1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu

68 426 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 775 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tiền tệ và ngân hàng từ lâu đã được xem là một phát minh kỳ diệu của loài người. Nó đóng vai trò là trung gian trong việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Sự ra đ

Trang 1

CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tiền tệ và ngân hàng từ lâu đã được xem là một phát minh kỳdiệu của loài người Nó đóng vai trò là trung gian trong việc trao đổi hàng hóa, dịchvụ Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hànghóa Khi nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển sự trao đổi và lưu thông hàng hóakhông bị bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà nó lưu thông trao đổi từ quốc gia nàysang quốc gia khác và ngày càng gia tăng Xu hướng hiện nay trên thế giới là việcthanh toán không dùng tiền mặt, điều đó đã đáp ứng được sự chu chuyển tiền tệtrong nền kinh tế, góp phần mở rộng giao lưu kinh tế.

Trong sự phát triển chung đó, sự đóng góp của hệ thống ngânhàng là không thể thiếu với vai trò trung gian thanh toán của nền kinh tế và giữ mộtvai trò quan trọng quyết định đến việc thành bại trong sự phát triển thương mại ViệtNam Sản phẩm thẻ thanh toán đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 và ngân hàngngoại thương Việt Nam là đơn vị đầu tiên phát hành loại thẻ này, từ đó đã có nhiềungân hàng vận dung thành công trong công tác thanh toán thẻ.

Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Á Châu tuy là đơn vịáp dụng hình thức thẻ thanh toán sau nhưng cũng đã đạt được những kết quả khảquan Với hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh toán thẻkhá tốt và các loại sản phẩm thẻ đa dạng, ACB đã thu hút được một lượng lớn kháchhàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân sử dụng loại sản phẩm này Hiện nay ACB đãphát hành nhiều loại thẻ thanh toán bao gồm cả thẻ thanh toán quốc tế và nội địa.

Với những kiến thức đã học về quản trị kinh doanh tại trườngĐại học Cần Thơ và mong muốn được tìm hiểu về lĩnh vực thanh toán thẻ, tôi đã

chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh toán tạingân hàng thương mại cổ phẩn Á Châu” để làm luận văn tốt nghiệp.

Trang 2

Do thời gian, điều kiện và kiến thức còn nhiều hạn chế cũngnhư chưa có kinh nghiệm thực tế nên trong đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô khoa Kinh tế và Quảntrị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo cùng các anh chị phòng dịchvụ khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Á Châu để viết đề tài hoàn thiện hơn.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

1.2.1 Mục tiêu chung: Tìm hiểu về thực trạng sử dụng các sản phẩm thẻ

thanh toán của khách hàng tại ngân hàng TMCP Á Châu, từ đó đề ra giải pháp hoànthiện và mở rộng dịch vụ thẻ thanh toán trên thị trường.

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định:

Số lượng khách hàng sử dụng thẻ thanh toán của ACB tăng quacác năm.

Xu hướng khách hàng sử dụng thẻ thanh toán quốc tế tăngnhanh qua các năm.

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu:

Số lượng khách hàng sử dụng thẻ thanh toán của ACB qua cácnăm như thế nào?

Trang 3

Số lượng khách hàng sử dụng thẻ thanh toán quốc tế có cao hơnthẻ thanh toán nội địa không?

Khách hàng có hài lòng với dịch vụ thẻ của ACB không?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1.4.1 Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại ngân hàng thương

mại cổ phần Á Châu chi nhánh Sài Gòn (Quận 1).

1.4.2 Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 11 tháng 2 năm

2008 đến ngày 25 tháng 4 năm 2008.

1.4.3 Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng sử dụng thẻ thanh toán

tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Sài Gòn từ năm 2005 đến năm 2007 và đề ragiải pháp hoàn thiện và mở rộng dịch vụ thẻ cho năm 2008 và các năm sau.

Trang 4

 Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền muahàng hoá, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lýhoặc các máy rút tiền tự động

 Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởiNgân hàng, các Tổ chức tài chính hay các công ty

 Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt màngười chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá,dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ

 Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toánthông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngânhàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant) Nó cho phép thực hiệnthanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanhtoán

Tóm lại: các cách diễn đạt trên đều phản ánh lên đây là một phươngthức thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hoádịch vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tựđộng.

Trang 5

Tổ chức phát hành thẻ (viết tắt là TCPHT): Là ngân hàng, tổ chức tíndụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tíndụng được phép phát hành thẻ theo quy định.

Tổ chức thanh toán thẻ (viết tắt là TCTTT): Là ngân hàng, tổ chứckhác không phải là ngân hàng được thực hiện các nghiệp vụ thanh toán theo quyđịnh của pháp luật.

Chủ thẻ: Là người có tên ghi trên thẻ được dùng thẻ để chi trả thanhtoán tiền mua hàng hoá, dịch vụ Chỉ có chủ thẻ mới có thể sử dụng thẻ của mình màthôi Mỗi khi thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ vể hàng hoá dịch vụ hoặc trảnợ, chủ thẻ phải xuất trình thẻ để nơi đây kiểm tra theo qui trình và lập biên lai thanhtoán.

Chủ thẻ chính: Là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên thỏa thuận về việc sửdụng thẻ với tổ chức phát hành thẻ và có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đó.

Chủ thẻ phụ: Là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻtheo thỏa thuận về việc sử dụng thẻ giữa chủ thẻ chính và tổ chức phát hành thẻ.Chủ thẻ phụ chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ với chủ thẻ chính

Máy giao dịch tự động (Automated Teller Machine – viết tắt là ATM):Là thiết bị mà chủ thẻ có thể sử dụng để gửi, nạp, rút tiền mặt, chuyển khoản, tracứu thông tin giao dịch thẻ hoặc sử dụng các dịch vụ khác.

Máy rút tiền (Cash Dispenser – viết tắt là CD): Là thiết bị mà chủ thẻcó thể sử dụng chỉ để rút tiền mặt

Đại lý chấp nhận thẻ: Bao gồm tất cả các đại lý được ủy quyền chấpnhận thẻ làm phương tiện thanh toán cho việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc ứngtiền mặt cho chủ thẻ.

Hạn mức tín dụng: Được hiểu là tổng số tín dụng tối đa mà Ngân hàng pháthành thẻ cấp cho chủ thẻ sử dụng đối với từng loại thẻ.

Mã số xác định chủ thẻ (Personal Identification Number – viết tắt là PIN): Làmã số mật của cá nhân được tổ chức phát hành thẻ cung cấp cho chủ thẻ, sử dụng

Trang 6

trong một số giao dịch thẻ để chứng thực chủ thẻ Mã số này do chủ thẻ chịu tráchnhiệm bảo mật Trong giao dịch điện tử số PIN được coi là chữ ký của chủ thẻ.

Giao dịch thẻ: việc dùng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt.Tài khoản tiền gửi thanh toán: Là tài khoản do cá nhân hoặc tổ chức mở tại tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giaodịch thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng các phương tiệnthanh toán ở các đại lý chấp nhận thẻ.

2.2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THẺ THANH TOÁN

Hầu hết các loại thẻ thanh toán hiện nay đều làm bằng nhựa ABS hoặcPC cấu tạo 3 lớp được ép kỹ thuật cao Thẻ có kích thước 84 mm x 54 mm x 0.76mm có góc tròn bao gồm 2 mặt.

Mặt trước của thẻ bao gồm:

Các huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ, tên thẻ.

Biểu tượng của thẻ: Tên và biểu tượng của thẻ là yếu tố cho biết ngân hàngphát hành Biểu tượng này do ngân hàng thiết kế và in trên bề mặt thẻ Biểu tượngnày rất khó giả mạo nên được xem là yếu tố an ninh chống giả mạo.

Số thẻ: đây là số giành riêng cho mỗi chủ thẻ, số được dập nổi lên trên thẻ, sốnày được in trên hóa đơn khi chủ thẻ đi mua hàng, tùy từng loại thẻ có các chữ sốkhác nhau và cấu trúc khác nhau.

Ngày hiệu lực của thẻ: đây là thời hạn thẻ được lưu hànhHọ và tên chủ thẻ: được in bằng chữ nổi

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: chữ ký chủ thẻ, hình chủ thẻ…

2.3 PHÂN LOẠI THẺ THANH TOÁN:

Trang 7

Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán: phân loại theo công nghệ sản xuất,theo chủ thể phát hành, theo tính chất thanh toán của thẻ, theo phạm vi lãnh thổ

2.3.1 Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại:

2.3.1.1 Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): dựa trên công nghệ

khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này Hiện nay người takhông còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.

2.3.1.2 Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với

hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ Thẻ này đã được sử dụng phổ biếntrong 20 năm qua, nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻkhông tự mã hoá được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít,không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin

2.3.1.3 Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của

thẻ thanh toán, thẻ có cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính.

2.3.2 Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ:

2.3.2.1 Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ

biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng khôngphải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn,sân bay chấp nhận loại thẻ này.

Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng màkhông phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định Cũng từ đặc điểmtrên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card)hay chậm trả.

2.3.2.2 Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp

và gắn liền với tài khoản tiền gửi Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoáhay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản củachủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn đồng thời

Trang 8

chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn Thẻ ghi nợ cònhay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.

Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữutrên tài khoản của chủ thẻ.

Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:

- Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vàotài khoản chủ thẻ.

- Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ vào tài khoản chủthẻ sau đó vài ngày.

2.3.2.3 Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các

máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rúttiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoảnngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.

Thẻ rút tiền mặt có hai loại:

Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành.

Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn được sửdụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân hàngphát hành thẻ.

2.3.2.4 Thẻ trả trước: là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ

(gửi, nạp, rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, sử dụng các dịch vụ khác)trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trảtrước cho tổ chức phát hành thẻ (khoản 6 Điều 2 Quy chế).

Thẻ trả trước có đặc điểm khác với thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là chủthẻ không cần phải có tài khoản tại ngân hàng

2.3.3 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:

Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốcgia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó.

Trang 9

Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới,sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán.

2.3.4 Phân loại theo chủ thể phát hành:

Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngânhàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tíndụng.

Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch vàgiải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệulớn phát hành như Diner's Club, Amex

2.4 QUY TRÌNH LÀM THẺ:

2.4.1 Điều kiện phát hành thẻ:

Căn cứ Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ban hành Quy chế pháthành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng, cáctổ chức phát hành thẻ muốn được cung ứng dịch vụ thẻ phải thỏa mãn các điều kiệnNHNN yêu cầu:

2.4.1.1 Đối với phát hành thẻ nội địa:

Nghiệp vụ phát hành thẻ phù hợp với phạm vi, điều kiện và mục tiêuhoạt động của tổ chức phát hành thẻ;

Tuân thủ các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt độngtheo quy định của pháp luật;

Xây dựng quy chế, quy trình thực hiện các nghiệp vụ phát hành thẻ;Bảo đảm các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điệntử đối với nghiệp vụ phát hành thẻ;

Tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về kiểmtra, kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ phát hành thẻ;

Đăng ký loại thẻ và chức năng của loại thẻ tại Ngân hàng Nhà nướctrước khi phát hành;

Trang 10

Báo cáo và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin và văn bản cóliên quan nhằm chứng minh các điều kiện bảo đảm thực hiện nghiệp vụ phát hànhthẻ; báo cáo đầy đủ và chính xác các thông tin thống kê phục vụ cho mục tiêu quảnlý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Tuân thủ các quy định khác.

2.4.1.2 Đối với phát hành thẻ quốc tế:

Ngoài các điều kiện quy định trên, tổ chức phát hành thẻ quốc tế cònphải đủ điều kiện hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

2.4.2 Điều kiện thanh toán thẻ:

Việc sử dụng thẻ phải có hợp đồng sử dụng thẻ giữa chủ thẻ và tổchức phát hành thẻ Chủ thẻ phải đáp ứng những điều kiện sau:

2.4.2.1 Đối với chủ thẻ chính là cá nhân:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sử dụng thẻ ghi nợ phải có tài khoản tiền gửi thanh toánmở tại TCPHT.

Các điều kiện khác do TCPHT quy định

2.4.2.2 Đối với chủ thẻ chính là tổ chức, phải có đủ các điều kiệnsau:

Là pháp nhân;

Các điều kiện khác do TCPHT quy định

2.4.2.3 Đối với chủ thẻ phụ, phải có đủ các điều kiện sau:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; hoặc có nănglực hành vi dân sự và từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được ngườiđại diện theo pháp luật của người đó chấp thuận về việc sử dụng thẻ;

Được chủ thẻ chính cam kết thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh liênquan đến việc sử dụng thẻ;

Các điều kiện khác của TCPHT.

Trang 11

2.4.2.4 Đối với thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ có hạn mức thấu chi

phải có thêm các quy định cụ thể bằng văn bản về việc cấp tín dụng giữa chủ thẻ vàTCPHT.

2.4.3 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ:

Tùy từng điều kiện , hoàn cảnh, trình độ của mỗi tổ chức pháthành thẻ mà có sự điều chỉnh cho phù hợp Có ngân hàng thì chi nhánh phát hành vàhội sở chính là một

(3) Sau khi thẩm định hồ sơ khách hàng, nếu hồ sơ đảm bảoyêu cầu thì ngân hàng gởi hồ sơ về trung tâm phát hành thẻ ( phải có xác nhận củagiám đốc chi nhánh hoặc trưởng phòng nghiệp vụ).

(4) Tại trung tâm các thông tin về khách hàng sẽ được cá nhânhóa, sau đó gởi kèm theo số PIN cho chủ thẻ thông qua ngân hàng phát hành.

(5) Nhận được thẻ từ trung tâm, ngân hàng phát hành xác nhậnbằng văn bản có chữ ký trưởng phòng nghiệp vụ hoặc người được ủy quyền chotrung tâm thẻ

Trong quá trình sử dụng thẻ, chủ thẻ có quyền sử dụng thẻ để thanhtoán hàng hóa và dịch vụ hoặc rút tiền tại máy rút tiền tự động (ATM), yêu cầu đượcgiải trình khi có thắc mắc đối với bản kê giao dịch do ngân hàng phát hành gởi.ngân hàng phát hành có nhiệm vụ phải giải quyết thấu đáo các thắc mắc của kháchhàng, phải kịp thời thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ, ngân hàng thanh toán,

Trang 12

hướng dẫn họ thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ trong thanh toán thẻ đảm bảo antoàn cho khách hàng, ngân hàng.

Phát hành thay thế, in thẻ lại, nâng cấp thẻ.

Tại chi nhánh phát hành khi nhận được yêu cầu in thẻ lại, thay thế thẻvà nâng cấp thẻ lại của khách hàng thì phải kiểm tra lại các điều kiện đảm bảo như:tiền ký quỹ, tài sản thế chấp (nếu cần) trong trường hợp nâng cấp thẻ, tạo dữ liệuthay thế gởi nơi in thẻ để thực hiện Sau khi in xong chi nhánh phát hành kiểm tratình trạng thẻ như trong trường hợp nhận thẻ mới.

Gia hạn thẻ :

Hàng tháng nơi in thẻ sẽ ra danh sách các chủ thẻ sẽ hết hạn vào thángsau để các chi nhánh phát hành thông báo cho chủ thẻ và chủ thẻ sẽ có ý kiến về việctiếp tục sử dụng hay kết thúc Trong trường hợp tiếp tục sử dụng thì xử lý như in thẻlại.

2.5 Ý NGHĨA CỦA VIỆC THANH TOÁN VÀ PHÁT HÀNH THẺ:2.5.1 Đối với khách hàng là cá nhân:

Có được một cách thức sử dụng đồng tiền an toàn, tiện lợi văn minh và hiệuquả vì không phải mang theo tiền trong người giúp khách hàng đảm bảo an toàn tàisản , tránh được phiền hà và rủi ro khi phải mang theo tiền mặt trong người, khi nàocần sử dụng chỉ việc tới máy gần nhất rút ra số tiền mà mình cần mà không phải trảthêm phí, số tiền còn lại vẫn để trong tài khoản và được khoản lãi suất theo lãi suấttiền gởi không kỳ hạn.

2.5.2 Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

Với xu hướng tinh gọn biên chế hiện nay, việc sử dụng dịch vụ trả lương quangân hàng thông qua tài khoản của cán bộ công nhân viên để họ rút tiền từ máyATM là rất kinh tế và hiệu quả, nhờ vậy doanh nghiệp tiết kiệm được nhân sự và chiphí quản lý cũng như giờ công của doanh nghiệp.

2.5.3 Đối với ngân hàng:

Ngân hàng nhà nước: Tiết kiệm được chi phí in ấn, phát hành tiền vào lưu thôngNgân hàng thương mại: Mở rộng được mạng lưới cung cấp dịch vụ, tiết kiệm chi

phí như mở chi nhánh, các quầy, phòng giao dịch, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm,

Trang 13

rủi ro về mất mát tiền… vì những máy ATM với khả năng cung cấp một số dịch vụđa năng được xem như là một ngân hàng tự động, nhanh chóng, mọi luc, mọi nơi.Khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ qua ngân hàng, từ đó huy động đượcnguồn tiền nhàn rỗi để phát triển kinh tế.

2.6 VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THẺ THANH TOÁNTRONG NỀN KINH TẾ

2.6.1 Vai trò của hình thức thanh toán thẻ:

Trong thời gian qua hình thức thanh toán thẻ đang phát triểnngày càng nhanh chóng, nó dần dần thay thế các hình thức thanh toán truyền thốngkhác trong lưu thông tiền tệ như lệnh chi, tiền mặt…

Hình thức thanh toán thẻ góp phần hiện đại hóa hệ thống thanhtoán đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa – công nghiệp hóa đất nước do việc xây dựng vàphát triển hình thức thanh toán thẻ là một biện pháp hiện đại hóa công nghệ thanhtoán, công nghệ ngân hàng và hội nhập quốc tế.

Thẻ góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tăngcường sử dụng tài khoản ngân hàng Cùng với các phương tiện thanh toán khác nhưủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, sec… thẻ thanh toán đang góp phần làm giảm lượngtiền mặt trong lưu thông, giảm đáng kể các chi phí ngân hàng phải gánh chịu khi đưatiền mặt ra lưu thông như in tiền, đếm tiền, bảo quản tiền… Đồng thời cũng giảmthời gian nộp tiền lãnh tiền của khách hàng

Phát triển các hình thức thanh toán thẻ sẽ góp phần nâng caodân trí, giúp chúng ta có cơ hội hội nhập với quốc tế, với nền công nghệ hiện đại,đồng thời tạo điều kiện cho du khách thuận tiện trong việc không dùng tiền mặttrong thanh toán và nhất là khách du lịch nước ngoài đến nước ta.

Việc cung cấp dịch vụ thẻ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàngtăng thu nhập từ thu phí dịch vụ, đây là bộ phận thu nhập có tính ổn định so với hoạtđộng dịch vụ khác thường có mức độ rủi ro cao ( ví dụ: dịch vụ tín dụng, dịch vụkinh doanh ngoại hối…).

Trang 14

Có tác dụng tích cực thúc đẩy quá trình phát triển công nghệngân hàng hiện đại, quá trình ứng dụng công nghệ điện tử, tin học trong hoạt độngkinh doanh.

Đối với nền kinh tế nói chung: Phát triển nghiệp vụ thẻ là một

trong những công cụ kích cầu do nó kích thích tiêu dùng do tâm lý của những ngườisử dụng thẻ, cũng như tác động của những chương trình khuyến mãi, các dịch vụthanh toán thuận tiện và nhanh chóng.

Bên cạnh đó, phát triển thẻ còn là một trong những công cụ củaviệc huy động, tập trung vốn từ dân cư vào ngân hàng.

Đối với chủ thẻ sử dụng có những ưu điểm sau:

- Thuận tiện:

+ Thẻ có thể dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ, tiền điện, tiền nước, tiềnđiện thoại… chuyển tiền cho thân nhân trong phạm vi toàn quốc và quốc tế.

+ Rút tiền mọi lúc, mọi nơi qua máy rút tiền tự động.

+ Tiết kiệm thời gian cho chủ thẻ và người giao dịch với chủ thẻ.- An toàn:

+ Có mã số cá nhân riêng biệt để sử dụng thẻ, mã số này chỉ duy nhất chủ thẻbiết và có thể thanh đổi bất cứ lúc nào chủ thẻ muốn để đảm bảo bí mật.

+ Khách hàng bị mất thẻ chỉ cần thông báo ngay cho ngân hàng hoặc các chinhánh của ngân hàng gần nhất để phong tỏa tài khoản lại khách hàng sẽ không bịmất tiền, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối tài sản của khách hàng.

Trang 15

+ Tạo cơ sở cho tiến trình hội nhập quốc tế, tránh được những rủi ro vềngười và tài sản.

Đối với chủ thẻ sử dụng có những nhược điểm sau:

Thường chỉ sử dụng ở những tỉnh, thành phố lớn và những nơicó lắp đặt máy rút tiền

Việc rút tiền không được thông suốt từ ngân hàng này với ngân hàngkhác (nếu có cũng còn rất hạn chế).

2.6.2 Hiệu quả của việc áp dụng thẻ thanh toán:

Việc nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và khi ViệtNam chính thức gia nhập WTO cũng có nghĩa là sự kiểm soát về ngoại thương đượcnới lỏng, điều này đã làm tăng số lượng những nhà kinh doanh nước ngoài đến ViệtNam Khi họ đến Việt Nam họ sẽ có nhu cầu sử dụng những thẻ thanh toán quốc tếnhư VISA, MASTERCARD… để trả các loại chi phí khi đến ở và làm việc tại ViệtNam Đồng thời khi những người Việt Nam đến các nước khác và nhu cầu thanhtoán các chi phí bằng card thanh toán quốc tế ở nước ngoài là tất yếu Ngoài ra , dulịch đang phát triển ở Việt Nam , do đó khách du lịch cũng có nhu cầu sử dụng thẻthanh toán đối với nhu cầu thanh toán của họ Mở rộng và phát triển khả năng côngcụ thanh toán này sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho khách du lịch, những người tớithăm và công tác tại Việt Nam, từ đó làm tăng khối lượng tiêu dùng và thanh toáncủa họ.

Việc phát hành thẻ thanh toán là điều rất cần thiết trong nền kinh tế vì khi nềnkinh tế phát triển mạnh thì nhu cầu đối với một hệ thống thanh toán khác với tiềnmặt sẽ trở thành hiển nhiệm, hiện nay ở Việt Nam người dân chỉ quen dùng tiền mặtđể thanh toán các khoản chi phí như: chi tiền lương, thuê nhà, trả tiền các loại dịchvụ…, điều này sẽ làm cho lượng tiền mặt lưu thông ngoài thị trường lớn, tạo ra gánhnặng cho nền kinh tế và không hiệu quả Công chúng sẽ yêu cầu một phương thứcthanh toán khác và một hệ thống chuyển tiền điện tử sẽ làm tăng rất nhanh chónglượng tiền giữ ở các ngân hàng Do đó, việc phát hành và sử dụng thẻ thanh toán làphương tiện thanh toán thay tiền mặt là một yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách.

Trang 16

Nếu việc thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng làm tốt sẽ thu hút các thànhphần kinh tế và dân cư mở tài khoản, gửi tiền và thanh toán qua ngân hàng, từ đólàm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm lạm phát, tiết kiệm được chi phíin ấn, phát hành, lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, tạo điều kiện cho ngânhàng nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ điều hòa lưu thông tiền tệ Hiệu quả của hoạtđộng thanh toán không dùng tiền mặt mang tính vĩ mô có ý nghĩa kinh tế xã hội cao,nó tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng khai thác tốt chức năng trung tâm thanhtoán của nền kinh tế, thực hiện quá trình chu chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, khaithác và sử dụng vốn có hiệu quả thúc đẩy sản xuất phát triển.

Hiện nay ở nước ta tuy thanh toán không dùng tiền mặt đã đượcsử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp, công chức, sinh viên nhưng do ở nước ta thunhập người dân còn thấp, công nghệ ngân hàng chưa phát triển, giao dịch ngân hàngchưa thuận tiện, ý thức của người dân trong hoạt động thanh toán này còn khá nhiềumới mẻ, vì vậy người dân vẫn chưa thực sự từ bỏ thói quen dùng tiền mặt trong muabán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ Do đó tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt qua hìnhthức này chiếm tỷ lệ khá cao trong khi đó ở các nước công nghiệp phát triển thì tỷ lệnày rất nhỏ.

2.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.7.1 Phương pháp thu thập số liệu: Những số liệu thứ cấp lấy từ các báo

cáo tài chính của ngân hàng, các thông tin trên báo, đài, internet…Ngoài ra còn sửdụng bảng câu hỏi để thu thập ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ hiện naytại Ngân hàng (thu thập 60 mẫu), thông qua đó đánh giá mức độ hài lòng khách hàngkhi sử dụng sản phẩm thẻ thanh toán của Ngân hàng.

2.7.2 Phương pháp phân tích số liệu:

Mục tiêu 1: dùng phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệtđối để phân tích thực trạng sử dụng thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phầnÁ Châu.

Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả,phân tích mức độ hài lòng của khách hàng trong việc sử dụng thẻ thanh toán.

Trang 17

Mục tiêu 3: Từ phân tích trên dùng ma trận, SWOT để đưa racác chiến lược, dùng ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược phù hợp, thông qua đóđề ra giải pháp hoàn thiện và mở rộng dịch vụ thẻ cho ngân hàng.

Sau 15 năm thành lập hiện nay ACB có 117 chi nhánh và phòng giao dịch tạinhững vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc.

Vào thời điểm 31 tháng 12 năm 2002 tổng số nhân viên của ngân hàng là 996người trong số đó có 69 người là nhân viên quản lý Hiện nay số lượng nhân viêncủa ngân hàng đã tăng lên 4.600 người Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học

Trang 18

chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạoriêng của ACB.

Định hướng: trở thành ngân hàng bán lẻ lớn nhất Việt Nam (định hướngkhách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ) Kiểm toán độc lập

Hai phòng : Quan hệ Quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc)

Cơ cấu tổ chức được bố trí theo sơ đồ sau:

Trang 19

3.1.1.3 Nhân sự:

Đến nay nhân sự của ACB lên đến gần 4.600 người.

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Khối khách hàng cá nhân

Khối khách hàngdoanh nghiệp

Khối ngân quỹ

Khối giám sát điều hành

Khối quản trị nguồn lực

Khối CNTTKhối phát

triển kinh doanhBan kiểm soát

Ban chiến lược

Phòng quan hệ quốc tế

Ban chính sách và quản lý rủi roBan đảm

bảo chất lượngBan kiểm

tra kiểm soátBan định

giá tài sản

Sở giao dịch, trung tâm thẻ, các chi nhánh và phòng giao dịch.

Các công ty trực thuộc: Công ty chứng khoán ACB (ACBS), Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA)

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu

Trang 20

Hai năm 1998 – 1999, ACB được các Công ty tài chính quốc tế (IFC) tài trợmột chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, dongân hàng Far East Bank và Trust Company (FEBTC) của Philippin thực hiện.

Năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khóa học về quản trịngân hàng của Trung tâm đào tạo Ngân hàng ( Bank Training Center).

Đặc biệt khi gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài sẽ triển khai mở rộngmạng lưới, lúc đó vấn đề cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chínhngân hàng sẽ càng sôi động Mỗi năm có khoản 10.000 sinh viên ra trường nênnguồn nhân lực không đến nỗi quá khó khăn nhưng thực sự tuyển để vào làm việcliền thì rất khó Ban quản trị điều hành ACB nhận thấy nguồn nhân lực là một tàisản quan trọng nên ngay từ năm 1995 đã thành lập trung tâm đào tạo thực nghiệm.Trước khi đảm nhận công việc tại ACB các nhân viên đều được đào tạo tại trungtâm này.

Không chỉ nhân viên cũ mà nhân viên mới cũng thường xuyên được ACBđào tạo trong và ngoài nước Tính riêng chi phí đào tạo nguồn nhân lực của ACBtrong năm 2006 là 7 tỷ đồng Trong năm 2006 ACB đã tuyển và đào tạo 1000 nhânviên, 2007 là 1200 nhân viên Hiện nay ACB đang tuyển dụng nhân sự cho năm2008 và 2009 khi phát triển mạng lưới hoạt động ACB ngày càng phát triển mạnhnhưng không gặp phải vấn đề hụt hẫng về nhân sự.

Và để có thể giữ được nguồn nhân lực hiện nay cũng như trong thời gian tới,ACB đã đưa ra một số chính sách khuyến khích tạm thời như: đào tạo, nhà ở, muacổ phiếu, chính sách lương hợp lý, môi trường làm việc tốt…

Do đó có thể nhận thấy rằng, giá trị thương hiệu của ACB cũng là yếu tố thuhút nguồn nhân lực hiện nay.

3.1.2 Các ngành nghề kinh doanh:

Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo hình thức tiền gởi tiết kiệm, tiềngởi thanh toán, chứng chỉ tiền gởi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổchức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấuthương phiếu, công trái và các loại giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổchức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng

Trang 21

bạc; thanh toán quốc tế; môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tàichính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lýnợ và khai thác tài sản; cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.

3.1.3 Qúa trình phát triển:

04/6/1993: ACB chính thức hoạt động.

27/4/1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụngquốc tế ACB-MasterCard

15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa

Năm 1997 – Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Công tác chuẩn bịnhằm nhanh chóng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng đãđược bắt đầu tại ACB, dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngânhàng toàn diện kéo dài hai năm Thông qua chương trình đào tạo này ACB nắm bắtmột cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩnmực trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứuđiều chỉnh trong điều kiện Việt Nam để áp dụng trong thực tiễn hoạt động ngânhàng

Thành lập Hội đồng ALCO: ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thànhlập Hội đồng quản lý tài sản Nợ-Có (ALCO) ALCO đã đóng vai trò quan trọngtrong việc đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB.

Mở siêu thị địa ốc: ACB là ngân hàng tiên phong trong cung cấp các dịch vụđịa ốc cho khách hàng tại Việt Nam Hoạt động này đã góp phần giúp thị trường địaốc ngày càng minh bạch và được khách hàng ủng hộ ACB trở thành ngân hàng chovay mua nhà mạnh nhất Việt Nam.

Năm 1999: ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệthông tin ngân hàng nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB.

Năm 2000 - Tái cấu trúc: Với những bước chuẩn bị từ năm 1997, đến năm2000 ACB đã chính thức tiến hành tái cấu trúc (2000 - 2004) như là một bộ phậncủa chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000 Cơ cấu tổ chức được thayđổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ Các khối kinh doanh gồm có Khối kháchhàng cá nhân, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối ngân quỹ Các đơn vị hỗ trợ

Trang 22

gồm có Khối công nghệ thông tin, Khối giám sát điều hành, Khối phát triển kinhdoanh, Khối quản trị nguồn lực và một số phòng ban Hoạt động kinh doanh của Hộisở được chuyển giao cho Sở Giao dịch Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo Ban Chiếnlược, Ban kiểm tra - kiểm soát nội bộ, Ban Chính sách và quản lý rủi ro tín dụng,Ban Đảm bảo chất lượng, Phòng Quan hệ quốc tế và Phòng Thẩm định tài sản.

Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyênsuốt toàn hệ thống Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và đượcthiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng Phát triển kinh doanh và quản lýrủi ro được quan tâm đúng mức Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩmdịch vụ cho khách hàng mục tiêu

29/6/2000 - Tham gia thị trường vốn: Thành lập ACBS Với sự ra đời côngty chứng khoán, ACB có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy mớiphát triển nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng Rủi ro của hoạt động đầu tư đượctách khỏi hoạt động ngân hàng thương mại.

02/01/2002 – Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành TCBS 06/01/2003 – Chất lượng quản lý: Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong cáclĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toánquốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội Sở

14/11/2003 – Thẻ ghi nợ: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam pháthành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron

Trong năm 2003, các sản phẩm ngân hàng điện tử phone banking, mobilebanking, home banking và Internet banking được đưa vào hoạt động trên cơ sở tiệních của TCBS.

10/12/2004 – Công nghệ sản phẩm cao: Đưa ra sản phẩm quyền chọn vàng,quyền chọn mua bán ngoại tệ ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên củaViệt Nam được cung cấp các sản phẩm phát sinh cho khách hàng.

17/06/2005 – Đối tác chiến lược: SCB & ACB ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹthuật Cũng từ thời điểm này, SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB Hai bêncam kết dựa trên thế mạnh mỗi bên để khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng củaViệt Nam.

Trang 23

3.1.4 Mục tiêu hoạt động kinh doanh:

“Ngân hàng Á Châu luôn phấn đấu là ngân hàng thương mạibán lẻ hàng đầu Việt Nam, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phânphối đa dạng, công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bềnvững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.”

3.1.5 Tình hình hoạt động của ngân hàng trong năm 2007:

Tổng tài sản của tập đoàn ACB tăng trưởng với tốc độ cao(91,2%) trong năm 2007, những lợi nhuận tăng gấp 3 lần đã cho phép chỉ số ROAbình quân (lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình quân) tăng 1.3% so với 2006,đạt 3.3% Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) nhờ vậy đạt 53.8%,mức cao nhất kể từ ngày thành lập đến nay.

Bảng 1: BẢNG SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ ROA VÀ ROE QUA CÁC 5 NĂM

ĐVT: %

2007 2006 2005 2004 2003LN trước thuế/Vốn CSH bình quân (ROE) 53.8 46.8 39.3 44.3 35.8LN trước thuế/Tổng tài sản bình quân (ROA) 3.3 2.0 2.0 2.1 1.9

(nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 Ngân hàng ACB)

Khả năng thanh toán là một tiêu chí quan trọng được Ngânhàng Nhà nước sử dụng trong việc đánh giá xếp loại các tổ chức tín dụng Số liệuqua các thời kỳ cho thấy khả năng thanh toán của ACB luôn duy trì ở mức cao vàtheo chiều hướng cải thiện Cụ thể là tỷ lệ khả năng chi trả qua các năm đề trên mức100%; nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn thấp hơn nhiều sovới mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 40%.

Bảng 2: BẢNG SO SÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN QUA 5 NĂMĐVT 2007 2006 2005 2004 2003

Trang 24

Tỷ lệ khả năng chi trả lần 5.99 3.67 4.76 4.41 2.48Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho

vay trung và dài hạn

(nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 Ngân hàng ACB)

Hầu hết các chỉ tiêu hoạt động năm 2007 đều vượt mức kếhoạch đặt ra từ đầu năm Theo đó ACB vẫn duy trì vị thế đứng đầu trong khối Ngânhàng thương mại cổ phần về lợi nhuận, tổng tài sản, dư nợ tín dụng và tiền gởikhách hàng Đặc biệt lợi nhuận tăng gấp 3 lần năm 2006, góp phần mang lạinguồn lợi nhuận tích lũy đáng kể, nâng cao sức mạnh tài chính của tập đoàn ACB.

Bảng 3: CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG NĂM 2007Chỉ tiêu Kế hoạch

Thực hiện2007

% sokế hoạch

Thực hiện2006

Thực hiện2007/2006

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 NH ACB)

3.1.6 Vài nét về trung tâm thẻ của ngân hàng ACB:

Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều quan tâm đếnnghiệp vụ phát triển đại lý và nghiệp vụ phát triển thẻ Trong những năm gần đâycác ngân hàng thương mại bắt đầu tập trung vào việc phát triển thẻ quốc tế vì nềnkinh tế nước ta hiện nay đang ổn định và tăng trưởng cao, số lượng người nướcngoài đến Việt Nam cũng như người Việt Nam ra nước ngoài tăng nhanh vì vậy nhucầu sở hữu thẻ quốc tế đang là nhu cầu rất cần thiết của người dân Trong bối cảnhđó ACB đã chuẩn bị thành lập một trung tâm thẻ vào tháng 05/ 1995, nhưng phảiđến ngày 09/02/1996 mới chính thức thành lập trung tâm thẻ ACB và đi vào hoạtđộng.

Tuy hoạt động trong bối cảnh hết sức cạnh tranh nói trên nhưngtrung tâm thẻ vẫn cố gắng duy trì vị thế của thẻ ACB trên thị trường bằng cách đadạng hóa các sản phẩm như phát hành thẻ Visa Electron,MasterCard Electronic,

Trang 25

triển khai các chương trình hợp tác phát hành thẻ đồng thương hiệu với một số đốitác là công ty lớn có số lượng khách hàng tiềm năng đáng kể như: Citimart, VDC,Vera, Vietravel…

Nhằm góp phần hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, trung tâmthẻ đã có những nổ lực cải thiện dịch vụ và hệ thống, ứng dụng công nghệ hiện đạinhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi của khách hàng,từng bước đưa chương trình thẻ tín dụng của Việt Nam hội nhập với các tổ chức tàichính trên thế giới.

Ngày 27/03/1995, ACB được tổ chức MasterCard công nhận làthành viên chính thức Ngày 27/04/1996, ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB– MasterCard và chấp nhận thanh toán thẻ MasterCard.

Ngày 25/10/1996, ACB được tổ chức Visa công nhận là thànhviên chính thức Ngày 15/10/1997, ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB – Visavà chấp nhận thanh toán thẻ Visa vào tháng 4 năm 2007.

ACB là một trong hai ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam là thànhviên chính thức của hai tổ chức thẻ quốc tế hàng đầu MasterCard và VisaInternational.

Trung tâm thẻ ACB hoạt động trên cả hai phương diện: chấpnhận thanh toán và phát hành thẻ thanh toán quốc tế ACB đã thiết lập hệ thống xửlý thẻ tín dụng “online” và hoạt động lien tục 24/24, hệ thống này đã đáp ứng đầy đủcác tiêu chuẩn kỹ thuật và thanh toán bù trừ quốc tế.

3.1.7 Giới thiệu các loại thẻ thanh toán hiện có tại ACB:3.1.7.1 Thẻ Citimart:

Thẻ Citimart là một sản phẩm thẻ thanh toán của Tổ chức Visa do Ngân hàng ÁChâu và Citimart hợp tác phát hành Thẻ Citimart là phương tiện thay thế tiền mặt, dùng đểthanh toán hàng hoá, dịch vụ và rút tiền trên toàn thế giới Đây là loại thẻ có hạn mức tín dụng bằng 0 , hạn mức sử dụng thẻ bằng số dư có trên thẻ dochủ thẻ đóng tiền trực tiếp vào

Trang 26

Citimart VISA Electron

3.1.7.2 Thẻ tín dụng nội địa ACB Card

ACB SAIGON CO.OP , ACB SAIGON TOURIST, ACB MAILINH , ACB PHƯỚC LỘC THỌ

-Thẻ tín dụng nội địa ACB là phương tiện thay thế tiền mặt , dùng để mua sắmhàng hoá , dịch vụ hoặc rút tiền mặt khi cần Hiện nay ACB đã phát hành và đưavào sử dụng các loại sản phẩm thẻ nội địa ACB Card gồm các thương hiệu : ACB-Saigon Co-op, ACB-Saigon Tourist, ACB-Mai Linh và ACB-Phước Lộc Thọ ( doACB hợp tác với hệ thống Siêu thị Maximark, Citimart, Siêu thị Miền Đông,SaiGon Coop, SaiGon Tourist, công ty Mailinh) Tuy các thương hiệu khác nhaunhưng đều sử dụng giống nhau và được chấp nhận tại bất kỳ đại lý nào của ACB Với thẻ tín dụng nội địa , chủ thẻ được ngân hàng cấp trước một hạn mức tín dụng Hạnmức tối thiểu : 2.000.000 đ Thẻ tín dụng mang tính năng “chi tiêu trước, trả tiền sau” vớithời hạn ưu đãi miễn lãi từ 16 - 45 ngày hoặc có thể trả chậm mỗi tháng 20% số tiền đã chitiêu nhưng phải chịu phí tài chính.

Trang 27

3.1.7.3 Thẻ tín dụng quốc tế ACB Visa/ ACB MasterCard:

Thẻ ACB Visa /ACB MasterCard là sản phẩm thẻ thanh toán thay thế tiềnmặt của tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard.Thẻ tín dụng mang tính năng “chi tiêutrước, trả tiền sau” với thời hạn ưu đãi miễn lãi từ 16 - 45 ngày hoặc có thể trả chậmmỗi tháng 20% số tiền đã chi tiêu nhưng phải chịu phí tài chính Với thẻ tín dụng,chủ thẻ được Ngân hàng cấp trước một hạn mức tín dụng Gồm 2 loại : thẻ vàng vàthẻ chuẩn

Thẻ chuẩn : hạn mức sử dụng từ 10 triệu - 50 triệu Thẻ vàng : hạn mức sử dụng từ 50 triệu - 70 triệu

VISA Xanh

3.1.7.4 Thẻ ACB-Visa Electron và ACB-MasterCard Electronic:

Thẻ ACB-Visa Electron và ACB-MasterCard Electronic là một sản phẩm thẻthanh toán của Tổ chức thẻ hàng đầu thế giới Visa/MasterCard International và doNgân hàng Á Châu phát hành lần đầu tiên tại Việt Nam.

Chức năng:

Trang 28

Thẻ ACB-Visa Electron và ACB-MasterCard Electronic là phương tiện thay thế tiềnmặt, dùng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ Rút tiền mặt khi cần tại các tổ chức tài chính(ngân hàng) hoặc tại các máy rút tiền tự động (ATM) có logo Visa Electron/MasterCardElectronic trên toàn thế giới Hạn mức sử dụng thẻ bằng số dư có trên thẻ do chủ thẻ đóngtiền trực tiếp vào

3.1.7.5 Thẻ ACB Visa Debit/MasterCard Dynamic

Thẻ ACB Visa Debit/MasterCard Dynamic là sản phẩm thẻ thanh toán thay thế tiềnmặt của tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard Khách hàng gửi tiền vào thẻ và sử dụngbằng tiền của mình Tuy nhiên chủ thẻ ACB Visa Debit/MasterCard Dynamic có thể sửdụng thấu chi thẻ (hạn mức thấu chi do Ngân hàng xét cấp)

Trang 29

Mặt trước thẻ ATM2+.

Trang 30

Nam hiện đã có 32 ngân hàng phát hành thẻ, với khoảng 130 thương hiệu thẻ khácnhau, trong đó 54% là thương hiệu thẻ nội địa

Hiện nay với xu thế mở cửa, hội nhập nền kinh tế các ngân hàng Việt Namtừng bước đưa công nghệ vào hoạt động của mình Đặc biệt đối với các ngân hàngthương mại quốc doanh việc hoàn thành dự án hiện đại hóa ngân hàng đã và đangtạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mở rộng các dịch vụ trên nền tảng công nghệhiện đại trong đó có các dịch vụ thẻ Xu hướng tất yếu của các ngân hàng hiện đại làphải có đơn vị chuyên trách đảm nhiệm hoạt động kinh doanh thẻ Đây là yêu cầuđầu tiên để có thể tập trung sự đầu tư về nhân lực, vật lực… cho sự phát triển củamột loại hình dịch vụ rất có tiềm năng ở Việt Nam.

Theo Ngân hàng Nhà nước, dịch vụ thẻ tăng trưởng cao trong những năm gầnđây, 150-300%/năm Thống kê cho thấy thị trường thẻ Việt Nam năm 2007tăng trưởng tới 2,5 lần so với năm 2006 Tính đến cuối năm 2007, số lượng thẻ cácngân hàng đã phát hành gần 8,3 triệu thẻ, so với 3,5 triệu thẻ của năm 2006 và 2,1triệu thẻ của năm 2005 Bên cạnh đó cả nước đã có 4.300 máy ATM, hơn 23.000điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ POS, so với năm 2006, các con số trên là 2.500ATM và 14.000 POS.

Đồ thị 4.1: Số lượng thẻ phát hành qua các năm

(Nguồn: www.moit.gov.vn)

Trang 31

Hiện tại, tỷ trọng thanh toán bằng thẻ chiếm 6% trong tổng số các giao dịchcủa các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày 1 tháng 1 năm 2008 Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp danh sách 10ngân hàng thương mại có số lượng máy ATM nhiều nhất nước.

Bảng 4: CÁC NGÂN HÀNG CÓ SỐ LƯỢNG MÁY ATM NHIẾU NHẤT NƯỚC

MÁY ATM( ĐVT: Máy)

TỶ TRỌNG(%)

NH nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam(Agribank)

Trang 32

Trong số các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành, thẻghi nợ nội địa (với tên gọi phổ thông là thẻ ATM) chiếm 93,87%, tiếp theo là thẻ ghinợ (debit card) quốc tế với 3,65%, thẻ tín dụng (credit card) quốc tế chiếm 2,22%và thẻ tín dụng nội địa chiếm 0,31%.

3.65% 2.22% 0.31%0.00%

Thẻ ghi nợnội địa

Thẻ ghi nợquốc tế

Thẻ tíndụng nội

Thẻ tíndụng quốc

Trang 33

2005 2006 2007 Số thẻ % Số thẻ %Tổng số

năm 2005 năm 2006 năm 2007

số lượng thẻ pháthành

Đồ thị 4.3: Số lượng thẻ thanh toán phát hành qua các năm

Số lượng thẻ phát hành qua các năm đều tăng, năm 2006 số lượng thẻ pháthành tăng 112.343 thẻ tức tăng khoảng 77% so với năm 2005 đạt 257.610 thẻ vànăm 2007 tăng 161.503 thẻ tức tăng gần 65% đạt 375.012 thẻ Trong đó thẻ quốc tếluôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2006 chiếm 88% so với tổng số thẻ phát hành, năm2007 chiếm 89% so với tổng số thẻ phát hành

Sự gia tăng số lượng thẻ chủ yếu là do:

Để tăng số lượng chủ thẻ Trung tâm thẻ mở rộng nguồn kháchhàng cá nhân cũng như khách hàng công ty thông qua việc kết hợp với các đối tác

Trang 34

tên tuổi và đa dạng hóa các dịch vụ kèm theo để thỏa mãn tối đa nhu cầu kháchhàng Năm 2005 Trung tâm thẻ ACB đã triển khai thêm nhiều dịch vụ nhằm tăngcường tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ như dịch vụ thanh toán hoá đơn điệnnước, dịch vụ đăng ký làm thẻ ghi nợ qua Tổng đài 247, đăng ký thẻ ghi nợ trênIntemet, dịch vụ xem số dư thẻ qua mobile phone banking, dịch vụ bảo hiểm y tếtoàn cầu SOS Đặc biệt, ACB tổ chức cho nhân viên giao thẻ tận nhà ngoài giờ đốivới khách hàng VIP hoặc khách hàng bận công việc không đến nhận thẻ được.

Ngoài ra trung tâm thẻ còn gia tăng tiện ích và ưu đãi chokhách hàng đăng ký làm thẻ và đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến kiến thức vềthẻ trong giới sinh viên.

Năm 2005, thị trường thẻ đạt tốc độ tăng trưởng ngoạn mục300% vì vậy ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng về thẻ của ACB vẫn còn thấp so với thịtrường thẻ nói chung Một số nguyên nhân là: một số khách hàng cho rằng phí rúttiền của ACB chưa hợp lý Ví dụ, khi rút tiền tại chi nhánh ACB: giao dịch dưới 30triệu/lần được miễn phí, giao dịch trên 30 triệu đồng/lần thì phụ phí tại quầy 0,03%trên tổng tiền giao dịch, nhưng nếu rút tiền ở nơi không thuộc đại lý của ACB thìphải trả phí 2% số tiền rút Ngoài ra, ACB chưa có máy rút tiền ở nơi công cộng màchỉ có máy ở trụ sở giao dịch nên khách hàng cũng gặp không ít khó khăn Muốntiện lợi thì phải rút tiền ở các máy ATM của các ngân hàng khác nhưng phải trả phícao Riêng ở ngoại thành máy ATM lại rất ít nên cũng không tiện cho khách hàng ởvùng nông thôn.

Để khắc phục tình trạng thiếu máy ATM năm 2006 ACB đã bắttay vào xây dựng mạng lưới ATM ACB đã đầu tư đến 4 triệu USD nhập về 110máy ATM với giá trung bình khoảng 18.000 USD/máy của 2 nhà cung cấp làHyosung (hãng cung cấp máy ATM chiếm đến 70% thị phần máy ATM ở HànQuốc) và Wincorz (hãng cung cấp máy ATM nổi tiếng của Đức chiếm thị phần máyATM lớn nhất tại châu Âu)

Hệ thống máy ATM của ACB có các tính năng: hướng dẫn giaodịch bằng giọng nói tiếng Việt và tiếng Anh, chuyển khoản, xem số dư, thanh toán,rút tiền, mua thẻ điện thoại di động trả trước và có thể chấp nhận tất cả các loại thẻ

Ngày đăng: 29/11/2012, 09:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Sơ đồ 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 19)
Đồ thị 4.1: Số lượng thẻ phát hành qua các năm - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
th ị 4.1: Số lượng thẻ phát hành qua các năm (Trang 30)
Bảng 4: CÁC NGÂN HÀNG CÓ SỐ LƯỢNG MÁY ATM NHIẾU NHẤT NƯỚC - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Bảng 4 CÁC NGÂN HÀNG CÓ SỐ LƯỢNG MÁY ATM NHIẾU NHẤT NƯỚC (Trang 31)
Bảng 4: CÁC NGÂN HÀNG Cể SỐ LƯỢNG MÁY ATM NHIẾU  NHẤT NƯỚC - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Bảng 4 CÁC NGÂN HÀNG Cể SỐ LƯỢNG MÁY ATM NHIẾU NHẤT NƯỚC (Trang 31)
Bảng 5: CÁC SỐ LIỆU VỀ THẺ QUA 3 NĂM - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Bảng 5 CÁC SỐ LIỆU VỀ THẺ QUA 3 NĂM (Trang 32)
Đồ thị 4.2: Tỷ trọng các loại thẻ hiện nay - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
th ị 4.2: Tỷ trọng các loại thẻ hiện nay (Trang 32)
Đồ thị 4.3: Số lượng thẻ thanh toán phát hành qua các năm - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
th ị 4.3: Số lượng thẻ thanh toán phát hành qua các năm (Trang 33)
Bảng 6: SỐ LƯỢNG ĐẠI LÝ GIAO DỊCH QUA 3 NĂM TẠI ACB - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Bảng 6 SỐ LƯỢNG ĐẠI LÝ GIAO DỊCH QUA 3 NĂM TẠI ACB (Trang 36)
Bảng 6: SỐ LƯỢNG ĐẠI LÝ GIAO DỊCH QUA 3 NĂM TẠI ACB - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Bảng 6 SỐ LƯỢNG ĐẠI LÝ GIAO DỊCH QUA 3 NĂM TẠI ACB (Trang 36)
Bảng 7: DOANH SỐ SỬ DỤNG THẺ QUA 3 NĂM TẠI ACB - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Bảng 7 DOANH SỐ SỬ DỤNG THẺ QUA 3 NĂM TẠI ACB (Trang 37)
Bảng 7: DOANH SỐ SỬ DỤNG THẺ QUA 3 NĂM TẠI ACB - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Bảng 7 DOANH SỐ SỬ DỤNG THẺ QUA 3 NĂM TẠI ACB (Trang 37)
Bảng 8: ĐỘ TUỔI KHÁCH HÀNG - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Bảng 8 ĐỘ TUỔI KHÁCH HÀNG (Trang 38)
Bảng 8: ĐỘ TUỔI KHÁCH HÀNG - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Bảng 8 ĐỘ TUỔI KHÁCH HÀNG (Trang 38)
(Nguồn: Xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn năm 2008) - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
gu ồn: Xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn năm 2008) (Trang 39)
(Nguồn: Xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn năm 2008) - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
gu ồn: Xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn năm 2008) (Trang 40)
Bảng 12: NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Bảng 12 NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH (Trang 40)
Bảng 12: NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Bảng 12 NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH (Trang 40)
Bảng 13: THỜI GIAN SỬ DỤNG THẺ - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Bảng 13 THỜI GIAN SỬ DỤNG THẺ (Trang 40)
Đồ thị 4.5: Đánh giá của khách hàng về dịch vụ, số  lượng máy ATM, số điểm ứng tiền mặt, số điểm chấp - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
th ị 4.5: Đánh giá của khách hàng về dịch vụ, số lượng máy ATM, số điểm ứng tiền mặt, số điểm chấp (Trang 42)
Đồ thị 4.6: Đánh giá của khách hàng về hạn mức rút  tiền mặt, hạn mức thanh toán và hạn mức thẻ tín dụng - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
th ị 4.6: Đánh giá của khách hàng về hạn mức rút tiền mặt, hạn mức thanh toán và hạn mức thẻ tín dụng (Trang 43)
Đồ thị 4.7: Đánh giá của khách hàng về thời gian làm  thẻ, thời gian giao dịch, thời gian nộp tiền vào tài khoản - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
th ị 4.7: Đánh giá của khách hàng về thời gian làm thẻ, thời gian giao dịch, thời gian nộp tiền vào tài khoản (Trang 43)
Đồ thị 4.8: Thủ tục đăng ký làm thẻ - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
th ị 4.8: Thủ tục đăng ký làm thẻ (Trang 44)
Đồ thị 4.9: Mức độ an toàn khi sử dụng thẻ - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
th ị 4.9: Mức độ an toàn khi sử dụng thẻ (Trang 44)
Kiến thức chuyên mônKiến thức xã hội - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
i ến thức chuyên mônKiến thức xã hội (Trang 45)
Hình 4.10: Đánh giá của khách hàng về nhân viên giao dịch - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Hình 4.10 Đánh giá của khách hàng về nhân viên giao dịch (Trang 45)
Đồ thị 4.11: Hướng dẫn, giải thích về biểu phí  sử dụng dịch vụ thẻ - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
th ị 4.11: Hướng dẫn, giải thích về biểu phí sử dụng dịch vụ thẻ (Trang 45)
Hình 4.10: Đánh giá của khách hàng về nhân viên giao dịch - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Hình 4.10 Đánh giá của khách hàng về nhân viên giao dịch (Trang 45)
Đồ thị 4.12: Đánh giá của khách hàng về chất lượng  thẻ - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
th ị 4.12: Đánh giá của khách hàng về chất lượng thẻ (Trang 46)
Đồ thị 4.13: Mức độ hài lòng của khách hàng về  dịch vụ thẻ - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
th ị 4.13: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ (Trang 46)
Bảng 14: CÁC NGUỒN THÔNG TIN ĐƯA SẢN PHẨM THẺ ĐẾN VỚI  KHÁCH HÀNG - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sản phẩm thẻ thanh tóan tại ngân hàng Á Châu
Bảng 14 CÁC NGUỒN THÔNG TIN ĐƯA SẢN PHẨM THẺ ĐẾN VỚI KHÁCH HÀNG (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w