanh toán thẻ tổng quát được xác định từ khi chủ thẻ bắt đầu sử dụng thẻ cho đếnkhi hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ đối với ngân hàng và các bên liên quan, kể cả nghĩa vụ theo cam kết.Quy trình thanh toán có thể chia ra các công đoạn chính là thanh toán tại cơ sở chấp nhận thẻ(CSCNT), thanh toán tại ngân hàng thanh toán (NHTT), ngân hàng phát hành (NHPT), tổ chức thẻquốc tế (TCTQT)

Thanh toán thẻ tại CSCNT hoặc điểm ứng tiền mặt (ĐƯTM)

Trang 11

CSCNT phải kiểm tra thẻ và thông tin chủ thẻ trước khi giao dịch theo các yếu tố quy định vềbảo mật của thẻ theo quy định.

Thanh toán tại NHTT thẻ

NHTT thực hiện thanh toán thẻ với CSCNT và TCTQT

- Thanh toán với CSCNT

- Thanh toán với TCTQT

+ Gửi dữ liệu thanh toán thẻ tới TCTQT

+ Thanh toán với TCTQT

Tại TCTQT

TCTQT có trách nhiệm tiếp nhận các thông tin yêu cầu thanh toán liên quan từ NHTT, xử lýtổng hợp, tạo các thông tin thanh toán để chuyển đến các NHPH để yêu cầu thanh toán Hạch toán vàlưu trữ số liệu để quyết toán theo định kỳ Đồng thời TCTQT cũng là nơi phân chia, chia sẻ phíchuyển đổi ngoại tệ

b Thực trạng sử dụng và thanh toán thẻ của Agribank

Đến ngày 31/12/2013, số lượng giao dịch đạt trên 12,7 triệu giao dịch, doanh số giao dịch đạttrên 14.500 tỷ đồng, số phí thu được trên 65,7 tỷ đồng Với những kết quả đã đạt được, đây sẽ là tiền

đề để phát triển nghiệp vụ chấp nhận thanh toán thẻ trong thời gian tới

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động thanh toán thẻ của Agribank 2011-2013

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ Agribank năm 2013)

Cùng với sự gia tăng số lượng thẻ phát hành, doanh số sử dụng và thanh toán thẻ tại Agribank

đã có những bước tăng trưởng khá, dưới đây là số liệu sử dụng và thanh toán thẻ tại Agribank

Bảng 2.3: Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ Agribank 2011-2013

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ Agribank năm 2013)

Về thị phần doanh số sử dụng thẻ thì năm 2013 Agribank đứng thứ 2 với 20,26% thị phần,đứng đầu là Ngân hàng Ngoại thương VN với 24,86% thị phần

2.2.3.3 Thực trạng phát triển mạng lưới thanh toán thẻ tại Agribank

a) Về số lượng máy ATM:

Bảng 2.4: Số lượng máy ATM và POS của Agibank từ 2011-2013

Năm

Chỉ tiêu

Trang 12

an tâm khi giao dịch tại máy ATM của Agribank.

Biểu đồ 2.6: Thị phần số máy ATM của Agribank so với các ngân hàng năm 2013

Agribank BIDV Vietinbank Vietcombank Khác

b) Về hệ thống POS: Agribank phát triển mạnh mạng lưới điểm thanh toán thẻ EDC/POS lên

tới hơn 7.046 thiết bị, tăng 34% so với năm trước, chiếm 6,7% thị phần EDC/POS toàn thị trường,đứng đầu là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với số lượng máy được trang bị là 21.977 máy,chiếm 28,4%, kế đến là Ngân hàng Công thương Việt Nam có 19.875 máy, chiếm 25,7% tạo nên hệthống thanh toán thẻ hoàn hảo để phục vụ khách hàng

Biểu đồ 2.7: Thị phần số máy POS của Agribank so với các ngân hàng năm 2013

Ngày đăng: 01/07/2016, 11:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w